NGƯỜI TÙ

     hứ sáu 17.
Sáng hôm qua tôi theo bốđi đến mạn Môncaliêri xem một ngôi nhà mà bố muốn thuê đểở trong mùa hè. Người giữ chìa khóa ngôi nhà là một ông giáo, đồng thời là thư ký của chủ nhà. Ông ta đưa chúng tôi đi xem nhà, rồi đưa chúng tôi vào phòng ông, mời chúng tôi dùng các thứ giải khát. Trên mặt bàn, gần các cốc nước của chúng tôi, có một lọ mực bằng gỗ, hình chóp nón, chạm trổ một cách rất lạ. Thấy bố tôi nhìn lọ mực ấy, ông giáo nói: Vật này rất quý đối với chúng tôi, và chắc ông cũng sẽ nghĩ vậy nếu ông biết sự tích của nó.
- Xin ông kể cho chúng tôi nghe, - bố nói. Thế là ông giáo kể. Mấy năm trước đây, ông tôn giáo ấy ở Tôrinô, được cử đến dạy học cho những người tù trong một nhà giam, suốt cả một mùa đông. Để giảng bài, ông đứng trong một cái phòng hình tròn, chung quanh là tường cao, trơ trụi, và vô số cửa sổ con hình vuông có chấn song sắt hình chữ thập.
Mỗi cửa sổấy soi sáng một xà lim nhỏ. Thầy giáo giảng bài, đi đi lại lại trong phòng, người học đều ở phía sau các cửa sổ tí ti ấy, vở áp vào các song sắt, chỉ để lộ trong bóng tối lờ mờ những bộ mặt gầy gò và lo âu, những bộ râu rối bù và lốm đốm hoa râm, những đôi mắt trừng trừng của bọn cướp của giết người. Trong đám tù có một người mang số 78 là chăm chú hơn đồng bọn, anh ta chăm và nhìn thầy giáo với đôi mắt rất cung kính và biết ơn. Đó là một người còn trẻ, râu đen, một kẻ khốn khổ hơn là hung đồ, một người thợ làm đồ gỗ, trong một cơn tức giận đã ném một cái bào vào dầu chủ xưởng, làm người này tử thương. Anh ta bị kết án nhiều năm cấm cố. Trong ba tháng, người tù ấy đã biết đọc, biết viết. Một hôm, buổi học sắp xong, anh ta ra hiệu cho thầy giáo lại gần cửa sổ và buồn rầu báo tin là hôm sau anh sẽ phải chuyển từ nhà giam Tôrinô đến nhà giam ở Vênêzia. Sau khi ngỏ lời từ biệt thầy giáo, người tù giọng cung kính và xúc động khẩn khoản xin được sờ bàn tay của thầy. Thầy giáo đưa tay ra, anh ta hôn và nói: “Xin cám ơn, cám ơn”, rồi biến mất. Khi thầy giáo rút tay lại thì tayướt đẫm nước mắt. Từđấy thầy không thấy người tù đâu nữa. Sáu năm đã trôi qua. “Tôi không còn nhớ đến con người khổ sởấy nữa, - ông.giáo kể tiếp, - thì sáng hôm qua tôi thấy một người lạđến đây, quần áo xấu xí, râu đen đã điểm hoa râm.
- Có phải thầy là thầy giáo...? - người ấy hỏi tôi. Ông là ai? - tôi hỏi lại.
- Tôi là người tù số 78 mà thầy đã dạy cho đọc và viết cách đây sáu năm, - người ấy nói tiếp, - và trong buổi học cuối cùng, thầy đã vui lòng cho tôi được hôn tay... Giờ tôi đã mãn hạn và tôi đến đây xin thầy nhận cho một vật nhỏ tôi đã lao động để làm ra ở trong tù...
Chẳng hay thầy có vui lòng nhận cho cái vật chứng tỏ lòng biết ơn của tôi không, thưa thầy?
Tôi lặng thinh, và con người đáng thương ấy tưởng là tôi không muốn nhận món quà của anh ta; anh ta nhìn tôi vôi một vẻđau xót hết sức. Động lòng thương người tù học trò cũ của tôi, tôi cầm lấy vật này đây. Bố và tôi nhìn kỹ lọ mực mà thầy giáo đưa cho xem. Hình như nó được chạm trổ bằng mũi nhọn của một cái đinh, và phải có một lòng kiên nhẫn ghê gớm mới hoàn thành nổi. Lọ mực ấy có khắc hình một quyển vở trên có một'ngòi bút vôi dòng chữ: “Kính tặng thầy giáo của tôi, kỷ niệm của số 78 - Sáu năm!” Vàở dưới hàng chữ nhỏ: “Học tập và hy vọng”... Ông giáo không giữ chúng tôi ở lại lâu, và chúng tôi ra về. Nhưng trên đường từ Môncaliêri về Tôrinô, tôi không thể nghĩ đến gì khác ngoài người tù ở đằng sau cái cửa sổ con, đến những lời người ấy từ biệt thầy giáo đến cái lọ mực tội nghiệp ehạm trổở trong tù đã nói lên biết bao nhiêu điều... Đêm đó tôi nằm chiêm bao thấy những việc ấy, và đến sáng hôm sau tôi vẫn còn nghĩ tới... Nhưng thật không thể tưởng tượng nổi việc ngạc nhiên sắp đến với tôi ở nhà trường. Vừa mới vào chỗ ngồi mới bên cạnh Đêrôtxi và sau khi đã làm xong bài thi toán hàng tháng, tôi kể cho bạn nghe câu chuyện người tù, tả cái lọ mực và những dòng chữ khắc trên đó. Tức thì, Đêrôtxi giật nẩy mình, nhìn Crôtxi rồi lại nhìn tôi, Crôtxi con bác bán rau quả ngoài trời ấy, ngồi ở bàn trước mặt chúng tôi, đang tập trung hết sức suy nghĩđể giải bài tính đố.
“Này - Đêrôtxi nói khẽ và nắm chặt cánh tay tôi, - Crôtxi có nói với mình hôm kia là bố cậu ấy đi Mỹ về, cồ một lọ mực bằng gỗ hình chóp nón, có khắc một quyển vở và một ngòi bút; chắc là người ấy đấy... Sáu năm! Cũng đúng là thời gian mà bố cậu ấy ở bên Mỹ, như cậu nói. Vậy ra ông ta bị tù. Khi vụ án đem ra xử thì Crôtxi còn bé, nên cậu ấy không nhớ ra; và bà mẹ lại cố tình giấu con. Cậu ấy không biết gì hết. Chúng ta không được nói hở một chút gì hết về chuyện này.
Tội nghiệp cậu bé! Phải để cho cậu ta không hay biết gì hết...”
Tôi sững sờ, chăm chú nhìn Crôtxi. Trong lúc ấy Đêrôtxi giải xong bài tính, chuyển sang cho Crôtxi, rồi giành từ tay cậu tập bản thảo truyện đọc hàng tháng “Người y tá của ta ta” mà thầy giáo đã giao cho Crôtxi chép. Đêrôtxi sẽ chép hộ để cho Crôtxi đỡ khó nhọc. Cậu lại cho bạn những ngòi bút, đưa tay âu yếm vỗ về đôi vai của cậu bé tội nghiệp. Đêrôtxi còn bắt tôi phải lấy danh dự mà hứa là không nói với bất cứ ai một lời về những điều tôi đã biết.
Lúc tan học ra vềĐôrôtxi sốt sắng nói với tôi: “Bố Crôtxi hôm qua có đến đón cậu ấy, sáng hôm nay thế nào cũng đến. Bạn cứ làm theo mình nhé”.
Thật vậy, ra đến đường chúng tôi thấy bố Crôtxi, râu đen, da rám, vẻ mặt tư lự và xanh nhợt, đứng riêng ra, cách biệt mọi người.
Đêrôtxi siết chặt tay Crôtxi, cố ý cho ông bố trông thấy và nói: “Tạm biệt, Crôtxi”, vừa nói vừa vuốt cằm Crôtxi. Tôi cũng làm như vậy. Đêrôtxi và tôi, mặc dầu cố nén, vẫn đỏ nhừ mặt; và bố Crôtxi nhìn chúng tôi chăm chú với đôi mắt hiền hậu, nhưng lộ vẻ lo lắng và nghi ngờ làm cho chúng tôi lạnh cả tim.
NGƯỜI Y TÁ CỦA TATA
(Truyện đọc hàng tháng)
Sáng sớm một ngày tháng ba, trời mưa, có một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn, áo quần sũng nước và lấm bùn, tay cắp một cál gói, đến gặp người gác cổng bệnh viện lớn ở Napôli(2) và đưa một cái thư, xin vào thăm bố. Cậu bé có gương mặt trái xoan đẹp, nước da nâu nhạt, đôi mắt trầm tư và đôi môi hé mở để lộ hàm răng trắng ngần.
Cậu đến từ một cái làng ở ven Napôli. Bố cậu năm trước sang Pháp để kiếm việc làm, vừa trở về Ý. Vừa lên bến Napôli, thình lình ông bị bệnh nặng, chỉ kịp viết mấy chữ gửi cho gia đình báo tin đã về và phải vào bệnh viện. Người vợ nghe tin hoảng hết nhưng không thể bỏ nhà, vì còn một mẹ già tàn tật và một đứa con dại, liền đưa cho đứa con đầu lòng mấy đồng xu, bảo tới Napôli trông nom bố, ta ta của nó theo tiếng nói của người vùng này. Cậu phải đi bộ mười cây số. Người gác cổng sau khi liếc mắt xem bức thư, gọi một người y tá, bảo dẫn cậu bé vào gặp bố.
“Bố nó là ai?” - người y tá hỏi.
Cậu bé nói tên bố, hồl hộp nghe một tin chẳng lành. Người y tá không nhớ ra cái tên ấy.
- Có phải là một người thợ già mới ở nước ngoài về không? - ông y tá hỏi.
- Thợ à, vâng, - cậu bé trả lời, mỗi lúc một thêm lo, - còn già thì không già, nhưng đúng là ở nước ngoài về.
- Vào viện từ bao giờ? Cậu bé nhìn cái thư và nói: “Khoảng năm hôm nay”. Người y tá nghĩ một lát, rồi như chợt nhớ ra:
- À, biết rồi! Phòng thứ tư, giường trong cùng...
- Bố cháu ốm có nặng lắm không? Hiện giờ ra sao? - Cậu bé lo lắng hỏi. Người y tá nhìn cậu không trả lời, chỉ nói: “Đi theo tôi” Hai người leo lên hai tầng nhà, đi suốt một hành lang rộng, đến một cái cửa mở vào một phòng có kê hai dãy giường. Người y tá vào phòng và lại nhắc:
“Theo tôi”.
Cậu bé đi theo, đôi mắt sợ hãi, hết nhìn bên phải lại bên trái, những bộ mặt xanh xao và tiều tụy của các người bệnh. Có những người mắt nhắm nghiền trông như đã chết; những người khác nhìn lên không với đôi mắt tròn xoe, bất động, khiếp sợ. Những người khác rên hừ hừ như trẻ con. Gian phòng tối mờ mờ, không khí nồng nặc mùi thuốc. Hai bà phước đi đi lại lại, tay cầm những chai thuốc nước.
Đến cuối phòng, người y tá dừng lại đầu một chiếc giường, vén màn lên và nói: “Bố cậu đây!.
Cậu bé khóc òa lên, để rơi cái gói và tạđầu lên vai người bệnh. Cậu nắm lấy tay bố đang duỗi ra ngoài chăn. Người bệnh nằm yên không nhúc nhích. Cậu bé đứng dậy, nhìn bố rồi lại khóc. Bấy giờ ngươi bệnh mới đăm đăm nhìn cậu và hình như nhận ra. Nhưng đôi môi ông ta không cửđộng. Tội nghiệp, tata thay đối nhiều quá. Con trai không tài nào nhận ra được. Tóc ông đã bạc và râu mọc rậm rì, mặt sưng phù, đỏ mọng, da căng và bóng. Cậu bé chỉ còn nhận ra cái trán và đôi lông mày cong và đen của bố thôi.
Người bệnh thở hổn hển khó nhọc.
- Tata, tata của con, - cậu bé nói, - con đây, tata không nhận ra con sao? Con là Phransetxcô, Phransetxcô của tata, từ nhà quê lên, mẹ bảo con lên. Bố nhìn con này, không nhận ra con sao? Nói với con một câu đi nào? Nhưng người bệnh, sau khi đã nhìn cậu chăm chú, lại nhắm mắt lại.
- Tata, tata làm sao thế? Con đây mà, Phransetxcô của tatađây mà? Người bệnh cũng không nhúc nhích thêm tí nào và tiếp tục thở một cách khó nhọc.
Cậu bé lấy một cái ghế ngồi, vừa khóc vừa chờ, mắt không rời khỏi mặt bố. Cậu nghĩ: “Thầy thuốc tất nhiên phải đến thăm và sẽ nói cho mình biết một chút gì? Thế rồi cậu triền miên trong những ý nghĩ buồn bã, nhớ lại bao nhiêu chuyện về người bố hiền hậu của mình. Ngày ông ra đi, cảnh từ biệt trên tàu, những hy vọng mà gia đình xây đắp trên chuyến đi ấy, nỗi thất vọng của mẹ khi nhận được lá thư. Cậu nghĩ đến việc bố chết, đến gia đình trong cơn khốn khổ... Cậu ngồi như vậy một lúc.
Bỗng một bàn tay đặt nhẹ lên vai làm cậu giật mình. Đó là một bà phước.
- Bố cháu bị bệnh gì vậy? - cậu hỏi. Bố cháu đấy à? - bà hỏi lại.
- Vâng, bố cháu đấy, cháu đến để chăm sóc bố cháu. Bốcháu ốm thế nào?
- Can đảm lên, con ạ; bác sĩ sắp đến, - bà phước trả lời rồi đi nơi khác, không nói thêm một lời.
N ửa giờ sau, một tiếng chuông giật và thấy bác sĩ vào, có một sinh viên nội trú phụ tá, bà phước và người y tá đi theo. Họ bắt đầu thăm bệnh nhân, dừng lại ở từng giường một. Sự chờ đợi đối với cậu bé tội nghiệp tưởng như vô tận, và mỗi bước của bác sĩđi tới càng làm nỗi lo sợ của cậu tăng lên. Cuối cùng bác sĩđến giường bên cạnh. Bác sĩ là một cụ già cao lớn, lưng còng, mặt nghiêm nghị. Trước khi bác sĩ từ bên giường kia sang, cậu bé đã đứng dậy; và khi bác sĩđến gần, Phransetxcô liền òa lên khóc.
“Đây là con người bệnh, - bà phước nói với bác sĩ, - cậu từ quê nhà ra sáng hôm nay”..
Bác sĩđặt một tay lên vai Phransetxcô, rồi cúi xuống người bệnh, bắt mạch, sờ trán và hỏi bà phước một vài câu; bà này trả lời: “Không có gì mới”. Bác sĩ suy nghĩ một lát rồi nói: “Cứ tiếp tục như trước
- Thưa bác sĩ, bố cháu bị bệnh gì vậy? - cậu bé hỏi.
- Phải can đảm, cháuạ, - bác sĩ trả lời và lại để tay lên vai cậu bé. - Bố cháu bị chứng đan độc ở mặt.
Nặng đấy, nhưng tôi không thất vọng. Cháu hãy giúp đỡ bố, sự có mặt của cháu có l ợi cho bố lắm đấy. Nhưng bố cháu không nhận ra cháu! - Cậu bé thốt lên giọng ảo não. Bố sẽ nhận ra cháu... Ngày mai có thể. Ta hãy hy vọng, và cháu phải can đảm. Cậu bé còn muốn hỏi thêm, nhưng không dám; bác sĩđi ra nơi khác. Thế là đối với Phransetxcô bắt đầu cuộc đời của người y tá. Không thể làm
d ược gì nhiều, cậu sửa lại cho ngay ngắn cái chăn, thỉnh thoảng sờ tay người bệnh, xua ruồi, cúi xuống nghe ngóng khi thấy có tiếng rên; và khi bà phước đưa thuốc uống đến thì đón lấy cái tách và chiếc cùi dìa đưa cho người bệnh. Một đôi khi người bệnh cũng nhìn cậu bé nhưng không tỏ ra là biết cậu chút nào cả, chẳng qua là nhìn cậu có lâu hơn trước, nhất là khi cậu đưa khăn tay lên lau nước mắt.
Ngày đầu tiên đã qua như vậy.
Đêm đến, cậu ngủ trên hai cái ghế ghép lại, và sáng dậy lại tiếp tục công việc của người con hiếu. Trong buổi sáng, cái nhìn của người bệnh như lộ ra một chút tỉnh táo. Nghe tiếng nói âu yếm của cậu bé, trên đôi tròng mắt mở trừng trừng của
người bệnh án lên một vẻ biết ơn mơ hồ; và có một lần, ông tạ mấp máy đôi môi như muốn nói điều gì. Và sau mỗi cơn mê, khi mở mắt ra, hình như người bệnh muốn tìm người y tá bé nhỏ của mình. Hai lần đi qua, bác sĩ nhận thấy bệnh có dỡ chút ít. Vào buổi tối, khi đưa cốc thuốc cho người bệnh uống, cậu thấy hình như có nụ cười thoáng qua trên đôi môi sưng phù. Thế là cậu bắt đầu vững lòng và hy vọng một tí. Nghĩ rằng bố có thể nghe được, dù chỉ là nghe mơ hồ, cậu nói chuyện rất lâu với bố. Cậu nói nho nhỏ, giọng rất âu yếm, nói về mẹ, về các em gái, về việc bố trở lại nhà và khuyến khích bố hãy can đảm: và lắm lúc cũng sợ bố không hiểu, Phransetxcô vẫn cứ nói, vì thấy hình như người bệnh cũng ít nhiều thích nghe giọng nói của mình. Người bệnh qua ngày thứ hai và ngày thứ ba như vậy; sang ngày thứ tư thì bệnh có giảm một ít, rồi bỗng lại nặng lên. Cậu bé dồn hết tâm trí vào việc chăm sóc người bệnh đến nỗi mỗi ngày chỉăn có hai lần, mỗi lần một chút bánh mì với phomat. Cậu không còn thấy gì xảy ra xung quanh nữa: những người bệnh đang hấp hối, các bà phước đang đêm phải chạy đến cấp cứu, tiếng khóc của những người đến thăm phải ra về không chút hy vọng gì nữa, tóm lại là tất cả những cảnh sầu thảm vàđau đớn của cuộc đời bệnh viện, mà trong hoàn cảnh nào khác có thể làm cho cậu phải sửng sốt, rụng rời. Ngày giờ trôi qua và cậu bé vẫn luôn luôn ở đó, cạnh tata, chăm chú, lo ngại, hồi hộp theo dõi từng hơi thở và từng cái nhìn của người ốm. Bất ngờ, đến ngày thứ năm, bệnh trở nặng. Hỏi bác sĩ thì ông chỉ cúi đầu như để nói rằng thế là hết; cậu bé liền gục xuống ghế, òa lên khóc. Tuy nhiên có một điều làm cho cậu hơi được an ủi. Hình như riêng cậu nhận thấy là mặc dù tình trạng đã tuyệt vọng, người bệnh như tỉnh lại dần dần. Người sắp chết mỗi lúc một nhìn Phransetxcô chăm chú hơn, với cái vẻ mỗi lúc một dịu dàng và thông cảm hơn. Ông ta chỉ muốn uống nước và uống thuốc từ tay đường cậu bé y tá của ông đưa cho thôi, và mỗi lúc một thấy người bất hạnh mấp máy đôi môi nhiều hơn, như muốn nói một điều gì. Có lúc cửđộng ấy rõ đến nỗi cậu bé siết mạnh tay ông và nói với ông, giọng gần như vui vẻ: “Can đảm, canđảm lên, tata ạ, tata sẽ khỏi, chúng ta sẽ ra viện, chúng ta sẽ về gặp mẹ và các em...” Bấy giờ là bốn giờ chiều, đúng lúc cậu bé vừa mới say sưa bộc lộ lòng âu yếm và niềm hy vọng, thì ở phía ngoài cánh cửa đang mở, cậu nghe tiếng chân người đi, rồi một giọng nói to: “Tạm biệt, dì phước ạ!”. Nghe giọng nói ấy, cậu bỗng run lẩy bẩy từđầu đến chân và đứng phắt dậy như lò xo bật lên.
Một người đàn ông, có một bà phước đi theo, bước vào phòng, tay cắp cái gói lớn.
Vừa trông thấy người ấy, cậu bé thét lên một tiếng chói óc, và sững sờ như bịđóng đinh tại chỗ.
Người đàn ông quay lại, định thần nhìn cậu một lát, rồi chính mình cũng thét lên: “Phransetxcô!”. Ông ta lao tới, cậu bé nghẹn ngào, ngả vào hai cánh tay của bố. Bà phước, y tá, sinh viên nội trú đều chạy lại, ai nấy đều sửng sốt. Cậu bé vẫn chưa nói được nên lời. “Ồi? Phransetxcô của bố ông bố nói sau khi nhìn chăm chú người bệnh và ôm hôn con mình những mấy lần.
Làm sao người ta lại đưa con đến giường của người khác như thế này? Còn bố thì tuyệt vọng vì ngóng mãi chẳng thấy con; mẹ có viết thư cho bố nói là đã cho con rađây với bố. Tội nghiệp Phransetxcô, con ở đây đã mấy hôm rồi? Làm sao lại có thể xảy ra sự nhầm lẫn như thế này? Ơn Chúa, bệnh của bố chẳng có gì nguy hiểm. Con thấy đấy, bố khỏi rồi và hôm nay bố ra viện, nào bố con ta về đi... Thật ai mà có thể tưởng tượng ra được một sự nhầm lẫn như thế này!”
Cậu bé cố gắng trả lời vài câu, cho bố biết tin tức gia đình.
Ôi! Sung sướng quá? - cậu lẩm bẩm, sung sướng quá! Những ngày vừa qua thật là khổ sở...”
Cậu nhìn bố không chán, hôn bố không ngớt, nhưng lại có vẻ như không muốn đi theo bố. Đi đi con, chỉ chiều nay chúng ta sẽ đến nhà thôi”. Ông bố nói và kéo con đi. Cậu bé quay lại nhìn người bệnh của cậu. “Kìa, con đi chứ?” - ông bố ngạc nhiên hỏi. Phransetxcô nhìn người bệnh, lúc đó cũng đang mở to mắt chằm chằm nhìn cậu.
“Tata này, hãy h ượm, - cậu bé nói nhanh thoăn thoắt, - thế này nhá... con không thể. Có bác này, con đã chăm sóc bác ấy năm hôm nay. Bác ấy nhìn con không ngớt. Con cứ yên trí là bố dấy, con thương bác ấy lắm. Bác ấy cứ muốn con ở bên cạnh, chỉ có con ngày đêm cho bác uống nước; giờ, bệnh của bác đang nguy... Tata tha lỗi cho con, thật con không đủ can đảm bỏ mặc bác được... việc đó sẽ làm con rất khổ tâm... Bỏ mặe bác ấy thì thật là nhẫn tâm; kìa tata nhìn kìa, bác ấy như đang đưa mắt gọi con dấy. Con không biết bác ấy là ai, nhưng biết saođược bây giờ, xin cứđể cho con ở lại đây, tata thân yêu nhé!”
“Cậu bé trung hậu làm sao!” - người sinh viên nói. Ông bố lưỡng lự, hết nhìn con lại nhìn người bệnh. Người này là ai vậy? - ông hỏi. Một người thợ như ông, - người sinh viên nội trú trả lời, - cũng từ nước ngoài v ề, vào viện cùng một ngày với ông. Người ta đưa ông ấy đến đây trong lúc đang ngất đi và không nói năng gìđược. Chắc là ông ta có một gia đình ở xa, có con cái... Có thể ông ấy tưởng cậu này là con mình.
Người bệnh vẫn nhìn Phransetxcô không thôi.
- Con ở lại đi, - ông bố nói.
- Ở lại cũng chẳng lâu lắm nữa đâu, - người sinh viên nói.
- Ở lại, - ông bố nhắc. - Con có lòng tất đấy. Bố về nhà ngay để cho mẹ yên tâm. Con trung hậu của bố nhé, tạm biệt, tạm biệt. Ông ta hôn con lên trán và đi ra. Cậu bé trở lại đầu giường người bệnh, và ông này hình như đỡ lo.
Phransetxcô ti ếp tục công việc y tá của mình; cậu không khóc nữa, nhưng vẫn ân cần, nhẫn nại chăm sóc như trước con người tội nghiệp chưa từng quen biết ấy. Cậu trông nom ông ta ngày hôm ấy suốt cảđêm và ngày hôm sau. Nhưng bệnh tình mỗi lúc một trầm trọng, hơi thở càng hổn hển, sự co giật càng tăng lên. Mồm ông ta kêu lên những tiếng ú ớ, mặt sưng phù lên kinh khủng; đến khám bệnh buổi chiều, bác sĩ nói là ông ta không thể qua khỏi đêm nay. Nghe lời nói khẳng định ấy, Phransetxcô càng chăm sóc hết lòng và không rời người đáng thương ra nữa. Người bệnh nhìn cậu, thỉnh thoảng cố gắng lắm để mấp máy dôi môi hình như muốn nói điều gì. Một vẻ dịu dàng vô hạn thoáng qua trong mắt ông ta. Đôi mắt bắt đầu khép lại, mỗi lúc một mờ dần. Đêmấy, cậu bé thức cho đến khi ánh bình mình đầu tiên chiếu sáng cửa sổ. Bà phước đi vào, đến gần giường ghé nhìn người bệnh và vội vã đi ra.
Lát sau, bà trở lại với người sinh viên nội trú và một y tá. “Ông ta sắp chết” - người sinh viên nói. Cậu bé nắm tay người bệnh. Ông ta mở mắt, nhìn Phransetxcô chằm chằm,
rồi nhắm lại. Đối với cậu bé thì hình như trong phút lâm chung ấy, người bệnh đã siết chặt tay cậu. “Bác ấy siết tay tôi”, - cậu kêu lên. Bác sĩ cúi nhìn người hấp hối một lát, rồi ngẩng lên. “Bác ấy chết rồi sao?” - cậu bé hỏi.
- Thôi, về đi con, - bác sĩ nói, - sự nghiệp nhân từ, cao thượng của con đã hoàn thành rồi, con hãy về đi và chúc con hạnh phúc, vì con xứng đáng được hưởng hạnh phúc, con ạ.
Bà phước đi ra một lúc, rồi trở vào, tay cầm một bó hoa đồng thảo lấy từ một cái lọ đặt trên cửa sổ; bà đưa tặng cậu bé và nói:
- Dì chẳng có gì tặng cháu; hãy nhận những bông hoa này làm vật kỷ niệm bệnh viện.
- Cám ơn dì, - Phransetxcô nói, một tay cầm lấy bó hoa, và một tay gạt nước mắt; - nhưng cháu còn phải đi xa lắm, hoa sẽ héo mất... - Rồi lấy từng đóa hoa, cậu rải lên giường và nói;
- Cháu xin gửi những hoa này kỷ niệm người bất hạnh... Xin cám ơn dì, xin cảm ơn bác sĩ... - xong quay về phía người chết: - Vĩnh biệt... và thế là cái tiếng âu yếm mà cậu vẫn dùng để gọi người bất hạnh năm hôm nay tự nhiên trở lại trên môi, cậu nói: vĩnh biệt tata đáng thương!
Nói xong, Phransetxcô ôm bọc quần áo cũ của mình, chầm chậm bước ra, người mệt lả, cậu lên đường... Rạng đông vừa hửng sáng...