THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 3
Tuyên truyền kiểu Lénine

    
hủ nghĩa Mác có điểm đặc biệt là khả năng phổ biến của nó, đó là một triết lý có thể lan truyền trong quần chúng, trước hết là vì nó tương ứng với một tình trạng nào đó của nền văn minh cơ giới, thêm vào đó nó dựa trên một biện chứng có thể rút gọn đến một trình độ cực kỳ đơn giản mà không bị biến đổi gì hết trong bản thể. Tuy thế, chắc chắn chủ nghĩa Mác đã không thể phát triển rộng rãi và nhanh chóng như vậy nếu Lénine đã không chuyển biến nó thành một phương pháp tác động chính trị thực tiễn.
Với Mác, ý thức giai cấp là căn bản của ý thức chính trị. Nhưng - đây là sự đóng góp nòng cốt của Lénine -ý thức giai cấp tự nó chỉ giới hạn trong khuôn khổ sự đấu tranh kinhtế, nghĩa là chỉ thu hẹp trong ý thức “công đoàn” trong khuôn khổ sinh hoạt nghiệp đoàn thuần túy mà không đạt đến ý thức chính trị. Trước hết, phải thức tỉnh nó, phải dạy dỗ lôi kéo nó đấu tranh trong một phạm vi rộng lớn hơn môi trường chỉ gồm những tương quan chủ thợ. Nhiệm vụ này là của những phần tử ưu tú và cách mạng chuyên nghiệp, hàng tiền phong có ý thức của giai cấp vô sản. Chính đảng Cộng sản phải là dụng cụ của mối tương quan này giữa thành phần ưu tú và quần chúng, giữa tầng lớp tiền phong và giai cấp. Lénine đã thay thế quan niệm dân chủ xã hội của đảng lao động, như người ta vẫn biết đến nhiều nhất là ở Anh và Đức, bằng quan niệm biện chứng do một đoàn chuyên viên sách động, chuyên khích động và lôi cuốn quần chúng. Ở khía cạnh này, tuyên truyền hiểu theo một nghĩa rất rộng của nó đi từ sự sách động đến sự giáo dục chính trị, trở nên sợi dây truyền đạt mối liên tục thiết yếu để phát biểu vừa cứng rắn vừa rất mềm dẻo, liên tục ràng buộc quần chúng vào với đảng, lôi kéo quần chúng dần dần bắt kịp hàng ngũ tiền phong trong sự thông cảm và trong hành động.
Tuyên truyền kiểu bôn-sê-vích [1] có thể rút gọn vào hai biểu thức chính yếu: sự phát giác chính trị (hay tố cáo) và khẩu hiệu. Theo lời Mác: Phải làm cho sự áp bức có thật trở thành tàn khốc hơn bằng cách thêm vào đó ý thức bị áp bức, phải làm cho sự ô nhục trở nên nhục nhã hơn, bằng cách làm cho ai nấy đều biết. Lénine yêu cầu các đảng viên dân chủ xã hội “tổ chức những tố cáo chính trị trên mọi địa hạt”. Những tố cáo này bao gồm việc phanh phui bản chất đích thực của những ham muốn và nền tảng thực sự về quyền hành của các giai cấp thống trị nấp dưới các lập luận ngụy biện do các giai cấp này thường dùng để che đậy các quyền lợi ích kỷ của họ, cùng cung cấp cho quần chúng một sự “trình bày sáng sủa” về những điều ấy. “Mà sự trình bày sáng sủa ấy, - Lénine [2] nói - người thợ sẽ tìm thấy không phải ở sách vở mà từ những sự diễn giảng sống động trong những điểm tố cáo còn nóng hổi về những gì xảy ra ở chung quanh ta vào một lúc nào đó, còn đang được người ta nhắc nhở hay thì thầm với nhau và biểu lộ bằng những sự kiện, những con số hay phán quyết này nọ... Những tố giác chính trị bao trùm mọi địa hạt này là điều kiện cần thiết và căn bản để đào tạo quần chúng hướng về hoạt động cách mạng”. Đây là sự áp dụng cụ thể của cách phá tan huyền thoại kiểu Mác-xít: nhân bất cứ một biến cố nào liên hệ đến đời sống quần chúng, nhà tuyên truyền kiểu Lénine phải đi từ bề ngoài đến thực tại, cái thực tại đó nằm ở mức độ đấu tranh giai cấp, và không được để mặc cho tâm trí con người lệch hướng hay đắm chìm vào những giải thích nông cạn hoặc sai lầm... Một trận chiến tranh, một cuộc đình công, một vụ tai tiếng chính trị: những sự kiện ấy cung cấp những cơ hội cho công việc này, nhưng thường thường chính từ những sự kiện nhỏ nhặt nhất, cụ thể nhất, sự chứng minh này sẽ dắt đi ngược trở lại tới nguyên nhân, để gán ghép một điều thật tình có vẻ chỉ là một sự rủi ro vào một giải thích chính trị tổng quát do đảng Cộng sản đưa ra. Bằng đúng cách ấy, đảng Cộng sản Pháp đã chứng minh những “tai hại của kế hoạch Marshall” bằng cách đi từ những thiếu hụt hư hỏng cục bộ, một vụ đóng cửa nhà máy, hay từ sự chậm trễ trong việc dẫn thủy ở một vài thôn xã.
Ta hãy lấy thí dụ một tình trạng ế ẩm trong sinh hoạt các phòng hớt tóc: khách hàng có thể nghĩ rằng vì các phòng hớt tóc mở hệ thống các tin tức như một phương tiện điều khiển tâm trí con người. Các tin tức quan trọng không bao giờ được phổ biến nguyên văn hết, chúng phải được định giá lại để cho có các tiềm năng tuyên truyền trước đã. Walter Hagemann cho một thí dụ về cách báo chí Đức đã trình bày một cuộc đình công ở Hoa Kỳ. Báo chí Đức không nói: “Roosevelt [25] đề nghị đứng ra trọng tài, nhưng những người đình công đã từ chối”, mà nói: “những người đình công đáp lại chính sách xã hội ngu xuẩn của Roosevelt bằng sự từ chối đề nghị trọng tài của ông này”. Như vậy sự phóng đại bắt đầu ngay từ mức độ thông tin và thường thường đượcbiểu lộ rõ ràng bằng các tít lớn và lời phê bình.
Một trong mối lo lắng thường xuyên của các cán bộ tuyên truyền Hitler là nhằm tính cách quảng đại. Trong Mein Kampf có viết: “Tất cả tuyên truyền phải chọn trình độ tri thức tùy theo khả năng am hiểu của kẻ dốt nhất trong những kẻ phải tuyên truyền. Trình độ trí thức này càng thấp khi số người phải thuyết phục càng lớn”. Do đó, sự châm biếm thô tục, chế riễu nham hiểm, các lời chửi rủa đều là đặc điểm của hùng biện kiểu Hitler. (Churchill [25] đã bị mắng là đồ bợm nhậu, túi rượu, ngu ngốc, điên rồ, lười nhác, nói dối v.v...) Jules Monnerot đã nhấn mạnh tới điểm các nhà độc tài hiện đại đều đã có khả năng “sơ khai hóa” cùng khả năng viết lại chủ thuyết mình bằng một “ngôn ngữ quần chúng”. Theo bảng liệt kê tất cả những nhà tuyên truyền tài ba do Bruce Smith lập trong cuốn The Political communitation specialist of our times (Princeton) chỉ có một kẻ có tên trong bản liệt kê đã theo học những khóa nghiên cứu cao cấp về con người là bác sĩ Goebbels.
Dù không lao vào những thái quá như vậy, chắc chắn tuyên truyền vẫn đòi hỏi một cách diễn tả nhiều người có thể hiểu được nhất. Phải càng ít đi vào chi tiết và phân biệt sắc thái bao nhiêu càng tốt, nhưng trước hết phải trình bày chủ đề của mình một cách toàn bộ và có tác động mạnh nhất! Thiên hạ sẽ không tin kẻ nào chưa chi đã tự đặt ra những giới hạn cho các lời khẳng định của mình. Kẻ nào đi tìm sự ủng hộ của quần chúng, tốt nhất không nên nói: “Khi tôi lên nắm chính quyền, các công chức sẽ được lãnh bấy nhiêu lương phụ cấp, gia đình sẽ tăng thêm chừng này v.v...” mà nên nói: “Khi tôi lên cầm quyền, tất cả mọi người đều sung sướng hết”.
3. Quy tắc điệp tấu
Điều kiện đầu tiên của một nền tuyên truyền là nhắc đi nhắc lại hoài các chủ đề chính của mình. Goebbels nói một cách trào phúng rằng: “Giáo hội Ki-tô đứng vững được là tại Giáo hội nhắc đi nhắc lại hoài một điều từ hai ngàn năm nay. Nhà nước Quốc xã cũng phải làm như thế mới được”.
Tuy thế, nhắc đi nhắc lại hoài không mà thôi sẽ chóng làm phát sinh chán ngán. Vậy phải vừa duy trì việc nhắc đi nhắc lại hoài chủ đề chính vừa trình bầy chủ đề đó dưới nhiều hình thái khác nhau. Hitler trong Mein Kampf viết như sau: “Tuyên truyền phải tự giới hạn trong một số ít ý kiến nào đó thôi và nhắc đi nhắc lại hoàihoài. Quần chúng nhớ nhữngý kiến đơn giản nhất một khi chúng được nhắc đi nhắc lại hàng trăm lần. Những thay đổi cần thiết chỉ được chi phối hình thức thôi, không bao giờ được tác động tới căn bản của những điều ta muốn truyền thụ. Bởi thế, tiêu lệnh có thể trình bầy dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng bao giờ cũng phải cô đọng thành một công thức bất biến về phương diện kết luận”. Đó không phải là một phát kiến, mà là sự hệ thống hóa một phương sách. Ông già Caton [26] đã biết tới nó khi ông chấm dứt tất cả những bài hô hào bằng câu “Delende carthago”, và Clémenceau [27] đã sử dụng nó khi vị Thủ tướng này trong bài diễn văn nào cũng đặt câu nổi danh sau vào: “Tôi dự chiến”.
Sự thường trực của chủ đề liên kết với nhiều cách trình bày khác nhau, là đức tính chủ chốt của tất cả các chiến dịch tuyên truyền. Các đảng Cộng sản cho ta một khuôn mẫu về phương diện này qua sự họ ngoan cố nhắc đi nhắc lại một chủ đề duy nhất thâm nhập dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu ta lấy hồ sơ sưu tập báo L’Humanité năm 1948 kể từ 1 tháng giêng, ngày tờ báo mừng năm mới bằng cách chúc các độc giả một năm tốt lành, “năm chiến thắng trên kế hoạch đổ vỡ của bè lũ Hoa Kỳ”, ta sẽ thấy rằng chẳng có bài quan điểm hay bài phỏng vấn nào, về bất cứ vấn đề gì, lại không xét lại kế hoạch Marshall [27], và thứ leitmotiv (chủ đề nhắc đi nhắc lại hoài) này được trình bày lại dưới hình thức khôi hài hay trong mục tin đồn cùng các bài thời sự về phim ảnh, thể thao v.v...
Điệp tấu một chủ đề nhất định, là nhắc đi nhắc lại bằng tất cả các cơ quan tuyên truyền qua mọi hình thái thích ứng với các loại công chúng khác nhau và càng đa dạng bao nhiêu càng tốt.
“Đối với mỗi công chúng khác nhau, bao giờ cũng phải có một sắc thái khác nhau”, các chỉ thị của Goebbels hầu như dạy như vậy, và cũng vẫn chính ông Goebbels này còn đưa mối lo thích ứng với công chúng này đến mức độ ghi vào trong nhật ký rằng: “Đối với dân Pháp, tuyên truyền trong địa hạt văn hóa bao giờ cũng có hiệu lực hơn cả”.
Tương tự như trong một chiến dịch quân sự, mỗi kẻ chiến đấu bằng vũ khí của mình trong khu vực đã được chỉ định. Bởi thế chiến dịch chống Do Thái của Quốc xã được đồng thời tung ra bằng nhiều phương tiện khác nhau: các nhật báo “loan tin” và mở các cuộc bút chiến, các tạp chí đăng tải khảo cứu thông thái về ý niệm chủng tộc và phim ảnh thì sản xuất những phim như Le Juif Suss. Khi Quốc xã nắm được các phương tiện tác động tất cả dư luận Âu châu, kỹ thuật điệp tấu của họ đạt tới mức phát triển tối đa: vào thời kỳ này, mỗi tuần đều xuất hiện trong tờ Das Reich một bài quan điểm của Bs. Goebbels, bài này được đăng lại ngay lập tức trong nhiều ngôn ngữ cùng văn kiện khác nhau, sau khi đã sửa đổi theo sự đòi hỏi của nhiều tâm trạng quốc gia khác nhau, qua các báo chí và vô tuyến truyền thanh Đức, qua các báo chí tiền tuyến và báo chí của tất cả các quốc gia bị chiếm.
Đảng Cộng sản cũng áp dụng một điệp tấu rất khá theo cách thế riêng của họ. Các chủ đề căn bản xác định rõ mỗi tuần ra nhiều quá, rằng mốt bây giờ là kiểu tóc dài, hay cả đến mức cho rằng hôm nay tóc mọc chậm... Tất cả những giải thích giản lược hay cả đến huyễn hoặc ấy nhà tuyên truyền Cộng sản sẽ khước từ hết. Hắn ta sẽ dễ dàng làm cho khách hàng chấp nhận rằng nếu các phòng hớt tóc vắng khách, ấy là vì người ta chỉ kiếm được đủ số tiền cần thiết cho các nhu yếu căn bản của mình thôi, từ đó hắn sẽ dẫn khách hàng đến nhận định rằng toàn thể các kẻ đi làm công đều không được trả lương đủ sống, sở dĩ nhu thế là vì số tiền đáng lẽ phải là lợi tức của họ đã bị ăn chặn bởi những khoản thuế mà phải đóng góp cho một ngân sách kiệt quệ vì quân phí nước Pháp phải chịu, và do sự đòi hỏi của chính sách Đại Tây Dương vốn dĩ chỉ là một công cuộc bảo vệnhững quyền lợi của bè lũ tư bảnquốc tế... Đây chỉ là một cuộc thí dụ chúng tôi tạo ra theo lối lập luận có hệ thống mà một nhà tuyên truyền được đào tạo theo phương pháp Lénine phải theo để cố gắng đưa một mảnh vào một toàn thể, bằng cách tố cáo không ngừng từ chi tiết nhỏ, tất cả những sự bất công do chế độ tư bản gây ra.
“Khẩu hiệu” giới thiệu với chúng ta khía cạnh tác chiến và kiến trúc của loại tuyên truyền này. Khẩu hiệu là sự giải thích truyền miệng thuộc về một giai đoạn chiến thuật Cách mạng. Là ý niệm chủ động, khẩu hiệu diễn tả càng sáng sủa ngắn gọn và thuận tai càng tốt, mục tiêu quan trọng nhất của thời kỳ đó. Thí dụ trong thời kỳ nổi dậy, mục tiêu là tiêu diệt kẻ thù và đoànkết các khối: (“Giành mọi quyền hành cho các Sô viết”. “Đất cày và hòa bình”, “Bánh mì, Hòa bình và Tự do”...) - hoặc là trong thời kỳ “xây dựng xã hội chủ nghĩa”, mục tiêu là xây dựng kế hoạch (“Hoàn tất và kiện toàn kế hoạch trong 4 năm”).
Điều quan trọng là người Cộng sản không đóng khung cứng nhắc chiến thuật trong một khẩu hiệu đã bị hoàn cảnh đào thải. Vì thế trong một bài báo viết năm 1917 “Bàn về các khẩu hiệu”, Lénine đã chứng minh rằng khẩu hiệu “Giành mọi quyền hành cho các Sô Viết” trước kia thi đúng, nhưng đã sai từ ngày các phe đảng khác có đại diện trong các Sô-Viết đã liên minh với bọn tư sản phản cách mạng. Một khẩu hiệu không phải là một lời khích động trống rỗng, nó phải cổ động được đường lối chính trị lúc ấy. Mọi khẩu hiệu phải được suy ra từ toàn thể những đặc điểm của một tình hình chính trị nhất định. Các khẩu hiệu vạch ra những chương trình ngắn hạn để có thể bắt buộc những lực lượng chính trị khác phải xác định thái độ chấp nhận hay chống đối sự cộng tác trong các mục tiêu cụ thể, và quyến rũ đối với quần chúng. Mọi khẩu hiệu không những phải tương ứng với tình hình chính trị mà còn phải phù hợp với trình độ ý thức của quần chúng. Nó chỉ có giá trị nếu vang dội được rộng rãi trong ý thức ấy, và muốn được như vậy, khẩu hiệu phải cởi mở được những khát vọng thầm kín về một chủ đề thuận lợi nhất. “Chúng tôi bị kết tội là đã bày đặt ra dư luận quần chúng, lời trách cứ đó không đúng, chúng tôi chỉ cố gắng phát biểu nó ra mà thôi”, Trotsky nói. Bí quyết thành công của cuộc Cách mạng bôn-sê-vích là ở chỗ này: bằng hai chữ, Lénine đã biết kết hợp và diễn tả hai điều đòi hỏi căn bản của hàng triệu nông dân và binh lính trong quân đội Nga: “Đất cày và Hòa bình”. Trotsky bình luận rằng các đảng viên bôn-sê-vích càng ít và gần như không có quyền hành gì, sự thành công này lại càng rực rỡ đáng chú ý: “Sự ít ỏi phương tiện của giới sách động bôn-sê-vích yếu ớt như thế, như ta đã biết qua một số ấn bản báo chí hết sức ít ỏi, bằng cách nào những tư tưởng và khẩu hiệu của đảng bôn-sê-vích đã chinh phục được nhân dân? Bí mật của việc kỳ bí này thật là giản dị: Những khẩu hiệu nào phù hợp với nhu cầu khẩn thiết của một giai cấp và một thời đại chúng tự tạo ra được hàng nghìn cách dẫn truyền: Đặc điểm của một trường Cách mạng sôi sục là sự dẫn truyền tư tưởng hết sức mau lẹ”.
Muốn khích động môi trường để rồi truyền bá trong đó những lời tố giác và khẩu hiệu, đảng Bôn-sê-vích đã phân biệt hai loại nhân viên: tuyên truyền viên và sách động viên. Chính Plekhanov là tác giả sự phân biệt nổi danh này: “Nhà tuyên truyền nhồi thật nhiều ý tưởng vào óc một người độc nhất hay một số rất ít người, người sách động thì chỉ nhồi một ý tưởng độc nhất hay một số rất ít tư tưởng, nhưng bù lại, hắn nhồi cho cả một khối người đông đảo”. Phê bình định nghĩa này, Lénine nói rằng người sách động đi từ một sự bất công cụ thể phát sinh từ sự mâu thuẫn của chế độ tư bản sẽ cố gắng khêu gợi sự bất bình, phẫn nộ của quần chúng về sự bất công hiển nhiên này, rồi để cho nhà tuy&e nhiên là nhà tuyên truyền không nói ngược lại mình. Điểm nào mình yếu thì mình im tiếng. Sự che giấu hay ngụy trá các tin tức lợi cho địch đã trở thành một phương sách hoàn toàn phổ biến. W. Hagemann đã thống kê (50.000) năm chục ngàn chỉ thị của Goebbels gửi cho báo chí, đã nhận thấy rằng một phần tư số đó là các chỉ thị bắt giữ im lặng. Nhưng sự im lặng thường đi kèm với các cuộc tấn công đánh lạc hướng địch. Cũng tác giả trên thuật lại rằng vào năm 1935, khi các vụ truy diệt Do Thái làm dư luận thế giới tức giận, Goebbels cho phát động trong báo chí Đức một chiến dịch chống lại việc người Anh đàn áp các tín đồ Ki-tô Ái Nhĩ Lan. Đánh lạc hướng địch là một chiến thuật ưa dùng của tuyên truyền chiến tranh nhưng nó cũng được những nhà tuyên truyền thường sử dụng mỗi khi ở thế kẹt, và Goebbels, nói cho thật, là bậc thầy trong chiến thuật này. Nhà viết tiểu sử Goebbels là ông Curt Riess (Joseph Goebbels eine Biographie, édit. Kuropa, Zurich) đã chú trọng rất đúng một sự kiện đánh dấu thời khởi nghiệp của Goebbels. Vừa là nghị sĩ vừa là ký giả, Goebbels đã lợi dụng đặc quyền bất khả xâm phạm của nghị sĩ để tấn công dữ dội các địch thủ. Sau khi bị mất đặc quyền ấy, Goebbels bị đưa ra tòa về tội phỉ báng mạ lị. Không thể chối cãi các sự kiện được nên Goebbels đã quyết định phản công: Goebbels đã lao vào một cuộc đả kích dữ dội, chửi rủa cả quan tòa lẫn biện lý. Sửng sốt, tòa ản phạt Goebbels 200 marks về tội xúc phạm tòa án và quên phần căn bản của vụ xử án.
Điều kiện căn bản của một điệp tấu tốt là, trong mọi trường hợp, đều phải làm thích ứng giọng điệu và luận cứ của mình với các công chúng khác nhau. Điều này dĩ nhiên là phải thế rồi, nhưng dù thế, các nhà tuyên truyền trí thức thường thường khó nói được ngôn ngữ thích hợp với các đám đông thợ thuyền hay nông dân. Đây cũng là chỗ Hitler đã tỏ ra là bậc thầy trong nghệ thuật thay đổi cách tác động: trước các bạn đồng đội cũ, Hitler gợi lại sự anh dũng của các cuộc chiến đấu đã qua. Trước nông dân, Hitler nói tới hạnh phúc gia đình, trước phụ nữ, nói tới bổn phận của các bà mẹ Đức, v.v... Napoléon, kẻ ta có thể coi như một trong những người mở lối cho tuyên truyền hiện đại, đặc biệt qua tài nghệ biết ăn nói gẫy gọn và tạo khẩuhiệu, đã biết cách nói bóng những ngôn từ thích hợp với các quân sĩ, các ông hàn lâm, với các người Hồi giáo ở Ai Cập... Điều đáng chú ý là Quốc xã đã thử dùng cả phương sách ấy đối với các tôn giáo dị biệt mà họ muốn lôi kéo, nhưng thành công không đáng kể. Sự “bảo vệ nền văn minh Kitô giáo” chưa bao giờ dụ nổi tới mức độ quan trọng các giáo hội Kitô và Tin Lành. Đồng thời Goebbels cũng nhằm các tín đồ Hồi giáo; ta còn nhớ cách tuyên truyền Đức đã sử dụng vị Giáo sĩ Pháp Quan Hồi giáo ở Jérusalem: các đại đội tuyên truyền của quân lực Đức đã nhận được tiêu lệnh đặc biệt là đưa cho dân Tatars ở Nga sô coi bức hình vị Đại Giáo sĩ trên đang đàm thoại với Fuhrer.
4. Quy tắc truyền tiếp
Các nhà tuyên truyền thực sự không bao giờ tin ta có thể tuyên truyền từ khoảng trống không và bắt nổi các quần chúng chấp nhận bất cứ ý tưởng gì vào bất cứ lúc nào. Thường thường, bao giờ tuyên truyền cũng hoạt động trên một nền tảng có sẵn từ trước, có thể là một huyền thoại quốc gia (cuộc cách mạng Pháp, các huyền thoại dân tộc Đức...), có thể chỉ là một tập hợp các căm thù hay thành kiến truyền thống: chủ nghĩa quốc gia cực đoan, các “thân” này hoặc “chống” kia khác nhau. Một nguyên tắc mà diễn giả nào đứng trước công chúng cũng biết là không nên nói đốp chát ngược lại một đám đông, mà trước hết phải tuyên bố đồng ý với đám đông, đặt mình vào trong khuynh hướng của đám đông đã rồi mới tìm cách đưa dần đám đông về chiều hướng mình muốn. Đại ký giả Hoa Kỳ Walter Lippmann đã viết trong Public Opinion rằng: “Nhà lãnh tụ chính trị kêu gọi trước hết đến tình tự đang ưu thắng trong đám đông (...). Điều quan hệ là dùng lời nói và các liên kết tình cảm để làm liên hệ chương trình mình đề nghị với thái độ nguyên thủy đã biểu lộ trong quần chúng”. Chúng ta sẽ tìm thấy dễ dàng phương pháp này ở các diễn giả nổi danh thời cổ là Démosthène và Cicéron. Các chuyên viên về tuyên truyền hiện đại chỉ làm mở rộng một cách cách có hệ thống phương pháp để ứng dựng vào các quần chúng lớn lao, một cách thế sử dụng mà quảng cáo đã làm hoàn thiện rồi. Việc tìm kiếm và khai thác các ý thích của quần chúng để có thể thích ứng cách quảng cáo cùng sản phẩm của mình là mối lo chính của các chuyên viên quảng cáo, ngay trong cả trường hợp các ý thích đó mờ đục nhất, phi lý nhất. Điều chính yếu là chấp nhận đại đi là bao giờ khách hàng bao giờ cũng có lý, thí dụ như tuyên bố là thứ thuốc đánh răng này làm trắng răng hay thứ dầu kia “béo” hơn dầu nọ, trong khi các đặc tính ấy không hề là phẩm chất thực sự của một thứ dầu hay một thứ thuốc đánh răng.
Như vậy, trong tâm tính các dân tộc có các tình tự ý thức hoặc vô thức mà tuyên truyền phải bắt nổi cùng khai thác. Chúng ta đã có dịp xét xem Hitler đã làm thế nào để đồng thời sử dụng được tất cả các huyền thoại cổ xưa của Đức cùng các nỗi căm hờn phát xuất từ thất trận. Tính bài Đức của Pháp đã được các đảng hữu phái, kháng chiến Pháp rồi đảng Cộng sản kế tiếp nhau khai thác từ ba mươi năm nay. Trong Đệ nhị Thế chiến Quốc xã đã khích động một cách có hệ thống tất cả các mối đối nghịch cũ của các quốc gia, đôi khi thành công (dân Croates chống dân Serbes), đôi khi thất bại như họ nhắm vào một đặc tính không còn mạnh mẽ (tự trị của miền Breton, Pháp), ở Pháp họ còn thử đánh thức dậy ngay cả truyền thống chống Anh của Jeanne d’Arc và Napoléon.
Ta sẽ lầm lẫn nếu coi tuyên truyền như một dụng cụ tối mạnh để hướng dẫn quần chúng về bất cứ chiều nào cũng được. Dù là cách “nhồi sọ” chăng nữa. cũng phải theo một hướng xác định rõ rệt. Các ký giả hiểu nhu thế lắm, nênhọ chỉ mang lại cho độc giả những tin tức đã lọc lựa và tiêu hóa sẵn để các tin này trấn an độc giả và làm độc giả tin chắc hơn nữa vào những tin tưởng riêng của mình. Tất cả nghệ thuật của các “báo chí dư luận” là qua sự chọn lựa và trình bày tin tức, đề nghị với độc giả các luận cứ yểm trợ cho các thành kiến của họ, và thứ tình cảm phấn chấn này biểu lộ qua những câu như: “Tôi đã đoan chắc thế mà”, “Tôi đã nói trước thế mà”. “Tôi đã đánh cuộc thế rồi”, v.v...
Tuyên truyền luôn luôn đóng vai trò bà mụ, dù ngay cả khi bà mụ đỡ ra đời những con quỷ. Pol Quentin trong cuốn sách viết về tuyên truyền chính trị đã diễn tả rất rõ cái nhu cầu phải đi theo chiều hướng các dư luận đã có sẵn, các thành kiến đôi khi rất trẻ con, cùng các khuôn mẫu cổ truyền: không có một năng lực nào dù ở thể tiềm ẩn chăng nữa lại mất đi vào một địa hạt trong đó cái lợi về thời gian là tối quan trọng. Thí dụ như trường phái tâm lý học Hoa Kỳ nhận thấy rằng các thành kiến về các chủng tộc đã hình thành vững chải ở cá nhân ngay từ tuổi lên năm. Một chiến dịch chính trị đặt vấn đề nhanh chóng trên hết, sẽ tìm cách ràng buộc qua một vài điểm nào đó các chương trình mới mẻ của mình với nguồn năng lực tinh thần chứa trong khuôn đúc có sẵn từ trước ấy. Như vậy, chiến dịch chính trị sẽ thừa hưởng cả một “truyền tiếp” tin tưởng thực sự, tương tự như việc một bác sĩ nổi tiếng nhượng lại thân chủ cho cho một bác sĩ trẻ hơn.
Như vậy khỏi cần nhấn mạnh nhiều là sự phẫn hờn hoặc đe dọa phải được loại ra ngoài ngôn ngữ tuyên truyền một khi tuyên truyền muốn thuyết phục cùng lôi cuốn. Câu “Hỡi dân Pháp các người có trí nhớ kém đấy” đã để lại một kỷ niệm xấu, và khẩu hiệu về vấn đề vay mượn ngoại quốc của phe Giải phóng vào tháng 10-1944: “có nhiều biện pháp cấp tiến hơn là đi vay mượn” là một tuyên truyền rất dở.
5. Quy tắc đồng nhất và lan truyền
Từ khi có một khoa xã hội học, ta đã đưa ra ánh sáng áp lực của nhóm đối với dư luận cá nhân cùng rất nhiều thứ óc thủ cựu phát sinh từ các xã hội. Những nhận xét này đã được các nhà tâm lý học hiện đại và đặc biệt là các chuyên gia Hoa Kỳ về dư luận công chúng xác định là đúng. Tất cả những ai làm công việc “thăm dò dư luận” đều đã biết rằng một cá nhân có thể rất thành thật chủ trương hai ý kiến rất khác nhau và đôi khi còn trái ngược nhau nữa về cùng một vấn đề, tùy theo kẻ ấy phát biểu ý kiến với tư cách cá nhân hay với tư cách một thành phần của một nhóm xã hội (Giáo hội, đảng phái vân vân). Dĩ nhiên các ý kiến đối nghịch này chỉ có được trong tâm trí kẻ đó qua áp lực của nhiều nhóm xã hội khác nhau trong đó kẻ ấy là một thành phần. Đa số con người đều trước hết thích “hòa điệu” với các đồng loại đã: ít khi họ dám quấy phá hòa điệu đang ngự trị quanh họ bằng cách phát biểu một ý kiến trái ngược với ý kiến chung. Do đó một số lớn dư luận công chúng thực ra chỉ là một tổng cộng các đầu óc thủ cựu và chỉ duy trì được nhờ cái cảm tưởng của chủ thể cho rằng ý kiến hắn phát biểu chính là ý kiến chung, được tất cả chung quanh đồng nhất phát biểu như thế. Như vậy nhà tuyên truyền sẽ có nhiệm vụ tăng cường cho sự đồng nhất ấy và nếu cần thì tạo ra đồng nhất đó một cách giả tạo.
Gallup kể lại một câu truyện minh chứng rõ sự khéo léo sơ đẳng trên: truyện hai người thợ may ở Luân Đôn trước kia đã đệ một thỉnh nguyện lên Đức Vua bằng câu sau: “Chúng tôi, nhân dân Anh quốc”. Tất cả các tuyên ngôn, công bố đều bắt đầu bằng một khẳng định về tính cách đồng nhất như thế: “Phụ nữ Pháp đòi hỏi rằng”... “nhân dân Paris, họp tại trường đua xe đạp mùa đông...”. Thật khôi hài khi thấy có lần hai đảng đối lập nhau đều triệu hội “nhân dân Paris” cách nhau có vài ngày tại cùng một khách sảnh, hay cùng ngỏ lời với chính quyền nhân danh “sự đồng nhất của toàn thể nhân dân”. Cũng chính nỗi lo âu này đã đưa các đảng phái đến chỗ thổi phồng số biểu tình viên lên tới những tỉ lệ khó tin nổi hay vô lý. Vấn đề là bao giờ cũng phải tạo ra thứ tình tự tràn đầy nhiệt thành và sợ hãi tản mạn đưa đẩy cá nhân đến chỗ chấp nhận cùng những ý niệm chính trị mà hầu như toàn thể mọi người chung quanh hắn đều đã chia xẻ, nhất là trong trường hợp các người này đã phát biểu các ý niệm chính trị ấy bằng một cách phô bầy không thiếu đe dọa. Tạo ra cảm tưởng đồng nhất và sử dụng thứ cảm tưởng này như một phương tiện vừa gây nhiệt thành, vừa tạo đe dọa, đó là cách thức vận động căn bản của các nền tuyên truyền độc tài, như chúng ta có dịp thoáng thấy khi bàn về đề tài cách sử dụng các biểu tượng và định luật kẻ dịch duy nhất.
Công cuộc nghiên cứu các xã hội loài ong đã đưa Espinas đến chỗ tìm ra định luật “lan truyền tâm linh”, Theo ông, chính cảnh con ong lính canh nổi giận đã làm cả tổ nhao lên nổi giận. Trotter xác nhận rằng con vật thuộc về một bầy thì dễ cảm xúc với các phản ứng của những con khác hơn là với các kích thích từ bên ngoài tới. Định luật liên cảm tức khắc, sự lôi cuốn hợp quần ấy ta thấy có trong cổxã hội loài người, và biểu lộ đặc biệt rõ trong các xã hội của trẻ thơ. Một số phương sách của tuyên truyền có vẻ phù hợp với định luật lan truyền này. Để lôi kéo sự chấp nhận, để tạo ra cảm tưởng đồng nhất, các đảng phái thường hay dùng tới các cuộc biểu tình, các cuộc diễu hành của quần chúng. Ta thường ghi nhận đặc biệt về các cuộc biểu tình của Hitler là rất khó mà một khán giả lãnh đạm hay ác cảm có thể tránh khỏi bị lôi cuốn theo dù muốn hay không. Chỉ một cuộc diễu hành của một trung đoàn có nhạc đi đầu là đã đủ hấp dẫn các anh chàng đi chơi tếu rồi. Một nhóm người có kỷ luật mặc đồng phục, đi đều bước, dáng điệu cương nghị bao giờ cũng là một tác động mạnh đối với đám đông. Tchakhotine thuật lại rằng trong những ngày đầu cách mạng tại Léningrad, khi một cơn sợ hãi xâm nhập đám đông thì sự diễu hành của chỉ một trung đội mang mặt nạ phòng hơi ngạt đã vãn hồi được trật tự bằng một tác động “hòa giải cấm chỉ” gần như ngay tức khắc.
Nói cho thật, muốn lôi cuốn được sự đồng tình, không gì thay thế được con người, sự phát huy của bậc tông đồ, lòng tin tưởng của tân tín đồ, uy tín của bậc anh hùng. Gabriele d’Annunzio [34] đã thực hiện một sự pha trộn lãng mạn đảo chính với tuyên truyền theo một cách thế anh hùng. Thấp kém và thông thường hơn, chính là nhờ các các c sách, bằng hoạt động trong các nghiệp đoàn và đoàn thể đủ loại, nhưng cũng bằng các thực hiện những biểu hiện thiết thực cho một ý chí phân minh và hình dung sẵn về xã hội của chủ nghĩa xã hội trong tương lai. Các hội đồng thành phố Cộng sản đã đóng trọn vai trò của một thứ mẫu hàng làm chứng này ở Pháp, bằng cách phát triển các công tác xã hội, các trại hè cho học sinh nghèo, bằng cách xây cất nhà cửa và sân vận động. Tuyên truyền như thế đã được chứng thực bởi việc làm và điều này hết sức quan trọng đối với những người đã được một kinh nghiệm lâu dài dạy cho sự nghi ngờ giá trị của các chương trình chính trị.
Trong thời kỳ chinh phục của cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa, vai trò của những kiểu mẫu này còn quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy mà cuộc cải cách ruộng đất đã được xúc tiến trong quần chúng nông dân Tàu trước hết theo lối gương mẫu truyền nhiễm: trong một làng, đất đai được biến thành tài sản chung, do một nhóm lao động đã được đặc biệt giác ngộ và giáo hóa lo cày cấy, nông dân ở các miền lân cận đến xem, rồi dần dần nhận ra những điều lợi ích của giải pháp này.
Không thể chối cãi rằng tuyên truyền chính trị dưới hình thức hiện đại đã do đảng Cộng sản, và đặc biệt là Lénine và Trotsky khai trương. Với một thiên tài tuyên truyền và sách động năm 1917, Lénine đã tung ra những khẩu hiệu làm nhịp cho các giai đoạn tiến chiếm chính quyền. Với một kỹ thuật mới lạ chưa từng thấy, Trolsky dùng vô tuyến truyền thanh nói chuyện với “quần chúng đau khổ” đang chán ngán chính quyền của họ. Một cuộc tuyên truyền và sách động mạnh mẽ phi thường phát triển rộng trong giới vô sản, nông dân và quân đội. Những hội quán chính trị, những “nhật báo nhà máy”, những nhà hùng biện đầu đường xuất hiện đầy rẫy rất mau. Nơi những phần tử trung thành với chế độ Nga hoàng, các nhà sách động bắt tay vào việc, ngấm ngầm gieo rắc lo sợ và chia rẽ. Lúc cuộc cách mạng đã thiết lập được ở Léningrad và Moscou, hoạt động này không những không giảm mà còn được tăng cường để mở rộng và củng cố quyền hành các Sô viết. Những “chính ủy” được gửi đến các đơn vị quân sự để bình luận các mệnh lệnh và sắp đặt lại các lệnh ấy vào một tổng quan chính trị (contexte politque) chung [7]. Các “đội lưu động” gồm những đảng viên Cộng sản trẻ tuồi di động trong quân đội, dừng lại ở các thị xã miền quê trong vài ngày để trình bày ca kịch và diễn thuyết chính trị. Như thế đã phát sinh ra một hệ thống tâm lý chính trị đi sâu vào những miền xa xôi nhất trong xứ bằng biết bao phương tiện truyền đạt (báo chí, vô tuyến truyền thanh, kịch, chiếu bóng, báo địa phương và báo nhà máy, diễn thuyết, hội họp v.v...) Việc chỉ huy thứ hoạt động nhiều mặt này được giao phó cho một bộ chỉ huy “Tuyên Vận” (gọi tắt của tuyên truyền và vận động) có người chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp bậc, cả đến tận tiểu tổ căn bản, và tổ chức này lúc nào cũng là ngành thiết yếu của hoạt động Cộng sản. Sau này các cuộc cách mạng Cộng sản đều đi đôi với một công tác tương tự về xâm nhập và giáo hóa ý thức hệ và chính trị. Du kích quân Nam Tư và Trung Hoa sau này cũng cho kèm sát loại tổ chức này với tổ chức quân đội của họ. Ông Djilas, một trong những lãnh tụ du kích Nam Tư viết: “Khó mà tìm ra một đơn vị không có báo chí riêng”. [7]
Nhưng hẳn rằng sự tuyên truyền được phát triển mạnh nhất là ở Trung Hoa. Mao Trạch Đông quả là một chiến lược gia và lý thuyết gia về một hình thức chiến tranhmới, phỏng theo kinh nghiệm của các dukích quân, và ở Pháp được mệnh danh là “Chiến tranh cách mạng” (Guerre Revolutionaire). Mao đi từ nguyên tắc là quân đội phải là mũi dùi lưu động của toàn thể quần chúng tham dự vào cuộc chiến. Những liên hệ do Lénine thiết lập giữa đảng và giai cấp lao động. Mao đã đem thích ứng vào những tương quan giữa quân đội và nhân dân. Vì thế phát sinh một bộ máy quân chính (chính trị quân sự) dựa trên những “hệ thống song hành”. (Hiệp hội nghề nghiệp thể thao, tổ chức điền địa v.v... song song với tổ chức đảng). Những tổ chức này vận chuyển không ngừng những mệnh lệnh chính thức cùng sự giáo dục chính trị. Không một ai có thể thoát khỏi.
Trong thời chiến, phương thức này áp dụng, cho các tù nhân đã sẵn bị “giải giới” (Mis-à-plat) nghĩa là đã bị làm cho bạc nhược về sinh lý và bị cô lập tâm lý, trước khi đem đi “cải hóa” như ở trường hợp các trại giam của Bắc Hàn và Việt Minh trước kia [8].
Trong thời bình, sự động viên năng lực này được duy trì để dùng cho những mục tiêu chính trị và kinh tế. Lại cũng ở Trung Hoa, nơi phương pháp này đã đạt tới cực độ, hàng trăm ngàn người bị đày ra các nông trường lao động bằng những chiến dịch đã biến họ thành những kẻ “chí nguyện” hăng hái.
Ở Trung Hoa cũng như ở các chế độ dân chủ nhân dân, Đảng đã cho khai triển một huyền thoại về kế hoạch bằng các tuyên cáo tổng quát cũng như bằng những khích lệ cá nhân (dẫn chứng những thành quả kiểu mẫu và những thành tích vượt bậc, tặng huy chương cho các thợ thuyền ưu tú).
Những vận động tâm lý này, nếu cần, còn được dùng làm hậu thuẫn do chính sách đối ngoại của các lãnh tụ. Vì vậy, năm 1958, hồi đang có chiến dịch đòi Đài Loan, những chỉ thị hàng tuần được tung ra từ đài phát thanh, báo chí và bích chương, được hòa nhịp bằng những cuộc biểu tình khổng lồ, lan ra khắp nước Tàu với những làn sóng vĩ đại được các cơ sở chính quyền kiểm soát tiến độ từng giờ một.
Trong những chế độ Sô viết hay mô phỏng Sô viết, không thể nào vạch rõ được phạm vi của tuyên truyền. Tuyên truyền đã là một khía cạnh của một sinh hoạt toàn thể đi từ giáo dục cấp tiểu học đến sản xuất kỹ nghệ và nông nghiệp, bao trùm cả văn học, nghệ thuật và giờ nhàn rỗi. Hết thảy sinh hoạt của người công dân đã trở thành đối tượng của tuyên truyền. Zinoviev [9] đã từng nói: “Nơi chúng ta, sự sách động và tuyên truyền dựa trên huấn luyện. Sách động, tuyên truyền và huấn luyện hợp thành một toàn bộ phải được thực hiện theo quan niệm Mác Lê về giáo dục”. Kể từ đó theo chữ Zhdanov [10] dùng, “tinh thần đảng” đã xâm nhập khoa học, âm nhạc, phê bình văn học... tất cả các bộ môn này đều có phận sự đào tạo ra “con người Sô viết mới”.
Trường học trở thành một trong những trụ cột của loại tuyên truyền toàn diện này. Tiếp đó, những “khóa hội thảo chính trị”, những “trường tu nghiệp” đã huấn luyện ra hàng trăm ngàn nhà “tuyên truyền” hay “sách động” để tổ chức những khóa học chính trị, những buổi nói chuyện trong các nhà máy, các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ sở quốc doanh, và các cơ sở đủ loại khác. Căn bản cho sự giáo huấn này là các tác phẩm của Mác, Ăng-gen, Lẻ-nin, Staline, Mao Trạch Đông. Công cuộc đại quy mô ấy được trợ lực bằng vô số hiệp hội văn hóa phân nhánh thành những “góc đỏ” trong các nhà máy, những “lều đọc sách” ở miền quê, những hội bảo trợ quân đội, những hội thể thao.
Ở đây tuyên truyền đã thắng thế đến mức độ nó tan lẫn vào toàn thể những hoạt động chính trị, kinh tế hay tri thức của một quốc gia. Mỗi hoạt động đều có biểu lộ ra khía cạnh tuyên truyền cả. Sự ám thị phát sinh từ đó, vài phương thức dàn cảnh tập thể, sự khai thác các tin tức, sự tập trung điều khiển những dụng cụ truyền tin, sự kiểm duyệt, tất cả những sự kiện ấy không hề phát xuất từ chủ nghĩa Mác Lê, chúng chỉ thoát thai từ một sự sử dụng chuyên nghiệp và độc quyền công cuộc tuyên truyền.
Chú thích:
[1] Bôn-sê-vích (bolchevik) có nghĩa là đảng viên Đảng Cộng sản Nga. Hội nghị đảng Dân chủ Xã hội Nga 1903 chấm dứt bằng một vụ phân hóa làm hai: đảng đa số (tiếng Nga là bolchevik) và đảng thiểu số (tiếng Nga là menchevik). Đảng thứ nhất do Lénine lãnh đạo, thực hiện cách mạng 1917 và diệt đảng thiểu số. Từ đó, danh từ bolchevik được dùng để chỉ chung đảng Cộng sản Nga.
[2] Lénine: 1870- 1924, một trong những người lãnh đạo cuộc chiến đấu cách mạng chống Nga hoàng năm 1905, bị trục xuất khỏi nước sau khi thất bại. Trở về Nga năm 1917, lãnh đạo thành công cuộc Cách mạng tháng Mười mở đầu cho các chế độ Cộng sản trên thế giới, thỉnh lập Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Sô viết. Ông là một trong những lý thuyết gia lớn của chủ nghĩa Marx, tác giả các cuốn sách bây giờ được coi như thánh kinh trong thế giới Cộng sản.
[3] Hébert: Chính trị gia Pháp (1757 - 1794): chủ trương tờ Père Duchesne ủng hộ những cuộc tàn sát tháng Chín, có ảnh hưởng lớn đối với Công xã Paris. Bị Robespierre bắt và đưa lên đoạn đầu đài.
[4] Marat: Nhà Vật lý vàchính trị gia Pháp (1743 - 1794), chủ trương tờ Ami du peuple, là một trong những người tổ chức vụ thảm sát tháng Chín, từng làm đại biểu của phe Jacobin trong hội nghị Quốc ước. Bị ám sát chết.
[5] Robespierre: Luật sư Pháp (1758 - 1791), chủ chốt của thời kỳ khủng bố của Cách mạng Pháp. Sử dụng Ủy ban Cứu quốc, ông loại trừ các đối thủ Hébert, Danton, nắm quyền điều khiển chính phủ Cách mạng. Sáng lập đạo thờ Thượng đế (l’Être Supréme), chủ trương một nền đạo lý khắc khổ. Bị lật đổ vào tháng 7-1794 và chết trên đoạn đầu đài
[6] Saint-Just: thành viên Ủy ban Cứu quốc cùng với Robespierre, bị xử tử cùng ông này.
[7] Coi cuốn sách giá trị của Robert Goudima: “Hồng quân trong thời bình và thời chiến” (Edition Défense de la France).
[8] Kinh nghiệm cuộc chiến tranh Đông Dương đã làm cho một vài sĩ quan Pháp suy ngẫm về những ktôn giáo sơ khai. Ngay những cá thể tiến hóa hơn cũng khó mà thoát khỏi một số nhạc khúc. Cái cảm xúc, cảm thông này đạt tới cực điểm trong bài hùng ca, bài hát biểu tượng của đảng hay quốc gia, mà mỗi nốt nhạc đều có thể nói là nghe ngay trực tiếp từ ngực và được các người tham dự đồng ca lại với một vẻ nghiêm trọng có tính cách tôn giáo. Ca tập thể là một phương tiện chắc chắn nhất để hòa đám đông thành một khối duy nhất cùng mang lại cho đám đông tình tự mình là như một mà thôi. Các kèn trống, các bài hùng ca, tiếng hát, tiếng ca theo nhịp điệu, tất cả các “chất độc âm thanh” này đều là các thành phần chính yếu của cơn cuồng loạn tập thể.
- Nếu là đêm tối, đèn rọi và đuốc làm gia tăng sự mê hoặc và góp phần vào việc tạo ra một không khí tôn giáo trong đó các huyền thoại lặp lờ lẩn khuất. Trong bản nghiên cứu sâu xa nhan đề phân tâm học về lửa, Gaston Bachelard đã chứng tỏ rằng lửa thúc đẩy con người đến nhiều mơ mộng sâu xa và dị biệt. Lửa tạo ra một tác động vừa khích động vừa đáng sợ, hoàn toàn nằm trong đường lối tuyên truyền Hitler đã sử dụng qua các cuộc biểu tình ban đêm.
- Sau hết là chào kính, các vụ đứng dậy, ngồi xuống, sự đối thoại với cử tọa, các lời hoan hô, các phút im lặng, đã tạo ra thứ thể dục cách mạng mà Tchakhotine khuyến cáo các kẻ điều động đám đông nên tạo ra. Ph. De Felice xếp các phương sách này vào trong ngoặc cùng với các phương sách các bậc tiên tri Đông phương đã sử dụng: “các tác động tâm lý và sinh lý của một sự múa chân múa tay đến mức điên cuồng như thể có thể so được với một vụ đầu độc”. Các xáo trộn cơ năng do cách thế trên tạo ra trong cơ thể sự chóng mặt và sau cùng là một tình trạng vô thức hoàn hảo có thể đưa tới những điều điên rồ nhất. Đôi khi thứ khích động loại này đã xảy tới cho các hội nghị chính trị, tạo ra tại đó các quang cảnh hỗn độn ồn ào làm nhớ tới các quang cảnh các đoàn giáo sĩ Hồi giáo la hét hành lễ.
Giữa nhà “dẫn đạo” và đám đông có hình thành một tương quan Gustave Le Bon cho là có tính chất “thôi miên” và Ph. de Félice coi như là một sự chiếm hữu thực sự. Chắc là vĩ nhân, ít ra về phương diện chính trị, đã bị giảm giá trị rất nhiều: đối với người đám đông ngưỡng mộ, đám đông ít tìm nơi người ấy những đức tính làm phân biệt với đám đông, mà chú trọng tới cái gì thâu tóm được các ước vọng cùng mộng mơ của họ được diễn dạt và đáp ứng: như một tiếng vang của những gì chính đám đỏng đã đề ra và chờ đợi vĩ nhân mang lại. Nhà dẫn đạo đám đông, kẻ hướng dẫn các quần chúng có những đặc điểm Victor Hugo đã dùng để định nghĩa cho nhà tiên tri - chỉ đáng tiếc là họ không phải lúc nào cũng chỉ về các ngôi sao thôi. Sự tiếp xúc, luồng cảm thông hỗ tương giữa kẻ dẫn đạo và quần chúng do họ tượng trưng là một điều có thực, dù rằng tất cả các dạng cụ của chúng ta đều không đo lường được. Chẳng cần đưa thí dụ nào khác hơn cái thí dụ hãy còn làm thế giới bị thương tổn: sự kết hợp ghê tởm giữa Hitler và đám đông của Đức.
Hoạt động của nhà dẫn đạo đám đông được nhân lên gấp bội bằng một đoàn đảng viên hay ủng hộ viên có tổ chức. Néron [36] đã từng tạo ra các toán chuyên viên về việc phát động các vụ vỗ tay hò hét hoan hô. Các “toán hoan hô” được tổ chức sẵn hay tự phát xuất hiện, đều thấy có trong tất cả các cuộc biểu tình của quần chúng; được phân phối đúng chỗ, các toán này kích động và đun nóng dần đám đông. Trong mỗi cuộc diễu hành đều thấy có sự phân biệt giữa những “kẻ dẫn đạo” và những “kẻ bị dẫn đạo”, giữa những người “tích cực” và “thụ động” như Tchakhotine đã nói. Tchakhotine nghĩ rằng có thể lập được giữa hai loại người trên một tỷ lệ hầu như không thay đổi (những người “tích cực” chiếm chừng 8% tổng số dân). Như vậy tất cả nhiệm vụ của tuyên truyền, trong các giai đoạn cực điểm là các cuộc biểu tình hay trong các công việc thường nhật, là nhiệm vụ chinh phục các “kẻ thụ động”, động viên họ, dẫn dắt họ dần dần đi theo những kẻ tích cực.
Kẻ nào đã từng tham dự một cuộc biểu tình của quần chúng, diễu hành hay mít-tinh, đều có thể nhận ra các phương pháp chúng tôi vừa phân tích, những phương pháp này đã được sử dụng một cách cố tình nhiều hay ít, với cường độ mạnh hay yếu. Khi cả một rừng cờ xí dẫn đầu một khối đám đông dầy đặc dàn ngang kín đại lộ mà tiến, thì rất ít kẻ đứng coi nào không cảm thấy một cái gì rung động trong thâm tâm. Vào lúc ấy, các kẻ đối nghịch thường lánh xa để thoát khỏi các sự mê hoặc. Tổ chức các cuộc biểu tình như vậy đòi hỏi một chú tâm đặc biệt bởi vì nhịp độ và thời gian của biểu tình là chính yếu cho việc tạo ra “sự cuồng loạn” của đám đông. Quốc xã thường hay dùng các phương sách loại sinh lý để đưa đến giới hạn cực điểm. Khi có một cuộc biểu tình lớn tại thao trường Nuremberg chẳng hạn, cuộc biểu tình này bắt đầu từ buổi sáng bằng các tham dự viên đầu tiên tới, rồi từ 12g30, các phải đoàn kế tiếp nhau tới vị trí sau các hàng cờ xí và ban nhạc và mỗi lần như vậy lại là dịp có cớ để chào kính và hoan hô, vào 19 giờ các chức sắc đầu tiên của đảng tới: lại khoa chân múa tay, kế đó là bắt đầu một thời gian mặc niệm trong đó sự chờ đợi mỗi lúc một trở thành trang nghiêm và day dứt hơn. Rồi Goebbels và Goering tới và sau cùng là chính Hitler, được chào đón bằng một vụ hoan hô vĩ đại. Và nhà Fuhrer tới máy vi âm trong những phút đầu, có vẻ như thử giọng, tìm kiếm sự tiếp nối có tính cách tình tự sôi nổi với đám đông không còn có thể chờ đợi ông lâu hơn từ nhiều giờ rồi.
Một mặt khác, ta sẽ lầm lẫn khi tưởng rằng sự cuồng loạn của đám đông chỉ là một trạng thái đơn giản duy trì bằng một kích thích tăng dần. Đó thực ra chính yếu là một trạng thái có nhịp điệu, bao gồm nhiều thời kỳ căng thẳng xem kẽ bằng những buông thả đột ngột. Việc dàn cảnh một cuộc diễu hành hay một cuộc mít-tinh phải để ý tới nhip điệu này. Và các diễn giả cần phải để ý việc ngắt quãng bài diễn văn bằng những câu khôi hài, châm biếm làm căn phòng thở ra thoải mái đột ngột và làm mọi người cười; cách hay nhất để gắn chặt một đám đông vào thuật của chiến tranh cách mạng mà chính họ đã là nạn nhân. Họ kết luận rằng cần thiết phải có “tác động tâm lý” và họ đã dùng tác động này ở Algerie để đối địch với sự tuyên truyền của Mặt trận Giải phóng Quốc gia và các nhà lãnh đạo Ai Cập (Xem Đại tá Ch. Lacheroy, Chiến tranh dấy loạn, trong “sự phòng thủ quốc gia” Bibliothèque de Centres d’Etudes supérieures Spécialisés T.I.V, P.U.F).
[9] Zinoviev (1883 - 1936) một trong những đảng viên Cộng sản kỳ cựu của NgaSô, bị Staline khép vào tội phản bội và thủ tiêu.
[10] Zhdanov (1896 - 1948): Ủy viên Chủ tịch đoàn Sô viết tối cao Liên Xô, phụ tá của Staline.