Chương IX


Chương XIII
Phong trào ở Trung và Nam

     húng tôi chưa kiếm được nhiều tài liệu về phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục ở Trung và Nam.
Có thể rằng công cuộc duy tân ở Trung xuất hiện sớm hơn ở Bắc nhờ cuộc Nam du của cụ Phan Châu Trinh năm 1904. Khi ghé Phan Thiết, cụ đã mở một thư xã, diễn thuyết nhiều lần (coi chương I); năm 1905 ông Nguyễn Trọng Lợi mở tư thục Dục Thanh để dạy thanh niên theo một lối mới. Trường có tiếng vang vào trong Nam và một gia đình ở Tân Thành (Đốc Vàng thượng) Long Xuyên, gởi một người con ra học, mặc dầu thời đó phương tiện giao thông rất khó khăn, phải đi bằng ghe bầu. Người đó hiện còn sống ở Bạc Liêu, họ Nguyễn tên Phán. Ông cho tôi hay rằng mỗi buổi sáng có một giờ thể dục rồi mới học các môn về sử ký, địa lý, chính trị... bằng Việt ngữ. Các bài ca ái quốc của các cụ Phan đều được học thuộc lòng; ngoài ra giáo sư, một cụ Tú (có lẽ là cụ Lương Thúc Kỳ [1]) giảng thêm về các sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu. Nhưng chỉ được mấy tháng rồi trường bị đóng cửa.
Sau khi Đông Kinh Nghĩa Thục bị rút giấy phép, phong trào mới lan vào Bình Thuận, do một nhà cách mạng, cụ Nguyễn Hữu Hoàn, thân phụ nhà văn Nguyễn Hữu Ngư. Cụ sanh năm 1887 ở xã Phụng Hoàng (Hà Tĩnh), thi hương một kỳ rồi bỏ luôn khoa cử, hồi ở quê nhà đã chịu ảnh hưởng của cụ Tây Hồ, hoạt động ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, cho cả hai phong trào Đông du và Duy tân, liên lạc với cụ Thái Phiên ở Đà Nẵng, cũng hô hào đồng bào cắt tóc, theo cái học mới... Khi phong trào chống sưu thuế bị đàn áp dữ dội, cụ lại di cư xuống phía Nam, ghé Phan Thiết, gặp vài bạn đồng tâm, như cụ Hồ Tá Bang, phụ thân bác sĩ Hồ Tá Khanh, cuối cùng cụ định cư ở làng Tam Tân, huyện Hàm Tân, gần Kê Gà. Nơi này hồi đó rất hẻo lánh chỉ có một vài xóm nhà dựa lưng vào rừng và nhìn ra biển, không có trường học mà thiếu cả ông đồ. Cụ làm thuốc và mở lớp dạy học chữ Hán theo tinh thần Khang - Lương, rồi dạy chữ Việt theo tinh thần Đông Kinh Nghĩa Thục, cổ động tình đoàn kết, phổ biến những tư tưởng dân chủ, tự cường, bài trừ dị đoan... Được dân trong miền kính mến, nên cụ chọn ngay nơi đó làm quê hương thứ nhì. Nhờ cụ mười lăm năm sau những bài ca như Á Tế Á được thiếu phụ Hàm Tân dùng để ru con.
Năm 1917, cụ Nguyễn Đình Kiên tức Tú Kiên, một đồng chí mà cũng là đồng hương của cụ vượt ngục Côn Đảo mà tấp vào Tam Tân, cụ bảo lãnh với dân làng rồi cho người thân tín đưa lên ga Sông Phan trốn thoát. Vụ đó sau có người tố cáo, cụ Nguyễn Hữu Hoàn bị đày ra Lao Bảo hai năm, được ân xá, phát hồi nguyên quán (Hà Tĩnh). Ít năm sau cụ trốn về Tam Tân, lại bị tố cáo, lại bị phát hồi, cuối cùng cụ phải cải danh, vào Nam. ở tại miền Cần Đước, Cần Giờ, tới khi Nhật đảo chánh, mới trở về Tam Tân.
Trong cuộc cách mạng của toàn dân năm 1945, cụ cùng con trai và môn đệ hoạt động cho ủy ban trong miền, rồi ra Quảng Ngãi, Tuy Hòa, gặp lại bạn cũ là cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhưng thời đã khác mà lòng con người cũng khác, nên cụ hơi chán, lại trở về Tam Tân, mất tại đó năm 1953.
Như vậy thì ta có thể đoán rằng suốt giải Trường Sơn và bờ biển Trung Việt, còn nhiều nơi lẻ tẻ chịu ảnh hưởng của Nghĩa Thục, chúng ta hiện nay chưa thu thập được tài liệu đấy thôi.
Người có công nhất ở miền Trung là cụ Phan Châu Trinh. Ngoài những hoạt động năm 1905 ở Phan Thiết, cụ còn hô hào thành lập nhiều trường và nhiều cơ sở thương mại, tiểu công nghệ ở Quảng Nam. Chúng tôi mong rằng các nhà viết địa phương chí về xứ Quảng sẽ ra công tìm thêm nhiều tài liệu về công cuộc duy tân của cụ.

*

Tại Nam, như trong một chương trên tôi đã nói, ba chí sĩ đầu tiên hưởng ứng phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục là các cụ Nguyễn An Khang, Nguyễn An Cư và Nguyễn Thần Hiến. Phải kể thêm cụ Trần Chánh Chiếu, tức Gilbert Chiếu.
Cụ Nguyễn An Khang [2] là một nhà văn danh tiếng ở Sài gòn thời đó, viết giúp tờ Nông cổ mín đàm và dịch nhiều truyện Tàu như Tam Quốc chí, Thủy hử, Phấn Trang lầu... Cụ lập một khách sạn đặt tên là Chiêu Nam lầu để đưa rước các thanh niên xuất dương.
Cụ Nguyễn Thần Hiến, quê ở Hà Tiên, lập nghiệp ở Cần Thơ, sau khi lập Khuyến du học hội, bị người Pháp dòm ngó, biết không thể hoạt động trong nước được nữa, năm 1908 lén qua Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, gặp cụ Phan Bội Châu ở Th&e;, có vua chi?
Có cũng như không chả ích gì!
Người vét đinh điền còn bạch địa [15]
Ta khoe dụ chỉ tự đan trì. [16]
Cấp tiền nguyệt bổng vinh nào có? [17]
Ăn của quan trường tệ lắm ri!
Thọ lắm lại càng thêm nhục lắm.
Nhỏ cu li, lớn cũng cu li.
Chú thích:
[1] Tức những hộp lớn bằng cái mâm, cao độ một gang, có nắp, làm bằng gỗ.
[2] Cụ là thân sinh của Hoàng Tích Chu, một nhà báo nổi danh thời trước, đã có công dùng một lối văn gọn gàng, có khi gọn quá, để viết, tờ Đông Tây.
[3] Cụ Trần Quý Cáp hô hào cho tân học, muốn qua Nhật, vì có mẹ già chưa đi được thì đã bị họa, nên cụ Huỳnh Thúc Kháng có điếu cụ một bài thơ chữ Hán rồi lại tự dịch ra. Bốn câu bài đó như sau:
Quyết đem học mới thay nô kiếp,
Ai biết quyền dân nẩy họa nguyên?
Bồng Đảo gió chưa đưa giấc mộng,
Nha Trang cỏ đã khóc hồn thiêng.
(Bồng Đảo tức Nhựt Bản)
[4] Cụ Tây Hồ không nhúng tay vào vụ này, vì cụ vẫn tuyên bố: “Không trông người ngoài, trông người ngoài thì ngu; không bạo động, bạo động thì chết; ai là kẻ đồng nhân đồng bào ta, ai là kẻ thật yêu tự do, ta chỉ có một vật rất quý để tặng: chi bằng học!”
[5] Nghĩa quân tan rã và không bao lâu sau, (1913) Đề Thám bị phản và hạ sát trong khi ngủ.
[6] Tổ quốc không có cha không sao, không có con thì không được.
[7] Cụ Cao Xuân Dục cũng khảng khái, hồi làm Tuần phủ Sơn Tây, cự nhau với viên Công sứ về vấn đề thuế má, viên Công sứ giận, giơ ba toong lên, cụ cũng xách ngay ghế định phang lại. Viên Công sứ nén giận, tỏ vẻ hòa nhã, và xét lại vấn đề.
[8] Nghĩa là bị tội chém, nhưng chưa chém ngay.
[9] Nghĩa là chém ngay.
[10] Sinh năm 1868 ở làng Liên Bạt (Hà Đông).
[11] Ngũ Tử Tư đi trốn, đến Lăng Thủy, đói, vỗ bụng, thổi sáo, xin Ngô thị cho ăn.
[12] Năm 1923, thực dân Pháp và triều đình Huế tăng thuế 30%.
[13] Năm 1922-1923, Bắc Kỳ bị lụt.
[14] Năm 1922, Khải Định đi dự đấu xảo ở Paris, làm nhiều việc nhục quốc thể, bị Phan Châu Trinh vạch tội bảy điều.
[15] Người (tức Pháp) đánh thuế nặng quá, nông dân phải bỏ ruộng hoang.
[16] Ta (tức Khải Định) ban chỉ dụ từ thềm son (chỗ vua ở).
[17] Khải Định được Pháp cấp cho mỗi tháng một vạn đồng.