Chương IX


Tựa

     húng ta thường tự hào là một dân tộc có bốn ngàn năm văn hiến. Bốn ngàn năm văn hiến và giá có gom lại hết những sách vở tài liệu bằng chữ Hán, chữ Nôm trong bốn ngàn năm văn hiến đó rồi để riêng ra những tài liệu về các ông vua bà chúa - tức những tài liệu thường vô ích cho văn hóa - còn lại bao nhiêu, có chất lên một chiếc xe cam nhông, cũng không đầy! Dù có chất đầy muời chiếc xe đi nữa thì so với những tài liệu của Pháp cũng chẳng thấm vào đâu: chỉ riêng những tài liệu về thi sĩ Victor Hugo đã chật cả một viện bảo tàng, tức viện Victor Hugo ở Paris rồi. Mà người Pháp không có được bốn ngàn năm văn hiến như ta.
Chắc có độc giả trách tôi là tự ti mặc cảm, mà quá tôn sùng người. Trách tôi tôi xin nhận, nhưng làm sao tôi không tôn sùng người ta, khi người ta hơn mình xa quá đi. Vả lại, tự nhận là mình kém rồi cố theo cho kịp người, hơn người, còn có lợi hơn là tự cao tự đại mà chẳng chịu gắng sức để tiến tới.
Vâng, về phương diện văn hóa, ta đã kém xa Trung Hoa mà cũng thua xa cả Pháp. Hai ngàn rưỡi năm trước, Trung Hoa đã biết đặt ra một chức quan chuyên đi lượm những bài ca, bài hát trong dân gian, nhờ vậy họ mới có được một tập thi vào hàng cổ nhất thế giới. Tới thế kỷ 18, vua Càn Long cho chép lại hết các sách, lập thành bộ “Tứ khố toàn thư” [1], một công việc sưu tầm tài liệu không tiền trong lịch sử nhân loại.
Nước Pháp thì chẳng những nhà cầm quyền mà đến thường dân cũng biết trọng tài liệu. Trong cuộc cách mạng 1789, những anh thợ xay bột, những chú lính của họ, viết còn sai be bét mà cũng chịu ghi lại những điều mắt thấy tai nghe, rồi chính phủ trân tàng tất cả những tài liệu đó. Nói chi tới những di bút của các danh nhân thì họ quý hơn vàng: trong Thư khố Quốc gia của Pháp, ta thấy cả những toa mua hàng, sổ chi tiêu của các văn hào, nhạc sĩ.
Còn ở nước mình, có được bao nhiêu nhà nho chép lại những tai biến cùng cảnh sinh hoạt trong thời Nguyễn, Trịnh xung đột, hoặc trong chiến tranh giữa Nguyễn Ánh và Tây Sơn? Mà thôi, hãy nói chuyện gần đây. Chúng ta có muốn chép tiểu sử của Nguyễn Khuyến hoặc Chu Mạnh Trinh để dạy học sinh ban Tú tài, cũng không biết tra cứu ở đâu, và nếu không tán hươu tán vượn thì may lắm về tiểu sử mỗi cụ, ta viết được độ một trang.
Đổ trọn lỗi cho tánh lười viết, không biết trọng tài liệu của cổ nhân thì cũng oan cho các cụ. Thực ta, còn nhiều nguyên nhân khác: nghề in thời xưa không phát triển, rồi cái nạn binh đao (thành Thăng Long biết mấy lần bị tàn phá), cái họa văn tự (hễ sơ ý một chút mà nói phạm tới nhà cầm quyền thì có thể bị tru di tam tộc; lại thêm triều đình chẳng khuyến khích những công việc sưu tầm khảo cứu; vua chúa đều chỉ thích mỗi một món thơ, kẻ làm thơ mà có tài điêu trùng khắc triện thì được thưởng, còn người cặm cụi tra khảo soạn sách thì cơ hồ không vị vua chúa nào ngó tới [2].
Cái tinh thần không biết trọng tài liệu, xưa như vậy mà nay cũng không hơn gì mấy. Các việc bác cổ và thư viện của mình ngày nay, mở ra cho có với đời vậy, chứ thực ra đã làm được những việc gì quan trọng cho văn hóa? Trong bài “Bàn về vấn đề dịch sách cổ của ta” tôi đã đề nghị một phương pháp làm việc tập thể để dịch ra Việt ngữ hết thảy những văn thơ cổ, bất kể về loại gì, để những người không biết chữ Hán có thể dùng những tài liệu đó mà nghiên cứu về văn hóa thời xưa. [3] Vấn đề đó, mười lăm năm trước, Vũ Ngọc Phan đã nghĩ tới, nhưng từ đó tới nay, những cơ quan Văn hóa của chính phủ đã làm được gì chưa? Mà có bao giờ người ta nghĩ tới cái việc thu thập tài liệu trong dân gian không? Chẳng hạn khi một danh nhân trong nước qua đời, phái một người tìm thân nhân hoặc bè bạn của người mất, để gom góp hoặc ghi chép những bút tích cùng dật sự về vị ấy, rồi đem về giữ trong các thư khố làm tài liệu cho đời sau. Công việc có khó khăn tốn kém gì đâu, mà lợi cho văn hóa biết bao. Có như vậy các người cầm bút mới có tài liệu để soạn sách, còn như bây giờ đây thì một nhà văn Việt viết tiểu sử Tản Đà còn khó hơn viết tiểu sử của Molière, của Shakespeare, của Tolstoi. Thực là ngược đời, nhưng rất dễ hiểu. Vì tra cứu ở đâu bây giờ để viết về đời sống của Tản Đà? Chỉ có cách đọc những báo mà cụ đã viết hoặc người khác viết về cụ. Nhưng chính những số báo đó, kiếm được cũng là thiên nan, vạn nan. Ngay những tạp chí có giá trị như Thanh Nghị, Tri Tân mà thư viện Nam Việt cũng không có đủ, và những nhật báo Việt xuất bản ở Sài gòn trước 1945 cũng thiếu nữa. Chắc nhiều độc giả không ngờ được nỗi khổ tâm đó của những người muốn khảo cứu về văn hóa nước nhà.
Muốn tránh những khó khăn ấy cho thế hệ mai sau, ai lưu tâm đến văn hóa cũng nên thu thập hết những tài liệu về mỗi phong trào chính trị, kinh tế hoặc văn chương ngay từ khi phong trào vừa tắt và như vậy, ta có thể có một khái niệm tổng quát về nó được.

*

Trong những năm 1949 - 1951, nhờ thời cơ thuận tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phòng trào Duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can [4] làm chủ động năm 1907. Thành thử, tới bây giờ chúng ta chỉ mới có cuốn Đông Kinh Nghĩa Thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuốn này có lẽ vì tị hiềm [5] Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như hiểu người tưởng lầe;o Nam liên lạc với bọn Vân Nam du học sinh ở phố hàng Bún, và lập một hội tên là Song Nam Đồng Minh hội, [7] nên cụ Đỗ cũng quen biết bọn đó. Lần đầu tiên lại thăm họ, cụ đi với cụ Phương Sơn. Vì Hán văn lưu lợi cụ Phương Sơn được cử ra bút đàm.
Hai bên chào hỏi nhau xong, Hà Thiệu Tăng [8] thay mặt du học sinh, cầm bút hạ ngay câu:
“Đệ dữ chư huynh giai vong quốc nhân dã” [9] rồi thao thao bất tuyệt, thảo một hơi hai trang giấy để bàn về tình hình Hoa, Việt.
Cụ Phương Sơn mới đọc câu đầu đã tấm tắc khen là vào đề gọn mà hùng, rồi càng coi tiếp càng thán phục họ viết hơn mình xa. Mình chỉ quen gò đẽo thơ phú, còn phóng bút bàn về thời sự, quốc tế thì họ viết được bốn, mình viết chỉ được một.
Sau này, Tôn Văn có lần qua Hà Nội, Hải Phòng quyên tiền được mười vạn đồng, hình như có hội đàm với cụ Đỗ Chân Thiết.
Cụ Nguyễn Tùng Hương tính tình điềm đạm, nhưng rất cương nghị, hoạt động kín đáo hơn. Cụ là con cụ Tú họ Nguyễn làng Phương Khê (Sơn Tây) [10] rất có hiếu, nghe lời cha, rán học hành cho tinh thông, nhưng không thích lối văn khoa cử, cũng không ứng thí một lần nào, ngày tết dán đôi câu đối ở cửa ngõ:
Thực hoạch ngã tâm hoa sắc hảo,
Si cường nhân ý pháo thanh oanh.
(Tinh thần tươi trẻ màu hoa đẹp
Ý chí tung hoành tiếng pháo vang)
Cụ sớm nuôi cái chí lớn, lấy Tổ quốc làm vợ như Mazzini [11], nên người thân khuyên bảo rồi ép buộc, cụ cũng không chịu lập gia đình, trốn đi ở chùa. Biết vậy, không ai cưỡng ý cụ nữa, và từ đó cụ chuyên lo quốc sự, lãnh chức giáo sư trong Nghĩa thục, làm liên lạc viên cho phái Đông du. Mới đầu cụ hoạt động kín đáo, sợ liên lụy đến cha già, sau Nghĩa Thục bị đóng cửa và cụ Tú đã mất, cụ qua Trung quốc, theo cụ Sào Nam, và trong đại chiến thứ nhất, năm 1914 hay 1915, cụ cùng với cụ Huỳnh Trọng Mậu (người Nghệ An tục gọi là Tú Mậu), được Đức giúp tiền, mua ít khí giới, trở về nước tấn công một vài đồn nhỏ ở miền Lạng Sơn. Việc thất bại, cụ lẻn được qua Xiêm cải trang ở chùa ít lâu rồi cũng bị bắt. Còn cụ Huỳnh ở Trung Hoa, sau Trung Hoa vào phe Pháp chống Đức, đội quân của cụ bị giải tán.
Vụ Thái Nguyên nổ, cụ tập hợp được ít quân, lại đánh vào Lạng Sơn, nhưng lính tập không hưởng ứng, cụ thua, định qua Xiêm, tới Hương Cảng bị Pháp bắt, đem về Hà Nội bắn (1916). Khi sắp chết cụ ngâm đôi câu đối:
Ái quốc hà cô, duy hữu tinh thần lưu bất tử,
Xuất sư vị tiệp thả tương tâm sự thác lai sinh.
Yêu nước tội gì, chỉ có tính thần là còn mãi.
Ra quân chửa được, nguyện đem tâm sự gởi đời sau.
Cụ Lương văn Can thấy nhiều đồng chí hoạt động mỗi ngày một kịch liệt, ra ngoài hẳn đường lối của Nghĩa Thục (chẳng hạn mua và chở khí giới về Hà Thành, đưa thanh niên lên Yên Thế với Đề Thám...), sợ người Pháp ra lệnh đóng cửa trường mà tổ chức tan tành mất, không biết bao giờ mới khôi phục lại được, nên trong một cuộc hội họp, có đề nghị với hội viên tách ra làm hai phe, ai ôn hòa thì ở lại, còn ai muốn bạo động thì biệt lập ra. Đề nghị đó ai cũng cho là phải, song chưa kịp thi hành thì Nghĩa Thục đã bị thu giấy phép.
Chú thích:
[1] Trước khi về Nam Vang, cụ cải trang làm Huê Kiều, tìm lại thăm cụ Phương Sơn anh rể cụ, đương mai danh tại miền Đốc Vàng Thượng ở đồng Tháp Mười. Gặp tết Nguyên đán, cụ khẩu chiếm một bài thơ Đường luật:
Cái duyên bèo nước gặp nhau đây,
Mười một năm nay chén rượu này.
Ý khí tung hoành trong bốn biển,
Tinh thần thông suốt ngoại ngàn mây.
Vịt hầm chả nướng phong lưu cũ,
Kẻ Huế người Ngô nghĩa bạn dầy
Năm mới hôm nay ngày cũng mới,
Cùng nhau chúc chén rượu cho say.
Trong câu sau, kẻ Huế chỉ cụ Phương Sơn vì người nơi đó gọi cụ Phương Sơn là thầy Huế, còn người Ngô là cụ Nghị Khanh tự chỉ mình.
[2] Tiếng lóng của các cụ thời đó chỉ bọn mật thám.
TRÀNH vốn là chữ Hán, một bên chữ NHÂN đứng, một bên chữ TRÀNG là dài, nghĩa là ma cọp. Theo mê tín thời xưa, hễ ai bị cọp ăn thịt thì hồn phải theo cọp để dắt cọp đi ăn thịt kẻ khác như vậy hồn mới thoát. Bọn mật thám dắt Pháp bắt đồng bào nên các cụ gọi là trành.
[3] Sau này,bị an trí ở Sa Đéc, nguời ta thấy cụ hay chữ, nên gọi là cụ cử.
[4] Ngày xưa, những người bị chém và bêu đầu thì thân nhân chỉ được xin thây về, rồi lấy sọ gáo dừa thay đầu mà chôn.
[5] Từ hồi nào tới nay, ở nước ta mà có lê cũng ở toàn cõi Á Đông nữa, đảng cách mạng nào cũng buôn thuốc phiện lậu để có tiền.
[6] Hai ngôi nhà đó đều của cụ Tú họ Lê ở Đan Loan (Hải Dương), cụ ngoại của tác giả.
[7] Song Nam là Việt Nam và Vân Nam. Hội này chỉ có danh chớ không có thực.
[8] Sau làm trong Bộ Ngoại giao ở Thượng Hải.
[9] Em và các anh đều là người mất nước.
[10] Ông nội tác giả.
[11] Mazzini: các nhà nho đương thời phiên âm là Mã Chí Nê, ông là nhà yêu nước lớn Ý, nguyện lấy tổ quốc làm vợ, suốt đời mặc y phục màu đen để để tang cho tổ quốc. Cụ Phan Châu Trinh rất hâm mộ ông, nên từng hy vọng làm được như ông, nên cụ Phan đặt biệt hiệu cho mình là Hi Mã (BT) (theo cụ Huỳnh Thúc Kháng).