THÁNG NĂM
HY SINH

     hứ ba 9.
Mẹ là người rất tốt, và Xinvia cũng có tấm lòng cởi mở và độ lượng như mẹ. Hôm qua tôi đang chép một đoạn của truyện đọc hàng tháng. Từ mạch Appenninô đến mạch Anđetr (truyện dài đến nỗi thầy giáo phải giao cho chúng tôi mỗi người chép một đoạn) thì em Xinvia rón rén bước vào, và thì thầm bảo tôi rằng: “Anh hãy cùng em sang chỗ mẹđi. Sáng nay em có nghe bố và mẹ nói chuyện với nhau. Hình như trong một chuyến kinh doanh nào đó rất quan trọng bố vừa bị thất bại nặng. Bố tuyệt vọng và mẹ an ủi bố, như vậy là chúng ta sạt nghiệp rồi đấy. Enricô à? Anh hiểu chứ? Bố mẹ không còn tiền nữa. Cho nên chúng ta cũng phải biết hy sinh, anh em chúng ta ấy mà, có phải không? Anh sẵn sàng chứ?... Tất lắm. Để em nói với mẹ, còn anh thì anh sẽ làmđúng những gì mà em sẽ nói với anh, anh cam đoan không nào?
Tôi hứa với em sẽ làm đúng như thế.
Xinvia li ền dắt tay tôi vào buồng mẹ, bấy giờ mẹđang ngồi khâu, vẻ mặt tư lự. Tôi ngồi trên một chiếc ghế dài cạnh mẹ, Xinvia thì ngồi phía bên kia và nói ngay với mẹ:
- Mẹạ, mẹ nghe đây, con có điều muốn nói với mẹ. Cả hai chúng con đều có đ iều muốn nói với mẹ. Mẹ nhìn chúng tôi, vẻ ngạc nhiên. “Bố đã bị sa sút rồi, phải không nào?” Xinvia bắt đầu nói như thế.
- Con nói cái gì vậy? - Mẹđỏ mặt hỏi. - Làm gì có việc đó! Ai bảo con thế?
Làm sao mà con biết?
- Con bi ết, mẹạ. - Xinvia nói quả quyết. Vậy thì mẹ nghe chúng con nói, mẹ ạ. Chúng con cũng phải biết hy sinh. Mẹ có hứa cuối tháng sẽ cho con một cái quạt, còn anh Enricô thìđang chờ mẹ cho hộp màu. Chúng con không muốn có những thứấy nữa; chúng con không muốn bố mẹ phải tốn kém vì chúng con nữa, mẹ nghe ra rồi chứ?
Mẹđịnh nói, nhưng Xinvia lại tiếp luôn:
“Anh Enricô với con đã quyết định như thế rồi. Bố mà còn túng là chúng con không muốn ăn tráng miệng nữa, chỉăn xúp là đủ rồi, và buổi sáng chúng con chỉăn bánh mì thôi. Như thế ta sẽđỡ tốn về tiền ăn uống, và chúng con hứa với mẹ rằng mẹ sẽ thấy chúng con vẫn rất vui lòng. Có phải thế không, Enricô à?” Tôi gật đầu.“Và nếu cần phải có những hy sinh nào khác nữa, Xinvia lại nói, vừa nói vừa lấy tay bịt miệng mẹ không cho mẹ nói, thì chúng con vẫn sẵn sàng, về tóc tai, quần áo hay việc khác... Bố mẹ có thể cứđem bán đi các thứđã làm quà cho chúng con; con trước hết, con sẽđưa mẹ những thứ con có. Con sẽ giúp việc mẹ thay bà vú; ta sẽ không thuê làm cái gì ở ngoài nữa, và con sẽ khâu vá suất ngày. Con sẵn sàng làm tất cả mọi việc mà mẹ cần, vâng, tất cả. - Em vừa nói to lên, vừa nhảy lên bá lấy cổ mẹ. - Chỉ cần bố và mẹ không còn phải lo nghĩ quá nứa, chỉ cần thấy bố và mẹ đều yên tâm, vui vẻ giữa hai con, Xinvia và Enricô, chúng con sẽ hiến cả cuộc đời của chúng con cho bố mẹ!”. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ sung sướng hơn lúc mẹ nghe em tôi nói như vậy... Mẹ hôn chúng tôi lên trán, nửa khóc, nửa cười, nghẹn ngào không nói được; rồi sau cùng mẹ mới bảo cho Xinvia biết chắc chắn rằng emđã hiểu nhầm, rằng gia đình ta rất may mắn, không sa sút như em đã tưởng; rồi tội nghiệp, mẹ cứ cám ơn chúng tới mãi đến nghìn lần? Tối đến, mẹ rất vui, rất sung sướng và kể lại cho bố nghe cuộc vận động của chúng tôi. Bố thì không nóiđược một lời, thật tội nghiệp! Nhưng sáng hôm nay, ngồi vào bàn ăn, chúng tôi liền được một phen ngạc nhiên lớn đồng thời một niềm thích thú hơn.
Xinvia thấy cái quạt quà cho em để dưới chiếc khăn của em, còn tôi thì cái hộp màu phần tôi?
ĐÁM CHÁY
Sáng nay, vừa chép xong phần mình trong truyện kể hàng tháng, tôi đang ngồi nghĩ một đầu đề cho bài tập làm văn mà thầy giáo cho tự do chọn, bỗng nghe dưới thang gác có tiếng nói khác thường và lát sau hai người lính cứu hỏa bước vào phòng chúng tôi, xin phép bốđi kiểm tra các bếp và lò sưởi, vì thấy có một ngọn lửa lò sưởi trên mái nhà, dù trong nhà không nhóm một ngọn lửa nào cả. Các người lính cứu hỏa đi khắp các buồng, áp tai vào tường nghe xem có tiếng lửa luồn qua các đường ống trong nhà chúng tôi, và chuyền sang cácống khói bên cạnh không. Bố bảo tôi: “Này Enricô à, thế là con đã có đầu đề cho bài tập làm văn của con rồi đấy: “Những người lính cứu hỏa”. Cách đây hai năm, Bố đã thấy họ hoạt động như thế nào. Con cứ viết lại những điều mà bố kể cho con nghe đây. “Một buổi tối, bốở nhà hát Banbô(2) ra về, vào quãng nửa đêm, khi đi vào phố La Mã thì thấy có một ánh lửa quái lạ và một đám người đang chạy Một cái nhà đang cháy. Những ngọn lửa và những đám khói tuôn ra từ các cửa sổ và từ mái nhà. Đàn ông đàn bà chạy ra các bao lơn, rồi chạy vào, kêu lên những tiếng tuyệt vọng. Trước cửa ra vào thật là náo nhiệt, đámđông gào lên: “Cứu với. Họ chết thiêu cả mất! Lính cứu hỏa đâu? Lmh cứu hỏa!”.!Vừa lúc đó, bốn người lính cứu hỏa đến và lao ngay vào nhà. Họ vừa mới vào thì người ta đã thấy một cảnh tượng khủng khiếp: một người đàn bà hiện ra ở khung cửa sổ của gác ba, mồm kêu thất thanh, và đưa chân trèo qua lan can bằng sắt và vướng vào đó, gần như bị treo lơ lửng trên không, lưng còng xuống dưới những đợt khói và lửa cứđổ xuống lướt sát qua đầu. “Đámđông kêu lên một tiếng hãi hùng. Những người lính cứu hỏa lúc này bị những người ở thuê gác hai giữ lại nhầm vì quá khiếp sợ, đã phá đổ một bức tường và đang lao vào một căn buồng, thì hàng trăm tiếng ở dưới thét lên bảo. Ở gác ba! gác ba kia!” “Họ lao như bay lên tầng trên. Ở đấy tiếng nổầm ầm như sấm. Những xà nhà đổ xuống; những hành lang bốc cháy khói tỏa tràn lan. Muốn vào được cái buồng đang có những người ẩn thì chẳng còn cách nào khác là trèo lên mái nhà rồi chui vào. Những người lính cứu hỏa liền vút lên; và chỉ sau một phút, đã thấy có người, chẳng khác gì một “con ma” đen ngòm nhảy lên mái nhà, băng qua đám khói. Đó là người hạ sĩđội cứu hỏa, đã lênđầu tiên. Nhưng muốn đến chỗ mái nhà có gian buồng đang bỉ cháy ở dưới, thì phải đi qua một lối hẹp, giữa một cái cửa sổ của mái nhà với cái máng nước. Tất cả những gì còn lại đều đang bốc cháy, và cái lối đi chật hẹp này phủđầy tuyết và băng, không có lấy một điểm tựa cho khỏi tuột.
!Đám đông đứng bên dưới xôn xao: “Chịu, không thể sang được?”
“Người hạ sĩ tiến lên, bước sát mép mái nhà. Tất cả mọi người ngước nhìn, hồi hộp, không dám thở. “Ông ta vượt qua được. Tiếng hoan hô vang trời vút lên. “Người hạ sĩ lại tiếp tục chạy, và đến chỗđang bịđe dọa thì lấy rìu bổ mạnh vào ngói, ch ặt đứt những rui, xà để mở lối chui xuống gác ba. Trong lúc đó, người đàn bà vẫn bị treo ra phía ngoài cửa sổ; ngọn lửa đã liếm gần đến đầu, chỉ một phút nữa thôi là sẽ bị lao vào khoảng không. Lối thông ở mái đã mở xong, người hạ sĩ mở thắt lưng để dòng mình xuống; những người lính cứu hỏa khác cũng xuống theo bằng cách ấy... “Vừa lúc đó, người ta mang được một cái thang cấp cứu rất dài đến, đem tựa vào hiên bụng rắn phía dưới cái cửa sổđang có nhiều ngọn lửa bốc ra, và những tiếng kêu la dữ dội vang ra. Ai cũng cho rằng đã muộn rồi những người khốn khổđều bị thiêu sống hết.
Người ta nói: “Lính cứu hỏa cũng bị thiêu. Thôi hết rồi. Họđã chết cả rồi!”
“B ỗng nhiên người ta thấy hiện ra ở cửa sổ có bao lơn khuôn mặt đen sì của người hạ sĩ, ánh lửa chiếu sáng rực. Người đàn bà đã bám vào cổ ông ta, ông ta ôm ngang người bà và kéo vào trong nhà. “Đámđông thét lên một tiếng, ắt hẳn tiếng ầm ầm của đám cháy trong một phút. “Thế còn những người kia đâu?... Làm sao mà xuống được?...” Cái thang tựa vào một cửa sổ cao, cách xa cái hiên bụng rắn quá. 'Trỏng lúc mọi người đang bàn tán như vậy thì lại một người lính cứu hỏa hiện ra ở một cửa sổ, đặt một chân xuống hiên bụng rắn và chân kia vào cái thang rồi cứđứng như thế giữa ngôi nhà với cái thang mà lần lượt đỡ những người ở thuê trong nhà do những người lính khác chuyển ra, rồi trao xuống cho những người lính khác từ dưới đường leo lên chiếc thang đểđón. Đón được người nào là họ tụt xuống với gánh nặng quí báu ấy. Người ta thấy xuống đầu tiên là người đàn bà đã bị treo ở bao lơn, tiếp đến là một em bé gái, một người đàn bà khác, một cụ già... “Tất cả mọi người đều vô sự. Cụ già được mang xuống xong thì những người lính cứu hỏa ở trong nhà cũng xuống, người xuống sau cùng là ông hạ sĩ đã leo lên gác trước tiên. Quần chúng đón tất cả cùng người lính cứu hỏa bằng những tràng hoan hô vang như sấm dậy. Nhưng khi thấy người cuối cùng hiện ra, người tiên phong của những người cứu hỏa, người đã đương đầu “với vực thẳng để nêu gương cho đồng đội người chắc sẽ chết nếu như trong đội phải có một người chết, thì quần chúng chào đón như một người thắng trận trở về, hét lên và giơ tay lên trong một mối nhiệt tình khâm phục và biết ơn. “Chỉ trong khoảnh khắc, cái tên không ai biết đến của người hạ sĩấy: Giuxêppê Rôpbinô đã truyền nhanh từ miệng người này đến miệng người khác. “Đấy, lòng can đảm là như Thế đấy, Eancô ạ! Can đảm của trái tim, không lý lẽ dông dài, không suy tính lôi thôi, cứđi thẳng đến nơi nào có tiếng kêu tuyệt vọng!
“Hôm nào đó, bố sẽ dẫn đi xem diễn tập của lính cứu hỏa, và sẽ chỉ cho con thấy hạ sĩ Rôpbinô. Chắc con rất vui lòng được biết ông ta chứ.
Nhưng này, đúng ông ta đây rồi! Bố lại nói. Tôi quay lại. Hai người lính cứu hỏa lúc nãy, công việc đã xong, đang qua buồng chúng tôi để ra ngoài:
Bố chỉ cho tôi cái người bé nhỏ, đeo lon vàng và bảo tôi: “Con bắt tay hạ sĩ Rôpbinô đi!”.
Ông hạ sĩ dừng lại, mỉm cười đưa tay cho tôi. Tôi bắt tay chặt. Rồi ông chào và đi ra.
Hãy nhớ rằng, - bố bảo tôi, trong số hàng nghìn bàn tay mà con sẽ bắt trong đời mình, có lẽ cũng khó có được mười bàn tay giá trị ngang bàn tay của người cứu hỏa dũng cảm này?”