Chương 37

     ối hôm đó, chúng tôi được mời dùng cơm tại một nhà hàng Việt Nam trong quận 5 Paris. Cũng đi với chúng tôi có chú Thanh và anh Thái. Chủ nhà hàng là một người đàn ông Việt Nam chừng 45 tuổi, tên là Giang. Chắc anh ở Pháp đã lâu, có vợ đầm; tên chị Giang là Simone. Chị có vẻ hiểu nhiều về phong tục Việt Nam. Chị mừng rỡ khi thấy ba tôi bước vào nhà hàng, đã chạy ra đón, rồi hôn hai má ông. Anh Giang cùng tay bắt mặt mừng. Anh chị đều tỏ vẻ mừng rỡ khi ba tôi giới thiệu má và tôi. Anh cung kính chào má tôi, rồi nói:
- Bác Nam và chúng cháu chỉ mong có ngày hôm nay, bác ơi! Gia đình bác được đoàn tụ, rồi đây đất nước mình sẽ yên vui.
Chị Simone cung kính chắp tay lên ngực chào má tôi cung cách Việt Nam.
Anh chị bắt tay tôi, rồi anh nói:
- Chị giống bác trai quá. Chúng tôi rất mừng được chung vui bác Nam và gia đình chị ngày hôm nay. Rồi mình sẽ về quê hương với dân tộc mình, chị Dung ơi.
Niềm vui lên cao, tôi lay cái vui của anh Giang. Tôi nghe có tiếng reo vui của dân tộc tôi đâu đây. Tôi hình dung ra đêm trăng sáng không còn tiếng súng. Ba má tôi sẽ dậy sớm đun nước pha tra để đối ẩm. Ban ngày thì đi thăm ba con lối xóm Cần Thơ, bên Ba Càng. Rồi tôi sẽ về thăm Cần Thơ… Nhưng tiếng ồn ào chung quanh kéo tôi trở lại thực tế.
Simone đem ra một chai Johnny Walker đen, chưa khui, kéo một ly nhỏ để trước mặt chú Nam. Khi bắt đầu kêu món ăn, ba tôi nói:
- Đây là bữa cơm đặc biệt, tôi phải uống rượu ăn mừng.
Mọi người đều vui vẻ tán thành. Ba tới kêu một chai Côte du Rhône. Tôi cũng hay uống rượu nhưng giấu má tôi, nên Nam định rót rượu cho tôi, thì tôi vội từ chối. Lúc má tôi ra phòng tắm, tôi nói nhỏ với chú:
- Chú cháu mình còn nhiều dịp uống rượu với nhau khi cháu đã về Việt Nam.
Chú gật đầu cười đồng loã.
Bữa cơm thịnh soạn, toàn những món ngon, đặc sản của miền Nam, vì anh Giang là người Sóc Trăng. Trước khi mang món ăn ra, anh nói:
- Hôm nay chúng cháu chỉ đãi hai bác và chị các món ăn của dân Nam mình, không có món Bắc kỳ nào.
Nghe giọng nói của anh, và nhớ lại thái độ của mấy người trong nhóm Mặt trận giải phóng miền Nam, tôi đoán có chuyện lủng củng gì giữa họ với Bắc Kỳ. Con anh Thái thì thuộc phe nào? Anh trung lập, hay là tai mắt của đại sứ Hà Nội, đi theo để dòn chừng ba má tôi?
Về công tác tình báo của tôi, cho đến lúc ấy vẫn chưa rõ rằng. Rob chỉ dặn đi dặn lại là tôi cứ theo dõi những gì đang xảy ra trước mắt. Vì vậy, suốt bữa ăn, tôi để ý nhiều đến chú Nam và anh Thái. Chỉ mới uống có một ly rượu, mắt anh đã đỏ như gấc chín. Con chú Nam thì đã uống gần một phần tư chai Whiskey mà mặt cứ tái xanh, nặng như chì.
Tôi dặn lòng là phải giữ gìn lời ăn tiếng nói, không uốn lưỡi đủ bảy lần thì cũng phải sáu lần. Tôi còn cố gắng xài những từ Việt Cộng, tuỳ cơ ứng biến, như một con cắc kè thay đổi mầu sắc tuỳ theo hoàn cảnh. Vậy mà khi chú Nam khen đi khen lại rằng tôi tài tình khi tìm ra ba tôi ở Tokyo, tôi nói phần lớn cũng nhà tự do báo chí mà tôi tìm được ba tôi. Báo Japan Times đã đưa tin ngay phái đoàn của Mặt trận giải phóng miền Nam đến Tokyo. Khi nghe tôi nói vậy, mọi người trong bàn đều im lặng, một sự im lặng ngột ngạt, khó chịu. Ba tôi thì nhìn tôi bằng cặp mắt nghiêm nghị, trách móc. Má tôi đá nhẹ chân tôi dưới gầm bàn.
Hồi nhỏ dì Bảy tôi dậy, trước khi nói phải suy nghĩ. Có thật không? Có cần nói không? Có tử tế không? Đúng 100%, không cần nói cho lắm. Có gì mà không tử tế, khi đó là sự thật ai cũng biết.
Phan Thanh Nam chú động trong cuộc nói chuyện. Chú đặt nhiều câu hỏi riêng tư cho người đối thoại, vì vậy, tôi khó đoán nổi trong cái đầu hoa râm của chú đang thật sự nghĩ những gì. Tôi phải thận trọng khi nói chuyện với chú.
Trước hết, chú hỏi tôi đến Mỹ bằng cách nào. Tôi cứ thật thật mà trả lời:
- Cháu nghe nói Mỹ là nước tự do, có nhiều cơ hội để tiên thân và có thể tìm đến ba cháu được. Rõ ràng là cháu đang ngồi bên ba cháu nè.
Chú đột ngột hỏi:
- Cháu làm gì ở Mỹ?
Chú nhìn tôi không chớp mắt, trong khi đó anh Thái xích lại gần chú hơn để nghe tôi trả lời.
Tôi thành thật đáp:
- Cháu dậy tiếng Việt cho quân đội Mỹ ở Fort Bliss tại tiểu bang Texas một thời gian, rồi sau đó cháu dọn qua Monterey, tiểu bang bằng California.
Chú lại hỏi bằng một giọng nữa tò mò nửa nghi ngờ:
- Làm sao cháu được chọn để dậy cho chánh phủ Mỹ?
Tôi đáp ngay, không một chút rụt rè, suy nghĩ:
- Chắc chú còn nhớ đại tá Phạm Ngọc Thảo, bị giết trong cuộc đảo chính ở Biên Hoà? Bà đại tá Thảo là…
Chú cướp lời tôi:
- Chị Phạm Thị Nhiệm, người của mình, Mỹ Dung biết không?
- Cháu hy vọng là như vậy, bà ấy giúp cháu khi cháu dậy học.
Phan Thanh Nam gật gù, mặt tươi hẳn lên, rồi nói với giọng đắc ý:
- Mặc dù cháu phải sống xa ba cháu, không được ba chỉ dẫn nhưng cháu đã gần gũi với những người chính đáng. Chú rất hài lòng.
- Con của ba cháu không có đi lạc đường đâu, chú!
Chú lại hỏi:
- Khi dậy lính Mỹ, cháu nói gì với họ về chiến tranh Việt Nam? Cháu có nói cho họ biết là sự có mặt của Mỹ là một sai lầm to lớn của chánh phủ họ không?
Nghe hỏi, tôi nhớ ngay đến chiến dịch tuyên truyền của cộng sản. Cán bộ được đưa vào các trường dậy tiếng Việt ở Mỹ. ngoài giờ dậy, chúng la cà làm quen với các lính Mỹ, rồi xúi bảy họ đào ngũ. Bọn lính trẻ này là bọn bỏ học, bỏ nhà đi lính. Họ chưa bao giờ nghe nói tới Việt Nam, cũng không biết Việt Năm nằm ở chỗ nào trên trái đất nữa, thế mà khi nghe nói tới các mật khu sình lầy, rắn rết, thì họ đã hết hồn, có đường đào ngủ là thần tiên cho họ rồi. Dù sao họ cũng con là con nít, học hành dở dang.
- Đó là một chiến dịch mật, cháu không được tuyển chọn, vì cháu còn non nớt, nhưng cháu biết tới chiến dịch đó.
Phan Thanh Nam nhìn tôi chậm chạp, rồi nói với giọng nghiêm trang:
- Thôi, Mỹ Dung à, chiến tranh đã chấm dứt, những dịp cho cháu đóng góp cho đất nước vẫn còn chờ cháu, nếu cháu muốn.
- Nếu cháu muốn? Dĩ nhiên là cháu muốn chớ, chú Nam!
Tôi vội trả lời như một Việt kiều nhẹ dạ, nghe mà mắc cỡ.
Nam gật gù:
- Chú cháu mình mình cần nhiều thời giờ ngồi lại với nhau sau khi ba má cháu về thành phố Hồ Chí Minh. Sẵn đây, chú báo cho cháu biết: Sài gòn đã đổi tên.
Dù đã biết trước khi mất nước, nhưng nghe Phan Thanh Nam nói, tim tôi đau nhói. Sài gòn mất tên; Sài gòn không còn nữa.
Sau bữa ăn, tôi hỏi nhỏ ba tôi là tôi có nên trả tiền cho anh Giang không, vì tôi biết tất cả mọi người trong sứ quán đều nghèo tả tơi? Ba tôi chưa kịp trả lời, thì Phan Thanh Nam nói:
- Anh là người trong nhà cả. Bữa nay anh chị Giang đãi ba má cháu và cháu.
Tôi không ngờ, truyền thống “dân phải nuôi đảng viên để đảng viên nuôi đảng” lại tràn sang tận Paris, dù xa cách rừng U Minh cả ngàn vạn dặm.
Trên đường về, Nam cho biết các Việt kiều ở Paris đã tích cóp, đóng góp cho cách mạng. Họ đã hiến tiền bạc, thì giờ, phương tiện theo khả năng của họ. Có như vậy, cách mạng mới thành công.

*

Hôm sau, tôi không tới Verrieres-la-Buisson thăm ba má, ở lại Paris để dò đường, tìm cách vô toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Trước khi đi, tôi nói với Rob, nếu 12 giờ khuya mà không trở về khách sạn, tôi muốn xác của Phan Thanh Nam treo ngược đầu trong phòng làm việc của ông giam đốc CIA. Câu nói nửa đùa nửa thật của tôi đã làm Rob lo lắng. Tôi mừng thầm sự lo lắng này, vì tôi không muốn họ quá tin tưởng vào sức tôi, rồi đưa tôi vào một hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm. Cho tới lúc đó, CIA chưa chánh thức huấn luyện tôi về chuyên món: hoàn toàn trông cậy vào cái khéo léo xứ sự của tôi thôi.
Rob lo lắng hỏi:
- Nếu cô không hoàn toàn thoải mái thì đừng đi.
Tôi đáp:
- Không bao giờ tôi thoải mái khi tới gần Việt Cộng, nhưng việc phải làm thì phải lắm.
Rob nhanh nhảu chúc tôi đi may mắn.
Rob lớn hơn tôi chừng 10 tuổi, nên trong thời gian chúng tôi cùng làm việc, ông thường kêu tôi là kiddo (con nhỏ).
Ở Paris, Rob chỉ dẫn tôi đủ mọi điều, nhưng lại quen không chỉ cho tôi cách đi xe điện ngầm ở Paris. Tôi phải lần mò, hỏi han người khác, rồi cũng đi được một chuyến metro từ khách sạn Montparnasse. Rồi lại phải tìm một hồi lâu mới biết đường tới Avenue de Madrid, nhưng tìm hoài mà không biết có đi đúng đường không, đành đi về hướng Neuilly, rồi đi taxi.
Sứ quán của Mặt trận giải phóng miền Nam có bức tường cao che kín. Tôi bấm chuông ở cổng, nhưng không nghe ai trong intercome. Khi nhìn lên lầu, tôi thấy một người đan ông đứng bên cửa sổ văn phòng chú Nam nhìn xuống. Sau đó, tôi nghe có tiếng mở khoá cổng. Chú “tài xế” Thanh đón tôi vô. Lúc này chú có vẻ trịnh trọng và khách sáo. Chũ dân tôi vào phòng khách và chỉ một cái ghế mời tôi ngồi chờ.
Phan Thanh Nam có vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy tôi, có thể ông lại cho là dịp tốt để khai thác tôi. Chúng tôi rời phòng khách, đi xuống phòng ăn của cơ quan. Phòng nhỏ ở trong bếp lạnh lẽo, vừa bước vô tôi nghe mùi thuốc lá hôi hám. Mùi đồ nấu ăn, mùi nước mắm quen thuộc. Nơi đây rất yên lặng, thuận tiện cho trùm gián điệp cộng sản tìm một tài năng mới.
Không để mất thì giờ, chú đi thằng vào vấn đề. Chú hỏi về chồng con của tôi. Tôi không biết chú biết về gia cảnh của tôi đến đâu, tôi nghĩ, nói ít và nói thật là thượng sách. Chú hỏi rất nhiều chồng tôi, hỏi cả về gốc rễ, từ đâu di cư sang Mỹ. Tôi nói bên nội, bên ngoại của John là người Nam Tư. Chú nhận định y như ba tôi đã nói: “Như vậy, anh ấy không xa lạ gì với mình”. Tôi nghĩ bụng: “Ngu gì mà ngu thể! Ông bà của người ta di cư qua Mỹ để tỵ nạn cộng sản, ông Việt Cộng ơi!”. Nhưng tôi không dám nói ta.
Nam tằng hắng, vẻ mặt trở nên nghiêm trọng. Tôi bình tĩnh sửa soạn tinh thần. Chú hỏi:
- Chồng cháu làm nghế gì?
Tôi giật mình và khó chịu, vì ở Mỹ không ai hỏi nhau làm việc gì. Nhưng tôi hiểu ngay rằng, dù làm trong ngạnh ngoại giao, Nam cúng vẫn chỉ là một kẻ xuất thân từ rừng U Minh, kinh nghiệm hơn là suốt đời lẩn lút trong bóng tối.
- Anh ấy có bằng về thiên văn học và hải dương học, hiện đang làm cho đài khí tượng ở Hawaii.
Phan Thanh Nam xoa hai tay vào nhau như thể cho ấm trong căn nhà bếp lạnh lẽo này. Nhưng nhìn mặt chú, tôi đoán biết ý muốn của chú. John Krall là một con mồi hấp dẫn của chú.
- Nếu chú cháu mình khéo léo hỏi chồng cháu giúp mình, thì anh ấy sẽ có lợi ích cho Việt Nam vô cùng.
Tôi giả bộ khờ khạo hỏi:
- Chú có thể nói rõ hơn chú muốn gì không?
- Chưa, chưa tới lúc. Chú cần nghiên cứu thêm. Những phải nói là vào địa vị ấy, chồng cháu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam, và chú sẽ tạo cho cháu một chỗ đứng tốt trong xã hội.
Cgỉ mới nghe Nam nói, tôi đã thấy mình có tội với dân tộc và những người di tản. Tôi có thể kể chuyện này cho CIA, nhưng làm sao tôi dám mở miệng nói với John. Tôi biết anh sẽ giận lắm.
Nam nhìn tôi đăm đăm, rồi hạ thấp giọng hỏi:
- Cháu có yêu nước không, Mỹ Dung?
Tôi thầm nghĩ là ông này dám chọc cọp Thị Nghè thì cũng gan dạ thiệt. Tôi liền đáp một cách dõng dạc:
- Cháu dám nói chắc với chú là cháu yêu nước hơn chú!
Mắt chú mở to ra, và đôi môi chì mím lại. Tôi tiếp tục nói:
- Cháu sanh trưởng ở miền Nam, con của một nhà cách mạng, cả gia đình cháu bên nội bên ngoại đều chống Pháp. Cháu lớn lên với đất nước, đã biết yêu, biết thương dân tộc, đã chia sẻ mọi đau khổ theo vận nước thăng trầm. Xác của em cháu, bạn cháu, trong lòng đất nước, bạn học cũng trường của cháu mất tích trong rừng, dưới sông, dưới biển… Trong khi đó, ở bên Tây, chú rheo dõi chiến tranh trên truyền hình, qua báo chí… Làm sao chú có thể yêu nước bằng cháu?
Nói xong, tôi nhìn chú không chớp mắt. Chú binh tĩnh, đáp:
- Hồi còn ở bên nhà, chú ở trong bộ đội. Như ba cháu, cũng hy sinh đời chú cho cách mạng. Chú không có thời giờ riêng cho chú, nên cũng không dám nghĩ đến chuyện vợ con.
Chớ không phải bắt chước “bác Hồ” ở vậy không nuôi con. Tôi nghĩ thầm, rồi mỉm cười.
- Không lập gia đình, chú cũng không mất mát gì lắm đâu. Vợ là nợ. Có vợ có con rồi đùm nhau để tản cư chạy giặc cực lắm!
- Sao cháu biết?
- Chú quên là trước khi đi Mỹ, cháu ở đâu sao? Cháu chạy giặc từ hồi cháu mới chập chững biết đi mà, chú.
Phan Thanh Nam đổi đề tài:
- Cháu nên thuyết phục má cháu trở về Việt Nam. Đó là thượng sách.
Tôi đáp ngay:
- Gia đình cháu có truyền thống tự do. Bất cứ ai quyền lựa chọn theo ý mình. Má cháu muốn về Việt Nam hay ở lại Mỹ là quyền của má cháu. Chị em cháu không được xía vô, không xúi má về, cũng không giữ má lại. Chị em cháu đã bắt tay nhau đồng ý như vậy rồi.
Nam ngập ngừng:
- Đôi khi người già không đủ sáng suốt để tính toán quan trọng, mình phải giúp ý kiến…
Khi nghe Nam đánh giá thấp má tôi, coi bà như một bà già không đủ minh mẫn, tôi giận lắm, những phải cố nén xuống để khỏi đập tay lên bàn. Tôi lấy giọng ôn tồn nói:
- Chú Nam, có thể chú chỉ biết ba cháu thôi, vì hai người là đồng chí. Bây giờ cháu xin nói về má cháu cho chú nghe, để chú biết má cháu. Bà đã tự do kết hôn với ba cháu. Khi biết ông theo cộng sản, bà vẫn lo tròn bổn phận một người vợ đảm đang, một mẹ hiền trong gia đình, dù ba cháu vắng mặt. Cháu dám quả quyết với chú là má cháu vượt xa hẳn những người đàn bà từng là “cách mạng”. Mà cháu thông monh, nhìn xa, hiểu rộng, chắc chắn không phải là một “bà già trầu” như chú tưởng. Bà chưa già, mới có 60 hả. Nếu có đầu thai lại 25 lần nữa, ba cháu cũng không thể tìm được một người đàn bà nào như má cháu để làm bạn đời đâu. Má cháu cũng không thương ai bằng thương ba cháu. Vì vậy, cháu đâu cần thuyết phục má về Việt Nam với ba cháu.
- Tại sao lúc đó mà cháu bỏ nước ra đi vậy?
Vừa hỏi, Nam vừa móc túi lấy một cuốn số nhỏ để ghi.
- Cháu sợ Sài gòn tắm máu như Việt Cộng doạ, nên phải tìm cách đưa bà ra khỏi cho nguy hiểm.
- Tự cháu về Sài gòn rước má?
Nam nhìn tôi bằng đôi mắt nghiêm nghị hỏi. Tôi lắc đầu:
Ước gì cháu làm được việc đó. Chồng cháu phải về để cứu má và hai em cháu.
Nghe nói có cả hai đứa em, Nam nhóm người lên, nói như ra lệnh:
- Hai em cháu cũng phải trở và Việt Nam!
Tôi nhún vai:
Tuỳ tụi nó, chú à. Gia đình cháu là gia đình tự do, dân chủ, không ai có quyền ép buộc người khác làm điều trái ý của họ. Chị em cháu sẽ ăn thịt cháu, nếu cháu định chơi trò độc tài.
Nam giũ im lặng một lát, rồi nghiêm giọng nói:
- Mỹ Dung, cháu đừng quên là hai em của cháu có bổn phận phải về Việt Nam vì danh dự của ba cháu. Chúng nó sẽ làm tổn thương danh dự của ba cháu khi con cái của ba cháu đều sống trên đất nước của kẻ thù dân tộc.
Tôi đưa hai lấy lên ra dấu cho Phan Thanh Nam bỏ qua đề tài này, rồi gạt đi bằng một giọng quả quyết:
- Mình không nên để mất thì giờ cho việc này. Cháu không có ý kiến hay ảnh hưởng nào tôi sự quyết định của em cháu.
Nhưng Nam vẫn nói:
- Khi má cháu vế rồi, cháu nên thuyết phục hai em cháu phải về theo.
- Tại sao?
- Ba của cháu là một vị đại sứ nổi tiếng ở Moscow. Các chị Liên Xô của ba cháu đã ký hộ chiếu cho má cháu ghé thăm Liên Xô trên đường trở về Việt Nam. Họ còn có nhã ý mời ba cháu đi máy bay Aeroflot từ Paris qua Moscow, rồi về Hà Nội không mất liền. Cháu có thấy đó là một vinh sự lớn cho gia đình cháu không?
Tôi bướng bỉnh nói:
- Cháu hiểu. Được Liên Xô ưu đãi là một vinh dự đối với chú và ba cháu. Nó hoàn toàn vô giá trị đối với cháu.
- Khi mà cháu trở về Việt Nam là một thắng lợi nữa cho chúng ta, và cho Việt Nam nữa.
Tôi đáp ngay với giọng mỉa mai:
- Mà cháu ở đậu, có ăn nhậu gì đến ai. Má chỉ là một trong mấy trăm ngàn người tỵ nạn đến Mỹ mà thôi. Nếu Nguyễn Cao Kỳ xin tỵ, nạn chánh trị ở Hà Nội mới là chuyện đáng nói. Báo chí cả thế giới sẽ đăng tin này trên trang nhứt. Còn má cháu? Hay em cháu?
Nam lắc đầu:
- Mỹ Dung, cháu sai lầm rồi. Má cháu không phải là người tầm thường, mà là vợ của một vị đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam. Mà cháu là nạn nhân của một cuộc bắt cóc do CIA chủ mưu. Họ bắt má cháu đi để làm mất mặt Chánh phủ cách mạng. Việc mà cháu trở về có thể ví như một cái tát vào giữa mặt tổng thống Ford và chánh phủ Mỹ.
Tôi giận đến run người khi nghe Phan Thanh Nam nói má tôi là nạn nhân của một vụ bắt cóc do CIA tổ chức. Như vậy, từ nãy tới giờ, ông không tin chồng tôi đã về Việt Nam rước má Mỹ. Để lấy lại bình tĩnh, tôi xin phép đi vào nhà vệ sinh, ra, tôi thấy trên bàn có hai chai bia. Tôi liền từ chối. Ông rót bia ra và mời tôi.
Dường như Phan Thanh Nam đã có một loạt câu hỏi, và nóng này chờ tôi trả lời. Ông nhắc tới Hải Vân, em tôi. Tôi nghĩ rằng đời em không có gì phải giấu, vì em đã sống một cách hồn nhiên và danh dựr. Nhưng tôi lại nghĩ, anh cán bộ cộng sản này không xứng đáng nghe về em tôi.
Phan Thanh Nam dựa lưng vô ghế, nhìn tôi với vẻ mặt thách đố, nói:
- Cháu đừng quên những kẻ đã giết hại em cháu. Cháu phải bắt họ phải trả một giá thật đắt, phải chịu một hình phạt cho xứng đáng cho cái tội đã làm gia đình cháu đau khổ.
Tôi không còn kiên nhẫn với nghệ thuật vụng về của Phan Thanh Nam nữa.
- Cái chết của em cháu là bị thảm của gia đình cháu, chú Nam.
Nhưng Phan Thanh Nam luôn luôn có giải pháp cho mọi vẫn đề, ông nói:
- Gia đình của ba cháu cũng là gia đình của cách mạng. Mấy chú, mấy bác rất xót xa. Bây giờ lại được gặp mà cháu và cháu, thì càng tội nghiệp hơn nhiều.
Nói gì đây, với một người Cộng sản đang gieo mầm thù hận vào lòng tôi! Mục đích của tôi hôm nay là tìm hiểu con người ông, để đối phó với ông sau này. Biết đâu, có một ngày nào đó, tôi sẽ cho ông vào cái bẫy, mà chính ông đang muốn đẩy tôi vô? Nghĩ vậy, tôi phải tìm những lời nhẹ nhàng, để làm vui lòng ông:
- Cháu mừng được gặp đồng chí của ba cháu. Cháu cần học với chú nhiều lắm. Ít nhứt cháu cũng phải hiểu việc làm của ba cháu, ý nguyện của ông, mục đích của ông, để có thể tiếp tay ba, nếu cho phép.
Nam hãnh diện ra mặt, nói:
- Chú sẵn sàng chỉ dẫn cho cháu khi ba cháu vắng mặt. Cháu có thể đóng góp thật nhiều cho công cuộc xây dựng lại đất nước chúng ta, bằng cách dùng khoa học, kỹ thuật của Mỹ. Bằng cách hay bằng cách khác, Mỹ phải có bổn phận xây dựng đất nước chúng ta.
Tôi hùa theo:
- Tối hôm qua, cháu nghe chú và ba cháu nói về chuyện Mỹ phải bồi thường chiến tranh. Vậy, theo chú, Mỹ nợ Việt Nam bao nhiêu?
- Theo hiệp định Paris, họ nợ mình ba tỷ rưỡi Mỹ kim.
Tôi biết câu nói sắp đến không nên nói, nhưng tôi hết kiên nhẫn với người nói ngang nói ngược rồi; có bị bắt bẻ, tôi sẽ nói là tôi không biết.
- Rủi Mỹ nhắc cho Hà Nội nhớ lại là theo hiệp định Paris, Hà Nội không được thôn tính miền Nam. Chừng đó ăn làm sao, nói làm sao? -. Tôi hỏi.
- Cháu ngây thơ lắm. Mình đâu có thôn tính miền Nam. Đúng hơn là mình giải phóng miền Nam khỏi tay để quốc Mỹ và bù nhìn! - Ông cười đắc ý.
- À, cháu quên là Hà Nội giải phóng miền Nam.?
Nam lại nói với một giọng hăm hở:
- Khi về Mỹ, cháu phải vận động người Mỹ đòi hỏi Chánh phủ của họ phải tôn trọng Hiệp định Paris.
Tôi thầm tự hỏi, tôi sẽ vận động ai? Bọn phản chiến đã chạy qua Gia Nã Đại? Hay vận động thượng nghị sĩ Gorge McGovern? Thấy tôi mỉm cười vu vơ, Nam hỏi tôi nghĩ gì, tôi đáp:
- Cháu đang nghĩ xem cháu có thể vận động ai được, người đó có đủ khả năng để thức đẩy quốc hội Mỹ chấp thuận đề nghị này không?
Nam vội hỏi:
- Ai vậy?
Tôi cười:
- Thượng nghị sĩ McGovern.
Nam có giọng nghiêm trang:
- Chú đã nghiên cứu về các thượng nghị sĩ Mỹ. Chú thấy ông McGovem là một trong số ít người có tinh thần phóng khoáng. Ông là người mà chung ta có thể tin tưởng được.
Trời! Tôi thầm cầu xin tôi không phải là loại người “phóng khoáng” như ông cán bộ cộng sản này nói tới. Nếu “phóng khoáng” như vậy, tôi sẽ trở thành một thứ bù nhìn có lợi cho cộng sản. Tôi tự hỏi, không biết thượng nghị sĩ McGovem đã làm gì cho Hà Nội chưa? Tôi hỏi Nam:
- Tại sao chú nghĩ ông ấy là người phóng khoáng?
- Điều rõ ràng nhất là ông ấy chống chiến tranh.
Tôi nghĩ rằng chú Nam hơi tầm thường, nhưng tôi lại nữa đùa nửa thật nói:
- Chú à, cháu còn phải học chú nhiều lắm!
Chú không hiểu ý tôi. Vừa lúc đó, có người vào bếp để sửa soạn bữa ăn trưa. Tôi muốn ở lại để tìm hiểu chú nhiều hơn, nhưng hôm nay tôi cho như vậy là đủ rồi, nên tôi xin phép ra về, dù chú cô giữ tôi lại.
Vừa ra khỏi toà đại sứ, tôi đi thật lẹ như muốn chạy cho xa chỗ này, rồi kêu xe taxi để về khách sạn. Tôi cảm thấy tôi dơ bẩn, vì đã đi vào toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam, nói chuyện với cộng sản bên ly trà. Việc đầu tiên khi về đến khách, tôi đi tắm gội, rồi bỏ hết quần áo vô bao để bỏ giặt ủi.