CHƯƠNG 9

     ã gần nửa đêm rồi nhưng Nam vẫn chưa chợp mắt được chút nào! Ngoài trời lại đang mưa tầm tã. Cái lạnh cuối đông và những giọt mưa đầu hè ngào trộn, sói buốt vào đầu óc anh. Từ ngày Thảo vắng nhà, không hiểu sao anh lại sinh chứng mất ngủ, chứng bệnh mà ở anh chưa bao giờ xảy ra cả. Ăn khỏe, ngủ khỏe, nghỉ khỏe, làm việc khỏe... hết thảy đều khỏe là thuộc tính của anh. Vậy mà... chắc hẳn chẳng đơn thuần là bức bách chuyện thể xác, anh chắc mẩm thế dẫu rằng ngày trước anh háo hức tìm đến nó mỗi ngày như một cảm hứng khôn nguôi. Anh chỉ cần có chị, trọn vẹn khao khát chị. Chị đi vắng, khối sinh lực trời phú nơi anh vẫn tràn trề như thế, hơn thế nhưng thực sự chưa một dáng hình đàn bà nào khiến anh bận trí. Một vài cô kỹ sư, nhân viên chưa chồng hay có chồng thấy anh lủi thủi một mình đã sán đến khen anh mặc quân phục quá đẹp, như sĩ quan nước ngoài; khích bác anh sao lành thế, bộ ngực, cánh tay nở cuồn cuộn thế kia mà lại để không thì nó teo tóp đi mất; có cô mạnh dạn hơn còn tìm đến anh tại nhà, lúng liếng mát nói rằng nếu cần ngày ngày cô sẽ đi chợ, dọn dẹp, cơm nước cho hai bố con... Nhưng anh đều cười trừ. Cuối cùng mấy cô đâm chán mà quay đi cả. Anh giống như kẻ uống được rượu, uống rất giỏi nhưng không nghiện. Có, uống bao nhiêu cũng được; không có thì thôi, chẳng tơ vương chút nào. Hay là có nỗi lo mơ hồ nào đó ngày ngày bủa vây, xâm lấn lầy cái đầu óc hiền lành, ít khi nào chịu lóc lách nghĩ sâu vào các trạm huống nước đời, tình đời của anh? Hình như... cũng không phải. Tuần nào chị cũng viết thư về, thư sau dài hơn, nồng nàn hơn thư trước, đến nỗi anh có cảm giác cơ thể nếm được hơi hướng thơm ngậy của bộ ngực tròn căng của chị trong đó...
 “Trên đời này, trước đây, hiện nay và mãi vẽ sau, em chỉ có con và anh. Chính vì anh và con mà em đã làm việc hết sức mình. Thời gian đối với em bây giờ là làm việc, làm việc không biết đến ngày nghỉ, không biết đến thú vui tôi thiểu mà đám bạn em chúng chẳng chịu bỏ sót một buổi nào; làm việc để tăng thu nhập và làm việc để cô quên được Hà Nội, quên được anh và con trong giây lát (Nếu có thể quên đươc???) Nam ơi Mỗi lần nhớ đến con, nhớ đến tiếng gọi xé ruột của nó trên sân bay hôm ấy là e cứ muốn bỏ quách hết thảy để bay ngay về... Hà Nội mùa này chắc vẫn còn lạnh? ở nơi đây, giữa cái thành phố sáng choang và sầm uất, em bỗng dưng thương cái thành phố nghèo nàn và lam lũ của chúng mình quá! Thương như thương chính cuộc đời của vợ chồng mình cho nên em biết rằng sẽ chẳng bao giờ em có thể rời xa được nó.
 ... Có nhớ em nhiều không? Yêu nhiều không? ôi! Giá lúc này mà có anh ở bên nhỉ? Em sẽ dẫn anh đi dạo suốt đêm, ăn đủ các thức ăn ngon nhất, sẽ vùi mặt vào ngực anh ngủ một giấc thật dài mà không phải lo toan tính toán gì cả, còn bé Niên Thảo nữa?... Nam có biết không? Cứ mỗi lần ăn một trái nho mọng nước, một trái táo thơm lựng; cứ mỗi làn cắn một lát bánh mỳ trắng có phết bơ, phết pho mát, mỗi làn trở vẽ căn phòng đày đủ tiện nghi có ti vi màu, tủ lạnh, có hệ thống sưởi ấm là em lại trạnh nhớ đến nó, thương nó đến rã cả người!... ở đâu, làm gì, khuôn mặt dễ thương với đôi mắt to tồi tội, với nước da xanh xao, với hàm răng nám đen vì uống nhiều kháng sinh của con cũng hiện ngay trước mặt. Em nhớ in mặt nó, nhớ nhiều đến nỗi lắm lúc em không còn hình dung nổi mặt nó ra thể nào nữa? Nhớ những câu nói ngộ nghĩnh của nó hồi nhỏ: “Mẹ ơi! Cái ông máng nhà ta nó... đái mẹ kìa ư Mùa đông, phải tra thuốc nhỏ mũi nhiêu quá, một lần xem ti vi nhà hàng xóm vẽ, nó nói: “Cái ông Tây ấy mà cái lỗ mũi to thể, chắc không bao giờ ngạt đâu mẹ nhể?”... Nhớ nhiêu lắm! Nhớ cả cái lần em đã đánh nó vì mới hcn nóng đầu một tí đã đòi mẹ mua phở! Trời.. Sao em lại làm thể? Chả nhẽ vì tiếc tiên một bát phở mà lại nỡ đánh con ư? Thảo ơi!... Từ nơi xa con có tha lỗi cho mẹ không? Chờ mẹ, khi trở về mẹ sẽ cho con gái của mẹ sáng nào cũng ăn phở chán thì thôi...“
 Cứ vậy, một tháng 4 làn, có khi cả 5 lần, những trang thư thấm đầy nước mắt ấy miệt mài, tức tưởi bay về với bố con anh. Những dòng nào có thể đọc to lên được cho cả hai bố con cùng nghe, dòng nào cần kín đáo, về đêm anh thầm giở ra đọc một mình, đọc đến thuộc lòng. Cũng có bận một tháng rồi hai tháng, nhà tự dưng không có thư. Hai cha con thực sự bồn chồn, cứ có tiếng gõ cửa là cả hai vội chạy ra, nhớn nhác. Con bé ngơ ngẩn hẳn đi, còn anh, nỗi hoài nghi đã được mai phục từ đâu đó ẩn sâu trong lòng chợt đen rầm kéo tới... Thì ra những tờ giấy mỏng tang này con ngàn lần quan trọng hơn những chiếc vali, những cái Mifa, cái kích... được đều đặn gởi về. Tâm sự này anh chẳng thể san sẻ cùng ai được, kể cả thằng bạn nối khố là Trọng Bình. Nhưng rồi thư lại đến, đến trùng lặp, đến tới tấp như một sự đền bù. Hóa ra thư bị thất lạc. Nét mặt của hai bố con lại bừng sáng, bữa cơm âm thầm trong nhà lại có chuyện mà nói, mà kể với nhau. Và bao giờ cũng thế, cứ hai lá thư về thì có một lá thư được gửi đi. Trong cái lá đi đó, tất nhiên bố viết là chủ yếu nhưng khi nào cũng kèm theo mấy dòng ngọng nghịu của con... Mẹ ơi, con chẳng giục mẹ về nữa đâu. Mẹ cứ yên tâm ở bên đó, nhưng bố bảo mẹ làm việc ít thôi. Khi nào ăn nho, ăn táo, ăn bánh mỳ trắng... Mẹ cũng đừng thèm nghĩ nhiêu đến con nữa. Bố bảo mẹ giữ gìn sức khỏe là chính để sau này trở vè, mẹ vẫn đẹp và vui như cũ...
 Sự sống, niềm vui nỗi buồn của hai cha con gán liền với những lá thư đến nỗi có làn Bình phải kêu lên: “Thương cho mày, rất thương Nam ạ! Người ta thì vọng phu, mày lại tính tạc cái tượng đài vọng thê dớ dẩn ngay giữa lòng Hà Nội ngổn ngang chẳng ai vọng ai này hay sao thế?” Anh chỉ cười. Cười mà ánh mắt cứ im lịm dõi vào trong...
 - Mẹ các anh! Các anh chơi thế là xấu thói, là đ. được! Giấy má chứng từ, hóa đơn có đủ mà các anh phạt cái con c. gì? Được, phạt thì thằng này thí nhưng xé biên lai đi!... Sao! Lại không có biên lai à? Muốn ăn đêm à?... Thôi được, coi như xong. Là cảnh sát nhà thì coi như xong, xong béng, hơn trăm ngàn thì ăn thua cái con mẹ gì! Nhưng nếu là cảnh sát nơi khác thì thằng này đi tới cùng đấy. Chính năm tù tội còn đ. ngán, thử hỏi ngán gì cái trò phạt bẩn này...
 Giữa đêm khuya, cái tiếng nói bật lên ông ổng đó như muốn đánh thức cả hàng phố dậy. Nam trở dậy, đi đến bên cửa sổ nhìn ra... Ai thế nhỉ? Ai mà dám ăn nói với công an cần rỡ như thế nhỉ?... À, thì ra lại là cậu Dũng, cái tay vừa ở tù ra đang xây nhà ba tàng cho cha mẹ. Hán đang đứng đó, quân phục dạ len, mũ cối, mắt nhìn bạc phếch dưới ánh đèn đường. Trước hắn là hai người mặc sắc phục công an đang tỏ ra thực sự bối rồi, người đứng trước cứ gục gặc cái đầu ra ý bảo hắn khẽ khẽ cái mồm chứ, người đứng sau lảng lảng chân dàn vào bóng tối như muốn tránh cái nhìn từ đôi ba cánh sổ vừa mở ra.
 - Này! Anh không được nói hồ đồ như thế - Người công an đứng trước cố ghìm giọng -Thế nào là phạt bấn hả?
 Tiếng hả chẳng có tác dụng gì, ngược lại, chỉ khiến cho giọng nói của kẻ ngang ngược kia to hơn:
 - Thế là phạt bẩn đấy. Này, đây nói thật, nếu cần tiền uống bia, hút thuốc thì cứ nói mẹ nó ra. Làm được mười, đây cũng chả tiếc gì những người ăn hơn một đâu. Lại cứ thích ra oai kia. Muốn ăn cũng có cách ăn cho nghe được chứ!
 - Thôi anh đi đi, lắm chuyện, lần sau...
 Tiếng nói ấy chìm dần và thoáng chốc, cả hai bấm nhau lủi vào một góc phố tối tăm bên kia đường. Cô gái béo tốt, ăn vận sặc sỡ, tóc uốn bồng có lẽ là người tình hay vợ gì đó của hắn từ trên ca bin chiếc xe ô tô loại nhỡ chở đầy bàn ghế, hàng họ Trung Quốc nói vọng xuống bằng cái giọng khàn khàn của người đi đêm đi hôm nhiều:
 - Anh buồn cười thật đấy! Họ đã biết nhún rồi thì thôi, làm thế, mai này chỉ mua thù, chuốc oán, khổ vào thân chứ ích gì?
 Bất ngờ anh chàng đi buôn bật cười lên một tiếng khoái trá:
 - Suốt 9 năm trời bị coi như giống chó, nay có dịp cũng phải giả vờ lên cái giọng con người cái chứ. ố hô! Nhìn các chư vị đại biểu luật pháp lủi mới nhanh chưa kìa! Mẹ! ở đời bây giờ, muốn có giấy thì không có xin, muốn có xin thì đừng hỏi giấy. Đằng này lại muốn cả hai kia, thì phải chịu nhục chứ sao? Thôi, bảo nổ máy đi! Tôi buồn ngủ thấy con đĩ mẹ rồi đây. Ba ngày ba đêm thức trắng mới kiểm ra tí tiền chứ có ăn không được của ai?
 Chiếc xe nổ máy. Mùi xăng thơm như mùi dây cháy chậm. Lát sau, cả người cả xe, cả đống hàng ngoại quốc đều mất hút vào bóng đêm lác đác tiếng mưa như một ảo ảnh bụi mờ.... Chỉ còn mầu quân phục dạ len dành cho cấp tá chác của ông bố đã về hưu để lại cho hắn là còn đọng trong lòng anh. Buồn thật! Một nỗi buồn tê lạnh, không mùi không vị, không có hình thù thừa cơ choán lấy đầu óc... Tại sao họ lại làm thế? Chả lẽ chỉ vì hơn trăm ngàn bạc vô lý ấy họ có thể cho bất cứ ai hạ nhục cũng được sao? Tất nhiên cái cậu Dũng ấy cũng hơi quá nhưng mà... buồn thật, cuộc đời lộn tầm bậy hết rồi!
 ... Anh chợt nhớ đến kỳ đi công tác vào Nam năm ngoái, lúc Thảo còn ở nhà. Trước cửa bến xe ô tô phụ đi miền Tây, vào khoảng nửa đêm, bỗng ngay con đường chạy ngay ven dinh Độc Lập cạnh đó vang lên tiếng đánh chửi nhau chí chóe. Nằm trên ghế bố ngoài trời chờ sáng; muỗi cắn quá không ngủ được, cũng tò mò như đêm nay, anh tẩn mẩn đi ra xem. Một cảnh tượng khó có thể tin được đang diễn ra dưới lòng đường: Một ả đàn bà ăn mặc te tua, son phấn trát bự, chiếc răng cửa chỉ còn lại một hút đen ngòm đang vừa chửi xoe xóe vừa tiến công một người lính đeo quân hàm xanh biên phòng bằng hai chiếc dép tông trên tay: “Đ. má mày! ừ, thì tao làm điếm đấy, làm điếm kiếm gạo nuôi con chứ tao có làm điếm với ông nội mày đâu mà mày đuổi, mày đánh?” Anh lính quát mà không ra quát: “Con đĩ, im mồm! Làm điếm thì ra nơi khác mà làm, ở đây có lệnh rồi là không ai được lảng vảng hết. Cút! Không tao bắn bỏ mẹ bây giờ!” Hình như đã quá nhàm, tiếng dọa non nớt ấy chỉ làm cho ả ta dạn dĩ hơn: “Mày có giỏi bán đi! - Ả xé toang ngực áo để hở bộ vú tong teo, áp tới - Bộ đội bắn nhân dân đi!” Người lính điên tiết thúc báng súng AK vào hông, đấy mạnh ả ra. Nhanh như chớp, vừa gượng dậy được, hai chiếc dép trên tay ả đã đánh đến bốp vào ngực người lính rồi! Vừa đập ả vửa rít lên: “A... Mày đánh tao... Mày đánh gẫy xương tao rồi! Bớ bà con... Ra mà xem bộ đội đánh nhân dân!” Lúc ấy người lính chỉ còn vác súng nhảy tránh đòn, toàn thân cứng đờ không còn biết phản ứng ra sao nữa. Thấy tình cảnh xót ruột quá, một thứ xót ruột của danh dự quân nhân bị xúc phạm ê chề, Nam đành phải lên tiếng: “Đồng chí hạ sĩ! Chuyện gì xảy ra vậy?” “Dạ!... Người lính ấp úng báo cáo sau khi đã kịp nhận ra đôi quân hàm trung tá của anh - Thành phố đã có lệnh không ai được lai vãng ở đây nhưng con mụ này...” Mới nghe đến đó ả đã nhảy thách lên: “Báo cáo đồng chí trung tá ( Trời! Cũng trung tá nữa!) nó đểu lắm! Nó kéo cái xe của em đổ Ịch xuống đường, nó lại còn...” Không kịp nghe hết, anh nghiêm giọng: “Nếu đồng chí sai thì xin lỗi người ta, nếu người kia sai thì - anh nhấn mạnh - có pháp luật, có vũ khí trong tay đó, đồng chí cứ phận sự mà thi hành chứ không thể đánh nhau lộn ẩu như vậy được”. Nói xong anh bỏ vào luôn. Bên kia đường, người hạ sĩ như được tiếp thêm dũng khí, lại như hiểu được ấn ý trong câu nói của anh, đã lên đạn khẩu AK đánh rốp, chĩa thẳng vào ngực con đàn bà, quát lên một tiếng rất đanh: “Đi! Đi về đồn. Lẹ lên!” Đến lúc này thì ả bỗng trở nên ngoan ngoãn lạ lùng, vừa đi lủi thủi vừa thút thít khóc như cái người đang bị oan uổng tột cùng. Đáng lẽ cái câu chuyện ấy cũng sẽ qua đi như ngàn vạn câu chuyện trái ngang khác đang hàng ngày diễn ra trên khắp mọi nẻo đường nếu như ông chủ bến xe, một viên chức cũ không buồn rầu thốt lên: “Tôi đã đây mấy chục năm, qua nhiều chế độ nhưng chưa thấy chế độ nào mà đĩ lại dám đánh lính bao giờ? Bộ đội mình sao hiền quá!” Đĩ đánh lính... kẻ đi tù về thóa mạ công an... Thế là thế nào? Không lẽ chẳng còn cái gì gọi là chuẩn mực, là còn có giá trị thật nữa sao?
 Anh đóng cửa sổ đi vào, đặt lưng nằm xuống cạnh con rồi ôm chặt con vào lòng như một sự rùng mình che chở và từ trong cảm nhận hết sức mơ hồ, anh dường như nghe thấy được cả tiếng rạn nứt khe khẽ, lạnh sắc, bất ổn của những tháng này mai sau thấm buốt vào tận từng tế bào...
 ... Anh nhớ lúc đó vào khoảng hơn 1 giờ đêm. Vừa mới thiu thiu chợp mắt được một lúc thì, cùng với tiếng mưa rơi trên mái ngói không hề nhẹ hạt hơn, một tiếng gõ cửa, không, có lẽ đúng hơn là một tiếng cào cửa vang lên. Thoạt đầu anh thây kệ! Chó mà nhà ai giờ này còn để cho chạy hoang không xích lại? Nhưng rồi tiếng cào ngày một to dần, hình như có cả tiếng rên, tiếng nấc kèm theo?... Trời đất, chả nhẽ lại là người?... Anh buộc lòng phải trở dậy. Cánh cửa vẹo chốt vừa được hé ra thì một thân hình con gái tã tượi gần như theo đà mà đổ nghiêng vào...
 Cô ta còn trẻ, nét mặt khá thanh thoát nhưng có lẽ bị nước mưa, đêm tối và gió rét làm cho lem nhem, méo mó đi. Trên người cô chỉ phong phanh có độc một chiếc áo vải xanh công nhân đã ướt đến bụng và phía dưới, cái quần ka ki đen cũng không kém phần tệ hại hơn. Một mùi đàn bà nồng nồng chua chua bỗng chốc sực lên trong căn phòng...
 - Em... Em rét - Cô nói lập cập, để lộ hàm răng hơi trắng quá so với cặp môi tái xám -Anh... anh khép bớt cửa lại dị...
 - Được rồi. Cô ngồi lên ghế kia, cứ tự nhiên - Anh nói sau khi đã đóng cửa nhưng không gài chốt - Cô là ai? ở đâu đến đây, mà làm sao lại tới nông nỗi này?
 Hỏi xong câu đó, anh biết ngay là thừa. Phố gần ga, nhà lại gàn đường, kẻ nhỡ độ đường đêm hôm tá túc tạm bào mái hiện là chuyện thường. Tuy nhiên... Anh chợt nhăn mặt lại khi thoáng nhìn thấy trên mặt ghế nơi cô ngồi đang chảy ra những vệt nước ướt láng.
 - Anh có chè không? - Trong dáng ngồi co ro, tội tình, cô ngước lên hỏi - Làm ơn pha cho e một ấm, thật nóng vào!
 - Chè hả? Có thôi nhưng trước hết cô lấy cái khăn bông này của tôi vào trong kia lau qua người đi và khoác tạm cái áo len kia vào không cảm lạnh chết.
 - Cảm ơn anh, anh tốt quá! - Cái miệng cười heo héo - Nhưng thôi, cứ để mặc em, em quen rồi. vả lại... người em bẩn lắm!
 Nói bẩn lắm nhưng cô vẫn cầm lấy tất cả những cái mà anh đưa cho với một vẻ tự nhiên pha chút vụng về rất là thôn nữ. Và khi pha ấm chè xong quay lại, anh thoáng sững sờ khi thấy cô đã mở khuy áo, đang luồn khăn vào lau phía trong người, để lộ ra một bộ ngực căng mọng không đeo nịt và một thành bụng trẻ trung, tròn nẩy. Chưa hết, làm như không hề biết anh ở đó, cô thản nhiên kéo cao quần lên lau tiếp, lau chầm chậm theo hai bên bắp đùi, bắp chân trắng nuột và khá dài... Lại còn thế nữa! Anh khịt mũi lúng túng quay đi, lần thứ hai lại bất giác sững sờ trước sự thay đổi hình hài quá ư đột ngột của vị khách trong chiếc áo len mầu ghi nhẹ đang khoác hờ trên vai! Trông cứ như cô giáo làng, lại còn giống một con buôn phố huyện mới ra tỉnh. Tóc còn buông xõa xuống vai mới hách chứ! Cứ làm như nghệ sĩ mộng mơ.
 - Uống đi! Xin mời! Chè Thái đó - Anh lại khịt mũi và rót cho cô một chén đầy.
 Cô khách run run cầm cả hai tay rồi thận trọng đưa lên miệng. Cái miệng nhỏ, tái nhợt chìm trong hơi chè bay lên tựa một làn sương mảnh, tỏa ra cái mùi thơm dìu dịu.
 - Ngon quá! Sao anh pha khéo thế? - Con mắt lá dăm của cô nhìn lên đựng hết ánh đèn - Cho em chén nữa! Thôi, cứ đưa cả ấm đây cho em uống, em tự rót lấy. Chác dân trí thức như các anh sợ mất ngủ, không dám uống trà giấc nửa đêm đâu nhỉ? Ngon quá... Hơi đặc một tẹo, còn nước sôi không anh?
 Nam một chút nữa bật cười. Trần đời anh chưa thấy một người đàn bà nào lại có lối thưởng thức trà sành điệu và háo hức như thế này. Uống như thầy đồ, như kẻ nghiện ngập, như chết khát, như lọt lòng ra đã bị quẳng vào bị chè rồi. Giỏi!
 Cô gái chợt nhăn quắt mặt, đưa tay ôm ghì lấy bụng:
 - Dại em rồi!
 - Sao? Nam hốt hoảng hỏi.
 - Cả ngày nay em chưa có hột cơm nào vào bụng. Uống trà của anh nó quặn... nó quặn... Anh ơi! Em... em đói.
 - Đói? Sao không nói ngay? - Anh hỏi với giọng ái ngại thật sự.
 - Tại... tại trông cái tướng anh... em hãi qúa!
 Bất giác anh liếc nhanh vào mặt gương... Có gì mà hãi nhỉ? vẫn thế, nhẵn nhụi, không râu ria, tóc tai cắt đúng ba phân, vẫn rất chi là mặt mũi anh bộ đội như Thảo thường nói, có gì mà hãi? Vớ vấn! Hãi mà dám nhìn người ta xeo xéo thế kia?
 - Nhà không còn gì ăn, để tôi chạy ra phố mua cái gì vậy nhé!
 - Eo ơi! Mưa thế này, em không dám đâu.
 - Hay là... Nói cô đừng giận, chờ lát nữa tạnh mưa, tôi xin... đưa tiền cho cô đi ăn cái gì vậy, được không? Tôi cũng biết là cô...
 - Vâng! - Cô nhìn xuống, mi mắt mọng lên - Nhà em vô phúc. Bố mẹ chết sớm, chồng theo người ta rủ rê đi đào vàng cũng sập hầm chết nốt! Thế là em phải gửi con, bỏ làng ra đi. Ngồi trên tàu em lại bị chúng nó trấn hết đồ đạc, tiền nong! Cái số em nó khốn nạn quá anh ơi! Hu...hu...
 Cô gái òa lên khóc nức nở, khóc thật, nước mắt nước mũi tràn đày hai gò má đã lấy lại được chút ít sinh khí màu hồng. Nam cũng bất chợt thấy ngực mình nghèn nghẹn... Khỉ thế! Mới có mấy tháng trong cảnh đơn côi mà lòng dạ mình đã trở nên mềm yếu, hay mủi lòng như thé này sao?
 - Thôi thì thế này vậy nhé! - Anh cố lấy giọng tỉnh táo - Nhà còn ít cơm nguội, hay là tôi rang tạm lên cho cô ăn?
 - Còn cơm nguội hả anh? - Cô hái nhìn lên, mắt ráo hoảnh.
 - Còn. Còn cả cá kho và... đĩa dưa muối nữa.
 - Nhất rồi, việc gì phải rang, anh cứ vẽ! Em thích ăn cơm nguội với cá kho lắm.
 Cái mâm cơm thừa chiều này của hai bố con được bê xuống. Cũng còn ối thứ: cá kho, thịt rim, đậu rán, dưa cải và lưng soong cơm có lộn cả ít cháy. Đây toàn là những thứ do Loan đi chợ rồi tự làm lấy cho hai bố con ăn dần chứ cả như anh thì quanh năm suốt tháng chỉ cần hai món canh và khô là đủ. Sợ có cái gì không phải, rị mọ quá, anh ngần ngại một chút rồi mở tủ lạnh ra lôi cả lọ ruốc bông dành cho bé Niên Thảo và chiếc bánh mỳ mua sẵn sáng mai nó ăn đi học sớm.
 - Em ăn nhá!
 Mắt cô khách sáng lên như mắt một đứa trẻ háu đói rồi tự nhiên cầm lấy bát, lấy đũa bới cơm như chính cái khẩu phần ăn này là để dành cho cô chứ không phải ai khác. Cô và, cô gắp, cô ăn ngon lành, suỵp soạp, suýt xoa, tác lưỡi, có ớt không anh, giá có thêm một múi tỏi nhỉ, nhà còn nước mắm cho em một tị, em là hay ăn mặn lắm cơ... Cô nhai, cô nuốt háo hức đến nỗi chính cái bụng của anh cũng muốn bắt đói sôi lên òng ọc. Anh chợt nhớ đến hình ảnh những cô thanh niên xung phong ngày nào, sau một đêm thức trắng tại trọng điểm, sáng ra còn sống trở về lán, họ cũng ăn cũng nuốt ngấu nghiến như thế này. Và... Thảo nữa? Ngày ấy em cũng đói cũng rét, cũng ướt át và da dẻ cũng hồng dần lên dưới ánh lửa như cô gái lạ đêm nay phải không? Mắt anh tự dưng mờ đi...
 - Em ăn hết rồi, ngon quá! Kể có nữa cũng ăn được, ơ ... Anh làm sao thế?
 Anh khẽ giật mình nhìn xuống... Hết thật. Hết cả cơm lẫn rau, cả cá lẫn thịt, ngay cả chiếc bánh mì vàng rộm cũng không còn nằm chình ình một góc mâm nữa! Riêng lọ ruốc bông là vẫn con nguyên. Lọ ruốc dì Loan loay hoay làm riêng cho bé Thảo và cẩm anh không được hứng chí mang ra nhậu với đám bạn bè lính tráng. Dì Loan... Chết thôi, giờ này mà cô ấy biết hay bắt gặp cái ả đàn bà ăn uống như rồng cuốn kia ở đây thì nguy! Có thánh nhập vào cũng chịu, không biết chạy cãi thế nào. Anh đứng dậy bê mâm trở lại nóc tủ lạnh, liếc nhìn vào giường con một cái rồi làm như vô tình, nói nhỏ:
 - Chà! Mưa xem chừng có vẻ tạnh rồi đấy, nhỉ?
 - Đâu, mưa có phần to hơn ấy chứ? - Cô gái cãi ngay.
 - Thế à? - Lựa cái trở mình của con, anh vội đi đến bên giường - À đây, bố vào với con đây. Khổ, mấy hôm nay trở trời, đã bảo che cổ cho kín lại không nghe, đêm nào cũng húng hắng ho thế này!
 - Cháu làm sao hả anh? - Cô gái nhả vội cái tăm xuống đất - Để em xem nào! Anh tránh ra tí tẹo đi!
 - Ấy... không, không có gì! - Anh kín đáo đứng chán trước mặt con và cô khách - Bệnh trẻ con trái nắng trở trời ấy mà. Cô cứ ngồi chơi, uống nước đi! (Thực ra anh muốn nói: Xin cứ ngồi im đấy và nói nho nhỏ thôi kẻo nó tỉnh dậy thì...) Người khách ngoan ngoãn nghe lời chủ nhà, lại ngồi xuống và rót nước uống thật, thỉnh thoảng đánh lưỡi vào răng tooc tooc vẻ thỏa mãn, no nê như đang ngồi giữa gia đình nhà của mình.
 - Anh có thuốc cho em điếu? Ăn xong không có điếu thuốc nó nhạt...
 - Xin lỗi! - Giọng anh đã lạnh lại - Tôi chỉ quen hút thuốc lào.
 - Giời ạ! Người trông đẹp trai thế kia mà lại hút thuốc lào? cẩn thận không bà chị lại chê, mất vợ như bỡn đấy ông anh ạ! ở xã em cũng có một đôi vợ chồng, thuở còn nghèo khổ thì thương nhau lắm, vợ đi đâu về cũng không quên giắt túi gói thuốc lào cho chồng; đến khi làm bà chủ tịch huyện, lại cũng chỉ vì cái mùi thuốc lào đó mà chê hôi, chê bẩn rồi đòi li dị đấy. Quên, chị ấy đi công tác xa hả anh?
 - Vâng, nhà tôi đi vắng - Anh trả lời mà đầu óc lại váng vất cái điều cô khách vừa nói.
 - Buồn nhỉ? Thảo nào lúc mới vào là em đoán ngay. Đàn ông ở một mình chỉ cẩn ngửi là biết thôi. Eo ơi, gớm chết!
 - Xin lỗi chị, theo tôi thì bây giờ thế này nhé! - Anh nhìn thẳng vào đôi mắt lá dăm đang lóe lên một cách rang mãnh của cô - Muộn rồi, vợ tôi lại không có nhà, ta cứ ngồi trò chuyện mãi thế này e... không được tiện. Vậy tôi cho chị mượn cái áo mưa để chị dùng tạm. Và chị có thể cầm theo luôn cũng được, cả cái áo len kia nữa, nhé!
 Nghe xong, cô khách chợt xịu mặt xuống, đôi môi thưỡn ra:
 - Thì ra anh cho em ăn no rồi anh đuổi em đấy à?... Anh chỉ coi em như con ăn mày ăn nhặt, thậm chí không hơn gì con chó đói như vậy thôi sao?
 - Ấy, tôi đâu dám. Tôi chỉ muốn nói là.. Quả thực tôi chỉ...
 - Anh ác lắm! Trời đang mưa to, em biết đi đâu? Anh là bộ đội, chồng em ngày trước cũng là bộ đội, biết vậy thì em mới dám quấy quả chứ ai dè...
 Vị khách đêm lại gục đầu khóc tấm tức như suốt cả một đời cô ta chỉ sống trong vùng đau khổ như thế này.
 - Khổ quá! - Nam vò đầu bứt tai - Thì cô cứ ở, tạnh mưa thì đi chứ có ai làm gì đâu? Nhưng... thú thật, cả nhà chỉ có độc mỗi cái giường...
 - Thì em nằm đất - Cô ngẩng lên nhoẻn cười ngay được - Đời em ăn đất nằm cát quen rồi, nhá!
 Nhá!... Cái tiếng nhá bay vụt vào trong ký ức, nó tự dưng nhác nhở đến cái đêm rừng năm xưa, cũng kẻ bảo đi, người bảo ở như thế này! Nhưng rốt cục cô ta là ai? Lành hiền đáo để, chân thật ranh mãnh có đủ, chả hiểu ra làm sao hết? Trời ạ! Sao tự nhiên mình lại đi rước cái của tội của nợ này vào nhà không biết? Rồi lại còn mưa nữa? Cuối đông rồi mà mưa gì vẫn dai như rẻ rách?
 - Vâng, tùy cô! Tôi cũng cần đi nghỉ một chút để mai còn đi làm sớm.
 Nói xong, anh lầm lì mở tủ lấy tẩm chăn len, lấy luôn cả tẩm dù pháo sáng còn in cái dấu vết kỉ niệm năm xưa quăng cả cho cô. Tưởng rằng làm thế cô ta sẽ ngại ngùng mà thay đổi thái độ nhưng không, cũng thoải mái như khi ngồi trước mâm cơm, cô gái đứng dậy đón lấy tất cả rồi thoăn thoắt trải chiếu, rũ chăn và truồi mình nằm xuống.
 - Ấm quá! - Cô rên lên nho nhỏ như mèo rên - Thế là xong chứ có gì đâu. Nói đùa, anh tốt thật đấy. Bà nào vớ được anh thì sướng cả đời. Thôi, chúc anh ngủ ngon nhé! Em ngủ trước đây. Anh quen để đèn hay tắt đèn thì tùy anh nhưng em., thích tắt hơn.
 Bật lên một tiếng cười khúc khích, cô chui hẳn đầu vào tấm dạ, duỗi thẳng hai chân ra, làm lộ rõ hình hài, độ lượn của bộ ngực, nét uốn của đôi bắp đùi, khoảng hõm của... dưới lần len mỏng, cả tấm chăn đang thở phập phồng và chắc là sẽ ẩm nóng lắm nếu lùa tay vào... Mùi băng phiến hay mùi đàn bà từ tấm chăn thoang thoảng tỏa ra làm anh vội quay đi để xóa nhanh một cảm giác rộn rạo nào đó đang bắt đầu chuyển động trong người. Nhưng vẫn còn cái tiếng rên nho nhỏ đầy khoái cảm như tiếng mèo? Đúng là một con mèo hoang đi đêm lạc vào đây. Anh thò tay tắt đèn. Căn phòng bỗng chìm ngập trong bóng tối nhưng ở dưới sàn, chỗ cô ta nằm, vẫn có vệt sáng đèn đường mờ mờ soi vào. Anh úp mặt vào tóc con, nhắm nghiền mắt lại. Gặp hơi bố, bé Niên Thảo vật cánh tay bé xíu, thơm lựng của nó vào cổ anh rồi lại ngủ tiếp. Lạnh quá! Mưa vẫn không thôi gõ vào mái ngói như đếm ngày tận thế trên hoang đảo. Hoang đảo chỉ có hai người... Sao áng lặng dường này? Tiếng cựa mình của cái thân thể biết chắc là tròn trịa, trắng muốt và nóng hỉm dưới kia thỉnh thoảng lại sột xoạt thuốn xoáy vào tai, chui luôn nhớt nhát vào tận trong ngực, trong bụng, trong đùi anh. Nam khẽ trở mình, giụi mặt xuống gối... không ăn thua. Tiếng sột xoạt vẫn rền lên với cái vẻ như nó sáp bò lên giường, sắp động chạm vào da thịt anh. Toàn thân anh thoắt cứng đơ lại. Trời ơi! Sao nhột nhạt thế này? Nhột nhạt như cái đêm ngồi sát kề em năm ấy. Bình tâm lại nào... Cái thể xác hừng hực sức sống đã xa mùi đàn bà khá lâu trong anh bứt rứt đòi hỏi được bung tỏa nhưng cái đầu quá ư lành hiền, nghiêm ngán, cả đời chưa biết đến người thứ hai ngoài vợ của anh lại níu anh lại. Ràng níu thật chật vật. Anh biết rằng, nếu lúc này mình chỉ cần mở mắt ra nhìn cái vật thể dưới kia lần nữa thì toàn bộ ham muốn đến nghẹt thở trong anh sẽ phá bung ra hết, phá rất tàn bạo, phá mà không thể lường trước được...
 Mẹ ơi.. Đúng lúc đó, bên anh, bé Thảo cất tiếng gọi mẹ trong mơ. Chính tiếng gọi tội tình, bé bỏng đó đã làm đầu óc anh dịu lại. Anh chạnh nghĩ đến chị... Giờ này chị đang làm gì? ở bên ấy có mưa gió thế này không? Chị cũng đang nghĩ đến bố con anh hay là lại đang âm thầm gói ghém đồ đạc để sớm mai ra bưu điện gửi về nhà? Gửi cái gì nhỉ? Chao ôi! Phải cám ơn những chiếc va li màu mận chín dán nhãn hiệu ngoại quốc sang trọng ấy làm sao! Nếu chẳng có nó, chắc gì đêm nay bé Niên Thảo đã được ngủ một giấc ngon lành trên chăn dưới đệm thế này. Và trong tủ kia cũng đang còn một chiếc va li đựng toàn áo lông Đức màu cỏ úa hay màu xi măng thôi chứ có gì lạ đâu nhưng cũng đủ để bố con anh sống ung dung được nửa năm hoặc có thể hơn. Thương em nhiều lắm! Biết rằng mỗi chiếc va li như thế, nó đã phải ẩn chứa bao nhọc nhằn, tủi nhục và cả nước mắt của em. Đáng lẽ cái người phải chịu đựng cảnh ấy là anh kia nhưng em không muốn. Thôi thì, chỉ cầu mong ở cái vương quốc nhiều xa hoa, quyến rũ ấy, em cố giữ được mình, cố đừng để cho bệnh sốt rét rừng trở lại như mỗi khi em phải lo toan, bận tâm suy nghĩ quá một điều gì. Con đang gọi mẹ đây, em có nghe thấy không?.. Và anh thiếp ngủ đi trong dòng tự sự cuối cùng ấy.
 Ngủ trễ nên dậy trễ. Khi anh giật mình tỉnh giấc thì không còn thấy vị khách đêm ấy đâu nữa? Cái chiếu trải dưới đất vẫn còn nguyên nhưng tấm chăn len và miếng dù đã biến mất!... Có tiếng nổ nhẹ trong đầu như một sự vỡ hiểu, anh bước tới mở nhanh cánh cửa tủ.... Chiếc vali mới nhận về cũng không còn đó nữa! Một tiếng nổ khác to hơn. Anh lao tới mở ngăn kéo bàn làm việc và... đứng sững: toàn bộ số tiền cơ động của hai cha con hơn một triệu bạc đựng trong chiếc ví da chỉ còn lại một khoảng trống hốc bẽ bàng... Thế là rõ. Miết mạnh lòng bàn tay đày mồ hôi của mình vào hai bên thái dương giật nhẹ, anh khẽ rên lên một tiếng:
 - Con khốn nạn!
 Tiếng rên ấy làm cho bé Niên Thảo tỉnh dậy.
 - Cái gì thế hả bố?
 Tiếng hỏi trẻ thơ sớm mai trong trẻo như tiếng chim. Không trả lời, anh bước nhanh đến cửa. Cửa không gài chốt. Anh đi ra mặt đường. Đường còn vắng tanh, chỉ còn mấy quán bún bánh đang lui cui dọn hàng. Anh đi trở vào, lắc đầu cười một mình. Cay đắng chưa? Từng đấy tuổi rồi mà vẫn còn bị lừa thảm hại như một đứa con nít! Không, tiền anh không tiếc, cái va li cũng chẳng mấy quan tâm, anh chỉ đau tấm dù. Cái dấu vết kỉ niệm mà cả hai vợ chồng anh đều trân trọng lưu giữ, mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được nữa! Điềm gở báo gì đây? Sao nó lại chẳng xảy ra đúng vào những ngày đầu óc anh đang chấp chới thế này? Anh chợt rùng mình khi nghĩ đến điều đó. Cơm nguội, nước trà, tấm áo... Trời đất! Một con đàn bà tồi tệ đến tận kẽ răng như vậy mà anh vẫn có thể mù lòa cười cợt, chuyện trò lại còn đem lòng thương hại và không phải không có những phút giây rung cảm tột cùng được nữa ư? Đáng đời cho mày, thằng ngố, bao giờ cũng là thằng ngố ạ!
 Trong nhà bé Niên Thảo đã thát xong chiếc khăn quàng đỏ. Nó mở to đôi mắt đen lay láy ngước nhìn bố, vẻ chờ đợi điều gì? Anh tránh không nhìn vào đôi mắt ấy:
 - Bố... Bố để quên hết tiền ở cơ quan rồi. Con chịu khó... nhịn ăn sáng một bữa nhé, sáng mai bố bù.
 - Nhưng còn chiếc bánh mì trong tủ của con?
 - Hả... ừ, tất nhiên là của con nhưng qủa thật... Đêm qua thức khuya quá, đói bụng bố ăn mất rồi - Anh chợt gắt lên - Đi học đi! Đã bảo sáng mai bù mà lại!
 Con bé hơi si mặt xuống rồi đưa mắt thơ ngây nhìn vào tẩm chiếu:
 - Đêm qua ai ngủ đây bố?... Bố Bình à? Bố Bình đến sao bố không đánh thức con dậy?
 - ờ... bố Bình, đúng bố Bình đấy. Thôi con đi đi không lại muộn. Mai bố bù, nhé!
 - Không cần bù đâu. Con chào bố!
 Tiếng chào lạnh lạnh. Chào xong nó nguẩy người đi luôn. Anh buông rơi người xuống ghế... Chắc nó giận? Chao! Nó giống mẹ nó ngay từ cái nguẩy người và cái cách ít khi để cho mọi thứ vui buồn, hờn giận được bộc lộ ra ngoài. Giá không có cái chuyện quái quỷ này thì anh định tuần sau sẽ mua cho nó chiếc xe đạp mi ni ngoại để đi học theo lời dặn của mẹ nó. Còn anh, từ ngày vợ đi xa, đơn vị đã thể tất hoàn cảnh mà cho anh được chuyển về một cơ quan Bộ ở gàn nhà, có dăm bảy trăm mét, đi kiểu gì chả được. Giá đừng có cái chuyện tấm dù ấy... Mà sao lại đúng là cái tấm dù ấy? Sau này biết ăn nói với Thảo ra sao khi cô ấy trở về?
 Có tiếng gõ cửa. Ai gõ đấy? Đang điên cả người lên đây mà gõ gõ cái gì? Anh khiên cưỡng đứng dậy... Cánh cửa vừa mở thì gã ăn mía đêm xuất hiện như gã đã từng đứng ở đó lâu lắm rồi, trên tay vẫn cầm một khúc mía đang cắn dở.
 - Chào thủ trưởng! - Hắn nói bằng cái giọng khàn khàn như từ gốc cây, cống rãnh vọng lên và đôi mắt thâm quầng ấy đầy rỉ chiếu thẳng vào anh.
 Hơi sững lại giây lát, anh định thần và gượng cười, đưa tay ra:
 - Chào cậu! Hóa ra lại là cậu đấy à, Lãm?
 - Vâng, Lãm đây. Không ngờ lại được sống với thủ trưởng trong cùng một đường phố -Gã trả lời vẫn bằng cái giọng ngang ngang như thuở nào - Chỉ khác người trong nhà, người ngoài vỉa hè.
 Anh chau mày nhìn gã một lát rồi khe khẽ lắc đầu:
 - Thì ra là thế đấy! Nghe người ta đồn có một cặp vợ chồng cùng đứa con nhỏ đang sinh sống ở góc phố, tôi đã thoáng nghĩ đến cậu nhưng quả thật không thể... Thôi, thế này nhé! Mình đang bận, sáng nay có cuộc họp, chiều tối nay nếu rảnh, mời cậu lại chơi, bảo cô ấy đến, được không?
 Một lời mời khiên cưỡng song không dè câu trả lời lại thẳng tuột:
 - Tôi cũng đang bận và tôi đến đây lúc này cũng không phải là chơi mà thực ra có chút việc.
 - Không sao. Việc gì cũng để đến tối, ta có nhiều thời gian, vả lại mình cũng đang có ý muốn gặp cậu.
 - Cám ơn thủ trưởng nhưng việc này cần giải quyết ngay bây giờ.
 Cái gì thế nhỉ? Thằng cha trông tướng mạo như sắp giết người này nó muốn gì ở mình đây? Khổ quá! Đúng là họa vô đơn chí... Nam còn đang đứng đấy mà cau có thì gã trai đã nhìn lại đằng sau, sẵng giọng:
 -Vào đi!
 Tích tắc sau, gian phòng nhỏ chứa thêm một người nữa. Nam giật mình nhận ra đó chính là vị khách khi đêm. Cô bước vào lúi dúi, cặp mắt dài lấm lét nhìn lên rồi lại xeo xéo nhìn xuống, bàn tay cầm cái bọc quấn bằng miếng vải dù pháo sáng lóng ngóng không biết đặt đâu, để đâu? Vừa nhác trông thấy tấm dù, anh định lao lại như một bản năng nhưng gã trai đã nhanh tay giằng lấy, mặt vẫn lạnh tanh:
 - Có phải tất cả những thứ này của anh không?
 Vừa nói gã vừa tháo nút buộc, để lộ ra nào là áo len, nào là chăn và cả cái ví tiền nâu cồm cộm ở giữa! Theo phản xạ, Nam chỉ vội nhặt lấy tấm dù trắng và lặng lẽ gật đầu.
 - Trong ví có cả thảy một triệu hai trăm năm mươi sáu ngàn đồng? - Hắn nói tiếp.
 - ờ... ờ, đại loại như thế.
 - Anh nhớ lại xem còn thiếu cái gì nữa không? - Hắn găm thẳng đôi mắt cô hồn vào giữa mặt người đàn bà đang thoắt rùng người lên.
 Không đêm nào là hắn không đánh vợ, có bận đánh đến thâm tím mặt mày... Câu nói của chị hàng nước bất ngờ hiện lên khiến anh ngắc ngứ không thể trả lời. Hắn sẽ đánh chết ả mất nếu mình nói thật điều ấy ra. Sự căm giận đã chuyển thành lòng thương hại và khinh bỉ, anh quay đi, tránh không nhìn vào cái khuôn mặt tái xám đã trở nên không chịu nổi của ả:
 - Không... Không còn gì nữa. Coi như đủ. Cám ơn cậu!
 - Sao lại coi như? - Hắn gằn giọng rồi quay lại nắm ngay lấy cái đuôi tóc khá dài của vợ - Thế còn cục tiền nào đây? Bao nhiêu, nói!
 Hắn móc túi quần lấy ra một bọc tiền toàn giấy 5000 xanh biếc được bó cứng với mấy vòng dây cao su, gí sát vào mũi ả. Ả nhăn nhó khổ sở, hai tay chắp lên ngực không ngừng nâng lên hạ xuống theo cái kiểu lạy chủ của giống chó Nhật nhưng mắt lại hướng về phía Nam vẻ cầu cứu thê thiết:
 - Mình bỏ em ra... Em không...
 - Không cái gì? Nói! Nói không tao giết!
 - Thì mình để em nói - Nước mắt ả bỗng dưng trào ra - Mà mình có cho em được nói bao giờ đâu. Đó là tiền... tiền em bán chiếc... va li của... của chú đây.
 Bốp!... Một cái tát quất mạnh vào mặt ả. Con đàn bà ngã lăn ra đất, chỉ chòi đạp đôi chân mà không hề kêu lên một tiếng. Bịch!... tiếp liền là một cái đá ngang hông khiến ả quần lên rên rỉ. Hình như chưa hả giận, bàn chân đi dép dọ của hắn chực vung lên một lần nữa chưa biết ném vào đâu thì Nam nhảy ra cản lại. Anh nắm ngực áo gã lôi mạnh ra phía sau:
 - Thôi đi, thằng hèn! Dù thế nào mà cậu đánh đàn bà thế cũng là hèn! Đỡ cô ấy dậy! Cậu mà còn giở trò nữa là chính tôi sẽ nện cậu.
 Gã trai cười nhạt, hất mạnh bàn tay đang nắm ngực mình ra rồi quẳng gói tiền vào đống chăn len, giọng gã bỗng chìm xuống âm u:
 - Khốn nạn! Cho mày đi ra chợ ra ga để kiếm tiền về nuôi thằng con mày là tao đã khốn nạn lắm rồi, nhưng đấy là ngoài chợ, ở những nơi buôn bán lừa lọc, đểu giả với nhau, còn phố này, cái phố toàn những kẻ khốn khổ như thằng chồng mày thì đã bảo là phải chừa ra. Lần cuối cùng, mày đã nghe ra chửa?
 Cô vợ cắn chặt môi cho tiếng khóc khỏi bật ra, gật gật đầu, một bàn tay vô tình khẽ chạm vào bộ ngực căng mẩy mà nước sữa đang ướt nhèm ra cả ngoài lẫn vải áo.
 - Thôi cậu - Nam không dám nhìn vào làn vải áo ấy - Dẫu sao cũng là do hoàn cảnh nó xô đẩy... Nể tôi, người thủ trưởng cũ của cậu, cậu tha cho cô ấy. Tiện đây, tôi muốn nói với... Lãm chuyện này: so với cậu, cuộc sống của mình cũng đỡ hơn. Tức là, mình muốn cậu nhận lại một nửa số tiền kia để phần nào góp vào việc nuôi con. Mong cậu hiểu cho đây là....
 - Thủ trưởng định trả ơn lính tráng? - Lãm cắt ngang câu nói của anh bằng một cái hất cằm ngạo ngược - Xin lỗi ạ! Con vợ khốn nạn của tôi nó lầm lỗi thì tôi mang trả lại, thế là sòng phẳng, chả hề ai có ơn huệ với ai. Và cũng nói thật nhé: đây là cách đối xử riêng với ông bác, chứ còn kẻ khác, có mụ vợ đi Tây như ông bác ấy à? Còn lâu! Thằng em cùng đơn vị chỉ khuyên ông bác ăn nên giữ gìn thêm chút nữa và chớ có tin người quá thái, kể cả những kẻ thân nhất với mình. Đây có phải là trung đoàn đâu.
 Nói xong, gã quay người đi luôn. Nam gọi với theo:
 - Kìa, Lãm!... ở lại mình bảo cái này tí đã... Kìa! Tối quay lại nhé!
 Nhưng bỗng hai vợ chồng gã đã đi khuất ở đầu ngõ rồi! Anh chỉ còn kịp nghe thấy tiếng cô vợ tấm tức vọng lại: “Em... em không còn đồng nào cả!”. Và tiếng thằng chồng trộn ngào vào tiếng nhai mía: “Câm mồm! Đi!“
 Anh công an đường phố có dáng đi thập thõm ào tới, hỏi như cháy nhà:
 - Đồng chí Nam, có việc gì đấy? Gia đình ta có mất mát gì không?... Tôi vừa nhìn thấy cái đôi chôm chỉa từ đây đi ra?
 - Không - Nam nói mà không hiểu mình nói gì - Cậu ấy bảo: đừng quá tin vào con người, kể cả... người thân nhất với mình.
 - Láo! Chỉ được cái tuyên truyền bố bậy!
 Người công an thả ra một câu cửa miệng như đã quen thả ở chỗ này chỗ khác rồi cũng xây lưng đi luôn. Anh đã hết giờ thực thi công vụ. Còn Nam, giờ này mới là giờ bắt đầu vào một ngày làm việc nhưng thực sự đầu óc anh oải ra, không muốn nhấc chân nhấc tay nữa. Ngồi giữa đống tiền của vất đầy nhà, anh nghĩ “Tối nay bận rồi! Tối mai mình sẽ ra với vợ chồng hắn một tí. Tội thật! Cái thằng, tính nết vẫn không thay đổi chút nào!“