HỒI 13
Đàn gấm dây rung phá mộng mê

     ắc trời sẫm dần, Ma Vân thư viện bắt đầu lên đèn. Cảnh đêm của Chung Nam sơn yên tĩnh, mênh mang, chìm nổi trong sắc xanh bạt ngàn. Nhưng Lý Huyền không ngủ được. Gã càng muốn vào mộng thì càng thêm trằn trọc. Bởi vì trong thư viện bỗng nổi lên tiếng đọc sách ông ổng:
- Mục đích của sự học rộng là cốt làm sáng cái đức của mình…
- Xưa đi dương liễu thướt tha, nay về mưa tuyết phôi pha dập vùi…
- Khách nước Triệu phất phơ dải mũ, gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương…
Ồn ã quá khiến Lý Huyền bực bội, lăn lộn mãi trên giường cũng không chợp mắt được. Giọng Lư gia huynh đệ mỗi lúc một to, mỗi lúc nghe một đáng ghét, hình như bọn chúng định đọc đến tận sáng bạch vậy! Cuối cùng, Lý Huyền không nhịn được, lao sang ký túc của mấy anh em nhà ấy, định đạp cửa xông vào thì nghe tiếng Trường Hoán hỏi:
- Các đệ, chúng ta đọc mấy cuốn sách chết tiệt này đến bao giờ mới vỡ vạc được đây?
Trường Linh đáp:
- Huynh cứ đọc đi, tự khắc sẽ vỡ vạc.
Trường Hoán nói:
- Theo ta thì chưa chắc. Nhân tài thiên hạ đông đảo như thế, anh em chúng ta đâu đã thuộc loại kiệt xuất so với họ. Mà mỗi năm chỉ được vài người bảng vàng đề danh, liệu đến lượt huynh đệ mình không? Gia phụ còn kiên quyết bắt ta chiếm ngôi đầu, đáng tiếc đến ngôi cuối ta còn cảm thấy chẳng dễ mà trúng nữa.
Gã kết thúc bằng tiếng thở dài thườn thượt. Trường Trang chợt hỏi:
- Huynh không muốn trúng ngôi đầu?
Trường Hoán đáp:
- Đương nhiên muốn chứ. Đến nằm mơ cũng muốn nữa là.
Trường Trang bèn hạ giọng thì thào:
- Nghe đồn Thất công chúa mà Hoàng thượng sủng ái nhất đang xuất cung du ngoạn, loan giá hiện dừng ở núi Ngự Túc, cách Chung Nam sơn không xa. Thất công chúa vốn quý mến văn nhân, tôi nào cũng mở tiệc đãi khách, chiêu mộ những người trẻ trung giỏi trai đến đọc thơ đọc văn. Nếu được nàng yêu thích, thì lập tức được phong làm trạng nguyên đầu bảng. Ảnh hưởng của Thất công chúa khá lớn, nàng mà đã chấm ai làm trạng nguyên thi đến Hoàng thượng cũng không thể phản bác được. Đây chẳng phải là đường tắt sao? Hiếm khi công chúa đến gân thế này, chi bằng chúng ta nhân lúc đêm khuya sang đó bái yết. Nếu công chúa thấy đẹp lòng, coi như chúng ta được không cái trạng nguyên. Cứ cho là chưa đạt ý nguyện thì chẳng qua cũng chỉ tốn chút thời gian mà thôi.
Trường Hoán, Trường Linh, Trường Thích nghe vậy đều mừng rỡ, nhao nhao hưởng ứng:
- Cách đó rất hay, chúng ta đi thôi!
Lý Huyền những muốn đạp cửa xông vào, nay nghe bọn kia bàn luận, cảm thấy cũng hay ho, bèn đẩy cửa nói:
- Gặp gỡ phải có phần. Không dẫn ta đi, ngày mai nhất định ta sẽ cáo giác với các thầy.
Lư gia huynh đệ nào coi Lý Huyền là đối thủ, bèn đáp ngay:
- Đi cùng, đi cùng luôn!
Năm người len lén rời Chung Nam sơn, tiến về hướng tây. Đi chừng nửa canh giờ thì gặp một vùng non nước hữu tình. Trên núi có một đạo quán đẹp đẽ, treo chi chít đèn lồng đỏ rực, ánh sáng phản chiếu khiến trăng trên trời cũng nhuộm đỏ theo. Năm người vừa lại gần, một tốp tráng sĩ rắn rỏi đã vây kín họ, vênh mặt trợn mắt:
- Đây là nơi loan giá của Thất công chúa nghỉ đỗ, kẻ nào dám đến do thám? Còn không bước mau, cẩn thận có đao sắc đón tiếp.
Lư Trường Trang bước lên:
- Mong tướng quân bẩm báo công chúa, có bần bật cùn tài mọn là Lư Trường Hoán, Lư Trường Linh, Lư Trường Thích, Lư Trường Trang mang thơ đến bái yết, mong được diện kiến tôn nhan.
Viên tướng quân biết công chúa yêu thích thi nhân, nghe thấy chữ lệnh thì không dám chậm trễ nữa, vội vàng chạy trở vào. Chỉ lát sau, hắn hấp tấp chạy ra, khuôn mặt tươi tỉnh:
- Mời các công tử!
Năm người đi theo tướng quân. Bề ngoài đạo quán trông cũng bình thường, nào ngờ bước vào trong thì lát ngọc dát vàng, vô cùng sang trọng. Lý Huyền hoa cả mắt. Cả nhóm tiên lên đại sành, thì thấy ở giữa đặt một chiếc ngai màu vàng, trên ngai là một nàng công chúa, vẻ người đĩnh đạc đoan trang, tủm tỉm nhìn họ.
Lý Huyền không dám nhìn kỹ, mang máng cảm thấy cô này nhang nhác Long Vi. Công chúa cười nói:
- Nghe đại danh các tiên sinh đã lâu, hôm nay mới được gặp. Quả nhiên sáng sủa tinh anh, thật diễm phúc quá!
Lư gia huynh đệ nghe lời tán thưởng, không kìm được dương dương tự đắc, bèn thi nhau nhún nhường đáp tạ. Công chúa nói:
- Kỳ thi lấy tiến sĩ mùa xuân năm nay, phụ hoàng ra lệnh cho bán cung đánh giá anh tài thiên hạ, chọn ra người xuất sắc để trọng dụng. Bản cung nghĩ, vị trí trạng nguyên, văn tài hạng nhất thiên hạ không ai ngoài bốn người các vị.
Bọn Lư Trường Hoán sung sướng quá mức mong đợi, vội vàng quỳ xuống tạ ơn. Công chúa chìa tay cho họ đứng dậy, bỗng cau mày nói:
- Nhưng ngôi trạng nguyên chỉ một, hiền huynh đệ lại có đến bốn người, không hiểu chọn thế nào đây?
Trường Trang cười nói:
- Tại hạ có một cách để phân tài cao thấp, cảm phiền công chúa nghe thử được không?
- Cứ nói không sao.
- Ngày trước đi chơi tủn quán, anh em tại hạ thường cho ca kỹ tuỳ ý hát xướng, nghe hát đến thơ của ai thì người ấy uống một chén. Đến khi rượu cạn canh tàn, đêm xem ai uống rượu nhiều nhất thì người ấy thắng.
Công chúa vui vẻ:
- Cách này thật phong nhã. Vừa hay bản cung mới luyện được một đội ca vũ, lại có vài vị khách mới, chi bằng để họ vào, mọi người cùng nghe hát uống rượu, xác định khôi nguyên của bàn triều. Cũng là để lưu truyền cho hậu thế một giai thoại phong lưu.
Công chúa nói xong, bèn mở tiệc lớn khoản đãi bốn anh em họ Lư. Lý Huyền cũng được ngồi vào ghế bét, ngoài ra còn vài vị khách nữa. Sau ba tuần rượu, mười mấy ả ca kỹ nối nhau đi vào, nâng sênh phách, ôm tỳ bà, cất tiếng hát một bài đang thịnh hành trên nền tơ trúc du dương.
Thu chớm song người gầy bên trúc
Mưa nhớ thương thao thức đêm dài
Gió riêng biết nỗi bi ai
Thôi nhành nguyệt quế lạc loài phấn son.
Trường Linh liền cạn một chén, cười nói:
- Đây rồi! Chư vị huynh đệ, ngu huynh mạn phép bắt đầu trước nhé!
Bọn Trường Hoán vội đáp:
- Không vội không vội, rồi sẽ đến bọn ta.
Một ca kỹ khác lại tiến ra sân khấu thế chỗ người vừa rồi, cất tay múa may yểu điệu, hát rằng:
Gió mát mưa phùn hoa mai ướt
Giục ngựa phi lướt cửa nhà giàu
Bên trong đình tợ gác lâu
Trước thềm vừa dỗ một màu xe hương.
Đây không phải là thơ của anh em họ Lư, vì thế bốn người đều dừng lại không uống. Một thiếu niên ngồi cùng nâng chén cười:
- Thơ hay! Thơ hay! - Rồi cạn một chén đầy.
Mọi người không buồn chú ý đến gã. Bây giờ trên sân khấu đổi ca kỹ khác, thong thả hát:
Hoa tới lầu tây ôi bâỉ hạnh
Hồ đông níu giữ mảnh thu tàn
Người đi người đến xe loan
Lan thơm chỉ hợp giăng màn thuỵền hoa.
Trường Trang cười vang:
- Thơ tại hạ đầy rồi! - Nói đoạn, gã hào hứng cạn một chén đầy.
Công chúa mỉm cười, cũng cạn theo một chén. Trên sân khấu, ca kỹ liên tục thay nhau như đèn kéo quân. Trường Linh uống ba chén, Trường Trang bốn chén, Trường Thích hai chén. Mỗi khi bốn người không uống, thiếu niên ngồi cùng lại tán thưởng “Thơ hay!” và khoan khoái nâng chén uống tràn, phải đến mười mấy lượt rồi, riêng Lư Trường Hoán là trước sau chưa nhấp môi lần nào.
Công chúa dừng chén, cười hỏi:
- Nghe nói huynh trường nhà họ Lư là thành thạo thi từ ca phú nhất, tại sao tác phẩm còn chưa vang danh đến phường hát nhỉ?
Trường Hoán cười đáp:
- Bọn họ đều sáng tác thứ thơ dung tục, vì thế kẻ dung tục mới thích ngâm vịnh. Tại hạ tài thơ trác tuyệt, đâu thể hạ mình so sánh với họ?
Gã cạn một chén, nhân hơi men trỏ một người trông thanh tú sáng sùa nhất đám ca vũ, nói:
- Nếu ả này lên sân khấu mà không hát thơ của ta, thì mọi người cứ lấy đầu ta mà rót rượu.
Công chúa cười ngất. Một lát sau, đào hát kia lên sân khấu, ăn vận kiểu người Hồ vùng Tây Vực, múa một điệu vũ thiền ma. Dáng múa uyển chuyển mềm mại hệt như người trời. Ả gõ phách, bốn bề im bặt, chăm chú nghe ả cất tiếng ca:
Muôn gần gió đông xoè áo múa
Gió cười ta sao quá ngông cuồng
Đem quốc sắc đọ thiên hương
Bèn đưa ta đến Lạc Dương huy hoàng.
Lư Trường Hoán cả cười. Trường Trang, Trường Linh, Trường Thích cùng thở dài. Quả nhiên đây là bài Vịnh mẫu đơn nổi tiếng của Lư Trường Hoán. Ca kỹ hát tiếp, thì là một bài lừng danh của đời trước. Lư Trường Hoán hỏi công chúa:
- Thế nào? Tài thơ của tại hạ hơn hắn mọi người chứ!
Công chúa gật đầu:
- Số lượng tuy ít, nhưng tính về chất là nổi trội. Văn khôi bản triều ngoài tiên sinh ra thì còn ai được nữa - Rồi gọi - Mang áo tím của bản cung lại đây!
Cung nữ đứng bên vội vàng dâng lên một tấm áo gấm màu tím. Công chúa cầm lấy, đích thân khoác cho Lư Trường Hoán. Trường Hoán nở mày nở mặt, đắc ý đến váng vất cả đầu óc. Nỗi khổ mười năm đèn sách, chẳng phải đều để dành cho thời khắc vinh quang này ư? Chợt một người cất giọng thanh thanh:
- Công chúa sao lại nhất bên trọng nhất bên khinh như vậy? Uống có một chén rượu mà thưởng áo tím, uống mười mấy chén thì lại không thưởng gì cả?
Mọi người nhìn lại thì thấy thiếu niên cứ nghe hát là uống rượu kia đứng dậy, mặt mũi sáng sủa đẹp đẽ, khí chất thanh cao trác việt. Lý Huyền xưa nay không thích khen ai, nhưng vừa nhìn thấy diện mạo kẻ này, bất giác tự thẹn mình thô kệch. Công chúa hỏi:
- Uống rượu có quy tắc mà, phải thơ của mình mới được nâng chén. Đằng này nghe hát đến thơ của tiền nhân, ngươi cũng uống, thì đâu tính được?
Thiếu niên nọ cười vang:
- Công chúa đánh giá cao tại hạ quá rồi. Rõ ràng là mấy bài thơ con cóc của tại hạ, sao lại nói là danh tác tiền nhân?
Nói đoạn, gã rời chỗ ngồi, dâng lên một tập thơ. Trên bìa vẽ một hoà thượng già ngồi lặng, đường nét tao nhã, thần thái thư nhàn. Chỉ mấy nét bút đơn sơ mà phiêu diêu như trăng gió, khí chất dạt dào khắp quyến. Công chúa giật mình, lật giở tập thơ thì thấy lời lời ngọc thốt, đọc mà thơm cả miệng, bèn trao trả tận tay thiếu niên, xá dài nói:
- Thi phẩm của tiên sinh, xưa nay đọc đến, đều tưởng là danh tác của hiền nhân tiền triều, không ngờ thi sĩ ngay bên cạnh.
Thiếu niên mỉm cười:
- Công chúa vẫn chưa tin.
Gã tiện tay ôm luôn cây đàn tỳ bà của một ca kỹ đứng bên, kháy nhẹ hai ngón. Ai nấy tưởng chừng gió mát tràn qua mặt, lòng đều hân hoan thư thái. Thiếu niên chạy nhanh các ngón tay, âm thanh tràn ngập hệt như sao trời nhảy nhót, tiên nữ múa xoay, lại như hoa rộ đua tàn, rụng đầy vạt áo. Dây đàn chợt rung mạnh, tức thì hoá thành hào quang muốn đời, một mình bi luỵ.
Thiếu niên hơi cúi mình:
- Bản này là u luân bảo.
Công chúa vẫn mê man vì khúc đàn tuyệt diệu, buột miệng than:
- Giai điệu du dương, thực không ai sánh kịp. Hôm nay mới biết thế nào là văn tài, là thi tiên!
Nàng tuột tấm áo tím trên mình Trường Hoán xuống, cung kính khoác lên cho thiếu niên kia rồi tự tay dắt gã lên ngồi ghế trên. Bốn người họ Lư đưa mắt nhìn nhau, đều cảm thấy buồn bã, nhưng thiếu niên nọ quả thực quá tài hoa, họ không sao theo kịp, cũng không có cớ gì mà oán hận người ta.
Thiếu niên ung dung hỏi:
- Chẳng hay công chúa định xử trí bốn người này thế nào?
Công chúa phiền muộn nói:
- Bốn người này hám danh mua tiếng, lừa dối bản cung, phạt bọn họ vĩnh viễn không được ứng thi, vĩnh viễn không được tìm đường công danh. Từ nay về sau, nếu bọn họ dám viết một chữ thì chặt một ngón tay, dám ngâm một bài thơ thì biếm ra biên giới mười năm.
Lư gia huynh đệ cả kinh. Họ mê sách vở như tính mệnh, cấm họ viết chữ ngâm thơ thì khác nào lấy mạng họ. Huống hồ họ được phụ huynh gửi gắm bao nhiêu hy vọng, chỉ mong thi đậu tiến sĩ, làm rạng rỡ cửa nhà. Nay công chúa chính miệng phán vĩnh viễn không được theo đuổi công danh, họ còn đau đớn hơn là bị giết chết. Bốn người cùng gào lên thảm thiết.
Thiếu niên nói:
- Tại hạ đang thiếu bốn chân hầu thư phòng, chi bằng công chúa thưởng bọn họ cho tại hạ?
Công chúa nở nụ cười:
- Bốn người này tuy hèn mạt đê tiện, nhưng kể cũng võ vẽ thi thư, làm nô bộc cho tiên sinh thì tính ra đôi bên cùng có lợi. Người đâu!
Mấy tên lực lưỡng chạy ào tới, điệu bốn anh em ấn dúi xuống đất, lại lôi một lò lửa lớn ra, chỉ tích tắc đã nướng đỏ chiếc kẹp sắt có đúc nổi một chữ “nô” to tướng, chuẩn bị kẹp vào mặt bốn anh em.
Lư gia huynh đệ tan nát tim gan, họ tự hào là phong lưu tài tử, bây giờ bị đóng chữ “nô” vào mặt, cả đời làm thân nô bộc, nhục nhã biết nhường nào? Không nhịn được, cả bốn cùng rống lên thảm thiết.
Thiếu niên nọ cười vang, tự tay đón lấy cái kẹp, tàn nhẫn ấn xuống mặt anh em họ Lư.
Đúng lúc ấy, cảnh vật bốn bề điên đảo.
Màn trướng, mỹ tửu, loan giá và đội ca vũ cùng biến mất, nền trời đêm chỉ còn lại vầng trăng đỏ quạch. Thiếu niên nọ đột ngột ngoảnh lại, ánh mắt lạnh băng nhìn Lý Huyền. Trong tay gã ta là sắt, là lửa, là ma quỷ rú gào, mái tóc dài bay tung quanh đầu, áo tím rách bung, hoá thành hai chiếc cánh đập vỗ trên không, toàn thân toát sự ngạo mạn lạnh lùng.
Tiếng gào thét tuyệt vọng của Lư gia huynh đệ biến thành nét điểm xuyết thích hợp cho gã, gã như đang lửng lơ trên địa ngục, quanh mình nở rực sen hồng.
- Là ngươi ư? - Lý Huyền kêu lên, tức thì choàng tỉnh, mồ hôi đầm đìa khắp đầu, thân mình run lên từng chặp không sao kìm lại được. Tiếng kêu thảm thiết của anh em họ Lư vẫn vấn vít bên tai gã, chứa đụng nỗi tuyệt vọng hơn cả tuyệt vọng. Tất cả mọi ước ao đã bị quét sạch, dù vinh quang đến đâu, nỗ lực đến đâu đi nữa, cũng không cách nào xoá được dấu sắt nung trên mặt.
“Nô”. Nỗi sỉ nhục và hổ thẹn đời đời, nỗi sợ hãi mà anh em họ Lư không bao giờ ngờ đến, lại biến thành hiện thực trong cơn ác mộng ngắn ngủi này. Họ đã bị trói chặt bằng nỗi đau tê tái nhất trong đáy tâm hồn.
Lý Huyền bất giác nhớ lại Thôi Ê Nhiên. Giấc mơ của họ khác nhau, nhưng kết quả thì giống hệt. Họ trông thấy cảnh tượng mà họ khiếp sợ nhất, đồng thời lại bị giết chết trong cảnh tượng ấy, biến thành những viên ngọc bảy sắc của Mộng ma.
Lý Huyền lau mồ hôi trên trán. Giấc mộng không liên quan đến gã, gã chỉ là người đứng xem, nhưng nỗi khiếp khủng chân thực đến độ gã tưởng đâu sự việc xảy ra với mình. Gã sẽ chẳng ngạc nhiên nêu có một ngày đứng trước mũi giáo của Mộng ma, gã cũng gào rú rồi chết đi trong mộng như thế.
Lý Huyền lắc đầu thật mạnh, mong xua đuổi được cơn ám ảnh ấy. Khi ngẩng lên, nhận ra Phong Thường Thanh đang nhìn mình với vẻ kì quặc, Lý Huyền không nhịn được hỏi:
- Nhìn cái gì mà nhìn?
Câu hỏi bình thường ấy lại khiến Phong Thường Thanh giật nảy. Nó rên ri:
- Đại ca, đừng giết đệ! Đệ không cố ý phát hiện bí mật của huynh đâu.
Lý Huyền cau mày:
- Ta có bí mật gì?
- Đại ca cũng chẳng nên mặc cảm. Chuyện ấy bình thường thôi mà, từ xưa đến nay thiếu gì người có sở thích tương tự… Nhưng đại ca nhất định phải bỏ qua đệ nhé! Chúng ta chỉ là bạn bè bình thường thôi.
Lý Huyền nổi giận:
- Rốt cục ngươi đang lảm nhảm gì vậy?
- Đệ không lảm nhảm gì hết. Đệ không biết gì đâu. Đệ chưa nghe thấy gì cả. Đệ chưa nghe thấy đại ca thắm thiết gọi “Long Mục” trong mơ…
Sực nhận ra mình lỡ lời, Phong Thường vội ngậm miệng, mặt trắng bệch. Phản ứng của Lý Huyền không ngoài dự liệu của nó, gã lao vọt lại như mũi tên, nắm cổ áo nó hỏi:
- Ngươi báo trong mơ ta gọi ai?
Phong Thường Thanh lắc đầu quầy quậy:
- Không không… huynh không gọi ai hết…
Lý Huyền xô nó thật mạnh, Phong Thường Thanh tóc treo xà nhà, mông trên dùi nhọn, bất giác “ỗi” một tiếng thảm thiết, giẫy giụa thật lực. Nhưng Lý Huyền đang chẹn nó chặt cứng, làm sao giãy được? Nó đành đáp to:
- Long Mục! Trong mơ huynh gọi tên Long Mục.
- Còn ai khác không?
- Không! Không còn ai cả!
Lý Huyền buông Phong Thường Thanh, ngửa mặt suy nghĩ một lúc rồi phá lên cười:
- Lẽ ra ta phải suy ra hắn từ đầu mới đúng. Ta thật là ngu!
Gã nhìn trừng trừng Phong Thường Thanh, vẻ mặt chăm chú và điệu cười nửa miệng của gã khiến Phong Thường Thanh bất giác nhớ lại cảnh tượng khi gã kêu “Long Mục”, nó không kìm được, người run bắn lên.
Lý Huyền cười gằn, Phong Thường Thanh càng run dữ. Lý Huyền hỏi:
- Chúng ta có phải là bạn không?
Khi tên nhát gan đang bị treo tóc xà nhà, đặt mông dùi nhọn, thì còn dám nói “Không” ư? Phong Thường Thanh gật đầu lia lịa như gà mổ thóc. Lý Huyền nói:
- Đã là bạn bè, vậy ta tặng ngươi một món quà - Gã lấy chiếc khăn quàng Bát Bảo Lợi ra, trịnh trọng quân nó quanh cố Phong Thường Thanh - Ngươi đã nghe một câu nói của người xưa chưa nhỉ?
- Câu nói nào?
- Vì bạn bè mà sẵn sàng đâm dao vào sườn ấy. Bây giờ, ngươi đi đâm đi!