THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 8 (tt)

     hư thế ta thấy vai trò chính yếu của tuyên truyền trên một số khu vực di động của dư luận, những khu vực thường là rộng lớn nhất. Và ta hiểu tại sao trong những thời ký khủng hoảng gây cấn, tuyên truyền có thể làm một khối quần chúng không bền vững đảo lộn từ cực điểm này sang cực điểm kia. Tính cách hàm hồ của dư luận này đặc biệt rất phổ biến ở Đức vào thời kỳ xảy ra thí nghiệm chúng tôi đã nhắc tới trên và cũng là thời kỳ hàng triệu triệu người đã phải chọn lựa giải pháp xã hội hoặc giải pháp Quốc xã, và thực ra phải chọn lựa vì cùng những lý do với nhau: tình tự phải thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng, một kẹt cứng bên trong cũng như bên ngoài về tình thế, giải quyết nạn thất nghiệp, tìm một lối thoát cho nước Đức.
Cái khổi người do dự này, dù rằng cũng có được một sắc độ và dư luận, hiển nhiên là không hợp thành một nhóm có đặc tính riêng biệt. Nhiệm vụ của tuyên truyền là làm cho khối đó chịu khuất phục ảnh hưởng của một nhóm tích cực. Ảnh hưởng này có thể sâu đậm nhiều hay ít. Muốn phát động và yểm trợ một chiến dịch dư luận, thường thường phải thành lập các hiệp hội, các ủy ban, các tổ chức liên đới. Các tổ chức này đề ra các mục tiêu chính trị quốc nội hay quốc ngoại và gây áp lực với Quốc hội cùng chính quyền bằng nhiều phương tiện dị biệt: chiến dịch báo chí, diễn thuyết, hội thảo chung, kiến nghị... tổ chức này đại diện các quyền lợi nghề nghiệp được che dấu nhiều hay ít, tổ chức kia theo đuồi các mục tiêu ái quốc, văn hoá, tôn giáo, quốc tế. Con số của các tổ chức này dĩ nhiên là lớn lao và ảnh hưởng của chúng đáng kẽ. Nhưng trong khi các loại hành động này, tại các xứ La Tinh, thường giới hạn ở trong các vòng hạn hẹp và đôi khi tác động một cách ngấm ngầm, thì ở các xứ Anglo-saxon, nơi chức phận của tuyên truyền ít do các đảng phải đảm nhiệm như tại đất nước chúng ta, các tổ chức hành động ấy công khai hơn và phổ thông hơn. Thí dụ: chính bằng cách thế như trên các uỷ ban ủng hộ cho đàn bà quyền bầu cử đã thành công trong việc đoạt được lã phiếu cho phụ nữ sau nhiều chiến địch dai dẳng và đôi khi rất ồn ào. Tại Hoa Kỳ, một số nhóm nào đó muốn làm cho mọi người chấp nhận hoàn toàn một ý tưởng hay một người thì họ bắt đầu bằng cách tạo ra các điều kiện xã hội cho sự thành công ấy: các phương sách sử dụng đôi khi làm nhớ tới việc ném ra một mốt ăn mặc mới, mốt sáng tạo ra một thời thượng nào đó hơn là giống một chiến dịch tuyên truyền kiểu Âu châu. Các nhân ảnh hưởng này dĩ nhiên có một hiệu lực tuyên truyền cao hơn tuyên truyền của các “bộ máy” chính trị lớn. Muốn tung ra chủ thuyết New Deal, Roosevelt đã tạo ra một tổ chức đặc biệt và sử dụng tới tất cả những phương sách tuyên truyền. Một triệu năm trăm ngàn nhà tuyên truyền tình nguyện đã được huấn luyện nhanh chóng, được trang bị các tài liệu và được đeo một huy hiệu tượng trưng là con ó xanh: một cuộc diễu hành hai trâm năm chục ngàn cán bộ “ó xanh” đã diễn ra tại Newyork ngày 14-9-1933 với hai trăm ban nhạc tháp tùng.
Loại ảnh hưởng này thuộc một loại khá gần với quần chúng có thể thay thế bằng hành động bạo tàn hơn của đám đông. Đám đông cấu tạo thành một nhóm giả tạo trong đó các thành phần của các nhóm dị biệt tạm thời gắn bó với nhau: như chúng ta đã thấy, một cuộc mít tinh, một cuộc diễu hành có thể lôi kéo những kẻ thụ động, nhưng nếu ảnh hưởng của loại này là kích thích nhiều, nó lại ít khi kéo dài, trừ phi sự kích thích đám đông này được lập đi lặp lại đều đặn cũng trở thành cưỡng bách theo một cách thế ứng dụng Quốc xã đã tỏ ra rất giỏi. Quả thật vậy, một cá nhân trở về đời sống bình thưởng sẽ chịu lại ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, bạn đồng nghiệp v.v.... Hiển nhiên là các ảnh hưởng dị biệt này cấu tạo thành chướng ngại sơ khởi cho sự phát triển vì giới hạn của một tuyên truyền. Chúng ta thấy rằng một cá nhân có thể là một mẫu loại trong một nhóm này, phi mẫu loại trong một nhóm khác, hoặc còn có thể là mẫu loại trong hai nhóm dư luận trái ngược nhau.
Như vậy tuyên truyền va vào các mẫu loại trái ngược nhau, và tuyên truyền có thể thất bại nếu không đạt được việc hình thành và củng cố mẫu loại của nhóm mình, nghĩa là không tạo ra được sự bảo thù riêng của mình về tư tưởng cũng như về thái độ. Người ta thường nhấn mạnh rằng chiến dịch dữ dội do đa số báo chí Hoa Kỳ mở ra chống đối việc tái cử Roosevelt đã không ảnh hưởng được các cử tri. Tại một mức độ thấp hơn, tại Pháp một vùng, vì những lý do địa phương, tờ báo cộng sản được phổ biến nhất, nhưng dầu vậy dân chúng, đa số tín đồ Ki-tô giáo vẫn bỏ phiếu cho M R.P. Sự kiện này chứng tỏ ảnh hưởng của tờ báo đã không thể làm hại tới sự kết hợp của nhóm tôn giáo trên.
Sự tạp đã ảnh hưởng xã hội mà Durkheim đã gọi là sự “giao thoa các nhóm” ấy, là trở ngại chính cho việc chiến thắng của nền tuyên truyền chuyên chế. Tuyên truyền chuyên chế dựa trên một nhóm duy nhất là đảng của chính phủ, còn các nhóm khác đều bị tiêu diệt, hoặc thường thường hơn, bị ràng buộc vào đảng duy nhất ấy theo cách như thế nào để ảnh hưởng của chúng đáng lẽ chống lại ảnh hưởng của đảng đuy nhất, sẽ tác động cùng chiều và tăng cường cho ảnh hưởng của đảng duy nhất. Một số cộng đồng có cơ cấu hay truyền thống làm cho khố thâm nhập đối với tuyên truyền của đảng duy nhất, sẽ bị giải tán (các hiệp hội có tính cách tôn giáo, các tan viện, các tổ chức Tam Điểm [1], một số tổ chức nghề nghề nghiệp, sinh viên v.v...), các tổ chức khác dám là màn!!!15511_3.htm!!! Đã xem 9959 lần.

Đánh máy : Nguyễn Học
Scan et Hiệu Đính: HuyTran
Nguồn: HuyTran - VNthuquan.net - Thư viện Online
Nhà xuất bản THÁI ĐỘ
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 5 năm 2015

Truyện Nhập đề CHƯƠNG 1 ecirc;n hệ chặt chẽ với tiến diễnchiến thuật, điều động tất cả các động lực con người - không phải bằng một hoạt động cục bộ và nhất thời nữa nhưng lộ trình ngay sự biểu lộ của chính trị đang vận hành, như một ý chí muốn cải cách, chinh phục và khai thác. Thứ tuyên truyền này liên hệ với sự gia nhập của các ý thức hệ chính trị lớncó tính chất xâm lược vào lịch sử hiện đại (chủ nghĩa dân chính (4), chủ nghĩa Mác, phát xít) cũng như liên hệ với sự đối nghịch của nhiều quốc gia hay nhiều khối quốc gia trong các cuộc chiến tranh mới.
Chính cuộc cách mạng Pháp đánh dấu thực sự mở đầu của thứ tuyên truyền chính trị này:danh từ tuyên truyền được sử dụng kể từ năm 1795 ; tại Alsace có hình thành một hội lấy tên là “tuyên truyền” có mục tiêu phổ biến các ý tưởngcách mạng. Các câu lạc bộ, các hội nghị, các ủy ban cách mạng đã là nơi phát xuấtcác bài diễn văn tuyên truyền đầu tiên, các đợt tấn công tuyên truyền đầu tiên. Chính các tổ chức này đã lao vào cuộc chiến tranh đầu tiên về tuyên truyền và mở ra cuộc tuyên truyền chiến tranh đầu tiên. Đây là lần đầu tiên một quốc gia tự giải phóng và tổ chức nhân danh một chủ thuyếtđược tức khắc coi như có giá trị phổ quát. Đây cũng là lần đầu một chính sách đối nội và đối ngoại đi đôi cùng với sự lan tràn của một ý thức hệ và do đó tự nhiên làm phát xuất ra tuyên truyền. Bài ca La Marseillaise, chiếc mũ chỏm cao, ngày lễ kỷ niệm phá ngục Bastille, lễ Thượng đế (Être suprème), các hệ thống câu lạc bộ Jacobin, cuộc diễu hànhvề Versailles,các cuộc biểu tình của quần chúng chống lại cácquốc hội, đoạn đầu đài đặt tại các công trường, các bài đả kích của tờ L‘Ami du peuple, các lời nguyền rủa của tờ Père Duchêne, tất cả các phương lược phương kế của tuyên truyền hiện đại đều đã được khai trương vảo lúc ấy.
Từ cuộc cách mạng cũng làm phát sinh ra một loại chiến tranh mới. Tất cả các năng lực của quốc gia lần lần bị động viên tới mức độ chiếntranh toàn diện, mức độ Ernst Junger tưởng đã đạt vào năm 1914 nhưng thực ra chỉđạt tới vào lúc đệ nhị thếchiến. Từ năm 1791, ý thức hệ liên hệ với vũ khí trong việc chỉ đạo các cuộc chiến tranh, và tuyên tr