HOÀI BÃO XY DỰNG ĐẠO ĐỨC CHO THẾ HỆ TƯƠNG LAI.

     ột cậu bé người Ý, Enricô Bôttini, hàng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký. Mỗi tháng, thầy giáo cho phép một truyện để đọc trong lớp, mỗi tháng, bố hay mẹ viết cho con một lá thư; các thư và truyện ấy đều được xếp vào cuốn nhật ký. Ghi chép trong mười tháng, đó là một,cuốn truyện nhỏ về năm học của cậu bé mười một tuổi. 
Nhân vật trong nhật ký là các cô giáo, thầy giáo, các bạn học của Enricô, là bố, mẹ Enricô, cùng bố mẹ các bạn; mỗi người một vẻ, có một đặc điểm nhất định về mặt thể chất hay tinh thần, nhất là các bạn của EnrIcô. Tính cách các nhân vật đã được cách điệu hóa để tiêu biểu cho một nết tất, hay chỉ là một thói quen, vì đấy không phải là một tác phẩm phản ánh nền giáo dục ở nước Ý cuối thế kỷ XIX, mà là một tác phẩm mượn hình tượng nghệ thuật để trình bày những điều suy nghĩ về đức tục ở nhà trường và gia đình, mà tác giả mang trong óc như một lý tưởng, và trong long như một hoài bão. Trong các trang nhật ký của mình, Enricô không phải chỉ ghi những việc mà ở trường có vai trò của cô giáo, thầy giáo, mà còn chép cả những việc ở nhà có vai trò của bố mẹ mình, lại cũng không bỏ qua một số việc xảy ra ngoài phố với sự tham gia đường người ngoài. Rõ ràng De Amicis quan niệm rất đúng rằng muốn dạy đạo đức cho trẻ, phải có ba mặt giáo dục tốt: của nhà trường, của gia đình và của xã hội. Cô giáo, thầy giáo trước tiên phải thương yêu học trò. Côretti vác củi từ năm giờ sáng, vào lớp ngủ thiếp đi, thầy Pecbôni để đến hết giờ mới đánh thức dậy, rồi ômđầu cậu trong hai tay, hôn vào tóc cậu và nói. “Thầy không mắng đâu. Thầy biết là trước khi đến lớp con đã phải làm lụng nhiều. Cuối năm, học sinh thi đều khá; để làm cho họ vui, thầy giáo tóc đã hoa râm và không bao giờ cười ấy lại làm bộ trượt chân, phải bám vào tường cho khỏi ngã. Phải chăng đó là cái phút vui độc nhất của thầy? một sự đền bù cho chín tháng trời yêu thương, kiên nhẫn và phiền muộn nữa?” Enricô ghi vào nhật ký như thế. Thầy có vật kỷ niệm làảnh các học trò cũ tặng, đã ngoài hai mươi năm thầy treo đầu giường và nói: “Khi sắp chết, thì cái nhìn cuối cùng của thầy sẽ quay về họ”. 
Cụ già Crôxettl, sau sáu mươi năm dạy học, vẫn chưa muốn nghỉ - ở nước Ý thuở ấy cô giáo, thầy giáo không có lệ phải về hưu, vì kinh nghiệm và lương tâm của nhà giáo càng thâm niên càng được xã hội quí trọng – nhưng vì run tay trót đánh rơi một giọt mực lên trang vở của học sinh, cụ đành phải xin về. Và cụ tâm sự: “Thật lả cay đắng, cay đắng hết sức... tôi hiểu rằng cuộc đời với tôi như vậy là hết rồi, không có trường học nữa, không còn có sức trẻ nữa, tôi cũng không sống được bao lâu nữa”. Sau mười năm tận tụy với nghề, cụ giáo Crôxetti chị có một căn nhà trống trải, tấm ván tồi tàn làm giường ngủ, mẩu bánh mì với chai dầu làm bữa ăn, khiến cho học trò đã hai thứ tóc trên đầu, không khỏi suy nghĩ: “Đó là tất cả phần thưởng của thầy.” Nhiều cô giáo, thầy giáo đã xem nghề mình là lẽ sống, là cuộc đời của mình. Và ở trường học cũng có những liệt sĩ hy sinh như ở chiến trường. Cô giáo lớp một trên của Enricô ho không ngớt, nhưng tiếng của cô luôn luôn át cả lớp học, cô nói không nghỉ để học sinh nhỏ không thể lơ đễnh được. Cô có thể sống thêm nếu xin nghỉ dạy, nhưng không muốn xa học trò, cô cứ dạy cho hết năm, và cô đã mất ba ngày trước khi dạy hết chương trình. 
Vĩnh biệt học trò cô ôm hôn tất cả, rồi vừa khóc vừa chạy nhanh ra khỏi lớp. Cô để lại cho học trò tất cả những gì cô có trên đời, và trước khi chết, yêu cầu thầy hiệu trưởng đừng cho học trò đi theo đám tang, sợ các em khóc. Qua bút mực của trẻ con, De Amicis đã viết một thiên trường ca cảm động về nghề dạy học, với những hình tượng cô giáo, thầy giáo, tuy chỉ có vài nét chấm phá, nhưng không dễ mà quên được. Trong gia đình Enrieô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải vì đi đâu gửi về, mà ở ngay trong nhà viết đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì khuyên răn, thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải “nói chuyện” với con một cách trang nghiêm. Trong một xã hội văn minh, những người bố, mẹ không phải chỉ là trông nom, săn sóc con mình, mà còn biết quan tâm đến con người khác, đến trẻ nói chung nữa. Có một trang ký của Enricô riêng tả “những người bô, mẹ học sinh”, chẳng qua De Amicis đã mượn bút của trẻđể nói chuyện với người lớn. Và vì thế mà Những tấm lòng cao cả không phải chỉ là một cuốn sách riêng dành cho thiếu nhi, mà lại còn là một cuốn sách viết cho cô giáo, thầy giáo cho bô mẹ học sinh và cho những người lớn trong xã hội nữa. 
Và đối với các bạn đọc ấy của mình, De Amicis muốn nói gì về vấn đề dạy dỗ con trẻ? 
DẠY TRẺ NÊN DẠY NHỮNG GÌ? 
Trước tiên trẻ phải thật thà, không được dối trá, dù có lợi cho mình, hay là chỉ để tránh nguy hiểm thời. De Amicis qua lời Garônê khuyên Garôphi thú tội, rồi lời ông Bôttini dạy con, mấy lần nhắc rằng thật thà là một bổn phận. Trong các tính xấu, De Amicis muốn trẻ tránh nhất là tính hèn nhát. Thầy Becbôni hiền từ như thế, nhưng khi bọn thằng Phranti xúm lại đánh Crôtxi, đã phải nổi cơn thịnh nộ chính đáng: “Các cậu đi làm một việc hèn hạ nhất và nhục nhã nhất, có thể bôi nhọ lương tâm con người: các cậu là những kẻ hèn nhát!”. Lạm dụng lòng tốt của người khác cũng là hèn: khi cả lớp làm ồn trong giờ thầy phụ giáo trẻ tuổi, Garônê chỉnh các bạn: “Các cậu lạm dụng lòng tốt của thầy, việc làm của các cậu hèn nhát lắm.” 
Đầu năm học, ông Bôttini viết cho Enricô lá thư gợi lên hình ảnh trẻ em tất cả các nước trên thế giới đi đến trường học như một đạo quân lớn, để khuyên con: “Đừng bao giờ làm một người lính nhát gan”. De Amicis quan niệm rằng lười biếng cũng là hèn nhát vì thiếu chí khí, thiếu quyết tâm trong bổn phận học tập. Trong bức thư viết cho Enricô, không có lá thư nào của ông bà Bôttini mà nghiêm khắc như hai bức thư trách mắng con thiếu lễ độ khi ăn nói với bố mẹ. “Thà rằng bố phải thấy con chết đi, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ con...” Con còn phải giúp đỡ bốmẹ nữa: Giuliơ bốn tháng trời thức thâu đêm viết thuê giúp bố, nhưng giấu bơ, dù phải cay đắng chịu đựng những lời trách cứ bất công vì hiểu lầm của bố. Thầy giáo lại cho Enricô đọc nhiều truyện rất cảm động như Pherucsiô đưa thân đón lưỡi dao của tên côn đồ hạ sát bà ngoại, và hy sinh để cứu sống bà, như Maccô mười ba tuổi, đi tìm mẹ sáu mươi ngày không nghỉ, vượt đại dương.bao la, ngược những dòng sông xa lạ, qua những sa mạc hoang vu, những núi rừng bí hiểm, chịu đói rét, ốm đau, mê sảng, để cho người lạ hành hạ đánh chửi, nhưng cứ phía trước mà đi, cho kỳ đến khi gặp lại mẹ. Dạy trẻ những bổn phận đối với bố mẹ và gia đình là việc nhà trường làm, thì đạy trẻ những bổn phận đó với thầy, với bạn, với nhà trường lại là việc của gia đình; dường như DeAmicis đã có ý phân công như vậy. Học sinh kính yêu cô giáo, thầy giáo vì bố mẹ họ kính yêu, và vì trong xa hội cô giáo, thầy giáo cũng được mọi người kính yêu nữa. Ngày phát phần thưởng, ông bồi thẩm kết thúc buổi lễ, nhắc học sinh: “Ra khỏi đây các cháu không được quên gửi một cái chào và một lời cám ơn đến những người đã vì các cháu mà không quản bao mệt nhọc, những ngươi đã hiến tất cả sức mạnh của trí thông minh và lòng dũng cảm cho các cháu, những người sống chết vì các cháu, và họđây này” Rồi ông chỉ tay về phía các cô giáo, thầy giáo. 
Trường học là một gia đình, học sinh như anh em phải thương yêu nhau, và muốn có tình thương yêu chân thành tất cả phải chống một số tính xấu. Cần dạy trẻ không nên chưng diện và khoe khoang, Vôtini vì luôn nghĩ đến mình, nên không những khoe khoang, mà còn tự phụ, đố kỵ, ghen ty với các bạn nữa, và thầy Pecbôni phải bảo dè chừng: “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào tim. Đó là con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm:đồi bại trái tim. Muốn có tình bạn tất phải để và biết sống vì bạn: Enricô mời Prêcôtxi đến nhà chơi “những muốn đem biếu cậu tất cả đồ chơi và tất cả sách học của mình, muốn nhịn miếng bánh mỳ cuối cùng đang ăn để nhường cậu ăn, muốn tự lột hết áo quấn để nhường cậu mặc”. Thư ông Bôttini nói với con “tại sao cậu yêu đất nước của cậu kết thúc rằng giá trong một trận chiến đấu vì Tổ Quốc mà cơn trốn tránh nguy hiểm “thì bố của con sẽ đón con với một tiếng nấc đau đớn; và bố sẽ chết với nhát dao găm ấy đâm vào tim”. Thầy Pecbôni thì cho học sinh đọc hai truyện thiếu niên anh hùng: Cậu bé đánh trống người Xacđênha, trong trận Cutxtôtza bị đạn vẫn cố làm tròn nhiệm vụ, nên phải cưa một chân, và trên bàn mổ không hề kêu một tiếng. Cậu bé trinh sát người Lômba, chẳng ở trong quân đội, đã hy sinh tính mạng trong khi do thám tình hình địch cho nghĩa quân. Thi hài nhỏ bé của cậu quấn lá cờ ba màu, và nét mặt cậu như đang mỉm cười, sung sướng và tự hào vì đã hiến đời mình cho xứ Lômbacđia thân yêu của mình. Ông Bôttini lại viết thư dạy cơn yêu “thành phố quê hương của con”, xác định cho con “những bổn phận phải làmở ngoài đường phố, nhắc con rằng tỏ ra có giáo dục ở nơi công cộng là tôn trọng quê hương mình. “Trình độ giáo dục của một dân tộc có thểđánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ô đâu mà thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì có thể chắc chắn là sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy”. 
Nói chuyện về những trẻ mù, thầy giáo khêu lên trong lòng học sinh tình thương những bạn xấu sốấy; trẻ em phải được giáo dục lòng nhân đạo. Trong các bạn của Enricô thì Phranti là đứa khốn nạn, vì “cái thằng bụng dạ độc ác ấy” ai khóc thì nó cười, “chẳng động lòng vì bất cứ cái gì”. Thấy một gánh xiếc, đàn bà trẻ con lao động nghệ thuật vất vả gian khổ, nguy hiểm, ông Bôttini viết báo ca tụng cậu bé làm xiếc, khiến người xem nô nức kéo đến chật rạp, giúp cho gánh xiếc. Biết có người đàn bà gặp cảnh túng thiếu, bà Bôttini liền cùng hai con đến giúp quần áo tiền bạc, và ra về ôm hôn đứa con người đàn bà nghèo khổ, mà mắt đẫm lệ. Viết thư cho con, bà dạy “đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ, phải biết giúp đỡ cụ già không nơi nương tựa, bà mẹ không có bánh ăn, đứa bé đang đói, đứa con mất mẹ, nhắc rằng đó là “những đức hạnh không thể bỏ qua”. Thầy giáo thì kể chuyện Phransetxcô năm ngày đêm liền trông nom săn sóc một người ốm nặng tưởng là bố mình, đến khi biết là lầm, vẫn ở lại với người bệnh, dù không biết bác ấy là ai”. Nhật ký của Enricô ghi lại việc Rôbetti lao mình ra trước chiếc xe đang chạy cứu em bé; rồi ở lại bệnh viện ra, đi học phải chống nạng như nhảy lò cò. Một chuyện khác của thầy giáo kể việc Mariô đi biển bị đắm tàu,được xuống xuồng cấp cứu, đã nhường cho người bạn đường mới quen, vì bạn còn bố mẹ, mà mình thì côi cút, tứ cố vô thân thích. Tàu đắm, “cậu bé đứng ở mạn tàu, đầu ngẩng cao, mái tóc bay trước gió, bất động, cao cả, tuyệt vời”; việc hy sinh của cậu đã đạt đến đỉnh của lòng nhân ái. Sống trong xã hội tư bản chủ nghĩa, De Amicis thấy phải dạy trẻ yêu quý lao động tay chân và kính trọng những người laođộng, vì sự cao quý ở lao động chứ không ở trong đồng lương, ở trong giá trị chứ không ở trong cấp bậc”. DeAmice muốn trẻ phải yêu, phải kính, trên tất cả mọi sựở đời phải tôn trọng những người lính trong mặt trận nữ lao động những nỗi vất vả và sự hy sinh của họ. Phải thương yêu họ vì trong lồng ngực của những người thợấy có những trái tim tuyệt vời”. DeAmicis rất thiệt thà dạy trẻ ý thức mình đang giữa mọi người Trong các bàn học mà Enricô cho rằng CađôNôbitx có thể sánh với Phranti vì nó quá tự phụ là quí tộc và giàu có. Xã hội Ý thời bấy giờ nhiều người nghèo khổ, lắm nỗi bất công. Nghĩ đến mùa đông, ông Bôttim, hay chính De Amicis không cầm được lòng thương xót những trẻ không có áo quần, cũng không có giày, cũng không có lửa sưởi. Lòng thương xót ấy có khi chuyển thành lòng phẫn nộ, và bà Bôttini viết thư cho con, hay chính là De Amlcis nói với bạn đọc của mình, giọng rít lên đầy uất hận: Thật là buồn khi nghĩ rằng có những đàn bà và trẻ em không có gì màăn cả! Không có gì mà ăn cả, lạy Chúa tôi!”