Một Chuyến Đi

    
ên du kích xã gạt đám lục bình sang một bên, cố nạy mũi xuồng sát bờ hơn. Một tên khác nhảy lên bờ kéo sợi lòi tói cuốn quanh trụ xi măng bể nát trơ mấy cọng sắt lởm chởm. Tên cuối cùng ngồi sau lái lên đạn, hất hàm:
- Lên bờ!
Bọn chúng tôi chỉ có hai người được chuyển từ xã lên văn phòng huyện đội Gò Quao. Cùng đi với tôi là một ông già khoảng năm mươi tuổi, dáng loắt choắt, da ngăm đen, mặc bộ vải đen mốc cời. Chúng tôi đều bị trói thúc ké bằng dây chuối, tay quặc ra sau lưng.
Tên du kích sau khi ra lệnh nhìn chúng tôi như thúc dục lẫn hăm dọa. Tôi gượng đứng lên, nhưng đôi chân tê dại lại khuỵu xuống. Ông già để chân trái dưới lòng ghe, chân phải cố bước lên miếng ván nhỏ trước mũi xuồng nhưng một chiếc tắc ráng phía cuối sông đang phóng đến như bay, cuốn nước theo cuồn cuộn làm chiếc xuồng chòng chành liên hồi. Sóng nước đưa chiếc xuồng lên cao rồi quật xuống. Không thể gượng nổi, tôi té ngửa lưng chạm phải đầu gối gã du kích ngồi phía sau. Ông già ở đầu mũi bị lộn nhào về phía trước, mặt đập vào cột trụ xi măng rồi rơi tòm xuống sông. Một tên du kích nắm vai ông lôi lên bờ. Tên còn lại định kéo lên. Tên kia vội nói:
- Coi chừng tên già Tám Phảng đó!
- Không sao, nó bị trói rồi.
Lúc đó tôi mới biết ông già tên Tám Phảng. Đồng hành suốt ba tiếng đồng hồ trên xuồng từ xã lên huyện đội nhưng chúng tôi ngậm câm như hến. Chẳng biết ông bị tội gì nhưng thấy mấy tên du kích có vẻ e dè ông hơn tôi nhiều.
Ông già được lôi lên bờ, không biết vết thương bao sâu nhưng máu ràn rụa ướt nửa mặt nhuộm đỏ cả khoảng nước sát bờ.
- Đi lên!
Thằng du kích sau lưng nắm sợi dây chuối kéo dựng tôi dậy. Nhờ sức nó, tôi bước lên bờ không mấy khó khăn. Ông già cũng gượng đứng dậy đi theo hai tên phía trước.
Huyện đội là một dãy nhà lá dựng sát bờ song. Chúng tôi đi vài chục bước đã đến khoảng sân trống có cắm cờ đỏ sao vàng. Một tên du kích lấy cái gáo dừa múc nước trong lu đặt sát vách xối lên mặt ông già. Trong nhà trống trơn, chỉ có hai cái bàn kê ở giữa, phía sau là một cái tủ cũ, trên vách treo hình Hồ Chí Minh. Sau bàn là hai người đang ngồi. Một mụ khoảng bốn mươi mặc bộ đồ bà ba đen rằn quấn cổ còn gã kia trẻ hơn, chừng ba mươi mặc đồng phục ka-ki vàng. Hắn hất hàm hỏi:
- Tụi bây đánh nó hay sao vậy?
- Thưa anh Ba, tự nó té mình ên ngoài bờ sông, trúng vô cột xi-măng.
- Đưa tụi nó vô đây.
Chúng tôi bị đẩy vào sát vách lá. Tên du kích đi sau rút ra cuộn giấy:
- Trình anh Ba và chị Năm.
Tên áo vàng đọc lướt qua rồi chuyền cho mụ đàn bà ngồi cạnh.
Mọi người đều im lặng. Hai tên du kích múc nước uống ừng ực. Thằng còn lại moi trong túi ra một bịch thuốc, thong thả bốc một nhúm cuộn giấy báo, se lại, mồi lửa bập bập hút.
Gã tên Ba hít mũi vài cái, bước lại :
- Dạ, thưa anh ba, mấy anh bên văn phòng huyện hôm qua xuống công tác dưới xã cho tụi em mớ nhắm, tính hôm nay qua chợ mua mấy tập giấy quyến ABC.
- Ờ, vậy mới phải chớ !
- Không có giấy quyến nên chưa dám mời anh Ba.
- Không sao, tao hút đỡ cũng được !
Mụ Năm xem xong xấp giấy, đưa lại cho tên Ba :
- Không có gì, một thằng vượt biên bị bắt, còn một thằng nổi điên chém người bằng tám nhát phảng.
Tôi quay lại nhìn ông già.Té ra Tám Phảng không phải là tên ông. Bọn du kích gọi ông bằng cái thành tích ghê gớm đó, nhưng ông trông thật hiền lành, không có vẻ gì là một tên giết người cả.
Tên Ba ký vào mấy tờ giấy, nói :
- Đem tụi nó qua Sáu Hiệp đi.
Bọn du kích dạ ran. Chúng tôi lại bị áp tải ra khỏi nhà, theo hai gã du kích đi theo con đường dọc bờ sông. Gió sông lồng lộng thổi, tôi cảm thấy lạnh run, hai cánh tay bị trói bắt đầu nhức nhối khó chịu. Vài người dân bên đường thản nhiên đi qua. Mấy đứa trẻ ngó thấy rồi tiếp tục quay lại chơi đánh trỏng với nhau. Có lẽ họ đã quá quen thuộc với cảnh bắt bớ của đám du kích.
Chúng tôi rẽ vào con đường đất  nhỏ, bên trái là mấy cầu vệ sinh cất trên ao cá vồ, đi thẳng tới mấy dãy nhà tôn có hàng rào và cửa kẽm gai hai lớp. Tên du kích đi đầu bước đến bên cửa sổ nói:
- Có hai tên trình lên anh Sáu.
Bên trong có tiếng hỏi vọng ra :
- Anh Ba và chị Năm đã chuẩn chưa?
- Xong, anh Ba ký rồi.
- Vô đây, Bảy Vịnh.
Tên du kích tên Bảy Vịnh giao súng lại cho đồng bọn, hất đầu về phía chúng tôi ngầm bảo coi chừng, xong tất tả đi vào căn nhà tôn.
Tôi ngồi phệt xuống đất, định tìm thế dựa, nhưng mất thăng bằng, đầu đập vào vách tôn. Tôi nhìn lại hai tên du kích. Bọn chúng trừng mắt ngó tôi nhưng không nói gì. Bên trong nhà cũng im lặng.
Gần một tiếng đồng hồ vẫn chưa thấy Bảy Vịnh trở ra. Hai tên du kích còn lại ngồi ngáp vắn ngáp dài. Một tên lôi thuốc lấy giấy nhựt trình ra vấn một điếu to bằng ngón tay cái. Hắn thấm nước miếng cho ướt một đầu rồi bật quẹt hút, khói bay mù mịt, khét nghẹt như cháy nhà. Ông già đột nhiên mở mắt, khịt mũi mấy cái. Ông nhìn hai tên du kích với ánh mắt thèm thuồng và cầu xin.
Hai tên quay lại nhìn ông, rồi nhìn nhau.
- Coi chừng đó mầy!
- Không sao đâu, cho ổng rít vài hơi.
Một tên lấy điếu thuốc cháy dở dí vào môi ông già:
- Rít vài hơi đi cha, nhớ mai mốt có nổi điên cũng đừng chém thằng nầy … Óai, rít từ từ chớ ông nội.
Ông già đã vận dụng hết sức rít thuốc quá nhanh làm phỏng ngón tay tên du kích. Hắn vứt tàn thuốc xuống đất, ngậm ngón tay bị phỏng rồi trở về chỗ ngồi. Ông già từ từ phà khói, vẻ khoan khoái cực điểm.
Một tên áo vàng từ trong nhà bước ra, mặt non choẹt, tay cầm súng, tay cầm xâu chìa khoá:
- Dẫn tụi nó theo tao!
Chúng tôi tiếp tục đi theo con đường đất nhỏ. Hai bên có nhiều ao nước trong. Bên bờ cỏ măng mọc trơ gốc đóng phèn óng. Trại giam phía bên trong là hai dãy nhà tôn cất thành hình chữ L, phía giữa là khoảng sân rộng, phía trước là hai cái ao, chung quanh có hàng rào kẽm gai bao bọc.
Thấy chúng tôi vào, vài người tù đang đi trong sân dừng lại, nhiều con mắt chăm chăm nhìn xuyên qua chấn song cây.
Tên công an mở cửa ngăn bìa bên phải đẩy ông già vào, khóa lại cẩn thận.
- Ông già này tội nặng phải nhốt ở đây. Còn anh qua bên kia.
Tôi bị đầy vào căn bìa phía bên trái. Tên áo vàng cắt dây chuối giải thoát cho hai cánh tay tôi. Bên trong mù mờ không thấy được gì, hình như có vài người đang nằm ngồi ngổn ngang. Mặc kệ, bây giờ phải xoa bóp hai cánh tay cho máu lưu thông trước đã.
Một giọng Bắc lè nhè:
- Anh bị tội gì vậy? Tôi là Lăng trưởng phòng A đây.
- Vượt biên!
- Lại vượt biên bị bắt. Tôi không đi nhưng ủng hộ những người vượt biên.
Mắt dần dần quen với bóng tối, tôi thấy trong phòng có cả thảy bốn người, luôn tôi là năm. Người vừa nói là một người đàn ông còn trẻ, khoảng ba mươi. Hắn mặc cái áo thủng ba lỗ nhưng đã thành mười lỗ và cái quần xì líp cũ đến nỗi không biết màu gì. Hắn toét miệng nhìn tôi cười, ngón tay thò xuống gãi vào chỗ kín ngay chỗ quần thủng một lỗ bằng ngón tay cái.
- Thâm lạm công quỹ, đánh bài ăn vàng, ăn cắp xuồng, đánh mẹ ghẻ, nay thêm vượt biên, thật vui vẻ cả làng. Này, anh may lắm nhé, gặp tôi là trưởng phòng ở đây thêm vào quần chúng đều tốt cả. Chứ anh mà qua các phòng kia toàn dân đâm chém. Thì chẳng còn răng mà ăn cơm đâu.
Hắn lại cười khà khà, có vẻ khoái chí lắm.
- Phòng này chỉ bốn người thôi sao?
- Không, năm chứ, kể cả anh nữa. bao nhiêu đó đủ lắm rồi. Đông nữa làm sao có chổ ngủ! Chỗ anh đang ngồi là chỗ nằm của anh đó. Chỗ ấy hên lắm, ai nằm chỗ ấy cũng chóng được thả nếu không … thì cũng ra sớm thôi. Để tôi giới thiệu mọi người với anh. Tôi là Lãng, cán bộ chin tuổi đảng bị vu oan thâm lạm công quỹ. Đây là anh Thanh, bị thiên hạ đổ cho ăn cắp xuồng. Đó là anh Lương, bị công an kết tội đánh bài ăn vàng. Kia là anh Hòa, bị người thù oán ghép cho tội đánh mẹ ghẻ. À, anh tên gì nhỉ?
- Tôi là Trúc.
- Tên cũng đẹp. Thế chúng nó bắt quả tang anh ở trên ghe không?
- Không. Tôi bị bắt trên bờ, trong rẫy mía.
- Thế là anh bị vu học rồi. Như vậy bọn ta đều là quần chúng tốt cả, chỉ vì bị đời ghét hại mà phải vào đây.
Có tiếng vỗ vào vách tôn rồi tiếng chià khóa mở cửa lẻng xẻng. Một tên công an đang đứng chờ trước cửa. Ba người trong phòng gồm Thanh, Lương, và Hòa chụp cái nón rách lên đầu lặng lẽ bước ra. Lãng giải thích :
- Bọn họ đi làm công tác.
- Còn anh sao không đi ?
Lãng không trả lời, bắt sang chuyện khác :
- Tớ còn phần cơm nguội cho cậu ăn tạm, đến chiều mới có gạo nấu cơm.
- Ở đây nồi niêu có cả, lò chỉ cần kê ba cục gạch lại là xong. Bọn đi lao động lo nhặt cành khô mang về. À, lúc nãy tớ không trả lời vì có thằng áo vàng đứng ngoài cửa. Tớ xin ra làm công tác mãi mà bọn chúng không cho đấy chứ. Lý do dễ hiểu, bọn nó không muốn để nhân dân thấy cán bộ cách mạng bị đối xử tệ bạc. Ngày tớ vào đảng chúng còn ỉa đùn ngoài đồng.
Lãng vừa nói vừa lôi trong túi lác treo trên vách ra mấy ngăn gà mèn cũ và cái muỗng gãy cán.
- Cơm trắng đấy cậu. Hôm nay cậu có phước lắm mới còn cơm dư. Nếu tớ không bị đau bụng trưa nay thì đã sạch láng rồi. Này, còn thêm chút dứa kho muối đây.
Tôi không khách sáo gì cả, cầm ngay phần cơm ăn ngấu nghiến. Trọn một ngày chẳng có gì dằn bụng lại uống một mớ nước sông lờ lợ nên lúc nào tôi cũng cảm thấy nhờn nhợn muốn ói.
- Tại sao anh bị bắt vô đây ? Chín tuổi đảng như anh đáng lẻ phải làm lớn hơn Sáu Hiệp chớ.
- Ờ, đúng đấy. Lúc tớ làm trưởng phòng vật tư huyện, Sáu Hiệp đi đổ phân cho tớ còn chưa xứng …
Hắn cười khà khà khoái chí, ngón tay lại thò xuống gảy …
- Anh nói lớn không sợ họ nghe sao ?
- Tớ mà sợ à ? Có lần nổi cơn tớ gọi ba đời Sáu Hiệp ra chưởi mà hắn đâu có dám làm gì tớ. vài ngày nữa, cậu ra ngoài lao động cứ hỏi Tư Lãng là ai cũng biết. Ngày trước, tớ chỉ ho một tiếng là chúng nó xa nh mặt. Lũ chúng nó đứa nào chẳng mang ơn tớ, không nhiều thì ít. Nếu tớ không ký xuất kho là chúng đói nhăn răng ra !
Tôi để gà mèn xuống, thở ra một hơi dài, no bụng, cảm thấy khoẻ hơn. Tư Lãng ngồi xổm, thân hình nhún lên nhún xuống như ngồi trên lò xo.
- Này, đừng dựa vào cái tỉn ấy.
- Cái gì vậy ?
- Nó dùng đựng nước tiểu ban đêm đấy. Cậu dựa vào, ban đêm nó lăn ra thì khổ cả lũ. Ban ngày thì không sao. Này, tớ dặn … Hắn chặc lưỡi … Khổ ! Lính mới cái gì cũng phải bảo… Ban đêm trước khi đi tiểu phải thò ngón tay vào trước, biết không ?
- Để ngón tay vào …
- Thì dễ hiểu thôi, xem mực nước cao đến đâu ấy mà. Có lần tụi này bị ngập lụt, khổ cả đêm.
- Chắc anh là người kỳ cựu nhất ở đây ?
- Chưa, tớ là người thứ hai thôi. Bác Năm trưởng trại ở đây hai năm rồi, bị tình nghi hoạt động kháng chiến chống cách mạng.
- Còn anh tại sao vào đây ?
- Ấy, tớ nói rồi, bị chúng vu oan thâm lạm công quỹ. Trước tớ là trưởng phòng vật tư, lớn hơn bọn Ba Thắng, Sáu Hiệp nhiều. Tớ có tính thương bạn bè nên ký xuất kho thoải mái lắm. Năm ngoái tớ đi phép về Bắc, trễ tàu không kịp hạn phép mất một tuần, bọn chúng cần con dấu của phòng nên cạt tủ tớ ra. Hừm, bọn đểu giả. Trong tủ chẳng có gì, ngoài khoảng chục tờ giấy xuất kho tớ đóng mộc sẵn. Thế là chúng làm ầm lên, kiểm kho lập biên bản, bảo mất 500 ký đường, 50 ký bột ngọt, 300 gói thuốc lá … Tớ nhớ rỏ, nếu có thất thoát, nhiều lắm cũng chỉ độ 100 ký đường, 20 ký bột ngọt, khoảng 100 gói thuốc lá thôi. Tớ không chịu ký vào bản án kiểm điểm ! Thế là chúng nhốt tớ vào đây cả năm rồi. Lũ khốn nạn !
Lãng vừa vấn thuốc vừa lẩm bẩm chưỡi thề.
 
Có tiếng mở khoá. Một tên công an đứng trước cửa nói vọng vào :
- Tư lãng, hôm nay anh đi lao động.
- Tớ đi à, sao lại có chuyện lạ thế ?
- Đừng nhiều lời. Hôm nay có công tác đột xuất. Lệnh Sáu Hiệp đó ! Anh, anh Trúc, ông Tám Phảng đi theo tôi, nhanh lên !
Tôi quơ cái nón rách cùng Tư Lãng chui ra, đã thấy ông già Tám Phảng đợi sẵn bên ngoài, tay ông vẫn bị trói quặc ra sau.
- Tư Lãng, anh đi trước dẫn đường ra phía lò rèn. Anh Trúc đi giữa, ông già đi sau cùng với tôi.
Bọn tôi lặng lẽ theo con đường đất nhỏ dẫn ra bờ sông.
Tư Lãng hỏi :
- Này Tám Lương, tại sao phải ra lò rèn ? Có chuyện gì vậy ?
- Đi rèn còng.
- Tụi này sẽ bị còng à ?
- Ừ, đêm qua có hai thằng trổ nóc nhà trốn thoát rồi cho nên từ nay ai cũng bị còng ban đêm.
- À, ra thế ! Làm còng sắt kiểu nào tớ cũng rành, chỉ cần có chút đỉnh phì phà thôi.
- Tư lãng, anh biết anh đang ở tù không ?
- Hà hà, biết chứ ! Tớ đã kiện lên đơn vị gốc của tớ ở Hà Nội rồi. Để khi họ đến điều tra, các cậu sẽ biết !
Tám Lương có vẻ chột dạ, im lặng không nói gì.
Tôi im lặng để ý địa thế. Lò rèn ở cạnh bờ sông, sát mé. Chung quanh cây cối rập rạp. Dưới nước lục bình từng mảnh lớn tụ nhau san sát. Chỉ cần đứng sát vách lò rèn, thụt người xuống là xong.
Ông già Tám Phảng vẫn lầm lũi bước. Ông không xoay đầu nhưng tôi thấy mắt ông đảo liếc chung quanh.
 Tám Lương ra hiệu cho cả bọn vào trong.
- Bác Bảy, số sắt mang tới hôm qua là để rèn còng đó. Tư Lãng, anh qua đây.
Hắn trải tờ giấy lên chiếc bàn gỗ cũ đầy bụi đất.
- Đây là sơ đồ kiểu còng và đây là cách làm còng. Tôi đã hội ý anh Sáu rồi. Bác rèn cho 50 đôi còng. Còng hình chữ U có hai cái ngoéo ở đâu. Còn sắt một phân bác làm cho 15 cây, mỗi cây dài 4 thước, một đầu thẳng, một đầu có cù ngoéo.
Ông già thợ rèn, Bác Bảy, vẫn nhìn chằm chặp vào tờ giấy. Tám Lương bực mình sẵn giọng :
- Bác hiểu không ?
- Ờ … ờ 
Tư Lãng lên tiếng :
- Tám Lương à, anh nói toạc ra cho rồi. Anh làm còng để còng bọn tớ. Thiên hạ đều biết. Chẳng qua là mấy anh bắt chước kiểu còng làm ngoài Bắc thôi. Để tớ chỉ ông già cách làm …
Tư lãng có vẻ ngán Tám Lương, đưa mắt nhìn hắn như muốn xin phép.
- Được rồi, anh nói đi.
- Này nhé. Còng chữ U bác để từ phía sau cổ chân ngay trên mắt cá, như thế này. Hai cù ngoéo đưa ra phía trước. Hai lỗ cù ngoéo đủ rộng cho cây sắt một phân xuyên qua. Năm mươi cặp vị chi là một trăm cái. Bác phải lấy cọng kẽm uốn trước làm kiểu cho vừa cỡ chân xong rồi kéo thẳng ra, đo theo chiều dài đó mà cắt ra một trăm cái. Còn 15 cây sắt một phân, bác phải cắt dài hơn 4 thước dư thêm một tấc. Một đầu để thẳng, một đầu uốn cong như cù ngoéo với cái lỗ rộng vừa ngón tay trỏ. Thế … anh Tám đây không cần vào phòng. Cứ đếm bao nhiêu người là thảy vào chừng ấy còng. Mỗi tên chúng tôi phải tự ráp còng vào chân, ngồi thành một hàng, đưa hai cổ chân ra. Anh Tám chỉ cần soi đèn pin kiểm soát xem có tên nào để chân ngoài còng hay không. Xong xuôi chỉ cần xuyên cây sắt một phân từ bên ngoài qua vách phòng, chui qua tất cả các lỗ còng, xuyên qua vách bên kia phòng. Đâu đấy, chỉ cần khóa đầu cây sắt phía ngoài. Dễ lắm, không khó khăn gì hết. Anh Tám đây xỏ lỗ rất giỏi, đêm nào …
- Tư Lãng, đủ rồi, anh nói nhiều quá !
- Khà …, khá …
Tám Lương hất hàm :
- Bây giờ mấy anh phụ bác Bảy làm việc đi.
Hắn lấy con dao nhỏ trong túi cắt dây cho ông già Tám Phảng rồi đi ra ngoài kéo khúc cây mục ngồi trước cửa hút thuốc, mắt lom lom nhìn vào trong.
Tám Lảng rất khoẻ, ông cầm cưa sắt đưa qua lại nhanh nhẹn. Tôi đo kích thước theo cọng kẽm mẫu rồi chuyền cây sắt ra cho ông. Lẫn trong tiếng cưa, ông Tám Phảng hỏi nhỏ :
- Anh biết lội không ?
- Không giỏi nhưng được.
- Chỉ cần quơ được chân tay không chìm là tốt rồi.
Tám Lương lừ mắt :
- Các anh không được nói chuyện.
Tư Lãng phụ bác Bảy đốt lò :
- Tám Lương à, anh bắt chúng tớ làm việc mà không cho nói chuyện thì ác quá.
- Các anh phải nói lớn, không được rù rì.
- Được, để tớ kể chuyện ngoài Bắc cho cậu nghe … Chà, quên không mang gói thuốc Lạng Sơn theo, tiếc nhỉ … Này Tám Lương, bọn tớ mang trà qua đây uống được không ?
- Mấy anh làm việc tốt, hoàn tất chỉ tiêu trong ba ngày như anh Sáu chỉ thị thì muốn hút thuốc hay uống trà gì cũng được.
Tư Lãng nói huyên thuyên hết chuyện này sang chuyện nọ, từ lúc hắn còn nhỏ ở quê đến ngày đi bộ đội, được kết nạp vào đảng. Giọng hắn oang oang át cả tiếng cưa sắt chói tai, tiếng lửa phì phụp, tiếng nước đập bờ bì bõm, và tiếng ghe, xuồng tắc ráng chạy ngoài sông. Lần đầu tiên vượt biên bị bắt thật xui, thằng Sen thoát chạy mất sau khi bỏ tôi lại trong mấy vồng mía. Nếu tôi không họ có lẽ đã thoát. Nhưng đêm sương xuống, gió lạnh, tôi cảm thấy ngứa cổ không chịu nổi. Tôi đã cẩn thận dùng khăn bụm miệng, ho nhỏ vài tiếng. Thế là xong. Chúng bắt được tôi trói dẫn về xã ngay đêm đó.
Tám Lương có vẻ bị cuốn hút vào câu chuyện của Tư Lãng. Tôi hỏi nhỏ ông Tám Phảng :
- Bác dân xứ này phải không ? Ờ, tôi lớn lên ở vùng này. Cần Thơ, Vị Thanh, Hỏa Lựu, Gò Quao, Rạch Sỏi, Rạch Giá tui rành như nắm trong bàn tay.
- Sao chúng bắt bác vậy ?
- Tui chém chết thằng Hùng Lủi. Thằng đó lưu manh ăn hiếp dân xã, cậy thế chú nó là bí thư huyện ủy Gò Quao. Nghề tui là thợ rèn nhưng tui làm rượu để bán. Nó lấy rượu của tui uống không trả tiền còn đánh tui nhiều lần. Nó còn chọc quẹo tính hãm hiếp con gái tui. Sáng hôm đó nó tới lấy rượu không trả tiền. Tôi giựt chai rượu lại, nó đánh tui chảy máu đầu. Tui nói, mầy đánh nữa tao chém mầy chết, nó vẫn tiếp tục đánh tui té gục rồi bỏ đi. Trưa hôm đó tui xách cái phảng đi tìm, thấy nó đang ngồi nhậu với một thằng nữa trước nhà. Tui dấu cái phảng sau lưng đi xăm xăm tới. Nó cười trây nói, ông già mang rượu tới thêm phải không. Tui  tiến sát trước mặt, vung phảng chém thẳng vô đầu nó. Nó giơ chai rượu lên đỡ. Làm sao mà đở nổi ! Chai rượu với mấy ngón tay rớt xuống đất, nó té bật ra sau tính bò dậy. Tui chém xuống, hai, ba, bốn …Tám phát cả thảy. Nó dãy đành đạch như cá lóc bị đập đầu, máu văng tung tóe.
Tôi rùng mình cảm thấy hơi lạnh chạy dọc từ gáy xuống xương sống. Ông già cắn chặt hàm răng, mặt đanh lại, nhìn đăm đăm xuống đất.
- Ê, mấy người làm việc đi chớ !
Giọng Tám Lương nhắc nhở.
Chúng tôi tiếp tục làm. Tôi vịn chặt cây sắt cho bác Tám Phảng cưa. Tư Lãng vừa nói vừa trở qua trở lại mấy khúc sắt ngắn trên lò lửa. Gió ngoài sông vẫn thổi mấy tàu lá chuối đung đưa phần phật bên nhà. Tiếng sông nước đập bờ và tiếng đò máy chạy có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Trưa Tám Lương dẫn chúng tôi về trại sau khi cột tay bác Tám Phảng cẩn thận. Công việc cứ tiếp tục đều đặn chiều hôm đó và ngày hôm sau.
Tám Phảng cố cưa thanh sắt thật mạnh, âm thanh rít lên chát chúa, ông hỏi nhỏ :
- Nói chuyện với Tư Lãng chưa ?
- Rồi !
- Hắn nói sao ?
- Hắn sẵn sàng giúp nhưng bác liệu tin được không ?
- Được. Hắn nói nhiều nhưng không báo Sáu Hiệp với Tám Lương đâu. Hắn bất mãn từ lâu, chỉ mong trả thù cho bỏ ghét. Mà cậu còn tiền phải không ?
- Ờ, còn dấu được.
- Đưa cho ông già Bảy chưa?
- Chưa, nhưng bác đừng lo.
- Nhớ chừa tiền đò nghe.
Hôm nay Tám Lương có vẻ dễ dãi hơn. Qua ngày thứ hai, chúng tôi đã làm xong gần tám mươi còng và mười hai thanh sắt rồi. Trưa mai có lẽ hoàn tất chỉ tiêu của Sáu Hiệp đặt ra sớm hơn dự định. Thêm nữa Tám Lương được dúi mấy gói Tam ảo và Lạng Sơn, hắn vừa thoải mái hút thuốc lại được nhàn nhã uống trà. Hắn cảm thấy vừa bụng đám tù ngoan ngoãn này lắm.
Bác Tám khẽ nói :
- Tư Lãng nhậu khá không ?
- Chưa biết, nhưng hắn nói làm mtộ lít đế chưa suy suyển.
- Được rồi. Bộ tướng Tám Lương chỉ một xị là quắc cần câu.
Tôi đưa mắt về phía bác Bảy thợ rèn. Bác Tám hiểu ý nói nhỏ :
Không sao, nó dân nhậu, dễ gì chịu đứng ngó, chỉ cần Tư Lãng chịu được lâu.
Thêm một ngày trôi qua. Đến xế trưa ngày thứ ba, mọi việc hoàn tất. Hai bàn tay tôi nóng rát, phồng lên mấy bong bóng nước. Bọn tôi đưa mắt nhìn Tư Lãng chờ đợi. Hắn nháy mắt cười ranh mãnh, móc gói Tam Đảo bước lại gần Tám Lương nói nhỏ. Tám Lương làm thinh lắng nghe. Tư Lãng vừa nói vừa ra dấu có vẻ cầu khẩn. Một lát sau, Tám Lương gật đầu :
- Được, nhưng bác Bảy trước khi đi phải cột tay ông già kia lại.
Mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Bác Tám Phảng lẹ làng đưa hait ay sau lưng sẵn sàng để bị cột. Tám Lương không để ý đến những thay đổi nhỏ nhặt chung quanh, hắn thỏa mãn về sự trọng vọng của mọi người đối với hắn.
Tư Lãng dúi tiền cho bác Bảy. Ông già lôi ra hai chai không và một bình tích cũ, tất tả đi ra chợ.
Không phải chờ đợi lâu, khoảng tàn một cây nhang, bác Bảy quay về, khệ nệ mang hai chai và một bình tích rượu, một số có ổi và mớ đồ lòng. Ông bày tất cả lên cái bàn cũ giữa nhà vói mấy cái ly nhỏ.
Tư Lãng kéo cái ghế duy nhất trong nhà đến sát bàn :
- Mời anh Tám ngồi, tụi này đứng cũng được.
- Tôi ngồi, mấy anh đứng sao được, kéo mấy khúc cây kia lại đây.
Tám Lương, Tư Lãng, bác Bảy ngồi quanh bàn, rót rượu ra ly. Tám Lương ngoắc tay, vẻ kẻ cả :
- Mấy anh lia lại đây !
Tôi và bác Tám Phảng bước lại ngồi lên khúc cây cạnh bàn.
Tám Lương rót cho mỗi người một ly nhỏ. Bọn họ đưa lên môi ực đánh trót một tiếng, xong khà hơi xuýt xoa khoái trá.
Tư Lãng nói :
- Chắc phải kiếm chút nước chữa lửa.
Tám Lương gạt đi :
- Yếu quá ! Chưa chi đã chạy rồi !
Tám Lương lại chuyền ly rượu qua tôi và Tám Phảng. Tôi nhắp một chút, cay xé môi phải phun ra. Bác Tám Phảng cũng chẳng hơn gì. Bác nhăn mặt như uống thuốc độc, lại nhờ tôi gắp thịt cho ăn không ngừng. Tám Lương nổi quạu :
- Hai tên nầy uống không được lại phá mồi quá. Mỗi anh một trái cóc, ra đằng kia đi !
Bàn nhậu giờ xôn xao ra trò. Họ vừa uống vừa hò hét khóch bác nhau. Tư Lãng quả là bợm nhậu thứ thiệt. Hắn đưa rượu ngọt sớt như uống nước lã. Tôi chỉ sợ hắn gục trước Tám Lương thì hư chuyện. Tám Lương cao hứng không còn biết trời đất gì nữa, thoáng một cái đã sạch một chai.
Bác Támnhìn tôi gật gù :
- Không sao đâu, cậu chọn đúng người rồi. Tư Lãng là tay bợm chính hiệu con nai vàng.
Tám Lương có vẻ bị cuốn hút vào câu chuyện của Tư Lãng. Tôi hỏi nhỏ ông Tám Phảng:
-  Bác dân xứ này phải không? Ờ, tôi lớn lên ở vùng này. Cần Thơ, Vị Thanh, Hỏa Lựu, Gò Quao, Rạch Sỏi, Rạch Giá tui rành như nắm trong bàn tay.
-  Sao chúng bắt bác vậy?
-  Tui chém chết thằng Hùng Lủi. Thằng đó lưu manh ăn hiếp dân xã, cậy thế chú nó là bí thư huyện ủy Gò Quao. Nghề tui là thợ rèn nhưng tui làm rượu để bán. Nó lấy rượu của tui uống không trả tiền còn đánh tui nhiều lần. Nó còn chọc quẹo tính hãm hiếp con gái tui. Sáng hôm đó nó tới lấy rượu không trả tiền. Tôi giựt chai rượu lại, nó đánh tui chảy máu đầu. Tui nói, mầy đánh nữa tao chém mầy chết, nó vẫn tiếp tục đánh tui té gục rồi bỏ đi. Trưa hôm đó tui xách cái phảng đi tìm, thấy nó đang ngồi nhậu với một thằng nữa trước nhà. Tui dấu cái phảng sau lưng đi xăm xăm tới. Nó cười trây nói, ông già mang rượu tới thêm phải không. Tui  tiến sát trước mặt, vung phảng chém thẳng vô đầu nó. Nó giơ chai rượu lên đỡ. Làm sao mà đở nổi! Chai rượu với mấy ngón tay rớt xuống đất, nó té bật ra sau tính bò dậy. Tui chém xuống, hai, ba, bốn …tám phát cả thảy. Nó dãy đành đạch như cá lóc bị đập đầu, máu văng tung tóe.
Tôi rùng mình cảm thấy hơi lạnh chạy dọc từ gáy xuống xương sống. Ông già cắn chặt hàm răng, mặt đanh lại, nhìn đăm đăm xuống đất.
-  Ê, mấy người làm việc đi chớ!
Giọng Tám Lương nhắc nhở.
Chúng tôi tiếp tục làm. Tôi vịn chặt cây sắt cho bác Tám Phảng cưa. Tư Lãng vừa nói vừa trở qua trở lại mấy khúc sắt ngắn trên lò lửa. Gió ngoài sông vẫn thổi mấy tàu lá chuối đung đưa phần phật bên nhà. Tiếng sông nước đập bờ và tiếng đò máy chạy có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Trưa Tám Lương dẫn chúng tôi về trại sau khi cột tay bác Tám Phảng cẩn thận. Công việc cứ tiếp tục đều đặn chiều hôm đó và ngày hôm sau.
Tám Phảng cố cưa thanh sắt thật mạnh, âm thanh rít lên chát chúa, ông hỏi nhỏ:
-  Nói chuyện với Tư Lãng chưa?
-  Rồi!
-  Hắn nói sao?
-  Hắn sẵn sàng giúp nhưng bác liệu tin được không?
-  Được. Hắn nói nhiều nhưng không báo Sáu Hiệp với Tám Lương đâu. Hắn bất mãn từ lâu, chỉ mong trả thù cho bỏ ghét. Mà cậu còn tiền phải không?
-  Ờ, còn dấu được.
-  Đưa cho ông già Bảy chưa?
-  Chưa, nhưng bác đừng lo.
-  Nhớ chừa tiền đó nghe.
Hôm nay Tám Lương có vẻ dễ dãi hơn. Qua ngày thứ hai, chúng tôi đã làm xong gần tám mươi còng và mười hai thanh sắt rồi. Trưa mai có lẽ hoàn tất chi tiêu của Sáu Hiệp đặt ra sớm hơn dự định. Thêm nữa Tám Lương được dúi mấy gói Tam Đảo và Lạng Sơn, hắn vừa thoải mái hút thuốc lại được nhàn nhã uống trà. Hắn cảm thấy vừa bụng đám tù ngoan ngoãn này lắm.
Bác Tám khẽ nói:
-  Tư Lãng nhậu khá không?
-  Chưa biết, nhưng hắn nói làm một lít đế chưa suy suyển.
-  Được rồi. Bộ tướng Tám Lương chỉ một xị là quắc cần câu.
Tôi đưa mắt về phía bác Bảy thợ rèn. Bác Tám hiểu ý nói nhỏ:
-  Không sao, nó dân nhậu, dễ gì chịu đứng ngó, chỉ cần Tư Lãng chịu được lâu.
Thêm một ngày trôi qua. Đến xế trưa ngày thứ ba, mọi việc hoàn tất. Hai bàn tay tôi nóng rát, phồng lên mấy bong bóng nước. Bọn tôi đưa mắt nhìn Tư Lãng chờ đợi. Hắn nháy mắt cười ranh mãnh, móc gói Tam Đảo bước lại gần Tám Lương nói nhỏ. Tám Lương làm thinh lắng nghe. Tư Lãng vừa nói vừa ra dấu có vẻ cầu khẩn. Một lát sau, Tám Lương gật đầu:
-  Được, nhưng bác Bảy trước khi đi phải cột tay ông già kia lại.
Mọi người thở phào nhẹ nhỏm. Bác Tám Phảng lẹ làng đưa hai tay sau lưng sẵn sàng để bị cột. Tám Lương không để ý đến những thay đổi nhỏ nhặt chung quanh, hắn thỏa mãn về sự trọng vọng của mọi người đối với hắn.
Tư Lãng dúi tiền cho bác Bảy. Ông già lôi ra hai chai không và một bình tích cũ, tất tả đi ra chợ.
Không phải chờ đợi lâu, khoảng tàn một cây nhang, bác Bảy quay về, khệ nệ mang hai chai và một bình tích rượu, một số có ổi và mớ đồ lòng. Ông bày tất cả lên cái bàn cũ giữa nhà với mấy cái ly nhỏ.
Tư Lãng kéo cái ghế duy nhất trong nhà đến sát bàn:
-  Mời anh Tám ngồi, tụi này đứng cũng được.
-  Tôi ngồi, mấy anh đứng sao được, kéo mấy khúc cây kia lại đây.
Tám Lương, Tư Lãng, bác Bảy ngồi quanh bàn, rót rượu ra ly. Tám Lương ngoắc tay, vẻ kẻ cả:
-  Mấy anh kia lại đây!
Tôi và bác Tám Phảng bước lại ngồi lên khúc cây cạnh bàn.
Tám Lương rót cho mỗi người một ly nhỏ. Bọn họ đưa lên môi ực đánh trót một tiếng, xong khà hơi xuýt xoa khoái trá.
Tư Lãng nói:
-  Chắc phải kiếm chút nước chữa lửa.
Tám Lương gạt đi:
-  Yếu quá! Chưa chi đã chạy rồi!
Tám Lương lại chuyền ly rượu qua tôi và Tám Phảng. Tôi nhắp một chút, cay xé môi phải phun ra. Bác Tám Phảng cũng chẳng hơn gì. Bác nhăn mặt như uống thuốc độc, lại nhờ tôi gắp thịt cho ăn không ngừng. Tám Lương nổi quạu:
-  Hai tên nầy uống không được lại phá mồi quá. Mỗi anh một trái cóc, ra đằng kia đi!
Bàn nhậu giờ xôn xao ra trò. Họ vừa uống vừa hò hét khóch bác nhau. Tư Lãng quả là bợm nhậu thứ thiệt. Hắn đưa rượu ngọt sớt như uống nước lã. Tôi chỉ sợ hắn gục trước Tám Lương thì hư chuyện. Tám Lương cao hứng không còn biết trời đất gì nữa, thoáng một cái đã sạch một chai.
Bác Tám nhìn tôi gật gù:
-  Không sao đâu, cậu chọn đúng người rồi. Tư Lãng là tay bợm chính hiệu con nai vàng.
Chiến trường càng lúc càng sôi động. Ban đầu Tám Lương còn để súng trên đùi, sau đặt luôn dưới chân. Hắn mở phanh nút áo, mặt đỏ gay như mặt trời mọc. Tư Lãng mặt tái ngắt như thằng chõng chết trôi, vừa hò hét vừa vỗ vai Tám Lương đồm độp. Mặt bác Bảy thì khi tái khi hồng như cắc kè đổi màu. Bác không nói năng gì hết, cứ bưng rượu nốc ừng ực.
Chiều xuống gió ngoài sông càng thổi càng lạnh, nhưng bộ ba bợm nhậu cởi phăng cả áo, lè nhè kể lể. Đến hết chai thứ hai, bác Bảy đã quắc cần câu nằm xuội lơ, đầu gục trên bàn, hait ay buông xuôi.
Tám Lương nhấc bình tích lên gật gù:
-  Tư Lãng, tới nữa …
-  Tới chứ! Cậu vô đi, tớ theo ngay …
Tám Lương không xài ly nữa, hắn ngửa đầu chế rượu uống ừng ực.
Tới phiên mầy Tư Lãng, ngửa đầu ra …
Tư Lãng ngồi thụp xuống, ngửa đầu, hả miệng, một tay bịt mũi lại. Tám Lương chống tay lên bàn, cầm bình tích cố chế rượu vô miệng Tư Lãng, nhưng hắn « xỉn » quá rồi, chế rượu lên mặt mũi tên kia. Tư lãng trải nhiều kinh nghiệm, hắn đã bịt mũi nên không bị sặc, rượu chảy theo mép xuống đất hết.
-  Tám Lương tới phiên tớ phục vụ cậu …
Tám Lương ngồi dựa vào cột nhà. Tư Lãng một tay vịn đầu Tám Lương, một tay cầm bình tích chế rượu từ từ vào miệng hắn. Tám Lương nuốt ừng ực không kịp thở.
Lúc Tư Lãng buông tay, hắn ợ một tràng dài rồi ngồi ngoẻo đầu vào cột nhà, không cục cựa được nữa.
Tư Lãng nhìn về phía chúng tôi ra vẻ đắc thắng rồi cầm bình tích chế rượu vào miệng nuốt ừng ực. Tôi bước tới lay Tám Lương nhưng hắn xụi lơ như cái xác không hồn.
-  Tư Lãng, anh còn uống nữa sao? Đi.
-  Các cậu chạy đi, tớ ở lại. Gia đình tớ ở cả ngoài Bắc, tớ cò về cũng chẳng có hộ khẩu mà sống.
Tám Phảng réo:
-  Mởi trói mau lên, đừng lần chần nữa. Tụi nó ra tới chỉ có nước chết bắn thôi. Mau!
Tư Lãng xô vai tôi:
-  Đi, Đã bảo tớ ở lại mà.
Tám Phảng loạnh choạng tiến về phía tôi. Cả hai đạp tung cánh cửa phía sau. Gió lạnh từ sông thổi tạt vào mặt.
-  Mở dây mau lân!
-  Dây cột chặt quá, để lấy con dao.
Tôi vói lấy con dao nhỏ cài trên vách cắt dây cho bác Tám. Tư Lãng đã ngồi thụp xuống chống hai tay lên bàn, cái bình tích lăn lốc dưới đất.
-  Túi ni-lông quần áo còn đó không? Tám Phảng hỏi.
-  Còn tôi ép chặt nó trong bụng, gói kỹ lắm, chắc nước không vô đâu.
Sợi dây chuối bị cắt đứt tung ra. Tôi rút tấm ván dựng sát vách, cả hai ôm nó chuồi xuống nước.
Tám Phảng nói:
-  Cố dạt đám lục bình ra.
-  Không được, dầy quá!
-  Thôi men theo bờ, xuống dưới kia rồi tách nó ra.
Nước sông không lạnh lắm như tôi tưởng, có lẽ độ nóng của buổi trưa còn giữ lại. Chúng tôi ôm tấm ván từ từ bơi tá²ch bờ. Nước sông cuồn cuộn chảy. Vài chiếc xuồng đuôi tôm chạy qua trông thấy chúng tôi nhưng họ không thèm chú ý. Tôi ngoái lại nhìn, căn lò rèn đen đậm trên nền trời xanh đục đang nhỏ dần. Có lẻ Tư Lãng gục thật rồi. Hoàn toàn im lặng. Nước vẫn trôi nhanh, cuốn chúng tôi đi phăng phăng.
Tám Phảng dặn dò:
-  Xéo bên kia chợ có bến đò, cứ thả trôi đừng ráng sức. Cố tấp vào bờ chỗ xa chợ đừng cho dân thấy.
Tôi cảm thấy lạnh vì nước bắt đầu thấm vào người. Hai tay tôi bám vào miếng gỗ đã tê cóng. Hai chân tê cứng làm tôi không cử động được nữa. Chúng tôi đã ra đến giữa sông, sức nước cuốn càng lúc càng mạnh.
Tám Phảng vẫn cố sức bơi tiến dần về phía bên kia bờ:
-  Chân tôi lạnh cứng không cục cựa được.
-  Bám cứng vô tấm ván! Cậu bị vọp bẻ rồi. Sút tay là đi chầu hà bá…
Ông già vừa nói vừa thở hồng hộc. Nước vẫn cuốn chúng tôi đi vùn vụt. Bóng người bên chợ thấy rõ lần lần. Cuối cùng chúng tôi tấp vào đám lục bình sát mấy bụi cây um tùm.
Tám Phảng bò lên bờ chui vào một bụi cây rậm. Tôi cố bò theo bác một cách hết sức khó khăn vì hai bắp chuối vẫn tê cứng. C ảhai cởi bộ đồ ướt, ngồi chịu gió lạnh cho khô. Cũng may bộ đồ trong túi ni-lông không bị thấm nước. Chỉ thoáng vài phút chúng tôi thay xong quần áo nhưng phải ngồi nán lại chờ tóc khô.
-  Đúng năm giờ đò sẽ chạy về Vị Thanh. Tụi nó không biết mình đi hướng nào. Đêm xuống tụi nó không bỏ công đi tìm mình đâu, sáng mai là mọi việc xong rồi. Tui về Cần Thơ, còn cậu.
-  Về Sài Gòn ngay tối nay.
-  Cậu còn đủ tiền giúp tui về Cần Thơ không?
-  Bác đừng lo, chắc đủ mà.
Chúng tôi chui ra khỏi bụi rậm thả bộ về phía chợ. Tám Phảng đi trước, tôi theo sau. Người ta buôn bán tấp nập, kẻ qua người lại, không ai chú ý đến chúng tôi. Có lẽ nhờ bác Tám nên tôi không bị lạc loài khỏi người dân địa phương. Chúng tôi bước xuống miếng ván dẫn xuống chiếc ghe hẹp và dài. Trả tiền đò xong, mỗi người ngồi một bên băng cây trong khoang.
Phía chợ, một vài ngọn đèn báo đã được thấp lên. Bên kia sông, căn lò rèn nhỏ như một chấm đen bằng đầu ngón tay in hình trên nền trời trời xanh đậm.
Tiếng còi rít lên và tiếng máy tàu nổ xình xịch. Tối nay tôi sẽ về đến Sài Gòn. Một chuyến đi kế tiếp sẽ được vạch ra. Chiếc ghe tách bến từ từ ra sông hướng về Vị Thanh.