Chương 4

     iếng nổ vừa rồi phát ra ở gần phòng thông tin. Đó là tiếng nổ của một quả lựu đạn nội hóa do thằng nhãi cháu cụ Năm Điếc tung ra. Cụ Năm Điếc ngày xưa là một nhân vật giầu có nhất vùng. Ruộng của cụ cả trăm mẫu. Còn vườn tược thì mênh mông, bát ngát. Cụ chỉ có mỗi một con trai, anh này lấy vợ đẻ được một mụn con, tức là thằng Dụng bây giờ. Sau đó thì anh bị bệnh chết. Con dâu của cụ ở vậy được vài năm thì bỏ đi lấy chồng. Thằng Dụng ở với ông bà nội từ đó. Năm lên tám thì bà nội thằng Dụng mất. Cả nhà trơ trọi chỉ còn đúng hai ông cháu, một già lẩm cẩm, nghễnh ngãng, một trẻ tính đến bây giờ đã được đúng mười hai tuổi, cái tuổi mà thằng Đực cho rằng vô đoàn Thiếu Nhi Giải Phóng là rất hợp. Và Đực đã hoàn tất công cuộc móc nối ấy mặc dù ông của nó nhất mực không chịu.
Ông Năm Điếc có tật nghễnh ngãng từ hồi còn kháng chiến chống Pháp. Ông giàu có, điều này ai cũng biết. Nhưng vào thời buổi loạn lạc, giầu có lại là một cái vạ lớn lao. Bè lũ cường hào hồi đó cấu kết với Pháp thực dân đổ diệt cho ông cái tội tiếp tếù cho Kháng Chiến. Chúng nó tra khảo bắt ông nhận tội ròng rã nửa tháng trời để moi hết của chìm, của nổi mà ông dành dụm được. Đến lúc được thảù về ông bị thối mất hai bên tai đến trở thành điếc và tâm thần hóa ra lẩn thẩn. Trí nhớ của ông cũng không còn minh mẫn như hồi xưa. Những kỷ niệm xa, gần lẫn lộn trong đầu óc mù mịt của ông. Duy chỉ còn độc nhất một điều mà ông vẫn thường bám riết lấy như một định kiến ăn sâu bén rễ vào tâm hồn, đó là lòng thù ghét cường quyền và Pháp thực dân.
Hồi bắt đầu thi hành công tác móc nối, thằng Đực đã nói với ông:
- Ông còn căm thù thằng Pháp thực dân không?
Ông la lên:
- Tao sống để bụng, chết mang đi.
- Bây giờ tình thế biển đổi rồi. Thằng Pháp ác một, thằng Mỹ còn ác mười. Ông biết chớ?
- Thằng Mỹ là thằng nào?
- Giặc Mỹ đó!
- Nó ở đâu, làm sao, tao đâu có biết!
- Tại không ra ngoài ông không hay, chớ giặc Pháp đi rồi, giặc Mỹ lại đến.
- Nó đến bao giờ, tao đâu có thấy.
- Trời ơi! Đã bảo ông không ra ngoài thì làm sao ông thấy được. Giặc Mỹ cũng mũi lõ, mắt xanh, cũng đốt nhà cướp của, giết đàn bà con nít. Ui, còn bằng mười thằng Pháp thực dân nữa.
- Vậy há.
Chờ không thấy ông phát biểu tiếp, thằng Đực hỏi lại:
- Chỉ “há” không thôi sao? Ông cũng phải làm cái gì giúp toàn dân chống Mỹ cứu nước chớ. Ở ngoài khu người ta đang nô nức theo cách mạng rần rần đó.
- Vậy há.
- Người có tiền ủng hộ tiền, người có sức ủng hộ sức, người có con ủng hộ con, cho xung vô lực lượng cách mạng nữa.
- Vậy há.
- Rồi... rồi còn ông, ông tính sao?
- Tính cái gì kia?
- Thì ông có vô cách mạng không?
- Tao có biết cách mạng, cách mung là cái gì đâu!
- Hổng biết, vô rồi sẽ biết.
- Thôi! Nhà tao, tao ở, mắc mớ gì tao phải đi đâu.
- Ông không biết gì hết ráo. Làm cách mạng thì ở đâu cũng làm được. Ai bắt mình phải đi mà ông sợ đi.
- Mà điều vô thì tao làm cái gì?
- Chả phải làm cái gì hết ráo, chỉ cần ông ủng hộ tinh thần thôi.
- Tao nào có tinh thần tinh thung gì đâu mà ủng hộ.
- Thì ông cứ hoan hô cách mạng, đề cao cách mạng, kẻ nào giác ngộ cách mạng thì ông khen, kẻ nào chống đối cách mạng thì ông chê, thế là ông ủng hộ tinh thần rồi chớ gì.
- Nào tao có biết ai với ai đâu mà khen với chê.
- Sao lại không. Quanh đây thiếu gì người. Thằng Dụng đó. Nó giác ngộ cách mạng rồi, ông khen nó một câu, rồi khuyến khích nó cho nó lên tinh thần,
Lão Năm Điếc la lên:
- Ý trời đất ơi! Thằng Dụng thì biết cái gì. Thôi, mầy tha cho nó, nó mới nứt mắt đây mà.
- Ông đừng nói vậy bà con nghe thấy người ta cười cho. Càng bé bao nhiêu biết giác ngộ cách mạng càng quí bấy nhiêu chớ.
- Thôi.. thôi.. với ai kia chớ, với thằng Dụng thì tao biết nó hỉ mũi còn chưa sạch mà.
- Vậy mà nó ủng bộ cánh mạng hết mình đó ông ơi. Thế mới là hay chớ.
- Nó biết cái gì đâu mà đòi ủng hộ?
- Trời ơi! Ông chẳng quan tâm gì đến công việc của nó hết. Nó là thành phần thiếu nhi đầu tiên ở đây tham gia cách mạng. Nay mai nó còn được cử vô trỏng học tập chính trị thêm nữa đó.
Ông Năm Điếc đứng phắt ngay dậy, tóc râu ông dựng ngược, mắt ông trợn tròn, ông chửi ngay khi thấy nguồn hạnh phúc cuối cùng của đời ông bị xâm phạm:
- Tổ cha nhà chúng bay. Chúng bay làm gì thì chúng bay làm, mà điều dụ dỗ cháu ông thì ông giết. Nó còn măng sữa, biết cái gì mà học đòi.
Thằng Đực hết kiên nhẫn, không chịu nổi nữa cũng nổi sùng lên hét vào tai ông:
- Ông già chót đời rồi mà không hết hèn. Chỉ những đồ hèn mới làm mất nước.
Ông Năm Điếc đáp lại nó bằng một cái cán chổi đập hụt qua đầu. Vừa đập ông vừa la, giọng ông run lên:
- Tao làm sao thì Bầu không khí êm ả của buổi hoàng hôn trên đồng vắng, nếu vào những năm thanh bình thì là cả một bức tranh tuyệt đẹp mà thiên nhiên dành cho con người. Nhưng ở vào cái giai đoạn đau thương này, bóng tối mỗi lúc một lan tới thì sự sợ hãi, kinh hoàng lại đè nặng lên tâm tư tất cả mọi người.
Giữa cái khung cảnh yên tĩnh một cách lạ thường ấy, Lầu bỗng cảm thấy rợn người lên. Vì rất có thể tại một lùm cây nào đó ở chung quanh gã, một họng súng đang ngắm gã rình mò. Biết đâu, trong một giây rất mau chóng gã sẽ chẳng làm mồi cho những viên đạn vô tình, nhỏ bé nhưng vô cùng ác liệt. Chỉ những phút sợ bị bắn lén như thế, Lầu mới cảm thấy cái sợ len lỏi, thấm sâu vào từng thớ thịt. Một cơn gió nhẹ thoảng qua, gã chợt rùng mình. Trên cánh tay đen bóng như tượng đồng hun của gã chợt nổi lên từng cụm gai nhỏ như trên da gà. Lầu liếc mắt nhìn xuống và gã bỗng mỉm cười. Gã thấy mình vô lý khi tự du vào một cơn sợ hãi vu vơ.
Để chữa thẹn với chính mình, gã ngồi phệt xuống bệ cỏ, ghếch khẩu súng qua một bên rồi móc túi lấy thuốc hút. Những sợi khói xanh lơ bay theo chiều gió nhẹ. Cơn gió mơn man trên cổ gã lùa qua lần áo làm khô thật nhanh lớp mồ hôi nhớp nháp trên làn da, đem lại cho gã một cảm giác thú vị. Gã cao hứng nằm ngả dài lên nệm cỏ. Phảng phất lâu đó, mùi đất ẩm xen lẫn mùi mạ non bay thoang thoảng. Gã hít những hơi thật dài như muốn đem cả quê hương thân yêu vào buồng phổi. Mặt gã ngửa lên cao. Bầu trời đang đổi sang mầu tím. Những đám mây trắng trôi lềnh bềnh kéo theo từng giải đứt quãng. Rặng núi Trường Sơn phía đằng xa đang chìm sâu trong một lớp sương mỏng. Ánh hoàng hôn bây giờ chỉ còn là một mầu đỏ ửng chen với sắc lam tím ở cuối chân trời.
Đột nhiên Lầu cất tiếng hát, những câu hát kéo gã lùi trở lại dĩ vãng năm, bẩy năm về trước, cái thuở mà gã còn là đứa bé chăn trâu. Thằng Há, thằng Đực cũng chỉ là những đứa bé cùng thở hít bầu không khí trong lành mát rượi này với tất cả tấm lòng thiết tha với thôn xóm, với cả từng cụm hoa dại mọc rải rác ở đâu đó trên khắp cánh đồng mông mênh bát ngát...