CHƯƠNG 6

    
ị tướng đã về hưu giờ đây đang bán cà phê cùng với người vợ già tại ngay căn phòng mặt tiền rộng có hơn chục thước vuông của mình. Nếu bà vợ đứng bán thì ông lui cui đập đá, chế nước sôi. Nếu khách đông, ông sẽ tự tay bưng bê cho thiên hạ luôn.
 Sáng nay chủ nhật, trời lại ẩm áp nên khách vào ngồi kín cả bốn bộ bàn ghế mây thấp xịt kê sát chân tường. Riêng Bình như mọi ngày, vẫn ngồi một mình ở cái góc sâu nhất, tối nhất. Đây là cái giấc anh nghỉ ngơi tốt nhất trong ngày. Vị chủ quán cao lớn này chẳng xa lạ gì với anh. Khi ông làm tư lệnh mặt trận thì anh cũng vác máy quần nát từng hố bom ở đó. Cho nên giữa hai người nảy sinh một tình cảm khá đặc biệt, vừa là bạn vong niên, vừa một thời là cấp trên cấp dưới.
 - Thế là quán ta khai trương được non một tháng rồi đấy cụ nhỉ?
 Ông già kéo ghế đến ngồi cạnh anh. Tuy đã ngoài 65 tuổi nhưng dáng dấp còn nhanh nhẹn, quắc thước, bước đi lúc nào cũng giữ đúng 75 phân theo lối đi trước hàng quân bạt ngàn súng ống ngày nào.
 - Một tháng thiếu ba ngày, sau khi con Thảo nó đã đi được ba tháng - Vị tướng gật gù - Về hưu bắt đầu thấy buồn quá! Ngày trước mỗi buổi sáng dậy là bốc điện thoại gọi đi hàng chục nơi, nay ngồi pha trà uống một mình, dưới bàn thì chó gậm gấu quàn, trong bếp bà ấy nhổ bã trầu như gián đậu trên tường, thế là nảy ý muốn phải làm một cái gì đó chứ không ngày nào cũng ngồi nhìn nhau thì chán ốm.
 - Khá! Cụ nghĩ được thế là khá! - Bình giơ tay vỗ vào đầu gối ông già cái bộp như thói quen có thể thoải mái với bất kỳ ai, dù cương vị của người ấy uy quyền chất ngất như thế nào - Cụ cơi nới bằng tiền túi hay quân đội đài thọ?
 - Làm gì có cái quân đội nào đài thọ vào đây - ông vỗ trả lại người bạn trẻ một cái vào vai - Cái cậu này nói năng xa thực tế bỏ mẹ!
 - Tức là tự bỏ tiền. Cụ lóng rày giàu gớm!
 - Ăn cưóp được mà giàu à? của thằng Um nó giúp đấy. Cậu còn nhớ cái thằng Um, tiểu đoàn trưởng trinh sát cánh nam Thành cổ không?
 - Um... Tên gì mà nghe như chum chậu vỡ - Bình so vai rụt cổ - càu trời cho kẻ hèn này đừng một lần trong đời phải gặp hán. “Um oam gì? Đồ thối um thì có. Độc một việc là nắm cho được chúng còn bao nhiêu họng pháo mà cũng trật cái con c...” Làn ấy cụ đã quát hắn như vậy đúng không?
 - Quát. Quát thật lực chứ lị. - ông chủ tiệm cất tiếng cười vang, cái cười thật sảng khoái - Giờ đây nó là chủ một cái nhà ngục lớn nhất nước nhưng tâm tính vẫn mát mẻ và chân tình đáo để.
 - Gớm! Ông bác độ này cũng đại ngôn ghê!
 - Đại gì? - Vị tướng già trừng mắt - Sau lần ấy; mình tưởng với cái tính lầm lì khó hiểu của nó, nó sẽ giận mình đến già. Vậy mà biết mình đây, đã nghỉ hưu, cuộc sống đang khó khăn, nó phóng xe zeep ào tới như bát phạm và đặt vẩn đề luôn: “Thủ trưởng sống như thế này là không được, là xúc phạm đến anh em, xúc phạm đến những thằng đã chết!” Tưởng nói rồi bỏ đấy, không ngờ ba hôm sau nó cho người chở vật liệu đến và tự đứng ra chỉ huy thi công ào ào. Xong việc, trả tiền, đã không chịu lấy lại còn nói: “Để trả ơn cái đận bị mắng đó. Nhờ được mắng mà tỉnh người, nên người”. Cuộc đời ngẫm có khoái không?
 - Khoái vừa. Thế là cụ sống về hậu vận. Thói thường, đương quyền anh sống ra sao thì về nghỉ, anh sẽ gặt hái y sì như vậy. Phố này có hai vị tướng ngang cấp cùng nằm trong quân y viện, vị tướng này giường chiếu vắng ngát chả ma nào đến thăm còn vị tướng kia lại luôn luôn bị y tá dựng dậy vì thiên hạ đến tìm nhiều quá! Cũng như cụ...
 Đang nói, Bình chợt dừng lại. Từ ngoài nắng, cái gã vận quân phục nhếch nhác đêm nào đang khật khưỡng bước vào. Ánh ngày làm cho mày mặt gã đỡ cô hồn hơn nhưng lại làm tôn thêm vẻ lì lì dại dại trong đôi mắt. Đôi mắt ấy gườm gườm đảo lia ra xung quanh, săm soi vào tận mặt từng người rất hỗn rồi, cùng với cái thân hình nhàu nát được thả xuống ghế cái rác, nó găm thẳng vào kẽ tường, dán chặt.
 Bình chưa kịp nói gì thì ông chủ quán đã tươi tỉnh bê đến, đặt trước mặt gã một ly cà phê bốc khói.
 - Có hút thuốc không chú? - ông hỏi.
 Gã không trả lời, thậm chí không cả thèm gục gặc đầu cái đầu một chút nữa. Thằng mất dạy! Bình chau mày lại. Chác nó không biết người đang đứng trước mặt nó là loại người nào? Đoán được thái độ của Bình, ông tướng ngồi xuống cười:
 - Bốn mươi năm thiên hạ bưng bê cho mình rồi, nay mình bưng bê lại thì có sao nào? Mà lại bưng bê có tiền hẳn hoi. Nhưng coi chừng, nếu mà cha nào giở giọng: “Ê, thiếu tướng! Cho một ly cà phê!” thì sao nào? vẫn bê như thường nhưng giá sẽ tăng gấp đôi. Lúc ấy là tướng bê rồi. Khà...
 - Bê biếc gì? - Bình có vẻ cáu - Sao cụ không cho thuê quách cho rồi. Đỡ lằng nhằng mà lại nhàn thân?
 - Nhưng lại mất chủ quyền. Nhà của mình mà mình cứ đi ra đi vào khép nép như cái đứa đi nhờ. Đấy là chưa nói đầu hôm sớm mai họ còn làm đủ trò đủ chuyện dớ dẩn khác nữa. ở đời cốt cái chữ NHÀN ông bạn ạ! Tiền hưu cộng với tiền bán cà phê cũng tạm đủ sống. Sáng ra vườn hoa tập mấy bài dưỡng sinh, chiều đi ra câu lạc bộ làm mấy ván cầu lông, tối về rủ bạn già chơi tổ tôm, thế là thảnh thơi, không ham hố gì.
 - Cụ lại khá nữa rồi - Bàn tay Bình vỗ vào đùi ông già cái nữa - Triết lý ghê! Triết lý cà phê đen, mới uống thì đắng, uống vào ngọt lâu đấy. Em cứ xin cụ cái ý này vào kịch bản đang viết dở của em. Thế... cụ có định làm ăn lớn hơn không đấy?
 - Lớn gì? - Đến lượt bàn tay ông già lại vỗ trở lại vai Bình - Cậu là thằng nghệ sĩ mà hỏi dở hơi bỏ mẹ! Mình chỉ cốt dành ra cho được 3 triệu để làm ma cho hai ông bà già nghỉ. Mình một triệu, bà ấy hai triệu.
 - Cha mẹ ơi! Chết xuống đất mà vẫn còn phân chia một với hai!
 - Chia chứ. Ngày xưa bà ấy nuôi con cho mình đi đánh nhau, bây giờ về hưu bà ấy lại tiếp tục nuôi mình, vẻ vang gì mà đòi công bằng. Hử? Chỉ tiếc - Giọng nói ông trầm xuống - Giá thức thời mở quán ngay từ đầu thì đâu đến nỗi con cái nó phải đi...
 Thực lòng chẳng hề muốn làm người bạn già sa vào những dòng tâm sự ngậm ngùi mà chính bản thân mình cũng đang hết sức nhức nhối, Bình đưa mắt sang gã trai vẫn đang ngồi im phác, ánh mắt vục sâu vào ly cà phê đã vơi được quá nửa.
 - Này cụ!
 - Cái gì?
 - Tay nào thế? cẩn thận đấy, kẻo không được đồng lãi nào lại...
 - Sao phải cẩn thận? Quán bình dân bên đường, ai vào cũng được, từ tướng đến lính, từ giàu đến nghèo đều đối xử như nhau.
 Bình định đứng dậy cáo từ để nhường cho khách thì ngay ngưỡng cửa, cái bóng cao to của Nam đã lù lù xuất hiện. Rồi tiếng cô bé Niên Thảo vang lên thật trong trẻo:
 - Bố Bình... Bố Bình bế Thảo!
 Chưa nói hết câu, cô bé đã chạy đến sà vào lòng, hai cánh tay trắng xanh bá lấy cái cổ gầy guộc của anh. Người ta thấy khuôn mặt râu ria rậm rì của nhà đạo diễn có tiếng là gai ngạnh lâu nay mệm lại, mềm đến nao lòng.
 - Còn bé lắm đấy... Thế là con gái tôi khỏi ốm rồi - Cà nhẹ hàm râu vào má cô bé, không nhìn Nam, anh đứng dậy - Thôi xin phép cụ, em về. Một buổi sáng đẹp trời như thế này có họa là điên mới ngồi lâu trong nhà.
 Chính khi nói câu ấy, Bình thoáng thấy gã trai nhếch nhác ấy đứng nhanh dậy, nhìn rất lạ vào mặt Nam một cái rồi lách người đi ra. Và trái với dự đoán của anh về một sự uống quỵt, gã còn kịp để lại trên bàn ba tờ giấy hai trăm đồng nát nhàu.
 - Ngồi lại thêm một chút được không Bình? - Nam nói - Bố con mình đang cần đến cái bộ óc sác sảo của cậu.
 - Sáng nay đầu óc mình hoàn toàn hỏng rồi. Nếu có phát ra tín hiệu gì thì đó chỉ có thể là những tín hiệu méo mó mang tính chửi đổng thôi.
 Loan, cô con gái út của ông tướng từ trong nhà bước ra, tay còn vung vẩy cái chày gỗ bé xíu dùng để đập đá lạnh. Cô em giống chị nhưng cũng khác chị lạ lùng! Một đằng dịu dàng, một đằng cứ soi sói; đằng này mọi cảm xúc rút ẩn vào trong, đằng kia tất cả cứ phát lộ, bung nở ra ngoài. Cô vận một cái quần sooc bò ngắn, gấu te tua, để hở ra đôi bắp đùi dài tròn và ngăm ngăm đen, dấu vết của những lần đi bơi biển hay bơi hồ mùa hè vừa qua. Cô nhìn về phía Bình, dấu môi:
 - Thì cứ phát. Nhà này có phải sở cảnh sát hay cơ quan tư tưởng đâu mà anh Bình ngại?
 Nhà đãng tử thoắt trở nên lóng ngóng như con thú đi đêm bị ăn đèn. Cô gái để bật ra một tiếng cười trong vắt khiến anh chàng càng lóng ngóng hơn. Nam làm mặt nghiêm:
 - Cái cô này, nói năng độc địa vừa vừa chứ kẻo sau này lấy được thằng chồng, nó chỉ lừ mắt cho cái lại im thít.
 - Nếu ở đời có một thằng chồng có con mắt như thế? - Loan lại dầu môi.
 Cô gái 25 tuổi, cái tuổi tất cả đang bào kỳ chín mọng ấy sẽ còn đứng đó mà dầu môi dấu miệng ra nữa nếu không có thêm hai người khách bước vào. Vừa trông thấy người đàn ông đứng tuổi đi đầu, dáng ốm 0, mặt mày u buồn, mặc cái áo bay màu nõn chuối, cô gái đã reo lên:
 - Ôi! Chào chú Um! Sáng nay chú có bắn thêm một ai nữa không mà trông có vẻ âu sầu vậy chú?
 - Người đâu ra lắm thế, cháu? - Người khách trả lời với cái cười héo hắt như chính anh ta mới là người sắp bị giải ra pháp trường.
 - Cháu dặn này, nhưng chú phải nhớ đấy nhớ, khi nào chú bắn một tên tham nhũng hay một tên buôn lậu nào đó, chú phải nhớ gọi cháu đi xem với. Bao lâu nay người ta chỉ bắn trên miệng, trên báo đài, chán lắm!
 Đang nói, cô gái chợt dừng lại vì nhận ra cái mỉm cười rất sáng hướng về phía mình của người khách sang trọng, đẹp trai, mặc comple đen, trông hệt một nhà tư sản ngoại quốc đứng phía sau Um. Ai đó chú? Con mắt to và đẹp giống chị của cô nhướng lên như muốn hỏi.
 - À quên! - Người có tên Um không nhìn cô gái mà quay sang ông tướng và Nam - Đây là cậu Hùng, vốn là học sinh miền Nam rồi vào đơn vị trinh sát của em chắc bác và Nam không nhớ. Một tay oánh giặc cũng cừ, giải phóng xong, cậu ta chuyển ra ngoài và nay là một tổng giám đốc có uy tín ở Sài Gòn, dịp này ra Hà Nội vừa thăm lại kỷ niệm xưa vừa nhân thể kiếm chỗ đặt môt cái đai diên.
 Đang lặng nhìn tẩm ảnh mặc quân phục, đội nón tai bèo, trẻ đẹp như một cô văn công giải phóng của Thảo treo trên tường, nghe giới thiệu, Hùng giật mình quay lại, đi đến ôm chặt lấy vị tướng trong vòng tay mình, không nói câu nào.
 ơ!... Ông đạo diễn bụi đời đâu rồi - Tiếng cô gái kêu lên tinh nghịch - Đi rồi à? Thoáng thấy bóng ông bạn tổng giám ngục đã vội đi ngay à? Phí thế! - Cô quay sang Hùng, vẫn ánh mắt tinh nghịch - Em chào ông giám đốc. ông giám đốc dè chừng đấy nhé! Chú Um em là sắt đá lắm, ngay cả anh em ruột thịt cũng không nương tay đâu.
 - Cái con này, vào trong nhà giúp mẹ mày đi!
 Ông tướng mỉm cười, lắc đầu nhìn theo con gái, cái nhím mà ngoài tình phụ tử ra, nó còn xen lẫn cả một chút tình bạn vào.
 Trong lúc đó, Nam hồn hậu tiến lại siết chặt tay Hùng, cái siết tay của những người đã từng đi qua chiến tranh, cùng sống chết trong một binh đoàn lâu ngày gặp lại...
 Sau này, trong kịch bản phim về căn phố ấy, đạo diễn Bình có ghi một hàng chữ gạch dưới: “Buổi sáng định mệnh kia, đâu có ai hay rằng, một bất hạnh ghê gớm đã được an bài! Lạy trời! Giá như cả cái gã tướng mạo dễ sợ và cả cái ông cai ngục đừng rủ nhau đến môt lúc như điềm báo trước...“