Chương 1

    
gành Điện được ưu ái rất nhiều từ chính phủ, việc đó cũng có quá trình lịch sử. Trong chiến tranh, ngành Điện bị đánh phá nhiều nhất…gần như tan hoang. Biết bao nỗ lực không ngừng của tất cả những người từ cấp nhà nước, cũng như nhân viên Điện lực mà giờ đây mạng lưới điện gần như trải rộng khắp đất nước.
Sau đó công trình lịch sử 500 kí-lô-vôn Bắc Nam được xây dựng trong vòng có hai năm, là thể hiện ý chí của Đảng và nhân dân Việt Nam, bước vào giai đoạn Hiện đại hoá đất nước. Biết bao nhiêu bài viết cũng như thơ ca ca ngợi công trình ấy là công trình thế kỷ.
Điện ơi! từ đâu đến?
Hay từ rừng núi xa.
Vầng quang như ấm đỏ,
Thắp sáng cho mọi nhà.
Có dịp đi dưới cánh rừng, trên cao là đường dây điện, công trình len lõi theo phong cảnh hữu tình của đất nước, một cách đi du lịch ngoạn  mục. Với những “sợi chỉ đỏ” vẽ lên bầu trời, hoàng hôn càng tuyệt đẹp làm sao, như tấm lòng nhiệt thành nồng ấm của những người trẻ tuổi dành cho đất nước mình. Uốn lượn trên đồi núi, trên các cánh rừng. Những đường cong đỏ ngầu của đường dây 500kV vượt lên trên các tán cây bên dưới tiến về thành phố. Hiện tượng Vầng quang: là hiện tượng xuất hiện trên dây dẫn siêu cao thế, ion hoá với môi trường xung quanh dây dẫn nên có những vầng đỏ, chạy dọc theo đường dây 500 kí-lô-vôn từ Bắc vào Nam. Như những "sợi chỉ đỏ” mà những người thợ điện cũng như người dân tộc thích ví von và ngắm nhìn. Họ biết đó là “sợi chỉ” may mắn, hạnh phúc nhất của đất nước.
Đứng trên đỉnh ngọn đồi, cao hơn những ngọn đồi cao, nhìn xa xa: Vầng quang như những “sợi chỉ đỏ” chúc phúc cho các cặp uyên ương hạnh phúc, nối hai miền Nam Bắc, thống nhất nước nhà mà còn là an toàn về điện năng, miền Bắc cấp điện cho miền Nam và miền Nam cứu viện ra cho miền Bắc…Trên thế giới, bao nhiêu quan niệm tốt đẹp về sợi chỉ đỏ, và ai cũng thừa nhận nó đem hạnh phúc đến muôn nhà. “Sợi chỉ đỏ” cột chặt hai miền, như đôi trai gái yêu thương nhau không thể rời xa nhau được. Hạnh phúc đó truyền cho mọi nơi hơi ấm ngọt ngào. “Sợi chỉ đỏ” đã kết duyên hai miền Nam Bắc, không thể tách nhau ra được, không khác những cặp uyên ương bên nhau và hạnh phúc lâu dài. Sợi chỉ đỏ chứa đựng trong mình một dòng điện xuyên suốt vô biên.
Bây giờ ánh sáng bao trùm khắp thành phố, đèn điện đêm đêm rực rỡ nhiều màu. Nên phải giữ cho “sợi chỉ đỏ” đó xuyên suốt. Muốn làm được điều đó, ngành Điện tốn biết bao công sức để phát hoang, để tận dụng tốt toàn bộ công suất truyền trên đó, gìn giữ “sợi chỉ đỏ” ấy như hạnh phúc của mình. Nhà nước quan tâm cực kỳ lớn vào ngành Điện, đó là sự dọn đường trước cho cho nền kinh tế đang khát năng lượng, cần một sản lượng dồi dào để phát triển nhanh. Đương nhiên muốn phát triển nhanh thì năng lượng cần phải đầy đủ, dây tải điện nâng cao công suất hết mức có thể nhưng rồi cũng không kịp nhu cầu xã hội, và đường dây 500kv mạch 2 hình thành và lại vẽ lên bầu trời xanh những đường đỏ nồng ấm, lại sừng sững tiến vào Nam.
Đời sống hôm nay mà không có điện thì cũng như không! Vì rằng, không có điện thì có kêu gào niềm tự hào nào đi nữa, thì cũng chẳng ai nghe đến được. Ngành Điện là ngành năng lượng, luôn luôn lúc nào cũng phải đi trước một bước, mới vực dậy được sự phát triển của đất nước. Vì vậy, công việc trong ngành Điện còn phải làm nhiều…
Từ khi Giám Đốc cho Phan Tài làm Đội trưởng Đường dây 500 kí-lô-vôn, anh phải vào rừng chỉ huy các chốt trạm chặt phá cây rừng đang mọc phía dưới dây dẫn, có khi phải nằm trong rừng một tháng trời. Ngày đầu anh rất nhiệt tình, vừa đi tới nơi chốt Đồng Xuân là hối thúc anh em vào rừng ngay. Tưởng gần đường, nào dè phải băng rừng gần bốn cây số mới tới nơi đường dây đi qua, là đã quá trưa. Chốt Đồng Xuân chỉ có 12 người, mà Trưởng chốt phải làm thêm công việc hành chánh nên thường ở nhà, phải một người ở lại trực máy để khi Công ty cần kíp liên hệ có người đáp ứng ngay. Đúng ra, tổ Trưởng Công đoàn cũng ở nhà. Nhưng anh cho là chức cỏn con cũng bày đặt chảnh, bắt anh ta theo luôn nên người này thoáng nghĩ anh có phong cách tích cực hơn ông sếp trước.
- Các doanh nghiệp lớn của nhà nước, sao mà có cách sắp xếp lượm thuộm vậy…-Anh trách, rồi còn ra giá cao: - Kiểu này thì cổ phần hóa giá trị có được bao nhiêu, phải trả lương cho những điều vô lý như vậy sao?
Ngày đầu tiên Phan Tài cũng ra chặt cây, mặc dù lúc đó đã quá giờ trưa, hiếm khi những người làm việc cho nhà nước ít chịu bám công việc đến giờ này. Mọi người đói meo, vừa liếc nhìn anh căm ghét nhưng cũng sờ sợ ông sếp mới, nên phải cố mà làm. Phan Tài chặt cây rất nhiệt tình, bức phá cây rừng khoảng hai trăm mét, rồi trước mặt anh là một đám tre lồ ồ không nằm dưới đường dây. Nhưng  có một nhánh mọc cao hơn hết, có chiều hướng cong vào đường dây. Phía ngọn có nhiều vết nám do điện phóng, anh nhìn nó rồi quyết định chặt tận gốc. Anh hỏi mọi người:
- Anh em có ai biết, trong các loại cây. Cây nào mọc nhanh nhất?
- Cây tre, mọi người đều đồng thanh trả lời, làm Phan Tài cụt hứng.
- Ờ!
Thì ra là họ ở trong rừng, mà mình còn đi đố họ làm chi! Anh sường sượng giải thích thêm:
- Cây Tre nghe người ta nói, có khi chỉ một đêm là mọc lên bốn mét.
- Nghe gì! Ở đây tụi em thấy hoài. Đi khai hoang là sợ nhất cây tre, thường phải bứng gốc nó mới xong.
Phan Tài liếc nhìn bụi tre to bè, giờ này đã gần hai giờ trưa mà trong bụng chưa có một hột cơm. Anh muốn ngày đầu cho đám đàn em thấy mình năng nổ, nhưng bứng gốc bụi tre này là cả một kỳ công.
- Trước mắt chặt nó đi! mai mốt tính sau! - Anh nói và ngẫm lại mình vẫn còn năng nổ.
Anh lại cây tre đó chặt cho nó vài nhát, liền nghe mấy người kia bảo:
- Anh phải cột dây vào, kẻo ngã vào đường dây là bị phóng điện, cháy như chuột thui bây giờ…
- À…quên! Ai leo lên cột dây cho anh đi.
- Anh chặt nó mấy nhát sắp đứt!Ông nội thằng nào dám leo lên. Nó ngã vào đường dây là tiêu mạng tụi em sao!
- À… - Phan Tài bắt đầu lúng túng, rồi anh chỉ tay vào chỗ giữa cây - thôi cột vào đó đỡ đi.
Một người đứng trên vai Phan Tài, cột dây phía trên tầm anh ta với tới. Anh ta leo xuống, rồi bỏ chạy ra phía xa xa.
- Sao vậy? sao bỏ chạy ra ngoài hết vậy?
- Tụi em không dám kéo, vướng mấy cây phía trong nó đàn trở lại là vào đường dây.
Phan Tài bắt đầu cảm thấy khó khăn. Đúng là nguy hiểm quá mà mình không biết. Anh xem xét lại cây tre, bắt buộc phải chặt rồi, đằng nào nó cũng ngã vào đường dây. Xem ra khó sai bảo người khác được, mình là đội trưởng nên phải đi đầu. Phan Tài ngoắc những người kia lại, ý anh là muốn cột sợi dây thừng cho chặt:
- Anh em cột dây thừng dùm tôi vào cây Gòn kia đi! Cột sao để tôi có thể tháo mối ra dễ dàng.
Một số người lôi dây thừng sang cây Gòn phía ngoài, cách đó khoảng bốn thước. Họ ghì chặt dây vào đó xong, rồi cũng lảng xa ra chỗ khác, ái ngại nhìn Phan Tài chặt phá cây che. Phan Tài biết là nguy hiểm lắm nhưng lỡ làm đội trưởng, phải gáng thôi. Anh chặt thêm vài nhát nữa, cây tre đứt hẳn. Nó vẫn  đứng thẳng, gốc vẫn còn tì trên chỗ chặt một ít.
Phan Tài đem rựa ra ngoài, anh đến bên cây Gòn rồi nắm đuôi dây thừng. Anh bậm môi rút sợi dây thừng ra và bỏ chạy. Cây tre nhè nhẹ ngã từ từ vào hướng đường dây, ngọn nó quét ngang và còn khoảng bốn tất nữa mới trúng dây. Ấy vậy, điện từ đường dây 500 kí-lô-vôn phóng ra. Tiếng nổ chát chúa đánh ầm một cái. Cây tre bốc cháy mặc dù còn tươi, điện 500 kí-lô-vôn tương đương 500 ngàn vôn, hỏi cây cỏ nào chịu nổi.
Phan Tài vừa chạy vừa nhìn mình không có bị gì, lúc bình tĩnh lại anh không ngờ mình chạy quá xa và qua mặt anh em một đoạn. Anh gãi đầu có vẽ như mình thuộc loại đại nhát gan, rồi cho anh em thu dây thừng lại.
- Anh ơi - Họ bảo với anh - Hình như đường dây bị bật ra mất điện rồi, không còn nghe tiếng reo trên dây nữa.
- Chết rồi! Vậy…chặt cây tre ra nhiều khúc, rồi đem liệng xa ra ngoài!
Phan Tài ra lệnh xong, liền tới bên bộ đàm mở lớn. Anh nghe trên băng tần của ngành Điện báo cáo, đúng là mất điện trên đường dây 500 kí-lô-vôn. Toàn miền bị ảnh hưởng, sự việc thật nghiêm trọng, chỉ vì một cây tre mà thôi.
- Rút! - Anh ra lệnh cho mọi người.
Bọn họ quay trở ra xe, lúc đó cũng đã xế chiều. Họ mới bắt đầu ăn nhậu. Biết mình có lỗi lớn trong việc mất điện vừa rồi, Phan Tài chôn chặt trong lòng bằng cách uống nhiều rượu vào. Ngày hôm đó anh say bí tỉ.
Mấy ngày sau, anh đi làm không nổi, chỉ cho người tiếp tục đi khai hoang. Họ trở về báo cáo, rằng đã làm sâu trong rừng, chặt cây nhiều vô kể. Anh chỉ việc viết báo cáo, xin xăng, ghi ngày công (chấm công cả hai ngày nghĩ cuối tuần), nên lương của họ cao hơn trước đây. Chiều nào cũng vậy, họ đều rủ rê đi nhậu:
- Làm cực quá anh à! Không nhậu không ngủ được…
- Đúng là cực thiệt! Công ty cho chốt này chỉ có mười hai người làm sao xuể?
- Anh biết không! có khi tụi em vừa chặt xong là ở chỗ khác lại mọc, cứ vậy mà chỉ có mấy người thôi. Anh có cách nào xin thêm người về thêm không?
- Em có người em. Nó cũng muốn vào làm phát hoang. Nếu anh lo được cho nó vào, em đãi anh chầu nhậu tối nay.
  Họ kéo nhau đi nhậu. Hôm nào cũng bị anh em ở chốt Đồng Xuân “đưa lên đường”, Phan Tài uống không lại họ. Còn kéo nhau đi ca Karaoke nữa, có chỗ ca hát bình thường có chỗ cũng trá hình.
Tối về, Phan Tài cứ hay lẩm nhẩm: “Ở đây cực nhọc quá! May mà mình còn làm đội trưởng”. Phan Tài tiếc nối những ngày còn đi học, trong Công ty Truyền tải Điện chỉ có vận hành Trạm biến áp là nhàn nhã, đó mới đúng là nghề mình yêu quý.
Tối về nằm bứt rứt, có hôm không tắm nổi và cũng không ngủ nổi. Anh chẳng thèm giăng cả mùng, rượu vào nhiều nghe bực dọc. Anh cứ nằm bừa ra cái nền nhà, muỗi rừng đâu phải là ít.
- Giám đốc ơi! Tôi muốn làm nghề vận hành quá…ai mà kỹ sư lại đi chặt cây…Hu..hu...
Anh rên rỉ nhưng không khóc, chỉ làm bộ cho thư giãn cái đầu mình một chút, rồi ngồi lên:
- Thôi mình ra đường dây xem hiện tượng Vầng quang! Có ai đi với mình không, mình thích ngắm hiện tượng Vầng quang trên dây dẫn 500 kí-lô-vôn, chỉ có cấp điện thế 500 kí-lô-vôn mới có hiện tượng Vầng quang thôi. 
Lúc bấy giờ, Giám đốc rất rối trí vì sự cố liên miên xảy ra. Mất điện đường dây 500 kí-lô-vôn liên tục, mà không rõ nguyên nhân gì. Phần lớn, thành phố cũng mất điện theo và báo chí đăng tải những tổn thất mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải gánh chịu, ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu mà cấp trên đưa ra. Báo chí đăng tải những mất mát thiệt hại ngoài xã hội, khiển trách ngành Điện gây gián đoạn lưới điện. Tổng Công ty Điện lực Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc được và khiển trách Công ty Truyền tải Điện nhiều lần, phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân. Theo như họ nghi ngờ, do Đội đường dây 500 kí-lô-vôn không chặt cây phát quang thường xuyên, để qua vẹt vào đường dây gây phóng điện và mất điện. Các rờ-le báo khoãng cách chỉ rõ từng kí-lô-mét rất chính xác, yêu cầu đi xác minh đến tận nơi.
Sau khi loại trừ các nguyên nhân, nguyên nhân chính được nhận định là do phát hoang ẩu tả. Trong khi đó, các giải trình công tác khai hoang dưới đường dây, được Phan Tài gởi về đầy đủ. Ai cũng nghĩ rằng đội của anh quản lý đường dây tốt. Các sếp căn cứ trên các phí công tác, Truyền tải Điện giữa hai miền (cùng quản lý tuyến đường dây 500 kí-lô-vôn bắc nam) đổ lỗi cho nhau. Cuối cùng họ phải âm thầm mò mẫm sang đất của nhau, nên phát hiện miền trong còn quá nhiều cây va vào đường dây, rồi báo cho Tổng Công ty Điện Lực để qui trách nhiệm về ai. Đến khi, các vị xếp trong Tổng công ty Điện Lực, đích thân vào rừng thì phát hiện cả gần chục cây số. Cây rừng đâm thẳng lên trên đường dây 500 kí-lô-vôn, hỏi sao không phóng điện.
Thế là điểm thi đua của Công Ty Truyền tải điện phía trong giảm sút ở thời điểm cuối năm, nên bị xếp hạng vào loại cuối cùng. Một điều trớ trêu nữa, các Truyền tải khác được xếp loại trên nhưng đề cử người xuất sắc ít. Trong khi đó Truyền Tải miền trong đứng cuối, lại có đến sáu người được đề cử xuất sắc, lại thêm trong những người được đề cử xuất sắc có một người được Tổng Công ty đề nghị kỷ luật, là Phan Tài- Trưởng đội Đường dây nhưng không đi sâu đi sát vào đường dây 500 kílôvôn để cho sự cố chủ quan xảy ra liên tục.