CHƯƠNG 11

     ng Hác-nây, rất hân hạnh được gặp ông, chính ông là Đavơ Hác-nây chứ?
Đa vơ Hác-nây gật đầu. Grê-gô-ri Xanh Vanh-xăng quay sang Phrôna.
- Ta có thể nói rằng trái đất bé thật! Ông Hác-nây với tôi là những người quen biết cũ.
Ông vua vàng miền En-đô-ra-đô nhìn chăm chăm người đối thoại với mình rồi reo lên:
- Hãy khoan! Tôi nhớ ra rồi! Trước đây anh mày râu nhẵn nhụi Cơ. Xem nào... vào năm 86... mùa thu năm 87... rồi mùa hè năm 88... Đúng rồi! Trong mùa hè năm 88 tôi thả mảng chở thịt hươu rừng trên dòng sông Sti-oa cho trôi gấp về xuôi trước khi thịt ôi. Anh đáp con tàu Lin-đư-man để xuống bến I-u-kông. Còn tôi, tôi chủ trương là chúng ta sẽ gặp nhau vào một ngày thứ tư và gặp người cộng tác với tôi vào ngày thứ sáu. Chúng tôi đã đi tìm anh để thoả thuận trước với nhau... Hôm đó là ngày chủ nhật, tôi nhớ rõ lắm, ừ, thế mà đã 9 năm rồi! Chúng tôi đã giao lại cho anh những xúc thịt để đổi lấy bột mì, men và... đường. Như thế đấy! Tôi rất vui mừng là chúng ta lại gặp nhau.
Đavơ Hác Nây chìa tay ra và Xanh Vanh-xăng bắt tay lão.
- Phải đến thăm tôi đấy. Đavơ Hacnây ân cần mời khi chia tay. Tôi sống trong một căn nhà nhỏ đủ tiện nghi đặt ở trên đồi cao và còn có một căn nhà nữa ở Enđôrađô. Cửa nhà tôi lúc nào cũng rộng mở. Anh cứ việc đến và muốn nghỉ lại bao lâu cũng được. Tôi xin lỗi phải chia tay với anh ngay thế này, vì tôi phải vòng qua quán rượu để thu nợ... món nợ những chén đường cô Phrôna sẽ cho anh biết chuyện.
- Ông Xanh Vanh-xăng, ông thật sự là một người tiên phong của xứ sở này. Phrôna trở lại câu chuyện mà cô quan tâm, sau khi đã kể vắn tắt cho khách nghe những khó khăn của ông Hac nây trong việc tìm kiếm đường - cách đây 9 năm, xứ sở này hẳn phải là một nơi hoang vu thực sự... và tôi nghe nói rằng ông đã đi khắp đó đây vào thời kỳ đó. Kể cho tôi nghe đi nào.
Grôgôry Xanh Vanh-xăng nhún vai:
- Tôi chẳng có mấy chuyện để mà nói! Đoạn đời đó của tôi là một thất bại thảm hại. Tôi chẳng có gì để mà tự hào bởi vì có biết bao nhiêu điều chẳng hay hớm gì.
- Dù sao cũng cứ kể đi, chuyện đó sẽ làm cho tôi vui thích. Kinh nghiệm cuộc sống của ông chắc chắn sẽ làm cho sinh hoạt hàng ngày ở đây bớt đơn điệu. Ông cho rằng đó là một thất bại nhưng dù thế nào chăng nữa thì ông cũng đã dự định gì rồi chứ. Vậy ông đã thử làm những gì rồi?
Xanh Vanh-xăng rất hài lòng vì đã khêu gợi được sự chú ý của cô gái.
- Vì cô muốn nghe cho nên tôi sẽ nói vắn tắt vài câu để cô biết về những chuyên phiêu lưu của tôi. Tôi ấp ủ một ý định điên rồ là khám phá ra một con đường mới đi vòng quanh trái đất, và do lòng yêu khoa học và yêu nghề phóng viên của tôi, tôi đã quyết định vượt qua vùng Alatka rồi qua eo biển Bê-rinh trên mặt sông để đi sang Âu châu bằng con đường đi qua Sibêri bắc cực. Một quyết tâm tuyệt vời, vì phần lớn những miền phải đi qua đều còn hoang dã, chưa ai đi tới. (Nhưng bất hạnh cho tôi! Tôi đã thất bại sau khi đã vượt qua eo biển... tất cả chỉ do thiếu sót của Ta-mec-lăng Tôi xin vịn vào lý do đó để miễn phải nói nốt câu chuyện.
- Ông đúng là Một U-lít-sơ! Ba Xô-vin thốt lên, vỗ tay đánh đét. Một U-lít-sơ tân thời.
- Nhưng trái lại, ông ấy chẳng giống Ô-ten-lô chút nào. Ông ấy hà tiện lời nói quá, ông bỏ lửng câu chuyện vào lúc hấp dẫn nhất, bằng cách nhắc đến một điển cố bí ẩn về một nhà anh hùng thời xa xưa. Ông Xanh Vanh-xăng, chúng tôi rất muốn biết tại sao mà Ta-mec- lăng lại làm cho cuộc hành trình của ông bị dở dang.
- Xanh Vanh-xăng mỉn cười, cố kiềm chế cảm giác ghê tởm khi phải nói bậy như vậy về chính mình.
- Khi Ta-méc-lăng gây ra chuyện binh lửa đổ máu ở vùng Trung Á, nhiều quốc gia bị lật đổ, nhiều thành phố bị tàn phá và nhiều bộ lạc bị tan nát đi như những ngồi sao vỡ và do đó, nhiều dân tộc phải tản mát đi khắp hoàn cầu. Vì phải chạy trốn sự tham tàn của những kẻ đi xâm chiếm, một bộ phận của đám dân di tản đó đã phải lưu lạc lẩn trốn ở tận thâm sơn cùng cốc của vùng Si-bê-ri và quanh miền bắc cực... Tôi không làm cho bà và cô buồn ngủ chứ?
- Không, không! Bà Xô-vin lại kêu lên. Hấp dẫn lắm! Ông kể chuyện rất sinh động, cứ như là...
- Cứ như là Ma-cô-lây phải không. Xanh Vanh-xăng cười và tiếp lời bà. Tôi là nhà báo mà và hơn nữa văn phong của nhà văn ấy ảnh hưởng đến tôi rất lớn. Tôi xin hứa sẽ nói vắn tắt thôi. Nếu như tôi không gặp ở Xi-bê-ri con cháu của những dân Mông-cổ di tản đó thì tôi đã không phải đình lại những cuộc du hành của tôi. Đáng lý ra tôi cứ kết hôn quách với một nữ chúa có làn da xoa mỡ và học hỏi nghệ thuật đánh nhau giữa các bộ lạc thì tôi đã yên ổn tiếp tục được cuộc hành trình của tôi đến tận Xanh Pê-téc-bua rồi.
- Ôi, cái ông tướng này! Ông cứ lấp lửng mãi làm cho chúng tôi đến điên cả ruột, có phải không cô Phrôna? Kể cho chúng tôi nghe về nữ chúa có làn da xoa mỡ đi!
Bà vợ ông canh sát trưởng thành phố vàng nhìn chòng chọc vào Xanh Vanh-xăng bằng ánh mắt rừng rực. Xanh Vanh-xăng đưa mắt thăm dò ý Phrôna và thấy cô có vẻ chú ý đến câu chuyện hắn kể nên hắn hào hứng kể tiếp:
- Dân sống ở ven biển là những người dân Ét-ski-mô, một dân tộc sống hạnh phúc và hiền hòa, người ta gọi họ là "U-ki-li-ông" hay những người của biển. Tôi mua chó và lương thực của họ, họ tiếp đãi tôi rất ân cần. Nhưng họ phải sống dưới sự đô hộ của những người "Nội Mông" hay còn gọi là những người ở bên trong lục địa, được mệnh danh là những người của đồng nội. Những người nội Mông này thừa kế được đầy đủ dũng khí man rợ và hung hãn của dân tộc Mông Cổ, nên họ vô cùng tàn bạo. Ngay khi tôi vừa đi khỏi miền duyên hải là sa vào tay họ, bị cướp đoạt hết hành trang và bị bắt làm nô lệ.
- Trong những người Nội Mông không có người Nga hay sao? Bà Xơ-vin hỏi.
- Người Nga? Trong số những người Nội Mông ư? (Xanh Vanh-xăng bật cười về câu hỏi đó). Về mặt địa dư thì họ là một bộ phận trong lãnh thổ của Sa Hoàng nhưng không có liên quan gì về chính trị, chắc chắn là họ còn chưa bao giờ nghe nói đến tên của vị hoàng đế này. Bà đừng quên rằng miền đông-bắc của Xi-bê-ri chui tọt hẳn vào bóng tối của bắc cực: đó là một vùng đất chưa ai biết tới, ít ai dám liều mạng lần mò tới và cũng chưa bao giờ có ai thoát ra mà quay về được...
- Ông chứ còn ai nữa?...
- Sự tình cờ đã làm cho tôi thành một ngoại lệ. Tại sao tôi lại thoát? Tôi cũng không biết nữa. Thoạt đầu, tôi bị bọn đàn bà và con nít đánh cho túi bụi. Để làm quần áo che thân thì họ cho tôi một tấm lông thú đầy chấy rận và chỉ được ăn những đồ ăn thừa. Họ tỏ ra không biết thương xót là gì. Đã mấy lần tôi toan tự tử. Thực ra, nếu như tôi không thực hiện được ý đồ tự tử trong giai đoạn này, chính là bởi vì mọi nỗi đau đớn, khổ nhục đã mau chóng biến tôi trở thành đần độn như súc vật. Sống dở chết dở vì đói và rét, bị hành hạ đến mức mụ mẫm đi tôi chỉ còn như một con vật, không còn biết phản ứng cũng như không còn ý chí gì nữa.
"Mỗi khi nghĩ tới quãng đời đó, tôi có cảm tưởng như vừa trải qua một cơn ác mộng. Có những việc tôi không còn nhớ được nữa nhưng dù sao tôi cũng còn nhớ rằng sau khi trói tôi trên một chiếc xe chó họ đưa tôi đi hết bộ lạc này sang bộ lạc khác như để triển lãm một con vật lạ. Tôi đã bị đưa đi như vậy đến tận đâu trong cái miền hoang tàn này, tôi cũng không biết nữa. Nhưng tôi luôn luôn ở xa hàng ngàn cây số cách nơi tôi đã bị sa vào tay họ.
"Hồi đó đang mùa xuân. Sau khi thoát khỏi đêm trường tăm tối, tôi có cảm giác như bừng mở mắt ra để nhìn một quang cảnh mới. Một sợi dây da quàng quanh người tôi và cột vào một đầu của chiếc xe kéo, trên đó tôi bị buộc hệt như một con khỉ bị buộc vào bộ đàn ống của giống người man rợ. Hai tay tôi phải nắm lấy sợi dây da này vì nó cọ sát vào da thịt làm cho tôi trợt cả da.
"Bằng mưu mẹo tôi quyết định phải tỏ ra phục tùng và dễ thương. Tối hôm đó, tôi bắt đầu ra sức mua vui cho lũ người đó bằng cách nhẩy múa ca hát để họ đừng có gia hình tôi thêm nữa khiến tôi bị mụ mẫm đi hoàn toàn. Thời kỳ đó những người của đồng nội có quan hệ buôn bán với những người của biển và những người này trao đổi hàng hóa với những người da trắng, nhất là những người săn cá voi. Nhờ đó mà nhiều phụ nữ của bộ lạc nắm được lối đánh bài tây, thế là bằng một vài thủ thuật rất tầm thường tôi đã đánh lừa được những người Nội Mông này. Làm ra vẻ rất quan trọng, tôi biểu diễn trước mắt họ cái vốn liếng ảo thuật ít ỏi của tôi.
Ngay sau đó, họ tỏ ra kính nể tôi, tôi được ăn khá hơn và mặc tươm tất hơn.
"Tóm lại là chẳng mấy chốc tôi được coi như một nhân vật quan trọng. Từ người già cả cho đến đàn bà con gái và sau này cả các thủ lĩnh nữa đều phải đến hỏi ý kiến tôi. Một số kiến thức của tôi về chữa bệnh và mổ xẻ lại càng thu phục được lòng tin của họ, nhờ khéo léo, tôi đã buộc những kẻ đã hành hạ tôi trước đây phải chấp nhận tôi. Từ thân phận nô lệ trước đây, nay tôi trở thành một trong những thủ lĩnh, trong thời bình cũng như lúc có chiến tranh giữa các bộ lạc, họ đều răm rắp vâng theo lệnh của tôi.
"Nai đối với họ là một phương tiện để trao đổi, nai có giá trị thương mại, họ thường phải tiến hành những cuộc đột kích vào những bộ lạc lân cận để lùa bắt hoặc để bảo vệ đàn súc vật của chính họ cũng đang bị đe dọa. Dần dần, tôi cải tiến phương pháp của họ, tôi dạy họ những thủ đoạn chiến tranh và giúp họ có được sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong lúc chiến đấu mà không một kẻ thù nào của họ đối phó kịp.
"Tôi đã trở thành một nhân vật có quyền lực của bộ lạc nhưng không phải vì thế mà tôi nhích thêm được một bước trên con đường tự do. Tình thế của tôi lúc bấy giờ thật hết sức kỳ cục: Tôi đã vượt xa cái điều mình cần đạt được và đã làm cho mình trở thành cần thiết đối với họ. Những người Nội Mông này bây giờ ra sức o bế tôi, nhưng họ lại cũng giám sát tôi bằng một kiểu quan tâm đối với vật quý. Tôi được tự do đi lại tuy nhiên, mỗi khi họ đi về phía biển vì công việc buôn bán thì lại không bao giờ để tôi đi cùng. Đó là điều hạn chế duy nhất mà tôi phải chịu.
"Tôi cũng phải cải tạo cả cơ cấu chính quyền của họ. Tôi tập hợp trong một bộ máy chỉ huy của khoảng 20 bộ lạc lân cận nhằm chấm dứt những mối bất hòa giữa các đối địch và họ bầu tôi làm thủ lĩnh tối cao của cả khối liên hiệp phe ấy. Sau đó tôi hối hận ngay lập tức về việc nhận chức vụ ấy bởi vì có một thủ lĩnh già tên là Pi-uyn, thủ lĩnh của một trong những bộ lạc mạnh nhất đã miễn cưỡng phải từ bỏ quyền lực của mình và nhất là phải từ bỏ những vinh dự do chức vụ ấy đem lại.
Để trấn an vị thu lĩnh ấy, tôi phải kết hôn với con gái ông ta tên là In-sung-ga, vì ông ta khẩn thiết yêu cầu. Tôi xin rút lui khỏi chức chỉ huy của khối liên hiệp nhưng ông ta nhất định không đồng ý và...
- Và sau đó thì sao? Bà Xô-Vin khẽ hỏi, như uống từng lời của Xanh Vanh-xăng.
- Thế là tôi phải kết hôn với nàng In-sung-ga, cái tên theo tiếng Nội Mông có nghĩa là:"Con nai rừng". Tội nghiệp cho nàng In-sung-ga! Tôi nhìn thấy nàng lần cuối cùng ở một buổi truyền giáo ở Iếc-Kút, trong buổi đó nàng khăng khăng nhất định không chịu tắm.
- Ôi! Chết thật! Bây giờ đã 6 giờ rồi. Bà Xô-vin giật mình thốt lên. Đức ông chồng của bà đã đứng ở đầu phòng và đã bắt gặp ánh mắt của bà. Tôi rất tiếc không thể nghe nốt đoạn cuối tối nay. Ông Xanh Vanh-xăng. Đừng quên đến thăm tôi, tôi muốn biết cái kết thúc câu chuyện phiêu lưu của ông đến chết được.
- Thế mà tôi lại tưởng ông là một lính mới, một "chechaquo". Phrôna nói, trong lúc Xanh Vanh-xăng buộc lại ở dưới cằm hai vạt che tai của chiếc mũ lưỡi trai và dựng cổ áo lên để chuẩn bị ra về.
- Tôi ghét sự giả tạo kiểu cách người ta rất dễ nhiễm cái thói xấu này. Cô cứ xem những dân cư ở đây, những dân "ăn bánh chua" chẳng hạn, họ tự xưng như vậy một cách hãnh diện bởi vì họ mới chỉ sống ở vùng này có vài năm thôi, thế mà họ đã làm ra vẻ như những người mọi rợ thực sự và lấy đó làm tự hào. Tôi gọi họ là những người điệu bộ. Họ đã nhầm khi tìm cách lập dị theo lối ấy.
- Ông nhìn họ nghiêm khắc quá. Phrôna nhân xét, lúc nào cô cũng sẵn sàng bênh vực những nhân vật anh hùng mà cô ưa thích. Tôi cũng thế thôi, tôi cũng không ưa lối sống giả tạo. Nhưng đa số những người đi tìm vàng ở đây đều sẽ là những tay cự phách ở bất cứ đâu. Chính vì tính cách độc đáo ấy nên đã thúc đẩy họ đến những xứ sở mới. Còn người bình thường thì chỉ ru rú ở nhà.
- Cô Oen-sơ, tôi hoàn toàn đồng ý với cô, Xanh Vanh-xăng đấu dịu. Tôi không muốn vơ đũa cả nắm, mà tôi chỉ muốn chê trách một số nào đó tỏ ra quá cường điệu. Nói chung, như cô nói đấy, họ là những con người tốt, thẳng thắn và chất phác.
- Thế là chúng ta đã đồng ý với nhau cả, phải không ông Xanh Vanh-xăng. Ông vui lòng trở lại đây tối mai chứ? Chúng tôi đang đựng một vở kịch cho đêm lễ Giáng sinh. Sự góp ý của ông sẽ rất quý báu và tôi hi vọng ông sẽ không buồn chán. Giới trẻ ở đây đều mong ngóng ngày lễ sắp đến, các viên chức, các sĩ quan cảnh sát, các kỹ sư mỏ. Ngoài ra còn có những phụ nữ xinh đẹp. Chắc chắn họ sẽ làm ông vừa lòng.
- Tôi không nghi ngờ điều đó. Đồng ý, tôi sẽ đến! Xanh Vanh-xăng nhận lời và xiết tay cô.
- Hẹn ông đến tối mai. Chào ông!
"Thật là một con người can trường, một khuôn mặt xứng đáng của dân tộc chúng ta" Phrôna nghĩ thầm trong lúc đóng cửa lại.