DƯỠNG BỆNH

     hứ năm 20.
Ai mà có thể biết được rằng, sau cuộc đi với bố trở về, lòng tôi còn vui sướng biết ngần nào thì trong mười ngày liền tôi chẳng còn dược nhìn thấy đồng quê, nhìn thấy bầu trời gì nữa? Tôi vừa bịốm, suýt chết. Tôi nghe mẹ khóc thổn thức, tôi thấy bố, mặt tái mét, nhìn tôi, đôi mắt lạc hẳn đi, em Xinvia và em trai tôi nói với nhau thì thầm, và ông bác sĩ lúc nào cũng ở cạnh tôi, nói với tôi những điều mà tôi không nhớ gì hết.
Ôi? Mẹ tội nghiệp! Ba hay bốn ngày đã qua, tôi không nhớ rõ nữa, tưởng chừng như tôi đã trải qua một giấc mê tối tăm và hỗn độn. Hình như tôi thấy cạnh giường tôi cô giáo lớp một trên hiền từ của tôi, lấy khăn tay đưa lên mồm cố nén cơn ho.
Tôi nhớ mơ hồ rằng thầy giáo của tôi cúi xuống hôn tôi, và râu thầy hơi chích vào má tôi. Tôii thấy đi qua, như sau một màn sương mù, cái đầu tóc đỏ của Crôtxi, những món tóc xoăn bạch kim của Đêrôtxi, cậu bé người Calabria mặc quần áo đen, Garônê mang cho tôi quả quít còn cả lá rồi lại chạy vội đi vì mẹ cậu đang ốm nặng. Rồi tôi tỉnh dậy như sau một giấc ngủ dài, và tôi hiểu rằng tôi đã đỡ, vì thấy bố mẹ mỉm cười và nghe Xinvia hát khe khẽ! Ôi? Giấc mơảm đạm biết bao?...
Tuy vậy, tôi đã thấy trong người khá lên, mỗi ngày một khá thêm.
Cậu bé thợ nềđã đến và làm cho tôi cười lại lần đầu tiên với cái trò sứt môi; cậu ta làm khéo tệ, từ cái ngày ốm dậy mà mặt cậu dài ngoẵng ra, cái cậu bé tội nghiệp. Côretti cũng đến; Garôpphi cũng đến: cậu biếu tôi hai vé của cuộc xổ số mới mà trúng thì được “một cây bút chì dành cho ta năm điều ngạc nhiên”, cậu mua được của một kẻ bán lại ở phố Bectôla. Hôm qua trong khi tôi đang ngủ thì Prêcôtxi đến, cậu ghé môi hôn khẽ tay tôi đểđừng đánh thức tôi dậy; và vì cậu mới từ xưởng rèn của bố về, mặt còn đen những than, nên đã để lại một vết đen trên tay áo tôi. Thức dậy tôi trông thấy mà sung sướng. Chỉ mới có mấy ngày mà cây cối đã xanh tươi đến thế! Và tôi thèm biết bao nhiêu được như các em bé mẹ tôi trông thấy đang chạy đến trưởng, tay cắp sách vở khi bố bế tôi ra chỗ cửa sổ. Và tôi, vài ngày nữa, tôi cũng trở lại trường; tôi sốt ruột quá chừng, mong chóng gặp lại tất cả các bạn học thân yêu, cái ghế băng, cái vườn trường, con đường phố, mong biết tất cả những gì đã xảy ra trong khi tôi ốm, mongđược cầm lại sách vở của tôi.
T ưởng chừng như đã một năm rồi tôi không trông thấy sách vở! Tội nghiệp mẹ tôi, mẹ xanh và gầy đi nhiều quá! Tội nghiệp bố tôi! Bố có vẻ mệt nhọc quá! Và các bạn tất của tôi, đã đến thăm tôi, đi rón rén trên đầu ngón chân và ôm hôn trán tôi. Giờ tôi buồn quá, vì nghĩ rằng một ngày kia rồi chúng tôi sẽ phải xa nhau... tôi biết chắc là tôi còn sẽ tiếp tục học với Đêrôtxi và vài bạn khác nữa, nhưng Garônê, Prêcôtxi, Côretti sẽ chẳng đến trường nữa, sau khi học xong lớp bốn; từ biệt các bạn! Chúng tôi rồi sẽ mất hút nhau; các bạn sẽ không còn đến cạnh giường tôi nếu tôi còn ốm lại nữa.
Sao? Biết bao cậu bé trung hậu, các bạn rất tất, các bạn rất thân của tôi, tôi
không bao giờ được gặp lại nữa sao?
NHỮNG NGƯỜI BẠN THỢ THUYỀN
Thứ năm 27.
Tại sao lại không bao giờ nữa, Enricô à? Điều đó là tùy ở cậu thôi. Học xong lớp bốn, cậu vào trường trung học và các bạn sẽđi làm công nhân, nhưng chắc các bạn vẫn cùng ở trong một thành phố với nhau trong nhiều năm nứa, và tại sao mà các cậu lại không gặp lại nhau? Bao giờ cậu vào học trường trung học cấp trên(l) cậu sẽ đến tìm các bạn ở các cửa hiệu của họ hay ở các xưởng thợ của họ, vì cậu sẽ thích thú gặp lại ở đấy những bạn học của cậu, nhưng con người đang lao động. Cậu sẽở lại một lúc với họ, và tìm hiểu cuộc đời với người đời, cậu sẽ thấy là cậu học được ở họ biết bao nhiêu điều về kỹ thuật của họ, xã hội của họ và vềđất nước của cậu, mà những người khác không thể nào dạy cho cậu được. Hãy nghĩ kỹđến điều này: nếu cậu không giữ gìn những tình bạn thời thơấu ấy, thì sau này sẽ khó tìm được những tình bạn như thế, tôi muốn nói là ở ngoài lớp học của mình. Và như vậy là cậu chỉ sống trong có một giai cấp xã hội thôi, và cậu sẽ như người học giả mà chỉđọc có mỗi một cuốn sách thôi. Ngay từ giờ, cậu hãy tự liệu mà giữ lấy những người bạn tất' ấy, dù khi phải xa cách nhau, và hãy vun xới những tình bạn ấy trước mọi việc, chính vì họ là con cái những người thợ thuyền. Này nhá: Những người ở tầng lớp trên là những sĩ quan, còn công nhân là những lính trên mặt trận lao động; trong xã hội cũng như trong quân đội, người lính cũng cao quý chẳng kém gì sĩ quan, vì sự cao quý ở trong lao động chứ không ở trong đồng lương, ở trong giá trị chứ không ở trong cấp bậc; mà nếu nơi nào giá trị cao hơn thìđó là ở phía người lính, người thợ, vì họđược hưởng lợi ít hơn về laođộng của họ. Vậy cậu hãy yêu, hãy kính, trên tất cả mọi sựở đời, con cái của những người lính trên mặt trận lao động; cậu hãy tôn trọng ở họ những nỗi vất vả và sự hy sinh của bố mẹ họ. Hãy thương yêu Garônê, Côretti, Prêcôtxi, cậu bé thợ nề, vì trong lồng ngực của những người thợ tí hon ấy có những trái tim tuyệt vời! Và hãy thề rằng không có sựđổi thay số phận nào mà có thể rứt ra khỏi tâm hồn cậu những tình bạn tất của thời thơấu ấy; rằng sau bốn mươi năm nữa, nếu đi qua một ga xe lửa cậu nhận ra trong bộ quần áo đen những than của người thợ máy, người bạn cũ Garônê của cậu... À, tôi không cần cậu phải thề? Tôi chắc rằng cậu sẽ nhảy lên trên đầu máy và ôm chầm lấy bạn cậu, dù cậu có là thượng nghị sĩ trong vương quốc đi nữa!
BÀ MẸ GARÔNÊ
Vừa ở trường về, tôi được ngay tin buồn. Đã mấy hôm nay, Garônê nghỉ học vì mẹ cậu ốm nặng, và bà ấy mất chiều hôm thứ bảy. Hôm qua khi chúng tôi vào lớp thầy giáo nói:
“N ỗi bất hạnh lớn nhất có thể xảy đến cho một người con, nỗi bất hạnh ấy vừa đến với Garônê: cậu vừa mất mẹ. Mai cậu sẽ trở lại lớp, các con ạ, thầy mong các con ngay từ hôm nay tôn trọng nỗi đau khổ lớn lao của bạn. Khi bạn bước vào lớp, các con hãy đón bạn với lòng thương yêu, và nhất là các con phải nghiêm chỉnh. Không ai được cười hay đùa với bạn ấy, thầy mong như vậy”. Sáng nay quả nhiên Garônê lại đi học, cậu vào lớp sau các bạn một chút. Tim tôi đau nhói khi thấy cậu mặt tái xanh, đôi mắt đỏ hoe và hai chân bước không vững. Trông cậu như vừa qua một cơn ốm lâu ngày, thật khó mà nhận ra cậu dược. Cậu mặc áo quần đen(l), trông lại càng đáng thương.
Trong lớp, không ai nói một câu, và tất cả chúng tôi nhìn cậu, ái ngại và thương xót.
Vừa mới bước vào, trông thấy lại các lớp học mà gần như ngày nào mẹ cũng đến đón mình, trông thấy cái bàn mà biết bao lần Mẹ đã cúi xuống để dặn dò mình một lời cuối cùng những khi sắp làm bài thi, và cậu thì đã nghĩ đến bà như thế nào, nóng ruột cố làm cho chóng xong bàl đểđược chạy ra gặp mẹ, cậu òa lên khóc, tuyệt vọng.
Thầy Pecbôni kéo cậu lại, ôm cậu sát vào lòng và nói:
“Khóc đi, tội nghiệp, con cứ khóc đi, nhưng hãy can đảm, con ạ. Mẹ con không còn dây nữa, nhưng vẫn nhìn thấy con, bà vẫn thương con, bà vẫn sống bên con, và một ngày kia con sẽ gặp lại bà vì con có tấm lòng lương thiện và trung hậu như lòng bà. Can đảm lên, con ạ!”
Nói xong thầy dẫn Garônê về chỗ ngồi, bên cạnh tôi. Tôi không dám nhìn Garônê. Cậu lấy sách vở ra, đã mấy hôm rồi cậu chưa giở ra. Vừa giở mấy trang sách tập đọc, cậu bỗng nhìn thấy một hình trang trí vẽ một bà mẹđang dang tay đón con, và cậu lại khóc nấc lên lần nữa, mặt úp vào cánh tay. Thầy giáo ra hiệu cho chúng tôi cứđể yên cho cậu khóc; và thầy bắt đầu giảng bài.
Tôi muốn nói điều gìđó với Garônê, nhưng không biết nên an ủi cậu như thế nào. Tôi đặt bàn tay lên cánh tay cậu và thì thầm với cậu:
- Thôi đừng khóc nứa, Garônê ạ.
Cậu không trả lời và không ngẩng đầu lên. Cậu đặt bàn tay mình vào tay tôi một lúc.
Tan Học, không ai dám nói gì với người bạn tội nghiệp; người ta im lặng đi quanh cậu, cung kính, thông cảm. Thấy mẹđang chờ, tôi chạy đến ôm hôn, nhưng nhìn thấy Garônê mẹ gạt tôi ra. Thoạt đầu tôi không hiểu tại sao, nhưng sau đó tôi thấy Garônê. Garônê nhìn tôi vẻ buồn không thể tảđược, hình như cậu muốn nói với tôi: “Cậu hôn mẹ cậu, nhưng mình thì chẳng bao giờ còn được hôn mẹ mình nữa; cậu có mẹ, còn mẹ mình đã chết rồi?”.
Bấy giờ tôi mới hiểu vì sao mẹ lại ẩy tôi ra; và tôi đi ra, không nắm lấy tay mẹ như thường ngày.
PHẨM GIÁ CÔNG DN
(Truyện đọc hàng tháng)
Giữa trưa hôm ấy, chúng tôi tập hợp trước tòa thị chính cùng với thầy giáo, để dự cuộc trao huân chương Phẩm giá công dân cho một cậu bé đã cứu được một bạn khỏi chết đuối trong sông Pô. Một lá cờ ba sắc lớn tung bay trên bao lơn chính diện. Chúng tôi kéo vào sân. Ởđây đã đông người. Phía trong cùng kê một cái bàn ph ủ tấm thảm đỏđểđầy những giấy tờ; đằng sau là một dãy ghế bành thếp vàng dành cho ông thị trưởng và các ủy viên trong Hội đồng thành phố. Phía bên phải một trung đội lính cảnh vệ xếp hàng, trong sốđó có nhiều người đeo huân chương; ở một phía khác là đội lính cứu hỏa mặc lễ phục, lại có những lính thuộc đủ các quân chủng kéo nhau đến xem. Trong đámđông có đủ cả các ông các bà, nông dân, sĩ quan và cả trẻ con nữa. Chúng tôi đứng vào một góc sân, nơi có đông học sinh các khu khác đang đứng với thầy giáo. Cách chỗ chúng tôi không xa có những trẻ em khoảng mười đến mười hai tuổi cười cười nói nói; đó là bạn cùng lớp hoặc bạn thân của cậu bé anh hùng sắp nhận huân chương. Trên tất cả các cửa sổ trông xuống sân, những viên chức của tòa thị chính đang chống khuỷu tay nhìn xem. Trên sân thượng của thư viện cũng đầy người, và phía đối diện trên cổng chmh, thấy rất đông nữ sinh của các trường công. Quang cảnh khác nào một nhà hát mà tất cả những lô trên gác và chỗ dưới nhà đều chật ních. Người ta chuyện trò vui vẻ, chốc chốc lại nhìn về phía chiếc bàn xemđã có ai xuất hiện chưa. Đội nhạc dạo những bản nhạc nhẹ. Dưới vòm cổng vào và phía trên các bức tường, mặt trời chiếu rực rỡ. Bỗng tiếng vỗ tay nổi lên từ trong sân, từ trên gác sân và từ các cửa sổ. Tôi kiễng chân lên để nhìn cho rõ. Đámđông tề tựu trước cái bàn đang rẽ ra làm đôi, nhường lối đi cho một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông cầm tay dắt theo một cậu bé.
Cậu bé đó chính là người đã cứu bạn.
Người đàn ông là bố cậu: một bác thợ nề, ăn mặc nhưđi dự hội lớn; người đàn bà, mẹ cậu, vóc bé nhỏ, tóc bạch kim, mặc áo dài đen; cậu bé cũng nhỏ người vạ tóc bạch kim, mặc một chiếc áo dài màu xám.
Nhìn thấy người đông như thế, nghe tất cả những tiếng vỗ tay ấy, cả ba người đứng sững lại, không dám nhìn ai, cũng chẳng biết phải làm gì. Một viên môn lại(l) dẫn họđến cạnh chiếc bàn, phía bên phải.
Người ta im lặng một lát, rồi những tiếng hoan hô lại nổi lên nhiệt liệt hơn nữa. Cậu bé ngước nhìn các cửa sổ, tay vân vê chiếc mũ. Tôi thấy cậu ta như hao hao giống Côretti. Bố và mẹ cậu thì chỉ cứ nhìn vào cái mặt bàn. Trong lúc ấy thì đám học sinh ở ngoại thành, đứng gần chỗ chúng tôi,đều bước lên trước, lấy tay ra hiệu cho bạn của họ trông thấy họ, hoặc gọi khẽ tên cậu. Gọi mãi rồi cậu ta cũng nghe, cậu ta nhìn các bạn rồi lấy mũ che miệng, mỉm cười. Đúng lúc đó, đơn vị cảnh xệđứng “nghiêm” Ông thị trưởng đeo băng ba màu(2) bước vào, theo sau có nhiều quan chức; ông đứng trước cái bàn, các quan chức khác đứng chung quanh ông. Nhạc ngưng lại, ông thị trưởng giơ tay ra hiệu, mọi người im phăng phắc. Ông bắt đầu nói. Những câu nói đầu tôi không nghe rõ, nhưng tôi hiểu ông đang kể lại hànhđộng dũng cảm của cậu bé.
Dần dần tiếng nói của ông to lên và trong trẻo vang lên khắp sân, tôi nghe không còn sót một lời nào.
“. Khi Cậu đứng trên bờ thoạt nhìn thấy bạn đang vùng vẫy giằng co với cái chết giữa dòng sông, thì lập tức cậu cởi quần áo, và không một phút ngần ngại, chạy ngay xuống bờ sông. Người ta thét lên: “Đừng xuống? Chết đuối bây giờ!” “Nhưng cậu không trả lời. Người ta muốn giữ cậu lại, cậu đẩy lùi các bạn mà chạy; người ta lại gọi, cậu đã lao mình xuống nước, rồi. Mặt sông đang cồn sóng, thật là nguy hiểm, ngạy cảđối với người lớn. Nhưng cậu đã vật lộn với cái chết bằng tất cả sức mạnh của tấm thân bé nhỏ và của tấm lòng cao cả của cậu. Cậu bơi theo kịp và tóm được ngay người bị nạn đã chìm nghỉm, rồi ngoi lên mặt nước. Cậu cố sức bơi ngược lại dòng nước đang cuốn mình đi, trong khi người bạn cứ ôm chặt lấy cậu. Đã mấy lần cậu bị dấn chìm, nhưng lại ngoi lên do một cố gắng tưởng như tuyệt vọng. Quyết tâm, không gì lay chuyển nổi trong việc làm cao quý của mình, không phải như một cậu bé muốn cứu sống một cậu bé khác, mà như một người lớn, một người bố muốn cứu sống đứa con là nguồn hy vọng và cả cuộc đời của mình; cuối cùng cậu đã cướp được cái mồi của dòng sông và đưa vào bờ. Thế rồi cậu lại còn cùng những cậu khác hết lòng làm những động tác cấp cứu đầu tiên cho người bị nạn. Sau đó cậu về nhà, một mình, ung dung, kể lại việc mình đã làm một cách hồn nhiên. “Thưa các ngài? Lòng dũng cảm của người lớn là đẹp và đáng kính; nhưng ở cậu bé, chưa thể có một ý đồ tham vọng hay lợi lộc gì cả, ở cậu bé phải đem hết gan dạ ra vì sức mình chẳng được bao nhiêu, ở cậu bé mà chúng ta không đòi hỏi một chút gì, không bắt buộc phải làm gì, chỉ cần hiểu được, không cần phải làmđược hành động hy sinh của người khác, làđã đủ cho ta thấy cao quý và dáng yêu rồi; ở cậu bé tôi xin nhắc lại, thì lòng dũng cảm là cao cả! Tuyệt vời! “Tôi không nói gì thêm nữa, thưa các ngài, tôi không muốn góp những lời khen ngợi thừa đối với một việc làm vĩ đại màđơn giản đến thế. Đây, kẻ cứu người quả cảm và cao quý đó đang ở đây, trước mắt quí vị! Hỡi binh sĩ, hãy chào cậu như chào một người anh em. Hỡi các bà mẹ, hãy cầu phúc cho cậu như cho con mình? Hỡi các cháu thiếu nhi, hãy nhớ lấy tên của cậu, ghi sâu hình ảnh của cậu trong trí nhớ và vào trái tim của các con. Bước lại gần đây, con; nhân danh quốc vương nước Ý, tôi xin trao tặng cậu tấm huân chương “Phẩm giá công dân” này.
Tiếng hoan hô dậy đất nổi lên từ hàng nghìn cửa miệng phát ra.
Ổ ng thị trưởng cầm chiếc huân chương trên bàn gắn vào ngực cậu bé. Rồi ông ôm hôn cậu nhiều lần. Bà mẹ cậu bé lấy tay dụi mắt, ông bố thì túi đầu. Sau khi bắt tay hai bố mẹ sung sướng ấy ông thị trưởng cầm tấm sắc lệnh thưởng huân chương buộc băng lụa, trao cho người mẹ. Rồi quay về phía cậu bé, ông nói: “Mong rằng kỷ niệm của ngày hôm nay, một ngày vinh quang biết bao đối với cậu, tốt đẹp biết bao đối với bố và mẹ cậu, sẽ giúp cậu suốt đời trên con đường đạo đức và danh dự? Tạm biệt con nhé”. Ông thị trưởng bước ra, nhạc lại nổi lên, tưởng như đã đến lúc kết thúc, thì thấy dội cứu hỏa giãn ra, nhường lối cho một cậu bé độ tám chín tuổi chạy thẳng đến người anh hùng của buổi lễ và ngả vào hai cánh tay của cậu. Những tiếng vỗ tay và những tiếng hoan hô lại rung chuyển cả cái sân; mọi người đều hiểu rằng đó là em bé đã được cứu sống trong dòng sông đã đến cảm ơn người cứu mình. Sau khi hôn cậu, em bé khoác tay cậu cùng đi ra. Hai cậu đi trước, theo sau là ông bố và bà mẹ, phải chật vật để mở lối đi giữa cái hàng rào người đang chen nhau đểđược nhìn và chào họ. Những người đứng gần cậu hơn cả thì đưa tay ra bắt; khi cậu đi qua trước đám học sinh thì họ giơ cao mũ lên vẫy. Các bạn của cậu thiếu niên anh hùng thì reo lên không biết là bao nhiêu tiếng hoan hô chúc tụng cậu. Tôi được thấy cậu đi qua ngay cạnh tôi, mặt đỏửng vì sung sướng, chiếc huân chương buộc dải lụa ba màu. Mẹ cậu vừa cười lại vừa khóc, bố cậu thì đưa một bàn tay run vì xúc động, và như lên cơn sốt, vân vê bộ ria mép. Trên cao, ở các cửa sổ và bao lơn, người ta nghiêng mình ra nhìn và vỗ tay. Bỗng nhiên, đúng lúc cái gia đình hạnh phúc này sắp đi qua cổng chính của tòa thị sảnh thì từ trên bao lơn, nơi có nữ sinh các trường đứng, rơi xuống người họ một trận mưa hoa thực sự, những bó hoa la lan(l), hoa đồng thảo, hoa đại cúc(2) tung tóe trên đầu cậu con, ông bố và bà mẹ trước khi rơi xuống đất. Nhiều người đổ ra nhặt những cành hoa, trao cho bà mẹ, trong lúc dàn nhạc tiếp tục tấu lên những điệu nhạc dịu dàng nhất chúc mừng cậu bé cứu người dũng cảm...