CHƯƠNG 8

     hố vắng. Gió lạnh. Trận mưa hồi chiều đã dứt từ lâu nhưng những giọt nước còn vương trên tán lá vẫn không nguôi tí tách rơi xuống mặt đường. Ngọn đèn dầu cháy thắc thỏm trên bàn bán nước. Các cánh cửa chính, cửa sổ của mọi nhà đã dàn dần được khép kín, xa lắm mới có một giọng rao bán bánh mỳ đêm nghe tắc nghẹn. Bánh mỳ đơi... Bánh mỳ đũa cả đơ,..ơ,..i... Có lẽ chỉ về đêm cái phố nhà binh đang biến tướng này mới yếu ớt phục hồi lại được cái vẻ thâm trầm xưa cũ của mình, vẫn lại tiếng cành sấu rơi, tiếng giầy đinh quân cảnh, tiếng quét rác, tiếng mèo đồng tình trên mái ngói... Chỉ khác, cả chiều dài mấy phố, dù người tinh mát đến mấy cũng không còn nhìn thấy những đôi tình nhân lả người trong tay nhau!
 Họ đã uống cạn đến chén rượu thứ hai. Thể xác không nóng lên mà lại tê tái đi, đủ để thèm vô cùng một miếng xôi lạc nóng ở đâu đó, tại sân ga hay bến xe chẳng hạn.
 Khoảng khắc ấy, cái nhìn đã có nhiều bảng lảng của Nam không hiểu sao lại cứ vô cớ ngập ngừng dừng ở góc phố, nơi hình như có một gia đình nhỏ đang loay hoay tìm chỗ nghỉ đêm. Một luồng đèn pha xe máy từ đầu phố quét tới, đủ cho anh nhận ra họ có vẻ là một cặp vợ chồng. Một cao gầy xiêu vẹo, một nhỏ bé tã tượi và cái tã tượi đó có lẽ lại đang bế một đứa bé ngủ im lịm như bế một xác chết trên tay thì phải? Tại đó, vang lên tiếng nhai mía rôm rốp của người đàn ông xen vào tiếng nựng à ơi nhọc nhằn của người đàn bà. Gió vẫn thổi hun hút dọc phố...
 - Uống hết đi, làm chén nữa! Để ý làm gì, cảnh đời đâu chẳng có.
 Mặc cho Bình huých nhẹ vào vai, mắt anh vẫn dán vào đó:
 - Này, một đôi vợ chồng bế con từ r Ở! Nhưng mùa này có phải mùa lũ đâu?
 Này, một đôi vợ chồng bế con từ nhà quê lên ăn xin à? Hay dân Phúc Xá chạy lụt?...
 - Hỏi ông trời - Bình cắn hột lạc đến ráu một cái.
 - Hay dân chạy chợ? Dân lỡ độ đường?... Người lớn còn đỡ, mưa gió thế này thằng bé kia chịu sao nổi! cảm lạnh chết...
 - ơ hay cái thằng cha này! Ra đây uống hay ra đây để ngậm ngùi xã hội đấy?
 Nam vẫn vuột theo ý nghĩ của mình:
 - Hình như có tốp quân cảnh đang đi tới, coi chừng họ xua đuổi thì lại khổ!
 - Thôi, tôi chán cái giọng thương hão ấy lắm rồi ông trung tá ạ! - Bình càu nhàu - Nếu xỉn rồi thì xin mời ông về ông ngủ cho được việc. Nào, đứng lên!
 Có lẽ động lòng trước cái vẻ ngơ ngơ hiền lành của một người không mấy khi la cà xuống quán xá như anh, chị hàng nước lúc này mới cất tiếng nói khẽ khàng:
 - Họ đã cư trú ở đây gần ba tháng rồi đấy. Rõ thật tội! Mưa thì chạy vào núp trong hàng hiên tòa báo, tạnh lại dắt díu nhau ra đây. Mùa hè còn đỡ, đông về, cha con vợ chồng ôm nhau thành một cục tránh gió nhìn mà nẫu cả ruột. Ấy, cũng có đận bỏ đi đâu cả tuần, cả tháng, tưởng đi luôn, cũng mừng nhưng rồi lại thấy họ trở về, tiều tụy xơ xác hơn. Nghe đâu đứa bé này mới sinh được có hai tháng, con gái, nhưng chỉ còi cọc bằng đứa mới nở.
 - Con gái?... Sinh ra ngay trên hè phố? - Nam buột miệng hỏi.
 - Thì còn chỗ nào khác nữa? Cũng may có bà hộ sinh già nhà ở gàn đó chạy ra đỡ hộ rồi đem vào trong nhà ủ ấm được vài tuần.
 - Trời đất! Ăn ở vật vã mà còn bày chuyện đẻ đái - Nam nhăn mặt lại như vừa lên cơn đau đầu - Rồi đứa bé sẽ ra sao? Rồi họ lấy gì mà sống?
 - Vậy mà vẫn sống đấy? - Chị hàng nước cười hiền từ - Sống quấn quýt đáo để. Còn đứa nhỉ, có lẽ ông trời cũng thương, cấm có ốm đau, sài đẹn bao giờ.
 Bình đột ngột đứng dậy:
 - Hết chưa?
 - Cái gì hết? - Nam cũng ớ ra.
 - Là tôi hỏi cái cơn tò mò ngớ ngẩn của cậu đã hết chưa? Cha trời! Mới xa vợ có ít ngày mà đã như kẻ rơi từ trên trời xuống, cái gì cũng hỏi, động cái gì cũng ơ a! Chả trách mấy cụ trên cao. Nói thực, tôi bắt đầu chán ngấy cậu rồi đấy, chán ngấy.
 - Chán thì về trước đi! - Nam cũng vặc lại nhưng mắt vẫn không rời hình ảnh đứa bé trong bóng tối.
 - Căng thẳng gớm nhỉ? Thôi được, tiện đây tôi cũng biếu thêm cho cậu một chi tiết để có cớ mà tò mò cả thế: người đang ngồi rót rượu ra chén cho cậu chính là một bà giáo sư đại học về nghỉ tạm không ăn lương đấy.
 Nam bất giác quay lại nhìn vào khuôn mặt mờ mờ tranh tối tranh sáng của chị bán quán. Chị khoảng hơn bốn mươi tuổi, tóc vấn cao, cặp mắt hay nhìn lơ đi đâu, miệng thi thoảng lại cố tạo ra một cái mỉm cười nhẫn lại.
 - Xin lỗi - Anh hỏi mà không giấu được chút nể nang vừa nhen lên - Chị dạy trường nào ạ?
 - Đại học pháp lý nhưng mà thôi, biết làm gì, chú! Mỗi người mỗi cảnh chẳng nên nói ra, có nói cũng đâu có ai thông cảm, có khi họ lại còn cười. Đấy, cứ ngẫm như cái đôi vợ chồng khốn khổ kìa! ở đã mòn cả vỉa hè rồi nhưng tịnh đã có ai hỏi han một câu đâu, ngoài mấy chú công an, quân cảnh nay xua mai đuổi, ôi dào! - Chị khẽ thở dài - Cũng một kiếp người, đêm ôm nhau ngủ còng queo như con sâu cái kiến, ngày chồng bế con èo ẽo cho vợ đi kiếm tiền.
 - Chị ta làm ở tổ sản xuất hay tổ thủ công nào ạ?
 - Tổ thủ công... chợ. Ra chợ ai thuê gì làm đó, không ai thuê, nói phải tội, đành làm con chôm chỉa, con móc túi, miễn là có tiền. Nói vô phép chú, có lần cháu nhà tôi còn gặp cô ta đi bắt khách ở ngoài ga. Khổ. Người ngợm da thịt tong teo như thế, có ma nào nó màng; nếu có thì lại là mấy gã du côn say rượu chơi quỵt, vừa chơi vừa trấn, có đồng nào lấy hết, lắm khi còn đổ bệnh vào người...
 - Anh chồng chấp nhận ạ? - Giọng Nam chìm xuống.
 - Sao chú lại hỏi thế? Có người chồng nào lại chấp nhận để vợ đi làm cái việc kia bao giờ? Chắc là đi lén thôi. Biết, cậu ấy giết chết. Cậu ấy là người phũ đòn, hầu như không đêm nào là không đánh vợ, có bận thâm tím cả mặt mày, tôi phải đỡ vào nhà lấy rượu mật gấu xoa bóp cho. Vậy mà chị ta không hé răng cãi lại, chửi lại lấy một câu, cứ như cái duyên số, cái nợ tiền kiếp nó bát phải như vậy. Tối tối tôi vẫn thấy mang về cho chồng nào rượu nào thuốc, có đêm còn khệ nệ bưng cả một cái xoong to cái thứ bốc mả xương bò nữa.
 Bị câu chuyện và lối nói chuyện kia cuốn hút, nhà đạo diễn cũng bật hỏi:
 - Vậy ra cái thằng chồng trời đánh thánh vật kia chỉ có một nhiệm vụ trông con mà lại được hầu hạ như đế vương? Sướng thật!
 - Cũng tùy lúc - Chị hàng châm lại ngọn đèn vừa bị gió thổi tắt - Những buổi chiều mưa, nhìn cậu ấy bế con, ngước đôi mắt đục lờ lên ngọn sấu già, thương lắm! Lại còn thỉnh thoảng ru con nữa chứ, mà ru có ra ru đâu, cứ như đang làu bàu một mình. Còn vào những ngày dông gió hay cô vợ ốm mệt, không ra chợ được, cậu ta trao lại, xách bị xách gậy đi trèo sấu. Cũng là trèo trộm, trèo cả ngày, có bận ngã trẹo xương vai, phải bó bột mất vài tuần. Những lúc đó...
 Nghe tới đó, Bình đột ngột đứng dậy:
 - Chị cho tôi mua gói thuốc!
 - Chú mua thuốc gì?
 -À... Du lịch thôi.
 - Gói của chú vẫn đang còn nhiều, mua làm gì?
 - Ra chuyện trò cùng thằng cha quân chủ kia tí chút. Biết đâu chẳng vỡ ra nhiều điều trong bộ phim sáp tới của tôi?
 Miệng nói trơn trớt thế nhưng mắt nhà đạo diễn lại phảng phất một nỗi ái ngại thật sự. Chị hàng lắc đầu:
 - Thôi đi chú ơi! Cậu ta chả chịu mở miệng đâu. Suốt ngày lầm lì, buồn thì nhai mía, vui thì ngơ ngẩn cười, con mắt lúc nào cũng gườm gườm như sắp sửa đánh nhau với ai, hãi lắm!
 Nam buột miêng:
 - Này, thế có khi nào chị nghĩ cậu ta là người đã... từng có tiền án tiền sự chưa?
 - Ôi giời, mấy cái ông này! Nhìn đâu cũng thấy tội phạm cả. Cậu ấy là bộ đội đấy, đã từng chốt ở tiền đồn biên giới, nay hết nghĩa vụ trở về...
 Nam không còn nghe thấy gì nữa! Đã từng chốt ở tiên đồn biên giới... Hết nghĩa vụ trở vẽ... Trong đầu anh bỗng hiện lên hình ảnh người hạ sĩ quê Hà Nội có cái nhìn lì lợm ngày nào... Lãm! - Này, bây giờ ta nói chuyện tình an hem, đừng trên dưới gì hết - Vâng, tôi cũng nghĩ thế - Nghe nói thời kỳ chốt chặn ở biên giới, cậu là một tay súng tốt? - Vâng, thưa thủ trưởng, cũng có lẽ như thế - Nhưng chỉ im tiếng súng có mấy tháng thôi, người ta phản ảnh với tôi cậu đã không còn giữ được phẩm chất ấy nữa? - Vâng, nếu gọi như thế là phẩm chất - Tôi yêu cầu cậu chuyện trò với tôi chân thành và dễ hiểu hơn một chút, và trước hết là xin cậu hãy bỏ giúp đẫn mía trên tay kia cho tôi nhờ - Dạ... thưa, tôi vẫn luôn luôn chân thành và dễ hiểu đấy chứ ạ! Hừm!... Thôi được, nghe nói thời gian ở trên đó người ta có ý bảo cậu viết đơn xin vào Đảng nhưng cậu không viết? - Không viết, vâng! Làm sao tôi có thể viết được khi mà cái người bảo tôi viết ấy lại chả ra lám sao, mới chỉ nghe một quả pháo ở bên kia nổ đã tụt xuống hầm rồi - Hừm... Thế đấy, trên ấy người ta đã giáo dục cho cậu như thế đấy! Chết thật! Thôi được, thế hà cớ gì cậu không chịu đi học sĩ quan trong khi người ta nói cậu có nhiều tố chất để trở thành một chỉ huy có năng lực như sự gan góc, tính quyết đoán chẳng hạn - ở đâu liệu đấy thôi chứ có gan góc quyết đoán gì đâu ạ! vả lại, làm sĩ quan để không nuôi nổi mình, không nuôi nổi vợ con, mỗi làn đi phép phải dành dụm cả năm cũng không đủ như những sĩ quan ở đơn vị tôi, như ngay cả thủ trưởng thì tôi đi học làm gì? - Hừm... Cậu suy nghĩ thật như thế à? - Còn suy nghĩ hơn thế. Thủ trưởng yêu cầu chân thành thì tôi cũng xin đươc nói chân thành - Được rồi, tạm thế đã. Còn vài tháng nữa cậu sẽ ra quân, thế cái chuyện cậu có quan hệ bất chính với cô gái đang là đối tượng của anh ninh xã ấy thực chất là thế nào? Người ta nói đến tai tôi nhiều chuyện lắm! - Dạ! vẫn là chuyện người ta nói. Bây giờ đến lượt tôi: tôi yêu cô ấy, trai chưa vợ gái chưa chồng sao lại gọi là bất chính ạ? - Nhưng còn lý lịch của cô ta. Cậu dẫu sao cũng là bộ đội? - Xin phép thủ trưởng cho tôi được miễn nói thêm câu chuyện thuộc về riêng tư này bằng một thông tin nhỏ: cô ấy đã có mang và chỉ một ít ngày nữa là đẻ. Báo cáo hết! - Trời ơi... Lại thế nữa! Rồi cuộc sống của cậu sẽ đi đến đâu? Rồi cuộc đời của đứa bé? - Cám ơn thủ trưởng đã quan tâm nhưng tôi nghĩ cứ để cho nó trôi đến đâu tính đến đó, còn hơn là cứ đi định trước rồi suốt đời lúng túng, than thân trách phận như ông cụ nhà tôi, như... xin lỗi, như các thủ trưởng - Thôi đi! Cậu không có quyền được nói thế, không đủ tư cách, không nhân danh cái gì để ăn nói như thế cả - Vâng, tôi đã xin lỗi... Thủ trưởng bảo tôi im thì tôi im nhưng con mắt thủ trưởng hình như lại không bảo như thế - Tôi không nói chuyện với đồng chí nữa. Đồng chí... quá quắt lắm! - Vâng! Đồng chí Lịch Lãm! Có tôi! - Tôi buộc phải ghi vào lý lịch đồng chí những điều không tốt lắm đâu về tác phong, tư tưởng khi đồng chí trở về địa phương - Tùy thủ trưởng. Nhưng tôi chỉ muốn nói là sau này có thể gặp lại hay không gặp lại thủ trưởng, mong thủ trưởng cứ ngẫm lại lời tôi đúng hay sai. Dù vậy, thủ trưởng cũng là một trong số không nhiều những người ở trung đoàn được bọn lính chúng tôi thực sự quí trọng, xin thủ trưởng đừng lo cho tôi, thương hại tôi mà hãy quay lại lo cho mình. Đấy là câu nói chân tình thẳng thán mà ba năm ở lính đã dạy cho tôi biết cách nói như thế...
 - Này, cậu có biết thằng cha trời đánh thánh vật đó là ai không?
 Câu nói của Bình khi anh ta từ chỗ hai vợ chồng ấy trở về đã khiến Nam giật thót người, cũng như gần đây, từ lúc Thảo ra đi, anh hay sinh tật bàn thần để rồi thỉnh thoảng lại giật thót người lên như thế.
 - Chính là cái thằng đã lảng vảng trước khu tập thể nhà cậu và đã từng vào quán của ông già vợ cậu với cung cách rất hỗn...
 Theo như lời Bình tả thì gã còn rất trẻ, mặt mày dị hợm đúng như chị hàng nước nói. Khi Bình mon men đến gần, móc thuốc ra mời: “Ê, làm một điếu cho ấm phổi, anh bạn!” thì anh bạn chỉ khẽ nhìn lên, rút một điếu giắt vành tai, bật ra một tiếng cám ơn khô khỏng rồi lại ngồi xổm xuống ba toa đường, tiếp tục gặm mía. Bình bảo nhìn cái cách gã ta gặm mía mới khiếp! Gần như nhai cả vỏ, nhai bằng cả răng hàm lẫn răng cửa, chỉ cần vài cái rốp rốp là đã bay đứt đi một đẫn dài, bã mía phèo phèo đùn dưới chân cả đống. Người răng lợi trệu trạo đá bóng trong miệng như Bình, nghe gã nhai rau ráu mà ớn lạnh cả xương sống. Này, Bình cũng ngồi xuống hỏi bỗ bã, rét vậy mà vẫn ăn mía không sợ cóng răng sao anh bạn? Anh bạn vẫn làm thinh không trả lời, chỉ gúc gắc cái sọ to tướng rồi lại... rốp rốp! Ánh sáng ngọn đèn cao áp mới mác xanh lét như đèn nhà mồ soi thẳng vào cái miệng thâm sì, đày râu và phồn thực như lúc nào cũng thèm ăn thèm uống của gã. Soi cả vào con mắt vô hồn vô cảm gần như không có tư duy ấy nữa. Và quần áo, trời, nó mới bốc mùi chua loét làm sao! So với lần gặp trước thì lần này hắn có vẻ bợt bạt đi nhiều! Chán, Bình mới bỏ gã đấy, đánh mắt về phía sau, đụng ngay phải cô vợ đang ôm con ngồi sát chân tường. Nghe được cả tiếng muỗi bay vo ve phát ra từ đó. Bất ngờ chị chàng nhô mặt ra ánh sáng, nháy mắt với Bình một cái đến gớm rồi làm một động tác xin thuốc rất láu bằng hai ngón thay bắt chéo khô xác. Bình định móc thuốc ra cho thì... Cái gì? Anh chồng quát lên một tiếng hùng dũng có lẫn cả đờm, cả nước mía bắn ra. Hai ngón tay ả thụt nhanh lại và cùng lúc, mái tóc xơ xước chác hàng tháng nay không chải gội kia gục xuống cam chịu như một tội nhân tử hình. Tự nhiên điên tiết vì cái vẻ độc tài vô lối của cái gã dở người dở ngợm ấy, Bình mới hắng giọng tiến đến, vỗ mạnh vào xương vai gã : “Này, quát gì thế? Cô ấy muốn hút thuốc thì cứ để cho cô ấy hút. Cũng là một cách chống lạnh chứ sao?” Gã vẫn chẳng thèm trả lời, chỉ chuyển ánh mắt dài dại từ người vợ lên ngọn cây và lại... rốp rốp!
 - Mẹ khỉ - Bình kết luận - Tao mà có sức khỏe như mày thì nhất định vừa rồi tao sẽ dần cho hắn một trận cẩn thận.
 - Cậu ấy ăn mía à? - Nam hỏi lơ đãng.
 - Mía. Ăn như voi.
 - Môi dày à?
 - Dày như môi trâu - Mắt nhìn lỳ lỳ à?
 - Lỳ. Như mắt tướng cướp.
 - Cậu về trước canh chừng con bé cho mình một chút, được không?
 - Làm gì?
 - Mình muốn ra đấy. Rất có thể cậu ta là...
 - Là ai thì cũng muộn rồi. cả nhà đã rúc gọn vào trong mảnh chiếu ngáy khò khò rồi. Cậu ra lơ mơ không khéo lại làm hắn nỗi cạu lên, mất công. Đấy là chưa kể con chó hắn nữa. Nó cũng làm lầm như chủ, thỉnh thoảng lại nhe răng gừ lên một tiếng, kinh chết! Rốp rốp! Ha Ha! - Bình hoa chân múa tay như làm hề. - Trên đời tao chưa từng thấy một thằng cha nào ngốn mía ngon lành như hán cả. Ăn mía như ăn chuối, nhìn mà phát thèm. Thôi về, muốn ra thì để tối mai. Con bé tỉnh dậy không thấy bố thì lại khóc nhắng lên bây giờ. Rốp rốp... sướng!
 Nhưng rồi ngày hôm sau, cô bé Niên Thảo thiếu sự nhắc nhở tỉ mẩn mà chỉ có ở người mẹ mới có được, đã sơ ý để trống cổ khi đi học và bị viêm phế quản nặng. Nam phải xin nghỉ một tuần để trông con nên không còn lòng dạ nào nhớ được đến đôi vợ chồng kia. Tới khi con bé đến trường được thì cũng với những lo toan lặt vặt của cảnh gà trống nuôi con, cái hình ảnh ấy dường như cũng không còn đọng lại trong anh bao nhiêu nữa. Vả lại, đoạn đường anh đi đến nhiệm sở là đoạn đường hoàn toàn ngược chiều với cái góc phố có nhiều bóng tối ấy.
 Cho đến một lần...