THẾ UYÊN dịch và chú giải
CHƯƠNG 8
Dư luận và tuyên truyền

     ì những lý do vừa trình bày ở chương trước, có nên kết án toàn thể tuyên truyền không? Lo lắng tìm cách nắm vững các biểu lộ dị biệt, kể cả những thái quá nhất, chúng tỏi chưa kịp đặt vấn đề căn bản là tương quan của tuyên truyền đối với con người mà tuyên truyền muốn gây ảnh hưởng. Bây giờ chúng ta phải tự hỏi trong mức độ náo tuyên truyền đã là sự “cưỡng hiếp tâm lý” mà chủ nghĩa của Hitler đã cho ta một thí dụ bi thảm, một thí dụ về một nền tuyên truyền cá nhân không thể cưỡng lại được. Nối tỏm tắt, bây giờ chúng ta chỉ còn việc xác định tương quan của tuyên truyền với con người, cùng mức độ tiếp nhận và các khả năng chống lại của con người.
Trước hết, chính ngay cái dự tính ảnh hưởng tới dư luận theo một chiều hướng định trước, có thể chấp nhận được không đã? Hình như đối với nhiều người thì chỉ cần tin cậy ở “lương tri” của tư kiến được soi sáng chính xác là đủ. Xin để mỗi người một ý kiến, và có thể rằng ý kiến trên sẽ đạt tới thực tại khách quan nếu các áp lực từ bèn ngoài không can thiệp tới làm sai lạc đi... Sự tin cậy vào sự lành mạnh tự nhiên của dư luận này là một chủ đề thưởng được đưa ra, đặc biệt là do các lý thuyết gia chính trị anglo-saxons. Chưa chi chúng tôi đã có thể trả lời bẳng nhà bỉnh bút Walter Lippmann, dầu ông này cũng là người Hoa Kỳ, rằng: ”dầu rằng nhấn mạnh vào tự do của các công dân, điều này không hề có nghĩa là một bảo đảm tính cách khách quan trong dư luận quần chúng hiện đại (...) bởi vì dư luận này thực ra hướng về một thế giới chưa biết. Dĩ nhiên là sự sự phức tạp của nhiều vấn đề kinh tế cùng xã hội đã vượt quá sức hiểu biết của dư luận quần chúng. Mặc dầu vậy chính những vấn đề khó hiểu như bản tổng kết quốc gia, sự tương quan giữa lương bổng và giá cả, sự quân bình dân số, lại luôn luỏn quyết định nhiều đời sống chính trị thực sự của một quốc gia hiện đại.
Các thực tại quốc ngoại thường còn mang lại nhiều khó khăn trong việc xét đoán hơn nữa. Ngoài sự kiện đó là các quốc gia có tâm trạng mới đầu có vẻ là dị kỳ, lịch sử và ngôn ngữ thường thường là không được biết rõ, trận chiến giữa các nền thông tin, việc giả trá các tin tức, chế độ kiểm duyệt, còn góp thêm phần làm lan tràn bóng tối và gia tăng sự không thông cảm.
Như vậy cá nhân phải vất vả nhiều mới tạo cho mình một ý kiến. Nhưng lại ít khi cá nhân thực sự tìm cách có được một phán đoán riêng của mình. Ngay cả trong các địa hạt thuộc tâm thức của mình cá nhân bắt đầu bằng cách tham khảo nhóm xã hội trong đó cá nhân sinh sống, tham khảo từ báo của mình, cha mẹ anh em họ háng. bằng hữu. Các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học đã trình bày rõ ràng khía cạnh tập thể của dư luận đến mức độ Jean Stoetxel đã có thể cho vấn đề một định nghĩa loại trừ tất cả các yếu tố phán xét cá nhân và làm biến trở thành một hiện tượng thuần túy xã hội: “Đối với chủ thế, phát biểu ý kiến nghĩa là tự xác định mình về phương diện xã hội bằng tương quan đối với nhóm của mình và đối với các nhóm bên ngoài. Như vậy, cắt nghĩa diễn giâi ý nghĩa của dư luận cá nhân bằng cách liên quan nó với dư luận chung không những là việc chính đáng mà thôi, còn là nên làm nữa”.
Đó là điều các điều tra viên đã làm khi họ rút từ các cuộc thăm dò ra một thống kê trung bình được coi như là biểu lộ của dư luận quần chúng về một vấn đề. Tuy vậy các cuộc thăm dò ấy khó mà đạt tới được ý kiến riêng của một cá nhân bị ràng buộc vào trong một nhóm, họa chăng chỉ đạt tới một dư luận đã trừu tượng rồi bởi vì nó đã được đưa ra một cách giả tạo và được xác định một cách quá dễ dàng trên bình diện quốc gia hay quốc tế. Việc thăm dò dư luận là tạo một trung bình về một cài gì tự nó đã làm trung bình rồi. Do đó nó có các giới hạn và các khả dĩ có thể lầm lẫn. Thực vậy, dư luận tình nguyệnn phát xuất từ mức độ nhóm trong đó cá thế phát biểu ý kiến nhưng các nhóm này thường là tạp đa (gia đình, nghiệp đoàn, đảng, v.v...) do đó cá thể có thể phát biểu nhiều ý kiến dị biệt ở các mức độ khác nhau, và đôi khi là mâu thuẫn với nhau. Trừ trường hợp ở một số thời kỳ gay cấn nào đó cò sự cô đọng thành một dư luận của đảng (khủng hoảng chính trị hay cách mạng) hay thành một dư luận quốc gia (chiến tranh bên ngoài) còn thì dư luận của cá nhân thường ở chung quanh một trung bình của nhiều dư luận khác nhau, hay của nhiều dư luận mơ hồ được hình thành chắc chắn nhiều hay ít ở mức độ của nhiều nhóm xã hội dị biệt. Đôi khi ta cũng chẳng đạt tới được thứ trung bình này và dư luận của cá nhân lắc lư giữa các thái độ dị biệt bên ngoài đưa tới.
Ta biết rằng đối với Freud, không có bản năng xã hội sơ khai: cái “thế giới” của cá nhân chỉ thu lại trong vòng một nhóm nhỏ người đã được “một sự quan trọng vĩ đại” đối với anh ta. Sự kiện này được Gallup xác nhận là đúng: ”Cái khuynh hướng của đa số là hướng về cái mà các nhà tâm lý học gọi là phi mẫu loại trong “cảm tưởng về toàn thể” ấy (impussion of universality), có thể cắt nghĩa như là khuynh hướng muốn theo không phải dư luận của toàn thể quốc gia nhưng là theo dư luận của một nhóm nhỏ thân cận tượng trưng cho các thế giới rất giới hạn của người cử tri”. Các khuynh hướng muốn dư luận cùng với nhóm mình ấy đã được các nhà tâm lý học đặt tẻn là “mẫu loại” (typicalité). Một cá nhân là có “mẫu loại” khi hắn tự nhiên liên kết với dư luận trung bình của nhóm mình, cá nhân ấy sẽ là “phi mẫu loại (atypique) khi hắn bác bỏ dư luận đó. Thế nhưng nếu ta để riêng ra một số tỷ lệ các “mẫu loại” và “phi mẫu loại” tuyệt đối, nghĩa là những kẻ thường hay chấp nhận hay bác bỏ dư luận của nhóm minh, thì mẫu loại và phi mẫu loại không được phân phối đồng đều. Một người này có thể là mẫu loại trong nhóm này và là phi mẫu loại trong nhóm khác. Bởi thế một thanh niên trưởng giả theo chủ nghĩa cộng sản sẽ là phi mẫu loại trong gia đình anh, nơi anh sẽ gây tranh chấp, nhưng anh sẽ hoàn toàn là thủ cựu, mẫu loại, trong đảng anh. Hoặc là trường hợp một kẻ sắn sàng ái quốc quá lố trong vòng bạn bè đồng đội cũ nhưng sẽ trở thành tay chống đối nhà binh trong xưởng anh làm việc.
Dư luận được hình thành ít mức độ một nhóm thì bị chi phối sửa đổi rất nhiều bởi viễn tượng riêng của nhóm này. Nhóm phản ứng bao giờ cũng quá lo hoặc trong chiều hướng đánh giá quá cao hoặc trong chiều hướng đánh giá quá thấp, tùy theo quyền lợi riêng của nhóm, tâm trạng, truyền thống của nhóm. Đó là sự kiện Alfred Sauvy gọi là “các khúc xạ quang học” của dư luận. Ông cho một minh họa thật sáng tỏ về sự kiện này bằng cách tham cứu khoàng cách giữa chỉ số tâm lý và chỉ số thực sự về sự gia tăng đắt đỏ sinh hoạt, nhất là bằng cách so sánh các biến thiên thuộc chỉ số tâm lý này tùy theo các nhà xã hội dị biệt; Trước một càu hỏi đặt vào tháng 3-1947 bởi Viện Dư luận Quần chúng Pháp như sau: “Xét chung, theo ý ông thì giá cả các sản phẩm kỹ nghệ hay giá các sản phẩm nỏng nghiệp đã tăng nhiều, kể từ khi nước Pháp được giải phóng đến giờ?”
Câu trả lời là như sau:

Nhà canh tác trả lời
Nông dân trả lời
Thị dân thành phố trên 2000 dân trả lời
Chính giá sản phẩm tăng
25%
38%
60%
Chính giá sản phẩm kỹ nghệ tăng
58%
43%
25%
Không ý kiến
17%
19%
15%
Khảo sát bảng trên cho ta thấy rằng những câu trả lời của những nhà canh tác và các thị dân là đối xứng nghịch đảo với nhau, các câu trả lời của nông dân gần như là ở mức trung bình.
Như vậy ta thấy rằng dư luận, một mặt không có đặc tính riêng thực sự cá nhân như mọi người tưởng, nó chỉ là tương đối với một nhóm hay nhiều nhóm - một mặt khác dư luận không phản ảnh một cách tự nhiên thực tại, ngược lại nó còn cho một thực tại bị bóp méo bởi các quyền lợi riêng của nhóm dầu đó là quyền lợi giai cấp, quyền lợi nghề nghiệp hay quyền lợi quốc gia. Như vậy, tác động vào dư luận không phải là chà đạp một cách bất công lên sự tự trị của cá nhân, mà là ảnh hưởng tới các lực tự chính chúng là tập thể, là hậu quả của các áp lực xã hội trong trong đó cá nhân đã chỉ bị ràng buộc một cách tương đối. Tác động vào dư luận cũng không bắt buộc phải là bóp méo sự thực: dỏ chỉ là làm thay đổi một thị kiến thường thường đã xa thực tại lắm rồi và có thể còn là làm cho thị kiến ấy gần thực tại hơn. Sự kiện này đủ biện minh cho dự phóng của tuyên truyền, nếu không phải đủ biện minh cho tất cả các cách thức áp dụng của tuyên truyền.
Bây giờ chúng ta có thể tìm kiếm xem cá nhân chịu tuyên truyền đến mức độ nào cùng xét các sự khả dĩ có thể loạt bỏ tuyên truyền truyền của chính cá nhân ấy. Về vấn đề này, các thí nghiệm là mâu thuẫn nhau bề ngoài. Nền tuyên truyền ghê gớm vĩ đại của Quốc xã đã bảo đảm cho sự thành công của Hitler không những chỉ trong dân Đức thôi, mà đã có lúc còn ở bên ngoài xa biên thùy Đức nữa. Chế độ Hitler đã đứng vững cho tới khi vị Fuhrer biến mất trong lò lửa của phủ Thủ tướng và tuyên truyền không còn ngờ gì nữa, chính đã là thứ xi măng của sự đoàn kết lạ lùng này. Tuy thế chính ngay tuyên truyền Quốc xã, mặc dù kỹ thuật hoàn hảo cùng cách sắp xếp ma quái, cũng đã nhiều thất bại. Thất bại đặc biệt nhất là do vị lãnh tụ trẻ của Mặt trận Airain mà Tchakhotine đã chuyển dịch lại cho chúng ta bản tường trình. Chúng ta đã thấy bằng cách nào trong cuộc bầu cử 1932, vị lãnh tụ này đã tổ chức vào giờ chót nhưng rất kỹ lưỡng các chiến dịch tuyên truyền trong một vài đơn vị bầu cử của vùng Hesse. Việc động viên tuyên truyền này đã đẩy lui Quốc xã ngay tại nơi nó đã phát sinh. Cuộc thí nghiệm đã nổi danh này là khích lệ cho chúng ta: nó chứng tỏ rằng một nền tuyên truyền, dù mạnh đến đâu mặc dầu và đang hưởng thành kiến của chiến thắng, vẫn có thể bị chặn đứng bởi một nền tuyên truyèu khác tổ chức vững chắc theo chiều hướng ngược lại. Vậy chẳng có một nền tuyên truyền nào, dù la tuyên truyền kiểu Hitler, là vô địch nếu gặp một nền tuyên truyền khác đương đầu. Sự kiện này phá tan niềm tin vào sức mạnh toàn năng của một số nền tuyên truyền mà người ta cho rằng sẽ chẳng thể nào tránh khỏi bị chúng khuất phục. Rất có thể rằng nếu thí nghiệm đưa ra trong vùng Hesse đã được mở rộng trên toàn Đức quốc thì làn sóng Hitler có lẽ đã bị đẩy lui và có lẽ lịch sử thế giới đã đổi khác.
Tuy vậy thí nghiệm trên, nếu chứng tỏ rằng chẳng có một nền tuyên truyền nào tự riêng mình nó là vô địch, thì hình như lại chứng tỏ sức mạnh ghê gớm của tuyên truyền nếu xét về phương diện kỹ thuật.
Một thí nghiệm khác do nhà tâm lý học Hoa Kỳ Collier hướng dẫn lại đi tới chỗ chứng tỏ rằng tuyên truyền gây được ảnh hưởng ngay cả ở những người đã được báo trước để đề phòng Trước hết Collier cho trắc nghiệm các thái độ của một nhóm sinh viên đối với tuyên truyền của Quốc xã, kế đó ông trình bày trước sinh viên các cơ cấu điều động của tuyên truyền ấy, sau hết ông để sinh viên tiếp xúc trực tiếp với chất liệu của tuyên truyền vừa trình bày. Cuộc trắc nghiệm lần hai cho thấy thái độ của nhóm sinh viên đã biến chuyển theo chiều hướng thuận lợi hơn cho chủ nghĩa Quốc xã. (Xin coi bàn tường thuật thí nghiệm này trong: Therieo et problèmcs du Psychologic sociales, do Dayid Krech và R S. Crutcheield tập 11 trang 431 P.U.K)
Như vậy hình như một nền tuyên truyền chính trị điều động đúng cách sẽ có một hiệu năng bảo đảm và có thể ghi thành con số được như là hiệu năng của một nền quảng cáo. Kết luận này mở ra một chân trời ghê khiếp: nếu quả thực có thể “chuẩn bị” được dư luận và lôi kéo dư luận về mình bằng một chiến dịch điều động khéo léo, thì thứ dư luận chính trị làm nền tảng cho các chế độ dân chủ chỉ là bè ngoài và dễ thay đổi như tình tự đã thúc đẩy khách hàng bỏ một nhãn hiệu thuốc đánh răng này đổi lấy thứ hiệu khác thơm hơn hay trình bày hay hơn. Nếu kết luận này được chứng thực, ta sẽ không còn thấy một biện minh nào đứng vững cho các chế độ đại nghị nữa.
Chúng tôi không nghĩ rằng ta có thể chấp nhận thứ tương đối toàn diện của dư luận chính trị. Dĩ nhiên, lấy lạì thí dụ ở Hesse trên mà xét, thì có thể giả thử không có chiến dịch của Mặt trận Airain bỏ phiếu ở vùng này đã bỏ cho Mặt trận sẽ dồn sang cho Quốc xã như các kết quả thâu lượm trên tất cả phần còn lại của Đức Quốc xã chứng tỏ. Tuy vậy, nếu ta xét đến dân số trong các đơn vị bầu cử liên hệ, ta thấy phần thẳng lợi khó giới hạn (giữa 0,91% và 4.1%). Hơn nữa không có gì chứng tỏ rằng phần phiếu thắng mới này là do từ các đảng viên Quốc xã bị thứ tuyên truyền đột ngột ấy thuyết phục cả. Theo xác xuất mà nói, đó chỉ là những kẻ do dự đã bị lôi cuốn bỏ phiếu cho Mặt trận Airain, bởi vì tuyên truyền của Mặt trận đã mang lại cho họ cảm tưởng là sẽ có nhiều người bỏ phiếu như họ, nhưng cũng có thể là tuyên truyền Mặt trận đã thuyết phục họ rằng bỏ phiếu như vậy là phù hợp với tình tự sâu xa nhất của họ hay ít ra cũng là gần như thế nhất. Những người do dự ít khi là những kẻ lãnh đạm, họ là những người có ý kiến phân vân, nghĩa lá dao động tùy theo các áp lực của các nhóm dị biệt trong đó họ là một thành phần. Trong trường hợp nhu thế, chiến dịch tuyên truyền của Mặt trận Airain có mục tiêu thứ nhất là sử dụng ngay sự hiện diện cùng bầu khí sức mạnh của mình để cho áp lực khỏi tác dụng về có một phía duy nhất có lợi cho đảng Quốc xã không những không là bạo lực cho cử tri, tuyên truyền của Mặt trận ngược lại còn tạo lập lại được các điều kiện của một cuộc bầu cử tự do. Ngoài ra, nó còn có một mục tiêu thứ hai là làm ngã những người do dự về phía mình bằng một cuộc biểu dương nhằm thuyết phục cả chính các kẻ này và các nguyện vọng của họ đúng là theo chiều hướng của Mặt trận.
Sau hết, một lần nữa xin ghi nhớ cho rằng tuyên truyền chẳng thể làm được gì - ít ra là trong trường hợp ngày nào nó chưa là duy nhất, chuyên chế - nếu không gặp một khoảng đất thuận lợi. Trong nước Đức năm 1932 và thường thường trong các quốc gia khác, các giai cấp trung lưu, các tầng lớp mới, không truyền thống và không dính dấp vào đâu, là dễ bị thẩm nhập bởi tuyên truyền hơn các giai cấp xã hội khác. Bị đe dọa bởi khốn cùng và vô sản hóa như là tại Đức vào thời ký ấy, tầng lớp trung lưu này tạo thành một quần chúng đặc biệt không vững bền, rất dễ bị mê hoặc bởi các khẩu hiệu của Hitler.
Dư luận có neo móc ràng buộc nó vừa với nhóm vừa với cá nhân. Nó càng kháng cự mạnh hơn nếu được liên hệ với một nhóm cơ cấu chắc hơn. Nhưng ở bên trên dư luận đã tiếp nhận, bề ngoài và dễ thay đổi, cũng cỏn có một “dư luận thâm sâu” tuy không phải là không bị các phản chưởng của áp lực một cách vô thức, nhưng là thực sự ràng buộc với cá nhân, với tính khí, kinh nghiệm, các tin ngưỡng các tin tưởng triết lý cùng ý chí riêng của cá nhân. Người ta tìm cách cắt nghĩa và biện giải bằng nhiểu cách khác nhau sự thất hại của cuộc điều tra của Gallup trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ tháng 11-1948, Gallup đã tiên đoán Truman được 44,5% số phiếu trong khi thực ra sau đó Truman được trên 50% tổng số phiếu. Đối thủ của ông này là Dewey đã được lợi có một chiến dịch báo chí mạnh mẽ và chính ông cũng thường cho mình là kẻ sẽ thắng, đến mức mà cái “ấn tượng về toàn thể” bình thường ra là phải có lợi cho phía ông. Vậy mà ông bị thua. Mọi người nói tới một sự trở cờ vào phút chót trong dư luận. Bây giờ chỉ còn phải cắt nghĩa cái tại sao của sự trở cờ này. Không cố một sự kiện kích thước lớn lao nào biện chính cho vụ đó hết, như vậy ta phải giả dụ lá bên ngoài các lý do đã làm cho các cử tri trả lời sẽ bỏ phiếu cho Truman hay Dewey khi bị Gallup phỏng vấn. Còn có một lý do sâu xa hơn, dù rằng không rõ ràng, đã phát hiện vào phút chót dưới các ảnh hưởng, các suy tưởng, các sự kiện, bề ngoài xét chung có thể là vỏ nghĩa. Cái nhân cá nhân của dư luận này, các thăm dò của Gallup không thể khám phá ra được. Các cuộc thăm dò khó mà có thể vượt qua cái bầu khí xã hội của thứ dư luận sẽ phát hiện vào ngày bầu phiếu hay trong một lúc khủng hoảng. Trong bầu khí này thì đúng theo như định nghĩa của Jean Stoetzel, “dư luận, đối với chủ thề đang dư luận là tự xác định mình về phương diện xã hội bằng tương quan đối với nhóm hay các nhóm bên ngoài của chủ thể” - nhưng chỉ trong bầu khí này mà thôi, và đối với chúng tôi, thật sẽ là quá đáng khi ấn định cho dư luận một định nghĩa có các giới hạn là giới hạn của một phương pháp thẩm vấn.
Dư luận cá nhân không phải chỉ là cái khu vực khép kín của các nhà xã hội học trong đó có chơi một ván cầu giữa các nhóm dị biệt chuyền ban cho nhau. Dư luận không phải chỉ chịu một lưu thông theo chiều ngang, mà còn chịu một lưu thỏng theo chiều dọc trong mức độ nó bám chắc vào cá nhân, ở đây có một sinh động về dư luận bao giờ cũng đối kháng mà mức quan trọng hoàn toàn đo lường được và cách biểu lộ có thể tiên liệu được một cách toán học.
Một trong những chức phần chính yếu của tuyên truyền chính là sự tháo thoát ra ấy của dư luận xâu xa, đó là khoảng đi từ bóng tối mờ mịt sang cái diễn tả được, từ ý chí thoáng qua đền lập trường rõ rệt, thứ tin tưởng rằng một chương trình “diễn tả“ hay hơn, hay ít ra cũng đỡ hại hơn những gì người ta ao ước bên trong mình và kết luận là vì thế phải bỏ phiếu cho họ. Chức phận này tác độrg trên một khối quần chúng những kẻ do dự lớn lao, những kê đang tìm cách tạo cho mình một tin tưởng. Rất hiếm khi những cá nhân do dự ấy hoàn toàn lãnh đạm. Nơi những người này hầu như bao giờ cũng có một quan điểm bị cấm chỉ nhiều hay ít vi những nguyên do cá nhân hay xã hội, một dư luận đang thiếp ngủ mà tuyên truyền có nhiệm vụ thức tỉnh và đào luyện. Điều này không phải là ex nihilo (không cái gì khi không mà có được). Như chúng ta đã thấy khi nghiên cứu “định luật truyền tiếp” tuyên truyền xây dựng trên một căn cứ đã có sẵn rồi, tuyên truyền khởi điểm từ một ý tưởng, một tình tự, một chữ một tiếng, đã được hình thành và ôm ấp trong tâm những kẻ được tuyên truyền lôì cuốn.
Đôi khi sự thúc đẩy tuyên truyền mang lại rất là nhỏ nhưng đủ để làm biến đổi hoàn toàn một thái độ chính trị bởi vì tuyên truyền thường cắn ngập chính ngay vào một khu vực dư luận đa giá trị có thể dẫn tới các thái độ trái nghịch nhau. Trong cuốn sách bàn về Quốc lực và Dư luận. Alfred Sauvy khi phân tích các thái độ chủ bại cùng can trường, đã phần biệt năm biến thái sau:
1. Hành động có lợi cho cuộc thảm bại.
2. Hy vọng có thảm bại và thích thú vì thảm bại nhưng không hành động cho cuộc thảm bại.
3. Sợ thảm bại, nhưng không tìm cách chống lại tình tự này.
4. Chiến đấu chống sự sợ hãy thảm bại và duy trì hy vọng.
5. Không chịu xét tới bất cứ một sợ khả dĩ thảm bại nào.
Đối với nhóm 1 và 2, các nhà tuyên truyền đối thủ chỉ phải giải quyết với những kẻ đã tin có thảm bại rồi, chỉ cần tác động bằng một hoạt động nuôi dưỡng. Đối với nhóm 2, tuyên truyền địch còn có thể cắn ngập sâu hơn băng cách thử đưa nhóm đó từ tình tự sang hành động, từ một hi vọng đang xấu hổ sang một bội phản trên thực tế, cũng như là tuyên truyền bạn sẽ cố thử đưa nhóm 4 sang nhóm 5 và biến những kẻ theo mình thành kẻ cực đoan. Nhưng chính nhóm 3 mới là khoâng đất ưa thích cho các nhà tuyên truyền: những kẻ nào e sợ thảm bại nhưng không gạt bỏ ý tưởng này di đến dễ bị tác động: tuyên truyền địch thì nhằm vào khía cạnh thứ hai là tình tự tin rằng có thể có một thảm bại, cũng tìm cách biến tình tự này thành tình tự tin chắc ở định mệnh của thảm bại. Tuyên truyền bạn thì nhằm vào khía cạnh thứ nhất là sự sợ hãi một thảm bại và tìm cách biến nỗi sợ này thành một quyết định tự bảo vệ không một tinh thần nhượng bộ nào.