Biên soạn: Lưu Vân
Nữ diễn viên tài ba

     ếu buổi tối tháng Tám ấy, bà Alvirah Meehan biết được cái gì đang đợi bà trong căn hộ lộng lẫy của mình phía Nam Công viên Trung tâm thì có lẽ bà cũng chẳng muốn ra khỏi máy bay. Dù cho có một linh tính rất bén nhạy, bà cũng chẳng hề nhận thây một dấu hiệu gì bất thường trong lúc máy bay lượn vòng đáp xuống.
Tuy là bà và ông Willy đã bị mấy con-rệp-du-lịch kỳ này cắn rất đau, sau khi họ trúng số, bà Alvirah cũng rất vui mừng được trở về New York, để được nhìn ngắm lại những tòa nhà chọc trời in bóng lên trời mây và nhìn những ngọn đèn giăng dài trên chiếc cầu bắc ngang sông Đông, mà nghe trong lòng rộn rã thứ tình cảm ấm áp.
Ông Willy vỗ nhẹ lên tay bà, bà quay lại nhìn ông, mỉm cười âu yếm. Bà thấy ông cũng thật bảnh trong chiếc áo jacket mới bằng vải lanh xanh như màu mắt ông. Với đôi mắt ấy, với mái đầu nhiều tóc trắng, bà vẫn tưởng ông là mội ngài Tip O’ Neil thứ hai.
Bà đưa tay vuốt nhẹ lên mái tóc mới nhuộm màu đỏ nâu đã làm tại mỹ viện Dale ở London. Ông chủ mỹ viện ngạc nhiên khi nghe bà nói đã sáu mươi tuổi, đã phải thốt lên: “Ôi, bà nói đùa đấy mà”.
Ánh lên trên ve áo bà là món trang sức hình mặt trời mọc bằng bạc, trong có giấu một cái máy ghi âm nhỏ xíu. Nhờ nó, bà đã thu âm các cuộc đối thoại để bà có thể sắp xếp và viết thành các bài báo cho tờ New York Globe. “Chuyến đi này thật thú vị”. Bà nói với ông Willy: “Nhưng không đủ gợi hứng cho tôi viết được một bài về nó. Chỉ mỗi việc đáng nhớ nhất là khi Nữ hoàng Anh đến uống chè tại khách sạn Staffort Court và con mèo của người quản lý khách sạn đã tấn công con chó nhỏ giống Welsh chân ngắn của Nữ hoàng mà thôi”.
“Tôi cũng vui vì mình có một kỳ nghỉ mát yên ả dễ chịu”, ông Willy nói.
Cô tiếp viên trên chuyến bay hãng British Air ways đi trong lối đi giữa, đến kiểm tra coi các hành khách trong buồng hạng nhất đã thắt dây nịt bụng cẩn thận chưa. “Tôi rất vui thích khi tiếp xúc với ông bà” - Cô ta bảo họ. Ông Willy kể cho cô biết ông là thợ sửa ống nước, còn bà Alvirah vợ ông là người làm nghề quét dọn cho tới khi họ trúng số bốn mươi triệu đô-la.
“Chúa ơi”. Cô ta kêu lên rồi nhìn bà Alvirah: “Thật là tôi không thể nào tin rằng bà là người giúp việc nhà”.
Họ không khỏi có cảm giác bồi hồi khi đặt chân lên mặt đất. Hành lý của họ là những cái va-li Vuitton chất đầy cốp sau xe tắc xi. Như thường lệ, thời tiết tháng Tám ở New York rất nóng, oi bức đến khó chịu. Ngồi trong chiếc tắc xi cũng như ngồi trong cái hộp hơi, nên bà cứ mong sao cho mau về tới căn hộ mới mua ở phía Nam Công viên Trung tâm. Tất nhiên là ở đó mát mẻ và dễ chịu hơn nhiều. Dù vậy, họ vẫn còn giữ lại căn hộ ba phòng ở Fushing, nơi mà họ đã sống hơn ba mươi năm, trước khi việc trúng số làm thay đổi cuộc sống của họ. Và theo ông Willy thì biết đâu một ngày nào đó, chính quyền bị kiệt quệ, những người đã trúng số được gọi tới để nghe nói rằng họ nên đóng góp những tài sản còn lại của mình. Họ giữ lại căn hộ và một số tiền gửi tại Ngân hàng “Những Công dân Flushing” là để phòng khi có trường hợp như thế xảy ra.
Lúc xe tắc xi dừng lại ở trước chung cư, người gác cổng mặc bộ quần áo có nẹp vàng và đỏ, đội cái mũ lông thú màu đen to nặng, bước tới mở cửa xe cho họ. “Ông phải chảy ra mỡ mất thôi” - Bà Alvirah vui vẻ nói với người gác cổng.
Toàn bộ lô nhà chung cư đang trong thời kỳ sửa chữa lớn. Họ mua căn hộ trong mùa Xuân, nhân viên quản lý bất động sản bảo đảm với họ là việc trang trí lại chung cư sẽ hoàn tất trong - vài tuần lễ thôi. Nhìn những bộ giàn dáo đang lắp ráp sẵn trong hành lang, nên ông quản lý đã có sự lạc quan quá đáng.
Đang chờ thang máy thì một cặp vợ chồng khác cũng đến đứng chung với họ. Người đàn ông chừng năm mươi, cao lớn. Người đàn bà mảnh khảnh, mặc chiếc váy dùng ban đêm bằng lụa trắng, khá gợi cảm. Bà nghĩ là bà biết họ, rồi tự khó chịu vì trí nhớ khá tuyệt vời của mình. Người đàn ông là Carleton Rumson, nhà sản xuất phim truyện ở Broadway, còn bà kia là vợ ông ta, Victoria, thỉnh thoảng có đóng phim, từng là Á hậu nước Mỹ ba mươi năm về trước.
“Chào ông Rumson”. Bà đưa tay ra và nở một nụ cười làm xương quai hàm bạnh ra - “Tôi là Alvirah Meehan. Chúng ta đã gặp nhau tại suối nước nóng Cypress Point ở Pebble Beach. Thật bất ngờ được gặp ông. Đây là nhà tôi, ông Willy. Ông cũng ở chung cư này sao?”.
Nụ cười của Rumson nở ra rồi tắt ngay. “Chúng tôi giữ một căn hộ ở đây để tiện giao dịch”. Ông ta gật đầu chào Willy, và miễn cưỡng giới thiệu vợ mình. Cửa thang máy mở ra lúc Victoria Rumson tỏ vẻ là có nhận thấy họ với một mi mắt nhướn lên. “Một con cá máu lạnh, có mái tóc bạch kim lại đem quấn thành một búi” - Bà nghĩ - “Trông qua thì tưởng là hoàn hảo, nhưng nhìn nghiêng thì đầy gai ngạnh, kiêu căng”.
Qua nhiều năm, từng đọc những tờ báo People, US, The National Enquire, từng cột báo viết về mấy chuyện tầm phào đầu óc bà Alvirah đã thành cái kho chứa một khối lượng thông tin đáng kinh hoàng về số người giàu có và những người nổi tiếng.
Họ phải lên tầng ba mươi bốn, nếu như là bà Alvirah nhớ đúng. Rumson nổi tiếng vì có một con-mắt-lạc-đường, còn khả năng của bà vợ đối với việc để mắt tới sự vô tâm của ông ta thì kiếm được cái tên “Vicky-coi-vậy-mà-khá”.
“Thưa ông Rumson” - Alvirah nói - “Cháu ông Willy, thằng Brian MeCormack, là một nhà soạn kịch tài ba. Nó vừa viết xong vở thứ hai. Tôi rất mừng nếu được ông đọc thử”.
Rumson nhìn bà vẻ khó chịu: “Địa chỉ văn phòng tôi có in trong niên giám điện thoại”.
“Vở đầu tiên của Brian đang diễn ở Off Broadway” - Bà nhì nhằng tiếp - “Một trong các nhà phê bình gọi nó là Neil Simon-trẻ-tuổi”.
“Lại đây, mình”. Willy gọi. “Bộ mình định trói mấy công dân đó sao?”.
Vẻ băng giá bất ngờ tan mất trên gương mặt Victoria Rumson. “Anh” - Bà ta nói - “Em có nghe tiếng Brian MeCarmack. Sao đang lúc còn ở đây anh không đọc thử kịch bản của anh ta xem. Nó sẽ bị chôn rất kỹ nếu được gửi tới văn phòng của anh”.
“Được thế thì tốt quá, bà Victoria”. Bà Alvirah có vẻ phấn khởi thêm: “Ngày mai tôi sẽ gửi đến chỗ ông bà”.
Lúc đi từ thang máy về căn hộ, Willy hỏi: “Mình không nghĩ làm vậy là dồn ép người ta quá sao?”.
“Hoàn toàn không” - Alvirah nói: “Không liều lĩnh thì không có chiếm lĩnh. Bất cứ điều gì có thể làm để giúp cho sự nghiệp của Brian, với tôi đều là một ưu tiên”.
Căn hộ của họ nằm trong vị trí có thể nhìn bao quát toàn cảnh Công viên trung tâm. Không bao giờ bà Alvirah bước vào nhà mà không nghĩ tới việc cũng chưa lâu lắm bà không còn tới quét dọn tại cái lâu đài nhỏ của bà Chester Loilap ở Little Neek. Nhỏ nhưng đủ làm rộng tầm mắt bà mấy năm qua.
Họ mua lại căn hộ trang bị sẵn đồ đạc của một nhà buôn bán chứng khoán bị kiện vì làm tiết lộ bí mật nội tình thương vụ. Ông ta bảo đảm với họ là căn hộ này được một nhà thiết kế nội thất thể hiện theo khuynh hướng thịnh hành nhất ở Manhattan. Bây giờ, bà Alvirah vẫn còn nghi ngờ về điều đó. Phòng khách, phòng ăn và gian bếp toàn một màu trắng. Có những chiếc ghế sofa thấp màu trắng mà bà phải lôi bỏ đi. Tấm thảm trải sàn cũng trắng dễ làm lộ những vết bẩn. Những quầy, tủ, phù điêu cẩm thạch và các đồ trang bị màu trắng làm bà nhớ tới bồn rửa, thau chậu, đồ dùng vệ sinh mà bà từng cọ rửa, lau chùi cho khỏi đóng bẩn hoặc rỉ sét.
Một cái bảng đầy chữ in, gắn trên cửa ra sân thượng ghi: “Việc khảo sát tòa nhà này cho thấy: đây là một trong số những chung cư có nhiều điểm yếu trong kết cấu lan can và tấm sàn sân thượng. Chỉ có an toàn trong điều kiện sử dụng sân thượng một cách bình thường và không được đứng tựa vào lan can. Cần phải tiến hành sửa chữa càng nhanh càng tốt”.
Bà Alvirah vẫn hay nhún vai: “Được thôi.Ta chắc mình có đủ đầu óc để không tựa vào lan can, thế là đủ an toàn chưa nhỉ?”. Willy thì nhún vai. Ông rất sợ độ cao, nên ông không bao giờ đặt chân ra sân thượng. Ông đã nói khi mua căn hộ này: “Tôi thích sân thượng. Nhưng cái sân thượng trên mặt đất thôi”.
Ông Willy vào bếp đặt ấm đun nước. Bà Alvirah mở cửa sân thượng rồi bước ra đó. Không khí nóng giống như từng dải sóng oi bức táp lên mặt nhưng bà không quan tâm. Bà muốn đứng bên ngoài để được nhìn qua công viên, chỗ ánh đèn rực rỡ trang trí trên những ngọn cây chung quanh “Quán rượu trên thảm cỏ”, và để nhìn những vệt sáng như lụa từ những ngọn đèn pha xe hơi, cùng nhẻ nhợt nhạt xanh xao và bệnh hoạn của cô biến mất, thay vào đó là một làn da tươi mới hơn, đôi mắt nâu dường như đã tìm lại sự linh lợi ngày trước. “Cô rất đẹp”. Alvirah tán tụng, mà bà cũng nghe trong lòng có chút luyến tiếc, vì nét thanh xuân đã mất dần theo từng năm tháng. Bà đã nhờ Mỹ viện Sassoon’n biến mái tóc màu cam của bà thành đen và cắt ngắn lên, cũng như bà từ bỏ việc để móng tay nhọn và cũng không thèm sơn gì cả. Sau khi góp ý để Cynthia nghe lời bà mà mua bộ áo váy vàng, đen này, bà Alvirah đã đi qua từng dãy móc treo áo để cuối cùng chọn cho mình chiếc áo hoa màu tía đang mặc trên người này với giá mười đô-la. Có điều do cỡ áo hơi nhỏ, đã làm lộ những phần da thịt căng lên, mà ông Willy thường giải thích cho đó là cách tự nhiên làm phồng con người chúng ta, vì trước kia chúng ta cũng thường thích được to lớn như vậy.
Khi Cynthia nhất định không chịu đi làm tóc và làm móng tay, bà nói rất đơn giản: “Mỗi lần cô nói về người đàn bà đó, một nhân chứng quan trọng mà mất tích, cô tả bà ta vừa béo vừa lùn, tóc nhuộm đỏ và mặc bộ đồ giống bất cứ người nào chỉ hay mua hàng ở mấy cái xe đẩy, thì tôi có thể tin được nhân chứng ấy không?”.
“Tôi chỉ nói bộ đồ bà ta mặc có vẻ rẻ tiền” - Cynthia chữa lại.
“Mọi việc đều thế cả”.
Và bà thấy nụ cười của Cynthia phai màu: “Ông ta đến hả?” - Bà hỏi nhanh. Cynthia gật đầu.
“Nhìn tôi cười đi. Thế. Đừng nhìn ông ta. Cô đang hoảng đó”.
Cô cố tạo cho mình một nụ cười thật tự nhiên, đôi mắt cô hờ hững nhìn xuống mặt bàn.
Một người đàn ông đang đứng trước mặt họ. Những hạt mồ hôi lấm tấm trên trán. Ông ta cố làm cho giọng nói có vẻ ướt át một chút; “Cô Cynthia. Làm sao nói hết được sự vui sướng khi gặp lại cô”. Rồi ông ta chìa tay ra.
Bà Alvirah chú ý quan sát. Nhìn ông ta cũng không đến nỗi nào trong số những người có nhiều nhược điểm. Đôi mắt hẹp gần như mất hết sự linh lợi. Ông ta có vẻ nặng thêm chùng mười kí-lô so với bức hình trong tập hồ sơ. Đây là một trong số người thời trẻ rất đẹp trai để rồi sau đó, lúc cuối đời, là sự tàn tạ thảm hại.
“Gặp lại tôi có tốt không, ông Ned?”. Cynthia hỏi và mỉm cười.
“Đúng ông ta rồi!” - Bà Alvirah bỗng lên tiếng, nhấn mạnh từng lời - “Tôi chắc một cách tuyệt đối. Ông ta phía trước tôi khi đi vô cửa hiệu bánh mì. Tôi chú ý ông ta vì ông ta có vẻ đau khổ như đang ở dưới địa ngục, mà đám thanh niên thì vây quanh, gào thét như lũ ma đói đang tranh giành nhau để nhận phần bánh mì của chúng”.
“Bà nói cái gì vậy”. Ned Crighton dằn giọng.
“Sao ông không ngồi xuống, ông Ned?” - Cynthia nói - “Tôi biết đây là chốn của ông nhưng dù vậy tôi vẫn cảm thấy tôi sẽ là người ngồi tiếp ông. Và cũng không gì khác hơn là việc ông đã mua tôi một bữa ăn tối nhiều năm qua”.
“Một cô gái sâu sắc” - Alvirah nhận xét - “Tôi tuyệt đối tin rằng đêm đó ông đã toan tính, xếp đặt tất cả” - Bà cau mặt, căm phẫn nhìn thẳng Ned Creighton - “Đó là sự nhục nhã đến phát khóc vì sự nói láo của ông, để cô gái này phải mất đi một phần đời mình vì mười hai năm tù”.
Một nụ cười chua chát nở trên môi Cynthia: “Mười hai năm, sáu tháng và mười ngày” - Cô chữa lại - “Mất hết tuổi đôi mươi của tôi, trong lúc tôi cần tốt nghiệp trung học, tìm việc làm và chọn một người yêu”.
Mặt Creighton chai cứng: “Các người đừng xạo! Đây chỉ là cái bẫy rẻ tiền”.
Người hầu bàn mang tới hai ly rượu vang, đặt xuống trước mặt Cynthia và bà Alvirah.
“Ông có dùng gì không, thưa ông Creighton?” - Anh ta hỏi.
Creighton lừ mắt nhìn: “Không”.
“Địa điểm này tuyệt vời lắm, ông Ned”. Cynthia trầm giọng nói: “Phải có thật nhiều tiền mới mua được nó. Ông lấy tiền ở đâu ra vậy? Từ Lillian phải không? Phần sở hữu của tôi ở chỗ ông Stuart chừng mười triệu đô-la. Vậy cô ta cho ông bao nhiêu?” - Cô không đợi câu trả lời mà nói tiếp luôn - “Ông Ned, bà này là nhân chứng của tôi mà tôi tưởng không tìm thấy. Bà vẫn còn nhớ đêm đó đã nói những gì với tôi. Nhưng đã không ai tin tôi khi tôi kể rằng có mấy kẻ tới quấy rối bên cửa xe của bà, bên cạnh chiếc xe của ông. Nhưng bà thì nhớ rất rõ việc đó. Bà cũng nhớ rõ mặt ông. Mỗi ngày, mỗi ngày bà đều có ghi nhật ký. Đêm đó bà có ghi hết những gì xảy ra ở chỗ đậu xe”.
Gật đầu xác nhận, bà Alvirah quan sát nét mặt của Ned. “Ông ta căng thẳng lắm rồi” - Bà nghĩ - “Nhưng ông ta chưa bị khuất phục. Giờ thì đã tới lúc của mình”. Và bà lên tiếng: “Tôi rời khỏi Mũi Cod hôm sau đó. Tôi sống ở Arizona. Chồng tôi bệnh, bệnh nặng. Đó là lý do tại sao tôi không trở lại đây. Ông ấy mất hồi năm rồi” - Xin lỗi mình, Willy - Bà nói thầm - Nhưng đây là vì tôi đang đối phó với một việc quan trọng mà - “Rồi tuần qua, tôi xem truyền hình, ông cũng biết chương trình truyền hình vào mùa hè thì tẻ nhạt như thế nào rồi. Ông có thể đánh gục tôi bằng một cọng lông chim khi tôi thấy chiếu lại cảnh tù tội của những người đàn bà, và rồi cái bức tranh vẽ tôi lại hiện ra trên màn ảnh”.
Cynthia cầm lấy cái túi giấy cô đặt trên chiếc ghế bên cạnh: “Đây là bức tranh tôi đã vẽ lại người đàn bà nói chuyện đêm đó với tôi ở chỗ đậu xe”.
Ned nhỏm người lên.
“Không. Tôi phải giữ nó”. Cynthia nói. Trong khung tranh vẽ khuôn mặt một người đàn bà bên cạnh cửa xe. Nét vẽ mờ mờ và phía sau thì tối đen, nhưng vẫn lộ ra nét mặt của bà Alvirah.
Cynthia kéo ghế về phía sau, còn bà Alvirah cũng ngồi thẳng lên. Cynthia nói: “Ông không thể trả tôi lại mười hai năm trước, tôi biết ông đang suy nghĩ cái gì. Dù với bằng chứng này, tòa án có thể không tin tôi như họ đã không tin tôi mười hai năm trước. Nhưng rất có thể họ phải tin. Và tôi không nghĩ rằng ông còn có cơ hội nào như trước nữa. Ông Ned, tôi cho rằng tốt hơn hết ông nên nói ra kẻ nào đã trả tiền cho ông để làm tôi mắc cái bẫy đêm đó và bảo với kẻ đó rằng tôi muốn có mười triệu đô-la. Đó là bằng phần tài sản hợp pháp của tôi ở chỗ ông Stuart”.
“Cô điên rồi” - Sự giận dữ và hoảng sợ hiện rõ trên nét mặt Creighton.
“Tôi điên à? Không. Tôi không nghĩ như vậy”, - Cynthia lục trong cái ví: “Đây là địa chỉ và số điện thoại của tôi. Bà này đang ở cùng tôi. Gọi lại cho tôi lúc bảy giờ chiều nay. Nếu tôi không nghe ông gọi tới, luật sư của tôi sẽ đưa vụ án đó ra tòa, xin xử lại”. Cô ném tờ mười đô-la lên bàn. “Đây là để trả tiền rượu vang. Tôi còn trả lại ông bữa ăn tối, mà ông đã mua tôi”.
Rồi cô đi nhanh ra khỏi nhà hàng, bà Alvirah đi sau cô. Bà đã nhận thấy có những tiếng xì xào ở những bàn ăn khác. “Chắc họ đã biết chuyện gì rồi” - Alvirah nghĩ - “Tốt thôi”.
Cả hai không nói gì cho tới khi ngồi vào trong xe. Cynthia hỏi, không tự tin lắm: “Tôi thế nào?”.
“Cừ lắm”.
“Bà Alvirah, đó cũng chưa phải xong việc. Nếu chúng kiểm tra lại mặt người đàn bà trong tranh mà Jeff chiếu lên truyền hình, chúng sẽ nhận ra những chi tiết tôi vẽ thêm vào để làm cho giống bà”.
“Chúng không có thì giờ để làm việc đó đâu. Cô có chắc là cô thấy đúng người con riêng của ông Richards đang ở ngôi nhà đó hôm qua không?”.
“Chắc chắn”.
“Tôi mong cho Ned Creighton gọi điện cho cô ta liền bây giờ”.
Cynthia lái xe như một cái máy, không để ý gì đến ánh nắng ban trưa rực rở. “Ông Stuart bị một số người không ưa. Nhưng do đâu bà tin chắc Lillian cũng nằm trong số người đó”.
Bà Alvirah mở dây kéo chiếc áo hoa màu tía. “Cái áo hơi chật, làm tôi muốn ngạt thở” - Rồi như có cảm giác ngượng nghịu, bà đưa tay vuốt gọn lại mái tóc mình: “Mình phải tập hợp cả một đội quân ở mỹ viện Sassoon’s, bắt họ làm cho mình trở lại như xưa, sau khi xong việc này. Mình cần đến Suối nước nóng Cypress Point một lần nữa”. Bà nghĩ vậy. “Ồ, xin lỗi. Cô vừa hỏi gì vậy? Về Lillian hả? Cô ta phải là một trong đám người đó. Cứ xem xét theo cách này nhé. Bố dượng của cô có một số người ghét vì sự hẹp hòi của ông ấy, nhưng họ có cần gì để dùng Ned gài bẫy cô. Lillian vẫn biết rằng cha cô ta đã di chúc cho trường Darmouth một nửa tài sản của ông ấy. Đúng vậy không?”
“Đúng”. Cynthia rẽ xe vào khu nhà mình.
“Tôi không cần biết có bao nhiêu người thù ghét bố dượng cô, nhưng tôi biết chỉ có Lillian là người có lợi nhất từ việc cô bị kết tội giết chết ông ấy. Cô ta đã biết Ned. Ned thì đang kiếm tiền để mở nhà hàng. Ông Stuart thế nào cũng cho cô ta biết là ông ấy định chuyển một nửa tài sản của ông ấy từ trường Darmouth sang cho cô thừa kế. Nên cô ta càng ghét cô. Cô đã nói là cô ta đã không ưa cô mà. Thế là côute;i thói quen lạm dụng quá nhiều màu trắng đi. Màn cửa trắng. Khăn trải giường trắng. Thảm cũng trắng.
Người khuân vác hành lý lên đây đã làm vung vãi những quần áo của bà đầy trên giường, vì bà đã không đóng dây khóa cái va-li của mình. Bà phải lo dọn dẹp ngay thôi. Nữ Công tước Min von Schreider thường khuyên bà đừng nên đi mua sắm một mình. “Alvirah ơi, bà là con nai tơ của mấy mụ bán hàng. Họ luôn mừng khi vất được mấy thứ hàng hóa nhiều khuyết điểm của họ qua tay người mua. Họ đánh hơi thấy bà đang đi tới gần họ, dù bà đang còn đứng trong thang máy. Tôi đã từng ở New York. Còn bà thì vẫn tới đây nhiều lần trong năm. Cứ bảo tôi cùng đi với bà mỗi khi bà muốn mua sắm gì đó”.
Alvirah nghĩ rồi bà Min sẽ phải thừa nhận việc bà chọn mua cái áo choàng sọc cam và hồng theo kiểu Scotland mà người bán hàng của hiệu Harod tán tụng không tiếc lời, là không có gì để chê nữa.
Cánh tay đầy quần áo, bà mở cửa tủ ra, và hoảng hốt hét lên. Trên tấm trải đáy tủ, cạnh những hàng giày rộng hơn cỡ số 10 được đặt đóng riêng theo chân bà, là một đôi mắt xanh nhìn bà trân trối, bộ tóc phủ quanh mặt, đầu lưỡi thè ra, quấn quanh cổ là sợi dây buộc màn cửa mà bà đã thấy bị mất. Đó là xác một người phụ nữ trẻ, dáng người mảnh khảnh.
“Ôi, lạy Đức Mẹ lòng lành”. Bà thì thào, quần áo trên cánh tay bà rơi xuống hết trên sàn nhà.
“Gì đó, mình?”. Willy vội chạy tới và đứng bên bà. “Ôi, Chúa ơi”. Ông thở ra. “Ai lại chọn chỗ này làm địa ngục thế này?”.
“Đó là... Đó là... Tôi biết. Diễn viên. Đóng vai chính trong vở kịch của thằng Brian. Brian rất mê cô ta”. Alvirah nhắm mắt lại, tự khen mình đã nhận ra được ngay bộ mặt của cái xác chết dưới chân bà. “Fiona, chính là cô ta. Fiona Winters”.
Willy ôm bà, rồi bà ra phòng khách đến chỗ chiếc trường kỷ, ngồi rút chân lên, má đặt trên hai đầu gối khép lại. Nếu gọi số 911, đầu óc bà phải tỉnh táo. Bà không muốn đầu óc mình phải nghĩ rằng sắp tới là những việc không hay cho Brian đây. “Ta phải làm sao với những gì ta có thể làm cho nó trước cái chết của cô gái này đây?”. Bà rối trí khi nghĩ tới Brian. “Chúng nó đã xung đột với nhau chăng?”.
Willy đi ra, ngồi sát một bên và nắm lấy tay bà: “Tôi đã báo họ rồi”. Ông nhẹ giọng nói: “Mấy phút nữa, cảnh sát sẽ tới”.
“Ông gọi lại Brian lần nữa đi”. - Bà nói.
“Ừ, phải”. Willy chạy đi quay số. “Lại cái máy câm! Tôi phải đánh điện cho nó thôi. Chỉ mỗi cách đó”.
Alvirah gật đầu và nhắm mắt lại. Đầu óc bà quay về một đêm tháng Tư, hôm vở kịch của Brian được công diễn.
Rạp hát đông nghẹt khán giả. Brian đã thu xếp cho họ ngồi ở ghế giữa và sát sân khấu. Bà mặc chiếc áo mới màu đen, đính vật trang sức tròn bằng bạc. Vở kịch “Những chiếc cầu sụp đổ” nhằm phê phán sự lẩn quẩn trong một gia đình ở Nebreska. Fiona Winters đóng vai chính, một cô gái sôi nổi trong số những người thích chạy theo thời trang, căm ghét tính chất phác và sự đơn giản của bà mẹ chồng. Bà Alvirah đã phải thừa nhận chủ đề tư tưởng của vở kịch và diễn xuất đã có sự thuyết phục. Nhưng bà lại thích cô gái đóng vại phụ hơn, cô Emmy Laker, tóc đỏ mắt xanh, vui nhộn nhưng bản tính hay đăm chiêu, nghĩ ngợi đối với những thứ gì hoàn hảo.
Khán giả vỗ tay, nồng nhiệt tán thưởng. Trái tim bà Alvirah muốn rớt ra ngoài vì hãnh diện khi khán giả gào lên: “Mời tác giả”, “Mời tác giả”. Và Brian đã bước ra sân khấu chào mọi người. Khi anh mang bó hoa được khán giả tặng tiến ra phía hàng đèn chiếu trên mặt sàn sân khấu để tặng lại bà, bà đã khóc.
Một bữa tiệc được tổ chức suốt đêm tại nhà hàng Gallagher’s Steak House. Brian dành hai ghế bên anh cho bà Alvirah và Fiona Winters - Ông Willy và Emmy Laker thì ngồi đối diện. Điều đó cũng không cho bà có ý niệm tốt về chỗ ngồi, bởi vì Brian thì cứ như con bướm bay lượn trên bông hoa Fiona Winters như một gã si tình ngu ngốc. Fiona Winters cố tình làm giảm địa vị của Brian để mọi người biết rằng cô ta cũng thuộc tầng lớp thượng lưu, khi kể rằng gia đình cô ta hoảng lên vì cô ta đã tốt nghiệp ở Foxcroft xong lại quyết định đi theo ngành sân khấu. Trong bữa ăn, cô ta chỉ trò chuyện với ông Willy và Brian, những người thật sự ưa thích mấy khoanh bánh mì và những lát thịt bò sữa, giống lông trắng đốm đen, đặc biệt chỉ có tại nhà hàng Gallagher. Bà Alvirah thì không bao giờ đụng tới món thịt.
“Cô ta đã bưng ấm chè rồi rót hết ra chén cho mọi ngườ, một nụ cười không hở môi, không phải vì tâm trạng vui vẻ. “Hai triệu tiền. Một năm. Cứ coi như gần một nửa để đóng thuế, thì có nghĩa là trong một năm, mỗi người còn lại hơn một triệu một tí để gửi tiết kiệm. Vậy là cả hai đã gửi trong ngân hàng hai triệu. Điều đó khuyên ta nên làm một vố?”.
“Mình lượm con mụ đó hả?”. Vừa hỏi, tay Tony vừa chỉ vào màn hình.
Clarence lừ mắt nhìn nó, làm nó tiu nghỉu. “Không, đồ ngu. Cứ nhìn cả hai coi. Mày khôngthấy ông ta cứ để mắt vào bà vợ như mụ ta là một chị bảo mẫu đó sao? Nếu bị lạc mụ ta thì ông ta sẽ chạy đi tìm hỏi cảnh sát ngay lập tức. Vậy thì ta nên hốt thằng cha này. Còn mụ vợ thì sẽ được báo các điều kiện để mang tiền tới mua lại chồng về”. Gã nhìn quanh một vòng: “Tao hy vọng thàng cha Willy sẽ vui khi đến ở chỗ này với tụi mình”.
Tony nhăn mặt: “Mình phải bịt mắt lão ta. Tôi không muốn lão nhận lại tôi, khi tôi đi một mình”.
Sammy thở ra: “Đừng lo, Tony. Đúng cái phút mình nhận tiền, Willy Meehan còn đang tìm mấy cái hang hốc trong lòng sông Hudson”.
Hai tuần sau, bà Alvirah đi làm tóc ở hiệu Louis Vincent, cái mỹ viện nằm ngay góc ngoài cùng của một lô thuộc khu chung cư phía Nam Công viên Trung tâm. “Từ hôm chương trình truyền hình được phát sóng đến nay, tôi nhận rất nhiều thư”. Bà nói với ông Vincent - “Ông có tin là tôi cũng nhận được một cái thư của Tổng thống không? Tổng thống khen chúng tôi biết sử dụng đồng tiền của mình. Ông nói chúng tôi là điển hình trong những người biết làm sao cho tủ tiền của mình cứ đầy lên. Tôi ước chi Tổng thống mời chúng tôi đến ăn tối tại Nhà Trắng. Tôi luôn ước ao được vào một nơi như thế. Có thể, rất có thể vào một ngày nào đó?”.
“Lúc ấy chắc thế nào tôi cũng được hân hạnh làm tóc cho bà”. - Ông Vincent vui vẻ nói lúc ông cũng vừa hoàn tất kiểu tóc cho bà Alvirah. “Bà có làm móng tay không?”.
Về sau, bà Alvirah biết là bà không nên bỏ qua những cảm giác bồn chồn, xúi bảo bà quay về nhà. Vì nếu bà về ngay, bà có thể kéo tay ông Willy lại trước khi ông chui vào xe của gã nào đó rồi.
Nửa giờ sau bà mới trở về, người gác cổng gặp bà đã nở nụ cười thanh thản: “Chào bà Meehan. Có gì nhầm lẫn không mà tôi thấy ông Willy lo lắng quá chừng vậy?”.
Bà hoang mang lắng nghe ông Joe thuật lại: “Ông chạy ra khỏi thang máy mà hai mắt đỏ hoe. Ông ấy nói bà bị xốc vì một cơn đau tim đột ngột khi ngồi sấy tóc, và ông ấy phải chạy vào bệnh viện Roosevelt. Một người không ở khu này đem xe Cadillac đến đón” - Ông Joe nói: “Chính tôi mở cổng cho anh ta chạy xe vô. Bác sĩ cho xe riêng đến đón ông Willy”.
“Thật là tức cười” - Alvirah chậm rãi nói: “Tôi phải đến bệnh viện ngay mới được”.
“Để tôi gọi tắc xi cho bà” - Người gác cổng vừa nói vậy thì chuông điện thoại lại reo lên. Cười như xin lỗi, ông ta nhấc máy: “Hai - Mười một - Nam Công viên Trung tâm đây”. Ông ta lắng nghe, hơi suy nghĩ rồi quay qua Alvirah: “Điện gọi bà, bà Meehan”.
“Gọi tôi?”. Bà cầm ống nghe, tim như ngừng đập. Giọng nói đầu kia nghet nhỏ: “Bà Alvirah, chú ý nghe này. Bảo người gác cổng là chồng bà bình yên, chẳng qua là một sự ngộ nhận thôi. Ông ta sẽ gặp bà sau. Giờ bà trở lên phòng mình để nghe chỉ dẫn”.
Bà hiểu ngay là ông Willy đã bị bắt cóc. “Chúa ơi” - Bà kêu thầm rồi nói: “Được rồi. Nói với ông Willy là tôi sẽ nói chuyện với ông ấy một giờ sau”.
“Bà thật mau hiểu đó, bà Meehan”. Vẫn tiếng nói thật khẽ ấy, và tiếng gác máy vang trong tai bà. Bà trao ống nghe lại cho ông Joe.
“Đúng là quá nhầm lẫn, ông Willy tội nghiệp”. Bà nói vậy và cố cười lớn: “Ha, ha, ha”.
Ông Joe cũng cười theo: “Ở Puerto Rico, tôi chưa từng nghe chuyện bác sĩ nào cho xe riêng đến đón ai cả”.
Căn hộ của họ nằm trên tầng hai mươi hai, có khoảng sân thượng nhìn ra Công viên Trung tâm. Thường thì mỗi lần mở cửa vào bà Alvirah đều mỉm cười. Căn hộ rất đẹp như bà tự bảo mình, nên bà luôn dành một con mắt cho các thứ đồ đạc trang trí các phòng. Trong nhiều năm đi quét dọn tại nhà các bà chủ, bà cũng có thêm kiến thức về thiết kế và trang trí nội thất.
Nhưng hôm nay, bà không còn lòng dạ nào để nhìn ngắm sự hài hòa của cái trường kỷ dát ngà với những chỗ ngồi thân thuộc, chiếc ghế tiện lợi mà ông Willy rất thích vì được làm theo kiểu ghế dài có đệm mà không tựa, bàn sơn mài đen bóng và những chiếc ghế tron;n. Bà Alvirah nói: “Để tôi trả lời cho họ biết rằng tôi đang ở bên cạnh cô” - Bà quát to: “Alô”. Rồi giọng vui vẻ, thân mật chào mừng: “Jeff hả, chúng tôi vừa nói về anh đó. Có, có Cynthia ở đây nè. Tôi hả, cô bạn gái xinh đẹp này của tôi. Rồi anh sẽ thấy bộ cánh mới của cô ấy. Cô ấy mới nói với tôi mọi chuyện về anh. Chờ nhé. Tôi sẽ gọi cô ấy nghe máy”.
Bà ngồi yên, nghe Cynthia giải thích: “Bà Alvirah, thuê nhà bên cạnh. Bà đang giúp đỡ em. Không đâu. Em chưa trở về được. Đúng vậy, phải có lý do để ở đây chứ. Ngay tối nay có thể em sẽ nắm được bằng cớ chứng minh sự vô tội của mình trong cái chết của ông Stuart. Đừng. Đừng đến đây. Em không muốn gặp anh, Jeff, bây giờ thì không được... Jeff à. Vâng, vâng. Em cũng yêu anh. Vâng, nếu em rửa được vết nhơ trên tên mình thì sẽ đồng ý làm lễ cưới”.
Gác máy lên, Cynthia khóc. “Bà Alvirah, tôi cũng rất cần có anh ấy trong đời tôi vậy, cần lắm... Bà biết anh ấy vừa nói gì không? Anh ấy lặp lại một câu trong bài ‘Người lái xe đường dài’ là Nếu địa ngục cản đường cản lối - Anh sẽ theo ánh trăng, cùng bay tới bên em”.
“Anh ấy thật đáng mến” - Bà nhận xét - “Tôi có thể hiểu được một con người qua giọng nói trong điện thoại. Anh ấy có tới đây đêm nay không?... Tôi không muốn cô bị trở ngại hoặc bị chi phối tư tưởng”.
“Không đâu. Anh ấy còn phải làm bản tin mười giờ tối. Nhưng tôi đoán là ngày mai anh ấy sẽ đến đây”.
“Thôi, để tính sau. Càng có người tiếp một tay, càng có thể thấy Ned và Lillian là con chuột”. Alvirah nhìn ra cửa sổ rồi kêu lên: “Ôi, nhìn coi, Willy đang đi qua đây kìa. Vận tốt lắm sao mà ông ấy câu được nhiều cá bluefish vậy không biết. Mấy thứ cá này làm tôi nóng ran cả lồng ngục, nhưng tôi không bao giờ nói cho ông ấy biết điều đó. Cứ mỗi lần ông ấy đi câu, tôi cứ phải thủ sẵn một gói Turns trong túi. À, tốt lắm”.
Bà bước ra mở cửa, ông Willy mặt mày rạng rỡ, tự hào với xâu cá bluefish xách trên tay lúc lắc, đung đưa. Nụ cười của ông chợt biến mất khi ông nhìn dải băng tóc đỏ chói và chiếc áo hoa màu tía của bà Alvirah, quá chật nên bó quanh người bà thành từng khoanh thịt. “Ôi, dở hơi thật” - Ông kêu lên - “Thật là không biết người ta sẽ đến lấy lại tiền trúng số theo kiểu nào nữa đây?”.
Bảy giờ ruỡi, sau khi ăn cơm tối với món cá mà ông Willy đã câu được, bà Alvirah đặt trước mặt Cynthia một tách cà phê: “Cô chẳng ăn thứ gì. Cô nên uống chút cà phê cho đầu óc được tỉnh táo. Bây giờ cô đã nắm rõ hết rồi chứ?”.
Cynthia đặt mấy ngón tay lên chỗ giấu cái máy ghi âm: “Tôi tin mình rõ tất cả rồi”.
“Nhớ nhé, giữa hai kẻ đó đã có sự chia chác tiền thừa kế của cô, và tôi không lo việc chúng thông minh cỡ nào, dấu vết thế nào cũng bị lộ. Nếu chúng đồng ý trả lại tiền cho cô nhưng xin giảm bớt và chúng sẽ cho biết sự thật, là ta đạt mục đích, phải vậy không?”.
“Đúng vậy”.
Bảy giờ năm mươi phút, Cynthia lái chiếc xe trên con đường lộng gió, ông Willy nằm trên sàn xe sau băng ghế. Ánh sáng cuối ngày tắt hẳn trong lúc cuối chiều nhiều mây.
Bà Alvirah đi vào gian phòng bên trong. Gió ngoài vịnh thổi mạnh, những đợt sóng liên tục tràn lên bãi biển. Tiếng sấm vang dội từ xa. Phong vũ biểu hạ xuống đột ngột làm cho thời tiết giống như giữa tháng Mười hơn là tháng Tám. Alvirah rùng mình, định trở qua nhà mình tìm lấy chiếc áo cổ lọ nhưng lại thôi vì bà nghĩ mình cần túc trực tại đây để coi có ai gọi điện đến không.
Pha cho mình tách cà phê thứ hai, bà xếp gọn mấy thứ trên mặt bàn, rồi ngồi xuống, quay lưng lại phía cửa phòng khách. Bà khởi sự viết bài báo mà bà định sẽ gửi cho tờ New York Globe. Bà đặt vấn đề ngay từ đầu: “Cynthia Lathern, một cô gái 19 tuổi khi bị kết án tù mười hai năm trước vì một vụ giết người mà cô hoàn toàn ngoại phạm, bây giờ có cách nào chứng minh rằng cô ta vô tội không?”.
Từ phía sau lưng bà bỗng có tiếng nói: “Ồ, tôi nghĩ điều đó không bao giờ có được”.
Bà Alvirah giật mình quay lại, bà nhận ra bộ mặt giận dữ và tàn nhẫn của Ned Creighton.
Cynthia chờ tại bậc thềm ngoài cửa nhà ông Richards. Qua cánh cửa gỗ ván cây dái ngựa rất đẹp, cô nghe được tiếng chuông rung nhỏ ở phía bên trong. Cô biết cô còn giữ chiếc chìa khóa cửa ngôi nhà này, nhưng thấy điều đó đâu còn cần thiết nữa, vì có thể Lillian đã cho thay hết các ổ khóa rồi. Cánh cửa rung động và cần phải mua và dặn ông nên dùng thang máy tải hàng để tránh gặp các nhà báo.
Vừa cọ rửa, lau chùi, quét và hút bụi, Alvirah không ngừng suy nghĩ. Bà hơi lo sợ khi nhớ rằng phía Cảnh Sát không đưa ra lệnh bắt khẩn cấp nào nếu họ không có đủ yếu tố để xác định sự chắc chắn phạm tội của kẻ nào đó.
Việc ngại nhất cho bà bây giờ là hút bụi trong cái tủ áo, vì nó gợi cho bà thấy lại lần nữa đôi mắt mở trừng trừng của Fiona Winters nhìn thẳng mặt bà. Việc đó khiến bà phải có một suy luận. Nếu Fiona Winters bị bóp cổ, thì người giết cô ta phải đứng từ phía sau, và cô ta không ở tư thế đang nằm nhìn lên.
Bà Alvirah làm rơi tay cầm máy hút bụi. Bà nhớ tới dấu tay trên mặt kính bàn nước. Vậy là cô ta đang ngồi trên trường kỷ, có lẽ hơi chồm người về phía trước, còn kẻ giết cô ta đi từ phía sau tới, quấn sợi dây buộc màn cửa quanh cổ cô ta rồi siết lại, thế nên bàn tay phải của cô ta quơ về phía sau đã quẹt lên mặt kính bàn nước. “Thánh thần ơi. Rõ ràng là mình đã làm hủy mất chứng cớ rồi”.
Chuông điện thoại reo khi bà ngồi ghim lại món trang sức hình mặt trời mọc lên ve áo. Nữ công tước Minvon Schreiber gọi bà từ suối nước nóng Cypress Point ở Pebble, California. Bà Min mới vừa nghe mẩu tin xấu đó. “Có việc gì mà cô gái đáng sợ ấy tìm cách chết trong tủ áo của bà vậy, Alvirah?”.
“Hãy tin tôi, bà Min” - Alvirah phân trần - “Tôi gặp cô ta mỗi một lần, hôm đi xem diễn vở kịch của Brian. Bây giờ Cảnh Sát đang thẩm vấn Brian. Tôi đang lo đến phát ốm. Họ cho rằng nó giết cô ta”.
“Bà nhầm rồi, Alvirah. Bà đã gặp Fiona Winters ở đây, ở suối nước nóng này”.
“Không bao giờ”. Alvirah khẳng định. “Cô ta là loại người làm người ta điên lên và không bao giờ có thể quên được, dù chỉ gặp cô ta một lần”.
“Để tôi nhớ lại coi” - Im lạng một lúc, bà Min nói tiếp: “Bà nói đúng. Cô ta đến đây vào một tuần khác bà, cùng với một người nữa. Họ nghỉ tại một ngôi nhà nhỏ cho thuê. Họ đem đủ thức ăn tới đó. Lão này là một nhà sản xuất phim truyện mà cô ta muốn mồi chài. Carleton Rumson. Bà có nhớ ông ta không, Alvirah. Bà đã gặp ông ta một lần, lần đó ông ta đến đây một mình”.
Buổi trưa, khi Carleton Rumson trở về chung cư, các phóng viên ùa ra, vây quanh ông ta đặt câu hỏi.
“Đúng. Cô Winters đã xuất hiện trong nhiều bộ phim của tôi. Không, tôi không có ý nghĩ cho rằng cô ta đến đây tìm tôi. Tôi xin lỗi, tôi phải...”.
Ông ta hích vai chen ra khỏi đám phóng viên. Rumson lo ngại. “Mình có sờ tay vào mấy thứ trong căn phòng đó. Mình có để lại dấu tay nào không?”. Ý nghĩ đó làm ông ta lạnh toát cả người.
Bà Alvirah đi vô phòng khách rồi bước ra sân thượng. Ông Willy hay hoảng sợ khi bước ra ngoài ấy, bà nghĩ, thế là nhát gan. Chỉ cần cẩn thận đừng dựa người vào lan can là được rồi.
Có mấy chỗ trên sàn bị thấm nên rất ẩm ướt. Không có một chiếc lá nào trong công viên lay động. Dù vậy, bà nhìn lên đó vẫn thấy thích. “Làm sao một người sinh ra ở New York mà bỏ đi xa lâu ngày được?”, bà luôn nghĩ như thế.
Willy trở về với mấy tờ báo và thực phẩm. Những dòng chữ tựa lớn rất đáng chú ý: “Án mạng ở phía Nam Công viên Trung tâm”, một tờ khác thì: “Người Trúng số tìm thấy xác chết”. Bà Alvirah cẩn thận đọc những lời phỏng đoán mà sửng sốt: “Tôi không khóc thét lên hay chết ngất đi đâu”. Bà nói một cách khinh thường: “Vì sao họ lại có những ý tưởng đó vậy, không hiểu nổi?”.
“Tờ Post, nói mình bị rắc rối vì mới mua một tủ áo phù thủy ở London”. - Willy nói với bà.
“Một tủ áo phù thủy? Chỉ có một thứ đắt nhất mà tôi đã mua là chiếc áo choàng kẻ sọc mà tôi biết rồi đây bà Min sẽ xúi tôi vứt vào sọt rác”.
Nhiều cột báo viết về nhân thân của Fiona Winters nhắc lại sự đổ vỡ của một gia đình chạy theo mốt khi cô ta đi theo nghề diễn viên, cái nghề không mấy trọn vẹn của cô ta. Cô ta thắng được một Tony nhưng thực tế cô ta không thành công lắm, qua sự đánh giá một số vai rất dễ đóng. Họ cũng viết về sự đổ vỡ giữa cô và nhà soạn kịch Brian McCormack, khi cô đột ngột bỏ ngang không nhận vai trong vở “Những chiếc cầu sụp đổ”, nên vở kịch bị ách tắc.
“Vì động cơ nào đây?” - Alvirah nói một cách dứt khoát: “Rồi sắp tới, họ sẽ xét xử vụ án này trên giấy và Brian cứ bị coi là tội phạm”.
Mười hai giờ rưỡi, Brian trở về. Alvirah nh&igrav”.
“Chúng tao đã đặt bánh mì kẹp thịt và mấy món rán rồi”. Sammy nói với ông trong khi tay nó thì nhét miệng ông lại, để ông không thể kêu cứu được: “Rồi chúng tao sẽ cho ăn”.
Sammy quấn thêm dây thùng từ cổ chân lên ống chân ông, buộc chặt rồi xô ông vào cái tủ áo chật cứng. Cánh cửa tủ không đóng sát vào khung được nên ông có thể nghe tiếng thì thầm của bọn chúng: “Hai triệu tiền. Có nghĩa là mụ ta phải đến đủ hai mươi ngân hàng. Mụ ta đủ khôn, đâu dại gì gửi một chỗ quá một trăm ngàn đâu. Vậy mới chắc. Viết xong giấy tờ, mụ ta nộp vào, đếm tiền và như vậy phải mất ba bốn ngày mụ ta mới rút ra hết được”.
“Mụ ta phải mất bốn ngày” - Clarence nói - “Mình sẽ nhận tiền tối thứ Sáu. Tao bảo mụ ta mình phải đếm đủ số tiền thì mụ ta mới được nhận chồng về”. Gã cười lớn: “Rồi mình giao cho mụ ta cái bản đồ có đánh dấu chử “X” để chỉ chỗ đưa chiếc xáng đến cạp lòng sông”.
Bà Alvirah ngồi hàng giờ trong chiếc ghế của ông Willy, nhìn mà không nhận thấy buổi chiều muộn đang thả dần những bóng tối lên Công viên Trung tâm. Những tia nắng cuối cùng đã biến mất. Bà với tay mở đèn và từ từ đứng lên. Bà không thể không nhớ lại quãng thời gian bốn mươi năm sống đầm ấm cùng Willy, hoặc như vừa sáng nay, họ đã đọc hết một tập sách mỏng để quyết định là nên chọn một chuyến du lịch bằng lạc đà băng qua Ấn Độ hay sẽ đi chơi bằng khí cầu trên miền Tây Phi châu.
“Bằng mọi cách phải đưa được ông ấy về”. Bà tự nhủ với một quyết tâm, làm xương hàm bạnh ra hai bên. Còn việc đầu tiên cần làm bây giờ là bà đi pha một ấm chè rồi lôi ra tất cả các sổ gửi tiền và sắp xếp thứ tự các ngân hàng bà sẽ tới xin rút tiền.
Các ngân hàng đều nằm rải rác ở khu Manhattan và Queens. Một trăm ngàn đô-la gửi tại mỗi ngân hàng ở đó - tất nhiên là có lãi suất lũy tiền, mà họ lĩnh ra vào cuối năm để mở thêm trương mục mới. Bà thường nói với các ngân hàng: “Không phải nghĩ, cứ vạch thêm một đường nữa bên cạnh biểu đồ tiền gửi của chúng tôi”. Họ phải chiều ý. Ký thác. An toàn. Định kỳ! Khi ngân hàng thuyết phục họ mua trái phiếu có thời hạn mười hoặc mười lăm năm thì bà nói: “Với tuổi của chúng tôi bây giờ, chúng tôi sẽ không mua thứ gì để được trả lại sau mười năm cả”.
Bà mỉm cười khi nhớ Willy đã phụ họa: “Và chúng tôi cũng không mua những quả chuối còn xanh”.
Alvirah ngồi uống từng ngụm nước chè, mà bà nghe như bà đang nuốt thứ gì lớn lắm trong cổ họng. Bà quyết định, sáng mai bà sẽ bắt đầu từ Phố 57, tới ngân hàng Chase Manhattan trước, rồi qua đường đến Chemical, sau đó về đại lộ Công viên đến Citibank và cuối cùng ra Phố Wall.
Đó là một đêm thật dài, bà nằm thao thức, nghĩ cách phải làm sao để Willy được an toàn. Mình phải đòi chúng cho mình được nói chuyện với ông ấy mỗi đêm cho tới khi rút được hết tiền” - Bà dặn lòng như thế - “Chỉ có cách đó chúng mới không làm hại ông ấy, và mình tính toán hành động”.
Buổi sáng bà định gọi điện báo cảnh sát. Lúc bà thức dậy thì đã bảy giờ, nên bà bỏ ý định đó. Vì biết đâu bọn chúng có đặt người theo dõi từng cử động của bà tại chung cư này, thì bà sẽ mất hết mọi cơ hội.
Ông Willy ngủ một đêm trong tủ áo. Chúng đã nới bớt dây thừng để ông nhúc nhích được chút ít. Cũng chẳng có chăn gối gì. Ông phải kê đầu lên chiếc giày của ai đó bỏ trong tủ mà ông không làm cách nào để hất nó qua một bên được. Đủ thứ linh tinh trong tủ áo. Lúc chợp mắt, ông mơ thấy cổ mình dính chặt một bên vách núi Mount Rushmore, đối diện với khuôn mặt của cố Tổng thống Teddy Roosevelt được chạm khắc trên vách núi.
Không ngân hàng nào mở cửa trước chín giờ sáng. Alvirah biết như vậy. Lúc tám giờ rưỡi, cố giữ cho mình có một ý chí mạnh mẽ như hơi nước thoát ra từ chiếc nồi áp suất đang sôi trong bếp, bà đi lau dọn sạch sẽ toàn bộ căn hộ. Mấy sổ gửi tiền đã nằm trong cái túi đeo vai lụng thụng của bà. Bà còn cất trong tủ một cái túi đa dụng kiểu dáng như một khúc xúc xích xông khói, đó là một cái túi duy nhất có tại khu phía Nam Công viên Trung tâm này, mà bà đã mua trong kỳ nghỉ hè ở Catskills với Willy trong chuyến du lịch của hãng Greyhounds Tours.
Sáng tháng Mười trời lạnh và khô, bà định mặc chiếc áo ngoài màu xanh nhẹ mà bà mua trong thời gian ăn kiêng, nhưng gài dây lưng không được, bà sửa chữa điều đó bằng một cái kim băng lớn. Và tự động theo một thói quen, bà đính cái món trang sức hình mặt trời mọc boacute;i với tôi. Tôi cũng không gặp ông ấy cả ba tháng liền”.
“Chị không gặp ông ấy, nhưng chị có nói chuyện với ông ấy bằng điện thoại, đúng vậy chứ? Chị có thể để yên cho trường Darmouth được hưởng một nửa thừa kế, nhưng chị đứng ngồi không yên khi thấy phần tài sản đó thuộc về tôi. Chị ghét tôi từ những năm tôi sống trong nhà này, và từ việc ông ấy có vẻ thích tôi. Chị luôn bị ám ảnh bởi hai việc đó. Chị mang một dòng máu hèn hạ như cha chị đã có”.
Lillian đứng bật dậy: “Mày không biết mày đang nói những gì đấy hả?”.
Cynthia thả nắp hộp xuống: “Ồ, biết chứ. Tôi phải nói như thế. Và mỗi việc gì mà người ta đã tiến hành để kết tội tôi thì người ta cũng sẽ làm với chị như vậy. Tôi có cái chìa khóa của ngôi nhà này. Chị cũng có một cái. Không ai được tranh giành. Tôi không nghĩ là chị cho người đến ám sát ông ấy. Mà tôi tin rằng chị là kẻ đã làm việc đó. Ông Stuart có một cái nút báo động trên bàn viết. Ông ấy đã không nhấn nút báo động vì ông ấy không ngờ rằng chính con gái ruột của ông ấy sắp xuống tay hãm hại mình. Tại sao sự việc xảy ra khi trưa hôm đó ông Ned tự nhiên ghé qua đây? Chị cũng biết rõ là ông Stuart mời tôi về đây kỳ cuối tuần. Chị biết rằng ông Stuart sẽ khuyên tôi đi chơi với Ned. Ông Stuart cũng hay chơi bời với bạn, nhưng rồi ông ấy thích ở một mình. Và có lẽ ông Ned cũng không rõ điều đó như chị. Nhân chứng mà tôi đã tìm thấy còn giữ một quyển nhật ký. Bà ấy đã đưa cho tôi xem. Bà viết nhật ký mỗi đêm, từ năm hai mươi tuổi. Không có việc gì bà ấy ghi vào đó giả mạo được. Bà ấy đã tả tôi. Bà ấy tả chiếc xe của Ned. Bà ấy còn viết lại về đám trẻ ầm ĩ ở đó và cảm nghĩ của mỗi người về bọn chúng”.
“Mình đang nắm được cô ta” - Cynthia nghĩ thế - Bộ mặt Lillian tái nhợt, cổ họng cô ta co giật và như bị tắt. Cynthia cố ý đi lại chỗ bàn viết để cái máy ghi âm hướng thẳng về phía cô ta. “Chị thủ vai đó rất tài đúng không?” - Cynthia hỏi: “Ông Ned không thể dùng mấy đồng tiền lẻ của mình để mở nhà hàng đó cho tới khi tôi được đem cất kỹ trong nhà tù. Và tôi còn tin rằng nó được nấp sau cái mặt nạ của các nhà đầu tư đáng kính nữa. Nhưng bây giờ chính quyền tích cực nhặt lên những đồng tiền được đem rửa. Đồng tiền của chị đó, Lillian”.
“Cô sẽ không thể chứng minh được việc đó”. Nhưng tiếng nói của Lillian đã trở nên the thé.
Lạy Chúa - Cynthia nghĩ làm sao cô bắt cô ta thú nhận việc đó đây? Cô vuốt tay lên mép bàn viết, vịn chặt rồi nghiêng người về phía trước. “Cũng có thể là không. Nhưng chị đừng mong còn cơ hội nữa. Để tôi nói cho chị nghe rồi chị sẽ biết thế nào là dấu vân tay và thế nào là cái còng. Và chị cũng sẽ cảm thấy thế nào là ngồi bên luật sư và nghe tòa án luận tội mình là kẻ giết người. Chị sẽ biết thế nào khi theo dõi gương mặt của tòa án. Những quan tòa trông cũng giống như mọi người. Già. Trẻ. Trắng. Đen. Mặc đẹp. Khả kính. Nhưng họ nắm phần đời còn lại của chị trong bàn tay. Và. Lillian, chị không ưa nổi đau. Chị cứ chờ mà xem. Cái chứng cớ hiển nhiên đáng nguyền rủa đó sẽ đày đọa chị hơn là đày đọa tôi. Chị không còn đủ tính khí hay gan ruột để chịu đựng hoặc trốn khỏi nó đâu”.
Lillian đứng dậy: “Thôi cô im đi. Và hãy nhớ kỹ trong đầu là lúc nào cũng có các thứ thuế khi tài sản được phân chia. Cô cần bao nhiêu?”.
“Bà sống ở Arizona hả?” - Ned Creighton hỏi Alvirah, khẩu súng ông ta cầm trên tay vẫn chĩa thẳng vào ngực bà. Ngồi bên bàn ăn, bà tính tìm cách chạy trốn. Nhưng không có cách nào. “Ông ta đã tin câu chuyện hồi trưa nên bây giờ ông ta nhất định phải giết mình thôi” - Bà suy nghĩ rất nhanh và nhớ mình có năng khiếu như một diễn viên có hạng. “Mình có nên bảo ông ta một hai phút nữa là ông chồng mình về tới không? Không xong. Ở nhà hàng mình đã nói mình là bà góa rồi. Bao giờ Willy và Cynthia về tới đây nhỉ? Có lẽ là còn lâu lắm. Lillian không để cho Cynthia ra khỏi nhà, đến khi cô ta tin chắc không còn một nhân chúng nào là người sống nữa. Thôi, cứ làm cho lão ta tự đắc, ba hoa thêm để mình có thêm thì giờ tìm cách thoát thân”. Bà hỏi: “Ông nhận được bao nhiêu khi dự phần vào vụ án đó vậy?”.
Ned Creighton mỉm cười, đôi môi trề ra, khinh thị và ngạo mạn: “Ba triệu. Đủ bắt đầu cho một nhà hàng tầm cỡ”.
Tim bà đau nhói, tiếc là đã đưa cái máy ghi âm cho Cynthia Lathern. “Tiếc quá, nếu có cái máy ở đây mình đã thu được lời tưởng đến trong đầu ông Willy, ông cố làm ra vẻ bình thường: “Tôi nghĩ là chúng ta còn phải ở đây mấy ngày nữa. Nếu anh kiếm ra đồ nghề, tôi có thể chữa được. Tôi là thợ sửa ống nước giỏi nhất mà anh chưa bắt cóc lần nào”.
Alvirah lại biết thêm điều này: Tiền gửi vào ngân hàng lúc nào cũng mau lẹ hơn là rút ra. Khi bà đưa tờ giấy xin rút tiền tại ngân hàng Chase Manhattan, đôi mắt nhân viên kiém toán trố lên. Ông ta đề nghị bà đến bàn làm việc của người trợ lý giám đốc.
Mười lăm phút sau, bà vẫn còn ngồi chết dí ở chỗ đó. Bà thấy mình không thể để các thủ tục làm khó mình, trong khi bà muốn mình không mất quá nhiều thì giờ tại mỗi ngân hàng. Cuối cùng, bà nhấn mạnh:
“Vậy số tiền đó có phải là tiền của tôi, hay là không?”.
“Tất nhiên. Tất nhiên là tiền của bà”. Rồi họ lại bắt bà điền thêm một số biểu mẫu nữa - theo quy định của chính phủ đối với những khoản tiền gửi xin rút ra trên mười ngàn đô-la. Tới lúc đếm tiền. Những cặp mắt lại trợn lên khi bà yêu cầu họ đếm cho bà 500 tờ một trăm đô-la và 100 tờ năm mươi đô la, vừa bằng số tiền xin rút.
Gần trưa, Alvirah đón tắc xi về chung cư cách đó ba khu phố, cất tiền vào cái hộp trong tủ áo, rồi lại quay xuống đường để đến ngân hàng Chemical ở Phố 8.
Cả ngày, bà chỉ rút được ba trăm ngàn đô-la trong số hai triệu mà bà đang cần. Bà ngồi đó, chăm chăm nhìn cái điện thoại, suy nghĩ tìm cách nào để việc rút tiền được nhanh hơn.
Buổi sáng hôm sau, bà gọi điện tới những ngân hàng còn lại, bảo họ rằng bà cần rút tiền. “Nhờ các ông-bạn-thân-mến vui lòng chuẩn bị sẵn từ bây giờ dùm”.
Lúc sáu giờ rưỡi, điện thoại reo. Bà nhấc máy lên, số điện thoại máy gọi hiển thị trên mặt kính máy thu băng. Số điện thoại của người quen. Alvirah nhận ra giọng nói nghiêm khắc của bà sơ Cordelia.
Willy có bảy bà chị. Sáu người đều vào tu viện. Người chị thứ bảy đã chết là mẹ của thằng Brian, là một soạn giả kịch bản mà bà Alvirah và ông Willy yêu quý như con đẻ. Brian đang ở London. Bà Alvirah vẫn muốn nó về sống tại New York để bà tiện giúp đỡ nó hơn.
Bà không biết nói sao với bà sơ Cordelia là Willy đã bị bắt cóc. Bà Cordelia dám gọi điện ngay cho Nhà Trắng để xin Tổng thống đưa quân đội đến giải thoát cho em bà lắm chứ chẳng đùa. Alvirah cười lớn mà nghe tiếng cười dội vào tai như tiếng nhạc thu lại trong các chương trình truyền hình rẻ tiền, bà nói: “Sơ Cordelia, đầu óc em đang đi đâu rồi, không biết nữa? Ông Willy... ông ấy...”. Bà thở mạnh: “Willy đang ở Washington để biểu diễn cách sửa chữa ống nước theo phương pháp rẻ nhất, tại các chung cư được xây dựng từ lâu của chính phủ. Sơ cũng biết là ông ấy làm việc khá siêu phải không? Tổng thống cũng nói Willy là một người có tài, nên đã gửi thư cho ông ấy”.
“Tổng thống à?” - Nghe giọng nói hoài nghi của bà sơ Cordelia, Alvirah ước chi mình là Thượng nghị sĩ Moynihan hay là một Dân biểu Hạ viện. “Mình không biết nói dối”, bà lo lắng, “mình không biết phải làm sao”.
“Willy không bao giờ đi Washington mà không có cô cùng đi” - Bà Cordelia khẳng định.
“Người ta đem xe đến đón ông ấy” - Cũng đúng, dù sao việc đón bằng xe thì có - bà Alvirah nghĩ vậy.
Bà nghe đầu dây bên kia có tiếng ậm ừ. Sơ Cordelia không ngây thơ vì ai cả. “Được rồi. Khi nào Willy về, bảo cậu ấy gọi điện cho tôi ngay”.
Hai phút sau, chuông điện thoại lại reo lên. Lần này số điện thoại hiện ra là chỗ không quen. “Bọn chúng?” - Bà nghĩ vậy và tỏ dấu hiệu hiểu rồi và nhớ lại vở kịch bà diễn năm lớp 6 và được nhận huy chương. Bà nhấc ống nghe lên, đầy tự tin.
“Chúng tôi hy vọng bà đã đến ngân hàng rồi, phải không bà Alvirah Meehan?”.
“Rồi. Cho tôi nói chuyện với ông Willy”.
“Bà sẽ nói chuyện với ông ấy một phút nữa. Chúng tôi muốn nhận tiền tối thứ Sáu”.
“Tối thứ Sáu? Nay đã là thứ Ba. Chỉ có ba ngày? Nhưng tôi phải mất rất nhiều thời gian mới rút ra được đủ số tiền đó”.
“Phải rút cho đủ. Giờ thì bà nói chuyện với ông ấy đi”.
“Ờ, mình đó hả?” - Giọng nói của Willy nghe có vẻ cam chịu. “Mình, nghe tôi nói này...”
Và Alvirah nghe tiếng ống nghe rơi xuống.
“Được rồi, bà Alvirah”. Tiếng nói nhỏ lại vang lên: “Chúng tôi sẽ không gọi bà lần nào nữa cho tới tối thứ Sáu, lúc bảy giờ. Chúng tôi sẽ để bà nói chuyện với ông Willy, rồi chúng tôi cho biết chỗ bà đến gặp chúng tôi. Hăy nhớ nếu xảy ra chuyên gì xấu thì bà phải trả giá đắt để nhận lại ông thợ sửa ống nước của bà. Willy sẽ không lo được gì cho bà đâu”.
Tiếng gác máy dội trong tai bà. “Willy. Ông Willy!”. Tay bà còn cầm chặt ống nghe. Bà nhìn dãy số hiển thị trên máy thu băng: “555.7000”. Bà nên gọi lại số đó không? Gọi lại để bọn chúng trả lời bà rằng: Chúng biết bà đã lần ra dấu vết của chúng sao? Bà gọi cho tờ Globe. Như bà hy vọng, ông Jim, phụ trách biên tập còn làm việc. Bà nói điều bà cần giúp đỡ.
“Chắc chắn tôi sẽ tìm ra cho bà. Giọng bà nghe có vẻ bí mật quá đấy. Bà tìm tư liệu để viết bài cho chúng tôi đó phải không?”
“Tôi chưa chắc lắm”.
Mười phút sau, ông Jim gọi lại: “Bà Alvirah, đó là cái ổ trộm cướp mà bà đang tìm kiếm. Số đó ở khách sạn Lincoln Arms, Đại lộ 9, gần đường hầm. Cách ngôi nhà đổ đi xuống một bước chân”.
Khách sạn Lincoln Arms. Bà ghi nhớ và nói lời cám ơn ông Jim trước khi gác máy, rồi bước ra ngoài.
Nghĩ mình có thể bị theo dõi, bà ra khỏi chung cư, đi qua nhà xe và gọi một chiếc tắc xi. Ban đầu bà bảo tài xế cho bà tới khách sạn, rồi bà sợ một đứa nào trong bọn chúng có thể phát hiện ra bà, bà lại nói tài xế cho bà xuống ở trạm xe buýt. Chỗ đó cách đường hầm Lincoln một khu phố.
Khăn vuông trùm kín đầu, cổ áo lật lên, Alvirah đi ngang khách sạn Lincoln Arms. Bà không ngờ đó là một tòa nhà lớn, tổng thể rất đẹp. Bà nhìn lên các cửa sổ. Có Willy đàng sau một trong những cánh cửa đó không? Có lẽ tòa nhà đã được xây dựng trước nội chiến và nó phải có ít nhất là từ mười đến mười hai tầng. Vậy thì làm sao bà có thể tìm ra Willy ở chỗ này đây? Một lần nữa bà thấy lo sợ và muốn báo cảnh sát. Rồi bà lại nhớ một vụ mà vợ nạn nhân đã làm thế. Khi cảnh sát tìm ra sào huyệt của bọn bắt cóc thì bọn chúng đã xa chạy cao bay. Thi thể nạn nhân được tìm thấy ba tuần lễ sau đó.
Bà Alvirah đứng trong bóng mát của tòa nhà và cầu nguyện Thánh St. Jude, vị thánh của lòng kiên nhẫn và độ lượng. Bất chợt bà thấy cái bảng nhỏ treo trên cửa sổ: “Cần Người”. Bốn giờ kém hai phút. Phục vụ phòng chăng? Bà phải xin chỗ làm đó, nhưng khi nhìn mình thì không có vẻ nào giống người đi xin làm phục vụ phòng cả.
Không chú ý đến từng hàng xe tải, xe buýt, xe con nối đuôi nhau vào đường hầm, bà Alvirah lao ra đường, gọi một chiếc tắc xi về chung cư cũ của bà ở Fushing. Đầu bà làm việc không nghỉ.
Căn hộ họ đã ở trong bốn mươi năm trông vẫn như ngày họ trúng số. Trường kỷ bọc vải nhung màu xẫm với chiếc ghế đặt đối diện, tấm trải sàn màu xanh và cam như ở nhà một phu nhân mà bà vẫn đến quét dọn mỗi thứ Ba, giờ đã được cuốn lại, và phòng ngủ mà ông Willy vẫn để y nguyên những đồ đạc của mẹ ông ngày trước.
Trong tủ còn tất cả những váy áo bà đã mặc thời gian ấy. Chiếc áo hoa của của hiệu Alexandre, quần và áo cổ lọ dệt bằng sợi hóa học. Những đôi giàu đặt cạnh cửa. Qua cái gương trong phòng tắm, bà dùng thuốc nhuộm làm cho bộ tóc của mình thành đỏ rực.
Một giờ sau, bà không còn dấu vết gì của người đàn bà trúng số nữa. Bộ tóc phủ quanh khuôn mặt bà bây giờ có thể làm nữ Công tước Min giật mình, vì bà bạn này hay khuyên bà cái gì vừa phải thì tốt hơn cả. Màu son môi của bà hoàn toàn tương phản với màu tóc và cả viền mắt màu tím tía. Áo lao động bằng vải thô đã chật phần mông, mắt cá chân trong đôi vớ dày thì nông ra hai bên chiếc giày vải trước bà vẫn thường mang, nhưng chiếc áo ngắn tay nhồi lông cừu của những người làm công việc vệ sinh trên lưng có in hình đường chân trời ở Manhattan thì cũng đủ làm hoàn tất cái việc thay hình đổi dạng.
Alvirah xem lại toàn bộ kết quả công việc bà vừa làm với sự hài lòng. “Mình trông giống hệt những bà đến xin việc chỗ cái khách sạn bẩn thỉu đó rồi”. Bà miễn cưỡng cất món trang sức hình mặt trời mọc vào hộp. “Đúng là không phù hợp chút nào nếu gắn nó lên cái áo ngắn tay để đi làm vệ sinh như thế này”.
Lúc khoác thêm chiếc áo bốn mùa đã cũ của mình, bà không quên cất tiền và chìa khóa vào cái túi lớn sọc đen và xanh theo thói quen mỗi khi bà đi làm công việc quét dọn cho nhà nào đó.
Bốn mươi phút sau, bà có mặt tại khách sạn Lincoln Arms. Chỗ hành lang rất dơ có cái bàn để nhồi bột trước bức tường treo các hộp thư và bốn cái gh>“Em muốn nói rằng em che chở cho anh sao?” Brian nhìn cô ngạc nhiên. “Điều đó không cần thiết. Anh không có làm gì cả. Anh nghĩ...”.
“Cháu phải biết rằng Emmy đang rất khó nghĩ” - Alvirah nói. Bà thấy Brian và Emmy đang ngồi ngay phía trước cái bàn nước, chỗ để lại dấu tay trên mặt kính. Màn cửa thả xuống bên cạnh tay phải. Với một người đang ngồi trên trường kỷ này, sợi dây buộc màn cửa sẽ nằm gọn trong tầm mắt. “Mợ muốn hỏi hai cháu vài điều”. Bà tiếp. “Hai cháu chỉ tự hỏi rằng kẻ nào lại có động cơ xấu để làm cái việc giết người này. Và cả hai cháu đều không tìm thấy gì cả. Vậy hãy nói với mợ cái gì hai cháu biết hoặc mợ tin rằng, hai cháu biết mà hai cháu chưa nói hết. Brian, có điều gì cháu chưa nói về việc gặp Fiona Winters hôm qua không?”.
“Tuyệt đối là không”. Brian nói.
“Được rồi. Còn Emmy?”.
Emmy đi về phía cửa sổ và thích thú với quang cảnh bên dưới đó. Cô quay lại phía Alvirah và Willy: “Cháu đã đến nơi này mấy lần. Hôm qua, khi Fiona rời khỏi căn hộ của cháu để đi tìm Brian, trong lòng cháu tự nhiên có điều ghen tức. Anh ấy đã bị trở ngại trong công việc của mình cũng vì cô ta, cái cô Fiona ấy, loại đàn bà luôn tìm cách mồi chài đàn ông. Cháu sợ Brian lại rơi vào tay cô ta lần nữa...”.
“Anh không hề...” - Brian lên tiếng.
“Nín đi, Brian” - Alvirah nạt anh.
“Cháu ngồi rất lâu trên băng ghế ngoài công viên” - Emmy tiếp - “Cháu thấy anh Brian đi ra. Nhưng không có Fiona theo xuống. Cháu nghĩ là Brian đã dặn cô ta chờ anh. Vì vậy, cháu quyết định phải làm một việc gì đó để phá đám, cho bõ ghét. Cháu vào thang máy tải hàng, vì cháu cũng không muốn ai thấy cháu có mặt ở đây. Cháu kéo chuông. Chờ một chút, cháu lại kéo chuông, rồi bỏ đi”.
“Tất cả chỉ có thế?”. Brian hỏi - “Thế tại sao em sợ gì mà không kể cho thám tử Rooney”.
“Bởi vì khi nghe Fiona chết, nó nghĩ rằng cháu giết Fiona, nên nó không biết nói thế nào”. - Alvirah chồm người tới trước - “Emmy, tại sao lúc nãy cháu hỏi về Carleton Rumson. Cháu có gặp ông ta hôm qua, phải vậy không?”.
“Lúc cháu ở trong hành lang, ông ta đi trước mặt cháu về phía thang máy. Cháu thấy ông ta rất quen, nhưng nhất thời không nhận ra được, cho tới khi thấy ông ta lần nữa, hồi nãy đó”.
Alvirah đứng lên: “Mợ muốn chúng ta gọi cho Rumson và mời ông ta xuống đây, và chúng ta cũng mời thám tử Rooney tới đây luôn. Nhưng trước tiên, Brian hay đưa kịch bản cho cậu Willy, ông ấy sẽ mang nó lên đưa cho Rumson. Để mợ xem... Đã gần năm giờ. Ông Willy, mình dặn ông ta bao giờ đọc xong thì điện xuống đây cho chúng ta biết khi nào ông ta mang trả lại kịch bản nhé”.
Điện thoại reo. ông Willy trả lời. “Thám tử Rooney sẽ tới đây” - Ông tiếp - “Ông ấy đang cần gặp cháu đó. Brian”.
Nét mặt thám tử Rooney rất lạnh lùng: “Anh Mc Cormack, tôi rất tiếc phải mời anh trở lại trụ sở cảnh sát để trả lời thêm một số việc nữa. Anh đã nhận lệnh bắt, tôi muốn nhắc lại anh rằng mỗi lời khai của anh đều có thể dùng để chống lại anh đó”.
“Brian chưa đi đâu cả” - Alvirah cương quyết ngăn lại: “Thám tử Rooney, tôi có một thông tin cho ông đây”.
Hai giờ sau, tức gần bảy giờ, Carleton Kumson gọi điện. Alvirah và Willy đã kể cho Rooney chuyện chai Champagne và hai cái cốc, cũng như những dấu tay trên bàn nước và chuyện Emmy nhìn thấy Carleton Rumson. Nhưng thái độ của thám tử Rooney rất hờ hững. Bà cho rằng trong đầu óc ông ta không còn nghĩ gì khác hơn ngoài một đối tượng là Brian.
Ít phút sau, bà Alvirah hơi bất ngờ khi thấy Victoria cũng cùng đi với Rumson vào căn hộ của bà. Nụ cười của Victoria rất tươi. Khi giới thiệu Brian, bà ta nắm cả hai tay anh và nói: “Anh là một Neil Simon trẻ tuổi. Tôi đã đọc kịch bản của anh. Xin chúc mừng”.
Khi thám tử Rooney được giới thiệu, mặt Rumson tái đi. Ông ta hơi lắp bắp khi nói chuyện với Brian: “Tôi rất tiếc làm mất thì giờ của anh. Tôi xin nói ngắn gọn thôi. Kịch bản của anh rất hay. Tôi muốn mua nó. Anh có thể cho người của anh đến văn phòng của tôi ngay ngày mai”.
Victoria đứng ở chỗ cửa ra sân thượng. Bà ta nói với bà Alvirah: “Bà thật khôn nên đã không cho đặt thứ gì che mất tầm nhìn này. Người trang trí chỗ chúng tôi thì lại lắp một tấm sáo, làm tôi cứ tưởng mình đang đứng trước một ngõ hẻm”.
Bà Alvirah nghĩ là sáng nay Victoria vừa uống được mấy viên thuốc làm cho dễ thương hơn.
“Tôi thấy mọi người nên ngồi xuống đi chứ”. Thám tử Rooney bảo vậy và tiếp:
“Ông Rumson, ông cóế đã ọp ẹp mà chưa được sửa chữa. Tấm trải sàn màu nâu đầy lỗ rách lộ cả vải phủ nền từ lâu đời. Bà nghĩ, họ không cần tới phục vụ phòng đâu, chắc chỉ cần người quét dọn, khi bà bước tới chỗ bàn thư ký.
Lão thư ký nước da vàng bủng, mở to mắt nhìn:
“Bà cần gì?”.
“Tôi muốn xin việc. Tôi làm bồi bàn khá tốt”.
Đôi môi ông ta có vẻ mếu hơn là cười. “Chúng tôi không cần người giỏi, chỉ cần người nhanh nhẹn thôi. Bà bao nhiêu tuổi vậy?”.
“Năm mươi” - Bà nói dối.
“Bà mà năm mươi thì tôi mới mười hai. Bà vào đây”.
“Tôi rất cần việc làm”. Alvirah quyết tâm hỏi xin cho được, bởi vì trong lòng bà rất hồi hộp, bà cảm thấy ông Willy đang bị giữ ở đâu đó trong khách sạn này. “Xin giúp tôi. Tôi sẽ làm thử không hưởng luơng ba hoặc bốn ngày. Nếu tôi làm không được như người khác, tối thứ Bảy ông cứ đuổi tôi”.
Lão thư ký nhún vai, đầy hoài nghi: “Thế thì tôi bị mất gì đâu? Nhưng thôi được, trưa mai bốn giờ bà tới đây. Tôi gọi bà là gì nhỉ?”.
“Tessie”. Alvirah đáp rất tự tin: “Tessie Magink”.
Sáng thứ Tư, ông Willy thấy có một áp lực rất căng thẳng giữa những thằng bắt giữ ông. Clarence cương quyết không cho Sammy bước ra khỏi phòng. Khi Sammy phàn nàn, Clarence nạt ngang: “Dù có ở trong băng tao mười hai năm, mày cũng chưa được phép khó chịu vì một sự xếp đặt nào hết”.
Không có dấu hiệu nào của một người quét dọn đập cửa để lau phòng, nên ông Willy đoán rằng căn phòng chắc chẳng bao giờ được làm vệ sinh cả. Ba cái giường thì như giường trẻ con kê song song, đầu giường sát vào tường phòng tắm. Một cái tủ con thì được dán phủ ngoài bằng giấy Contact, một máy truyền hình đen trắng, một bàn tròn đã lung lay và bốn chiếc ghế, là tất cả vật bày trí của căn phòng.
Tối hôm qua, ông đã thuyết phục bọn chúng cho ông được ngủ trên sàn phòng tắm. Nó rộng hơn tủ áo và như ông tán rộng thêm là chỗ nằm rộng rãi sẽ giúp ông dễ dàng đi đứng đến nơi trao đổi con tin. Ông để ý theo dõi sự thay đổi nét mặt của chúng trước đề nghị đó. Ông biết bọn chúng đâu có thể để ông đi đứng tự do và nói với ai về chúng. Điều đó có nghĩa là ông chỉ còn có 48 giờ để tự giải thoát khỏi cái túi bọ chét này.
Lúc ba giờ sáng, khi nghe Sammy và Tony ngáy đều, còn thằng Clarence vẫn thở phì phò như bình thường, nhưng tiếng thở của nó chứa một điều gì bực tức. Ông Willy ngồi dậy, nhảy lò cò tới bàn cầu. Sợi dây trói ông khóa vào vòi nước chỉ cho phép ông qua lại trong phòng tắm, nhưng rất may là cũng đủ để ông với tay lên bồn nước. Bằng hai tay bị cùm, ông đưa lên trên bồn rồi thọc vào trong nước đục ngầu và rất bẩn.
Kết quả, vài phút sau, những giọt nước rỏ xuống nhiều và nặng hơn khiến người ta nghe thì phải chú ý.
Đó là lý do tại sao Clarence phải thức dậy, tức điên người vì tiếng nước chảy liên miên. Ông cười thầm khi nghe gã gầm gừ: “Tao thiếu điều muốn thắt cổ chết. Tiếng nước chảy như lạc đà đái vậy”.
Ăn sáng xong, ông tiếp tục bị trói lại và nhét vào trong tủ áo, thằng Sammy chĩa súng lên thái dương ông. Ông nghe dội vào tai tiếng gì đó lịt kịt ở phòng ngoài, có thể là tiếng của nhân viên phục vụ đang lau dọn trên sàn, nhưng dù cố gắng phân biệt đến đâu, sự chú ý của ông cũng là vô ích.
Buổi trưa, Clarence lấy khăn nhét quanh khung cửa phòng tắm, nhưng tiếng nước chảy vẫn lọt ra ngoài, gã lại gắt nhặng lên: “Tao đau hết cả đầu” rồi gã ngồi phịch xuống giường. Ít phút sau thì thằng Tony lại huýt sáo. Sammy bắt nó im ngay. Ông Willy nghe nó khẽ nói: “Khi Clarence bị nhức đầu thì mày phải liệu mà giữ hồn”.
Rõ ràng là thẳng Tony rất bực bội, nó dán đôi mắt ti hí lên màn ảnh truyền hình, tiếng cái máy cũ rồ rồ không rõ. Ông ngồi kế bên nó, bị trói vào ghế, miệng bị nhét chỉ đủ để nói qua đôi môi còn hở một ít.
Thằng Sammy vẫn chơi bài một mình bên bàn. Quá trưa thằng Tony chán xem truyền hình nên tắt đi. “Ông có mấy con rồi?” - Nó hỏi.
Willy nghĩ nếu Tony rời bỏ được cuộc sống tồi tệ này, nó có thể trở thành người tốt. Cố không để ý đến việc bị chuột rút và sự tê cóng tay chân, ông nói với nó rằng ông và bà Alvirah không được ơn Chúa nên chưa có đứa con nào, nhưng họ coi thằng cháu Brian như con họ, nhất là từ khi mẹ Brian qua đời. “Tôi còn sáu người chị” - Ông nói tiếp “Họ đều đi tu. Bà sơ Cordelia là chị cả, năm nay đã sáu mươi tám tuổi vào tu viện được hai mươi mốt năm rồi”.
Xương quai hàm của thằng Tony bạnh ra. “Ông nói thật chứ? Khi tôi còn bé, sống lang thang ngoài đường, tôi hay nhón vài đô-la của mấy bà hay bỏ vào trong túi xách. Ông biết tôi định nói gì không? Tôi muốn nói rằng, dù dễ như vậy, chứ tôi không bao giờ dám làm thế đối với một bà sơ nào, dù cho mấy sơ cứ mãi chú tâm chọn mua gì đó trong siêu thị. Mỗi khi làm được một vố bở, tôi hay bỏ hai đô-la vào hộp từ thiện của tu viện, kiểu như để biểu lộ lòng biết ơn”.
Willy nhìn Tony, lòng tự hỏi không biết từ sức mạnh nào để nó có sự hào phóng như vậy.
“Mày có ngậm mồm được không hả?” - Thằng Sammy từ trên giường quát sang - “Đầu tao đang nứt ra đây nè”.
Willy thở dài, thầm cầu nguyện. Ông bảo nó: “Anh biết không, tôi có thể chữa cho nước hết chảy, nếu tôi có cái mỏ lết răng và một cái vặn đinh vít”. Ông nói và cũng tự ông ngầm hiểu, nếu ông thọc tay tới cái bồn nước, ông có thể làm lụt cả căn phòng này. Bọn chúng sẽ không có điều kiện để bắn ông và ông có thể thoát thân, nếu lúc ấy có nhiều người tràn vào phòng để ngăn chận cái thác nước đang dội xuống đó.
Bà sơ Cordelia biết rằng đang có một chuyện gì đây. Bà rất yêu quý Willy, nhưng bà không thể hình dung được việc Tổng thống cho người đến đón cậu em của bà. Cũng như còn một điều khác nữa là Alvirah thì được người ta biết quá nhiều qua cái bài báo trên tờ New York Globe. Trong buổi sáng thứ Tư, bà Cordelia đã gọi điện cho Alvirah rất nhiều lần nhưng mãi đến ba giờ rưỡi chiều mới nghe tiếng Alvirah trong máy. Alvirah nói vừa có việc phải đi vắng, nhưng không nói là đi đâu, và Willy vẫn bình thường. Còn tại sao ông ấy không đến chỗ bà Cordelia là vì ông ấy đều ở nhà mỗi cuối tuần.
Tu viện là một phần của tòa dinh thự ở góc đại lộ Amsterdam, và phố 110. Bà sơ Cordelia sống ở đó với năm cô em lớn tuổi và một người tòng tu 27 tuổi, đó là sơ Maéve Maria, người có ba năm theo ngành cảnh sát, trước khi đặt mình trong ân sủng của Chúa.
Gác điện thoại lên, sơ Cordelia nặng nề ngồi xuống ghế trong phòng bếp. “Maéve” - Bà nói - “Có chuyện gì đó cho Willy rồi. Tôi cảm thấy điều đó trong tận xương mình”.
Điện thoại reo lần nữa. Người gọi là Artuno Morales, Giám đốc Ngân hàng tại Fushing, nơi Alvirah và Willy đã ở trước kia.
“Thưa sơ” - Ông ta hỏi ngập ngừng - “Tôi rất tiếc phải làm sơ băn khoăn đây, nhưng vì tôi cũng đang lo lắm”.
Trái tim bà sơ Cordelia rúng động khi nghe Artuno giải thích rằng bà Alvirah đang vội vã rút ra một trăm ngàn đô-la mà bà đang gửi tại Ngân hàng của ông. Họ chỉ mới giao cho bà hai mươi ngàn, nhưng hứa sẽ cho bà rút đủ số còn lại vào sáng thứ Sáu, vì bà Alvirah dứt khoát đòi phải được rút hết số tiền đó.
Bà Cordelia cám ơn ông ta về tin tức đã cho biết và hứa sẽ không bao giờ tiết lộ việc ông ta vi phạm nguyên tắc bảo mật của Ngân hàng. Bà gác máy và đột ngột bảo Maeve Maria: “Đi. Chúng ta đến gặp Alvirah”.
Bà Alvirah có mặt ở khách sạn Lincoln Arms đúng bốn giờ chiều. Bà đã thay bộ quần áo lao động tại nhà thay đồ Port Authority. Đứng trước bàn thư ký, bà không cảm thấy lo ngại gì trong việc đổi lốt này. Lão thư ký hất đầu về phía cánh cửa chỗ hành lang có gắn chữ: “Xin đứng bên ngoài”. Cái cửa dẫn vào nhà bếp. Bếp trưởng là một ông lão bảy mươi hay giật mình như diễn viên phim cao bồi Gabby Hayes những năm bốn mươi, đang chuẩn bị bánh mì kẹp thịt. Hơi khói bốc lên từ chỗ dầu mỡ vung vãi trên mấy chiếc bánh nướng. Ông nhìn bà Alvirah: “Chị là Tessie hả?”.
Alvirah gật đầu.
“Được rồi. Tôi là Hank. Bắt đầu chia bánh đi”.
Đồ dùng để phục vụ cho các phòng đều giống nhau. Những khay nhựa màu nâu giống như ở các căn-tin trong bệnh viện, khăn ăn vàng vải thô, đồ đựng bằng nhựa với mù-tạt nguyên chất, sốt cà chua và gia vị.
Lão Hank trét thịt băm lên những chiếc bánh mì: “Rót cà phê đi. Đừng đầy quá. Rồi chia bánh nướng ra khay”.
Alvirah làm theo: “Có bao nhiêu phòng trong khách sạn này hở ông?”. Vừa chuẩn bị các khay, bà vừa hỏi.
“Một trăm”.
“Nhiều vậy”.
Lão Hank toét miệng cười, để lộ cả bộ răng đóng đầy nhựa thuốc lá đen xì.
“Nhưng chỉ có bốn mươi phòng mới có khách thuê qua đêm. Thuê theo giờ thì không có khoản phục vụ này”.
Bà ngẫm nghĩ: Bốn mươi phòng cũng không phải là ít. Bọn bắt cóc thì phải có tối thiểu là hai thằng. Một thằng lái xe, một thằng khống chế Willy. Có thể còn một thằng nữa là thằng gọi điện thoại cho bà. Bà biết bà cần theo dõi, gạn lọc thật kỹ lưỡng, ngay từ bước đầu này.
Bà cố chú ý chia phần ăn theo sự chỉ dẫn của lão Hank. Bà bắt đầu đem bánh mì đến quầy bar cho chừng mười hai người có bộ dạng mà ta không muốn gặp vào đêm tối. Lần thứ hai là mang tới phòng thư ký và quản lý khách sạn, kẻ điều hành toàn bộ cái cơ ngơi này, ở trong cái phòng phía sau bàn thư ký. Những nhân vật chính của họ thì đang ở các tầng trên. Cái khay kế tiếp gồm mấy cái bánh bột bắp và một ấm cà phê thì bà phải đưa lên phòng một công dân có tuổi, đầu tóc rối bù và mắt xếch. Bà tin chắc mấy cái bánh bột bắp đủ bổ sung cho nhận xét của mình.
Lần lượt bà mang một khay đầy cho bốn người đàn ông đang đánh bạc trên tầng 9. Một nhóm khác cũng đang chơi bài trên tầng 7 thì lại đòi có bánh pizza làm bằng bột nhão nướng với kem có mùi thơm. Trước một căn phòng ở tầng 8, bà gặp một thằng có bộ mặt như người Eskimo. “Ồ, bà là nhân viên mới hả? Để tôi bưng vô được rồi. Bà làm ơn gõ cửa nhẹ thôi, đừng có dộng. Anh tôi đang bị nhức đầu”. Bà thấy sau lưng nó có một người nằm, đắp một cái khăn trên mắt. Bà cũng nghe có tiếng nước nhỏ giọt liên tục trong phòng tắm mà lại nghĩ đến Willy. “Ông ấy thì có bao giờ chịu để một giọt nước nào được chảy ra ngoài ý muốn như vậy”.
Chẳng biết còn ai khác đang ở trong phòng không hay là mấy phần ăn trên khay này đều dành cho một mình thằng đón ở cửa đó. Trong tủ áo, ông Willy có thể nghe được giọng nói có âm điệu giống hệt bà Alvrah, làm ông đau đớn không biết làm sao thoát khỏi nơi đây, để trở về với bà.
Tất cả các phòng đểu gọi phần ăn nên Alvirah bận rộn suốt từ sáu đến mười giờ. Theo sự quan sát và theo lời giải thích đủ mọi chuyện của lão Hank, khi lão đánh giá cao nỗ lực của bà, bà đã biết đủ sự hoạt động ở đây. Có mười tầng và mỗi tầng có mười phòng. Tầng một có sáu phòng cho khách thuê giờ. Những phòng ở tầng trên thì rộng hơn và có phòng tắm, dành cho khách thuê ít nhất một vài ngày.
Quá mười giờ, Alvirah nướng cho lão Hank một cái bánh mì kẹp thịt đầy ắp. - Lão cho bà biết mọi người thuê phòng ở đây đều dùng tên giả. Họ phải trả tiền mặt. “Giống như một thằng đã tới đây hốt tiền từ mấy cái hộp thư riêng của nó. Nó phát hành mấy thứ tạp chí tục tĩu. Mấy thằng khác thì đánh bạc. Còn những nhóm anh chị tới đây với mấy cái bao lớn khi chúng định đi ăn hàng ở đâu đó. Toàn lũ cặn bã cả, không có gì xấu hơn bọn chúng. Chỉ là rác rưởi. Một thứ hội kín”.
Đầu lão hơi gục xuống sau khi uống hết ly bia thứ ba. Ít phút sau lão ngủ khì. Alvirah lặng lẽ đi tới cái bàn vừa làm thớt vừa làm bàn viết. Lúc bà đem tiền xuống, bà được dặn cứ bỏ vào trong hộp thuốc xì gà, coi nó là cái máy thu tiền. Phiếu đặt món ăn và biên nhận tiền thì bỏ vào cái hộp bên cạnh. Lão Hank cho biết, đến nửa đêm khi không còn ai gọi món gì nữa thì thư ký cộng tiền thu, kiểm lại các phiếu đặt món ãn và biên nhận tiền, rồi bỏ tiền vào tủ sắt bên dưới cái tủ lạnh trong phòng quản lý, còn các phiếu và biên nhận thì vứt vào trong thùng giấy dưới gầm bàn. Sự buôn bán lớn ở đây là như vậy.
Alvirah nghĩ rằng có những điều bà không được phép quên. Bà phải sắp xếp mọi điều ghi nhận được cho có thứ lớp, sau khi bà nhặt nhạnh và nhét đầy cái bị của mình. Từ mười một đến mười hai giờ, bà phải ba lần nữa lo phần ăn cho khách gọi. Còn thời gian rảnh giữa những khi đó, bà trở lại cái nhà bếp dơ bẩn này, lo dọn dẹp lau chùi trước đôi mắt quan sát nhiều ngạc nhiên của lão Hank.
Mặc lại quần áo sạch sẽ và cọ rửa hết các thứ son phấn giả trang tại nhà thay đồ Port Authority, trùm lại tóc bằng cái khăn vuông, bà Alvirah gọi taxi về nhà lúc một giờ kém mười lăm sáng. Ông Ramon, người gác cổng ban đêm nói: “Bà sơ Cordelia đã đến đây. Bà ấy hỏi bà đi đâu?”.
“Sơ Cordelia đâu có ngây thơ để tin lời mình” - Alvirah nghĩ vậy bằng sự thán phục. Nhưng có một ý tưởng chợt nảy ra trong đầu bà: “Sơ Cordelia rồi sẽ vào cuộc”.
Trước khi ngâm mình trong bồn tắm Jacuzzi đang sủi bọt do bà đã đổ vào đó chất khoáng lấy từ Suối nước nóng Cypress Point, Alvirah cố nhớ để xếp loại các phiếu đặt phần ăn dính đầy dầu mỡ ở khách sạn. Trong một giờ, bà đã loại bỏ dần để bà sẽ tập trung dò xét cho có kết quả hơn và bà thấy chỉ còn lại bảy phòng đã đặt nhiều ph;”. Bà ta theo sát Rumson khi đọc kịch bản. Bà ta là người nói Emmy mới đóng được vai Diane. Bà ta không biết là Brian đã đổi tên nhân vật. Chắc chắn bà ta đã biết việc Fiona gọi điện cho Rumson. Bà ta đi xuống đó trong lúc ông ta còn chờ điện thoại từ châu Âu. Bà ta không muốn Fiona dính dáng đến Rumson một lần nữa, nên bà ta giết chết Fiona, rồi lấy kịch bản đi. Bà ta chỉ đọc bản phác thảo, không phải bản thảo cuối cùng.
“Sao bà thông minh thế, bà Meehan?”.
Tiếng nói đến từ phía sau. Bà cảm thấy có bàn tay bóp mạnh chỗ eo lưng bà. Bà cố xoay người lại mà nghe thân mình đè nặng lên lan can và tấm sàn. Làm thế nào Victoria vào đây được vậy, bà tự hỏi mà nhớ ra ngay là do chiếc chìa khóa của Brian đã bỏ quên trên bàn nước. Bằng tất cả sức lực, bà cố vùng ra và lao vào kẻ tấn công mình, nhưng một cú đánh lên cổ làm bà quay tròn và gục xuống lan can khi còn chút nhận thức mơ hồ nghe tiếng kêu như khóc của Willy điên cuồng gọi bà.
Willy không ở lại để hát cái điệp khúc “Danny Boy”. Sau bữa ăn tối, uống một ít bia, lựa dịp chúc mừng Pete, rồi như có gì bứt rứt, ông từ giã và ra về. Ông lạnh cả người khi vào căn hộ vì nghe thấy dấu hiệu có ai đang đánh nhau bên lan can sân thượng. Ông gọi tên Alvirah liên tục khi chạy qua phòng khách.
“Quay lại đi mình” - Ông gọi - “Lùi lại ngay”.
Ông nhận thức được việc người đàn bà kia đang làm. Ông bước ra sân thượng, thấy một phần tấm sàn nứt ra và gục xuống, lộ ra một khoảng trống tối đen trước Alvirah. Ông bước tiếp bước thứ hai về phía bà và ngất đi.
“Beth! Diane!”. Trên đường từ trụ sở cảnh sát về phía Nam Công viên Trung tâm, Emmy cứ thầm gọi mãi hai tên đó lúc ngồi sát một bên cửa xe tắc xi. Cô đã ngồi trong khu vực hạn chế của cảnh sát, chờ họ lấy lời khai và đánh máy, não lòng vì lo lắng cho Brian. Cô nhớ ánh mắt anh nhìn cô khi anh nói với Victoria Rumson rằng cô sẽ đóng vai chính trong vở kịch mới của anh. “Mình đâu có sợ gì khi đóng vai Diane hơn là lo cho Brian được vô sự. Nhưng không phải là vai Diane. Brian đã đổi tên Diane thành Beth rồi”. Trong đầu cô văng vẳng lới Victoria nói: “Cô sẽ đóng vai Diane!”. Đó là tên nhân vật khi mới có phần đầu. Victoria nổi tiếng ghen chồng. Bà ta đã mất ông ta về tay Fiona hai năm trong thời gian trước đây.
Sự nghĩ ngợi làm Emmy chợt nhận ra ở đó có một điều bất thường. Cô đứng bật dậy, chạy ra khỏi trụ sở cảnh sát. Cô phải nói chuyện với bà Alvirah, trước khi trình bày với cảnh sát. Cô nghe họ gọi cô lại, nhưng cô không trả lời, cô chận một chiếc tắc xi.
Tới chung cư, cô như chạy đua vào thang máy. Khi cô bước ra hành lang cô nghe tiếng kêu la của ông Willy. Cửa căn hộ đang mở. Cô thấy ông Willy đi ra sân thượng và ngã xuống. Có bóng hai người đàn bà và cô nhận biết được ngay việc gì đang xảy ra.
Như một tia chóp, cô phóng ra sân thượng. Bà Alvirah trước mắt cô, đu đưa bên trên khoảng trống. Bàn tay phải của bà nắm chặt phần lan can còn lại. Victoria thì liên tục đấm mạnh lên bàn tay đó.
Emmy giữ và quặt hai tay của Victoria ra sau lưng. Tiếng thét hung tợn và đau đớn của Victoria vang lên, dội vào bức tường chỗ sân thượng, xuống tận đường phố bên dưới. Emmy đẩy bà ta qua một bên, cô nắm lấy dây lưng áo của bà Alvirah để kéo bà lên.
Bà Alvirah lắc lư. Đôi dép rộng để mang trong phòng ngủ văng trên sàn. Thân hình bà đu đưa như định bay lượn từ trên cao mấy mươi tầng xuống vỉa hè bên dưới. Bằng một gắng sức bộc phát, Emmy kéo bà lên được rồi đẩy về phía trước, cảm thấy cả hai đang ngã sấp trên thân hình bất động của ông Willy.
Bà Alvirah và ông Willy ngủ cho đến trưa. Khi cả hai đều thức dậy, ông bảo bà cứ nằm lại đó. Ông đi vào bếp và mười lăm phút sau ông trở lại với một bình nước cam, một ấm chè và mấy lát bánh mì nướng. Uống hết chén chè thứ hai, Alvirah tìm lại được sự lạc quan thường ngày. “Ông-bạn-đời ơi, cũng may mà thám tử Rooney kịp tới đây sau Emmy để bắt giữ Victoria Rumson, khi bà ta định tẩu thoát. Và, mình biết tôi nghĩ gì không?”.
“Tôi đâu làm sao biết được mình đang nghĩ cái gì” - Willy thở ra rất nhẹ.
“Một trong những lý do mà Carleton Rumson không xin ly dị với Victoria là vì ông ta không muốn tài sản của mình bị chia làm hai. Giờ thì Vicky-Coi-Vậy-Mà-Khá đã vào tù, ông ta không còn lo gì điều đó nữa. Và tôi cam đoan rằng ông ta phải xúc tiến một bộ phim lấy từ kịch bản của thằng Brian”.
“Và mình này” - Alvirah tiếp luôn. “Tôi muốn mình nói chuyện với Brian và bảo nó cưới Emmy đi, đừng để người khác cuỗm mất cô bé”. Bà cười thật tươi “Tôi đã có món quà cưới tuyệt vời cho chúng nó rồi. Đó là những thứ đồ đạc trang hoàng trong nhà toàn màu trắng”.
Chuông cửa rung lên. Ông Willy sửa lại áo khoác và chạy ra. Cửa mở Brian và Emmy bước vào. Ông Willy nhìn hai khuôn mặt rạng rỡ của họ, vặn vặn hai bàn tay của mình, ông nói:
“Cậu hy vọng màu yêu thích nhất của hai cháu là màu trắng”.