hưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều mang bộ sách Quốc Ngữ mới vừa biên soạn cẩn thận, gần như kể về những truyện thời Đông Chu Liệt Quốc và Kinh Dịch cho chúa Nguyễn Phúc Tần xem qua. Gần như, ông ta hàm ý muốn nói mọi chuyện khuyên răn chúa đều từ trong sách vở mà ra, chứ mình không phải là người đặt điều. Chúa Nguyễn Phúc Tần chìu theo ông ta, đọc lại câu chuyện về Ngô Thừa Sai và Việt Vương Câu Tiễn cống nạp Tây Thi. Lúc này, chúa mới nhận thấy có những việc gần na ná nhau giữa thời xa xưa và thời của mình. Thị Thừa sống bên kia sông Gianh, nàng chịu làm gián điệp cho quân Trịnh ắt không còn chuyện gì mà không biết. Còn về việc Tây Thi có tình cảm riêng tư với Phạm Lãi làm chúa cũng thấy na ná giống với Đào Thừa và Nguyễn Hữu Cảnh. Tình yêu của con người hình như là có thật, chúa biết Thị Thừa vẫn không quên Cai cơ và vẫn thường hay nhắc đến tên người mình yêu.
Bấy lâu nay, chúa gần như quên mất việc Cai Cơ không về chầu. Có lẽ, phần nào đó giận hờn việc Đào Thừa tiến cung. Chúa cảm thấy việc tiến cung là do nhà Nguyễn Hữu Dật mong muốn, còn mình đâu có ép uổng việc đó. Thế rồi, chúa nguyễn Phúc Tần muốn cách gì đó giảng hòa, chi bằng ra chiếu chỉ cho Cai cơ về chầu để thăm dò việc tình cảm của hai người.
Khi người thân tín phi ngựa mang chiếu chỉ ra biên ải, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ái ngại:
-  Kính chúa! Bấy lâu nay thần ái ngại việc về chầu của Cai Cơ. Nay chúa ban lệnh cho Cai Cơ Nguyễn Hữu Cảnh về chầu có phải như mang cọp vào chầu, đâu thể nào đoán biết trước được con hổ ấy hiền hay hung tợn. Vả lại, chúa là người tối thượng, đường hoàng trên ngôi bệ không lẽ một cung nữ bình thường như Thị thừa chúa không quyết định được...Mong chúa suy xét, phải ra tay giết Thị thừa trước, tránh xảy ra những việc không hay ho nào đó.
-  Ta muốn cho hai người nhìn lại nhau, xem xét họ có còn yêu thương nhau nữa không? Giờ ta nghĩ lại, việc Thị thừa tiến cung gây ra bao nhiêu chuyện phiền toái, lại làm cho Cai Cơ đau khổ vô cùng. Ta muốn cho họ gặp lại hoặc cho họ cơ may nào đó.
-  Kính mong bệ hạ suy xét lại. Dù sao, cung tần mỹ nữ của chúa thượng không ai được đụng đến. Nếu như không muốn dùng nữa, họ phải chết...
Chúa Nguyễn Phúc Tần chấp tay ra sau, không muốn nghe thêm lời nào nữa. Nhưng Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều dập đầu xuống đất, khư khư là phải hàng động mau chóng trước khi Nguyễn Hữu Cảnh về cung. Đằng nào chúa cũng không dùng nàng nữa, tại sao mình phải thêm trò cho thêm phiền toái.
Chưởng Dinh cứ dập đầu, còn chúa thì khó nghĩ ngợi. Chúa Nguyễn Phúc Tần gật đầu, rồi cho ông ta lui ra. Thế rồi, ngay ngày hôm đó. Chúa nhờ Đào Thừa mang tấm áo ngự bào trong có giấu một bức thư, gởi cho Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều giao toàn quyền định đoạt cho ông ta.  
Thoạt nhìn Đào Thừa quá xinh đẹp, Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều cũng nao nao trong lòng. Sau khi đọc bức thư giấu trong vải áo ngự bào, đọc thấy những nỗi lòng băn khoăn của chúa. Ông ta cũng cảm thấy khó khăn trong việc định đoạt phận số của nàng, và có ý như muốn hòa hoãn, làm sao nàng phải là người phục vụ mình một lần đã. Ông ta phũ đầu:
-  Ngươi là một người con gái đẹp! Thế rồi ngươi có biết làm mê hoặc chúa, là làm tội tình mấy bà phi không?
-  Chưởng dinh nói gì thiếp không rõ...Khi thiếp được tiến cung, thiếp chỉ biết làm sao cho chúa công vui nhất mà thôi.
-  Đó là một tội lớn mà ngươi cố tình đấy...
-  Thiếp chỉ biết được là mình đẹp, người ta ngắm nhìn thiếp và người ta mê hoặc. Mọi người ai cũng muốn làm cho người khác vui hơn, thiếp chỉ biết có vậy. Chúa thượng cũng muốn vậy, ý của chúa thượng là ý muốn tối thượng. Thiếp biết làm sao bây giờ.
Rõ ràng Thị Thừa thơ ngây đến đáng tội, nàng không biết gì về sự chiếm dụng. Đôi khi người ta muốn có người con gái đẹp bên mình, nhưng vì những ràng buộc nào đó người ta không thể thực hiện, tức thì rất dễ bị lên án.
Tiếng nói nhỏ nhẹ của Thị Thừa như cào cấu vào sự thèm khát của Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta cũng ham muốn được nàng hầu hạ một lần, một chút loáng thoáng trong đầu, rằng như lời lẽ của chúa trong tâm thư cho ông ta toàn quyền quyết định. Nguyễn Cửu Kiều lần lựa một lúc rồi quyết định trước lúc thuốc độc nàng, thì tại sao mình không một lần thưởng hoa.
Thị Thừa đang dần đến cái chết thê thảm mà còn bị nhơ nhuốc nữa, nàng đâu biết rằng thái độ nhẹ nhàng của Chưởng Dinh là những lời bóng gió có ý hãm hại tiết hạnh, mà còn là lời tuyên bố sớm kết thúc một mạng người. Ông ta cho những người hầu ra ngoài, bất chợt choàng lấy Thị Thừa và thỏ thẻ vào tai nàng những lời dụ dỗ:
-  Ngươi có biết là ta can gián chúa thượng đừng giết ngươi không? Ta cũng mê đắm ngươi vô cùng, nhưng phận ta làm sao được đụng chạm tới người của chúa công được...
-  Chưởng dinh nói sao vậy? Thần thiếp được dạy giữ gìn tiết hạnh với chúa công rồi, không thể được...
Thị Thừa giãy nảy, rồi thoát ra được khỏi tay Nguyễn Cửu Kiều. Ông ta sửa lại mủ mão, rồi nghiêm khắc:
- Ngươi đâu biết là ta có thể định đoạt số phận của ngươi rồi, ta là người bày kế nói ngươi là gián điệp của quân Trịnh đấy. Chúa thượng rất tin ta, ngươi phải chết chứ đừng có mà giữ gìn tiết hạnh...
- Tại sao Chưởng dinh m;'>
-  Mấy người đó mò tìm kiếm con.
-  Mấy người tìm kiếm gì mô?- Bà vợ họ Đào cũng hỏi.
-  Cậu Cảnh...
-  Cậu Cảnh đứng trên này đây, tìm chi rứa...
Bấy giờ mấy người kia mới dừng tay, ngước lên thấy Cảnh cũng còn tò mò không biết họ tìm gì hăng hái thế. Mọi người cười ngất ngây, lên bờ mà còn ôm bụng cười.
-  Chỉ vì cậu Cảnh đen thui thủi không dễ nhìn thấy...
-  Cái con bé Thừa này, chơi cắc cớ...
-  Không chơi cắc cớ...Chỉ tại chúng ta không chịu hỏi kỹ. Cái tay nó chỉ cong xuống hồ, chứ ý nó thì nói là sau cái dây trầu.
Hai người lính vừa có ý mừng, vừa có ý tủi hổ. Nhìn con bé Thừa xinh xắn phán cho một câu.
-  Hoạ vô đơn chí là ngươi đó nghe chưa?
Hai tên lính cố tình “lùa” mấy anh em Nguyễn Hữu về doanh trại. Trời cũng đã ngã xuống núi, cuộc chơi của mấy đứa nhỏ cũng dừng lại. Hai bên ngoắc tay hẹn hò mai chơi tiếp, Cảnh cũng liếc Thừa vì hai đứa để cho người lớn một vố vui ghê: “Ai biểu mấy đứa lớn không cho mình chơi chung”. Tạm biệt cô gái nhỏ xinh xoắn, còn mình là cục than đen được mẹ dắt tay về.
Chuyện ấy chưa đến độ nghiêm trọng, nhưng trách nhiệm hai tên lính không phải là không có. Chúng bị quở trách, rồi buồn rầu xin sang phục dịch ở cánh quân Nguyễn Hữu Tiến. Đó là người vị kỷ, hay ưa dèm pha. Bởi vì Chúa Nguyễn Phúc Tần luôn luôn thương yêu Nguyễn Hữu Dật nên lúc nào cũng có ý ganh tỵ.
-  Ta biết Nguyễn Hữu Dật có ý đưa vợ con ra Đàng ngoài, quê ở Thanh Hoá thì tìm cách về lại đất Thanh hoá đó thôi.
Trước đây năm 1650, Nguyễn Hữu Dật có lần bị chúa Nguyễn bắt nhốt. Nguyễn Hữu Dật định dùng kế trá hàng chúa Trịnh, viết thư hẹn về hàng Bắc hà. Tôn Thất Tráng liền tâu chúa Nguyễn rằng ông muốn theo chúa Trịnh. Chúa Nguyễn Phúc Tần liền bắt giam. Trong ngục, ông viết tập thơ ‘‘Hoa Văn cáo thị’’, tỏ nỗi oan khuất. Chúa Nguyễn lại tha ông ra, sai làm tướng đánh ra Nghệ An.
Nguyễn Hữu Tiến người thẳng thắng, một lòng trung thành với triều Nguyễn. Cho nên ông có phần nào đó nghi kỵ Nguyễn Hữu Dật cũng đúng, lại thêm Nguyễn Hữu Dật được lòng chúa Thượng nên có dịp là hay dèm pha: Ý đồ của Nguyễn Hữu Dật là mong muốn con cái ra chiến trường càng sớm càng tốt, trong khi đó thì bị nghi kỵ có ý theo quân Trịnh.


Chương XIII

    
au cái chết của Đào Thừa, Chúa Nguyễn Phúc Tần được mọi người gọi là Hiền Vương, cũng muốn cho nhân gian thấy mình đặt giang san xã tắc trên hết, cũng lo sợ rằng nàng làm cho mình mê muội. Sau khi các quan đem lịch sử Tây Thi cho Chúa coi, nên quyết định hành quyết Thị Thừa “làm gương”. Dân tình trong nước cảm phục và người ở Đàng Ngoài rất muốn vượt sông Gianh vào Nam để thờ Chúa.
Ngay sau đó Chưởng Dinh Nguyễn Cửu Kiều ghi nhận vào lịch sử: "Hiền vương là người chăm lo chính sự, xa rời nữ sắc, biết trọng nhân tài. Có người con gái quê Nghệ An rất xinh đẹp tên là Thị Thừa được lấy vào cung phục vụ chúa. Nguyễn Phúc Tần, nhân đọc sách Quốc ngữ, tới chuyện vua Ngô Phù Sai mất nước vì nàng Tây Thi liền tỉnh ngộ sai Thị Thừa mang ngự bào cho chưởng dinh Nguyễn Cửu Kiều, giấu thư trong dải áo ngầm sai Kiều bỏ độc giết Thị Thừa để trừ hậu họa". (tg trích từ dòng lịch sử).
Nguyễn Hữu Cảnh đọc dòng lịch sử ghi nhận thản nhiên như vậy cũng đau lòng không kém, người con gái họ Đào hy sinh oan uổng thật tội nghiệp cho nàng quá. Nếu như sắc vóc của nàng không mấy tuyệt trần, nên nàng phải thuộc về vua chúa. Nguyễn Hữu Cảnh không dám "khi quân", kẻ bề tôi biết phục tùng chúa thượng mình tôn thờ một cách thuần phục. Nhưng chàng nghĩ: Thời buổi loạn lạc, tranh hùng giữa hai Chúa: Đàng trong và Đàng Ngoài. Đôi khi vì thủ đoạn chính trị nào đó, những người đàn ông lấy những người phụ nữ ra làm con cờ "thí"...Chúa muốn được tiếng là "hiền vương" để chiêu mộ dân tình.  Hơn ai hết, chàng biết Đào Thừa không được tổ quốc tạc dạ ghi công, không một ai nghĩ rằng cõi phương Nam sau này có được là khi ấy ba quân tướng sĩ đều được một lòng bên chúa Nguyễn. Một đằng thì được tiếng thơm lây lất, còn một đằng thì bị người đời khinh khi...Cả năm buồn thương một người con gái mỹ miều, Nguyễn Hữu Cảnh còn đón nhận sự mất lớn lao khác nữa. Đó là người cha bất khuất của mình, ông đã chịu buông gươm sau một cơn bạo bệnh cho hậu thế giữ gìn.
Năm 1681. Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nhân dân quanh vùng cảm đức độ của ông gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc), gọi là đền Tĩnh Quốc công.
Nguyễn Hữu Cảnh được cha mình căn dặn, phải thương ba quân tướng sĩ. Họ phải vì thời cuộc theo phục vụ cho chúa Nguyễn, nhà cửa bỏ bê và bỏ mặc người thân ở lại. Tuyệt đối không được đối xử dân tình nơi chiếm đóng tệ hại, họ còn là những người ghi nhận công trạng của dũng tướng, bia miệng truyền đời đời. Đất được chiếm đóng mà không được lòng dân, nay mai cũng bị tống khứ đi mà thôi. Người dân là môi trường cho cá bơi lội, cá không có nước chẳng nào cá bị ngộp rồi chết.
Nguyễn Hữu Cảnh thích giao du với lính tráng là vậy, thường ngày hay ngồi ngoài bờ biển cùng với lính nhìn ra khơi xa. Bọn họ nô đùa với sóng biển, níu kéo nhau cho ngộp nước, cố làm cho chàng vui vẻ hơn. Mấy tên lính ngu si tìm đâu được bộ râu trong tuồng cổ, dài hơn cả sãi tay mang cho chủ tướng mình để thấy oai phong lẫm lẫm. Chàng là người hòa đồng với ba quân, không câu nệ chuyện ấy mà còn cố tình làm trò để họ vui. Chàng đứng lên đẩy cánh tay vuốt bộ râu hết cỡ, tư thế đằng đằng sát khí, dõng dạc:
-  Ta sống đến năm mươi tuổi là nhiều lắm rồi! Râu ở đâu ra mà dài dữ vậy...Sau này, ta mất có thờ tụng thì chớ làm quá.
Bọn lính tráng cười ngặt nghẻo, nghe thấy hợp lý:
-  Chủ tướng có nước da cháy đen, mấy người đen ngòm thì lông mao cũng ít. Thôi, đứa nào làm trò này dở quá...Chơi cái khác đi.
Một thằng nghe vậy thì đứng như nhìn trận chiến, chỉ ngay vào thằng lính bày trò ra bộ râu mà trách móc:
-  Lúc giáp trận, dặn dò hắn âm thầm tiến sát vào chừng ba thước, rồi mới la to. Chưa chi, hắn hét vang trời làm cho mấy tên địch biết trước...
-  Không la không được...- Tên kia thu gom bộ râu trả lời- Ai mà không rung, la om sòm cho đỡ sợ.
Nguyễn Hữu Cảnh nghe họ thọc mạch, nên rất thấu hiểu bọn lính quèn phải thường xuyên giáp mặt sống mái với nhau. Sợ chết thì ai cũng phải sợ, trách bọn lính thêm phiền muộn:
-  Ta chỉ dặn dò các ngươi một điều: Khi chém giết quân thù, cũng phải bình tâm xem ai là dân thường, đàn bà con mọn không được vung tay đao kiếm vô tội vạ. Chiến trường tàn khốc xảy ra khi chưa biết nhau, khi giáp trận nhau rồi thì con người ai cũng như ai thôi. Cả hai đều sợ chết cả, nhưng khi xong chiến trường mới biết con người là hiền hòa, kẻ địch cũng vậy mà thôi.
Mấy tên lính nghe Nguyễn Hữu Cảnh nói, nghe trong lời lẽ thực sự rất nhân tâm và tình cảm. Hết sức là cảm động và càng thấm thía truyền thống thông hiểu dân tình của nhà Nguyễn Hữu.
Tuy Nguyễn Hữu Cảnh được mấy tên lính cố tình làm cho mình vui, nhưng hình ảnh Thị Thừa cứ lởn vởn trước mắt mình, lời hứa mở rộng bờ cõi về đất phương Nam như còn đó và kỷ niệm ngày nào khó mà phai. Mọi người kháo rằng, Thị Thừa hiện hồn về báo oán, cung tần mỹ nữ rất sợ nàng và ngay cả chúa Nguyễn Phúc Tần như vẫn còn bị lương tâm cắn rứt.
Hồn ma của Thị Thừa khoắc khoải, thường hay hiện về khiếu nại: Nàng đòi mình cũng được ngợi ca như tiếng tăm của chúa, vì cái chết của nàng mới làm cho dân tình được thu phục. Nàng hiện hồn về hỏi chúa mình tội tình gì, mình yêu người mình yêu sao không cho nàng được toại nguyện, nàng chết thảm có ích lợi gì cho quốc gia hay không?
Nhắc về chúa Nguyễn Phúc Tần cũng ân hận việc mình đầu độc nàng. Cho dù, sự việc trôi qua vài năm, cứ lúc nào thảnh thơi công việc thì chúa lại nhớ đến nàng. Đồng thời lúc này chúa ăn ít hơn, xem chừng trong người không mấy được khỏe khoắn.
Chúa có hai bà vợ chính, người họ Chu sinh ra hai trai một gái được phong làm Phúc Diễn quận công, Hiệp quận công Nguyễn Phúc Thuần, một công chúa là Ngọc Tào. Người còn lại được gọi họ Tống vì ở nơi xuất xứ là huyện Tống Sơn ở Thanh Hóa và là con của Thiếu phó Tống Phúc Khang, bà cũng sinh được hai con trai và một người tên là Nguyễn Phúc Thái rất hiền đức, nên khi có biến cố, người con trai trưởng Nguyễn Phúc Diễn đột ngột qua đời, thì chúa chọn và phong làm Tả thủy dinh phó tướng Hoằng Ân Hầu tại dinh Tả thủ. Chúa Nguyễn Phúc Tần gọi đến và căn dặn:
-  Ta bình sinh ra vào gian hiểm giữ nhà giữ nước. Con nối nghiệp phải sửa thêm nhân chính, các quan do ta tin dùng thì cũng phải tin dùng mới mưu nghiệp mọi bề, đừng để bọn tiểu nhân chen vào đại sự.
Nguyễn Phúc Thái nghe cha, tạc dạ ghi nhớ mồm một từng lời. Thấy phụ thân rời rã cũng đem lòng cảm mến, một thời mình ngưỡng mộ như một thánh nhân, nên quyết nhận trọng trách và giữ gìn non sông toàn cõi được yên bề. Khi đi ra ngoài dinh, thấy các quan đứng đợi ở ngoài để vào thăm bệnh tình của chúa. Nguyễn Phúc Thái không cầm lòng được nữa mà òa khóc, đi vội về Tả dinh- Nơi mình còn phải bận bịu nhiệm vụ canh phòng, đúng là một người sau làm chúa ắt phải được lòng người rồi. Các quan nhìn theo, tấm tắc khen ngợi tựa như không thể không khen. Chắc là, chúa Nguyễn Phúc Tần bệnh tình đang nguy cấp lắm, nên họ nóng lòng vội vã cố vào chầu.
Chúa Nguyễn Phúc Tần nổi tiếng là người có thể chất khỏe mạnh, vừa ngồi lên thì thấy mấy quan ùn ùn kéo vào như mếu máo:
-  Bẫm lạy chúa công, các quan đại thần đang muốn biết sự thể...Chúa công đừng vội vã bỏ các quan trong triều mà đi vội.
Chúa Nguyễn Phúc Tần ngạc nhiên, bỗng hiểu cớ sự:
-  Chưa đâu...Ta còn khỏe sờ sờ đây thôi. Chỉ vì muốn lúc còn sáng suốt dặn dò Hoằng Ân Hầu vài lời vậy thôi, Phúc Thái là người hay cảm động làm cho các quan hiểu nhầm chứ ta có bề gì đâu.
Các quan được cho phép bình thân và nhìn sắc mặt chúa kỹ lưởng, rõ ràng là chúa còn khỏe sờ sờ ra đó. Các quan nào nước mắt lã chã, thì cảm thấy sự quá đáng của mình có khi bị bay đầu, ông nào nước mắt lưng tròng cũng có khi mất chức chứ chẳng phải đùa. Vậy mà làm các quan luýnh quýnh vội suy tôn Tả dinh, không khéo là mang tội khi quân, trù ẻo chúa chết sớm.
Thế nhưng, chúa cũng muốn có vài lời dặn dò. Chúa thừa biết bệnh tình trong người, sẵn dịp thì nói luôn:
- Ta với các khanh một chí hướng với nhau mà công việc mưu đồ chưa trọn. Nay con ta còn nhỏ tuổi, mong chờ các khanh giúp đỡ cho công việc của tổ tông rõ ràng. Đừng quên lời ấy.
Các quan đại diện thề thốt, rồi quày quả ra ngoài để chúa nghỉ ngơi.
Khi còn lại một mình, chúa dễ mắc phải chứng trầm uất buồn thương Thị Thừa. Bước tới lui cảm giác như có ai đó đi sau lưng mình, Thị Thừa như vẫn còn đang phục vụ chúa. Chúa vẫn chưa quen được sự thiếu vắng nàng, mặc dù biết là giết nàng cũng có cái lý của nó nhưng vì đại nghĩa mà ra trò xử trảm thì chúa thấy thiếu đi tình người. Phải chi, chúa đày ải nàng đi đâu đó xa thành đô Thuận Hóa, thì mình khỏi phải ân hận hơn nhiều.
Rõ ràng, lúc này chúa Nguyễn Phúc Tần ăn uống không còn ngon miệng như trước nữa. Cái chung, con người ta sống vì đại nghĩa, vì non sông gấm vóc nhưng cái riêng người đàn ông phải có một vẻ đẹp yêu kiều để mình ôm ấp. Bản chất của một đấng anh hùng là để tạo dựng một giống nòi, trước sau gì cũng cần một thế hệ tiếp bước và đấng tạo dáng anh hùng cũng là để tìm cho mình một mỹ nhân. Trong tâm thì suy nghĩ thế, nhưng nói ra thì mọi người sẽ phản bác (dù mình là chúa thượng). Cho nên giử kẻ nhưng trong lòng bao giờ cũng nghe buồn tênh.
Chúa vẫn được nhiều người chiều chuộng, cung phụng. Nhưng những người con gái khác không có "mùi vị" như Thị thừa, mỗi lần qua đêm vẫn còn thấy hụt hẫng thiếu thốn. Có lẽ tuổi về già, thói quen ham thích đàn bà do trời ép buộc ở một giống đực, sự truyền giống là do tự nhiên thúc đẩy quá trình ấy chứ người quân tử rõ ràng hiểu rằng xử sự quá đáng thì mình dần đến một sự mòn mỏi và sẽ mau chết hơn. Thế nhưng, tự nhiên cũng đem cái sự khoái cảm ghi nhận sâu xa vào tim óc và cơ bắp con người rồi, không dụng đến cung tần mĩ nữ thì y như rằng mình rất cau có, khó khăn và đôi khi còn hung hăng nữa. Chúa thì lại muốn dân tình xem mình là Hiền Vương, thì thôi chấp nhận việc đêm đêm có người bên mình để còn ngủ say giấc nồng, còn hơn là trằn trọc cân nhắc sức khỏe có tốt không hoài, tiếng gà gáy sáng vang lên thì cũng là một đêm thức trắng. Cứ như vậy hoài thì cũng thân thể của một người tráng đinh cũng hao mòn, vậy nên chúa chọn giấc ngủ say hơn là phải trằn trọc. Thế nhưng, những cung tần mỹ nữ rõ ràng không mấy ai được như Thị Thừa.
Có thể cũng là do tuổi tác về chiều, sức người có hạn..v..v. Chết là một việc giờ này chúa thường nghĩ suy, rõ ràng là tự nhiên tạo ra cái chết là để chọn lọc giống nòi khỏe mạnh. Mấy phi có mang đều không sinh ra mấy đứa trẻ khỏe mạnh, chúng chết yểu hết. Nếu một người cứ sống đã quen với đêm hôm ân ái rồi ngủ mới được, truyền giống nòi không mấy mạnh khỏe thì thôi mình băng hà cũng đáng.
Tựa như so đo mọi điều hơn thiệt, chúa thấy mình cũng phải tới lúc rồi.
Tuy vậy, mãi đến 30/4/1687. Chúa Nguyễn Phúc Tần mới băng hà, tuổi thọ 68. Sau này, được suy tôn làm Thái Tông Hiếu Triết Hoàng Đế.