Chương 17

     han Quang Thông theo đề nghị của Tổng công ty Điện Lực, bị liên đới trách nhiệm sau lần Phan Tài làm “rụng”cầu dao 177-1, bị cách chức trưởng trạm. Hắn mới được công ty điều về phòng kỹ thuật, dưới quyền anh. Nhưng bản tính hay tranh thủ tiếm quyền của hắn thì anh quá rành rồi còn gì, lại thêm hay muốn chứng minh khả năng của mình trội hơn nhiều mặt:
- Máy biến thế chỉ có rờ le bảo vệ vòng ngoài.
- Trước nó cũng chỉ được bảo vệ vòng ngoài…Cha vợ tôi gắn thêm rờle 50REF thêm lãng phí!
Phan Tài cảm giác không yên, trước mình cũng làm trưởng trạm hắn đã thay thế mình đó sao! Giờ hắn định giỡ trò gì đây, Phan Tài chặn họng để hắn đừng mượn cớ bám đuổi rờle 50REF nữa.
- Một căn nhà, muốn bảo vệ không có trộm. Thiết nghĩ chỉ xây tường rào là đủ sao?
- Tường rào xét ra cũng chưa đủ chống trộm…Nhưng mình cần gì nữa chứ!- Trung  Phan vô tình nói theo ý hắn.
- Nếu có vệ sĩ, chó Bẹc giê, camêra chống trộm vẫn hơn…
- Có thêm những thứ đó, càng đáng tin cậy hơn…- Phan Tài lại vô ý nói theo.
- Vậy thì gắn thêm rờle 50REF bảo vệ vòng trong đáng tin cậy hơn, sao không làm…?
Phan Tài dù sao cũng là cấp trên của hắn, cứ nói tay đôi xem hắn muốn nói gì.
- Thì đáng tin cậy và còn dự phòng nếu như con rờle 87 phía ngoài không may bị hư. Máy biến thế không còn rờle so lệch dòng nào bảo vệ.
-  Thế thì tại sao trước đây gọi là lãng phí và bị cho là tham nhũng. Báo chí Phan phui…
Nhìn qua nhìn lại, Phan Tài cũng chỉ thấy gương mặt vênh váo ấy, không biết phải đáp trả ra sao. Phan Tài quyết tâm thực hiện lời Nguyên Thủ tướng căn dặn và nói với Phan Quang Thông:
 - Lần này, phòng Kỹ thuật dứt khoát chỉ chấp nhận các thiết bị đồng bộ. Các điều hành viên tránh được các sự cố chủ quan, thực hiện đúng như lời Nguyên Thủ tướng phải làm sao cung cấp dòng điện liên tục để cho nhân dân thắp sáng và doanh nghiệp sản xuất.
Phan Quang Thông cũng quyết tâm không kém, tiếp tục trình bày lại sáng kiến mà hắn trình với ông Trần Chí Lý và bị cướp công:
- Muốn cung cấp dòng điện liên tục, phải gắn lại rờ-le 50REF để bảo vệ bên trong máy biến thế. Nếu không có gì bảo vệ ở vị trí đó. Máy biến thế bị cháy nổ mới càng bị gián đoạn điện. Công ty vi tính đã gắn sẵn con rờle kỹ thuật số 387, bên trong con rờle này đã có chức năng 50REF tại sao không dùng?
Phan Tài nghe qua rồi ấp úng:
- Là sao?
- Công ty vi tính cũng đã tính tiền, cũng đã có những sợi cáp quang chỉ việc đấu vào không thể gọi là lãng phí hay tham nhũng gì nữa.
- Như vậy là?- Phan Tài cảm thấy Phan Quang Thông nói rất đúng, chỉ vì mình chậm hiểu mà thôi.
- Con rờ le 50REF từng là sáng kiến của tôi, từng bị bát bỏ cho là bảo vệ vòng trong là thừa. Đó cũng là một cách nhìn. Cũng như căn nhà không cần vệ sĩ cũng như nuôi chó Bẹc giê và camêra, đó cũng thể gọi là thừa thãi. Nhưng nếu căn nhà có những thứ ấy để bảo vệ càng an tâm hơn, không sợ mất của cải quí giá trong nhà. Máy biến thế đắc tiền, cũng là bảo vệ nhưng bảo vệ thêm chặt chẽ sao không làm.
Phan Tài gật gù, thầm khen ngợi đầu óc tinh ranh của hắn. Anh chầm chậm nói:
- Sáng kiến của anh, ba vợ tôi lấy và lập công sao anh không giận.
- Giận gì, bác Trần Chí Lý biết cách thuyết phục, chứng minh được cần phải bảo vệ vòng trong cho máy biến thế bằng con rờle 50REF. Còn tôi chỉ nghĩ ra mà không làm gì, nhất là không chứng minh được cần kíp phải gắn nó vào. Người ta bát bỏ cho là lảng phí và tôi thấy nó cũng lãng phí thật.
Phan Tài đẩy chiếc ghế ngồi áp vào tường, yên lặng khá lâu không nói gì, như thể gột rữa tất cả những cái nhìn sự việc của mình bấy lâu nay. Những lấn cấn trong ngành Điện thường thì anh nhìn theo cách báo chí nêu, đúng là sự việc có cái nhìn khác thì mọi việc đều khác. Giờ Phan Quang Thông phân bua, cảm giác có gì đó anh chưa ổn thoả, còn hắn thì tinh thần vững vàng. Vậy ai đúng ai sai?
 Phan Quang Thông có cái nhìn khác hơn mình nhiều và cũng thật là đúng. Khi báo chí nêu ngành Điện kêu gọi tiết kiệm điện chỉ bằng bóng đèn compac, thì càng làm cho người dân tốn kém thêm, thì Phan Tài cũng thấy vậy và cho là nghịch lý. Trong khi đó thì Phan Quang Thông chỉ tải trên đồng hồ đúng là giảm rõ rệt, dành năng lượng tiêu tốn vào bóng đèn sợi tim hoặc chiếu sáng công cộng, dùng cho sản xuất cái nào hay hơn.
Khi báo chí nêu ngành Điện độc quyền, thì Phan Tài cũng thấy rõ ràng ngành Điện độc quyền. Còn Phan Quang Thông thì cho rằng tiền tỉ đô ai dám vào mua đây, nhà doanh nghiệp nào cũng la nhưng ngán ngại nhất là khi mua sẽ bị dân đòi tiền đền các trụ cột trước chưa hề đền bù, tức khắc. Còn thuộc nhà nước thì dân đã ngã ngũ chấp nhận từ lâu rồi, lại thêm nhìn ở dạng vĩ mô: một tư nhân sẽ lên giá xuống giá thất thường, lúc cung cấp điện lúc không theo lộ trình nào: chẵng những kinh tế mà cả chính trị xáo trộn nữa là đằng khác.
 Khi báo chí than trách ngành Điện cố than thở lỗ lả, mà công nhân thì thưởng nhiều. Phan Tài cũng công nhận như vậy (vì tiền thưởng Tết bao giờ cũng tương đương một chiếc xe đời mới). Còn Phan Quang Thông thì cho là dù lời hay lỗ, doanh nghiệp phải bảo đảm chế độ lương thưởng cho công nhân. Theo sản lượng điện, xã hội tiêu tốn tăng lên gấp 3 gấp 4 lần, điều hành cực nhọc gấp 3 gấp 4 lần mà lương thưởng vẫn vậy ai mà chịu. Công nhân ngành Điện không được bãi công, nhưng họ bỏ ra ngoài làm là có thật, lỡ như họ đùng đùng bỏ đi sạch thữ xem đất nước mất mát bao nhiêu tiền.
Khi báo chí công kích việc cắt cúp điện vô tội vạ, hoặc trách các quan chức trong ngành Điện không dự đoán được sản lượng điện không chính xác, Phan Quang Thông chỉ cho Phan Tài thấy rằng muốn đừng cắt cúp điện thì phải nâng công suất lên, vì muốn phát triển đất nước phải sản xuất ra nhiều sản phẩm. Muốn nâng công suất ngoài việc tìm thêm các nguồn năng lương khác, còn phải nâng cả hệ thống dây dẫn. Muốn nâng dây dẫn thì phải nâng móng trụ, muốn nâng móng trụ thì phải nâng mặt bằng, muốn nâng mặt bằng thì phải giải phóng và đền bồi mặt bằng. Ngoài ra còn phải nâng cấp và tăng công suất các trạm điện. Mà ngành Điện đi tới đâu thì người ta reo giá đất cao tới đó, họ còn nghi ngờ ngành Điện khoản này khoản nọ. Trong khi chính phủ phê duyệt giá cả cái nào ra cái đó, nếu muốn đền bù cao thì không còn vốn làm các công đoạn sau này.
  Khi báo chí nêu….Một chiếc xe du lịch đời mới; thay dây dẫn điện, hoặc rờle…
 Phan Quang Thông có cái nhìn khác: Một chiếc xe cũ hao tốn xăng cho 100 kí lô mét là 60 lít xăng, còn chiếc xe mới thì 18 lít. Vậy  mua chiếc xe bóng lộng là lãng phí hay để chiếc cũ kia tiếp tục hao xăng; Một dây dẫn điện cũng vậy, tải điện kém ( vì nhu cầu sử dụng cao của người dân), chưa đến thời kỳ đã thay (đem về chỉ bán “ve chai”, chẵng ai dám dùng lại)). Vậy thay dây là lãng phí hay để cho dây đó tiếp tục chịu tải cao? Khi chưa đủ tiền làm hàng rào bằng kẽm gai, khi đủ tiền xây tường nuôi chó và có cả camêra chống trộm là lãng phí hay cứ mất mát hoài là lãng phí, tương tự như vậy khi chưa đủ tiền đặt hệ thống bảo vệ máy biến thế bằng hệ thống vi tính, tạm thời gắn con rờle bảo vệ 50REF (tựa như hàng rào kẽm gai) là lãng phí hay đặt hệ thống vi tính là lãng phí… Người này không làm,người khác làm thì họ nghi ngại cho là có tham nhũng. Những điều đó tuỳ cái nhìn khác nhau của từng người…
  Phan Tài hiểu mang máng có cái gì đó mà mình hiểu chưa tới, liền gặn hỏi thêm:
- Như vậy là…
- Nhìn ở góc độ nào đó, thì ba vợ anh cũng đúng. Cần phải có con rờle bảo vệ bên trong máy biến thế…không thể gọi là lãng phí được.
- Chuyện này đã xữ rồi, thấy vậy còn rắc rối chỗ nào nhỉ? Như vậy là…?
- Công ty Vi tính đến gắn cho ta con rờ- le 50 REF bên trong con 387. Ta trả tiền cho họ, mà còn khen ngợi họ thông thái. Còn ta tự làm, được tiền một ít bỏ túi thì gọi là tham nhũng. Trên quan điểm nhìn nào đó. Ba vợ anh là người có công, chứ không có tội. Nếu như kiện lại bài báo, Mỹ Nhơn ở tù như chơi…Nhưng ông không kiện, vì cũng không đành kiện một người khổ sở nhiều rồi và anh nắm giữ ngay vị trí chủ chốt của ông, nên không cần phục chức lại. Trật tự đối với ông ấy đã được sắp xếp lại rồi, giám đốc cũng đã chấp thuận và anh cũng đã bắt tay vào việc mới.
Phan Tài nghe, bắt đầu cảm phục Phan Quang Thông. Lần này đúng là anh hiểu bạn mình sâu sắc hơn, cả hai bắt tay nhau. Trước chỉ vì có cái nhìn khác nhau mà thôi.