Phần II

    
áng nay một lần nữa lúc Khuê đi tìm Thủ, bà Chánh đã tỉ tê van xin ông Chánh tha cho con, bà cầm cái khăn thấm nước mắt rồi nài nỉ:
- Ông à, đời người ai chả chẳng có lúc lầm lỡ huống chi con mình nó còn trẻ dại. Tôi xin ông cho chúng nó lấy nhau, rồi ông bố thí cho chúng nó cái kho rơm cho chúng nó có chổ ăn chổ ở, vợ chồng nó mò cua bắt ốc mà đùm bọc lấy nhau
Ông Chánh trợn mắt cắt ngang, cầm chai thuốc độc dằn mạnh lên mặt bàn và bảo:
- Đây, đi hay ở là tùy nó. Đi thì tôi tha, ở lại thì uống cái này. Nhà này không chứa thứ lăng loàn như nó.
Trong tâm sâu, ông Chánh không thấy đó là sự tàn nhẫn, mà trái lại ông hảnh diện về lối hành xử của ông có mục đích cao cả là giữ gìn gia phong cho phải đạo. Bà Chánh thì rùn mình nhìn chồng nhưng không dám có phản ứng, bà không ngờ chồng bà vẩn giữ chai thuốc độc trong nhà không biết để âm mưu giết ai?
Bà nhớ đã lâu lắm có ông thầy thuốc bắc rất thạo tiếng việt gánh thuốc đi ngang, ghé vào mời. Ghé vào là vì ông thầy biết ông Chánh giàu nhất làng. Ông Chánh mời thầy tàu ăn bửa cơm rồi dẩn đi quanh nhà bởi ông thầy có tài coi địa lý. Lúc chia tay, ông Chánh mua ít thuốc để trả ơn, trong đó dĩ nhiên có thuốc bổ thận và lọ độc dược đặc chế mà ông thầy tàu bảo là bí truyền trong triều đình Từ Hy Thái Hậu.
Ông Chánh dấu kỹ trong tủ mà bà Chánh ko hề biết. Thôi thì đành gạt nước mắt để con đi một thời gian, mai kia ông Chánh khuây khỏa thì bà sẽ tìm cách đón con, đón cháu về.
Khuê ra nhà kho, ngồi xuống chiếc vơng cũ, nơi hẹn hò đầu tiên với Thủ. Gọi là nhà kho nhưng thật ra là một căn nhà bình thường ba gian hai chái mà ông Chánh xiết nợ của người ta nhưng ko dùng tới vì ông đã dư đến mấy căn nhà.
Trên mảnh sân rộng, từng đống rơm chất cao tới ngọn cây, trong nhà thì một gian chứa đỗ nành, một gian làm chổ bỏ, một gian để trống làm chổ ngủ cho người nhà ông Chánh canh trộm khi cần thiết.
Khuê đi vòng ra đằng sau rồi lại quay trở lại phía trước ngồi xuống bậc cửa. Lòng cô ngổn ngang trăm mối, cứ lâu lâu lại đứng dậy bước ra sân sốt ruột nhìn đăm đăm ngoài đường nhưng Thủ vẩn chưa đến.
Đêm tỉnh mịch lạ thường, chỉ có tiếng chó sủa xa xa vọng lại từng hồi.Đời Khuê sinh ra trong cảnh giàu sang, chưa bao giờ phải lâm vào tình huống bơ vơ như thế này. Tay cô khư khư nắm cái túi vải màu nâu bạc phết. Dường như lâu lắm cả nhà ko quen xào xáo bất cứ tiếng động nhỏ nào trong khóm lá cũng làm cô giật mình đứng bật dậy để rồi cô thất vọng ngồi xuống. Thủ ko đến mà cô cũng ko thể quay về được.
Cô bắt đầu lo âu chuyện bất thường đang xảy đến, hay là Thủ đã bị bố cô đến bắt đi? Cô mím chặt môi để ngăn dòng lệ, hoặc là Thủ đã thay lòng đổi dạ, bỏ rơi cô giữa đường rồi chăng? Bao nhiêu giả thiết đặt ra trong đầu về sự vắng mặt của Thủ, cô đều không tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Đêm chắc đã khuya lắm vì Khuê thấy rùn mình hắt hơi mấy cái liền, trong khoảnh khoắc cô bật lên tiếng khóc lớn tủi thân cho số phận và hoàn cảnh đắng cay của mình. Lòng hối hận dâng tràn vì cô đã nhẹ dạ lầm lỗi làm xấu hổ gia đình và nhất là làm cho chính bản thân cô nhục nhã. Bên ngoài dường như gió thổi càng mạnh hơn, rít qua những ke hở của vách lưới đan thưa như những tiếng than não ruột chia sẽ nổi quạnh hiu dày đặc đang vây quanh cô gái bất hạnh.
Trong bóng đêm mờ mịt, cô đứng dậy mò mẩm, tháo sợi dây thừng cột hai đầu vơng rồi ôm cái võng ra đầu hiên căng cho đỡ tối. Từ giờ phút này cô biết cô sẽ phải tự lo thân vì chắc chắn Thủ không đến nữa
Ở nhà, Cúc chẳng tài nào ngủ được. Đêm nay là lần đầu tiên không có chị Khuê bên cạnh, cô thấy trống vắng lạ thường. Cúc rưng rưng thương cho chị đang lủi thủi đi trong sương gió, không biết tương lai sẽ ra sao. Cô lật úp người ụp mặt trên gối rồi lại trở người nằm nghiêng ngó qua cửa sổ.
Mảnh trăng lưỡi liềm thấp thoáng sau những cây mít cổ thụ, nơi hai chị em thường leo trèo ngồi chơi những trưa hè nắng gắt. Từ thuở hai chị em mới lớn, cây mít đã có ở đó trở thành chổ thân quen nhất giữa mảnh vườn sau nhà. Cúc đang miên mang nhớ lại vài kỷ niệm với Khuê thì bổng một cơn gió mạnh thổi ào tới, đưa làn hơi lạnh buốt và làm hai cánh cửa sổ đóng ập lại và ngọn đèn dầu bên cạnh giường phụt tắt. Mùa này làm gì có gió rét như đêm nay? Cúc rùng mình ngạc nhiên, kéo tấm chăn phủ kín từ ngực xuống chân mà dường như vẫn không đủ ấm, toàn thân cô run lên bần bật.
Cánh cửa sổ bổng lại bật tung ra, Cúc ngóc đầu dậy toan đưa tay khép lại thì cô chợt kêu thét lên vì dưới ánh trăng mờ của vầng trăng, cô thấy rõ có người thắt cổ, đang treo lủng lẳng trên cành cây mít, cái xác vẩn còn đong đưa nhè nhẹ. Cúc kéo chăn phủ lên mặt và nhắm nghiền mắt lại. Chờ một lúc khá lâu, thu hết can đảm, cô mới từ từ kéo thật chậm mép chăn xuống và mở mắt nhìn ra, người chết không còn ở đó nữa. Cô thở mạnh ngồi dậy, nhắm mắt lại và tự nhủ:
- Đúng là mình quáng gà
Nói xong cô mở mắt và quay đầu nhìn lại mảnh vườn sau một lần nữa thì lại thấy cái xác treo ở trước mặt mà ghê rợn hơn nữa là treo ở một cành cây gần ngay cửa sổ. Nghĩa là chỉ cách chổ của Cúc nằm chừng hai thước. Hãi hùng nhất là Cúc nhận ra đó là xác đàn bà mặc quần đen, áo cánh nâu màu đậm giống hệt chị Khuê chiều nay lúc ra đi. Cúc giãy giụa vùng vẫy tuột xuống giường và vừa đi giật lùi ra cửa vừa kêu thét lên:
- Á mẹ ơi, mẹ ơi ghê quá mẹ ơi! Nhà có ma, ghê quá mẹ ơi!
Chưa dứt lời thì một bàn tay bấu mạnh trên vai Cúc, cô rú lên, sắp té xỉu thì té ra là bà Chánh, bà khẻ bảo:
- Gì đó con, làm gì hét ầm lên thế?
Cúc quay phắt lại, rồi ôm chầm lấy mẹ khóc nấc lên khá lâu cô mới nói bằng giọng đứt khoảng:
-..Người..người treo cổ..trên cành mít...còn không hở mẹ?
Bà Chánh ngơ ngác hỏi lại:
- Ơ..người nào? Ai treo cổ? Mày có nói gỡ không?
Cúc vẩn úp mặt vào vai mẹ và nhấn mạnh:
- Không, mẹ ơi, mẹ nhìn ra cửa sổ đi, mẹ...mẹ..có thấy...gì ko hở..hở mẹ?
Bà Chánh làm theo lời con rồi đáp:
- Có cái gì đâu con. Chắc mày lai nằm mê chứ gì? Sao không khép cửa cài then lại? Tao thấy mày kêu lớn quá, hai ba lần tao mới chạy ra xem đấy.
Bà Chánh đẩy con ra, tiến lại khép cửa và cài then trong rồi bảo:
- Thôi, lên ngủ đi con. Hay là tao ngủ với mày cho mày đỡ sợ nhé!
Cúc vẩn còn thở hổn hển và nói:
- Con định chạy sang phòng mẹ. Vâng, vâng thế thì Mẹ về với con đi, chứ một mình con, con hãi lắm.
Bà Chánh leo lên trước, nằm xích vào vách, nhưng Cúc kéo bà ra và bảo:
- Để con nằm bên trong cho, nằm bên ngoài cpn sợ lắm mẹ ơi.
Ở phòng ngoài, cái đồng hồ quả lắc vừa gõ mười hai tiếng, bà Chánh cầm cái quạt phe phẩy và bảo:
- Thôi, ngủ đi con ạ, khuya quá rồi
Cúc ngóc đầu dậy, quay sang nhìn mẹ:
- Mẹ, lúc nãy mẹ ko thấy gì trên cây mít sao mẹ?
Bà Chnáh hỏi lại:
- Thấy cái gì là cái gì?
Cúc phân trần:
- Trời ơi tức quá, rõ ràng hai lần con quay ra đều thấy có người thắt cổ trên cành mít mà là đàn bà, không phải đàn ông.
Bà Chánh trấn an:
- Tại con ngủ mê đấy, có mẹ nằm đây thì con cứ yên tâm ngủ đi, không có sao đâu.
Tuy nói vậy nhưng chính bà đang cực kỳ hãi hùng từ lúc chưa sang buồng Cúc. Chính bà đang nằm nhắm mắt lơ mơ thì cơn gió lạnh ập vào qua cửa sổ làm bà rùn mình ngồi bật lên, đang vói tay khép cửa thì bà thấy rõ có bóng người vừa đi ngang dưới gốc cây mít vườn sau, mà cái dáng thon thon ấy trông không khác gì Khuê, con gái đầu lòng của bà. Rồi bà nghe Cúc thét lên, bà đoán con mình cũng vừa gặp tình huống như vậy nên bà mới vội vàng chạy qua. Tuy lo âu, nhưng bà không nói ra, sợ Cúc càng thêm sợ, bà tự an ủi rằng chỉ vì bà nhớ con quá mà sinh ra ác mộng, chứ nhà này đâu có ai chết mà hiện về.
Ông Chánh thì vẫn ngủ say, không nghe cả tiếng thét của Cúc. Chiều nay Khuê đi rồi ông vào phòng khách lầu bầu chửi một lúc, rồi uống cả nữa chai rượu, vì vậy đến lúc vừa lên giường thì ngã lăn ra như chết.
Hai mẹ con nằm sát bên nhau, giả vờ đã ngủ nhưng đều khao khác nhớ thương người thân là Khuê. Một lúc sau, bà Chánh rón rén ngồi dậy tựa lưng vào vách, Cúc ngóc lên hỏi nhỏ:
- Mẹ, chưa ngủ sao?
Bà Chánh lắc đầu:
- Mẹ hình như nghe tiếng chân người lướt đi ở phía sau nhà. Hay là cái Khuê nó trốn về mà nó sợ bố mày nên không dám vào? Đường từ đây lên huyện chỉ có hai tiếng, bình thường thì tụi nó phải tới lâu rồi. Thôi, nằm đây nhé, để mẹ lẻn ra nhà sau để xem nó cần gì. Nằm đây đi, để mình mẹ ra gặp nó được rồi.
Bà Chánh toan bước xuống thì Cúc níu cánh tay lắc đầu cản lại:
- Thôi mẹ ơi, mẹ ơi mẹ, chắc không phải chị Khuê đâu mẹ ơi. Mẹ cứ ngồi đây chờ tí nữa xem sao. Nhưng mà con thấy lạ lắm mẹ ơi, ruột con nó cứ nóng ran như lửa đốt từ lúc con thấy ma trên cây mít, hay là....
Bà Chánh lo lắng hỏi lại:
- Hay là làm sao? Nó đi với thằng Thủ mà sợ cái gì? Thằng Thủ nó vừa nhanh vừa khoẻ.
Cúc ngần ngại một chút rồi nói:
- Hay là dọc đường từ làng lên huyện, có chuyện gì xảy ra cho chị con không? Chị con có bọc theo nhiều tiền không mẹ?
Bà Chánh tự trấn an mình và an ủi con:
- Này, chỉ nói gở. Đường từ đây lên huyện người ta gồng gánh đi cả đêm, có gì mà sợ.
Hai mẹ con lại nằm xuống cố dỗ giấc ngủ, nhưng chỉ được chừng nữa tiếng, bà Chánh kêu ú ớ rồi vùng dậy. Mồ hôi vả ra như tắm. Bà xỏ guốc, vấn khăn rồi chong đèn bưng xuống bếp. Cúc bắt đầu buồng ngủ díp mắt nhưng không dám nằm ngủ một mình nên cũng bật dậy bám sau lưng mẹ mặc dầu cô chỉ tưởng mẹ cô đi tiểu.
Bà Chánh băng ngang sân, xuống dãy nhà ngang, đó là dãy nhà gạch, lợp ngói ngăn làm nhiều buồng dùng làm kho chứa gạo và các loại ngủ cốc và đồng thời cũng là chổ ngủ của ba người giúp việc có cửa ăn thông sang nhà bếp. Bên hông nhà bếp, dưới tàn cây khế, có cái giếng nước trong vắt chỉ để dùng riêng cho ông Chánh đun sôi pha trà.
Bà Chánh bước vào buồng ngủ của người làm và gọi nhỏ:
- Sử, Sử ơi, dậy bà nhờ tí.
Cúc ngơ ngác hỏi:
- Có việc gì thế hở mẹ? Nữa đêm đánh thức chú ấy làm gì?
Bà Chánh không đáp, tiến lại ngồi xỏm xuống bên cạnh người đàn ông đang nằm ngửa trên chiếc chiếu trải trên nền xi măng ; Bà lay vai người ấy và gọi:
- Sử, dậy! Ngủ gì mà ngủ như chết vậy? Dậy mau!
Người đàn ông tên Sử là đầy tớ tín cẩn lâu năm của gia đình ông Chánh, tính tình ngay thẳng, nhanh nhẹn và có vỏ gia truyền. Ông Chánh nuôi trong nhà vì cơ ngơi của ông lớn quá, cần người canh trộm ban đêm. Anh đang ngủ ngon thì bị lay dậy, anh nhướng mắt nhìn, rồi khi nhận ra bà Chánh,a nh vội ngồi bật lên và hốt hoảng hỏi:
- Có...có việc gì thế hở bà?
Sử nhớ lại cách đây mấy năm nhà ông Chánh từng bị trộm lẻn vào và nhờ anh, ông mới thoát được chuyến hàng hôm đó. Đêm nay chắc chuyện cũ lại vừa tái diễn, làm anh nhớn nhác nhìn ra sân.
Bà Chánh chưa kịp trả lời thì ở gian bên cạnh, chị bếp cũng vừa thức giấc, chạy sang ngơ ngác nhìn bà Chánh ngồi nói chuyện với Sử. Bà Chánh quay lại vẫy tay chị bếp lại gần và bảo:
- Này, hai đứa chúng bay chịu khó cầm đuốc, chạy ra kho rơm xem có gì lạ không?
Kho rơm không xa lắm, chỉ độ vài trăm thước, nhưng Sử ngần ngại không muốn đi vì đang ngủ dỡ giấc. Anh nói:
- Bẩm bà, ngoài ấy chỉ có rơm thôi chứ có gì đâu mà lo ăn trộm?
Bà Chánh gắt nhẹ:
- Tao bảo thì cứ đi! Hay là thôi, để tao cùng đi với chúng mày vậy.
Cúc chợt nhớ là chiều nay Khuê có nói là sẽ gặp Thủ ở kho rơm để cùng lên huyện, cô buột miệng bảo mẹ:
- Chắc chị ấy đi rồi chứ giờ này ngồi ngoài đấy làm gì hở mẹ?
Sử ngước lên hỏi:
- Ai? Cô nói ai? Cô nói ai đi rồi?
Bà Chánh đứng dậy cắt ngang bảo Cúc:
- Về nhà ngủ đi.
Cúc nghĩ đến hình ảnh người thắt cổ trên cành mít, lắc đầu nói:
- Thôi, thôi, mẹ đi thì con cũng đi, con không dám ở nhà một mình đâu.
Sử và chị bếp không hiểu có chuyện gì nhưng thấy ý bà Chánh cương quyết, lại thêm nét mặt lo lắng của bà, chỉ đành lấy mấy khúc củi khô đốt lên làm đuốc rồi cùng bà Chánh bước ra cổng chính. Bốn bóng người lặng lẽ đi nhanh trên con đường làng tăm tối. Anh lửa trên tay chị bếp bập bùng theo từng cơn gió thổi, Sử tưởng bà Chánh nghi có trộm vào kho rơm, nên anh cẩn thận vác theo con dao cán dài, lăm lăm nắm chặt trong tay để sẳn sàng đối phó với kẻ lạ, chị bếp thì cầm theo cái đòn gánh, hoang mang không nói lời nào suốt quảng đường.
Tới nơi, rẻ vào con đường đất rồi băng ngang mảnh sân nhỏ, Cúc bổng kêu thét lên, cô vừa nhận ra trên hiên một cái xác treo lủng lẳng từ mái nhà thòng xuống giống hệt cái xác mà lúc nãy Cúc thấy trên cành mít sau buồng ngủ, Cúc ôm lấy mẹ và quay mặt đi:
- Mẹ ơi, ghê quá
Bà Chánh cũng vừa nhận ra, rồi cả Sử và chị bếp cũng lao tới giơ bó đuốc lên soi mặt người chết, bà Chánh chỉ kịp kêu rú lên một tiếng rồi ngã vật ra sân khi vừa nhìn rõ mặt con gái. Khuê đã quá tuyệt vọng lâm vào bước đường cùng, nên tìm cái chết để tự giải thoát. Thủ không đến đón cô mà cô cũng không dám quay về nhà, cô lấy sợi dây cột võng kết thành thòng lọng, máng lên cây xà và kết liễu đời mình để cha cô khỏi xấu hổ với xóm làng.
Cúc vừa khóc vừa ngồi xuống lay mẹ dậy. Giờ này cô mới nhớ ra rằng, lúc nãy ngay khi chị Khuê thắt cổ tự vẩn, chị đã hiện về báo cho cô biết ở vườn sau. Cô nghẹn ngào than:
- Chị Khuê ơi, sao chị nỡ bỏ mẹ, bỏ em chị Khuê
Sử và chị bếp đã tháo gỡ sợi dây và hạ cái xác xuống. Người làm trong nhà, ai cũng có lòng quý mến cô, cho nên trước cái chết thảm khốc ngoài sự tưởng tượng của họ, dường như ai cũng á khẩu không nói được gì, chỉ nhìn nhau chia sẻ nổi đau xót tận cùng.
Cúc đã lay mẹ tỉnh dậy, bà lao tới ôm lấy xác con gái giữa đêm khuya vắng lặng dưới ánh đuốc bập bùng. Tiếng khóc của hai mẹ con vang lên não ruột làm chị bếp cũng mũi lòng khóc theo. Chị quỳ xuống bên Cúc, nhìn Khuê và vật vã than:
- Cô ơi, làm sao mà nông nổi này? Cả nhà ai cũng quý mến cô mà cô nỡ bỏ đi sao đành cô ơi.
Sử đứng u sầu sau lưng bà Chánh, chờ một lúc khá lâu mới dè dặt hỏi:
- Bẩm bà, chúng con khiêng cô con về hay là để con chạy về mời ông ra?
Bà Chánh không đáp, khóc than khan tiếng rồi bà ngồi dựa lưng vào vách, bà rên rỉ:
- Con ơi là con, đau đớn cho tôi chưa? Sao con nỡ dứt tình dứt nghĩa? Mẹ thương con biết là dường nào, ôi...con ơi...
Lóng ngóng một hồi nữa, Sử quyết định vác cái xác lên vai chạy về nhà. Cô chủ cao quý của anh lúc còn sống, anh đã hết lòng ngưỡng mộ, nay nằm chết trên nền đất, da mặt xám ngắt và máu rỉ ra hai bên lổ tai. Anh không nở nhìn thảm cảnh như vậy, nước mắt lưng tròng, anh đưa cô về nhà để bà Chánh cho người tẩm liệm và chôn cất đàng hoàng.
Cúc cuối xuống cầm cái túi vải của chị, còn chị bếp thì vác đuốc đi trước, hai mẹ con bà Chánh theo sau, vừa khóc lóc vừa kể lể suốt quảng đường. Gió khuya bổng nổi lên ào ào, làm tắt phụt bó đuốc. Bốn cái bóng đen cùng với một xác chết mò mẩm đi trong đêm, tiếng khóc của hai mẹ con vẫn nấc lên từng chập như tiếng gọi hồn ai oán trong đêm trường tỉnh mịch.
Từ hôm ấy, nhà ông Chánh bao phủ một màu tang ngút trời. Đám tang cô Khuê là một biến cố gây chấn động đến nổi gần như cả làng ai cũng kéo ra nghĩa địa mặc dầu trời hôm ấy mưa phùn rả rích như cùng khóc thương cho cô gái lầm lỡ oan khiên.
Lúc đi ngang qua kho rơm, hàng trăm cặp mắt đều nhìn vào và giật mình kinh hãi thấy một đàn quạ đậu trên nóc nhất loạt vỗ cánh bay vụt lên, tiếng kêu ngân dài hết sức ai oán. Mưa rơi lập cập, sấm chớp lập loè liên tục. Lúc hạ quan, bà Chánh lao xuống huyệt khóc ngất đi, ba bốn thanh niên trong làng phải kéo mãi mới lôi được bà lên để lấp đất. Cúc thì quỳ trên đống bùn lầy lội, ôm mặt kêu tên chị đến khan cả cổ. Đám người làm cũng vật mình khóc than.
Chỉ riêng ông Chánh thì mặt lạnh như tiền, che dấu cảm xúc, quyết định không nhỏ một giọt lệ. giận cá chém thớt, ông đang nghĩ kế bắt Thủ trừng trị cái tội đã làm tan nát đời con gái ông. Trong lối suy nghĩ của ông, ông chẳng thấy mình có lỗi gì cả, tất cả đều do lỗi thằng Thủ gây nên. Vả lại con ông chửa hoang, nó chết là đáng đời rồi. Quan viên chức sắc trong tổng, trong làng gặp ông rơm rớm nước mắt chia buồn, ông bình thản, nhếch miệng lên, và nói:
- Con tôi nó ngủ với cái thằng gánh đất làm nhục nhã gia phong, chết là phải. Có gì mà phải phân ưu?
Từ thời ông bắt đầu bước vào con đường hoàng lộ, từ chức Lý Trưởng rồi lên Chánh Tổng, ông luôn luôn thích được người ta bình phẩm rằng:
- Cụ Chánh nghiêm lắm, nhà cụ Chánh gia giáo lắm, dạy con đâu ra đấy.
Những lời nhận xét làm ông càng ngày càng tự hào, bất chấp khía cạnh nhân đạo hoặc tình nghĩa cha con. Ông lấy bao nhiêu vợ, nàng hầu cũng được nhưng con gái ông chỉ cần yêu lầm cái người mà ông ko ưng là đã trở thành lăng loàn mạt kiếp, ko xứng đáng sống trong gia đình ông nữa.
Đứng trước mộ con, ông Chánh đã tính toán kỹ lưỡng kế hoạch trừng trị Thủ, nhưng Thủ không để ông ra tay. Ngay khi nghe tin Khuê thắt cổ, anh đã bỏ trốn lên tỉnh và tình nguyện đăng lính để tránh sự trả thù của ông Chánh làm ông Chánh tức lồng lộn mà không làm gì được.
Để tránh cái không khí ảm đạm ở nhà, tránh cái nhìn ác cảm của vợ con, ông bỏ sang ở hẳn nhà bà vợ bé thứ ba hơn Khuê có mấy tuổi mà ông đang chuẩn bị xây nhà gạch riêng tặng như lời ông đã hứa năm kia lúc mới lấy nhau
Ở nhà vợ bé gần một tháng ông Chánh mới trở về. Hôm ấy bà Chánh lên chuà cầu siêu cho con, cơm trưa xong, ông Chánh vào buồng nằm nghỉ theo thói quen trưởng giả. Trời không nóng lắm mà tự nhiên ông toát mồ hôi đầm đià ướt đẩm lưng áo, ông giật mình dậy vớ cái quạt quạt lia lịa, bổng nghe có tiếng khóc nho nhỏ từ vườn sau vọng vào một cách ai oán, ông bực mình đoán ngay là Cúc vì thương nhớ chị ra vườn ngồi khóc làm ông thức giấc.
Ông ngồi dậy quăng cái quạt ra cửa sổ, định mắng cho nó vài câu nhưng mảnh vườn rậm rạp cây trái vắng lặng như tờ, ông nhìn quanh không thấy ai, ông toan nằm xuống thì bổng giật thót người vì ngay trên cành mít có sợi dây thừng thòng lọng thả xuống đong đưa theo gió. Ông dụi mắt nhìn lại cho kỷ, đúng là sợi dây cột võng mà con gái ông đã dùng dể thắt cổ ngoài kho rơm. Ông đoán chắc có đứa nào nghịch hổn trong nhà này đã treo lên đó hoặc vì thương con gái ông, hoặc vì tức ông đã gián tiếp gây nên cái chết của Khuê, nên ông cất tiếng gọi lớn:
- Đứa nào ngoài vườn đấy, vào tao bảo nhanh lên.
không có tiếng trả lời, ông bực bội chạy ra hè và quát lớn hơn:
- Chúng mày đâu hết cả rồi? Chết tiệt cả rồi hay sao?
Chị bếp sợ hãi chạy lên run run hỏi:
- Bẩm ông gọi ạ?
Ông Chánh vừa bước vào buồng vừa hỏi:
- Cái Cúc đâu? Thằng Sử đâu? Đứa nào buộc sợi dây trên cành mít thế kia?
Chị bếp theo sau ngơ ngác đáp:
- Bẩm ông, cô Cúc đi chùa với bà ạ, ông Sử thì ông sai lên huyện từ sáng. Nhà chỉ có mình con từ nãy đến giờ vẫn giặt quần áo cạnh bể nước sau bếp, chị Toán thì còn ốm nghỉ ở nhà ạ.
Ông Chánh cả giận, ông vừa quay nhìn ra cửa sổ vườn sau vừa gắt:
- Chỉ có mình mày ở nhà thế thì đứa nào buộc sợi dây?
Ông chợt khựng lại, vì trên cành mít lúc nãy sợi dây thòng lọng đã biến mất. Ông há mồm kinh hãi rồi xua tay ú ớ bảo chị người làm:
- Thôi, thôi thôi...tao cho mày xuống nhà
Chị bếp cúi đầu và nói:
- Vâng, con cám ơn ông ạ. Ông nằm nghĩ cho khoẻ, con ở dưới bếp, cần gì thì ông cứ gọi ạ.
Ông Chánh hững hờ đáp:
- Được, xuống giặt quần áo đi.
Chị bếp ra rồi, ông Chánh ngồi vào bàn, kéo cái đĩa bát ở trước mặt, đầu óc hoang mang lo lắng, lạ quuá, rõ ràng ông thấy có sợi dây treo trên cành mít mà tại sao nó lại tự biến đi được? Không lẽ giữa ban ngày ban mạch mà ông bị quáng gà? Ông lại góc buồng cầm cái ba ton ra cửa rồi đi vòng đầu nhà ra vườn sau xem hư thật thế nào nhưng chưa tới gần gốc mít, ông đã sửng sốt kêu lên một tiếng và bước lùi dần là bởi vì sợi dây thắt cổ của con ông lại vừa xuất hiện lắc lư nhè nhẹ như có người vừa cuộn vào đó.
Đứa nào trêu ông chăng? Ông trố mắt nhìn và lùi dần, lùi dần cho đến khi ông đụng cái vách, ông mới quay người bỏ chạy ra sân trước, ông ngồi xuống bậc tam cấp hổn hển thở. Cổ họng khát khô như vừa uống rượu mạnh, trước mặt ông, dưới bậc thềm có cái lu sành đựng nước mưa, ông mệt mỏi đứng dậy tiến lại, ông phải uống ít nhất mấy cái gáo dừa thì họa chăng mới đỡ khát. Ông cầm cán gáo khom người toan múc thì bổng rùn mình buông rơi cái gáo nước xuống đất là vì dưới đáy lu, trong làn nước trong vắt, ông thấy cô Khuê con gái ông hiện ra rỏ mồn một, nghiêm mặt nhìn ông bằng đôi mắt oán trách. Ông lảo đảo trở lại vị trí củ, mệt mỏi ngồi xuống và từ từ rút khăn tay lau mồ hôi đầm đià trên mặt.
Ngồi một lúc để lấy lại bình tỉnh, ông đứng dậy vào phòng khách vô tình ngước lên nhìn bàn thờ, ở đó có tấm hình vẽ trắng đen của con gái ông lớn bằng cuốn vở học trò dựng sau bát nhang. Vì rất ít khi Khuê có dịp chụp hình riêng cho nên sau đám tang, bà Chánh phải lấy tấm hình chung của cả nhà mang lên phố huyện nhờ người họa sĩ tách riêng Khuê và phóng lớn bằng bút chì than để đặt lên bàn thờ. Ông Chánh quay mặt đi không dám nhìn con, nhưng bát nhang nguội ngắt bổng cháy phụt lên, bập bùng ngọn lửa một lúc rồi lại tắt ngấm.
Ông Chánh lạnh người không dám vào buồng nằm một mình nữa, ông lại bỏ ra hè, lảo đảo ngồi xuống bậc thềm, tựa lưng vào cột và nhắm mắt, cho đến khi nghe tiếng bà Chánh và cái Cúc ở đầu ngõ, ông mới mở mắt trông ra và vui mừng đứng dậy. Từ giờ phút này ông bắt đầu sợ sự trống vắng vây quanh và thấy cần phải có vợ con bên cạnh. Tuy thế, ông nhất định giấu kín không kể cho vợ nghe những gì vừa xảy đến với ông khi bà Chánh vắng nhà. Ông không muốn nhắc đến cái chết của Khuê và càng không muốn tin chuyện hồn con gái ông hiện về mặc dầu ông biết đó là điều có thật.
Ông không dám bước ra vườn sau, mỗi khi đặt chân vào buồng một mình, ông rón rén. Cảm thấy cái không khí lạnh lẽo như những mùi tử khí vây quanh, bởi vậy ăn xong bửa cơm chiều với bà Chánh và Cúc, ông lại vác ba ton sang với vợ bé để xa một cái khung cảnh tang tóc ở ông. Trước khi đi, ông xuống bếp gọi hết tất cả người làm lại và ra nghiêm lệnh:
- Tao cấm chúng bay không đứa nào được đem chuyện này ra kể với bất cứ ai, nhất là cái chuyện ma quỷ nhảm nhí. Đứa nào kể, tao cắt lưởi.
Mọi người sợ hãi im lặng mặc dù trong lòng đều ấm ức vì biết ông Chánh không muốn dân làng khơi dậy cái chết oan uổng của Khuê do ông gây nên.
Rồi một hôm Thủ về làng, mặc đồ nhà binh, cắt tóc ngắn. Dáng điệu tự tin khác với lúc trước, anh tạt qua nhà sau khóa huấn luyện trước khi bổ nhiệm đi đơn vị. Từ hôm Khuê tự tử, Thủ vẩn áy náy khôn nguôi nên mản khóa là anh về ngay. Thủ nói chuyện với mẹ rồi chờ lúc trời nhá nhem tối, lần mò ra thăm mộ Khuê vừa được bà Chánh xây thật lớn. Thủ thắp mấy cây nhang, khấn vái lâm râm rồi tự quay về con đường cũ, tạt vào kho rơm, nơi hẹn hò buổi đầu và cũng là nơi người yêu tự tìm cái chết.
Rẽ vào sân, Thủ thấy rờn rợn nổi gai ốc nhưng dường như có tiếng gọi trong tim thúc giục anh tiến bước. Khung cảnh vẫn như xưa nhưng hoang vắng tiêu điều như có lẫn mùi tử khí. Mà tiêu điều thật, bởi từ sau cái chết của Khuê, ít ai dám lai vãng ra đây. Bình thường kho rơm nhà ông Chánh là chổ trẻ con trong làng vẩn hò hẹn gặp nhau bởi ngoài căn nhà rộng che nắng mưa, ngoài những đống rơm khổng lồ, còn có vườn chuối xung quanh rộng mát và nhất là cái ao ko sâu lắm cho chúng nó tập bơi, bơi chán rồi lăn ra đống rơm mà ngủ hoặc tìm các tổ chim hay hái trộm ổi non trên bờ ao. Bây giờ thì khong còn một bóng người lai vãng, chẳng riêng gì trẻ con mà ngay cả người nhà ông Chánh, bất đắc dĩ phải ra gánh rơm, cũng thấy rờn rợn và ko dám đi một mình, không dám nán lại lâu.
Hôm nay Thủ bước vào lúc trời vừa sập tối, anh mở to mắt, rón rén đặt chân lên thềm. Từ đống rơm trước sân, con chim cú khổng lồ thình lình bay vụt ra lao về phía Thủ, tiếng kêu thất thần khiến anh hoảng hốt ngồi sụp xuống và sợ hãi đến gần đứng tim. Anh nín thở lấy lại bình tỉnh, đưa mắt nhìn quanh. Nơi đây từng ghi dấu những hẹn hò với Khuê, giờ này chỉ thấy rờn rợn không gian như lạc vào bãi tha ma. Thủ đặt tay lên ngực tự trấn an. Từ bờ ao sau nhà, tiếng ếch nhái đưa lại làm khung cảnh càng thêm não nề.
Thủ thọc tai vào túi quần tìm hộp diêm, anh lấy một nắm rơm đốt lên trên hè rồi nhìn quanh. Vớ khúc nứa khô cháy giở châm mồi làm thuốc. Ngay dưới chân anh, cái võng cói sờn rách vẫn nằm sát bức vách. Chính trên cái võng này dạo trước căng trong nhà, anh đã cùng Khuê nằm trìu mến bên nhau. Chả hiểu sao giờ này ai vứt ở đây? Anh tự hỏi rồi cúi xuống cầm cái vơng lên, tức thì một làn gió buốt thổi ào tới, rồi tiếp theo là tiếng khóc não ruột từ sau nhà vọng lại.
Từ lúc Thủ cầm cái võng, anh như người bị thôi miên, hoàn toàn mất hết chủ động. Anh ngơ ngác, tay cầm cây đuốc, tay nắm cái võng lửng thửng đi vòng ra khu vườn sau nhà như bị lôi cuốn bởi tiếng khóc nảo ruột lúc nghe thật gần, lúc lại thật xa. Anh lại đứng nhìn xuống ao một lúc rồi quay về hiên trước cột cái võng lên mái nhà.
Sáng hôm sau, ông Chánh đang ngồi uống trà một lúc thì có người đàn bà trong làng hớt hải chạy vào tìm. Ông mới từ nhà vợ bé trở về được mấy hôm nhưng chắc là sắp đi vì hai mẹ con bà Chánh công khai tỏ thái độ rất lạnh lùng đối với ông. Người đàn bà quăng cái cuốc trước thềm, mặt cắt không con giọt máu, ấp úng thưa:
- Bẩm cụ...kho..kho..kho rơm của cụ...có...có..người thắt cổ chết ạ.
Bà Chánh đang ở trong buồng loáng thoáng nghe vội chạy lao ra. Từ ngày Khuê mất, bà vẩn giận chồng, ít khi nói chuyện, ít khi ngủ chung. Bà thảng thốt hỏi người đàn bà:
- Chị nói cái gì? Ai thắt cổ? Đàn ông hay đàn bà?
Rồi bà Chánh cất tiếng gọi lớn:
- Cúc ơi...Cúc, có dưới nhà không?
Người đàn bà ú ớ phân trần::
- Bẩm, con...con..nào có biết...là ai ạ! Sáng nay con đi làm cỏ, ngang qua kho rơm nhà cụ, nom vào thì thấy có người treo cổ ngay ngoài hè, con...con..hãi quá, chạy vội về đây...tìm..hai..cụ ạ!
Ông Chánh cũng đặt cốc nước, đứng lên theo vợ và ngắt lời:
- Đàn ông hay đàn bà?
- Bẩm....chắc đàn ông ạ.
Bà Chánh gắt:
- Sao lại chắc với không? Đàn ông hay đàn bà thì phải biết chứ?
Người đàn bà phân trần:
- Bẩm...con...con..có dám..lại gần đâu ạ, nhưng chắc là đàn ông.