Tháng Mười (2)
CẬU BÉ XỨ CALABRICA

    
hứ bảy 22
Chiều qua trong khi thầy giáo cho chúng tôi biết tin tức cậu Rôbetti đáng thương - cậu ta phải đi bằng nạng trong một thời gian - thì thầy hiệu trưởng vào lớp, theo sau là một học trò mới: một cậu mặt nâu, tóc đen, mắt to và linh hoạt, đôi lông mày rậm như gần giao lại với nhà quần áo màu sẫm thắt một dây lưng bằng da đen. Sau khi nói rất khẽ mấy câu với thầy Pecbôni, thầy hiệu trưởng để cậu bé lại rồi đi ra. Người mới đến nhưng chúng tôi bằng đôi mắt to, với cái vẻ gần như hoảng hốt. Thầy giáo cầm tay cậu và nói với chúng tôi: Các con phải lấy làm hài lòng, hôm nay vào học lớp ta, một học sinh quê ở Retjiô đê Calabria rất xa đây, ở nơi tận cùng của vương quốc. Các con hãy niềm nở đón tiếp người bạn mới. Bạn là con để của một miền đất vinh quang đã cho nước Ý những danh nhân và còn cho nước Ý những người lao động giỏi và những chiến sĩ dũng cảm. Quê hương của bạn là một trong những miền đẹp nhất Tổ quốc ta ở đấy cô những núi cao phủ kín rừng, và nhân dân thì rất thông minh và đầy quả cảm. Hãy thương bạn các con ạ, để cho bạn không thấy rằng bạn đang ở rất xa nơi chôn rau cắt rốn của mình; hãy tỏ cho bạn biết rằng một cậu bé người Ý vào học mọi trường trên đất Ý thì ở đâu cũng tìm thấy những người bạn, những người anh em!” Nói xong, thầy Pecbôni đứng lên và chỉ trên bản đồ nước Ý treo ở tường cái điểm vẽ thành phố Retjiô đê Calabria. Thầy lại gọi với cái giọng rất to của thầy: Ecnetxtô Đêrôtxi?”. Đêrôtxi (cái cậu bao giờ cũng được phần thưởng nhất lớp) đứng dậy.. “Lên đây thầy bảo”. Đêrôtxi ra khỏi chỗ ngồi, đi lên phía bàn thầy giáo, đứng cách cậu bé xứ Calabria hai bước. Thầy Pecbôni bảo: “Con là người đầu lớp), ở cương vịấy con hãy thay mặt tất cả các bạn ôm hôn bạn mới đến, cái hôn của những người con xứ Piêmôntê gửi đứa con xứ Calabria”. Đêrôtxi đến gần cậu bé Calabria và nói với cậu, giọng thanh và trong: “Xin vui mừng đón bạn?” Rồi ôm hôn cậu nồng nàn trên hai má! Tất cả chúng tôi đều vỗ tay. “Im! Trong lớp không được vỗ tay”, thầy giáo nói to. Dù thầy cấm, chúng tôi vẫn thấy rõ là thầy rất hài lòng về nỗi bồng bột của chúng tôi. Cậu bé xứ Calabria cũng vậy, cậu cũng rất vui lòng. Thây Pecbôni chỉ một chỗ ngồi, dắt cậu đến, rồi lại nói với chúng tôi: Để đạt kết quả như các con thấy, nghĩa là để cho một cậu bé Calabria đến Tôrinô vẫn thấy rằng mình ở quê mình, cũng như một cậu bé ở Tôrinơđến Retiiô đê Calabria có quyền là mình vẫn ở quê mình, đất nước ta đã chiến đấu năm mươi năm, và ba vạn người Ý đã chết cho tự do. Các con hãy yêu nhau như anh em ruột thịt: và ai mà xúc phạm àến người bạn mới này vì bạn không phải là người Piêmôntê, thì không xứng đáng được ngẩng mặt lên khi lá cờ ba màu diễu qua”. Cậu bé Calabria vừa ngồi vào chỗ thì các bạn ngồi gần đã lập tức đưa cho, nào ngòi bút, nào bút chì, nào tranh ảnh; một bạn ngồi bàn cuối gửi đến cho cậu, làm bằng chứng tình bạn, một con tem Thụy Điển.
CẬU BẠN HỌC CỦA TÔI
Thứ ba 25
Anh học trò đã cho cậu bé Calabria con tem là người mà tớ thích nhất lớp.Cậu ta tên là Garônê, lớn nhất lớp, sắp lên mười bốn tuổi, đầu to, vai rộng. Cậu rất tốt bụng, cứ trông nụ cười của cậu thì đủ biết. Lão nào cậu cũng có vẻ suy nghĩ và chín chắn. Giờ thì tôi đã biết được nhiều bạn của tôi rồi. Một bạn khác cũng làm cho tôi thích, vì cậu ta lúc nào cũng có vẻ rất hài lòng, tên là Côretti. Cậu ta mặc một cái áo ngắn bằng da rái cá, và đội cái mũ nồi bằng da mèo. Cậu ta con một bác bán củi đã phục vụ trong quận đoàn của thái tử Umbeetô hồi chiến tranh 1866(2).
Người ta bảo bác ấy được thưởng ba huân chương. Lại còn cậu Nenli, cậu bé gù tội nghiệp nom quá gầy, gò, quá yếu đuối. Có một cậu ăn mặc rất sang, lúc nào cũng gỡ những sợi lông bám vào quần áo mình, ten là Vôtini. Ngồi trước tôi là một cậu, mà anh em goi là “cậu bé thợ nề” vì bố cậu ta làm nghềấy; mặt cậu ta tròn như quả táo và mũi thì tẹt. Cậu ta có cái biệt tài làm như kẻ sứt môi, và tất cả học sinh thường bảo cậu ta làmđể cười cho vui. Cậu ta có cái mũ mềm, nho nhỏ cứ cuộn lại đứt túi như một chiếc khăn tay. Ngồi gần “cậu bé thợ nề” là Garôpphi, cao gầy, mũi khoằm như cái gọng kim và đôi mắt ti hí. Cậu thường xuyên mua bán, đổi chác nào ngồi bút, nào hộp diêm; cậu viết cả bài học lên móng tay để nhìn trộm khi thầy gìơ, đọc thuộc lòng. Lại còn một cậu bé có vẻ khinh khỉnh: Các lô Nôbitx. Cậu ngồi giữa hai cậu mà đối với tôi rất có thiện cảm:.một cậu là con ông thợ khóa, ăn mặc luộm thuộm, cái áo dài xuống tận đầu gối, xanh xao như người ốm, mặt bao giờ cũng sợ sệt và nụ cười đau đớn; cậu kia thì tóc đỏ hoe, một cánh tay bị liệt phải buộc băng quàng vào cổ. Bố cậu đi bên Mỹ, và mẹ cậu bán rong rau quả. Ngồi sát bên trái tôi lại là một nhân vật lạ lùng, Xtacdi, người thấp và to ngang, cổ rụt vào giữa hai Vai, lúc nào cũng càu nhàu, không bao giờ chuyện trò với ai cả. Không lấy gì làm thông minh - tôi cho như vậy - nhưng rất chăm chú nghe lời thầy giảng; cậu ta ngồi nghe không nhúc nhích, mắt nhìn thầy đăm đăm, cái trán nhăn lại, hai hàm răng cắn chặt vào nhau. Vô phúc mà nói gì với cậu ta khi thầy giáo đang giảng bài, thì cậu ta không thèm trả lời cứ hỏi dai thì cậu ta sẽ cho một cái đá... nhưng vẫn không nói một nửa lời. Cạnh Xtácdi là một bộ mặt tàn nhẫn và ghê tởm, đó là.Phranti, hình như nó đã bị đuổi khỏi một trường khác. Lại còn có hai anh em ruột ăn mặc giống nhau, đều đội mũ có cắm cái lông chim trĩ, và giống nhau như hệt. Nhưng cái cậu dễ thương hơn hết, thông minh nhất lớp và chắc chắn thế nào năm nay cũng được phần thưởng nhất là Đêrôtxi. Thầy giáo đoán biết vậy, nên hỏi bài cậu ta luôn. Prêcôtxi tất nhiên là tôi rất yêu, cậu con ông thợ khóa, cái cậu mặc chiếc áo quá dài, và nét mặt có vẻđau khổ. Người ta bảo là cậu hay bị bố đánh, tội nghiệp! Trông cậu nhút nhát: mỗi khi hỏi gì ai hay khẽ chạm vào ai là lại nói: “xin lỗi”, vừa nói vừa nhìn người ta với đôi mắt hiền lành và buồn rầu. Nhưng cậu Garônê cao lớn thì tôi vẫn cho là tốt hơn tất cả mọi người.
MỘT HÀNH VI NGHĨA HIỆP
Thứ tư 26
May quá, đúng sáng nay chúng tôi đã có dịp đánh giá Garônê. Khi tôi vào lớp (hơi muộn một tí vì cô giáo lớp dưới đã giữ tôi lại hỏi lúc nào cô có thểđến chơi nhà tới) thì thầy Pecbôni vẫn chưa đến; và ba hay bốn đứa đang hành hạ cậu Crôtxi đáng thương, cái cậu tóc hoe, cánh tay bị liệt và bà mẹ bán rau quảấy. Chúng lấy thước cậu; ném vỏ hạt dẻ vào đầu cậu; gọi cậu là con quỉ què và nhại cái tay của cậu. Một mình ở đầu ghế ngồi, Crôtxi sợ hãi, nghe và nhìn khi đứa này khi đứa kia với đôi mắt van lên, cầu chúng để cho yên thân. Nhưng bọn chúng mỗi lúc một lầm già, đến nỗi cậu bắt đầu run lên và mặt đỏ bừng vì tức giận. Bỗng Phranti, cái thằng có bộ mặt tàn nhẫn ấy, đứng lên một cái ghế, làm bộ như ôm mỗi tay một cái sọt, nó nhớ mẹ Crôtxi khi bà đến đón con ở cổng trường. Mấy hôm nay, không thấy bà ta đến, vì đang ốm. Thấy diễn màn kịch câm ấy, học trò cười ầm lên. Crôtxi liền mất bình tĩnh, chộp lấy lọ mực trước mặt và đùng hết sức ném vào Phranti. Nhưng Phranti tránh được và lọ mực trúng giữa ngực thầy Pecbôni vừa bước vào.
Tất cả học trò khiếp sợ, chạy về chỗ, và im thin thít như vừa có một phép lạ.
Thầy giáo tái mặt, bước lên bục và hỏi, giọng lạc hẳn đi: “Ai ném lọ mực?” Không một tiếng trả lời. “Ai?” thầy Pecbôni nhắc lại giọng to hơn. Garônê động lòng thương Crôtxi, liền đứng dậy và nói quả quyết:
“Thưa thầy, con ạ?”
Thầy giáo nhìn Garônê, rồi nhìn đám học sinh đang sửng sốt, và nói giọng bình tĩnh:
”Không phải con”. Sau một phút thầy lại nói: “Người có lỗi sẽ không bị phạt, cứđứng dậy”. Crôtxi đứng dậy, vừa nói vừa khóc:
- Thưa thầy các bạn trêu con, chửi con, con mất bình tĩnh... con đã ném...
- Con ngồi xuống, thầy giáo bảo - và những ai đã khiêu khích bạn, thì đứng lên! Bốn trong những đứa đã gây sự đứng dậy, đầu cúi gầm. Thầy Pecbôni nói: “Các cậu đã lăng mạ một người bạn không hề gây sự với mình, các cậu đã nhạo báng một người tàn tật, các cậu đã tấn công một em bé yếu đuối không cỗ sức chống cự. Các cậu đã làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát!” Nói xong, thầy bước xuống giữa chúng tôi, đi về phía Garônê, thầy đến gần, cậu cúi đầu xuống. Thầy Pecbôni đưa tay xuống dưới cằm Garônê, nâng đầu cậu ta lên nhìn thẳng vào mặt và nói:
“Con quả có một tấm lòng cao quý!”
Nhân lúc ấy, Garônê ghé vào tai thầy, nói nhỏ mấy tiếng. Tức thì thầy quay lại bốn tên thủ phạm và bỗng nhiên thầy bảo họ: “Thôi, thầy tha lỗi cho các con!”
CÔ GIÁO LỚP MỘT TRÊN CỦA TÔI
Thứ năm 27
Cô giáo cũ dạy tôi ở lớp một đã giữ lời hứa, cô đến thăm chúng tôi hôm nay. Đã một năm rồi cô giáo mới lại đến đây, và tất cả mọi người trong nhà đều vui mừng đón tiếp cô. Lúc nào cô cũng thế, vẫn là một người phụ nữ nhỏ nhắn, dội cái mũ viền nhung màu lục không hợp với cô một tí nào, ăn mặc không chút cầu kỳ; vì may lắm cô mới tranh thủ được một tí thì giờđể chải tóc, mà tóc đã bắt đầu bạc từ năm ngoái. Da của cô cũng xanh đi, và cô cứ ho không ngớt.
- Cô ít chú ý đến sức khỏe quá mẹ tôi nói với cô như vậy.
- Chẳng sao đâu - cô trả lời với một nụ cười vừa vui vẻ vừa đượm buồn.
- Cô hay nói to quá - mẹ tôi lại nói. - Cô mệt quá với đám học trò đấy. Đúng Thế đấy, người ta luôn nghe tiếng của cô tất cả lớp học. Cô nói không hề nghỉ, để cho các em nhỏ không thể lơđễnh được, và cô cũng không hề ngồi lấy một phút cho đỡ mỏi.
Tôi tin chắc thế nào cô cũng đến nhà tôi, vì cô không bao giờ quên học trò cũ của cô; cô nhớ tên học trò, và những ngày thi cô đến thầy hiệu trưởng để xem họ được bao nhiêu điểm; cô còn đứng ngoài cửa phòng thi chờ họ ra và bảo họ đem cho cô đọc những bài làm, để xem họ có tiến bộ không. Rất nhiều học trò cũ của cô đã mặc quần dài và có đồng hồ vàng bỏ túi, nghĩa là những học trò lớn rồi, vẫn từ trường trung học về thăm cô. Hôm nay cô vừa dẫn đám học trò đi xem Viện bảo tàng hội họa về, mệt hết hơi; vì thứ năm nào cũng thế, cô vẫn đưa học trò đến một nơi nào lý thú như vậy, giảng cho họ nghe tất cả những gì có thể làm cho họ thích, hay có thể đem đến cho họ một bài học bổ ích. Tội nghiệp cô giáo! Cô lại gầy thêm. Nhưng lúc nào cô cũng linh hoạt, và hễ nói đến lớp của mình là lại sôi nổi. Cô ngỏ ý muốn xem lại cái giường mà cô thấy tôi nằm, khi tôi ốm nặng, cái giường hiện nay để em tôi nằm. Xong rồi cô ra về, vì cô rất vội, cô đi thăm một em bé lớp cô, con một bác thợ đóng yên ngựa, đang lên sởi. Cô lại còn cả một chồng bài tập để chấm, công việc của cả một buổi tối; ấy là chưa kểđến một bài số học phải dạy cho một chị bán hàng trước bữa ăn chiều nữa. “Này, Enricô, - cô vừa ra về vừa nói với tôi, - giờ con đã giải được những bài toán khó, đã làm được những bài luận dài rồi, con còn yêu cô giáo của con nữa không?” Cô hôn tôi, và xuống đến chân cầu thang còn nói to cho tôi nghe: “Đừng quên cô nhé, Enricô ạ!” Ôi! Cô giáo rất tốt của con, không, không bao giờ, không bao giờ con lại quên cô được? Sau này, khi đã lớn, con vẫn nhớ cô, và con sẽ đến tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ của cô. Mỗi lần đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, con sẽ tưởng như tiếng nói của cô, con sẽ nhớ lại hai năm ngồi trong lớp của cô ở đó con đã học được bao nhiêu điều, ở đó đã bao lần con trông thấy cô mệt mỏi và đau ốm, nhưng luôn luôn theo dõi lớp học, luôn luôn khoan dung với mọi người; cô thất vọng khi thấy một trò cứ cầm cây bút không chỉnh mà không sao uốn nắn lại được; cô lo lắng cho chúng con khi các ông thanh tra thăm lớp và hỏi bài chúng con, cô sung sướng khi chúng con đạt được những kết quả xuất sắc; lúc nào cô cũng nhân hậu và hiền từ như một bà mẹ. Không bao giờ không bao giờ còn lại quên cô, cô giáo thân yêu của con!
TRONG MỘT CĂN GÁC XÉP
Thứ sáu 28
Chiều hôm qua, tôi cùng mẹ và em Xinvia mang áo quần đến cho người đàn bà nghèo khổ đã được giới thiệu trên báo. Tôi ôm cái gói; Xinvia ghi trên mẩu giấy địa chỉ và những chữ dầu của họ và tên người đàn bà tội nghiệp đăng trên báo. Chúng tôi lên mãi tầng trên cùng của một ngôi nhà rất cao. Trong một hành lang hẹp, có cả một dãy cửa, mẹ tôi gõ cái cửa ở trong cùng. Một người đàn đàn bà còn trẻ tóc bạch kim, gầy, ra mở cửa. Hình như tôi đã gặp là ta ở đâu rồi thì phải, cũng cái khăn trùm màu lơ trên đầu như thế.
- Có phải bà đã được giới thiệu ở trên báo không ạ?
- Mẹ hỏi?
- Vâng, thưa bà, đúng là tôi ạ!.
- Vậy chúng tôi xin mang đến giúp bà một ít áo quần. Người đàn bà tội nghiệp cám ơn chúng tôi không ngớt. Trong khiấy tôi nhìn thấy, ở một góc của căn phòng tối tăm và trống trải chẳng có đồ đạc gì, một cậu bé quay lưng lại phía chúng tôi, đang quì trước một cái ghế, và hình như đang viết một cách chăm chú. Giấy thì đểở trên mặt ghế, và lọ mực để dưới sàn nhà. Làm thế nào mà học được trong bóng tối như vậy nhỉ? Trong khi tự hỏi như vậy thì tôi bỗng nhận ra mái tóc hung và cái áo dài của Crôtxi, con bà bán rau quả rong, cái cậu có cánh tay bị liệt ấy. Tôi nói khẽ cho mẹ biết, trong khi người đàn bà tội nghiệp mở cái gói mà chúng tôi vừa đem đến cho.
- Im, - mẹ bảo tôi, - có thể cậu ta sẽ tủi thân vì thấy con làm phúc cho mẹ cậu. Đừng gọi.
Nhưng đúng lúc ấy Crôtxi ngoảnh lại: tôi trở lên lúng túng, còn cậu thì mỉm cười với tôi, và mẹ liền đẩy tôi lại với cậu. Nhưng cậu đã chạy lại, dang tay ra. Tôi ôm chầm lấy Crôtxi.
Mẹ Crôtxi nói với mẹ tôi:
Bà thấy đấy! Tôi chỉ có một mình với cháu thôi, bố cháu sang bên Mỹ đã sáu năm nay, và không may hơn nữa là tôi lại ốm, không thể ra phố bán rau để kiếm vài xu Chúng tôi đã bán dần dần tất cả đồ đạc; đến một cái bàn để cho thằng Luighi tội nghiệp của tôi ngồi làm bài cũng không còn. Trước đây tôi còn một cái ghế dài kê ở cửa dưới thì ít ra nó cũng có thể để vở lên mà viết được, nhưng nay cũng chẳng còn nữa. Chúng tôi chẳng có chút dầu đèn gì, thằng bé đáng thương cứ phải học trong bóng tối, như thế rồi cũng hỏng mắt. Cũng may mà tôi còn có thể cho cháu đi học được ở trường thị xã; ở đấy người ta cho nó sách, vở. Tội nghiệp Luighi, nó ham học lắm! Ôi, tôi khổ lắm bà ạ?
Mẹ dúi vào tay người đàn bà khổ sở tất cả số tiền có - trong ví, ôm hôn Crôtxi và bước ra khỏi căn gác xép, đôi mắt đẫm lệ. Mẹ bảo tôi rất đúng rằng:
Con hãy xem cậu bé tội nghiệp ấy phải học hành trong một hoàn cảnh rất đáng buồn! Còn con, thì có tất cả mọi cái cần thiết để học tập, thế mà có khi con lại thấy việc học là khó khăn. À, Enricô yêu dấu của mẹ, một ngày học của Crôtxi như vậy thật đáng giá hơn cả một năm học của con, Crôtxi người ta phải tặng những phần thưởng cao nhất cho những học trò như thế. Bố nghe được những lời nói vừa rồi của mẹ, và cũng ngày hôm đó tôi thấy trên bàn học của tôi bức thư sau đây.