Tháng Mười Một (4)
CẬU BÉ TRINH SÁT NGƯỜI LÔMBA

    
ruyện đọc hàng tháng)
Thứ bảy 26
Bấy giờ là năm 1859, trong cuộc chiến tranh giải phóng xứ Lômbacđia, vài ngày sau trận Xônphêrinô và Xan Maetinô, mà quân Pháp và quân Ý đã chiến thắng quân Áo.
Một buổi sáng tháng sáu đẹp trời, một trung đội ky binh Xaluset đi bước một về phía quân địch trên con đường nhỏ vắng vẻ, trinh sát cánh đồng một cách kỹ lưỡng. Đội ky binh do một sĩ quan và một hạ sĩ chỉ huy; họ nhìn xa ra phía trước, im lặng, sẵn sàng nhận ra ngay những bộ quân phục màu trắng của các đội tiền vệ quân thù xuất hiện. Cứ thế, họđi đến một ngôi nhà con con kiểu thôn quê, xung quanh trồng toàn cây tần bị; trước nhà có một cậu bé độ mười hai tuổi đang cầm dao róc vỏ một cành tần bì để làm cái gậy. Trước cửa sổ treo một lá cờ to ba màu; trong nhà chẳng còn một bóng người. Những người nông dân treo cờ lên rồi trốn đi vì sợ quân Áo. Trông thấy toán ky binh, cậu bé liền ném gậy xuống đất, và cất mũ lưỡi trai chào. Cậu bé khôi ngô, tóc bạch kim, vẻ mặt bạo dạn, đôi mắt to xanh. Cậu mặc sơ mi và giữa hai tà áo lộ ra bộ ngực trần.
- Cậu làm gì ở đây? - người sĩ quan dừng ngựa lại hỏi: - Sao không trốn đi với gia đình?
- Cháu không có gia đình, - cậu bé trả lời, - cháu là con rơi. Cháu làm cho ai muốn thuê. Cháu ở lại đây để xem đánh nhau.
- Cháu có thấy quân Áo đi qua đây không? Không, từ ba hôm nay chẳng thấy gì hết. Viên sĩ quan làm thinh một lát, rồi xuống ngựa. Cho lính đứng quay mặt về phía quân địch, viên sĩ quan vào nhà và trèo lên mái. Nhưng ngôi nhà thấp, từ trên mái người ta chỉ nhìn thấy được một khoảng nhỏ của cánh đồng. “Phải treo lên cây mới được”, viên sĩ quan vừa tụt xuống vừa nói. Ngay trước lối vào nhà, có một cây tần bì cao chót vót, ngọn cây đu đưa trên nền trời xanh. Viên sĩ quan suy nghĩ, nhìn cái cây, lại nhìn những người lính, rồi đột nhiên hỏi cậu bé: Mắt cậu có tinh không?
- Cháu ấy à, cháu có thể nhìn thấy một con chim cách xa nghìn bước. Cậu có thể trèo lên tới ngọn cây này không? Trèo lên trên cây này à? Cháu chỉ cần hai phút thôi.
- Và cậu có thể cho tôi biết những gì cậu sẽ trông thấy từ trên ấy: có lính Áo ở phía nào, có bụi tung lên, có ngựa hay có súng lấp lánh không?
- Chắc chắn, cháu có thể báo cho bác. Giúp tôi việc ấy cậu muốn trả công cái gì nào? Cháu muốn ấy à, - cậu bé vừa cười, vừa trả lời, - chẳng muốn gì hết... Chết chưa. Nếu làm cho bọn Áo thì bất kỳ giá nào cháu cũng không... nhưng với quân ta thì... Cháu là người Lômba mà...
- Tốt lắm, thế thì trèo lên? Hãy hượm, để cháu cởi giày đã. Cậu bé bỏ giày ra, thắt chặt dây lưng quần, ném cái mũ xuống cỏ và ôm
quàng lấy thân cây “Cẩn thận?” Viên sĩ quan kêu lên, hình như bỗng nhiên lo sợ. Cậu bé quay lại, đôi mắt xanh nhìn viên sĩ quan như muốn thầm hỏi điều gì.
- Chẳng có gì đâu, - viên sĩ quan nói, - cứ leo đi...
- Cậu bé leo thoăn thoắt như một con mèo.
- Chỉ phút chốc cậu đã đến tận ngọn cây cao chót vót, đôi chân mất hút trong tán lá, nhưng để lộ cả đầu và ngực. Mặt trời chiếu vào, đầu tóc bạch kim của cậu như lấp lánh ánh vàng. Viên sĩ quan chỉ hơi thấy cậu thôi, vì ở trên cao người cậu bé tí.
- Nhìn thẳng phía trước, và nhìn xa coi! - Viên sĩ quan gào to.
Để nhìn cho rõ, cậu bé buông tay phải đang vịn vào cành cây, đưa lên che mắt.
- Thấy gì không? - viên sĩ quan hỏi. Cậu bé nghiêng mình xuống phía viên sĩ quan, lấy bàn tay làm loa đáp: Có hai người cưỡi ngựa trên đường cái.
- Cách đây bao xa?
- Cách một nghìn hoặc một nghìn hai trăm bước,
- Chúng nó đi đến à?
- Chúng nó đang đứng lại.
- Còn thấy gì nữa không? - viên sĩ quan lại hỏi sau một lúc im lặng. - Hãy nhìn sang phía bên phải. Cậu bé nhìn về bên phải, rồi nói:
- Gần nghĩa địa, giữa các thân cây có vật gì óng ánh, hình như lưỡi liềm.
- Có thấy người không? Không, chúng đều nấp trong lúa mì. Đúng lúc ấy, một tiếng đạn bay qua, rít lên trên không, rồi tắt đi rất xa ở phía sau mái nhà.
- Xuống đi? - Viên sĩ quan thét lên - chúng nó trông thấy dấy; tôi không muốn biết thêm gì nữa đây, xuống. Cháu không sợđâu, - cậu bé trả lời.
- Xuống... Tôi bảo xuống!
- Hượm tí! Kìa kìa, phía bên trái cháu thấy... Cậu bé bị ngắt lời vì một tiếng đạn rít khác bay qua, thấp hơn tiếng trước. Cậu rùng mình, thất lên: Bọn Áo quỉ sứ! Chúng nó kiếm chuyện với mình chắc?” Viên đạn đã rít ngay bên tai cậu. Xuống ngay lập tức! - Viên sĩ quan thét lên, giọng ra lệnh và bực tức.
- Cháu xuống dây, - cậu hé trả lời - có cây che, cứ yên trí. Bác có muốn biết phía bên trái có gì không.
- Không! Viên sĩ quan đáp, - không cần, xuống đi? Phía bên trái, - cậu bé gào to và nghiêng nửa người về phía ấy,
hình như cạnh nhà thờ, thấy có...
Một viên đạn thứ ba lại rít lên trên ngọn cây và ngay đó cậu bé ngã nhào, tay cố bíu vào thân cây và cành cây, rồi lôi, đầu lộn xuống phía đất, hai tay dang rộng... “Chết chửa!” viên sĩ quan vừa kêu lên vừa chạy tới. Cậu bé ngã ngửa xuống, nằm sóng xoài trên mặt đất, hai cánh tay tréo vào nhau. Một tia máu từ trong ngực chảy ra. Viên hạ sĩ và hai người lính xuống ngựa, trong khi viên sĩ quan cúi xuống cởi phanh áo sơ mi cậu bé ra. Viên đạn đã vào trong phổi bên trái của cậu “Chết rồi”, viên sĩ quan kêu lên.
- Không, còn sống, - viên hạ sĩ nói.
- Ôi? Thương thay cậu bé dũng cảm! - Viên sĩ quan nói. - Dũng cảm, dũng cảm lên!
Trong khi viên sĩ quan nói và thấm khăn tay lên vết thương của cậu bé, thì cậu mở mắt ra, đôi mắt to lạ thường, nhưng trông mắt đã đứng, và đầu cậu gục xuống bất động. Cậu đã chết. Viên sĩ quan mặt tái đi, nhìn cậu bé đang nằm trên bãi cỏ một hồi. Rồi đứng dậy, rồi quay lại nhìn nữa, trong khi mấy người lính đứng im lặng bên cạnh ông ta. Những người lính khác thì quay mặt về phía quân thù. “Tội nghiệp cậu bé? - Viên sĩ quan buồn rầu nhắc lại, Tội nghiệp cậu bé dũng cảm!” Đến gần ngôi nhà, viên sĩ quan tháo lá cờ ba màu ở cửa sổ ra để phủ lên mình cậu bé như một tấm vải liệm, chỉ để chừa khuôn mặt. Viên hạ sĩ nhặt đôi giày, cái mũ, cây gậy đang làm dở, con dao của cậu, đemđể bên cạnh cậu...
Viên sĩ quan im lặng một lúc, rồi quay lại nói với viên hạ sĩ:
Ta hãy đi gọi đội quân y dã chiến đến. Cậu bé đã hy sinh như một quân nhân, phải để quân đội mai táng.
Nói xong, viên sĩ quan giơ tay gửi một cái hôn đến cậu bé quá cố, và ra lệnh “Lên ngựa!” Quân lính lên ngựa, và trung đội tiếp tục hành quân. Vài giờ sau, cậu bé được khâm liệm theo nghi thức trọng thể của quân đội. Lúc mặt trời lặn, toàn thể tuyến tiền tiêu của quân Ý tiến thẳng về phía quân địch.
Trên con đường sáng hôm ấy kỵ binh đi qua, tiến lên theo hai hàng, một tiểu đoàn pháo thủ mà mấy hôm trước đã anh dũng đổ máu ở trận Xan Mactinô.
Tin chú bé ch ết đã truyền đi trong hàng ngũ trước khi quân sĩ rời doanh trại lên đường. Khi các sĩ quan dẫn đầu tiểu đoàn trông thấy thi hài nhỏ bé nằm dưới gốc cây tần bì, quấn trong lá cờ ba màu, thì họ tuốt gươm chào, và một người trong bọn họ cúi xuống bờ suối gần đó, hái hoa rắc lên mình cậu bé. Thế là tất cả các pháo thủ lần lượt đi qua, đều làm theo cấp chỉ huy của họ, và rắc hoa lên cậu bé. Chỉ trong mấy phút, mình cậu đã đầy hoa. Sĩ quan và quân lính đi qua đều chào: “Anh dũng, cậu bé xứ Lômbacđial. Vĩnh biệt cậu bé thân yêu? - Xin tặng, cậu bé tóc vàng đáng thương? Cậu quả là anh dũng? Vinh quang thuộc về cậu em bé ạ! - Vĩnh biệt!”. Một sĩ quan rút Huân chương Quân công của mình để tặng cậu, một sĩ quan khác đặt một cái hôn lên trán cậu, và hôn cứ tiếp tục rơi như mưa xuống đôi chân để trần, xuống bộ ngực đầy máu, xuống mái đầu bạch kim của eậu bé đang yên nghỉ, nằm trong lá cờ. Nét mặt của cậu như đang mỉm cười, tưởng như nghe những lời chào vĩnh biệt, cậu bé anh dũng thấy sung sướng và tự hào vì đã hiến đời mình cho xứ Lômbaeđia thân yêu của mình.
NHỮNG NGƯỜI NGHÈO KHỔ
(Thư của mẹ)
Thứ ba 29
“Hy sinh tính mạng cho đất nước, như cậu bé xứ Lômbacđia, là một đức hạnh lớn; nhưng còn những đức hạnh khác cũng không nên bỏ qua, con ạ. Sáng nay, ở trường về, đi trước mẹ mấy bước, con đi qua mặt một người đàn bà đáng thương đang bế trên tay một đứa bé xanh xao và ốm yếu; người ấy xin con tiền. Con nhìn bà ta, và con không cho gì hết, dù trong túi con có tiền. Nghe mẹ bảo con ạ, đừng quen thói dửng dưng đi qua trước người nghèo khổ ngửa tay xin mình giúp đỡ và hơn nữa trước một người mẹ xin một xu cho con mình. Con hãy nghĩ rằng có thểđứa bé con ấy đang đói, hãy nghĩ đến những lời nói khắc khoải của người đàn bà đáng thương Con có tưởng tượng ra những lời nức nở tuyệt vọng mà mẹ con sẽ phải nói với con ngày nào đấy: “Enricô, mẹ không có bánh mì cho con: Khi mẹ giúp đỡ một người nghèo, thấy người ta cám ơn mẹ bằng cách chúc cho mẹ và người thân thích của mẹ đều được sức khỏe dồi dào. “Con không thể biết là những lời ấy đối với mẹ dịu dàng biết bao nhiêu, và mẹ biết ơn đến ngần nào người nghèo khổđã nói với mẹ! Đối với mẹ hình như lời cầu chúc ấy phải bảo vệ cho tất cả những người thân yêu của mẹ, và mẹ về nhà càng vui lòng hơn và tự nhủ: “Người nghèo khổ này đã trả lại cho mình nhiều hơn mình đã cho họ nhiều”. “Hãy tin lời mẹ, Enricô của mẹạ, thỉnh thoảng con phải trích ra một đồng từ túi tiền của con để nó rơi vào tay một cụ già không nơi nương tựa, một bà mẹ không có bánh ăn, một đứa trẻ không có mẹ. Người nghèo khổ thích trẻ con cứu giúp, vì không phải tủi nhục, vì tuổi trẻ giống như họ, cũng cần đến tất cả mọi người. Con có để ý thấy lúc nào cũng có những người nghèo khổ quanh quất gần trường học không” Sự giúp đỡ của một người lớn là một hành vi từ thiện, nhưng của một đứa trẻ vừa là một hành vi từ thiện, lại là một sự vuốt ve, con có hiểu không? Cũng dường như từ tay đứa trẻ bỏ xuống cùng một lúc, một đồng hào và một bó hoa. Con hãy nghĩ rằng con chẳng thiếu thốn gì hết, và người nghèo khổ thì thiếu thốn tất cả mọi thứ; trong lúc con ước mong được sung sướng, thì họ chỉ cầu xin được khỏi chết. Thật là buồn khi nghĩ rằng giữa bao nhiêu nhà giàu có, ngoài phố xá qua lại bao nhiêu là xe cộ và trẻ em mặc toàn quần áo nhung, lại có những đàn bà và trẻ em không có gì mà ăn cả. Không có gì mà ăn cả. Ôi? Enricô, từ nay về sau đừng có bao giờ đi qua trước một bà mẹ xin cứu giúp mà không đặt vào tay bà một đồng hào!
“Mẹ của con”