THÁNG MƯỜI MỘT
BẠN GARÔNÊ CỦA TÔI

     hứ sáu 4
Chúng tôi chỉ được nghỉ có hai ngày; ấy thế mà tôi tưởng như đã trải qua.Một thời gian vô tận tôi không được gặp Garônê. Càng hiểu cậu, tôi càng yêu cậu; tất cả các bạn của tôi đều có thiện cảm như vậy, trừ những đứa độc ác, vì Garônê chống lại những hành động độc ác của chúng; mỗi khi có một đứa định trêu ghẹo hay hà hiếp một đứa bé, mà đứa bé gọi Garônê đến thì đứa lớn kia buộc phải đứng yên ngay. Bố Garônê là thợ máy xe lửa. Vì bị ốm liền hai năm, nên Garônê đi học hơi chậm. Nay cậu là người lớn và khỏe nhất lớp; cậu có thể nhấc ghế dài chỉ một tay thôi... Như vậy, mà cậu lại rất tất... Ai hỏi bất cứ cái gì: con dao, cây bút chì, cái tẩy, tờ giấy, cậu vui vẻ cho mượn hoặc cho hẳn ngay. Trong giờ học, cậu không bao giờ nói chuyện, cũng không bao giờ gây ra một tiếng ồn. Luôn luôn ngồi im trên ghế, chiếc ghế quá hẹp đối với cậu, cậu phải cúi xuống, lưng khom khom và đầu rụt ngang vai. Mỗi khi tới nhìn cậu thì cậu cũng nhìn tôi với đôi mắt tươi cười như muốn nói: “Chúng mình là bạn thân, phải không Enricô à!”. Người ta cũng có chế cậu một tí đấy vì lớn và khỏe như vậy mả cái áo, cái quần, ống tay, ống chân lại chật quá, ngắn quá; đôi giày của cậu to tướng, và chiếc “cà vạt” quấn quanh cổ thì như sợi dây thừng. Garônê đáng thương! Những điều ấy có sá gì? Chỉ cần trông thấy cậu là đã yêu cậu ngay rồi! Cậu có một con dao chuôi nạm xà cừ cậu bắt được năm ngoái trên quảng trường vũ khí; một hôm dùng dao, cậu bị khía một nhát sâu vào ngón tay, nhưng trong lớp chẳng ai hay biết gì cả, và về nhà cậu cũng chẳng nói một lời, để cho bố mẹ khỏi phải lo sợ. Khi người ta đùa cậu, cậu cũng không hề giận, nhưng coi chừng, khi cậu đã khẳng định một điều gì mà có ai bảo: “Việc đó không đúng sự thật”, thì lập tức mắt cậu lóe lên như chớp, và nắm tay cậu đập xuống như muốn gãy cả ghế. Thứ bảy tuần trước, cậu đã cho một học sinh lớp một trên hai xu, vì cậu này để ai lấy mất tiền, không có để mua cuốn vở Giờ Garônê đang bận viết một bức thư dài tám trang trên một loại giấy có nền to màu rực rỡ, để mừng sinh nhật của mẹ. Bà mẹ của Garônê một người cao, béo, rất dễ mến, thường hay đến trường đón con. Thầy giáo nhìn Garônê vẻ hiền từ và mỗi khi đến gần Garônê thầy lại tát yêu vào má cậu. Tất nhiên tôi yêu bạn Garônê lắm? Tôi rất vui thích được nắm chặt bàn tay to tướng của cậu trong tay mình. Tôi tin chắc rằng cậu sẽ không ngại liều mình để cứu một người, cậu sẽ đem hết sức mình để che chở cho bạn: cứ nhìn vào đôi mắt của Garônê thì thấy rõ điều đó! Giọng nói của cậu tuy hơi cộc, nhưng người ta cảm thấy rằng đó là tiếng vọng của một tấm lòng cao thượng và hào hiệp.
BÁC BÁN THAN VỚI ÔNG QUÝ TỘC
Thử 27
Chắc chắn Garônê không phải là người đi nói với Betti cái điều mà Caclô Nôbitx dám nói với cậụ này! Caclô Nôbitx tự phụ vì bố cậu ta là quí tộc và giàu có Ông Nôbitx, người khá cao, vẻ đứng đắn và lịch sự, râu rất dài, một bộ râu đen đẹp; gần như ngày nào ông cũng đưa con trai đến trường. Sáng qua Nôbitx cãi nhau với Betti, một trong những học sinh bé nhất, con một bác bán than, và không biết nói gì, vì cảm thấy mình trái, nó đã kêu lên: “Bố mày chỉ là quân khố rách áo ôm”. Betti đỏ mặt tía tai, chẳng đáp lại sao cả, nhưng giàn giụa nước mắt. Về nhà ăn trưa, cậu ta nhắc lại cho bố nghe câu nói của Nôbitx. Vì vậy, sau bữa ăn, bố của Betti, một người nhỏ đen thui, đến phàn nàn với thầy giáo. Trong khi bà ta đang nói giữa lớp học hết sức im lặng, thì bố Nôbitx như thường lệ, giúp con trai cởi áo khoác ở ngoài cửa, nghe nói đến tên mình liền đi vào để hỏi xem có việc gì.
Thầy Pecbôni đáp: - Bác đây đến phàn nàn rằng Caclô của ông đã nói rằng:
“Bố mày chỉ là quân khố rách áo ôm”.
Ông Nôbitx cau mày và hơi đỏ mặt. Ông hỏi con: Có phải con đã nói thế không” Caclô đứng giữa lớp, trước mặt Betti, cúi đầu xuống chẳng trả lời sao cả. Bố cậu ta nắm lấy cánh tay con, đẩy con lại sát Betti, cho hai cậu gần như đụng vào nhau và bảo: “Xin lỗi bạn đi”. Bác bán than muốn ngăn lại, nói: “Không, không”, nhưng người quí tộc cứ mặc và nhắc lại cho Caclô! “Xin lỗi bạn đi”. Nhắc lại lời bố. “Tôi xin lỗi bạn, Betti ạ, về câu nói thóa mạ, ngu dại, tôi đã trót nói về bố bạn, mà bố tôi lấy làm tự hào được bắt tay”. Bác bán than hết sức ngăn lại, nhưng ông Nôbitx không chịu thôi, và con trai ông phải làm theo lời bố, nói nho nhỏ, không dám ngửng đầu lên, những lời mà bố nhắc cho từng câu một.
Bấy giờ ông Nôbitx đưa tay ra bắt tay bác bán than; bác này siết tay rất chặt, rồi đẩy con trai vào tay Caclô Nôbitx.
Ông bá tước lại nói với thầy giáo: “Xin thầy làm ơn xếp cho hai cháu ngồi cạnh nhau”. Thầy Pecbôni liền xếp Betti ngồi cùng ghế với Caclô. Khi hai cậu đã yên chỗ, ông Nôbitx cúi chào và đi ra. Bác bán than tần ngần một lát, ngắm hai đứa trẻ ngồi lại với nhau, rồi gần, nhìn Nôbitx vẻ thiện cảm và mến tiếc. Chẳng nói một lời, bác đưa tay ra vuốt ve nó; nhưng rồi chẳng dám, bác chỉ đưa mấy ngón tay to tướng khẽ lướt qua trán nó, rồi đi ra.
Thầy giáo liền nói với chúng tôi: “Hãy nhớ lấy những việc các con vừa trông thấy: đó là bài học hay nhất trong năm nay”.
CÔ GIÁO CỦA EM TRAI TÔI
Thứ năm, 10
Cô Đencati biết em tôi mệt, đã đến nhà thăm chúng tôi Cậu con trai bác bán than, năm trước cũng học với cô Cô làm cho chúng tôi chết cười với câu chuyện cô kể là một hôm mẹ Betti mangđến nhà biếu cô mấy hộc than, túm trong cái tạp dề của bà, để cảm ơn cô đã thưởng huy chương ngoan ngoãn cho con trai bà. Tội nghiệp, bà ta cứ nằng nặc xin cô nhận cho món quà mọn ấy, và khóc dở vì phải mang cái tạp dềđầy than của bà về. Một lần khác, một người đàn bà tất bụng, mẹ một chú học trò bé của cô, đem đến cho cô một bó hoa rất nặng; và cô giáo đã bắt được, nhét ở giữa bó hoa, một ống tiết kiệm đựng đầy những đồng xu mới... Chúng tôi nghe cô kể chuyện thích quá và em trai tôi đã vui vẻ nuốt chén thuốc đắng cho vừa lòng cô Đencati. Với những chú học trò bé tí ở lớp một dưới ấy phải kiên nhẫn biết chừng nào; đứa nào cũng sún răng như những ông già, không đọc được cả chữ R lẫn chữ S!... Đứa thì ho, đứa thì chảy máu cam, đứa này để mất đôi guốc ở dưới gầm ghế, đứa kia thét lên vì tự mình chích phải ngòi bút vào tay, rồi thì một dứa khóc vì đáng lẽ phải mua quyển vở số 2, lại mua quyển số 1 Lại còn cả năm chục chú nhóc phải dạy cho biết đọc, biết viết, biết tính nữa chứ?... Mỗi một con người bé bỏng ấy đều đem theo trong túi áo những que cam thảo, những cái kẹo bạc hà, những chiếc cúc, những cái nút chai, những hòn sỏi... Cô giáo có khi muốn lục soát, nhưng chúng giấu bảo vật của chúng vào tận đôi giày. Nhưng ít ra chúng cũng chăm chỉ chứ? Thôi đi. Một con ruồi to lọt vào cửa sổ là tất cả đều ngẩng lên không. Mùa hè chúng đem đến trường những con cánh cam bay vù vù, hay rơi vào lọ mực lấm bê bết rồi, bò lên các trang vở, vạch những vạch mực đen ngòm. Cô giáo phải làm thay bà mẹ của tất cả bọn trẻ ấy: giúp chúng mặc quần áo, băng các ngón tay bị ngòi bút chì chích phải, buộc lại những mũ nồi đứt dải, để ý trông cho chúng khỏi lấy nhầm áo choàng của nhau; nếu không thì các chú nhóc khóc và thét. Vất vả thay cô giáo! Thế mà đôi khi các bà mẹ lại còn đến phàn nàn: “Cô ạ, không biết thế nào mà còn tôi lại đánh mất ngòi bút? - Làm sao mà cháu không học được chữ nào cả? - Tại sao cô lại không biểu dương con tôi, nó học giỏi thế cơ mà! - Tại sao cô lại không nhổ cái đanh trên mặt ghếđể cho thằng Piêtơrô tội nghiệp của tôi rách cái quần mới nguyên?...” Đôi lúc cô giáo đáng thương không nhịn được nữa; cô mắng các học trò bé nhỏ của cô. Nhưng rồi cô lại hồi hận và vuốt ve đứa bé cô mắng; cô nói là sẽ đuổi đứa này hay đứa khác ra khỏi trường, nhưng thấy nó khóc lại động lòng thương, và cô trách cứ những bố Mẹ đã bắt con nhịn ăn để phạt.
Cô Đentica là một thiếu nữ cao lớn, xinh đẹp, ăn mặc nền nếp, linh hoạt, dễ xúc động và rất dịu dàng.
- Nhưng ít ra bọn trẻ cũng mến cô ít nhiều gì chứ? - mẹ hỏi cô như vậy.
- Vâng, có chứ, chỉ có điều là đến năm sau, chúng từ biệt tôi để lên học lớp khác thì không nhìn lại tôi nữa.
Khi bọn trẻ vô tình ấy lên học những lớp có các ông giáo dạy thì hình như chúng lấy làm xấu hổ là đã qua tay tôi; may lắm chúng mới chào cho một tiếng? Ấy cứ như Thế đấy. Cứ sau hai năm trời hết lòng chăm nom những đứa trẻ mà mình thương yêu hết sức, rồi phải xa chúng, không gặp lại nữa! Có đôi dứa mà mình tưởng là có thể tin cậy, mình tự nhủ: “ồ, những đứa này thương yêu mình mấl mãi”. Thế mà nghỉ hè xong, chúng cũng chẳng nhớ đến mình hơn gì các đứa khác.
- Nhưng con, thì con không thế chứ, phải không con? Bỗng cô Đentica nói, vừa nói vừa đứng lên ôm hôn em tôi. - Con sẽ không quay đầu đi khi đến gần cô chỉ Con sẽ không từ bỏ không nhận người bạn đáng thương của con, không nhận cô giáo hiền lành của con chị.
<br>
MẸ TÔI
(Thư của bố)
Thứ năm, 10 tháng mười một
Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Bố thấy mình có nhiệm vụ viết mảnh thư này cảnh cáo tôi đọc thư tôi xúc động vô cùng.
Trước mặt cô giáo của em, con đã thiếu lễ độ với mẹ! Việc như thế không bao giờ con được phạm lại lần nữa. Enricô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy? Bố nhớ tới mẹ con, cách đây mấy năm, đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi của con, trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con đi?... Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, Enricô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con à! Người đời mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờđau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con! Hãy nghĩ kỹ đến điều này, Enricô à: trong đời con sẽ có thể trải qua những ngày thật buồn thảm, những ngày buồn thảm nhất tất cả sẽ là ngày mà con mất mẹ con. “Khi con đã khôn lớn, con đã trưởng thành, mà các cuộc đấu tranh đã luyện con thành người dũng cảm, có thể có lúc con sẽ hồi tưởng tới mẹ con, với lòng mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, và được mẹ lại dang tay ra đón con vào lòng; vì dù cao lớn, dù khỏe mạnh thế nào chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chỉ là một đứa trẻ tội nghiệp yếu đuối và không được che chở. Con sẽ nhớ lại với một nỗi cay đắng những lúc con đã làm cho mẹ phải phiền muộn; lương tâm cắn rứt, sẽ bắt con phải trả một giá rất đắt. Khốn khổ thay! Con không thể hy vọng được yên ổn trong đời nếu con đã làm cho mẹ con buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin tha thứ, có sùng bái linh hồn của mẹ, tất cả cũng vô ích mà thôi. Lương tâm sẽ không để cho con được chút nào yên tĩnh đâu. Hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của mẹ con sẽ làm cho tâm hồn con như bị khổ hình. Enricô, hãy nhớ rằng, tình thương yêu cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Vô phúc cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó!
“Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ con, và con phải xin lỗi mẹ, không phải vì Bợ bố mà do nhiệt tình thành khẩn của lòng con. Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho cái hôn ấy xóa đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con. Bố rất yêu con, con ạ, con là niềm hy vọng tha thiết nhất của đời bố, nhưng thà rằng bố phải thấy con chết đi, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ con. Thôi, và trong một thời gian con đừng hôn bố, bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
Bố của con”.