Chương Hai Ba Mươi
Vĩnh Biệt Sĩ Phú, Vĩnh Biệt Người Tình

     ùng lúc anh ra đi, khoảng 10 giờ đêm bên Hawaii, đứa con gái lớn của tôi bỗng nhiên thấy một con bướm thật to, màu xanh dương đậm, cứ bay lượn chung quanh người của cháu không rời thật lâu. Cháu nói đây là lần đầu tiên trong đời mà một con bướm bay lượn chung quanh cháu như vậy. Một người quen của cháu thấy vậy buột miệng nói: Nếu bướm bay lượn như vậy là điềm chẳng lành. Bướm bay trong đêm tối như vậy là tượng trưng cho linh hồn của một người thân vừa nằm xuống và từ thế giới khác đang về thăm viếng cô đó!
Sau nửa đêm bên Hawaii, cháu vội vàng gọi gấp về cho tôi:
- Mom, tất cả mọi chuyện đều bình an chứ?
- Mom thì bình an, còn Phil thì không.
- Chuyện gì đã xảy ra?
- Phil đã mất. Phil không còn trên đời này nữa.
Con gái của tôi òa khóc sụt sùi. Cô rất hối hận vì những ngày cuối cùng tôi năn nỉ cô giúp tôi lo cho anh một tay, nhưng cô lấy lý do là rất bận rộn, cứ viện hết lý do này đến lý do khác không chịu giúp tôi. Giờ đây, có hối hận thì cũng đã quá muộn rồi. Tôi cứ để cô khóc trong điện thoại...cô kể cho tôi nghe chuyện con bướm lượn quanh người cô trong đêm tối, báo tin anh đã ra đi.
Ngày 19 tháng 7 năm 2000
Bảy giờ rưỡi sáng, tôi gọi Nguyễn Sĩ Trường Sơn để làm một việc thật khó khăn nhất, đó là báo tin Bố đã qua đời.
Vừa nghe tiếng tôi, Trường Sơn hỏi dồn dập:
- Cô Lan đó hở cô, bố con như thế nào cô, bố con có khỏe không cô Lan?
Tôi khổ sở cho Sơn biết tin buồn. Trường Sơn đón nhận tin một cách đau đớn. Anh Sĩ Phú đã từng nói với tôi:
- Sơn nó thương anh lắm. Sơn nó cũng dễ xúc động như anh vậy, tính tình cũng rất hiền hòa và sống bằng nội tâm... cũng như anh.
Ngày hôm ấy, chúng tôi nói chuyện rất lâu. Tôi an ủi Sơn rất nhiều. Sơn nói với tôi là bên VN, Sơn và các em sẽ làm tang lễ cho bố cũng y như bên Mỹ. Sơn chân thành cảm ơn tôi đã thay thế anh em Sơn, lo cho bố tận tình cho đến ngày cuối cùng. Công ơn ấy Sơn và các em sẽ không bao giờ quên.
Gần chín giờ tôi gọi Minh Phượng báo tin buồn. Không ai mà không xúc động trước tin anh ra đi đột ngột. Phượng cũng không ngoài trường hợp đó. Phượng báo tin cho Việt Dzũng hay liền. Sau phần tin tức, Việt Dzũng gọi điện thoại và chia buồn cùng tôi:
- Chị Ngọc Lan, em chia buồn cùng chị, anh ra đi như thế nào? Chị có thể cho em biết?
Tôi kể sơ qua cho Việt Dzũng nghe.
- Chị ơi, một chút nữa em sẽ mời chị on air cho chúng em nói chuyện với chị nhé!
Tôi từ chối.
Dzũng năn nỉ:
- Tụi em gọi chị, chị không cần phải vào phòng thu, chị nói chút xíu thôi, nếu chị không muốn nói nhiều. Nhưng chúng em cần thông tin quan trọng này cho thính giả biết, chị nhé!
Tôi đành bằng lòng.
Sau đó, không cúp điện thoại, Dzũng thông báo luôn trên đài sự từ giã cõi đời của Nam Danh Ca Sĩ Phú. Việt Dzũng giới thiệu tôi với thính giả.
Tôi chào thính giả và cho họ biết anh ra đi như thế nào và lúc nào. Những thính giả nào đã có dịp được nghe tôi nói trong ngày hôm ấy có lẽ cũng không quên những lời Sĩ Phú nói với tôi như một lời nhắn nhủ đến bạn bè và thính giả của anh:
- Hãy thương yêu nhau, hãy gìn giữ nhau và cố gắng đùm bọc lấy nhau để sống. Hãy giữ gìn sức khỏe quý báu vì để mất đi rồi, chúng ta sẽ mất tất cả. Anh cảm ơn thính giả đã yêu mến anh trong bao nhiêu năm qua. Anh mong rằng tiếng hát của anh sẽ mãi mãi còn lưu lại trong tim của quý vị thính giả yêu mến của anh.
Tôi chào thính giả và Việt Dzũng. Buông ống điện thoại xuống, tôi òa khóc nức nở, tôi khóc tức tưởi thật lâu, thật nhiều. Chị Mộng Lan của đài phát thanh Little Sàigòn gọi tôi, một lần nữa, chị muốn phỏng vấn nhưng tôi xin lỗi chị tôi không thể nào lên đài phát thanh được nữa, xin chị và quý đài đừng buồn vì tôi không thể nào tiếp tục lên tiếng khi mà trái tim của tôi đang rướm máu.
Chị Mộng Lan thông cảm, chia buồn cùng tôi.
Suốt buổi sáng hôm ấy, tôi nằm vật vã trong phòng. Ba giờ chiều, tôi gượng dậy để đi gặp Minh Phượng và cùng đến nhà quàn Peek Family Home để bàn việc tang lễ cho anh.
Sau đó đến chùa Liên Hoa. Nơi đây chúng tôi được Hòa Thượng Thích Chơn Thành đón tiếp rất ân cần.
Sau khi xem ngày tháng, Ngài cho tôi chúng tôi biết là những ngày sắp đến thứ Sáu, thứ Bảy, và Chủ Nhật rất tốt cho việc tang lễ và mai táng. Nhân dịp này, Ngài ban cho anh pháp danh Phổ Quý.
Nhưng sau đó, nhà quàn lại cho tôi hay là theo luật của thành phố, anh không thể được hoả táng trong vòng cuối tuần đó vì người ta phải đến giảo nghiệm xác của anh thật kỹ trước khi hỏa táng. Nếu anh được chôn thì mọi sự dễ dàng hơn nhiều, anh có thể được chôn nội cuối tuần đó. Tôi nói với cô nhân viên nhà quàn:
- Ðây là một tin như sét đánh ngang tai cho tôi. Tôi muốn cho tang lễ của anh ấy diễn ra trong những ngày cuối tuần để thính giả ái mộ có thể đến thăm viếng và tiễn đưa anh. Ngày thường ai cũng đi làm việc hết. Làm sao mà người ta đi thăm anh cho được, không lẽ ai cũng nghỉ việc cả?
Nhưng cô nhất quyết là tang lễ không thể nào diễn ra trong 3 ngày cuối tuần được.
Tôi lại phải gọi điện thoại cho Hòa Thượng Chơn Thành một lần nữa để nhờ Ngài xem lại ngày giùm tôi. Ngài nói:
- Ngày tốt nhất cho tuần sau nhất định phải là ngày 24, 25, 26 tức là ngày thứ Hai, Ba và thứ Tư. Con chỉ có thể lo làm tang lễ và mai táng anh Sĩ Phú trong 3 ngày đó mà thôi vì những ngày cuối tuần rất xấu.
Vì thế cho nên, tang lễ đã diễn ra đúng như vậy. Rất nhiều thính giả sau này gọi điện thoại cho tôi, tỏ vẻ rất tiếc vì đã không thể đi dự tang lễ của anh được vì họ phải đi làm. Thôi đành chịu vậy, chứ biết nói sao bây giờ?
Cuộc đời anh có quá nhiều rối rắm, vậy mà đến lúc chết vẫn còn rắc rối. Rối rắm sẽ còn theo mãi anh cho đến bao giờ?
Buổi tối, Phượng muốn tôi đến nhà Phượng ngủ để chị em có nhau trong ngày đau buồn nhất của tôi vì Phượng sợ tôi cô đơn. Ngày xưa tôi thường hay đến nhà Phượng lắm, nhưng vì còn quá nhiều công việc phải làm cho anh và vì tôi còn quyến luyến với anh trong ngôi nhà của tôi, tôi không muốn rời nhà, tôi nói với Phượng:
- Cảm ơn Phượng, nhưng không sao đâu em, chị ngủ ở nhà một mình cũng quen rồi. Có gì cần thì chị sẽ gọi Phượng.
Chia tay Phuợng, tôi về nhà ngồi viết ra tờ giấy liệt kê theo thứ tự từ trên xuống dưới những công việc phải làm và trong vòng ba ngày, tôi từ từ làm hết tất cả những gì tôi đã ghi ra.
Ngày 20 tháng 7 năm 2000
Tôi gọi chị Phúc để bàn về đám tang, tôi nhờ chị lo việc xé khăn tang giùm tôi vì tất cả các chuyện khác tôi đã lo xong gần hết rồi. Tôi nhờ chị nói với cô Kim Uyên, việc để tang cho anh là tự nguyện, tôi sẽ không hỏi cô, nếu cô và người con của cô muốn để tang cho anh thì chúng tôi sẽ xé một khăn tang cho cô.
Tôi đi ra ngoài tiệm hoa để đặt hoa tang cho anh, tôi đặt mua cho ba người con của anh ba giàn hoa cho Bố. Mỗi vòng hoa của mỗi người con, tôi ghi những dòng chữ thật ngọt ngào thương yêu của con gửi hoa tặng Bố. Tôi mua giùm cho chị Phúc và anh Bảo mỗi gia đình một giàn hoa tang. Tôi có nhắn hỏi cô Kim Uyên nếu muốn tặng cho anh một giàn hoa thì tôi sẽ sẵn sàng đặt giùm cô luôn thể, nhưng cô không trả lời. Riêng tôi, tôi tha thiết gửi về anh một giàn hoa hình trái tim màu trắng bị rạn nức bởi một vết tím kết bằng hoa tím và một giàn hoa Lan trắng để trên quan tài của anh.
Tôi đến tiệm hoa Melody của chị ca sĩ Phương Hồng Quế để mua thêm thật nhiều hoa để bàn thờ anh và tiện đó, tôi mua thêm cho anh một giàn hoa có khoảng hơn 50 hồng nhung tuyệt đẹp, có lẽ đó là giàn hoa tươi đẹp nhất cho tang lễ mà chị Phương Hồng Quế đã đặc biệt chưng bày cho anh Sĩ Phú, vốn là một người bạn quý của chị.
Tôi đi chợ mua nhang đèn và tất cả những gì Hòa Thượng Chơn Thành căn dặn để chuẩn bị cho ba ngày tang lễ. Tôi về nhà xem báo quảng cáo để tìm một người thợ quay phim và tôi nhắn Bébé Hoàng Anh đến chụp hình ngày phát tang và ngày tiễn đưa anh giùm tôi. Tôi đi đặt bánh trái để gia đình và quan khách đến dự có một chút gì ấm lòng.
Tôi lo trong lo ngoài, không thiếu gì hết. Cứ đọc cái bản liệt kê những gì phải làm và theo đó mà làm.
Ngày 23 tháng 7 năm 2000
Rỗi rảnh được đôi chút, tôi đi tìm các nơi bán báo để tìm mua lại hết những tờ báo có thông tin về sự ra đi của Sĩ Phú. Tôi rất ngạc nhiên nhận xét rằng ngoại trừ ba tờ nhật báo lớn ở quận Cam đã thông tin khá đầy đủ, có rất ít báo chí khác nói về cái chết của anh, nếu có thì cũng chỉ đăng vắn tắt mà thôi. Tôi đành gom hết những tờ báo này lại để dành làm tài liệu về sau. Dù rất bận rộn, nhưng tôi cũng cố gắng đọc những bài báo này xem họ nói gì. Ða số những bài báo nói không đúng một phần nào về anh, bởi lẽ, anh sống quá cách biệt với thế giới ồn ào bên ngoài, cho nên ít người biết gì nhiều về Sĩ Phú.
Khi nói về đêm ra mắt CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ, hầu hết các báo nói rằng tất cả bạn bè của anh đã giúp anh thực hiện CD này. Tôi xin được sửa lại là, các anh chị em nghệ sĩ yêu quý của anh đã đến hỗ trợ tinh thần và giúp anh thực hiện đêm ra mắt CD này thì đúng hơn. Như tôi đã kể ở những đoạn đầu, chính Sĩ Phú, với sự hỗ trợ tinh thần của tôi, là người thực hiện CD này bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh trong vòng gần 2 năm, trước khi anh ngã bệnh chứ không có một sự giúp đỡ từ bất cứ ai. Hơn nữa Sĩ Phú không phải là người dễ dàng chịu nhận một sự giúp đỡ nào hết về mặt tiền bạc vì bản tính khí khái kẻ sĩ của anh. Nếu cần, anh âm thầm chịu đựng chứ anh nhất định không xin xỏ ai hết. Bằng chứng là anh đã khước từ một đêm tương trợ có thể đã đem khá nhiều tiền đến cho chúng tôi.
Ngày 24 tháng 7 năm 2000
Chín giờ sáng, tôi đã có mặt tại nhà quàn. Người đầu tiên tôi gặp là ông Hân Trường ở thành phố Thị Trấn Giữa Ðàng (Midway City), một thính giả rất yêu mến tiếng hát Sĩ Phú.
Ông cho tôi biết:
- Ðã ba ngày nay, ngày nào tôi cũng đến nhà quàn để thăm viếng anh Sĩ Phú vì tôi tưởng là cô sẽ làm lễ cho Sĩ Phú trong ba ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ Nhật. Tôi đến đây lặng lẽ, không thấy ai, nhưng ngày nào tôi cũng đến. Tin Sĩ Phú mất làm tôi bàng hoàng, sững sờ, tôi không thể ngờ anh Sĩ Phú lại ra đi quá sớm như vậy. Tôi tuy chưa bao giờ gặp mặt Sĩ Phú, nhưng với tôi, tiếng hát Sĩ Phú đã là một phần đời sống của tôi. Tôi xem anh Sĩ Phú như là một người bạn tâm linh, tri kỷ của tôi. Giờ đây, khi anh Sĩ Phú mất đi, tôi có cảm tưởng như một nửa phần hồn của tôi cũng đã mất theo.
Tôi cảm động vô cùng về những lời của ông Hân. Tôi nghẹn lời, không ngờ Sĩ Phú lại có được những thính giả yêu mến anh đến như vậy. Tôi cảm ơn ông về những lời lẽ ca ngợi chân thành đó. Tôi xin ông viết tên ông và số điện thoại vào quyển sách thăm viếng để một ngày nào đó có dịp tôi sẽ liên lạc ông.
Nhưng tôi có ngờ đâu, đây là một sự mở đầu của hàng loạt tâm sự của những thính giả nói về Sĩ Phú. Xin quý vị theo dõi ở chương sau.
Ðúng mười giờ sáng, Hòa Thượng Thích Chơn Thành, viện chủ chùa Liên Hoa điều iv>- Ðúng như vậy, tôi chỉ làm phận sự, tôi cho ông Phú uống thuốc theo toa của bác sĩ.
- Thưa cô, tôi không nghĩ như vậy. Xin cô nói lại với bác sĩ là tôi không bằng lòng ông ấy cho chồng tôi uống thuốc an thần nữa. (Tôi lắc đầu) Tôi không thể hiểu được....
Cô y tá lui ra, có lẽ cô gọi bác sĩ Liao...
Mười phút sau, cô và một cô khác trở lại. Hai cô cố thuyết phục tôi:
- Cô Lan, tại sao cô không muốn ông Phú uống thuốc an thần?
- Vì thuốc này làm cho chồng tôi bị gần như hôn mê luôn từ ngày thứ hai đến giờ. Bây giờ cho anh ấy uống thêm tức là sẽ khiến cho ông ấy không bao giờ tỉnh dậy hết. Thuốc này có thể là tốt cho một số người nào thật sự cần nó để tìm sự yên nghỉ, nhưng chồng tôi đang bị bướu óc, thuốc này sẽ đánh cho anh ấy ngã luôn ( It will knock him down).
Cô y tá nhìn thẳng vào mắt tôi, van lơn:
- Cô Lan, xin cô hãy nghe lời chúng tôi nói, ông Phú bị bệnh quá nặng rồi, nếu ông ấy có sống, ông ấy sẽ rất khổ sở vì sẽ đau đớn rất nhiều, vì phổi và óc của ông ấy không còn tốt nữa. Tốt hơn hết là chúng ta hãy giúp ông ấy đi sớm để ông ấy không bị hành hạ khổ sở nữa. Cô Lan, cô hãy nghe lời chúng tôi, cô phải để ông Phú đi. You have to let him go. You have to let him go! Ông ấy sẽ không thể nào ra đi được nếu cô không để cho ông ấy đi. You have to give him permission to leave or else, he cannot go.
Tôi nhìn hai bà trân trối. Hai người đàn bà nét mặt thật thanh tú, thật nhân từ, nói chuyện với tôi như hai người sứ giả. Hai bà đem thông điệp đến cho tôi.
- Cô Lan, nếu cô thương ông Phú, thì cô hãy để cho ông được thanh thản tâm hồn ra đi, xin cô đừng níu kéo và giữ ông ấy nữa. Cô nên suy nghĩ lại đi, ông ấy đang muốn ra đi mà đi không đành. Sự quyến luyến sẽ làm cho ông ấy vương vấn, không ra đi được đâu. Cô nên suy nghĩ lại, vì không còn thì giờ nữa.
Tôi hoảng hốt, chạy lại giường nhìn anh, tôi vòng tay tôi ngang người anh, tôi áp má tôi vào má anh, tôi nói với anh:
- Anh ơi, em phải làm gì hở anh. Anh cho em biết đi, anh muốn em làm gì, anh có cho phép hai người này làm những gì họ vừa nói không? Anh ơi, anh có nghe em không?
Anh cục cựa cho tôi biết là anh có nghe lời tôi.
Tôi quay lại nói với hai người y tá:
- Xin các bà cứ làm phận sự đi!
Hai bà mừng rỡ cám ơn rối rít và đi ra.
Còn lại mình tôi....
Nhìn anh nằm đó, nửa tỉnh nửa mê, tôi chợt thấy đau nhói trong tim. Rồi...một nỗi buồn tê tái xâm chiếm tâm hồn làm tôi không thể nào dấu đi giọt lệ đau thương. Hình hài của người đàn ông đang nằm kia là Sĩ Phú thật sao? Anh bệnh nặng và sắp sửa xa lìa chúng ta sao?
Sĩ Phú, người ca sĩ đã từng vang bóng một thời, tiếng hát trữ tình đã làm cho bao nhiêu trái tim thổn thức, giờ đây đang chiến đấu với tử thần để giành lại mạng sống mong manh. Cả một cuộc đời, anh đã đi tìm một hạnh phúc, dù thật đơn sơ...nhưng quá xa vời cho anh....Những tai biến, những thăng trầm, những vất vả của cuộc đời đã có lần làm chùng bước anh đi. Ðã có lần anh muốn buông xuôi tất cả mặc cho định mệnh đẩy đưa.
Mãi đến cuối cuộc đời, vừa tìm thấy một tình yêu cao quý, anh chợt cảm nhận rằng, đời còn đẹp lắm, còn đáng sống lắm. Anh vui mừng đón nhận, anh nâng niu, tha thiết ôm vào lòng. Nhưng trớ trêu thay, đấy cũng chính là lúc mà anh khám phá ra mình đang mang cơn bệnh ngặt nghèo. Ngọc Lan ơi, anh yêu em vô cùng. Ước gì, anh được hết bệnh, anh sẽ sống một cuộc đời hoàn toàn trong sáng, khỏe mạnh, và anh biết sẽ thật hạnh phúc vì anh đã có em.
Anh đã đón được chuyến xe cuối cùng trong cuộc đời, nhưng thay vì đưa anh vào hạnh phúc muôn màu của nhân thế, chiếc xe sắp sửa đưa anh về miền vĩnh cửu để muôn đời cho hậu thế tiếc thương.
Thôi, thế cũng sắp xong một kiếp người. Kiếp lưu đày anh đã trả xong. Nợ trần gian anh sắp dứt. Cánh cửa Thiên Ðường đang mở rộng chào đón anh....
Tôi nghẹn ngào, ôm choàng lấy anh và thì thào với anh trong nỗi đau buồn cùng cực của một con người:
- Anh ơi, thôi anh hãy ra đi. Anh hãy ra đi về miền có ánh sáng chan hòa của Thượng Ðế, của Chúa, của Phật A Di Ðà. Thế gian này có quá nhiều sự đau khổ cho anh, em không muốn anh bị đau đớn nữa. Em cho phép anh ra đi đó. Anh hãy đi đi anh. Em cầu mong Thượng Ðế sẽ đón anh về trên ấy, để anh đời đời vĩnh viễn sẽ được yên vui hạnh phúc trong vòng tay yêu thương của Ngài. Anh ra đi cho vui nhé anh. Em yêu anh, em yêu anh vô cùng, vô tận. Từ nay anh nhớ về gặp em trong tư tưởng nhé anh! Bố ơi, anh ơi...
Tôi đau đớn gục đầu nhìn anh, anh từ từ hé mắt nhìn tôi, rồi từ từ nhắm mắt lại, thở hắt ra ba hơi thở cuối cùng trong đời.
Tất cả không gian rơi vào một sự yên lặng hoàn toàn.
Anh đã từ giã cõi đời.
Mặt anh đổi màu rất nhanh. Tôi sờ vào chân anh, người anh. Hơi nóng vẫn còn trong cơ thể dù cho sự sống đã chấm dứt.
Tôi quay lại nhìn trên tường, kim đồng hồ chỉ đúng 0 giờ 55 phút ngày 19-7-2000. Ngay lúc ấy, một người y tá khác bước vào, cô nói to lên:
- Ông ấy đã đi rồi, ông ấy đã đi rồi. Tôi thấy một Thiên Thần thật ngời sáng đến đưa ông Phú ra đi. Và ngay trong phòng này bây giờ, đang có một Thiên Thần nhỏ nhắn ở laị với cô để bảo vệ và vỗ về cô đó...
Hai người sứ giả khi nãy trở lại. Trong phòng lúc này có mặt 3 người, tôi và thân xác anh yêu dấu của tôi.
Họ nói không biết bao nhiêu lời an ủi tôi. Họ ôm tôi lại và chia buồn. Người đàn bà đã nhìn thấy Thiên Thần khi nãy giờ lên tiếng:
- Tôi thấy một Thiên Thần sáng rực đến đón ông Phú. Tôi cảm nhận được như vậy là do từ bề trên. Vì vậy cho nên tôi chạy vào thì mới biết chắc là ông đã ra đi. Bây giờ gian phòng này không còn Thiên Thần nữa, ông Phú đã ra đi rồi và người Thiên Thần nhỏ bên cô cũng đã ra đi. Nhưng khuya nay, khi cô trở về nhà, vị Thiên Thần này sẽ đưa cô về.
Tôi nhìn anh, tôi sờ tay vào người anh, hơi ấm vẫn còn, tôi cúi xuống hôn anh, tôi hôn tay anh. Bất giác, tôi khóc òa lên, tôi khóc tức tưởi, người tôi run lên bần bật và tôi khóc thét lên. Các cô y tá ôm tôi và họ cứ để cho tôi khóc cho đến nào tôi nín thì thôi. Từ lúc anh ra đi tôi vẫn tỉnh táo một cách lạ thường, bây giờ, bỗng nhiên tôi cảm thấy bơ vơ lạc lõng trên cõi đời này. Lúc anh còn sự sống, dù cho có bệnh nằm đó, tôi biết rằng anh vẫn còn bên tôi. Bây giờ, anh đang nằm kia, nhưng chỉ là một cái xác không hồn mà chút nữa đây sẽ trở thành lạnh giá. Tôi thật sự đã mất anh rồi, anh ơi, bố ơi, người yêu dấu ơi.....thôi rồi! Anh yêu dấu ơi, giờ đã nghìn thu chia cách.
Tôi đau đớn gọi điện thoại cho chị Phúc hay, chị buồn bã không nói nên lời. Chị bị cú sốc nặng nề không biết phải nói gì. Tôi hỏi chị có muốn vào bệnh viện để nhìn mặt anh không, chị trả lời:
- Thôi Lan à, tôi không thể vào đêm nay. Lan đi về đi. Cảm ơn Lan rất nhiều.
Các cô y tá có vẻ thất vọng, vì các cô tin rằng chị sẽ vào thăm em chị lần cuối cùng. Tôi nói với họ:
- Chị của anh ấy buồn lắm. Tôi sợ bà ấy không chịu nổi khi vào đây. Thôi tốt hơn là bà ấy ở nhà vì mấy ngày nay bà ấy thức suốt đêm.
Tôi quay qua cảm ơn tất cả các cô y tá khác đã thương yêu săn sóc cho anh 9 ngày nay từ ngày anh nhập viện. Hai người y tá khuyên lơn tôi khi nãy, nói với tôi:
- Ông ấy đã giúp cô trả lời cho chúng tôi và giúp cho mọi chuyện được dễ dàng. Giờ thì cô không cần phải quyết định nữa và vì thế, cô sẽ không hối hận sau này. Chúng tôi cầu chúc cô sớm được bình an trong tâm hồn. Thượng Ðế sẽ ban phước lành và bội thưởng cho cô sau này.
Họ từ giã lui ra cho tôi đứng một mình với anh. Nét mặt anh thay đổi thật nhanh. Bỗng dưng tôi cảm thấy sợ hãi, vụt chạy ra ngoài. Tôi đứng ngoài cửa nhìn vào phòng anh. Tôi vừa khóc vừa nói lầm bầm trong miệng:
- Vĩnh biệt anh, vĩnh biệt anh yêu dấu, anh Sĩ Phú ơi...!!
Rồi tôi bật khóc, tôi nấc lên:
- Trời ơi, anh đã mất? Anh đã ra đi, có thật không? Trời ơi, người đang nằm nơi kia là Sĩ Phú đấy sao? Trời ơi, anh Sĩ Phú, anh đã chết? Em không thể tin được là anh đã chết. Trời ơi, em không ngờ, em không ngờ anh ra đi vội vã như vậy....anh ơi.. anh ơi...bố ơi...!!!
Tôi nói lầm bầm như một người điên. Một tay tôi xách hai cái ghế xếp, một tay tôi xách một bịch đồ thật nặng, tôi bước đi thật nhanh về phía cầu thang.
Cô y tá trông thấy Thiên Thần khi nãy chạy theo bảo tôi:
- Cô Lan, cô đi về à? Tôi sẽ đưa cô về.
- Cảm ơn cô.
Cô y tá đi bên tôi, nói về cái chết, về cõi thiên đàng, vĩnh cửu. Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi biết cô dù là một người đàn bà Mỹ, nhưng theo một tông phái Thiền mười nấy năm nay. Cô được ơn trên cho phép cô cảm nhận được Thiên Thần đến rước linh hồn của con người khi vừa rời khỏi xác. Cô thấy một Thiên Thần sáng ngời đến đưa anh Sĩ Phú ra đi và cô cũng trông thấy một Thiên Thần khác nhỏ hơn, đã đến bên tôi để vỗ về tôi trong đêm nay.
Cô nói thao thao bất tuyệt với một sự tin tưởng tuyệt đối. Cô còn muốn nói chuyện với tôi thật lâu ở bãi đậu xe, nhưng có lẽ vì bị cú sốc rất mạnh, tôi quá mệt mỏi và người tôi bỗng nhiên run lên vì lạnh, tôi xin phép cô cho tôi đi về.
Cô ôm tôi và chúc lành cho tôi trong những ngày sắp đến.
Tôi rời bệnh viện UCI vào lúc 2 giờ 45 phút sáng ngày 19-7-2000 bỏ lại sau lưng, trên tầng lầu 4, một hình hài đang dần dần giá lạnh của người đàn ông mà tôi đã từng ôm ấp và yêu quý nhất trên đời.
Anh ơi, em vẫn không thể nào ngờ và tin rằng anh không còn trên cõi đời này nữa. Anh ơi, anh Sĩ Phú ơi...
Tôi lái xe như bay về nhà, bất chấp tai nạn.
Tôi đi xiêu vẹo như một người say về phòng tôi, đóng cửa lại. Tôi nằm vật vã như một như một con thú sắp chết.
Bây giờ tôi mới thật là cô đơn.
Tôi không biết ngày xưa anh cô đơn khủng khiếp như thế nào, nhưng giờ đây tôi có thể đo được sự cô đơn trống vắng đó của anh bằng nỗi cô đơn mãnh liệt trong tôi.
Anh bây giờ đã thật sự ra đi. Anh đã phủi sạch nợ trần và đang trên con đường về miền Vĩnh Cữu.
Thiên đường đang rộng mở để chào đón anh.
Em đau thương tiếc nuối ở lại để tiếp tục trả nợ đời.
Mất anh, là tôi mất tất cả. Một sự mất mát vĩ đại trong đời tôi. Một sự trống vắng hoang phế không thể tưởng đang xoay mòn trái tim tôi. Tôi thẫn thờ tê dại đi, trong nỗi đau tê tái của một cuộc đời đầy bất hạnh, gian truân.
Người đi, một nửa hồn tôi mất
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ
(Những Giọt Lệ - Hàn Mặc Tử)
Tôi biết linh hồn anh lúc đó đang theo tôi. Tôi biết anh đang nhìn tôi thương hại. Bây giờ anh chỉ sống bằng tư tưởng mà thôi. Anh ơi, em mừng là anh không còn đau đớn nữa... bây giờ anh bay nhẹ lên không, anh đã phủi sạch những đau khổ của thế gian này để thong dong đi về miền vĩnh cửu, anh ơi, anh ơi... Anh đi vui nhé, hãy quên đi thế gian này nhé anh!
Thôi nhé, từ đây miền cực lạc
Hồn anh theo với cảnh phiêu diêu
Xác anh vùi lấp trong muôn kiếp
Ðể lại cho người hận mến yêu...
(Nghẹn Ngào - thơ tiền chiến Mai Ðình)
Tôi không khóc được nữa, người tôi như ngây như dại. Tôi chìm vào khoảng không trong đêm tối...Trong thinh không yên lặng của đêm dài, tôi lặng lẽ đưa tay quờ quạng...cố tìm hình bóng một người...
Năm giờ sáng, tôi ôm cái gối của anh ngủ vùi trong đau khổ...

Truyện Hồi ký về SĨ PHÚ ---~~~cungtacgia~~~--- !!!15258_31.htm!!!sắc, thành phần trong cộng đồng đã đến cầu siêu, cầu nguyện, và thắp hương cho anh Sĩ Phú.
Trong vòng ba ngày tang lễ, chúng tôi ghi nhận khoảng 900 người đã đến thăm viếng linh cửu của anh. Ðó là chưa kể đến rất nhiều đoàn thể, hội đoàn và luôn cả những bạn hữu đã quên không ghi tên vào sổ thăm viếng.
Mục Sư Nguyễn Xuân Bảo của Thánh Ðường Sài Gòn đến viếng thăm anh sau buổi trưa. Ông là người đã hết lòng lo việc bảo trợ cho các con của anh từ VN qua Mỹ thăm bố. Mục sư Bảo đã nói với tôi rằng ông rất tiếc là bố Sĩ Phú ra đi quá nhanh mà không chờ gặp mặt được con. Ông đứng trước quan tài của anh, cầu nguyện thật nhiều, ông nhắn nhủ cùng ơn trên, xin hãy dìu dắt linh hồn của Sĩ Phú về Thiên Ðàng vì bây giờ Sĩ Phú đã được toại nguyện, linh hồn anh đã về Việt Nam và nhìn thấy các con của anh rồi.
Ông Bà Mục Sư Ông Văn Hiệp, mà Sĩ Phú đã từng tham dự các buổi ca nhạc do nhà thờ của ông bà Mục Sư tổ chức trong thập niên 1980 và đầu 1990, đã vô cùng xúc động về sự ra đi của anh. Họ đã đến viếng anh hai lần trong nhà quàn. Ông Bà đã nói với tôi:
- Sĩ Phú là người mà chúng tôi vô cùng quý mến. Một người ca sĩ mà chúng tôi rất may mắn được quen biết trong nhiều năm qua. Anh là một người tự trọng, khiêm tốn và rất đàng hoàng. Chúng tôi rất quý và ngưỡng mộ anh.
Trong số đông các văn nghệ sĩ, tôi có dịp tiếp chuyện với cô Thái Thanh, nữ danh ca Thái Thanh, dù đang đau bệnh, nhưng cô cũng cố gắng đến để nhìn mặt Sĩ Phú một lần cuối cùng.
Cô Thanh dạo đó có lẽ vì đang bị bệnh nên hơi gầy. Tôi quá cảm động nên ôm cô. Chúng tôi ôm nhau rất lâu, cô thành thật chia buồn cùng tôi. Cô nói:
- Sĩ Phú là một người mà cô luôn quý mến, vì vậy, dù cô bị bệnh, cô cũng ráng đến thăm Sĩ Phú một lần cuối cùng.
Tôi cảm động nói với cô rằng tôi luôn luôn nhớ đến cô và tôi cầu mong cho cô luôn được mạnh khỏe.
Tôi còn nhớ, một năm trước đó, khi tôi tình cờ gặp cô tại tiệm phở Nguyễn Huệ, lúc tôi đến mua phở để mang vào bệnh viện cho anh Sĩ Phú, cô đã nói với tôi như thế này:
- Ngọc Lan ạ, em rất may mắn mà gặp được Sĩ Phú đấy nhé! Sĩ Phú là một người rất trong sạch trong giới nghệ sĩ mà cô Thanh rất quý mến.
Trong số quan khách hôm ấy, có rất nhiều cựu sĩ quan Không Quân đến thắp hương và cũng để nhìn mặt anh lần cuối cùng. Có một vị sĩ quan mà tôi vì quá bận rộn tiếp khách cho nên đã không kịp hỏi tên ông, đã nói như thế này với một số đông các bạn ngày hôm ấy:
- Tôi không trách các bà các cô nào mê Sĩ Phú, vì ngay cả chúng tôi đàn ông mà còn mê Sĩ Phú nữa, huống chi là các bà... bởi vì Sĩ Phú rất...dễ thương.
Tôi hỏi một vị, không biết có phải là vị sĩ quan này hay không, tôi không nhớ rõ:
- Thưa ông, Sĩ Phú có làm gì tai tiếng trong Không Quân không? Trong giới Không Quân người ta nghĩ gì về Sĩ Phú?
Ông cho tôi biết là Sĩ Phú không làm gì tai tiếng cả, mà trái lại.
Ông nói:
- Anh Sĩ Phú đã làm sáng danh Không Quân. We look good because of him!
Tôi rất tiếc là tôi đã không hỏi tên ông, vì nếu biết được ông là ai, có thể sau này ông sẽ giúp tôi sưu tầm một số tư liệu về cuộc đời của Sĩ Phú lúc còn trong quân ngũ và có lẽ, tập hồi ký này sẽ được thêm đầy đủ và phong phú.
Buổi chiều, anh chị Trọng Nghĩa và Mộng Lan đến cầu nguyện cho anh. Họ ngồi yên lặng hàng giờ không nói một lời, tôi nghĩ là họ đang thiền định nên không muốn làm gì để cắt đứt sự yên tịnh mà họ cần có. Tôi lẳng lặng lui ra ngoài. Tôi để ý thấy một thanh niên rất trẻ ngồi gần hàng ghế sau cùng thật lâu gần như hết một buổi chiều. Người thanh niên ngồi đó, lẳng lặng không nói một lời nào với ai, mắt đăm chiêu nhìn vào cõi không gian vô tận nào đó, nhưng không thể dấu được nét buồn trên gương mặt. Tôi đi ngang qua nhìn cậu. Hình như cậu đang khóc, mắt của cậu đỏ hoe. Tôi buồn buồn hỏi người thanh niên:
- Em từ đâu đến, em là gì của Sĩ Phú?
Người thanh niên hơi thoáng nhìn tôi, gương mặt thật buồn, nói thật nhỏ giọng và gần như muốn khóc:
- Em là thính giả của anh Sĩ Phú.
- Em còn nhỏ quá, mà lại yêu thích tiếng hát của Sĩ Phú sao?
- Em nghe nhạc của Sĩ Phú lúc mới chỉ 8 tuổi.
Tôi không ngờ, nhìn cậu trân trối, cảm thấy xấu hổ với chính tôi. Mãi hơn nửa đời người, tôi mới biết về Sĩ Phú. Trong lãnh vực nghệ thuật và âm nhạc, người thanh niên này đi trước tôi ít nhất là 25 năm.
Thấy người thanh niên lẳng lặng ít nói, tôi tôn trọng nỗi niềm của cậu nên nói lên lời cảm ơn và hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ liên lạc với tôi.
Vừa lúc đó Minh Phượng đi đến ra dấu cần tôi, tôi nhắn nhủ:
- Nếu em muốn liên lạc với chị sau này, thì cứ đi tìm chị Minh Phượng của đài Radio Bolsa là sẽ tìm gặp chị.
Cậu gật đầu, mắt nhìn xa xôi, gương mặt buồn thấm thía. Ðôi mắt đỏ hoe của cậu đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều trong những ngày sau đó.
Ðó là Tôn T. Thăng, người bạn trẻ mà sau này đã liên lạc với Minh Phượng và sau đó gửi tặng cho tôi một băng nhạc của Sĩ Phú hát trước 1975 mà Thăng đã sưu tầm. Nhờ băng nhạc này, mà tôi có thể làm thành 1 trong 4 CD trước 1975 cho quý thính giả. Bốn CD này có tựa đề, Sĩ Phú Thời Tiếng Hát Lên Ngôi.
Chiều tối hôm ấy, Catherine, con gái của tôi, đến thăm viếng linh cữu của anh. Cô đứng thật lâu trước quan tài của anh, lặng lẽ khóc. Cô nói chuyện rất nhiều với anh trong đêm đó, cầu nguyện cho anh, và cầu mong anh tha thứ cho cô.
Ai nhìn cảnh ấy cũng đều xúc động. Riêng tôi, tôi rất tiếc cho cô là cô có biết bao nhiêu dịp để gặp gỡ, nói chuyện với anh, và chăm sóc anh phụ tôi trong những ngày sau cùng nhưng lần nào cô cũng đều từ chối. Ðêm đó, cô hối hận lắm, khóc đến sưng đôi mắt.
Chị Phúc đến nói chuyện và an ủi cô. Chị khen cô hết lời với tôi.
Trước khi Catherine ra về, tôi ôm cô vào lòng và nói:
- Bây giờ Phil không còn bệnh hoạn đau đớn nữa. Tất cả đã qua rồi. Phil đã tha thứ cho con rồi vì con bướm đó là linh hồn của Phil về thăm con đấy. Từ rày về sau, con hãy cầu nguyện cho Phil!
Tối hôm ấy trước khi ra về, tôi và chị Phúc đem các bình nước nhỏ xịt vào các giàn hoa để giữ chúng được tươi tốt cho đến ngày động quan. Chị mệt mỏi chia tay tôi, về nhà anh Bảo, tôi cô đơn đi về căn nhà trống vắng muôn đời.
Suốt đêm hôm ấy, tôi sửa soạn rất nhiều cho ngày mai là ngày chôn cất, trong trường hợp của anh, là ngày hỏa táng. Tôi đem tất cả những đồ dùng cần thiết ra xe, sẵn sàng để sáng mai thức dậy là tôi đi liền.
Ngày 26 tháng 7 năm 2000
Tám giờ sáng tôi rời nhà, đến nhà quàn lúc 8 giờ 30 để thắp hương cho anh.
Ðứng cạnh quan tài, một mình trong buổi sáng sớm, tôi đọc cho Bố nghe lá thư của Nguyễn Sĩ Trường Sơn đã fax qua cho Minh Phượng và nhờ chuyển lại cho tôi. Nguyên văn lá thư như sau:
Sài Gòn ngày 25 tháng 7 năm 2000
Bố Kính Yêu
Mặc dù Bố đã vĩnh viễn ra đi, nhưng con tin rằng khi đọc những dòng chữ này bên linh cữu của Bố, chắc Bố sẽ thấu hiểu cho tấm lòng của con. Con rất đau lòng và vô cùng ân hận vì đã không giữ trọn đạo làm con. Con đau lòng vì trong những giờ phút cuối cùng con không thể ở bên cạnh để được nhìn mặt Bố. Con ân hận vì trong suốt quãng đời đã qua, con chưa một ngày phụng dưỡng và chăm sóc cho Bố. Xin Bố hãy tha thứ cho đứa con bất hiếu này!
Tuy nhiên, bên cạnh bố vẫn luôn có những người rất nhiệt tình, sẵn sàng chăm lo cho Bố trong những lúc khó khăn. Vì vậy, con suốt đời mang ơn các Cô, các Bác và tất cả những người đã thay mặt con, trong giờ phút này, chăm lo chu đáo cho tang lễ, để hương hồn của Bố con được an ủi phần nào, khi bên cạnh không có những đứa con mà Bố rất mực thương yêu.
Giờ đây, nơi quê nhà, con luôn cầu nguyện, mong sao cho hồn Bố sớm được đến cõi an vui, mong ơn trên ban phước lành cho tất cả những người đã hết lòng vì Bố.
Con của Bố
Nguyễn Sĩ Trường Sơn
Tôi đã dán lá thư này cùng một chỗ với những tài liệu khác của Sĩ Phú ở phòng khách của nhà quàn để cho quan khách đến thăm viếng có dịp đọc để chia sẻ tâm tình của Sơn gửi đến Bố kính yêu.
Những hoa tang được gửi tới thật nhiều trong hai ngày qua làm chật hết lối đi, bên trong nhà quàn không còn đủ chỗ nên chúng tôi phải đem bớt ra phòng khách.
Người quản lý của nhà quàn nói với tôi rằng, vì số lượng hoa tang rất nhiều, chúng tôi phải để cho họ dời chúng trước ra gần khu hỏa thiêu nơi sẽ làm lễ an táng, nếu không, khi quan khách vào dự lễ đông đảo, không cách chi mà họ có thể dời những giàn hoa này, và thế, nếu phải chờ đợi sau giờ làm lễ thì sẽ bị trễ cho giờ quan trọng là giờ hỏa táng.
Tôi buộc lòng phải thuận ý vì thật ra tôi muốn những hoa tang này ở lại trong nhà quàn trong lúc làm lễ tiễn đưa vì tôi muốn tất cả hình ảnh về tang lễ của anh được ghi lại một cách trung thực. Video về đám táng của anh sẽ được gửi về Việt Nam, tôi muốn các con của anh sẽ thấy đám tang của bố cháu đã diễn ra như thế nào và những cảm tình của thính giả cho bố ra sao.
Cực chẳng đã, tôi phải để họ dời những giàn hoa. Vì thế cho nên khi quan khách đến, nhà quàn trống trơn ngoại trừ một vài giàn hoa dựng gần quan tài của anh mà tôi đã không cho họ dời trước.
Mười giờ rưỡi, quan khách lần lượt đến rất đông, các chư Thượng Tọa đến. Các thân hữu, thính giả xa gần lần lượt lên thắp nhang cho anh. Vì quá nhiều người muốn thắp nhang cầu nguyện cho anh, cho nên chúng tôi thắp sẵn hai nắm nhang thật to, đứng hai bên bàn thờ, khi họ đến trước bàn thờ, chúng tôi chỉ việc đưa nhang cho họ và vì thế đường dây sắp hàng thật dài được cắt ngắn rất nhanh.
Mười một giờ đúng. Hòa Thượng Thích Chơn Thành và Thượng Tọa Thích Chơn Minh bắt đầu cử hành tang lễ theo nghi thức Phật Giáo.
Trong phần tưởng niệm và chia tay Sĩ Phú, anh Ngô Giáp, đại diện Không Quân Việt Nam đọc bài thơ tưởng nhớ đến sĩ quan phi công Nguyễn Sĩ Phú.
Ðại diện gia đình văn nghệ sĩ là nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi đã lên nói những cảm nghĩ, cảm tình mà giới văn nghệ sĩ đã đặc biệt ưu ái dành cho Sĩ Phú. Ông cũng nhắc lại tài năng của Sĩ Phú lúc còn sinh thời và sau cùng, ông ngỏ lời chia buồn cùng tang quyến, cầu chúc cho hương hồn người quá cố sớm được tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.
Anh Nam Lộc và Việt Dzũng đại diện thính giả yêu quý đã lần lượt lên nói về cảm nghĩ và sự thương tiếc của thính giả về sự ra đi bất ngờ của Sĩ Phú. Trong một giây phút xúc động thương tiếc vô bờ, anh Nam Lộc đã cho phát bản nhạc Cô Láng Giềng của Hoàng Quý với tiếng hát Sĩ Phú, bản nhạc đã gợi một trời thương nhớ, và những kỷ niệm thân yêu trong bao trái tim của người có mặt hôm ấy.
Sau đó, cựu sĩ quan KQ Nguyễn Hồng Vân, SÐ5KQ lên đọc bài điếu văn dài hai trang vô cùng cảm động.
.....
Anh Phú ơi! Trong những giờ phút quặn đau trên giường bệnh, anh vẫn còn nghĩ đến anh em, anh bình tâm nói về cái nghiệp. Lòng bao la, anh muốn tự mình gánh hết nghiệp báo của người thân và bằng hữu. Ôi đẹp thay một đóa sen thơm ngát. Ôi cao quý thay tấm lòng Bồ Tát. Tiễn anh đi, dù biết luật tử sinh, nhưng làm sao ngăn được nước mắt hoen tròng. Sĩ Phú ơi! Anh, người anh yêu quý.
.....
Tôi thấy những giọt nước mắt bắt đầu tuôn rơi trên gương mặt của các thính giả, bạn bè thân yêu của Sĩ Phú.
Bất giác, trong niềm thương tiếc và xót xa vô ngần, tôi lặng lẽ khóc thương anh...
Anh Nam Lộc mời tôi lên nói một vài điều về những giây phút cuối cùng với Sĩ Phú, cố giữ nước mắt, tôi lên cảm ơn anh nhưng nhường cho anh Nguyễn Sĩ Bảo được lên tiếng cảm ơn quý quan khách trước. Ðại diện gia quyến, anh Bảo đã ngỏ lời cảm tạ quý khán thính giả thân yêu của Sĩ Phú, các thân hữu, chiến hữu, các anh chị em trong đại gia đình văn nghệ sĩ, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí đã dành cho người em của anh là Sĩ Phú những tình cảm thật sâu đậm, cao quý, và sau cùng, anh cũng không quên cảm ơn hãng bảo hiểm sức khỏe Blue Cross of California đã phục vụ tối đa và rất tốt đẹp để giúp Sĩ Phú trong những tháng ngày đau bệnh.
Cuối cùng, tôi cũng có đôi lời với quan khách ngày hôm ấy.
Tôi cần phải nói vì suốt ba ngày qua, có một câu hỏi mà ít nhất là 100 lần, tôi đã được thính giả và bạn bè của anh hỏi. Họ rất tha thiết muốn biết về những giây phút sau cùng của Sĩ Phú. Tôi thuật lại trước 400 quan khách ngày hôm ấy về những giây phút sau cùng của anh và kết luận:
- Sĩ Phú là một người đàn ông mà tôi rất yêu quý và cảm phục. Anh là một người đàn ông dũng cảm đáng kính cho đến ngày cuối cùng. Anh đã sống đời của một kẻ sĩ, của một đấng trượng phu. Vì thế cho nên tôi rất thán phục và quý trọng anh. Tôi xin cảm ơn tất cả quý vị đã đến đưa tiễn anh ngày hôm nay và xin cho tôi được nhắc lại ý nguyện của anh là anh không muốn nhận tiền phúng điếu, nếu phải bắt buộc nhận, anh muốn chúng tôi giao lại số tiền đó cho các cơ quan từ thiện.
Xin cảm ơn và kính chào quý vị.
Sau cùng, hai nghệ sĩ Nam Lộc và Việt Dzũng đã yêu cầu mọi người có mặt cùng các nghệ sĩ hát bài Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ với lời hát mở đầu của Sĩ Phú trong CD Còn Chút Gì Ðể Nhớ trong lúc các thân hữu, thính giả lần lượt đi ngang qua quan tài để nhìn mặt anh một lần cuối cùng trước khi nắp quan tài được vĩnh viễn khép lại.
....
Quan tài của anh được 6 chiến hữu Không Quân dìu ra khu hỏa táng.
Anh không muốn tôi làm tang lễ cho anh theo nghi thức của quân đội. Anh muốn được an táng như một thường dân. Anh không muốn có lá cờ Việt Nam phủ lên quan tài vì anh không muốn những hình ảnh này về Việt Nam khi con anh còn ở bên đó. Cao quý thay tinh thần trách nhiệm và tình phụ tử của anh.
Tôi lặng lẽ đi sau quan tài.
Một đoàn người lặng lẽ đi sau tôi tiễn đưa anh lần cuối cùng.
Tôi đặt một cành hoa hồng lên trên quan tài của anh và bật tiếng khóc đau thương cuối cùng trước giờ người ta hỏa thiêu anh.
Anh ơi, Bố ơi...
Người yêu dấu ơi!
Nghìn thu vĩnh biệt!
Vĩnh Biệt Sĩ Phú, Vĩnh Biệt Người Tình.
Ơn em thơ dại từ trời
Theo ta xuống biển vớt đời ta trôi...
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau
(thơ Du Tử Lê)
Thank you for your pure and heavenly innocence.
Together we went through the ups and downs of life...
Now your soul is melancholy.
Let's promise to be back together in the next life.
(by Du Tử Lê)
TÌNH CẦM
Translated by Ngoc Lan
If I were still young,
I would definitely take you home with me
On a beautiful golden afternoon,
I would play the guitar for you to sing
to just make believe we were still in our youth,
There would be beautiful lovely cloud above
There would be the moon light that shines in our dream
There would be me, and the guiltar strings
Waiting for you to sing the good old song.
But just like a boat on the sad river bank,
you never come back to me...
You have gone to the new happy land..
My guitar has been so sad waiting for you..
in the lonely night.....on the golden pond...
If someday, you ever look back in memory,
Please come back to the river bank
Even though I would be all gray....
but the love, the moon, the cloud, the guitar..
will always be there for you.
--!!tach_noi_dung!!--

Sưu tầm: danhkyvu
Nguồn: http://siphufoundation.com
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 17 tháng 11 năm 2014

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--