Dịch giả: LÂM HOÀNG MẠNH - NGUYỄN HỌC
CHƯƠNG IX (tt)

     ại Đông Nam Á, quân đội Nhật ở Đông Dương kiểm soát tương đối vững chắc, nhưng việc lật đổ chính phủ Vichy ở Pháp sau chiến dịch đổ bộ vào Normandy tháng 6-1944 khiến hàng ngũ quan chức quân sự và dân sự Pháp ở Đông Dương muốn ngả sang phía phong trào Nước Pháp Tự do của Charles de Gaulle, vì thế Tokyo nghi ngờ hơn về lòng trung thành trong tương lai của Toàn quyền Jean Decoux trong liên minh với Nhật Bản. Chính quyền chiếm đóng Nhật Bản ở Đông Dương tăng cường tranh thủ lòng trung thành dân chúng địa phương với chế độ của họ.
Trong lúc ấy, các đồng chí của Hồ Chí Minh cố gắng mở rộng căn cứ phong trào cách mạng khắp miền phía bắc Đông Dương. Năm 1942 và đầu 1943, cán bộ Việt Minh bắt đầu xây dựng những căn cứ du kích, mở rộng ảnh hưởng chính trị của Mặt trận ở các tỉnh miền núi bao quanh đồng bằng sông Hồng. Trong lúc ấy, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về hình thành Mặt trận Việt Minh đã tới tay các đảng viên miền nam khoảng năm 1942 hoặc 1943. Họ bắt đầu xây dựng lại phong trào một cách cần mẫn ở các tỉnh khác nhau dọc duyên hải Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Những cán bộ đảng khác cố gắng xây dựng “an toàn khu” nhỏ cho Ban Thường Vụ, (gồm Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt và Hoàng Văn Thụ), ở Bắc Ninh, cách đông bắc Hà Nội 25 km. Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, Pháp đã bắt gần hết những cán bộ đảng trong vùng, nhưng khi họ trở lại thì Ban Chấp hành đã lập ra được một “đơn vị tác chiến” nhỏ ở Hà Nội để khởi đầu công tác tuyên truyền trong phong trào người lao động ở đây. Cho đến cuối năm 1942, hơn một ngàn công nhân đã gia nhập Hội Cứu Quốc địa phương. Những tổ chức tương tự cũng được lập ra cho thanh niên và phụ nữ. Một đơn vị du kích nhỏ được thành lập ở sân bay Gia Lâm, sát ngay phía bắc thành phố, như là bước đầu tiên để tạo ra an toàn khu cho giới lãnh đạo đảng trong vùng.
Từ những căn cứ ngoại thành Hà Nội, Ban Thường vụ theo sát tình hình chung trong vùng và tình hình thế giới, đồng thời duy trì liên lạc với tất cả những tổ chức đảng khắp Đông Dương. Ngay sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng tháng 12-1941, Tổng bí thư Trường Chinh đưa ra một thông cáo phân tích tình hình thay đổi cục diện trên thế giới có thể ảnh hưởng đến vận mệnh của nhân dân Việt Nam như thế nào, đảng phải ứng phó ra sao. Trong bài “Chiến tranh Thái Bình Dương và nhiệm vụ cấp bách của Đảng”, ông tuyên bố, trong trường hợp quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa can thiệp vào Đông Dương, lực lượng Việt Minh sẽ đón tiếp và giúp đỡ họ, đồng thời cảnh báo, họ không nên đến như một kẻ xâm lược. Ông nghĩ điều tương tự khi Anh và Mỹ cũng quyết định xâm chiếm Đông Dương, trong trường hợp đó Đảng sẽ vui lòng có những nhượng bộ về nguyên tắc để có được sự giúp đỡ của họ. “Nếu họ đồng ý giúp đỡ cách mạng ở Đông Dương”, ông nói, “chúng ta có thể chấp nhận cho họ những ưu đãi kinh tế”. Nhưng nếu họ đến để trợ giúp phong trào Nước Pháp Tự do của Charles de Gaulle khôi phục quyền cai trị của Pháp tại khu vực này, “chúng ta sẽ phản đối mãnh liệt và tiến hành cuộc chiến đấu của chúng ta để giành độc lập”. Nếu quân đội Anh và Mỹ kéo tới địa phương, ông chỉ thị, cán bộ đảng huy động sự ủng hộ của nhân dân tạo được chính quyền cách mạng, bước vào những cuộc thương lượng với Lực lượng Đồng Minh vừa kéo đến. Ông cảnh báo “Chúng ta phải cảnh giác chống lại ảo tưởng cho rằng Tưởng Giới Thạch và quân đội Anh - Mỹ sẽ mang lại tự do cho chúng ta. Trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, hiển nhiên chúng ta cần tìm kiếm đồng minh - thậm chí đồng minh tạm thời, dao động hoặc có điều kiện - cuộc đấu tranh phải đạt được kết quả không ít hơn những cố gắng của chính chúng ta”.
Để kết luận, Trường Chinh phê bình những toan tính của những phần tử “cánh tả” hăng tiết vịt trong Đảng, những người này muốn phát động nổi dậy toàn dân khi Trung Hoa kéo quân vào. Ông cảnh báo “Những điều kiện cho một cuộc nổi dậy ở Đông Dương vẫn chưa chín muồi”. Phong trào ở khu vực nông thôn phát triển mạnh mẽ hơn ở thành phố và ở Việt Nam mạnh hơn ở Lào và Campuchia. Trường Chinh nhấn mạnh, trong trường hợp những điều kiện chín muồi ở một địa phương nào đấy, một chính quyền nhân dân lâm thời có thể được thành lập ở đó trước khi tổng khởi nghĩa.[27]
Đầu năm 1943, triển vọng can thiệp vào Đông Dương của Lực lượng Đồng Minh tăng lên. Để chuẩn bị cho khả năng này, cuối tháng 2-1943, Trường Chinh triệu tập cuộc họp Ban Thường Vụ tại làng Võng La, phía tây bắc Hà Nội. Theo quan điểm của Ban Chấp hành, mặc dù phong trào cách mạng vẫn còn một số thiếu sót, nhưng cũng có những tiến bộ lớn. Do vậy, Ban Chấp hành quyết định bắt đầu kế hoạch tổng khởi nghĩa. Tăng cường nỗ lực ở tất cả các vùng để xây dựng lực lượng chính trị và quân sự của phong trào. Mở rộng phong trào công nhân, bởi vì thiếu sự tham gia của nhân dân thành thị khó có thể thành công ở khu vực sinh tử của kẻ thù. Ban Chấp hành kêu gọi mở rộng các tổ chức công nhân, mở rộng mặt trận dân chủ thu hút kiều dân Pháp có thiện cảm với phong trào Nước Pháp Tự do và Hoa Kiều, cũng như tất cả những người Việt Nam yêu nước.[28]
Trong khi Ban Thường vụ đang thu xếp công việc, những người lãnh đạo đảng ở hai căn cứ địa Cao Bằng và Bắc Sơn - Võ Nhai tổ chức hội nghị riêng tại Lũng Hoàng, huyện Hoà An, sát tây bắc Cao Bằng. Để chống lại việc Pháp tăng cường đàn áp phong trào, họ quyết định ghép hai căn cứ địa và mở một đường giao liên về đồng bằng sông Hồng coi!!!15272_14.htm!!! Đã xem 29807 lần.

Nhân Ảnh xuất bản 2014
Bìa: Tạ Quốc Quang
Trình bày: Lê Hân Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Thanh Vân đưa lên
vào ngày: 18 tháng 11 năm 2014