THÁNG HAI
CHIẾC HUY CHƯƠNG XỨNG ĐÁNG

     hứ bảy 4.
Sáng hôm nay, ông tổng thanh tra đã đến trường để trao thưởng huy chương cho các học sinh. Ông mặc quần áo màu đen, râu ông đã bạc. Ông vào lớp cùng với thầy hiệu trưởng trước giờ tan học một ít, và ngồi vào cạnh thầy giáo. Ông gọi một vài học sinh lên hỏi, trao chiếc huy chương nhất lớp cho Đêrôtxi. Trước khi trao chiếc thứ nhì ông trao đổi ý kiến nho nhỏ với thầy hiệu trưởng và thầy giáo. Chúng tôi hỏi nhau: “Ai sẽ đọc chiếc huy chương thứ nhì nhỉ?” Ồng tổng thanh tra tuyên bố.
- “Người xứng đáng được thưởng huy chương thứ nhì trong tuần này là học sinh Piêtơrô Prêcôtxi, xứng đáng vìđã học tốt ở trường, và ở nhà, vì rất thuộc các bài học và viết chữđẹp”.Tất cả học sinh đều tự nhiên ngoảnh nhìn Prêcôtxi, điều đó chứng tỏ các bạn đã vui lòng biết bao về cái phần thưởng này. Prêcôtxi đứng dậy, lúng túng, đến nỗi không biết nên làm gì nữa.
“Mời cậu lên đây” ông thanh tra nói. Prêcôtxi ra khỏi ghế, bước lên đứng cạnh bàn thầy giáo Ông tổng thanh tra nhìn chăm chú khuôn mặt bé nhỏ vàng như sáp, cái thân hình bé nhỏ trong bộ quần áo bị thủng rách và bạc màu, đôi mắt hiền hậu và buồn rầu, biểu lộ chuỗi dài những đau khổđã phải chịu đựng, rồị vừa gắn chiếc huy chương lên ngực cho cậu, vừa nói giọng rất dịu dàng.
- Prêcôtxi, tôi thưởng cậu chiếc huy chương này vì không ai xứng đáng được đeo hơn cậu. Tôi thưởng cho cậu không phải vì cậu thông minh và có thiện chí, tôi thưởng cho lòng tốt, cho sự can đảm của cậu, cho đức tính của người con quả cảm và trung hậu, - Rồi ông hỏi cả lớp - Có phải là bạn cũng đáng thưởng vì lòng hiếu thảo của một đứa con đối với cha mẹ nữa không?
- Vâng ạ, vâng ạ? - Học sinh đồng thanh đáp lại, bao nhiêu người nhưng chỉ có một tiếng. Prêcôtxi quay nhìn chúng tôi, đôi mắt biểu lộ một lòng biết ơn vô hạn.
- Thôi, con về chỗ, chúc con sung sướng, ông tổng thanh tra nói. Đã đến giờ tan học. Lớp chúng tôi được ra trước các lớp khác. Vừa qua ngưỡng cửa, chúng tôi thấy bố cậu Prêcôtxi bác thợ rèn, ở gian phòng trước, mặt tái nhợt như mọi khi, đôi mắt hung tợn, tóc xõa xuống tận mắt, chiếc mũ lưỡi trai đội lệch, hai chân không đứng vững. Thầy giáo nhận ra bác ta ngay và ghé tai ông thanh tra nói mấy câu. Ông này liền tìm Prêcôtxi, nắm tay cậu và dẫn đến chỗ bố cậu. Cậu bé run lên. Thầy giáo và thầy hiệu trưởng đi theo cậu, nhiều học sinh đi quanh họ. Ông là bố của cậu này phải không ạ?” ông thanh tra hỏi bác thợ rèn giọng rất thân ái, rồi không chờ câu trả lời ông nói tiếp: “Tôi xin chía sẻ niềm vui với ông. Ông hãy nhìn xem, cậu vừa được huy chương thứ nhì trong lớp trên năm mươi bốn học sinh. Về văn, về toán, về mọi mặt cậu đều xứng đáng cả. Đây là một cậu bé rất thông minh và đầy nghị lực, sau này cậu sẽ thành tài, một cậu con trai tất, mọi người đều quý mến, ông có thể hãnh diện vì cậu, tôi xin bảo đảm với ông như vậy?”. Bác thợ rèn đứng nghe, mồm há hốc; bác nhìn chằm chằm ông thanh tra, thầy hiệu trưởng, rồi đưa mắt nhìn con mình đangđứng trước mặt, mắt nhìn xuống đất; run rẩy' dường như lần đầu tiên bác chợt hiểu ra tất cả những nỗi đau khổ mà bác đã đem đến cho đứa bé tội nghiệp này, và nó đã trung hậu kiên trì, anh dũng chịu đựng những nỗi đau khổ như thế nào, bác thợ rèn như biểu lộ nỗi kinh ngạc gần như sửng sốt, nỗi đau đớn quằn quại trong lòng, và cuối cùng một niềm thương yêu vừa mãnh liệt vừa buồn rầu. Vội vàng bác kéo con về phía mình và ôm chặt nó vào lòng. Tất cả chúng tôi đi qua trước hai bố con. Tôi mời Prêcôtxi thứ năm tới nhà tôi chơi cùng với Garônê và Crôtxi. Các bạn khác chào cậu, có bạn vuết ve cậu khi đi qua, bạn khác sờ, ngắm chiếc huy chương của cậu, tất cả ai cũng nói với cậu một lời gì đó. Và ông bố nhìn chúng tôi sửng sốt, càng siết chặt đầu đứa con đang thổn thức vào ngực mình.
QUYẾT TM ĐÚNG ĐẮN
Chúa nhật 5.
Chiếc huy chương của Prêcôtxi ám ảnh tâm trí tôi. Tôi chưa được thưởng một chiếc nào cả. Ít lâu nay, tôi không học và tự mình rất không bằng lòng mình. Thầy giáo, bố và mẹ cũng không bằng lòng tôi. Tôi chơi cũng chẳng thấy vui thú như trước kia, khi tôi còn học hành chuyên cần. Ngày ấy, làm bài xong là tôi vui vẻ lao ra, chạy đi tìm trò chơi say sưa. Ngồi vào bàn ăn với gia đình, tôi cũng không thấy vui lòng như trước nữa. Tâm hồn tôi như có một cái bóng tối trùm lên, và từ thâm tâm có một tiếng nói luôn luôn bảo tôi: “Thế này không được đâu”. Buổi tối, tôi thấy những đứa bé đi làm về qua quảng trường, giữa những tốp thợ thuyền. Họ đều mệt mỏi nhưng vẫn vui vẻ, họ rảo bước mong chóng về tới nhà. Họ nói to, vừa cười vừa vẫy những bàn tay đen những than hạy trắng vì thạch cao. Tôi nghĩ rằng họđã lao động từ sáng tinh mơ cho đến tối như thế này: trong bọn họ có những đứa trẻ cùng lứa tuổi với tôi, suốt ngày ở trên những mái nhà, trước những lò lửa, giữa những máy móc, ngâm mình trong nước hoặc chui xuống dưới đất, và chỉăn có một tí bánh mì thôi. Tôi cảm thấy như hổ thẹn khi so sánh với họ: cũng trong thờl gian ấy, tôi chỉ miễn cưỡng bôi đen được bốn trang giấy nhỏ? Tôi không bằng lòng, rất không bằng lòng! Tôi thấy rõ là Bố đã bực mình và muốn báo cho tôi biết điều đó, là việc của tôi đã làm cho bố rất phiền lòng, nhưng bố vẫn nhẫn nhục. Bố yêu quý, Bố đã làm việc quá, nhiều? Mọi thứđều do bố làm ra cả. Tất cả những thứ gì tôi thấy có trong nhà, những gì tôi mặc, những gì tôi ăn, những gì giúp tôi giải trí, những gì dạy dỗ tôi, và cả những gì đem lại danh dự cho tôi: tất cả những cái đó, đều là kết quả công lao của bố. Thế mà tôi, tôi lại chẳng học hành gì cảl Bố phải chịu những nỗi đau khổ, nhọc nhằn, thiếu thốn mà tôi thì lại lười biếng? Ôi, điều đó rất xấu và làm cho tôi khổ tâm. Tôi muốn ngay từ hôm nay học tập say sưa như Xtacđi, tôi muốn làm việc với tất cả sức mạnh của nghị lực và của lòng can đảm. Tôi muốn thắng cơn buồn ngủ lúc đầu hôm, đậy sớm buổi sáng, chiến thắng không thương tiếc khuynh hướng lười biếng của mình. Vâng, tôi đã quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy, nó làm cho tôi thấy hèn hạ và làm cho bố mẹ tôi buồn phiền. Can đảm lên? Bắt ta vào làm việc, với tất cả tâm hồn và gân cất của mình! Và công việc sẽ đem đến cho tôi những sự nghỉ ngơi vui vẻ, những trò tiêu khiển thích thú, những bữa ăn ngon lành; và công việc sẽ trả lại cho tôi nụ cười hiền hậu của thầy giáo và cái hôn âu yếm của bố.
BỘ ĐỒ CHƠI XE LỬA
Thứ sáu 10.
Hôm qua Prêcôtxi đến chơi nhà tôi Cùng với Garônê. Các bạn đã được đón tiếp hết sức thân tình. Đây là lần đầu tiên Garônê đến. Cậu hơi ít giao thiệp, vì không muốn người ta biết rằng bằng tuổi cậu mà còn học lớp ba. Cả gia đình tôi ra đón khi nghe các bạn gõ cửa. Crôtxi không đến vì bố cậu mới ở bên Mỹ về, sau sáu lăm xa cách. Mẹ ôm hôn Prêcôtxi; bố giới thiệu Garônê với mẹ rằng: “Đây không những chỉ là một cậu bé tất bụng, mà còn là một cậu bé hào hiệp”. Garônê cúi cái đầu to húi trọc và nhìn tôi, tủm tỉm cười. Prêcôtxi đeo huy chương. Cậu rất sung sướng. Bố cậu đã đi làm lại và từ năm hôm nay, không say rượu nữa, cứ giữ con luôn luôn ở cạnh mình trong xưởng, và thay đổi hẳn tính tình. Chúng tôi bắt đầu chơi, tôi đem tất cả đồ chơi ra. Prêcôtxi hết sức ngạc nhiên, thích thú khi thấy bộđường sắt nhỏ của tôi với chiếc đầu máy xe lửa có lò xo, tựđộng chạy được. Cậu chưa bao giờ thấy một cái gì như vậy cả. Cậu trố mắt ngắm các toa tàu sơn màu đỏ và vàng. Tôi dưa cái chìa khóa cho cậu lên dây chiếc đầu máy; thế là cậu quỳ xuống chơi mải miết, không ngẩng đầu lên nữa. Tôi chưa hề thấy cậu vui thích như thế bao giờ. Cậu luôn mồm nói: Xin lỗi, xin lỗi”, mỗi khi gạt chúng tôi ra cho chiếc tàu chạy khỏi bị cản đường; rồi cầm lên và để xuống các toa tàu, thận trọng vô cùng, tưởng chừng chúng đều làm bằng thủy tinh và cậu sợ cả hơi thở của cậu có thể làm chúng hoen mờ mất. Cậu lau chùi các toa, nhìn phía trên, phía dưới và cười một mình. Chúng tôi nhìn Prêcôtxi: cái cổ mềm mại của cậu, hai cái tai tội nghiệp mà một hôm tôi thấy be bét máu, cái áo dài quá rộng, tay xắn để thòi ra hai cánh tay gầy guộc, chắc là trước đây thường phải giơ lên để đỡ đòn... Ôi! Lúc ấy tôi những muốn đem biếu cậu tất cả đồ chơi và tất cả sách học của tôi. Tôi muốn nhịn miếng bánh mì cuối cùng đang ăn để nhường cậu ăn, tôi muốn lột hết áo quần để nhường cậu mặc, và tôi tự kìm mình để khỏi nhảy tới ôm chầm lấy cổ cậu, tội nghiệp cậu Prêcôtxi. Tôi sẽ tặng cậu bộđồ xe lửa nhỏ của tôi, tôi nghĩ vậy, tôi muốn xin phép bố trước đã. Đúng lúc ấy thì tôi được dúi vào tay một mảnh giấy. Tôi đọc. Ở đấy Bố đã viết bằng bút chì: “Bộ đồ chơi đường sắt của con làm Prêcôtxi rất thích, bạn ấy không có đồ chơi. Lòng con không bảo con điều gì hay sao?”
Tức thì, tôi cầm cả hai tay cái đầu máy và các toa xe đưa cho Prêcôtxi và nói: “Này, Bạn cầm lấy, của bạn đấy!” Cậu nhìn tôi, không hiểu. “Của bạn đấy, - tôi nhắc lại, - tôi biếu bạn”. Prêcôtxi kinh ngạc nhìn bố, mẹ và hỏi tôi: “Nhưng tại sao vậy?”
- Enricô biếu cháu đấy, - bố nói, - vì cháu là bạn nó và nó yêu cháu lắm...ấy là mừng cháu được huy chương... Prêcôtxi rụt rè hỏi: Thế cháu có thểđem về... nhà cháu? Tất nhiên. Lúc ra về, đứng trên ngưỡng cửa Prêcôtxi vẫn chưa dám mang theo của báu
của cậu. Cậu sung sướng quá và nói khe khẽ: “Xin lỗi”, đôi môi run rụn và tươi cười.
Garônê giúp bạn bọc chiếc xe lửa trong cái khăn tay, và khi cúi xuống cậu làm kêu lạo xạo những chiếc bánh ngọt mà Mẹ đã nhét đầy các túi cho cậu.
Prêcôtxi nói với tôi: “Thế một ngày vào bạn sẽ đến chơi ở xưởng của bố tôi chứ? Tôi sẽ biếu bạn những chiếc đinh?”
Mẹ lại cài vào khuyết áo dài của Garônê một bó hoa nhỏđể cậu đem về tặng hộ mẹ cậu. Garônê Cám ơn, giọng ồm ồm, đầu không ngẩng lên, nhưng đôi mắt phản chiếu tâm hồn cao thượng và trung hậu của cậu:
TÍNH KIÊU NGẠO
Thứ bảy 11.
Ấy thế mà khi Prêcôtxi đi qua hơi chạm phải, là Caclô Nôbitx phủi phủi tay áo của mình, kiểu cách lắm. Thằng ấy là hiện thân của tính kiêu ngạo, vì bố nó là nhà giàu. Nhưng mà Đôrôtxi cũng có ông bố rất giàu cơ mà. Cáí thằng Nôbitx muốn ngồi riêng một mình một ghế, vì nó quá sợ các bạn ngồi cạnh làm bẩn nói. Nó nhìn tất cả chúng tôi từ dầu đến chân, chẳng từ ai, và lúc nào cũng với một nụ cười khinh khỉnh. Đừng có vấp vào chân nó mỗi khi xếp hàng đôi để đi ra. Vì một việc không đâu, nó cững văng vào mặt anh một câu chửi rủa hay dọa về đưa bố nó đến. Tuy vậy, bố nó đã cho nó một bài học đích đáng cái hôm mà nó nhiếc cậu con bác bán than là “đồ khố rách áo ôm”. Tời không bao giờ thấy một học sinh nào tìm đến với nó. Không ai nói chuyện với nó, không ai chào nó khi chìa tay, không ai nhắc cho nó một câu khi nó không thuộc bài... Còn nó, thì nó không chịu ai hết, và làm bộ khinh Đôrôtxi vì cậu đứng đầu lớp và Garônê vì cậu được mọi người mến. Đôrôtxi không them để ý đến diều đó; và khi có người mách lại Garônê là Nôbitx chế giễu cậu, thì cậu chỉ nới: “Thằng bé ấy kiêu ngạo một cách ngu xuẩn quá nên không đáng để cho ai chú ý đến”. Một hôm Nôbitx nhìn cái mũ nồi da mèo của Côretti một cách khinh bỉ, cậu này nói luôn: “Này xin quá bộ một chút đến nhà Đôrôtxi mà học cách làm ông chúa”.
Hôm qua, Nôbitx phàn nàn với thầy giáo là cậu bé người Calabria chạm bàn chân vào ống quần của nó. Thầy hỏi cậu bé Calabria: Cậu có cố ý không” Thưa thầy, không ạ, - cậu bé thành thật trả lời.
- Nôbitx! Cậu thật khó tính quá sức, - thầy bảo. Nôbitx trả lời cách khinh khỉnh:
- Tôi sẽ mách bố tôi. Thầy Pecbôni liền quát lên:
- Bố cậu sẽ cho là cậu có lỗi, cũng như lần trước thôi. Vả lại, ở đây, chỉ có tôi mới là người phán xử mọi việc. Rồi giọng dịu dàng hơn, thầy nói tiếp: “Này, Nôbitx, hãy ăn ở nhã nhặn và trung hậu hơn với các bạn một chút đi. Tại sao cậu lại không làmđược như những người khác? Làm thế cậu sẽ được vui lòng hơn nhiều, cậu có gì cần trả lời tôi không” Nôbitx nghe thầy giáo nói vẫn với nụ cười khinh khỉnh theo thói quen của nó, và trả lời lạnh nhạt:
Thưa thầy, không.
- Ngồi xuống, - thầy Pecbôni bảo, - tôi rất phàn nàn cho cậu, cậu là một đứa bé không có quả tim?
Câu chuyện tưởng là kết thúc, thì cậu bé thợ nề ngồi ở bàn đầu, quay cái mặt tròn trĩnh về phía Nôbitx ngồi ở bàn cuối, và làm cái trò sứt môi, hài hước đến nỗi cả lớp phải phá lên cười. Thầy giáo mắng cậu, nhưng cũng phải lấy tay che mồm để giấu sự buồn cười của mình. Nôbitx cũng cười, nhưng cái cười bực bội và tức tối không đánh lừa được ai.
NHỮNG NGƯỜI BỊ THƯƠNG TẬT VÌ TAI NẠN LAO ĐỘNG
Thứ hai 13.
Nôbitx có thể sánh đôi với Phranti được đấy. Chúng nó chẳng động lòng vì bất cứ cái gì, cả hai đứa; chúng nó dửng dưng trước cái cảnh khủng khiếp mà chúng tôi gặp lúc tan học.
Chúng tôi đang cùng với bố nhìn một số trẻ em học lớp hai nằm soài ra mặt băng, lấy áo tơi và mũ cát két cọ băng cho trơn để mà trượt cho dễ, thì bỗng thấy từ cuối phố kéo đến một đámđông người đi rất nhanh, vẻ nghiêm trọng và kinh hãi, và nói với nhau khe khẽ, giữa đám đông là ba người vệ binh thành phố, phía sau họ hai người khiêng một cái cáng. Học sinh từ tứ phía chạy lại. Đoàn người tiến về phía chúng tôi; người ta thấy một người đàn ông nằm trên cáng. Ông ta nhợt nhạt như một cái xác chết, đầu rủ xuống một bên tai, tóc rối bù, bê bết máu; và máu cững chảy từ mồm, từ tai ông ta ra, thật là khủng khiếp. Một người đàn bà đi bên cạnh cáng, bế một đứa bé; bà ta như điên cuồng vì đau khổ và bỗng kêu lên: “Ông ấy chết rồi, chết rồi!.
Đi theo sau người đàn bà là một đứa bé con trai, tay cắp cặp học sinh; đứa bé khóc nấc lên. “Cái gì thế” bố tôi hỏi. Một khách qua đường trả lời rằng đó là một người thợ nề bị ngã từ gác tư xuống trong khi đang làm việc.
Những người khiêng cáng dừng lại một lát. Nhiều người trong số chúng tôi quay mặt đi vì khiếp sợ. Tôi thấy cô giáo đội mũ cắm chiếc lông đỏ phải đỡ cô giáo lớp một trên của tôi, gần ngất đi. Cùng lúc ấy tôi thấy có người chạm vào khuỷu tay.Đó là cậu bé thợ nề, mặt tái nhợt; cậu run như cầy sấy. Chắc là cậu nghĩ đến bố. Tôi cũng nghĩ đến bố tôi. Khi ở trường tôi rất yên tâm vì tôi biết là bố đang ở nhà, ngồi trước bàn giấy, xa mọi sự nguy hiểm. Nhưng biết bao nhiêu bạn tôi lại nghĩ rằng bố họ đang làm việc trên một chiếc cầu rất cao hay cạnh những bánh xe của một chiếc máy, mà một động tác, một bước hụt có thể làm cho thiệt mạng: họ khác nào con của những người lính, mà bố đang ra trận?
Cậu bé thợ nề càng nhìn càng run; bố trông thấy và bảo cậu: “Cháu về đi, cháu ạ; chạy nhanh về với bố cháu, cháu sẽ thấy bố cháu mạnh khỏe, yên lành”.
Cậu bé thợ nềđi về, nhưng cứđi vài bước lại ngoái lại. Đám người lại đi, và người đàn bà đáng thương cứ kêu lên thảm thiết. “Ông ấy chết rồi, chết rồi!”. Không ai cầm lòng cho được.
Không, không, ông ấy không chết. - người ta nói với bà từ khắp mọi phía. Nhưng bà không nghe và cứ kêu van mãi. Bỗng tiếng một ai hét lên, tức giận: “Cười à?” Tôi quay lại và thấy một người râu đen đang nhìn Phranti, thằng này vẫn còn cười. Người đó giật lấy mũ lười trai của cái thằng bụng dạ độc ác ấy ném xuống đất và nghiêm khắc bảo nó rằng: “Đồ khốn khổ, ít nhất cũng phải bỏ mũ chào khi trông thấy một người bị tai nạn lao động đi qua”.