Dịch giả: LÂM HOÀNG MẠNH - NGUYỄN HỌC
NGUỒN THAM KHẢO

     ó một số vấn đề về tài liệu gây khó khăn đối với tiểu sử Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã viết hai cuốn sách ngắn tự thuật tiểu sử, cũng như một số bài báo, dưới tên giả. Một trong những cuốn sách tự thuật tiểu sử là “Vừa đi đường vừa kể chuyện”, tác giả T. Lan, có lẽ chưa hề được dịch ra tiếng nước ngoài. Cuốn khác, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” mang tên tác giả nhà sử học không có thực Trần Dân Tiên, được Hồ Chí Minh viết cuối thập niên 1940 và đã được dịch ra vài thứ tiếng. Bản tiếng Anh lược bớt cuốn sách này có tên “Glimpses of the Life of Hồ Chí Minh: President of the Democratic Republic ò Vietnam” được NXB Ngoại văn, Hà Nội phát hành năm 1958. Một bản dịch dài hơn sang tiếng Pháp xuất hiện trong cuốn sách “Những kỷ niệm về Bác Hồ” do NXB Ngoại văn, Hà Nội phát hành 1967 dưới nhãn “Nguyễn Ái Quốc”, tác giả Trần Dân Tiên. Một bản bằng tiếng Trung do NXB Ba Nguyên Tư Ốc, Thượng Hải, phát hành tháng 8-1949 dưới tên “Tiểu sử Hồ Chí Minh” có lẽ là bản hoàn chỉnh nhất, nhưng khó thu nhận. Vì bản tiếng Anh và Pháp là dễ đọc hơn cho độc giả, nên tôi quyết định trích dẫn chúng ở chú thích
Vấn đề thứ hai, sự giống nhau của nhiều cuốn sách tiếng Việt viết về Hồ Chí Minh cũng như về diện mạo cách mạng Việt Nam. Tôi làm hết sức mình để làm rõ ràng khi trích dẫn những nguồn như thế, nếu độc giả quan tâm đến gốc gác những tài liệu dó, có thể xem thông tin chính xác ở cuối trang này. Một trường hợp khác, trong Hồ Chí Minh Toàn tập, xuất bản lần I và II, thì bản in lần thứ hai thường không có những tài liệu như trong bản in đầu tiên. Vì bản in lần đầu tiên Hồ Chí Minh Toàn tập chắc chắn có trong nhiều thư viện ở Mỹ, nên tôi trích dẫn bản này bất cứ khi nào có thể được
Vấn đề thứ ba, việc sử dụng tiếng Việt. Tiếng Việt có các dấu trong nguyên âm để phân biệt khi phát âm. Một số sách gần đây về xã hội Việt Nam thường gắn dấu kết hợp với chữ. Tôi quyết định không làm như thế trong cuốn sách này, vì chúng chắc chắn làm rối độc giả không thạo tiếng Việt. Những độc giả biết tiếng Việt, trong mọi trường hợp, sẽ quen nhiều từ và cụm từ tiếng Việt xã hội trong bài hoặc chú thích
Cuối cùng, về tên gọi thích hợp. Nhân dân Việt Nam, giống Trung Quốc, đặt họ đầu tiên, rồi tên đặt tiếp theo. Tuy nhiên, trong thập niên gần đây, để chỉ những cá nhân, người ta thường dùng tên của họ. Ngô Đình Diệm, từng là Tổng thống Nam Việt Nam, được gọi Tổng thống Diệm. Tuy vậy, Hồ Chí Minh được gọi là Chủ tịch Hồ, Hồ Chủ tịch, có lẽ do tên Hồ Chí Minh là một bí danh lấy từ tiếng Trung. Những nhân vật khác như Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng, thường được dùng tên là Giáp và Đồng
VỀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để tránh dài dòng trong mục chú thích, với những tài liệu xuất hiện thường xuyên, chỉ ghi tên tác giả và tên tài liệu, lược đi phần xuất xứ. Nếu độc giả quan tâm đến xuất xứ tài liệu có thể xem dưới đây:
“Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử” (NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1992)
“Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, 1924-1927”, (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998)
 “Những kỷ niệm về Hồ Chí Minh” (NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1967). Tập hợp những bài báo và hồi ức của những đồng sự của Hồ Chí Minh
“Những mẩu chuyện về thời niên thiếu của Bác Hồ”, (NXB Sự thật, Hà Nội, 1985)
Alain Ruscio, ed., “Những bài viết của Hồ Chí Minh, 1914-1969” (NXB L’Harmattan, Paris)
Alain Ruscio, ed. “Những người cộng sản Pháp và chiến tranh Đông Dương, 1944-1934 (NXB L’Harmattan, Paris, 1985)
Bernard Fall, ed., “Hồ Chí Minh trong Cách mạng: Tuyển tập 1920-1966”, (NXB Praeger, New York 1967)
CAOM: Trung tâm lưu trữ Outre-Mer, tỉnh Aix-en, Pháp
Charles Fourniau và Léo Figueres, “Hồ Chí Minh: Người đồng chí của chúng tôi” (NXB Xã hội, Paris, 1970)
CO: Văn phòng Thuộc địa. Những tài liệu nằm ở Văn phòng Lưu trữ Công cộng, London và Hong Kong
Đặng Hoà, “Bác Hồ: Những năm tháng ở nước ngoài” (NXB Thông tin, 1990)
David G. Marr, “Việt Nam chống chủ nghĩa thực dân, 1885-1925” (NXB Đại học California, Berkeley, California, 1971)
David Halberstam, “Sơ lược tiểu sử Hồ Chí Minh”, (NXB Random, New York, 1971)
Hồng Hà, “Hồ Chí Minh trên đất nước Xô viết”, NXB Văn học Chính trị Moscow, 1986, dịch từ bản tiếng Việt, “Hồ Chí Minh trên đất nước Lenin”, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1980
Hồng Hà, “Thời niên thiếu của Bác Hồ”, NXB Thanh niên, 1994
HZYZ: Hoàng Tranh, “Hồ Chí Minh và Trung Quốc” (NXB Jiefang Zhun, Bắc Kinh, 1987)
Jean Lacouture, “Hồ Chí Minh: Tiểu sử một chính trị gia”, Peter Wiles dịch sang tiếng Anh (NXB Vintage, New York, 1968)
JPRS: Cơ quan nghiên cứu liên hợp xuất bản (Washington D.C)
Kobelev, “Hồ Chí Minh”, NXB Tiến Bộ, Moscow, 1989
Nguyễn Đắc Xuân, “Thời niên thiếu của Bác ở Huế”, NXB Trẻ, t.p HCM, 1999)
Nguyễn Đắc Xuân, “Thời niên thiếu của Bác ở Huế”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 186 (tháng 5 và 6-1979)
Nguyễn Khắc Huyến, “Mộng ước đã thành” (NXB Collier, New York, 1971)
Nguyễn Thanh, “Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Pháp” (NXB Thông tin Lý luận, 1988)
Nguyễn Thanh, “Quốc tế Cộng sản và Cách mạng ở Đông Dương”, trong Tạp chí Cộng sản (tháng 2-1983)
OSS: Cơ quan công tác chiến lược (Tìền thân Cục tình báo Hoa Kỳ, giải tán 11-1945 thay bằng CIA)
Phan Bội Châu, “Phan Bội Châu niên biểu” (Tạp chí Văn Sử Địa, Hà Nội, 1955, trang 55)
SLOTFOM: Văn phòng Liên lạc các vùng lãnh thổ Outre-Me, Pháp
Sokolov, “Quốc tế Cộng sản và Việt Nam”, NXB Iv Ran, Moscow, 1998
Sơn Tùng, “Chuyện thời niên thiếu Bác Hồ ở Huế”, báo “Tin tức Việt Nam”, tháng 4-1976
SPCE: Cơ quan bảo vệ Quân đoàn Viễn chinh. Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ tỉnh Aix-en, Pháp
Stein Tonnesson, “Cách mạng Việt Nam năm 1945: Roosevelt, Hồ Chí Minh, và De Gaulle trong chiến tranh thế giới” (NXB Sage, London, 1991)
T. Lan “Vừa đi đường, vừa kể chuyện”, (NXB Sự thật, 1976)
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (Hà Nội)
Thép Mới, “Bác Hồ tại Quảng Châu”, báo “Tin tức Việt Nam”, tháng 5-1976
Toàn Tập I: Hồ Chí Minh Toàn tập in lần thứ nhất (10 tập), NXB Sự thật, 1980-1989
Toàn Tập II: Hồ Chí Minh Toàn tập in lần thứ hai (gồm 12 tập), NXB Chính trị Quốc gia, 1995-1996
Trần Dân Tiên, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” (NXB Ngoại văn Hà Nội, 1958)
Trịnh Quang Phú, “Từ làng Sen đến bến Nhà Rồng”, NXB Văn Học, t.p HCM, 1998
Trung tâm sao chép microfilms các tài liệu của Bộ Ngoại giao, Hoa kỳ, hiện nay được lưu trữ tại Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (College Park, Md)
UPA: NXB Đại học Mỹ
USNA: Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (College Park, Md)
Võ Nguyên Giáp, “Từ nhân dân mà ra” (NXB Quân đội Nhân dân, 1964)
William Duiker, “Sự trỗi dậy chủ nghĩa dân tộc ở Việt Nam, 1900-1941” (NXB Đại học Cornell, Ithaca, New York, 1976)
ZYG: Quốc Minh, “Bốn mươi năm quan hệ Hoa-Việt”, NXB Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, 1992
Hết

Xem Tiếp: ----