CHƯƠNG 23

     trike và Robin chia tay ở ga New Bond Street. Robin lên tàu về lại văn phòng để gọi điện cho hãng BestFilms và tìm địa chỉ bà cô của Rochelle Onifade trong danh bạ trên mạng, cùng lúc cố tránh mặt Giải pháp Tạm thời (“Cứ khóa quách cửa lại”, Strike khuyên cô).
Strike mua một tờ báo rồi lên tàu tới Knightsbridge. Sau đó vì vẫn còn khá nhiều thời gian, hắn đi bộ đến nhà hàng Serpentine, nơi Bristow hẹn gặp ăn trưa.
Hắn đi qua công viên Hyde Park, dọc theo những lối đi bộ rợp bóng mát và cắt ngang con đường đất Rotten Row dành cho người đi ngựa. Hắn đã kịp ghi lại phần lời khai của cô gái tên Mel trên tàu điện. Giờ đây trong khung cảnh xanh tươi ngập nắng, tự dưng hắn lại nghĩ đến hình ảnh Robin mặc đầm xanh ôm sát lúc nãy.
Phản ứng của hắn làm cô hơi hẫng, hắn có biết điều đó; nhưng trong khoảnh khắc đó tự dưng hắn cảm thấy một sự gần gũi kỳ lạ, một sự thân mật mà hắn không hề muốn lúc này, đặc biệt là đối với Robin, mặc cho cô có thông minh, chuyên nghiệp và chu đáo đến đâu nữa. Hắn thích làm việc cùng cô và rất cảm kích chuyện cô tôn trọng sự riêng tư của hắn, không hề tò mò. Có trời mới biết, Strike vừa nghĩ vừa né một chiếc xe đạp vừa băng qua, hắn hiếm khi gặp người có tính cách như vậy trong đời, phụ nữ càng hiếm. Nhưng hắn thích sự có mặt của cô lúc này một phần cũng vì hắn sắp tạm biệt cô. Việc Robin sẽ sớm rời văn phòng cũng như chiếc nhẫn đính hôn trên tay cô vậy – chúng tạo ra một thứ ranh giới yên vui. Hắn thích Robin; hắn rất biết ơn cô, thậm chí (sau buổi sáng hôm nay) hắn còn rất ấn tượng với cô. Nhưng hắn vẫn còn thị giác bình thường và ham muốn chưa hề suy giảm, cứ mỗi ngày nhìn Robin cúi người trên màn hình máy tính là hắn lại được nhắc nhở rằng cô rất gợi cảm. Không hẳn là đẹp, không như Charlotte; nhưng vẫn hết sức hấp dẫn. Sự thật đó đập ngay vào mắt hắn khi Robin bước ra khỏi buồng thử đồ trong bộ đầm bó sát màu xanh, làm hắn ngay lập tức phải nhìn ra chỗ khác. Hắn nghĩ cô không cố ý khiêu khích gì, nhưng hắn cũng rất thực tế. Hắn hiểu rõ sự thăng bằng mong manh ở thời điểm hiện tại, hắn phải hết sức cẩn thận, nếu không muốn lại trượt chân. Robin là người duy nhất thường xuyên nói chuyện với hắn lúc này. Hắn không thể chủ quan về sức đề kháng của mình. Hắn còn đoán được, từ mấy lần cô tỏ ra né tránh hay do dự, rằng vị hôn phu của Robin không ưa gì chuyện cô thôi cộng tác với trung tâm môi giới để đi làm tạm bợ cho hắn. Tốt nhất là nên kiềm lại tình bạn đang nảy nở giữa hai người; đặc biệt là không nên ngây mặt ra mỗi khi hắn thấy cô mặc chiếc áo len bó.
Strike chưa bao giờ đến Serpentine. Nhà hàng này nằm trên mặt hồ, nơi người ta tới bơi thuyền. Một tòa nhà ấn tượng, trông như một kiểu chùa chiền viễn tưởng, khác xa với những gì Strike từng thấy. Mái nhà dày nặng, màu trắng, tựa như một cuốn sách khổng lồ đang mở và đặt úp xuống, bên dưới đỡ bằng những khung cửa kính xếp theo hình zigzag. Một cây liễu rủ khổng lồ phủ bóng bên cạnh nhà hàng, cành lá quét xuống mặt nước.
Mặc dù trời dịu mát, gió nhè nhẹ, khung cảnh quanh hồ vẫn rực rỡ dưới ánh nắng. Strike chọn một bàn ở ngoài trời sát mép nước, gọi một vại Doom Bar và đọc báo.
Mười phút sau giờ hẹn mà Bristow vẫn chưa tới. Nhưng một người đàn ông cao lớn, mặc complet đắt tiền, tóc hung đỏ dừng lại bên cạnh bàn của Strike.
“Anh Strike?”
Ông này khoảng gần sáu mươi tuổi, hàm bạnh, xương gò má cao, trông giống một diễn viên suýt có cơ nổi tiếng chuyên đóng các vai doanh nhân giàu có trong phim bộ. Với trí nhớ hình ảnh đã được tôi luyện, Strike ngay lập tức nhận ra ông ta từ những tấm ảnh mà Robin tìm thấy trên mạng. Chính là người đàn ông cao lớn trông như đang khinh khỉnh mọi thứ xung quanh trong đám tang của Lula Landry.
“Tony Landry. Cậu của John và Lula. Tôi ngồi đây được không?”
Nụ cười của ông ta có lẽ là ví dụ hoàn hảo nhất của một cái nhăn mặt xã giao giả dối mà Strike từng thấy; chỉ vừa kịp để lộ hàm răng trắng trong giây lát. Landry cởi áo khoác, phủ lên lưng ghế đối diện với Strike rồi ngồi xuống.
“John bận việc ở văn phòng,” ông ta nói. Gió làm tóc ông ta xộc xệch, lộ ra chỗ hói tóc hai bên thái dương. “Nó có nhờ Alison gọi báo anh biết. Tôi tình cờ đi ngang qua nghe được, nên tôi muốn tới đây nói trực tiếp luôn. Cũng là có dịp gặp riêng anh. Tôi vẫn đang chờ anh liên lạc; tôi biết là anh đang dần dần gặp hết những người có liên quan tới cháu gái tôi.”
Ông ta rút từ trong túi áo vét ra một cặp kính gọng thép, đeo vào và đọc tờ thực đơn. Strike uống bia, chờ đợi.
“Tôi nghe nói anh đã nói chuyện với bà Bestigui?” Landry hỏi, đặt tờ thực đơn xuống, mở mắt kính ra và bỏ vào túi trở lại.
“Đúng vậy,” Strike đáp.
“Được rồi. Tansy chắc chắn là có ý tốt, nhưng cô ta đang phí công vô ích khi lặp lại một câu chuyện mà cảnh sát đã chứng minh dứt khoát là không thể có thật. Không ích lợi gì cả,” Landry lặp lại, ra vẻ kẻ cả. “Tôi cũng nói vậy với John rồi. Nó phải ưu tiên hàng đầu lợi ích của thân chủ và những gì tốt nhất cho cô ta.”
“Tôi dùng món giò muối nấu đông,” ông ta nói với cô phục vụ bàn vừa đi ngang qua, “và nước lọc. Loại đóng chai. Thôi thì,” ông ta tiếp tục câu chuyện với Strike, “tốt nhất là cứ nói thẳng nhé, anh Strike.
“Vì nhiều lý do thiện ý, tôi không ủng hộ chuyện đào bới những chuyện quanh cái chết của Lula. Tôi cũng không mong anh đồng ý với tôi. Anh kiếm tiền bằng cách đào xới bi kịch gia đình của người khác mà.”
Ông ta lại nhếch mép lần nữa, trông vẫn hung hăng chứ chẳng vui vẻ gì.
“Không phải là tôi tuyệt đối không thông cảm với anh. Ai cũng phải kiếm sống, và chắc hẳn nhiều người nói rằng nghề của tôi cũng ăn bám không kém gì nghề của anh. Mặc dù vậy, sẽ có lợi cho cả hai chúng ta nếu hôm nay tôi nói rõ một số chuyện mà tôi nghĩ là John đã không kể với anh.”
“Trước khi ông bắt đầu,” Strike đáp, “cho tôi hỏi John bận gì vậy? Nếu anh ấy không đến được thì tôi sẽ sắp xếp một cuộc hẹn khác; chiều hôm nay tôi phải đi gặp vài người. John vẫn còn vương vụ Conway Oates à?”
Hắn chỉ biết rằng Conway Oates là một nhà tài phiệt người Mỹ, theo như lời Ursula. Nhưng tên tuổi của vị khách hàng quả có tác dụng như hắn muốn. Thái độ trịch thượng, luôn muốn làm chủ tình huống và vẻ tự tin của kẻ bề trên biến sạch. Landry giờ giận dữ và sốc.
“John không… chẳng lẽ nó lại có thể…? Chuyện đó tuyệt mật trong công ty!”
“Không phải John,” Strike đáp. “Bà Ursula May có nhắc đến chút trục trặc quanh vụ đất đai của ông Oates.”
Landry hắng giọng, lắp bắp. “Tôi rất ngạc nhiên… Tôi không nghĩ Ursula… bà May lại…”
“Vậy hôm nay John có tới không? Hay ông đã kịp giao cho anh ấy việc gì làm trong suốt buổi trưa?”
Hắn thích thú nhìn Landry vật lộn với cơn nóng giận, cố gắng kiềm chế bản thân và làm chủ tình hình.
“John sẽ tới sau,” cuối cùng ông ta nói. “Tôi hi vọng, như tôi đã nói, sẽ làm rõ được một số chuyện riêng với anh.”
“Được rồi, như vậy thì tôi cần dùng mấy thứ này,” Strike đáp, rút từ trong túi ra cuốn sổ và cây viết.
Landry cũng hốt hoảng như Tansy khi nhìn thấy những vật đó.
“Không cần ghi chép gì cả,” ông ta nói. “Những việc tôi sắp nói đây không liên quan gì… hoặc ít ra, không liên quan trực tiếp gì… đến cái chết của Lula. Tức là,” ông ta giải thích cặn kẽ, “sẽ không thay đổi gì kết luận tự tử cả.”
“Sao cũng được,” Strike đáp. “Tôi cần phải ghi lại kẻo quên.”
Landry trông như sắp phản đối nữa, nhưng rồi đổi ý.
“Được rồi. Đầu tiên anh phải hiểu là cháu trai của tôi John bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cái chết của em gái nó.”
“Cũng dễ hiểu mà,” Strike bình luận, nghiêng cuốn sổ để ông luật sư không thể đọc được, rồi viết mấy chữ ảnh hưởng sâu sắc, chỉ để chọc tức ông ta.
“Vâng, dễ hiểu. Tôi không định nói là người làm thám tử tư như anh nên từ chối một thân chủ chỉ vì người ta bị căng thẳng, hay trầm cảm… vì như tôi đã nói, ai cũng phải kiếm sống… nhưng trong trường hợp này…”
“Ông nghĩ John tưởng tượng ra hết?”
“Tôi không định nói như vậy, nhưng nói vậy cũng chẳng sai. John phải chịu quá nhiều đau khổ trong đời hơn nhiều người khác. Có lẽ anh không biết chuyện nó từng mất đi một đứa em trai…”
“Tôi có biết. Charlie là bạn học cũ của tôi. Vì vậy mà John thuê tôi.”
Landry nhìn hắn, ra vẻ vừa ngạc nhiên vừa ngờ vực.
“Anh học trường Blakeyfield Prep à?”
“Chỉ một thời gian thôi. Trước khi mẹ tôi nhớ ra là không có đủ tiền trả học phí.”
“Tôi hiểu rồi. Tôi không biết chuyện đó. Nhưng dù vậy có lẽ anh cũng không biết hết được… John luôn là đứa… nói như từ của chị tôi là… dễ bị kích động. Bố mẹ nó phải thuê cả bác sĩ tâm lý sau khi Charlie chết, anh biết đó. Tôi không phải là chuyên gia tâm thần gì, nhưng tôi thấy cái chết của Lula như là một cú đẩy cuối cùng…”
“Nói vậy hơi kỳ, nhưng tôi hiểu ý ông,” Strike đáp, viết vào sổ Bristow chập mạch. “Nói chính xác thì John bị đẩy cú cuối cùng này ra làm sao?”
“Nhiều người cho rằng vụ điều tra của anh vừa vô lý vừa vô ích,” Landry đáp.
Strike vẫn giữ cây viết ngay trên cuốn sổ. Hàm của Landry cử động như đang nhai gì đó, rồi ông ta dứt khoát nói ra:
“Lula là một đứa bị rối loạn lưỡng cực, cãi nhau với thằng bồ không ra gì xong thì nhảy lầu tự tử. Không có gì bí hiểm hết. Một chuyện vô cùng tệ hại với cả gia đình tôi, đặc biệt là người mẹ tội nghiệp của nó, nhưng chẳng có gì hay ho cả. Tôi buộc phải kết luận rằng John đang bị suy sụp, và nếu anh không ngại tôi nói thẳng thì…”
“Ông cứ nói.”
“…sự tham gia của anh chỉ kéo dài chuyện nó không thể chấp nhận sự thật.”
“Là Lula tự tử?”
“Đó cũng là kết luận chung của cảnh sát, chuyên gia y tế và điều tra viên. John lại quyết tâm đi chứng minh có án mạng, để làm gì tôi hoàn toàn không biết. Tôi không hiểu nổi làm vậy thì sẽ có lợi cho ai.”
“Những người trầm cảm thường hay thấy tội lỗi. Họ hay nghĩ rằng đáng ra họ có thể làm điều gì đó để cứu vãn tình thế. Tất nhiên nghĩ vậy rất vô lý. Nhưng kết luận có án mạng sẽ làm cả gia đình thấy nhẹ lòng hơn, so với kết luận tự tử, không phải vậy sao?”
“Không ai trong gia đình tôi phải hối tiếc chuyện gì cả,” Landry nói, giọng đanh thép. “Lula được chăm sóc y tế ở mức tốt nhất, từ khi vừa mới phát bệnh. Nó muốn gì cha mẹ nuôi đều chu cấp. Nó đúng nghĩa là được chiều quá hóa hư. Mẹ nó sẵn sàng chết vì nó, mặc dù bà chẳng được đền đáp lại gì cả.”
“Ý ông là Lula vô ơn?”
“Cần quái gì phải ghi lại chỗ đó. Hay anh định bán lại cho đám báo chí giẻ rách?”
Strike nhận thấy Landry đã hoàn toàn vứt bỏ vẻ khôn khéo ban đầu khi mới đến. Cô bồi bàn mang thức ăn đến. Ông ta không hề cảm ơn, chỉ trừng mắt nhìn Strike cho tới khi cô ta đi khỏi. Rồi ông ta nói:
“Anh đang bới móc vào những chỗ không nên bới, chỉ có làm hại người khác thôi. Nói thẳng là tôi quá choáng, khi tôi biết John đang bày trò gì. Quá choáng.”
“John chưa bao giờ nói với ông chuyện anh ta nghi ngờ kết luận tự tử à?”
“Nó rất sốc, đương nhiên rồi, cả nhà tôi ai chẳng thế, nhưng tôi nhớ rõ là nó không nói gì đến án mạng cả.”
“Ông có thân với John không, ông Landry?”
“Chuyện đó thì liên quan gì?”
“Giúp lý giải vì sao John không nói với ông.”
“John với tôi có quan hệ công việc hoàn toàn hòa thuận.”
““Quan hệ công việc”?”
“Đúng vậy, anh Strike. Chúng tôi là đồng nghiệp. Chúng tôi có cặp kè như hình với bóng ngoài giờ làm không? Không có. Nhưng cả tôi và John đều đang chăm sóc chị gái tôi – phu nhân Bristow, cũng là mẹ của John, hiện giờ đang bệnh rất nặng. Ngoài công việc chúng tôi chỉ nói chuyện bà ấy.”
“Tôi thấy John rất hiếu thảo.”
“Nó chỉ còn mỗi bà mẹ mà, giờ tới lượt bà ấy sắp qua đời, tình hình tâm thần của nó cũng chẳng làm sao khá hơn được.”
“John đâu chỉ có mỗi phu nhân Bristow. Còn có cả Alison nữa, đúng không?”
“Tôi không biết vụ đó nghiêm túc tới đâu.”
“Có lẽ một trong những mục đích của John khi thuê tôi là tìm ra sự thật, cho mẹ anh ấy an lòng nhắm mắt?”
“Sự thật sẽ không giúp gì được cho chị tôi cả. Không ai thích thú chuyện mình phải trả giá cho quá khứ.”
Strike không hỏi gì. Đúng y như hắn đoán, ông luật sư không kiềm được, tiếp tục giải thích ngay:
“Yvette thích làm mẹ một cách kỳ cục. Chị ấy rất mê trẻ con.” Ông ta nói như thể đó là một điều gì kỳ khôi, bệnh hoạn. “Giả mà kiếm được ông chồng đủ sức chắn hẳn chị ấy c. Khỉ Con nhỏ hơn Strike mười tuổi, gần như không bao giờ dùng tới cây viết. “Máy của ai vậy?”
Strike trả lời. Khỉ Con cảm thán ngắn gọn:
“Cô người mẫu hả? Oa chà.”
Con người, dù đã chết hay nổi tiếng đến mấy thì cũng chỉ gây ấn tượng đến vậy với Khỉ Con. Không thể nào sánh được với các bộ truyện tranh hiếm, những món đồ công nghệ và những ban nhạc mà Strike chưa bao giờ nghe tên. Sau khi nuốt liền mấy muỗng hoành thánh, Khỉ Con hớn hở hỏi ngay chuyện công xá.
Sau khi Khỉ Con đã ra về với chiếc máy tính hồng kẹp dưới cánh tay, Strike cũng lê bước trở lại văn phòng. Tối hôm đó hắn lau rửa chân phải cẩn thận, thoa kem vào vết sẹo đang tấy đỏ và rát buốt. Lần đầu tiên trong nhiều tháng, hắn uống thuốc giảm đau trước khi chui vào túi ngủ. Hắn nằm trên giường, chờ cơn đau lịm dần đi và suy nghĩ có nên đi khám lại ở khoa phục hồi chức năng không. Hắn từng được giải thích rất nhiều lần về hai triệu chứng của hội chứng co thắt, kẻ thù số một của bệnh nhân khuyết chi: da mưng mủ và sưng tấy. Hắn ngờ mình đang chớm bệnh nhưng cứ nghĩ tới hành lang bệnh viện đầy mùi thuốc sát trùng là rùng mình, lại thêm mấy vị bác sĩ cứ chăm chắm vô cái phần cơ thể không còn nguyên vẹn của hắn. Hắn thấy ngại vô số cuộc hẹn tái khám sau đó, mỗi lần chỉ để điều chỉnh chiếc chân giả một chút xíu. Vậy mà hắn từng hy vọng sẽ không bao giờ phải trở lại cái chỗ ngột ngạt trắng toát đó. Hắn còn sợ họ sẽ khuyên hắn nên để cái chân nghỉ ngơi, nên hạn chế vận động, thậm chí buộc hắn phải dùng nạng trở lại. Strike rùng mình nghĩ đến ánh mắt người qua đường hiếu kỳ nhìn ống quần buộc túm của hắn, rồi cả giọng lanh lảnh của đám trẻ con tò mò hỏi han.
Điện thoại di động trên sàn nhà (đang cắm sạc ngay gần giường) rung lên, báo có tin nhắn.
Vui lòng gọi cho tôi lúc nào tiện, nói nhanh thôi. Charlotte.
Strike không tin vào thần giao cách cảm, vậy mà khi nhìn thấy tin nhắn đó, không biết cơn cớ vì sao mà hắn nghĩ ngay là hẳn Charlotte đã biết được hắn vừa thông báo vụ chia tay với Khỉ Con. Cứ như thể hắn vừa giật mạnh sợi dây vô hình vẫn nối giữa hai người.
Hắn nhìn chằm chằm vào tin nhắn như thể hy vọng đọc được vẻ mặt Charlotte qua màn hình màu xám nhỏ xíu.
Vui lòng. (Tôi biết anh không cần phải gọi: nhưng lần này tôi xuống nước đề nghị anh). Nói nhanh thôi (Tôi có lý do chính đáng để nói chuyện với anh, ta có thể bàn chuyện nhanh chóng và suôn sẻ, không cãi vã gì đâu.) Khi nào tiện. (Tôi tử tế đấy chứ, ra ý không có tôi thì anh vẫn có chuyện khác để lo.)
Hoặc, có lẽ là: Vui lòng (Anh mà từ chối tôi thì anh khốn kiếp lắm nha Strike, anh xúc phạm tôi như vậy chưa đủ hả?) Nói nhanh thôi. (Tôi biết anh nghĩ tôi sẽ làm ầm lên; nhưng, đừng lo, lần gặp cuối anh quá khốn nạn mà, tôi chẳng thiết nữa) Khi nào tiện. (Bởi vì nói thẳng ra, lúc nào mà anh chẳng xếp tôi tít sau quân đội và mấy trò nhăng nhố khác của anh.)
Bây giờ thì có tiện không? Hắn bâng khuâng tự hỏi, vẫn đau đớn vì thuốc chưa ngấm. Hắn nhìn đồng hồ: mười một giờ mười phút. Rõ là cô ta vẫn còn thức.
Strike để điện thoại xuống sàn nhà. Chiếc điện thoại nằm yên lặng, tiếp tục sạc pin. Hắn gác cánh tay lông lá che mắt để khỏi nhìn những vệt sáng trên trần nhà do đèn đường chiếu qua mành cửa. Tự dưng, mặc dù không hề muốn, hắn mường tượng Charlotte ngay trước mắt, như lần đầu tiên hắn thấy cô ta ngồi một mình trên bệ cửa sổ trong một buổi tiệc tùng thời sinh viên ở Oxford. Trong đời hắn chưa bao giờ thấy gì đẹp đẽ hơn vậy. Đám con trai chung quanh dường như cũng giống hắn, không ngớt liếc mắt, vờ vĩnh nói cười to tiếng và diễu qua diễu lại trước cô gái đang ngồi im lặng.
Khi nhìn thấy Charlotte lần đầu tiên, Strike - mới mười chín tuổi, thấy lòng rộn ràng hệt như những ngày thơ ấu, khi hắn vừa thức dậy và nhận ra tuyết đã rơi trắng vườn nhà cậu Ted và mợ Joan. Hắn muốn đặt những bước chân đầu tiên lún sâu vào lớp tuyết trắng mịn màng, khiêu khích và quậy tung bề mặt tĩnh lặng đó.
“Mày say rồi,” một đứa bạn lên tiếng cảnh báo sau khi Strike tuyên bố ý định sẽ đến bắt chuyện với Charlotte.
Strike gục gặc đồng ý, nốc cạn vại bia thứ bảy và khệnh khạng đi đến khung cửa sổ nơi Charlotte đang ngồi. Hắn mơ hồ nhận ra đám đông chung quanh đang dõi theo, dường như đang chờ đợi một chuyện buồn cười sắp xảy ra vì Strike khi ấy đã rất to con, đầu tóc như Beethoven, thân hình như dân đấm bốc còn áo thun dính đầy nước cà ri.
Cô ta ngước lên nhìn hắn. Hai mắt mở to, tóc đen dài, khe ngực mềm mại, trắng trẻo lộ ra sau làn áo sơ mi.
Nhờ tuổi thơ lăn lóc rày đây mai đó, kết bạn với đủ loại người, Strike có kỹ năng xã giao cực kỳ tốt. Hắn biết cách hòa vào đám đông, biết làm người khác cười, biết cả cách làm người ta chấp nhận mình. Vậy mà đêm đó, lưỡi hắn tê dại, thừa thãi. Hắn còn nhớ khi đó hắn đi đứng hơi loạng choạng.
“Anh cần gì hả?” cô ta hỏi.
“Vâng,” hắn đáp. Rồi hắn lấy tay kéo áo thun ra, cho Charlotte thấy chỗ dính nước cà ri. “Cô biết làm sao tẩy hết cái này không?”
Cô ta không nhịn được (dù rõ là rất cố), bật cười khúc khích.
Một lúc sau, một anh chàng tên Jago Ross đẹp trai, chải chuốt, dân có số má (Strike từng thấy mặt và nghe tiếng ông kễnh này) chạy vào phòng cùng với đám bạn con nhà quý tộc. Đập vào mắt họ là Strike và Charlotte ngồi cạnh nhau trên bệ cửa, say sưa chuyện trò.
“Sao mà đi nhầm phòng vậy Char cưng,” Ross nói, thể hiện quyền sở hữu qua giọng điệu vừa kiêu căng vừa mơn trớn. “Tiệc của Ritchie ở trên lầu kia.”
“Tôi không đi đâu cả,” cô ta đáp, mỉm cười nhìn gã nhà giàu. “Tôi phải giúp anh Cormoran giặt áo đã.”
Vậy là cô ta đá cậu bạn trai dân trường Harrow[1] ngay giữa bàn dân thiên hạ để theo Cormoran Strike. Đó cũng là khoảnh khắc vinh quang nhất trong cuộc đời mười chín năm của Strike. Trước mặt đám đông, hắn đã bế bổng được Helen thành Troy ngay trước mũi vua Menelaus. Hắn sửng sốt lẫn vui sướng tột độ, không thèm băn khoăn chút nào về phép màu vừa xảy ra mà chỉ đơn giản chấp nhận nó.
[1. Một trong bốn trường tư nội trú cho nam sinh rất nổi tiếng ở Anh, đa phần học sinh là con nhà giàu có, quý tộc - ND]
Sau này Strike mới biết được rằng mối duyên nợ tình cờ, tưởng như số phận an bài đó lại hoàn toàn do Charlotte sắp đặt. Mấy tháng sau cô thú nhận rằng chuyện cố ý đi nhầm phòng chỉ vì muốn trừng phạt một tội lỗi vớ vẩn của Ross. Cô ta quyết ngồi đó, đợi một người đàn ông bất kỳ đến làm quen. Với Charlotte, Strike chỉ là vũ khí để tra tấn Ross. Cô ta đã lên giường với hắn ngay sau đó, chỉ để thỏa sự cay cú và giận dữ, chứ chẳng phải vì cuồng nhiệt yêu đương như hắn lầm tưởng.
Trong đêm đó Charlotte đã bộc lộ tất cả những uẩn khúc trong con người cô ta, cũng chính là những điều liên tục giằng xé rồi lại níu kéo hai người về sau. Charlotte là kiểu người luôn tự làm tổn thương chính mình, bất cần và cũng sẵn sàng làm tổn thương người khác. Cô ta không ngờ lại bị Strike lôi cuốn đến vậy. Nhưng Charlotte cũng luôn ý thức được vị trí cố hữu an toàn của mình trong một thế giới kín cổng cao tường, hoàn toàn xa lạ với Strike, nơi có những giá trị mà cô ta vừa khinh bỉ vừa không bao giờ chối bỏ.
Rồi bắt đầu mối duyên lẫn nợ và mười lăm năm sau, Strike nằm trên chiếc giường xếp, đau đớn đủ đường, chỉ ước gì có thể xóa sạch Charlotte khỏi trí nhớ.

“Ai nói với anh như vậy? John à?”
“Có hết trong hồ sơ cảnh sát. Không đúng vậy sao?”
“Đúng vậy, nhưng tôi không hiểu việc đó thì liên quan gì đến những việc tôi đang nói.”
“Xin lỗi, lúc mới đến ông có nói rằng ông đang đợi tôi liên lạc. Vậy nên tôi cứ tưởng ông sẽ đồng ý trả lời vài câu hỏi.”
Thái độ của Landry như một người vừa bất ngờ bị chọc tức.
“Tôi không có gì để thêm vào lời khai bên cảnh sát cả,” cuối cùng ông ta lên tiếng.
“Tức là,” Strike nói, tiếp tục lật cuốn sổ trống trơn, “ông có ghé qua thăm chị buổi sáng hôm đó, có gặp Lula, rồi lái xe xuống Oxford dự hội nghị luật gia đình?”
Landry lại nghiến hàm.
“Đúng vậy,” ông ta đáp.
“Ông tới nhà phu nhân Bristow lúc mấy giờ?”
“Chắc khoảng mười giờ,” Landry đáp, sau khi im lặng vài giây.
“Rồi ông ở lại đó bao lâu?”
“Chừng khoảng nửa tiếng. Có thể lâu hơn một chút. Tôi không nhớ.”
“Rồi ông lái xe thẳng từ đó tới Oxford?”
Đằng sau vai Landry, Strike trông thấy John Bristow đang hỏi một cô phục vụ; trông ông ta hơi nhếch nhác, thở không ra hơi, như vừa chạy đến. Ông ta cầm theo một cái túi da hình chữ nhật. Ông ta nhìn quanh, vẫn còn thở hổn hển, và khi nhìn thấy Landry từ đằng sau, Strike thấy ông ta thật sự hoảng sợ.
--!!tach_noi_dung!!--

Type: P1: P2: Sư Tử P3: Thanh Hoa P4: Laurel Huynh P5: Shirley P6: Anh Thu P7: Isshiki
Nguồn: Hội chăm chỉ làm eBook free - Công ty phát hành: NXB Trẻ
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 6 tháng 10 năm 2015

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--