Chương hai (tt)
Bình Nguyên Lộc tổng quan văn chương vùng đất Đồng Nai

     i cũng vậy, hễ cầm bút viết về một nhà văn tiền bối nào, hoặc về một cây bút trưởng thượng nào là đương sự thích tế sống hơn là tế chết người được viết. Thiệt tình, trong vài bài đăng ở Văn, Làng Văn, tôi đã từng tế sống anh Bình Nguyên Lộc. Tôi có dè đâu chưa đầy một năm, tôi lại phải viết một bài tưởng niệm vong linh anh coi như một nén nhang đốt tiễn đưa anh về bên kia thế giới.
Dù tôi có thay đổi nhiều lượt, nhiều phen về quan niệm văn chương, nhưng sự nghiệp văn chương của anh và công trình sưu khảo của anh đã đóng góp cho văn hóa dân tộc biết bao món trân bảo ngoạn mục. Và khi đọc truyện “Ký Thác” của anh, tôi như sống lai cái thời thanh xuân rực rỡ nhất của tôi, cái thuở mà song song với niềm say mê quyển sách ấy, tôi theo dõi những truyện dài mà anh đã đăng trên các nhật báo để rồi thực hiện thành hai cuốn tiểu thuyết “Đò Dọc” (mà anh đã đoạt Giải Thưởng Văn Học Nghệ Thuật toàn quốc vào năm 1960) và “Gieo Gió Gặt Bão”... Đây là lần đầu tiên các độc giả miền Nam được đọc một tác phẩm văn chương đúng nghĩa dưới hình thức quyển tiểu thuyết của một tác giả gốc Nam Kỳ. Vậy tiểu thuyết là gì, nếu không là phản ảnh đời sống của một nhóm nhân vật có những sợi dây liên hệ tình cảm trói buộc với nhau? Đời sống đó được tác giả nhìn ngắm, tư duy và phơi bày cho độc giả thưởng thức qua cái nhân sinh quan cá biệt của tác giả, qua cả niềm rung cảm của ông ta. Các tác giả như các bà Tú Hoa, Tùng Long, Lan Phương, các anh Ngọc Sơn, Thanh Thủy, Nguyễn Ngọc Mẫn, Dương Hà, Trọng Nguyên, Dương Trử La, Ngọc Linh, Sĩ Trung... đa số đều viết truyện tình cảm gay cấn, éo le với những nhân vật được mô tả sơ sài về mặt tâm lý. Trừ bà Tú Hoa, bà Lan Phương, các anh Thanh Thủy, Dương Trử La, Ngọc Linh, Sĩ Trung chịu khó sáng tác, còn các tác giả kia thường phóng tác tiểu thuyết và phim ảnh ngoại quốc. Bà Tùng Long và anh Ngọc Sơn đa số phóng tác các loại truyện tiểu thuyết ba xu như Nous Deux, Harlequin. Anh Dương Hà phóng tác các danh phẩm của Emily Bronte, Margaret Mitchell, nhưng anh Dương lại giản lược những đọan tả cảnh, tả tình, tả nhân sinh quan. Anh Nguyễn Ngọc Mẫn phóng tác theo các cuốn phim Ý Đại Lợi thuộc loại thương mãi nổi tiếng ăn khách trong hai thập niên 40, 50 với các tài tử Âu Châu hạng B vang danh như Marta Toren, Gianna Maria Canale, Eleonora Drossi Drago, Yvonne Sanson, Nadia Gray... (nữ), Amedéo Nazzari, Ettore Manni, Jacques Sernas, Pierre Croissoy... (nam). Anh Trọng Nguyên phóng tác các cuốn phim Tàu được hãng Việt Hoa Văn Hóa Hợp Tác Công Ty Điện ảnh lồng tiếng hoặc các cuốn Tàu phim do hãng Mỹ Vân và hãng Mỹ Phương chuyển âm. Đó là các cuốn phim gây tên tuổi chói rực của các tài tử Vương Nguyên Long, Vương Hảo, Nghiêm Tuấn, Hoàng Hà, Bình Phàm, Trương Anh, Trương Dương, Lôi Chấn, Triệu Lôi, Tăng Giang... (nam), Lý Lệ Hoa, Bạch Quang, Lý Mi, Trần Vân Thường, Hồng Tuyến Nữ, Tố Thu, Lưu Kỳ, Lưu Luyến, Âu Dương Sa Phi, Bạch Dương, Hạ Mộng, Cát Lan, Trần Quyên, Trương Trọng Văn... (nữ). Độc giả không tìm được trong tác phẩm các nhà văn Trọng Nguyên, Nguyễn Ngọc Mẫn, Dương Hà, Ngọc Sơn và bà Tùng Long một cảnh sống linh động nào, một quan niệm sống nào mới mẻ, tươi rói. Do đó chúng trở thành những tác phẩm dành cho quần chúng giải trí để rồi họ quên long trong các cuộc mưu sinh phồn tạp.
Miền Nam vào thời chiến tranh Đông Dương có ba nữ tiểu thuyết gia, nổi tiếng nhất là bà Tú Hoa, bà Tùng Long và bà Lan Phương. Bà Tú Hoa trước đó, vào thời tiền chiến đã đoạt giải Tự Lực Văn Đoàn qua cuốn tiểu thuyết “Bóng Mơ”. Sau đó, bà viết them vài cuốn tiểu thuyết nữa cũng khá ăn khách, tuy nhiên không hiểu sao bắt đầu từ năm 1964, bà ngưng viết luôn. Rồi đó, vào thuở cuộc chiến tranh Đông Dương bùng nổ, sự xuất hiện của bà Tùng Long (gốc người Quảng Nam, nhưng sinh sống lâu năm trong Nam) qua các quyển “Lầu Tỉnh Mộng”, “Nhị Lan”, “Giang Sơn Nhà Chồng” gây náo nhiệt trong quần chúng thuộc giai cấp trung lưu Nam Kỳ hơn. Nhưng bà Tùng Long vốn ưa văn dĩ tái đạo hơi nhiều, làm cô giáo bất kỳ khi viết tác phẩm nào nên thét rồi độc giả hơi nhàm. Đúng lúc đó tên tuổi bà Lan Phương vụt sáng lên. Bà viết rất có ý thức, các nhân vật bà rất người, có tánh tốt trà trộn tánh xấu. Đặc biệt nhất bà viết về tánh ghen tương ganh ghét của đàn bà thiên hình vạn trạng nên văn chương bà rất hấp dẫn. Còn cô Hoàng thị Như Mai qua quyển “Hai Dòng Con”, cô Thanh Tùng vốn là tác giả các quyển “Sống Trên Nhung Lụa” và “Một Tâm Hồn Trong Sương Lạnh”, Tô Hằng Nữ Sĩ với quyển “Ái Tình và Sắc Đẹp” đều không không phải là đào chính cống, mà là là thứ đào lộn hột, chu choa ơi, lộn tới hai hột, trời ạ. Cho nên trong một sớm một chiều họ chuồn êm ra khỏi làng văn trận bút. Cũng như các nhà văn Ngọc Sơn, Thanh Thủy, Dương Hà, Trọng Nguyên, hay nhóm nhà văn vào thuở Nam Bộ Kháng Chiến, ba nữ sĩ Tú Hoa, Tùng Long, Lan Phương viết văn bằng giọng văn Bắc Nam pha trộn, nhưng rất mềm dịu du dương với ngôn ngữ dân đô thị lúc viết nhật ký hay lúc viết thư tâm sự hay thư tình. Thế có nghĩa dù viết văn không có chêm những tiếng nhỉ, nhé, ư, ạ, eo ơi, thảo nào, thế à... nhưng ngôn ngữ được xử dụng rất trung tính (neutre), không phảng phất sương khói ngôn ngữ Bắc Kỳ, không vết điêu khắc giọng văn Huế, không đậm đặc ngôn ngữ Nam Kỳ.
Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc không kén độc giả bao giờ. Văn phong anh dí dỏm, tương đối khá Nam Kỳ (thứ ngôn ngữ Nam Kỳ ở đô thị). Ý tình anh trong sáng, ít có dấu vết khách sáo qua nét thêu thùa chạm khắc; thế có nghĩa là ý tình trong các tác phẩm của anh xuề xòa, bộc trực được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ tượng thanh lẫn tượng hình. Cái cởi mở khả ái đó, chúng ta có thể thấy trong truyện ngắn “Ba Con Cáo”, ở cảnh nhà cửa lấn vào đất nghĩa trang.
Người sống còn biết đau lòng khi phải dẫm lên những gò mả còn mới rành rành (nhiều mộ bia thánh giá đề năm chôn 1951) nhưng ác thay, họ cũng biết lạnh. Cho nên họ cất nhà trên những nấm đất ấy, nhưng người chết thứ lỗi, miễn là có chỗ núp mưa, thế thôi.
Không bao giờ kẻ sống và người chết lại sát cánh nhau đến thế. Ông đã chết rồi, ông choán đất làm chi cho nhiều, trong khi tôi không có một vuông đất nhỏ mà cắm cột gỗ, vậy ông thứ lỗi nhé. Rồi ngày sau tôi hoàn đất lại cho ông vậy mà; trần gian này chỉ là cõi tạm thôi, tranh nhau làm gì.
Ở truyện ngắn “Rung Cây Dừa”, những hình ảnh đặc sắc được tác giả vẽ từng nét rõ vào ấn tượng độc giả:
Giữa những cù lao trong quần đảo Củ Tron là những vuông biển nhỏ im lặng như mặt hồ. Bơi xuồng trên bao nhiêu là hồ ấy, đi từ đảo này qua đảo kia là một thú vui vô song nhắc nhở người xưa chu du năm hồ bốn biển, cảnh Từ Thức chèo thuyền chợt gặp Đào Nguyên.
Nhứt là những hòn đảo này là những hòn non bộ thiên nhiên mà trong đất liền, nghe nói, ai cũng thèm nhểu nước miếng.
Đảo đá vôi lồi lõm những gộp đá hình thù kỳ dị, những hang non hiểm hóc và những động là là mặt nước trông như cửa động Đào; gộp đá vôi thì mỗi gộp mỗi màu, trên ấy mọc lên những lùm cây mà hình dáng cằn cỗi như cổ thụ, và tất cả soi bóng in hình một cách trung thành, đầu lộn ngược, trên mặt biển đang nhạt màu trời và phẳng như gương.
Văn phong, bút pháp tượng thanh của Bình Nguyên Lộc có thể được thể hiện ở trang đầu truyện ngắn “Lầu 3 Phòng 7”:
Uc... ục... ục... uột...
Quỳnh vội bịt lỗ tai lại. Chàng rất sợ tiếng nước ở bồn rửa mặt của phòng bên cạnh. Nó kêu như ai ăn phải của khó tiêu, bị sôi ruột kêu ột ột. Đáng ghê nhứt là cái tiếng “uột” sau cùng, kéo dài bất tận.
Ở đây có những tiếng động khiếm nhã khác nữa. Đó là tiếng đế giày nện lên gạch, tiếng nước cầu xí, tiếng đờn vĩ cầm của ai mới học kéo ọ ẹ suốt ngày.
Trong sự nghiệp văn chương của Bình Nguyên Lộc gồm các truyện ngắn lẫn truyện dài của anh, ngoài việc phân tích tình đời và tâm trạng các nhân vật thì văn phong anh cũng chỉ tung hoành ngoạn mục ở hình thức ngoài ba đặc tánh ấy mà thôi.

*

Bối cảnh, khí hậu trong đa số tác phẩm của Bình Nguyên Lộc, phần nhiều khác biệt với bối cảnh và khí hậu trong các tác phẩm của Sơn Nam. Trừ truyện ngắn “Rừng Mắm” và truyện ngắn “Rung Cây Dừa” thì hầu hếu hết truyện dài lẫn truyện ngắn khác của Bình Nguyên Lộc đều lấy bối cảnh ở Biên Hòa, Bình Dương, Lái Thiêu, Tân Uyên, Đất Bái, tức là miền Đông bắc của thủ đô Sài Gòn. Còn Sơn Nam thì lấy bối cảnh miệt Cực Nam đất nước như Chắc Băng, Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ (các cuốn “Hương Rừng Cà Mau”, “Hai Cõi U Minh”, “Vọc Nước Giỡn Trăng”), hoặc lấy bối cảnh ở chốn hải giác thiên nhai từ mũi Cà Mau trông ra biển như cuốn “Vạch Một Chân Trời”, cuốn “Bà Chúa Hòn”.
Những truyện ngắn viết về quê hương đất nước trong quyển “Hương Rừng Cà Mau” của Sơn Nam đều hay, quan niệm sống của tác giả được gán vào miệng của lớp người khai hoang khẩn đất đều cập nhân tình, vốn sống của tác giả rất phong phú. Nhưng truyện ngắn “Rừng Mắm” của Bình Nguyên Lộc dĩ nhiên dẫu thua các truyện ngắn ấy về tài liệu sống, thua những cái kỳ bí lạ lùng ở trên vùng đất Hậu Giang. Nhưng nó trội hơn ở chỗ gợi cho chúng ta niềm ngậm ngùi thương cảm về đức hy sinh cao cả của lớp người tiền phong tìm đất mới, ở cái dũng mãnh kiên cường của chí khí dân tộc, ở niềm tin rực rỡ của lớp hậu sinh về đất nước mai sau nối thêm chiều dài trên biển Nam Hải. Nhân vật chánh là cậu trai mới lớn tên Cộc sống với ông nội và tía má cậu ở rạch Ô Heo, một vùng cùng thôn tuyệt tái của đất Nam Kỳ. Trước khi vào truyện, họ đã đến đây khẩn đất. Cộc lớn lên, đang lúc thể chất phát triển vì lao tác nên thèm ăn chè và thèm được bậu bạn với một cô gái trang lứa. Nhưng đất ở đây chưa thể trồng mía được nên không có ai làm ra đường. Lại không có gia đình lân cận nào nên không có một cô gái trang lứa với cậu nên cậu muốn bỏ đi tìm vùng thổ ngơi nào có chè lẫn có gái. Cậu thấy cây mắm mọc lơ thơ ven biển cho rằng đó là thứ cây vô tích sự, cho nên ông nội cậu giãi bày như sau:
- Bờ biển này mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra bằng mấy ngàn thước. Phù sa là đất mềm lủng và không bao giờ thành đất thịt được để ta hưởng, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Một khi kia mắm sẽ ngã rạp. Giống tràm lại nối ngôi nó. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần, cây ăn trái mới mọc được.
Thấy thằng cháu nội ngơ ngác chưa hiểu, ông cụ vịn vai nó mà tiếp:
- Ông với lại tía con là cây mắm, chơn giẫm trong bùn. Đời con là đời tràm, chơn vẫn còn lấm bùn chút ít, nhưng đất đã gần thuần rồi. Con cháu của con sẽ là xoài, mít, dừa, cau.
Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng.
Con, con sắp được hưởng rồi, sao muốn bỏ mà đi. Vả lại con không thích hy sanh chút ít cho con cháu của con hưởng hay sao?
Trước năm 1975, đa số truyện dài của Bình Nguyên Lộc đều lấy bối cảnh ở đô thị. Còn Sơn Nam có cuốn “Hình Bóng Cũ” chỉ lấy bối cảnh đô thị ở phần chót, còn hai phần đầu lấy bối cảnh ở miền quê đất nước Hậu Giang. Nhưng riêng quyển “Chim Quyên Xuống Đất” thì lấy hoàn toàn cảnh đô thị để dựng nên cái phông cho sự diễn biến câu chuyện. Rất tiếc, các phê bình gia, các học giả chỉ ca tụng quyển “Hương Rừng Cà Mau” của anh mà bỏ rơi hai kiệt tác phẩm ấy. Chính ở hai quyển này, Sơn Nam mới bừng trổ cái tài hoa dựng truyện và thần trí sáng tạo của mình ở những chất liệu dựng truyện không đặc sắc. Ở đây, độc giả mới thương cảm lớp thanh niên bỏ học để tham gia vào lịch sử trong cuộc chống Pháp. Rồi sau Hiệp Địnhdữ, mới mẻ lung lạc. Lời kêu nếu có cũng chỉ dành cho kẻ đang ghì chặt thân thể mang nhiều lửa cảm xúc của ả.
- Đừng ông!... con sợ lắm. Bà biết được chắc con chết.
Bóng tối trong dần... Ông Phủ đắm đuối nói:
- Coi kìa... Để quan... thương Ngà một chút.
Ông Phủ vừa nói dứt câu, Ngà đã bị quật xuống chiếc giừng lò so. Toàn thân tê dại, ả đẩy mặt chủ ra một cách yếu ớt, miễn cưỡng. Ả bất lực trong vùng cảm xúc sôi trào với cái thân thể rực lửa.lờ mờ ngắm chủ múa may quay cuồng như cái bông vụ...
Ngà nhếch mép cười. Lớp lớp tế bào đang làm cách mạng dưới làn da nhạy cảm của ả... Và ả đã phục tùng cái thân xác tội nghiệp của mình.
(Các trang 51, 52)
Đực là tên tá điền cũng làm ruộng mướn (người Bắc gọi là cấy rẽ) cho ông Phủ. Hắn được ông Tám, cha của Ngà tính chọn làm rể, nhưng Ngà từ khi ra ở đợ nơi chốn thị thành lại thấy hắn quá thô lỗ quê mùa nên dụ dự. Lại nữa, từ khi tằng tịu với ông Phủ, Ngà không muốn dây dưa với hắn vì sợ ông Phủ ghen tương. Sau mùa gặt, Lực cùng ông Tám chở lúa lên nộp ông Phủ. Ghe hắn cắm sào dưới bến nước của ông. Cho nên vào lúc đêm khuya trời tối, Đực leo lên chỗ Ngự ngủ để cưỡng bức Ngự:
Đực lần mò lên nhà thủy tạ, rồi đi một mạch qua dãy nhà ngang. Căn phòng Ngà còn thắp ngọn đèn ngủ leo lét. Chiếc giường kê sát vách, Ngà nằm ngủ say, hơi thở phập phồng bộ ngực dầy như hối thúc Đực. Cửa phòng chỉ gài bằng một cây song hòng. Đực cố gắng thò tay qua chấn song hòng gài cửa mà không gây một tiếng động. Phòng dành cho lão Tự và Mọt liền bên cạnh. Tiếng ngáy ồ ạt của Mọt cất lên như tiếng xẻ gỗ bên nhà máy cưa. Đực yên tâm và bắt đầu thi hành ý định của mình. Vụt có tiếng mớ ú ớ của lão Tự làm hắn khựng lại. Hắn nhìn dáo dác như tên trộm. Bóng tối từ hàng cây dầy đặc, âm u phủ lên dãy nhà dành cho các người giúp việc. Côn trùng rỉ rả làm tăng thêm chiều sâu của đêm khuya. Gió rì rầm trong lá và làm ngọn đèn chong trong gian nhà của Ngà xao động.
Đực thổi một hơi dài. Chiếc đèn bóng trứng vịt tắt phụt. Bóng tối đặc sệt lan tràn mọi nơi. Chờ một lúc vẫn không nghe Ngà trở mình, Đực yên tâm đẩy nhẹ cánh cửa vào trong. Trái tim hắn đập mạnh. Một cuộc cưỡng bức lén lút xảy ra lần thứ nhất trong đời Đực. Hắn rút chiếc khăn choàng sọc thường dùng quấn cổ, cầm nơi tay, rồi sấn tới mép giường. Hắn sẽ không dùng lời thủ thỉ bên tai Ngà, mà dùng sức mạnh chiếm đoạt ả cho bằng được. Đực lấy khăn chụp lên mặt Ngà và lấy ngón tay nhét khăn vô miệng ả.
Ngà dẫy dụa một cách bất lực dưới thân thể nặng chình chịch đè lên ả. Ả bị bế xốc xuống đất vì Đực sợ chiếc giường tre có thể gây ra tiếng động. Ngà bị khóa miệng, tay chân ả bị gài tréo như con gà bị bỏ vào soong. Ả bất lực khi bàn tay Đực đặt lên bụng ả.
Tấm thân hực lửa và nhớp nháp mồ hôi của gả thanh niên run rẩy trên thân thể ả như lên cơn sốt sữ dội. Nước mắt Ngà ứa ra, đầu ả lắc lư tránh né chiếc khăn muốn làm ả tắt thở.
Ngà lịm dần... nhưng vụt khối nặng trên thân Ngà khựng lai. Có tiếng thở mạnh của lão Tự bên kia vách và tiếp theo là tràng ho húng hắng của lão. Ngọn đèn bên kia đưọc khêu sáng hơn. Đực lấy tay bịt mặt Ngà. Hình như lão Tự trở dậy lục đục rót nước uống. Tiếng nuớc rót từ bình vào tô đá lỏn tỏn. Ngà ra sức cựa quậy để mong lão Tự nghe tiếp cưu. Hai bàn tay chai dầy của Đực bịt kín mắt Ngà. Những vòng tròn xanh tím đỏ vàng xoay tít trong vũng tối hai con mắt ả. Tiếng gà bắt đầu eo óc trong xóm. Ngà ngột ngạt tưởng chừng trái tim mình không còn hoạt động nữa. Mồ hôi rỉ rả từ chân tóc, chân lông ả, nhưng cớ sao ả cảm thấy lạnh buốt đến nổi gai ốc dưới tấm thân nóng bỏng của gã thanh niên. Vụt chiếc mền trên giường phủ lên ả, rồi cuốn ả lại và tiếp theo đó, tiếng chân chạy thình thịch ra cửa. Ánh đèn bên kia bỗng lu xuống. Hình như lão Tự đã vào giường dỗ giấc trở lại.
(Các trang 73, 74)
Tác giả cố tình muốn viết chuyện theo loại tiểu thuyết khiêu dâm (romans pornographiques) chăng? Tôi e không phải. Viết loại khiêu dâm, tác giả phả vẽ ra một nam nhân vật đẹp trai cường tráng, một nữ nhẩn vật kiều diễm sexy và mô tả một cách hào hứng những cái bộ phận khích dục trên thân thể con người. Và nhất là phải mô tả tỉ mỉ những động tác hành dâm. Có vậy, đương sự mới đánh thức con lợn lòng đang say ngủ ở từng độc giả. Đằng nay, chị không mô tả nhân diện và vóc dáng của Đực và của Ngà. Lại nữa, ở đoạn trên, cái tấm thân phì nộn và cái bụng bự chang bang của ông Phủ nếu được đưa lên màn ảnh thì chỉ tổ gây ác mộng cho khán giả. Đã vậy chị chỉ mô tả chi ly những động tác dành để chuẩn bị cuộc cưỡng bức chứ ít khi đi sâu vào các động tác cưỡng bức. Tuy nhiên nếu lăm le đưa ngòi bút vào cuộc cưỡng bức thì chị chỉ tả qua quít những động tác mà kẻ đứng ở vị trí xa xôi chỉ được trông thấy cảnh cưỡng dâm một cách tổng quát mà thôi. Như vậy, khi sáng tác quyển “Khung Rêu”, Nguyễn thị Thụy Vũ táo tợn thì có, mà khiêu dâm thì không bao giờ. Càng viết táo bạo, tác giả càng khai thác cái bản năng thú tính của con người, càng chất chồng hệ lụy vào tấm thảm kịch gồm các nhân vật then chốt trong truyện. Cho nên dù áp dụng văn phong trong văn chương tiền chiến, nhưng tác giả đưa đẩy hành trình cây bút của mình vào những cuộc phanh phui tàn nhẫn hơn.

*

Mỗi nhân vật có một cấu trúc riêng, tuy khái quát nhưng vẫn được tác giả chăm chút công phu. Ít khi tác giả tả chân dung và ngoại hình của các nhân vật, mà nếu có thì chị cũng chỉ tả vài nét khái quát mà thôi. Nhưng cuộc sống nội tâm và cách sống ở ngoài đời của họ được chị chú trọng hơn.
Ông Phủ là nhân vật xương sống trong câu truyện. Chúng ta chỉ biết được cái thân thể mập tròn và cái bụng phệ của ông mà thôi. Ông là kẻ nhu nhược đối với con cái. Ông hiếu sắc và có nhiều cuộc ngoại tình khi người nguyên phối đầu tiên của ông hãy còn sinh tiền. Sau khi cưới vợ kế, ông lại say mê cô đào hát bội tên là Năm Thành. Cô Năm là nhân vật mờ (personnage obscur) chỉ xuất hiện vài giòng ở phần thuyết thoại (la narration) mà thôi. Khi độc giả bước vào chương 4 của quyển sách, chúng ta mới chứng kiến cảnh ông cưỡng bức Ngà để rồi biến cuộc gian dâm thành hoàn cảnh nạp sủng (cưới hầu thiếp) sau này. Vào thời phong kiến, luôn cả vào thời Pháp thuộc, các quan lại giàu sang thường có năm thê bảy thiếp. Trừ bà thứ thất được hợp thức hóa do người chính thất cưới hỏi cho chồng, còn những bà sau đếu là hầu thiếp cả. Đó là hạng nửa hầu gái nửa tiểu tinh, sống phục dịch cho chồng và vợ cả như đầy tớ, thỉnh thoảng được chồng ban ơn sủng trong viêc gối chăn. Trong trường hợp này, ông Phủ muốn biến Ngà từ cô tớ gái thành người hầu thiếp để được ả săn sóc ông và giúp ông giải quyết sự tấn công cuối cùng của nhục dục trên thể xác tàn tạ của ông. Ông bất lực với con cái. Ông đại diện một lớp người đã từng nắm quyền lực, nhưng rồi vì tuổi già và bãn chất thích cầu an nên mất quyền lực để trở nên bất lực trước mọi chặng của gia cảnh biến suy. Vốn là quan lại do chế độ thuộc địa của Pháp đào tạo nên ông không ưa bọn Việt Minh vì ruộng đất ông bị họ sung công: bọn tá điền của ông bị họ sút siểm trở lại hỗn xược kình chống lại ông. Xin cùng đọc cuộc bày tỏ tâm sự của ông với lão Tự:
Cơn giận được hâm lại, ông nói sôi nổi:
- Cái thằng Đực là phường khố rách áo ôm mà bây giờ nó cũng bày đặt lên mặt lên mày hỗn láo. Rõ ràng là thứ chầu rìa bọn cướp cạn. Đồ siêu mưu làm loạn cả đám. Ông nói trơn tru không ngập ngừng, vấp váp. Những ngày còn lênh đênh trong vùng kiểm soát của phe kháng chiến, ông cố dăn lòng, khóa mồm, khóa miệng lại, nhưng bây giờ cơn bực tức phải được trào ra, kẻo ngực ông bể mất.
Ông Phủ gằn giọng:
- Rủi bọn đó thắng được chánh phủ Mẫu Quốc thì mình có nước trốn qua Cao Miên mà ở. Nói vậy chớ, tụi nó rán mà lo không có một thẻo đất chôn thây, chớ nói gì tới thắng trận ban sư? Tôi thích Tây cai trị, Tây mà đi rồi, mình chết đói cả đám.
Lão Tự cười khà khà, không có ý kiến. Thụ kín đáo lắc đầu. Ông Phủ hăng hái:
- Tôi nói thiệt đa. Nếu con cháu tôi chộn rộn bắt chước tụi học sinh bỏ học, bỏ nhà đi theo bọn phản loạn đó, lập tức tôi đi báo cáo cho Tây biết liền và nếu cần, tôi đem đóng trăn tụi nó rồi đem nộp gấp.
(trang 289)
Bà Phủ đại diện cho lớp người phụ nữ khôn ngoan, xuất thân từ hoàn cảnh trung lưu cấp thấp (vợ góa của một thầy Su, thầy đã từng làm việc trong các đồn điền cao su của người Pháp). Khi bước vào địa vị phu nhân một bậc quan lại, bà không bỡ ngỡ, không cảm thấy mặc cảm trước cái địa vị khó khăn khi phải điều khiển một cơ nghiệp đồ sộ và một lũ con chồng. Bà cư xử khéo léo với lũ con chồng và theo tác giả cho biết thì bà thật bụng thương yêu họ, nên được họ thành thực kính mến. Rất đỗi Canh là cậu trưởng nam ngỗ nghịch của ông Phủ mà còn tin cậy bà và bênh vực bà thay. Tiếc một điều là bà không hoán cải được tình thế khi những nhát búa khốc liệt của ác nghiệp bổ tới tấp lên hạnh phúc của bà: sinh một đứa con bán nam bán nữ, chồng có cô hầu trẻ có địa vị thấp thỏi hơn bà, không thể hóa cải chồng vì cả ba (vợ chồng bà và Ngà) ở vào thế kẹt khi Ngà mang thai. Bà không thể răn dạy cô cháu gái của mình khi cô ta có đủ lông đủ cánh để làm cuộc phiêu lưu tình ái. Bà cũng không cản ngăn nổi con ruột của mình bỏ nhà theo phe kháng chiến. Cái khéo léo, cái quyền biến của bà cùng cái thiện chí của bà trong công việc chống đỡ giang sơn nhà chồng hóa ra vô dụng. Tác giả không cho chúng ta biết bà đuợc bao nhiêu tuổi, nhưng chúng ta có thể đoán bà vào khoảng trung niên, tình yêu đối với chồng bà hãy còn thắm thiết và thể chất của bà hãy còn đang độ nồng nàn. Trong gia đình trưởng giả, trong gia đình quan lại, một bà phu nhân một khi đã luống tuổi thì không còn nghĩ tới tình yêu của chồng đối với mình nữa. Họ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình mà thôi. Họ bằng lòng cho chồng nạp thiếp, để dễ bề biến các người thiếp thành con ở, con đòi không trả tiền công. Nhưng bà Phủ thì không phải ghen vì sợ mất quyền lợi vì ông Phủ có định nâng Ngà lên hàng thứ thất đâu. Khi biết chồng phản bội mình, bà trừng phạt bằng cách cất nhà sống riêng. Nhưng khi nhà chồng có tai biến (trường hợp Tịnh bị điên), bà ra tay giúp đỡ. Chồng chết, bà lo ma chay chu tất. Bà điềm đạm, quãng đại, yêu chồng, nhưng không hề tha thứ việc lầm lỡ nạp thiếp của chồng.
Canh, người con trưởng nam trong gia đình, tuy xuất hiện trong tác phẩm rất ít, nhưng được tác giả tô đậm đà bằng những màu sắc nổi bật. Chàng ăn chơi phóng đảng, sống báo cô cha mình nhưng vẫn hỗn hào cãi vả cha mình. Một thứ cây chùm gửi đầy gai độc. Tuy nhiên, Canh vẫn sáng suốt nhận biết bà kế mẫu mình chống đỡ gia đình bằng tất cả thiện chí, bằng tất cả tấm lòng tươi son bền sắt. Cho nên chàng vẫn kính mến và tin cậy bà. Đôi lúc, Canh cũng chán ngán cảnh trụy lạc của mình và muốn tìm một lý tưởng để thoát khỏi hoàn cảnh truy hoan buồn nản của mình. Sự hướng thiện thì có, nhưng nghị lực thì không. Cho nên chàng vẫn không sao vượt thoát nếp sống cũ.
Canh ngả người trên ghế nhìn lên nền trời vắng mây, xanh mênh mông. Mỗi mùa ruộng, chàng phải bỏ ra vài ngày vào công việc kiểm soát lúa thóc với lão Tự. Chàng chỉ có mặt lấy lệ còn phần việc do lão đỡ đầu cả. Nhưng chàng cảm thấy mất công vào những việc tầm thuờng, không đòi hỏi gì ở khối óc hay tốn nhiều mồ hôi. Canh vẫn nuôi mộng lớn và cho rằng chuyện lúa thóc không xứng đáng với khả năng chàng. Chàng lờ mờ nghĩ rằng thú ăn chơi của chàng vẫn là cái vốn sống thật phong phú, chớ đâu phải là chuyện sa đọa như mọi người đã hồ đồ lên án chàng.
Nhưng Canh cũng bắt đầu chán ngán hết mọi sự. Chàng tự an ủi mình là đến độ nào đó, chàng sẽ nhìn lại những ngày bê tha cũ, để trù tính đến tương lai. Chàng có đọc vài ba cuốn tiểu thuyết xã hội. Chàng mê một xã hội công bằng và chàng là kẻ phất cờ cầm quạt để khêu lên một cuộc san bằng những cảnh bất công xảy ra nhan nhản trước mắt. Những chuyện chơi hoang chỉ là cái cớ để chàng học hỏi và định làm một cuộc cách mạng ch đến chỗ sa đà thái quá của người Nam Kỳ đi thì sự truyền cảm sâu đậm hơn, thấm đượm hơn.

*

Trong cuốn “Văn học Miền Nam Tổng Quan”, Võ Phiến có viết:
Cá tính văn học miền Nam là điều không thể phủ nhận, và nó rất hấp dẫn. Sự phát huy bản sắc miền Nam là một đóng góp thật quan trọng vào nền văn học Việt Nam. Đâu có phải chuyện gì xấu xa đâu mà vội khỏa lấp.
Về sắc thái đặc biệt, điều nhận thấy trước nhất là những từ ngữ địa phương, những cách nói riêng của địa phương. Từ ngữ riêng của miền Nam thật nhiều, càng ngày càng lộ ra nhiều. Trước 1954, dĩ nhiên nó vẫn phong phú, nhưng nó không hay xuất hiện trên sách báo, thậm chí trong tự điển là nơi lẽ ra phải tập trung đầy đủ tiếng nói dân tộc, cũng không có được bao nhiêu tiếng địa phương miền Nam. Lúc bấy giờ địa vị của tiếng nói miền Nam hãy còn khiêm tốn, ngay những học giả người miền Nam vẫn còn ngần ngại chưa muốn đưa những tiếng cà tàn, cà ràn, chiếc nóp, lục cụ v.v... vào sách. Sau này mỗi lúc các ông Bình Nguyên Lộc, Lê Xuyên mới trình ra, tuôn vô số, chừng ấy mới biết là chúng ta còn có cả một kho vô tận chữ nghĩa mấy trăm năm chưa xài đến! Chuyện đó thì “mắc mớ” gì tới tui? Tui thì “kể số” gì? Tui có ăn nhậu gì “trỏng” đâu nà? Ôi nghe lạ mà vui biết bao nhiêu!
Vào thời tiền chiến, trong các nhà văn nhà thơ gốc miền Nam đã chối bỏ ngôn ngữ miền Nam như Đông Hồ, Mộng Tuyết thì đã có Nguyễn Chách Sắt, Lê Hoằng Mưu (bút hiệu Mộng Huê Lầu), Hồ Biểu Chánh. Lại thêm một vương tôn gốc Huế là Nguyễn Phúc B?u Đình vì sống trong Nam đã lâu và lấy vợ người tỉnh Gò Công nên khi viết hai quyển “Cậu Tám Lọ” và “Mảnh Trăng Thu” bằng giọng Nam và ngôn ngữ miền Nam đặc sệt. Hồ Biểu Chánh là một tiếng nói lạc lõng, lẻ loi ở ngoài lề văn học sử, tác phẩm của ông chỉ được giới bình dân ở miền Nam đọc mà thôi. Nhưng nhà phê bình Vũ Ngọc Phan là người sáng suốt. Khi thực hiện bộ sách “Nhà Văn Hiện Đại” liền dành cho Hồ tiên sinh một chương khá tỉ mỉ với lời nhận xét ưu ái qua cuốn “Cha Con Nghĩa Nặng”. Trong khi đó, ông Vũ gạt những bài du ký của Đông Hồ, những bài tùy bút của bà Mộng Tuyết và bà Mai Huỳnh Hoa (lấy bút hiệu Quỳnh Hoa) qua một bên. Có lẽ Vũ tiền bối bị dị ứng với lối ăn điệu đà thêu hoa dệt gấm của họ chăng? Bà Quỳnh Hoa là cháu kêu nhà chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu bằng ông cố, kêu nữ sĩ Sương Nguyệt Anh băng bà ngoại. Bà là vợ nhà cách mạng Đệ tứ Cộng Sản Phan văn Hùm và cũng là mẹ ruột của kịch tác gia Phan Tùng Mai.
Phải đợi đến sự xuất hiện của Bình Nguyên Lộc trên văn đàn, thì giọng văn miền Nam, ngôn ngữ miền Nam mới được chiếu cố khá nồng nhiệt. Nồng độ nhiệt thành càng tăng thêm qua các tác phẩm của Sơn Nam và của nhà văn nữ Vân Trang tác giả tập truyện “Một Lá Thư Tình”). Bà Vân Trang vào năm 1957 tới năm 1965 là một cộng tác viên cần mẫn trong ban biên tập của tạp san Bách Khoa, Mai. Đến khi có sự xuất hiện của Lê Xuyên trên các nhật báo, qua loạt tiểu thuyết đăng từng ngày như “Vợ Thầy Hương”, “Chú Tư Cầu”, “Rặng Trâm Bầu”, “Kinh Cầu Muống”, “Xinh”, “Nguyệt Đồng Xoài” v.v... thì ngôn ngữ miền Nam được đương sự khai thác sung mãn và lộng lẫy. Trong nhóm nhà văn trẻ ở bán thập niên cuối của thập niên 60, chỉ có Nguyễn thị Thụy Vũ gốc miền Nam viết văn miền Nam khá tới. Trong khi đó, Triệu Triệu, Tiêu Kim Thủy, Hàn Song Thanh, Dương Trử La, Trương Đạm Thủy, Hoài Điệp Tử, Phương Triều thì viết văn theo kiểu Bắc Nam lẫn lộn, rau muống trộn giá sống, mắm tôm pha mắm sặt.
Vậy thì Hồ Biểu Chánh là kẻ làm cho độc giả bắt đầu yêu thích lối viết văn miền Nam, nhưng phải đợi 20, 30 năm sau, chính Bình Nguyên Lộc không cần mang cờ quạt, biểu ngữ, nhưng vẫn làm cuộc hành trình vào ngôn ngữ miền Nam, gây nhiều tiếng vang tốt đẹp và gieo niềm tin cho người cầm bút miền Nam để viết văn bằng ngôn ngữ, bằng giọng điệu miền Nam.
Vậy thì hễ nói tới ngôn ngữ và văn chương miền Nam là phải nghĩ ngay tới Bình Nguyên Lộc cũng như nói tới sóng thì phải nghĩ ngay tới nước: Bình Nguyên Lộc là sóng, cõi văn chương miền Nam là nước vậy.
Bình Nguyên Lộc suốt 20 năm văn học miền Nam (1954 - 1975) đã lôi kéo (bằng ảnh hưởng của văn chương anh) một số người cầm bút miền Nam viết văn rặc giọng điệu và ngôn ngữ miền Nam như Sơn Nam, Lê Xuyên, Huyền Phong Tử (tác giả quyển tiều thuyết “Ông Xã Hòa”), hai bà Vân Trang và Nguyễn thị Thụy Vũ. Anh còn quyến rũ nhiều nhà văn gốc Bắc như Nguyễn Hoạt, Vũ Bằng, Thanh Tâm Tuyền, Nhật Tiến, Viên Linh, Nguyễn Thụy Long, những nhà văn gốc Trung như Võ Phiến, Nguyễn văn Xuân, Phan Du viết văn theo phong cách văn miền Nam. Trong số này thì có Võ Phiến, Thanh Tâm Tuyền, Viên Linh và Phạm Hồ viết rất vững vàng. Còn những người khác thì viết ba trật bốn vuột, nhưng cũng tếu đậm như các cây bút Nam Kỳ chính cống, cũng toát ra cái phong thái hào sảng, cái vẻ phơi phới thật quyến rũ. Thật tình, Bình Nguyên Lộc không bao giờ cổ võ, hô hào ngôn ngữ miền Nam gì ráo. Anh cũng chẳng xúi giục, dụ dỗ ai hết. Nhưng văn chương miền Nam dưới ngòi bút anh và nhất là của Lê Xuyên rất tượng hình, tượng thanh, duyên dáng lạ kỳ, dễ thương độc đáo dễ lôi cuốn các cây bút miền Bắc có lòng với ngôn ngữ miền Nam.
Trong cuốn “Văn học Miền Nam tổng quan”, nhà văn Võ Phiến có viết:
... Có thể nói tất cả sáng tác của Bình Nguyên Lộc, Ngọc Linh, Sơn Nam, Vũ Bình, Nguyễn thị Thụy Vũ đều chú trọng vào nếp sống, vào xã hội, phong tục miền Nam. Và đó là cả một lãnh vực tân kỳ phong phú. Chúng ta đã có miền Nam từ ba trăm năm, nhưng người Việt miền Bắc miền Trung mấy ai biết về đời sống trong Nam trước “Rừng Mắm” của Bình Nguyên Lộc, “Hương Rừng Cà Mau” của Sơn Nam. Những sáng tác như thế mở ra trước con mắt của đồng bào khắp nước một thế giới vừa thân yêu, vừa mới lạ biết chừng nào. (trang 32)
Viết về đất nước miền Nam, bằng ngôn ngữ văn chương miền Nam, Bình Nguyên Lộc lẫn Sơn Nam viết bằng cả tâm tư. Động lực nào thúc đẩy họ? Hãy nghe Võ Phiến cũng trong cuốn “Văn Học Miền Nam Tổng Quan” phân trần như sau:
... Nhất là những tác giả như Bình Nguyên Lộc như Sơn Nam, vốn tha thiết với quê hương rất mực. Một vị “chuyên trị” miền Đông, một vị “chuyên trị” miền Tây, một vị chiếm lĩnh Tiền Giang, một vị Hậu Giang, họ đi sâu vào cuộc sống, vào lịch sử địa phương, phát huy cái hay cái lạ làm cho miền Nam càng ngày càng bày ra những cái quyến rũ không ngờ. Những “Đò Dọc”, “Rừng Mắm”, “Ba Con Cáo”, “Hương Rừng Cà Mau”, “Thổ Ngơi Đồng Nai”, “Tìm Hiểu Đất Hậu Giang” v.v... của họ đã hay, sở dĩ càng hay là vì sự thưởng thức đầy cảm tính và khích lệ của đồng nghiệp Trung và Bắc... (trang 34)
Cuộc nội chiến Quốc Cộng đã giới hạn tầm mắt của thị dân, đã đưa một số trưởng giả chốn hương thôn ra định cư ở các thành phố, đã đóng khung cõi văn chương đa số người cầm bút. Những nhà văn trang lứa với bút giả như Trần Hoài Thư, Y Uyên, Nguyên Vũ chỉ viết thôn quê qua các bối cảnh tiền đồn, những vùng xôi đậu, những nơi có xảy ra các cuộc hành quân, các cuộc chạm súng. Cái thôn quên thuần túy bị “chiến tranh hóa”, bị “thời cuộc hóa” nên mất mát nhiều bản sắc nguyên sơ. Chỉ có những người cùng lớp thế hệ với Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên và có óc quan sát tinh nhuệ và có rung cảm sâu sắc như họ mới viết được cảnh hương thôn trên dải đất Nam Kỳ Lục Tỉnh vào thuở cựu trào và nhất là vào thời tiền chiến mà thôi.
Những lớp nhà văn hậu sinh của Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam và Lê Xuyên tức là những người gốc miền Nam thì chỉ có Xuân Vũ, Hồ Trường An là có thể lấy bối cảnh vào thời tiền chiến. Vào thời tiền chiến, Xuân Vũ đã là một cậu trai mới lớn, trí óc có thể thu nhận những gì mà mắt thấy tai nghe đang hoạt diễn trước mắt. Hồ Trường An phải cậy nhờ sách vở, những câu chuyện kể của các bậc trưởng thượng vì vào năm 1945 khi ngòi lửa chiến tranh vừa ngún cháy toàn cõi Đông Dương thì đương sự chỉ có 5 tuổi. Nhưng khi vừa vào trung học, đương sự ham học hỏi ở các nông dân lão thành, ở các khách thương hồ lịch duyệt, nhất lại nhờ ông thân sinh Mặc Khải mà đương sự biết mọi cơ cấu hành chánh trong làng. Thuở ấy trong mỗi làng có ban Hương Chức Hội Tề gồm 12 hai vị: Hương cả, hương chủ, hương sư, hương trưởng, hương chánh, hương giáo, hương bộ, xã trưởng, hương quản, hương thân, hương hào và chánh lục bộ. Các ông kỳ lão từ hương cả cho tới hương chánh là đại biểu tiếng nói của dân chúng trong làng. Họ chủ tọa các buổi lễ cúng đình, cùng lễ kỳ yên (tức là lễ cầu an). Còn hương giáo thì phân xử việc kiện cáo nho nhỏ xảy ra trong làng, trong xã, trong xóm. Hương quản coi việc an ninh. Chánh lục bộ coi sổ hộ tịch: làm khai sanh, làm giấy khai tử v.v... cho dân làng, trước khi di chuyển công văn ra tổng, huyện, phủ, tỉnh. Lại có thêm thầy thôn chuyên lo việc công nho (tức là ngân khoản tài chánh trong ban Hương Chức Hội Tề). Ngoài ra, ban này cắt đặt thêm các ông hương nhứt, hương nhì, hương việc để lo sắp đặt trà rượu, tiệc tùng khi có quan trên tới viếng. Ông hương kiểm chuyên kiểm kê tài sản, ruộng vườn của làng, rồi giao tiền thu hoạch cho thầy thôn. Ông hương cúng chuyên việc mua sắm thực phẩm để dọn tiệc cúng đình, cúng lễ kỳ yên: mua vài con heo để quay và nấu cháo lòng, mua nếp để dọn hàng chục mâm xôi. Ngoài ra ông ta còn lựa hàng chục chỉnh rượu và hàng chục thứ linh tinh khác cho chú hương bếp điều khiển các phụ nữ trong làng nấu nướng.
Làng thôn thời tiền chiến bước sang thời Đệ nhất Cộng Hòa biến thành xã ấp. Còn ban Hương Chức Hội Tề biến thành Hội Đồng Xã. Vào thời Đệ nhị Cộng Hòa, trên các tuyến đường quốc lộ, hương lộ, các chòi canh thay thế đồn bót Nghĩa quân. Các quận có chi Y tế, chi Thông Tin, chi Bưu điện. Duy đình làng vẫn còn đó. Nhà việc làng dành cho ban Hương Chức Hội Tề trước kia thì giờ đấy trở thành trụ sở Hội Đồng Xã. Mỗi năm vẫn có lễ cúng đình, rước sắc thần từ nhà việc làng qua đình bằng kiệu bông có hương án long trọng.
Ở hải ngoại, các cây bút miền Nam viết truyện miền Nam như Nguyễn văn Sâm, Võ Kỳ Điền, Nguyễn Tấn Hưng, Nguyễn Đức Lập, Phan thị Trọng Tuyến, chỉ viết về cảnh sống ở tỉnh lỵ hoặc ở Thủ đô Sài Gòn. Nguyễn thị Ngọc Nhung có thể lấn sâu ngòi bút vào thời chiến tranh Đông Dương, chị viết về những cuộc xung đột giữa Hòa Hảo và Việt Minh dọc theo sông Hàm Luông. Kiệt Tấn viết cuốn truyện dài “Lớp Lớp Phù Sa” ở miệt Hậu Giang, chỉ kể chuyện sa đà mà không viết nổi khung cảnh cuộc đất thấm phèn chua cùng con cá lá rau ở đó. Ngô Nguyên Dũng viết về cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh ở miền Tiền Giang đất nước Nam Kỳ mà không nói tới mặt trận Cao Hòa Bình (Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên). Bác sĩ Huỳnh Hữu Cữu viết về cảnh thôn quê khi còn thơ ấu, nhưng sự thu thập kiến thức về khung cảnh địa phương không được nhiều vì thuở ấy, anh còn bé quá, óc quan sát chưa nảy nở. Nguyễn văn Ba qua cuốn “Làm Mai, Lãnh Nợ, Gác Cu, Cầm Chầu” và Phùng Nhân qua truyện dài “Vàm Cả Cao” chỉ viết miền quê Tiền Giang vào hai thời Cộng Hòa. Trần Long Hồ với bộ trường giang “Dung Thân” nói về cuộc đổi đời miệt Hậu Giang sau cơn quốc nạn 30/4/1975. Sĩ Liêm với hai tập truyện “Tình Nghĩa Thầy Trò”, “Những Mảnh Đời Chắp Vá” thì viết về nếp sinh hoạt ở Thủ đô Sài Gòn sau ngày Việt Cộng bạo chiếm miền Nam, đôi khi đương sự viết về miền quê ngoại của mình nằm bên sông Vàm Cỏ Tây.
Những kẻ sinh ra vào 5 năm chót của thập niên 30 trở về sau thật sự đánh mất thôn quê nguyên sơ, thuần túy huống hồ là những nhà văn sinh vào thập niên 50. Dù không viết được một thôn quê tiền chiến, song ngôn ngữ miền Nam, văn chương theo giọng điệu miền Nam mà Bình Nguyên Lộc khai công dựng lại trên cái nền tảng của Hồ Biểu Chánh đã hướng dẫn các cây bút gốc miền Nam ở hải ngoại kết thành một lực lượng hùng hậu. Xin kể thêm các nữ sĩ gốc Nam Kỳ Lục Tỉnh như Song Thi với tạp bút “Dỗ Giấc Đêm Dài”, Hoàng Dược Thảo với quyển “Tiểu Thư”, Hồng Lan với tập truyện “Như Khói Lam Buồn”, Dư thị Diễm Buồn với các quyển tiểu thuyết “Chân Trời Hạnh Phúc”, “Trong Lâu Đài Kỷ Niệm”, “Xa Bến Thiên Đường”, “Vén Màn Sương Mộng”, “Ngoài Ngưỡng Của Chiêm Bao”, “Một Góc Trời Thôn Dã”.., Việt Dương Nhân với hai tập truyện “Gió Xoay Chiều” và “Đàn Chim Việt” v. v...
Đa số những kẻ viết về Bình Nguyên Lộc chỉ nói tới sự nghiệp văn chương và sự nghiệp biên khảo của anh rất nhiều, nhưng họ không nói tới (hoặc nói rất ít) ảnh hưởng của anh trong công việc viết văn bằng giọng điệu ngôn ngữ miền Nam. Thật là một sự thiếu sót! Cái ảnh hưởng ấy vẫn còn theo chân một số người cầm bút gốc miền Nam di tản ra bốn phương trời hải ngoại. Văn chương của họ thao thức mãi trong cõi thưởng ngoạn của độc giả kiều bào đã từng sống ở Miền Nam Việt Nam từ sông Bến Hải trở vào (gồm người Bắc di cư và người Nam bản xứ). Văn chương ấy kéo dài mãi trong niềm khao khát những kẻ yêu mến một miền đất nước tự do dân chủ xa xưa, nơi ấy nồng ấm tình người, phong phú con cá lá rau, tràn đìa món ngọt ngọt bùi bùi thấm đượm quốc túy quốc hồn. Và có quá ngắn lắm hay không vì nó chỉ kéo dài trên 20 năm mà thôi.