THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 9
Dân chủ tuyên truyền

     ác khả năng khó ngờ nổi của tuyên truyền chính trị đã đè nặng và còn tiếp tục đè nặng lên thế giới một mối đe dọa khủng khiếp. Chưa chi đã thấy xuất hiện các “cơn dịch tâm lý” thực sự được tạo ra một cách cố tâm, chưa chi đã thấy các “kỹ sư tâm hồn” đã chế tạo hàng loạt các cá nhân có tâm trạng bị viễn cách điều khiển - Khoa Psychologie hiện đại đã thay thế các mánh khóe cùng tài khéo lẻo của kẻ mị dân của mọi thời kỳ bằng một chiến lược quần chúng, một chiến lược theo như cách diễn tả của Monnerot, đã “mở rộng các cuộc hành quân phối hợp đến kích thước vô hình”.
Kỷ nguyên của quần chúng? Đúng thế, bởi vì tuyên truyền được tạo ra cho các quần chúng. Nhưng càng ngày nó còn cho phép tuyên truyền bất cần các quần chúng và giảm thiểu sự đóng góp bột phát của quần chúng. Đằng sau một biểu tượng các đám đông và các đạo quân đứng lên hành động. Luận cứ của một bài quan điểm mang lại cho hàng triệu người cùng một tư tưởng thích ứng trong cùng một ngày. Phe nhóm nào chiếm được đài phát thanh và các nhà in của báo chí sẽ lấy được quyền sử dụng các phương tiện ảnh hưởng quần chúng mạnh nhất và kể từ giờ có thể dựa vào quần chúng và hành động nhân danh quần chúng. Dĩ nhiên là ảnh hưởng tiềm ẩn của các quần chúng đã lớn lên nhiều. Nhưng còn ảnh hưởng thật sự? Tuyên truyền chính trị chẳng phải là chính thứ khí cụ chọn lọc, ở trong tay sức mạnh của quốc gia hay sức mạnh của tiền bạc, đã cho phép làm vô hiệu hóa thứ ảnh hưởng trên, cùng làm thiếp ngủ cùng khai ảnh hưởng ấy một cách có lợi cho mình hay sao?
Trong một dự tưởng nổi danh, A. Huxley [1] đã châm biếm các tâm hồn tiên chế: kể từ khi sinh ra, đứa trẻ được điều kiện hóa bằng cách cho nghe một cách vô thức các máy phát âm, rồi trường học và xã hội hướng dẫn một cách chắc chắn đứa trẻ về một căn ổ đã dự trù sẵn. Kế đó Huxley đề cao giáo dục chống lại tuyên truyền: đào tạo các tâm trí có khả năng chọn lựa, các con người có ý thức và tinh thần trách nhiệm. Để chống lại sự xâm lấn của dối trá và huyền thoại, cần phải tạo dựng và cùng làm cho mạnh khả năng chối từ một khả năng nếu không có sẽ không còn đạo lý cũng như trí thông minh nữa như Descarter đã từng chứng minh: khả năng tách được mình ra ngoài để xem xét nhận định, để thoát ra khỏi thiên kiến dù được hàng trăm triệu người tin - khả nàng chống cự lại lời kêu gọi tàn phá của các huyền thoại, “những nơi ẩn trú hấp dẫn, đã đem thay thế cho mỗi người sự vinh quang vĩ đại do chinh phục mà có bằng vinh quang vĩ đại trống rỗng, thay nỗ lực nội tâm bằng một sự nô dịch đủ tiện nghi dễ chịu” (E. Mounier, Cuộc cách mạng chống các huyền thoại, Esprit tháng 3.1931).
Tự do không thể dạy được, nhưng giáo dục có thể chuẩn bị được. Tự do cũng như mọi sự vật của con người; chỉ có hiệu lực trên căn bản bao gổm các thói quen, tập tục. Để bổ túc cho sự phần tích của chúng tôi về vấn đề điều kiện này, cần phải thêm vào một thí nghiệm khác: các con thú của Pavlov càng dễ thụ cảm nếu chúng càng quen thuộc lâu dài với tình trạng nô dịch: như là những chó con nuôi trong chuồng vậy. Trái lại, các con thú càng tỏ ra bướng bỉnh nếu chúng đã được sinh hoạt tự do hơn, và “phản xạ tự do” càng phát triển mạnh hơn với chúng. Bệnh chuyên chế không phải là ở ngoài con người, và chẳng có kỹ thuật nào là tác hại độc hơn kỹ thuật nào. Bệnh chuyên chế ở chính nơi con người và chính tại nơi con người mà ta phải chữa chạy bằng cách chuẩn bị các công dân trách nhiệm chứ không phải là các con người máy.
Chính tại điểm này, tuyên truyền có thể trợ giúp cho nỗ lực của các công dân trong việc chiếm lại quyền kiểm soát chính trị và gạt bỏ các sự huyền thoại hóa hiện nay đang sinh sôi nảy nở đồng mức ở tất cả các hệ thống và ở tất cả các chế độ. Trong cuốn Mémoire Confidentiel xuất bản dưới thời Pháp bị Đức chiếm đóng, Francisque Gay trình bày lòng tin tưởng rằng “chỉ một nền tuyên truyền phụng sự cho một lý tưởng tự do có thể đóng góp rất nhiều trong việc mang lại cho chúng ta ý thức. Về những kỷ luật cần thiết, nhưng đồng thời cũng cung cấp cho chúng ta các phương tiện để chống cự lại cuộc tấn công của các lực lượng chà đạp chúng ta”. Không may cho chúng ta thứ tuyên truyền này, các chê độ dân chủ không biết phát kiến kịp thời, và chẳng mang lại được một kháng cự có tổ chức nào chống lại ý thức hệ xâm lược của chủ nghĩa phát-xít, mãi cho tới khi chiến tranh bắt buộc các chế độ dân chủ ấy phải động viên tới năng lực tâm lý như là động viên các năng lực khác. Chúng ta chỉ cần nhớ lại lúc khởi đầu buồn tẻ năm 1939 cùng sự thối nát của cuộc chiến tranh kỳ cục (dróle de guerre) [2]. Chỉ dưới sự cưỡng chế của các thảm bại lớn lao, đa số con người mới hiểu thứ chính nghĩa thiên hạ nhân danh nó đã gợi cho họ tới phục vụ dưới cờ.
Chúng tôi xin đi xa hơn: những kẻ nào cho rằng mình phụng sự chế độ dân chủ mà nhất định từ chối không dùng tới tuyên truyền đều lâm vào mâu thuẫn. Chỉ có dân chủ đích thực ở nơi nào dân chúng được kêu gọi để biết cùng tham dự vào đời sống công cộng. “Nền dân chủ toàn diện đòi hỏi một sự phổ biến rộng, rất rộng các kiến thức: người dân phải được hiểu rõ mọi sự. Đây không phải chỉ là vấn đề giáo dục, vấn đề đào tạo tri thức mà thôi, mà còn là vấn đề tri thức về các công việc chung nữa”. Đáng lẽ phải là như thế, như là tác giả những giòng vừa rồi, Alfred Sauvy đã nhấn mạnh, thì các chính phủ lại thường giữ các quốc gia ở xa các công việc của quốc gia, theo nguyên tắc Valéry [3] đã diễn tả một cách mỉa mai như sau: “chính trị là nghệ thuật ngăn cản của mọi người can thiệp vào những gì liên quan tới chính họ”.
Sự bí mật ngự trị trong các xi nghiệp tư bản hình như cũng là quy tắc về các quốc sự. Thỉnh thoảng, các chính phủ mới thông báo gọi là cho quốc hội, và ta còn nhận thấy rằng chính quốc hội củng chẳng bao giờ mở một cuộc thảo luận tân căn bản về các vấn đề chủ chốt như vấn đề nhà ở, hay vấn đề tương quan giả cả và tiền lương. Kỳ dị thay nền dân chủ không thèm cắt nghĩa cho nhân dân những vấn đề chi phối đời sống và sức khỏe của nhân dân! Cuộc thảo luận công khai chỉ hạn hẹp trong các cuộc tranh luận được nuôi dưỡng theo truyền thống từ một thế kỷ nay bằng các cuộc bầu cử [4], trong khi các vấn đề đích thực của Quốc gia hiện đại không được bàn cãi, không được đặt ra và vẫn còn là độc quyền của một vài chuyẻn viên. Chỉ trong các thời kỳ hiểm nguy trầm trọng, các nhà cai trị mới quyết định “nói rõ sự thật cho toàn dân” một cách thường là quá trễ, và hậu quả của sự xúc động mạnh do vụ này tạo ra không phải bao giờ cũng có tính cách cứu nguy.
Phép vệ sinh chính trị đòi hỏi phải “mở rộng” các cơ chế, phải trình bày trước nhân dân những dữ kiện của đời sống chính trị. Trong cuốn sách rất đáng chủ ý là cuốn Quyền bính và dư luận (Le pouyoir et l‘opinion), Alfred Sauvy đã phác lược những nét lớn về một công cuộc thông tin và tuyên truyền quốc gia: thành lập một sở tài liệu,, sử dụng vô tuyến truyền thanh để cho công chúng thông hiểu các vấn đề kinh tế, xã hội và nhân khẩu lớn lao, mở thật rộng quyền trả lời “có thể tới mức độ bắt buộc đăng tải một số sự kiện không thể chối cãi, bàn luận” v.v... Có nhiều lý do biện minh cho sự hiện hữu của một nền tuyên tuyèn quốc gia ngay thẳng thành thật, ít ra cũng là vì lý do hiện đang có những nền tuyên truyền che dấu nhiều hay ít, phụng sự cho các quyền lợi nghề nghiệp mà nhiều khi lại đã thành công trong việc đưa các quyền lợi ấy lên trên quyền lợi chung (thí dụ như các tay mị dàn chuyền nghiệp đã chống lại quyền lợi quốc gia. Alfred Sauvy đã đặc biệt thuật lại sự yểm trợ xe hơi chống lại xe lửa củng việc khuyến khích sản xuất rượu). Alfred Sauvy đã hoàn toàn có lý khi nghĩ rằng nếu có một nền tuyên truyền quốc gia ngay thẳng như thế hiện diện, thì nền tuyên truyền này sẽ cho phép các chính phủ tránh khỏi mọi nhượng bộ vội vã trước các áp lực mị dân, cùng lôi cuốn được quốc gia vào một chính sách hợp nhất hướng về các mục tiêu dài hạn.
Mọi người sẽ nói là công chúng đã chán tuyên truyền rồi ít ra là trong các quốc gia không “kém mở mang”. Nhưng chính bởi vì do sự nhàm chán các thái quá về tuyên truyền nên mọi người lại thiết tha các sự kiện, và trước hết vấn đề phải là trình bày và diễn giải các sự kiện đó. Một kiểu cách mới về tuyên truyền đang thoát thai từ sự nhàm chán các vụ huyền thoại hóa cùng các sự thái quá: “Các phương pháp thì thào bàn tản và khích động sẽ không còn tồn tại lâu. Đã đến lúc cắt nghĩa rồi. H. D. Lasswell mới đây đã nhấn mạnh sự quan trọng của cái mà ông gọi là một ‘trình bày quân bằng’ (présentation balancẻe) - một sự biểu lộ xác định được vị trí cho các sự luân chuyển và làm cho việc đánh giá trị các sự kiện một cách độc lập trở thành có thể có được”. (Ernst Kris, Some problems of war propaganda)
Nhưng tuy thế, dù thông minh dù cụ thể thế nào mặc dầu, nền tuyên truyền thông tin kiểu mới này theo ý chúng tôi, vẫn là chưa đủ. Một nền dân chủ thực sự sống bằng sự tham dự của nhân dân, chứ không phải chỉ bằng có thông tin mà thôi. Vậy mà chế độ của chúng ta, đã thế tục hóa về phương diện tôn giáo, lại thế tục hóa luôn cả về chính trị nữa, nếu ta có thể nói như vậy được. Một chế độ Cộng hòa, phát sinh từ lòng nhiệl thành của nhân dân, đã từng được mến yêu, bảo vệ và tranh luận, bây giờ giảm lại thành còn có một hệ thống hình thức và không kết hợp các công dàn với đời sống và tương lai của mình nữa. Jean Lacroix đã trình bày rõ ràng sự kiện trên như sau: “Nền dân chủ xây dựng trên những người trung gian hay nền dân chủ gián tiếp không còn đủ nữa: bốn năm đi bỏ phiếu một lần rồi trong thời gian còn lại phó mặc cho vài kẻ mình đã bầu, có vẻ là một truyện bịp bợm quá. Từ một thế kỷ nay, ý tưởng dân chủ đã biến chuyển theo chiều muốn có một tham dự tích cực hơn, vào một nền dân chủ trực tiếp hơn, dấn thân hơn vào đời sống hàng ngày cùng tất cả các hành động của con người (...). Những hình thức dân chủ khòng còn đủ nữa, mọi người muốn có những tập tục dân chủ. Các buổi hội họp của quần chúng, các buổi lễ lạc và trò chơi đều có khuynh hướng muốn hợp thành một thứ nghi lễ phụng vụ (liturgie) mà những người trẻ cảm thấy cần đỏi hỏi hơn hết. Các vụ trình diễn tuyệt hảo của các sokols ở Tiệp Khắc, các cuộc biểu tình lớn tại Nga Sô, các đại hội đảng tại Nureniberg dù ta có thể nghĩ thế nào về nội dung của chúng mặc dầu đều là những cơ hội để khám phá ra sự quan trọng vĩ đại của sự trình diễn (spectacle,) trong phong trào ý tưởng dân chủ. Con người hiện đại muốn tham dự, nghĩa là muốn dự phần vào nền dân chủ bằng chính các hành động và các thái độ, bằng cả toàn thân mình. Chúng tôi chưa hiểu được cái gì sẽ là, cái gì không thể không là nền tuyên truyền dân chủ tại Pháp. Từ ngữ tuyên truyền bao giờ cũng làm cho chúng ta hiểu đó là một thứ nhồi sọ tinh thần mà chúng ta nổi dậy chống lại một cách chính đáng. Nhưng nền tuyên truyền dân chủ đích thực không bắt buộc sẽ phải đi từ trên xuống dưới, từ các chính phủ xuống, những người dân, từ Nhà Nước tới Quốc Gia: nền tuyên truyền này có lẽ sẽ là, qua các cử chỉ về thái độ, sự tham dự sống động của các quần chúng vào đời sống dân chủ của quốc gia”. (Từ dân chủ tự do đến dân chủ quần chúng, Esprit thảng 3-1946).
Nếu sự biến đổi ý thức chính trị thành ý thức tôn giáo quả thực chính là bệnh chuyên chế (nhưng phải chăng đây phần lớn là một phản ứng chống lại sự “thế tục hóa” rộng rãi của chế độ dân chủ?) thì thật ra tất cả các xã hội nhân loại chỉ tồn tại duy trì được bằng một “lòng sùng đạo” chung bằng số tôn kính, một lòng thành khẩn hướng về một vài cái gì có “tính cách thiêng liêng”. Chẳng có một chính trị nào lại không cố tính cách “thần bí”. Charles Péguy đã nói với chúng ta khá đủ về cái gọi là huyền thoại cộng hòa hãy còn khá gần nguồn cội cách mạng của nó. Một huyền thoại khác đang phát sinh bởi vi chúng tôi không tin rằng một chế độ tồn tại chỉ vì xử lý thường vụ các công việc thông thường. “Chỉ những quốc gia nào thuần nhất về chính trị mời có thể tồn tại được” (Jean Lacroix): đây không phải là sự thuần nhất bề mặt hay thứ đúc khuỏn thần bí các chế độ khủng bố và điên rồ đã thực hiện được, nhưng đây là một sự thuần nhất sâu xa, ở dướỉ các sự đôi co chính trị củng các sự đối chọi nhau của các đảng viên, và ở vào một mức các công dân của cùng một quốc gia có thể cảm thông nhau. Dĩ nhiên là sự thuần nhất của các côn dâng này đòi hỏi những điều kiện vật chất và tâm lý mà chúng tôi không phải đặt ra ở đây. Nhưng nhân dân cũng cần phải được phép góp phần vào việc xây đựng tương lai mình chứ không phải chỉ là được phép tham dự vào các tranh luận về bầu cử mà thôi - và sự kiện này liên quan đến vấn đề của chúng ta. Còn gì thích thú đam mê hơn việc khai thác sử dụng các nguồn cội, tài nguyèn của quốc gia, còn gì thích thú hơn việc theo dõi từng bước sự tiến bộ trong việc trang bị các vùng hay còn chậm tiến, cùng làm việc cho công cuộc nâng cao tiệm tiến mức sống của một quốc gia? Kế hoạch đã trở thành luật của các quốc gia hiện đại. Kế hoạch vừa có nghĩa là hệ quả hợp lý của các công trình kỹ thuật, vừa là sự quy tụ các năng lực trong viễn tượng về các huyền thoại lớn. Đáng lẽ có thể điều nhịp cho các nỗ lực của dân Pháp, mang lại cho họ một ý nghĩa tập thể, thiên hạ lại cho họ một bộ máy hành chính. Và nếu ta đã đề nghị với các thanh niên Pháp những nhiệm vụ quốc lớn lao như việc mở rộng kênh Nối-Liền-Hai-Biển hay trồng lại cây ớ các vùng Landes đã bị hỏa tai, tại sao ta lại không tin các thanh niên ấy không lao vào làm với cùng thứ nhiệt thành đã đưa họ tới dự các đại hội hướng đạo sinh hay các trận đấu bóng tròn địa phương?
Dĩ nhiên huyền thoại đã chứng tỏ tác động xấu khi nổ xâm chiếm toàn thể con người để biến con người thành một kẻ cuồng tín điên rồ, nhưng một khi huyền thoại được đóng khung trong một chính sách hợp lý và phục vụ cho một đô thị hãy còn là phức tạp về cơ cấu về mở rộng cho những giá trị không chính trị, huyền thoại là một yếu tố của tuồi trẻ và đoàn kết, một bảo đảm cho lương lai quốc gia. Nền tuyẻn truyền của chúng ta, chật hẹp, dụt dè, đã không hiểu điều trên, mà là thứ Saint Exupéry [5] đã diễn tâ rất hay trong Thư gửi Tướng X...: “Bệnh của nó hoàn toàn không vì sự thiếu vắng của các tài năng riêng, mà vi sự ngăn cấm không công khai, không cho nó được nương tựa vào các huyền thoại lớn và tươi mát”.
Ít ra một sổ nền tuyên truyền quốc tế đã không ngần ngại khơi nguồn từ các huyền thoại: “sự thế giới hóa” của các công xã, việc thành lập các xa lộ “thế giới”, các công trường tái thiết của tư nhân, đó là sự tái sử dụng các huyền thoại siêu quốc gia có thể làm nảy sinh và lớn dậy một ý thức thế giới mới mẻ.
“Tuyên truyền không phải là của người Pháp, Gertrude Stein viết trong Paris - France, thật là không văn minh khi muốn làm những kẻ khác tin tưởng ở những gì chính mình tin”. Quả thực nơi chúng ta [6] có một ý thức phê phán, một lòng kính trọng các ý kiến của kẻ khác, một khinh bỉ mỉa mai những gì là cuồng tín. Tất cả những cái đó là một trở ngại, và thường là một trở ngại lành mạnh, cho tuyên truyền. Dẫu vậy lịch sử, không phải chỉ lịch sử của nước Pháp mà thỏi, đã chứng tỏ rằng chỉ khi nào người ta tin tưởng thực sự ở một cái gì, người ta mới tìm cách làm cho kẻ khác cùng tin theo. Nếu nước Pháp đã không biết tổ chức tuyên truyền của mình và đã để cho vị “Thống chế Psychologie”, hiển nhiên đã không phải là vị phụ tá sau chót của Hitler nhiều sự khả dĩ tác động, thì có thể là trong thời kỳ đó dân Pháp đã không tin tưởng thực sự ở tương lai xứ sở mình cũng như ở sự ưu thế của chính nghĩa mình - tôi muốn nói là đã không tin bằng thứ niềm tin mà nếu không có nó, đời sống không thể liên tục hay tồn tại và xét về nguyên lý của tuyên truyền, thì quả có cái niềm tin hoàn toàn sinh lý nâng đỡ nỗ lực của một dân tộc. Tuyên truyền là một biểu lộ tự nhiên của các xã hội tự tin, tin ở chí hướng, ở tương lai của mình.
Dĩ nhiên một khi đã chứng kiến cách thế sử dụng một số nền tuyên truyền tạo bằng các kỹ thuật phổ biến tân tiến, tự nhiên là những người khá nhất cảm thấy một run sợ xâm nhập. Nhưng vì lý do gì chúng ta lại đi đập phá các máy móc? Có phải ta nghĩ rằng trong thế giới chúng ta, sự thật chỉ cần xuất hiện là được chấp nhận rồi không? Chúng ta đã học biết do kinh nghiệm bản thân rằng muốn sự thật tồn tại, không phải chỉ duy trì sự thật trong tâm vài kẻ hiểu biết sáng suốt là đủ. Sự thật cần có một bầu khí để hiện hữu và chính phục lòng người. Thật là vô vọng khi tin rằng ta có thể tạo ra một bầu khí như thế cho sự thật, một trường lực như thế trong một thế kỷ mà tất cả đều được nặn bằng từ ngữ của quần chúng, mà lại không cần dùng tới sức mạnh của tuyên truyền. Và cũng thật vô vọng khi tin rằng có thể đánh bại các công cuộc của những kẻ giả trá bằng cách gạt bỏ tuyên truyền chỉ vì một quan niệm thần bí nào đó không biết về sự trình bạch của dư luận công chúng.
Chú thích:
[1] A. Huxley: 1894-1963, văn hào Anh, tác già cuốn sách dự thi khoa học nổi danh Le Meilleur des Mondes.
[2] Chiến tranh kỳ cục (Drôle de Guerre): Từ ngữ dùng chỉ thời kỳ đầu của đệ nhị thế chiến tại Âu châu. sau khi Đức xâm lăng Ba Lan, Anh và Pháp tuyên chiến với Đức nhưng không tiến đánh và ngược lại Đức cũng thế. Hai bên án ngữ quân ở biên thùy khá lâu trước khi Đức thực sự tung quản đánh qua Pháp.
[3] Valéry (1871-1941): văn hào Pháp, nổi tiếng về văn đầy tinh thân nhân bản cùng các thi phẩm tế nhị cổ điển.
[4] Nước Pháp theo chế độ đại nghị trong thời đệ nhị Cộng hoà. Tác giả viết xong cuốn này trước khi tướng De Gaulle lập đệ V Cộng hòa.
[5] Saint-Exupéry (1950-1944): nhà văn kiêm phi công Pháp, có tinh thần bao dung và tin ở anh hùng chủ nghĩa nhân bản, tác phẩm đã durợc dịch sang tiếng Việt khá nhiều.
[6] “Nơi chúng ta” như ở các trang trước, từ ngữ “chúng ta”, “nơi chúng ta” là chỉ người Pháp và nước Pháp.

HẾT


Xem Tiếp: ----