Chương 8

     uộc sống ở căn nhà gần sân banh qua đi như một giấc chiêm bao ngắn ngủi. Công việc làm ăn của má tôi trôi chảy tốt đẹp. Từ ngày gia đình tôi chia cách, lần đầu tiên má tôi không thiếu hụt. Mà mướn người từ Bang Thạch ra giữ Hoà Binh, Minh Tâm để Hải Vân và tôi được cắp sách tới trường. Chị em chúng tôi có nhiều quần áo mới. Hải Vân còn được mua cái cặp mới. Trong khi má tôi đang làm ăn phát đạt, đám nữ cán bộ cộng sản nằm vùng móc nối với các chị Thảo, Yvonne, Hoàng Mai để vận động công tác thành. Chị Hồng Nga từ Cái Nhum lên, bắt đầu họp hành bí mật. Các chị là những thiếu nữ trẻ vô tư, không bị công an dòm ngó, nghi ngờ. Họ không làm phiền tôi. Họ cũng không choán nhiều chỗ, vì họ thường tớì vào lúc chúng tôi đã đi ngủ. Đôi khi họ bất ngờ đến vào giữa bữa cơm nhưng không bao giờ họ chịu ngồi ăn với chúng tôi, dù má tôi mời. Nhưng sự có mặt của các nữ cán bộ này làm không khí trong gia đình tôi căng thẳng, ngột ngạt. Tôi bắt đầu có cảm tưởng nhà tôi đã trở thành một nước Việt Nam thu nhỏ, có tranh chấp giữa Nam và Bắc. Điều nguy hiểm cho cả hai phía nhà tôi không có một cây cầu Hiền Lương, nên chúng tôi cứ ở chung chạ, lẫn lộn. Má tôi hoàn toàn bất lựcc trước những hoạt động của các cô cháu gái.
Phía trước nhà tôi là cửa tiệm, nơi má tôi dậy may vá. Khách hàng của bà là những công chức trong toà hành chánh, là vợ các sĩ quan trong mấy trại lính gần nhà. Cả vợ các ông công an cũng thích tới tiệm má tôi may quần áo. Con phía sau cửa tiệm là cái ổ bí mật của các nữ cán bộ Việt Cộng nằm vùng chống “Mỹ Diệm”.
Tôi không hiểu má tôi sẽ phải đối phó với hoàn cảnh khó khăn này như thế nào. Thường thường, các gia đình có người tân đi tập kết phải tuân theo những đòi hỏi của các cán bộ cộng sản nằm vùng. Họ bắt “hy sinh” tiền bạc, ruộng vườn, nhà cửa cho “cách mạng”, thì phải đáp ứng ngay, nếu không sẽ bị quy là thành phần “phản động”. Khi đám cộng sản nằm vùng rêu rao nào rằng làng nào đã hậu thuẫn cho “cách mạng”, mọi người nên hiểu rằng dân của những làng, những âp đó đã bị ép buộc phải “chống Mỹ cứu nước”. Dân quê miền Nam đã phải sống một cổ đôi tròng. Ban ngày, họ phải tuân theo những luật lệ của phe quốc gia a, ban đêm lại phải học tập chính sách, chủ trương để chống “Mỹ Diệm”. Cứ phải sống hai mặt riết như vậy rồi cái bản chất thật thà của người dân quê biến đổi bản năng tự tồn làm họ thành những con người giá dối, cũng như tôi, dù sống ở thị thành, được phe quốc gia bảo vệ, thành con người có hai cuộc sống khác nhau. Đến sáng phải chào lá quốc kỳ mầu vàng ba sọc đổ, trong khi đó đêm đêm các nữ cán bộ Việt Cộng vẫn họp hành bí mật ở gác nhà tôi.
Trong khi Việt Cộng nằm vùng vẫn lén lút vào cửsau, phía cửa tiêm may của má tôi, công an quốc gia đã bắt đầu nghi ngờ. Cũng vào dịp này, những người có thân nhân đi tập kết đã biết tin chồng con họ chưa ra Bắc. Họ lén lút vô bưng thăm chồng hay con. Gần nhà tôi có một bà cũng lén đi thăm chồng. Lúc về, vài tháng sau cái bụng của bã mỗi ngày một lớn. Rồi bà bị công an đưa về ty thẩm vấn, nhưng được ra về thong thả. Còn má tôi, một hôm có mấy người công an mặc thường phụ bất thình lình vào tiệm may, đuổi hết khách hàng và các chị học may ra khỏi tiệm. Chúng tôi ngồi bên cạnh má khi các nhân viên công an thẩm vấn bà. Họ hỏi rằng mới đây má tôi có gặp ba tôi không? Má tôi trả lời một cách bình tĩnh:
- Trước mặt con tôi, không bao giờ tôi nói dối bất cứ một việc gì. Vậy xin thưa để các ông rõ là kể từ ngày chúng tôi dọn về đây đã hai năm, tôi chưa hề gặp ba nó lần nào.
Tôi không biết họ có tin lại mà tôi không, nhưng họ muốn má chứng minh không có liên lạc gì với cộng sản nữa, bằng cách báo họ biết những ai lén vào bưng thăm chồng con. Mà liền trả lời là má tôi không thể làm được việc đó, vì hàng ngày bận kiếm gạo nuôi con. Sau đó họ còn trở lại nhiều lần. Việc qua lại của họ làm cho công việc làm ăn buôn bán của má tôi gặp khó khăn. Học trò của má tôi là những cô gái miệt vườn, rất có thể họ cũng có người thân đi tập kết, hay là cán bộ Việt Cộng, vì vậy họ đâm sợ, nên bỏ học. Khách hàng thấy công an đến tiệm hoài cũng sợ, tìm tiệm khác an toàn hơn. Mợ Bích Lan bỏ má để lên Sài gòn sống với người em trai của mợ. Chị Hoàng Mai trở về Bang Thạch…
Má tôi không còn cách nào hơn là bán nhà, bán cửa tiệm. Ông bà ngoại tôi cho người nhắn má tôi về Băng Thạch ở, với bản tánh cương nghị và tự lập, má từ chối. Bà giải thích rằng từ nhỏ, bà đã được ông bà ngoại nuôi nấng đàng hoàng, bây giờ gia đình riêng, phải tự lo lấy, không thể là một gánh nặng được nữa.
Riêng đối với Hải Vân và tôi, việc mà dẹp tiệm may là một biến cố lớn. Những ngày tươi đẹp của tuổi thơ sao quá ngắn ngủi. Hồi đó, hai chị em tôi đang học trường tiểu học Minf Đức. Hà Nội lớp tư, tôi lớp ba. Chúng tôi đang được thấy thương mến, bấy giờ lại phải dọn đi nơi khác, sao mà không luyến tiếc cho được! Hải Vân là học trò của thầy Thành, một bạn học của má tôi hồi nhỏ. Khỏi cần nói, ai cũng biết nó được thầy cưng. Còn cô giáo lớp ba của tôi là có Công Tằng Tôn Nữ Mai Hương Cô vừa đẹp, vừa hiền, rất thương yêu học trò. Tôi học với cô giáo mới hết một niên khoá mà hình ảnh cô in sâu vào tâm tưởng tôi đến ngày nay. Một chuyện làm tôi nhớ hoài. Ngày ấy, tôi với một cái cặp da rách nên thường bị mất viết mà không biết. Một hôm cô Mai Hương hỏi tôi tại sao tôi cứ làm mất viết hoài, tôi thành thật trả lời là cái cặp da của tôi quá cũ, bị rách nên viết êm nghị khi hỏi chúng tôi theo đạo gì? Má tôi cho biết gia đình chúng tôi “thờ ông bà”. Dì lại hỏi tại sao lại cho chúng tôi học trường đạo. Má thành thật trả lời:
- Gia đình con mới dọn tới đây, mà chung quanh đây khỏi có trường nào gần.
Dì lại hỏi:
- Cô có muốn cho con có vô đạo không?
- Con của con tin đạo nào thì con cho nó theo đạo đó, thưa dì!
Dì phước mang kiếng lên mắt, ghi tên hai chị em tôi vào hai lá đơn. Tôi không biết trong đơn ghi những gì, nhưng má tôi đọc và ký tên.
Việc học của tôi đã bị gián đoạn mấy lần, cho nên tôi rất vui khi biết mình sắp được trở lại trường. Tôi mong cho mau tối, mau sáng để được đi học. Đến trường không những được học mà còn có bạn nữa. Ít nhứt tôi cũng được làm con nít mấy tiếng đồng hồ trong một ngày.
Tôi không nghĩ đến ba tôi trong lúc nhảy lò cò, đánh đũa, búng hột me với bạn. Tôi không nhớ anh Khôi khi bắn culi mà tôi là tay vô địch. Nhưng ở ngôi trường đạo này, tôi đã học được một bài học của trường đời, dù mới chỉ có mười tuổi đâu. Đó là việc để truyền đạo. Họ dụ dỗ chị em tôi, gần như là ép buộc chúng tôi phải theo đạo.
Ngày đầu tiên nhập học lớp ba, có giáo của tôi là một dì vẻ mặt khó đăm đăm. Bà nghiêm nghị hỏi tôi:
- Có đạo không?
Tôi lễ phép đáp:
- Dạ, không.
Bà gặn giọng hỏi:
- Sao lại không?
Nhưng bà không đợi tôi trả lời mà hầm hầm bước xuống cuối lớp. Tôi phân vân không biết phải làm gì, thì nghe tiếng bà ra lịnh:
- Xuống đây. Trò ngồi chung với mấy đứa ngoại đạo, nghe chưa.
Trong một thoảng, tôi lại nhớ tới ngôi trường nhỏ bé của làng Bang Thạch, nhớ tới thầy Dần. Ở đó, học trò là học trò, không phân biệt giầu nghèo, không ai nhắc đến đạo gì vì ai cũng theo đạo thờ ông bà.
Bà phước vừa bước đi, thì con nhỏ ngồi cạnh kề tới tôi hăm:
- Mày ráng học kinh Kinh Mừng, kinh Lậy Cha đi, hông thôi bà giết mày đó!
- Tao không có đạo, làm sao tao biết Kinh mừng ai, ai là cha. - Tôi đáp.
Con ma cũ liền cho biết ba phước sẽ cho tôi mượn một cuốn kinh, rồi bắt tôi phải học thuộc lòng hai bài đó. Tôi bướng bỉnh hỏi:
- Rủi tao không thuộc hết có sao hông?
- Thì không được ra chơi.
Hàng ngày, lớp học bắt đầu bằng mấy phút đọc kinh. Cả lớp cùng đọc kinh Kinh Mừng. Đám học trò có đạo đọc kinh nhuần nhuyễn, nghe êm tai, quyến rũ lạ lùng. Tôi cũng thấy cảm động. Trong khi đó, cái đám ngoại đạo chúng tôi phải mở quyển kinh ra, dò từng chữ, nghe thật gượng gạo, vụng về, vụng về chẳng có hồn trong lời cầu nguyện.
Giờ ra chơi đầu tiên, tôi bị bà phước bắt ở lại lớp học kinh. Bụng tôi nóng như lửa, chỉ muốn gặp em tôi, để coi buổi học đầu tiên của nó ra sao. Tôi xin đi tiểu, nhưng bị bà phước từ chối. Bà bắt tôi phải đọc kinh theo giọng của bà. Một lát sau, biết tôi thật sự cần đi, ba mới cho phép tôi rời khỏi lớp. Ra tới cửa, tôi mới sực nhớ là không biết cầu tiêu của nhà trường ở đâu. Tôi điếng người lên, toàn thân nổi ốc. Lỡ có làm sao, chắc tôi phải bỏ trường mà đi, chả mặt mũi nào mà trở lại nữa. May là tôi tim thấy kịp thời.
Rồi giờ ra chơi thứ nhì tôi cũng bị ở lại với đám con nít ngoại đạo để học kinh. Chúng tôi tôi đọc theo bà phước kinh Kinh Mừng, kinh Lậy Cha. Miệng đọc, tai nghe, nhưng lòng thì lạnh tanh, chẳng có một cảm xúc nào. Đã vậy, tôi còn nghĩ rằng mình đọc kinh như vậy là mình đã phản bội tổ tiên, ông bà mình ở dưới quê. Nhưng tôi lại nghĩ rằng hình như người lớn không quan tâm đến chuyện đọc kinh, mà điều cần thiết lúc này là bằng mọi cách tôi phải học ở trường Huyện Sĩ, mà học ở đây là phải thuộc lòng kinh do bà phước dậy.
Tinh thần Hải Vân, em tôi, lúc nào cũng vững hơn tôi, mạnh hơn tôi. Nó bất chấp việc học kinh. Nó còn nói:
- Chỉ phải thuộc có hai bài kinh mà được học khỏi trả tiền, sao chị không ráng mà học cho thuộc đi. Lộn xộn hoài.
Tôi đành phải nghe lời Hải Vân.
Mùa hè ở căn nhà trong xóm đạo nóng như thiếu như đốt. Nhưng nóng chưa kịp chạy đã thì má tôi đã lại cho hay là gia đình tôi phải dọn nhà nữa. Trước nhà chúng tôi, có một gia đình sống một căn nhà xinh xắn. Người đàn ông, nghe nói là công chức, nghĩa là ông làm việc cho Chánh phủ, nhưng ông luôn tỏ ra hiền lành, tử tế. Hai đứa con của ông hàng ngày vẫn đi với chúng tôi đến trường. Nhưng chính ông lại là người đã khám phá ra tông tích gia đình chúng tôi. Một hôm, ông nói với má tôi rằng ông biết mấy người đàn ông trong gia đình tôi đi tập kết, ông sẽ không tố cáo mà vẫn giúp đỡ, với điều kiện là má mợ Ngọc Lan phải làm vợ nhỏ của ông. Nghe lời hăm doạ quái đản đó, má tôi sợ quá, và quyết định chúng tôi phải trở về Bang Thạch. Riêng hai chị Kim, Cương được ở lại để tiếp tục học, và trú ở nhà cô và dượng Ba ở trường Mỹ Ngọc.