Chương 36

     iệc đầu tiên khi chúng tôi đến Paris, là tôi phải liên lạc ngay với Rob. Rob Hall và chúng tôi đi cùng chuyến bay, nhưng ngận ra nhau ngày từ phi trường Dulles ở Washington, D.C, đến phi trường Charles de Gaulle. Thế rồi Rob cũng ở chung khách sạn Sheraton với chúng tôi. Một tiếng đồng hồ sau khi vào khách sạn, theo chỉ dẫn của Rob, tôi xuống lầu, đi xem các cửa tiệm trong khách sạn, mua sắm lặt vặt vài thứ. Sau đó, tôi trở lại thang máy, nhưng tôi không lên tầng lầu 6, nơi chúng tôi đang tạm trú, mà lên lầu 3. Tôi lên xuống ba lần, đến lần thứ tư thì Rob đã chờ sắn ở cửa. Nhưng chúng tôi không chào nhau, coi như không quen biết nhau. Khi mọi người đã ra hết, chỉ còn mình tôi, ông bước vào, rồi chúng tôi đi lên. Ông vừa nói “welcome to Paris” vừa trao cho tôi một hộp diêm quẹt giấy của khách sạn. Đến tầng lâu 4, thang máy ngừng lại, mở cửa, ông bước ra, tôi tiếp tục đi lên tầng lâu 6 để về phòng. Khi đã đóng hẳn cửa, tôi mở hộp diêm để biết số phòng của ông. Năm phút sau tôi đến gặp ông để bàn về chuyện ba má tôi. Nhiệm vụ của tôi là phải quan sát và theo dõi những cán bộ Cộng sản chung quanh hai người, rồi báo cáo cho Rob.
Về phòng, tôi hỏi má tôi đã sẵn sàng gặp ba tôi chưa, bà tươi cười đáp “Chưa!”. Chưa bao giờ tôi thấy một má tôi vui vẻ như lúc này. Má tôi trẻ hẳn lại. Có phải bà đang nao nức gặp lại người chồng đã xa cách hơn hai chục năm? Má tôi hát “Ngày trở về” không biết mấy trăm ngàn lần. Nhưng cái vẻ tươi vui, rạng rỡ của má tôi biến mất đi. Ba trở nên đăm chiêu, lo nghĩ. Tôi ngồi xuống cạnh má, hỏi nhỏ:
- Má nghĩ gì? Sao tự nhiên má buồn?
Ná tôi khẽ thở dài:
- Má buồn cho hoàn cảnh ngang trái của mình. Chỉ còn vài phút nữa, má được gặp ba con, đáng lẽ mừng lắm, vậy mà má không thể dẹp qua cái giận hờn cái “đảng” của ba. Ba biết má thương ba, nhưng ba làm bộ như má cũng thích cái đảng của ba.
Tôi đề nghị:
- Má, quan trọng nhứt là mình cho ba biết, mình thương ba, nhưng mình ghét cái đảng của ba. Con nghĩ, như vậy ba sẽ hiểu thấu xương thấu tuỷ của mình.
- Nếu má có theo ba về lại Việt Nam thì cũng chỉ vì thằng con của má, anh Khôi của con thôi.
Tôi nói ngay bằng một giọng tha thiết:
- Mà sẽ không làm gì được cho anh Khôi đâu, má à. Đừng về vì ảnh, chỉ về cho má thôi.
Má tôi nghẹn ngào, nước mắt chảy dài trên má:
- Ít nhứt mà cũng chịu khổ với ảnh…
Tôi năn nỉ:
- Bây giờ mà chỉ nên nghĩ tới ba thôi. Một lát nữa gặp ba, má ráng nói ngọt, ba mình ưa ngọt lắm.
Ba lấy khăn chấm nước mắt, rồi đứng lên xuôi xị:
- Được rồi, cho má gặp ba con đi.
Giọng bà đầy miễn cưỡng, không có vẻ rộn ràng như cái áo dài mới má đã ủi thẳng máng trên móc áo.
Để sắp xếp cuộc gặp gỡ, tôi gọi toà đại sứ của Mặt trận giải phóng miền Nam, xin nói chuyện với Phan Thanh Nam, người đã giúp chúng tôi lấy được giấy chiếu khán cho má tôi. Như tôi biết, ba tôi đã tới Paris từ ngày 14 tháng 9 và rất nôn nóng chờ tin má tôi. Khi được Nam chuyển điện thoại, ba tôi hỏi ngay địa chỉ của khách sạn, để sai nhân viên tới rước. Tôi đợi ông đến gặp chúng tôi ở khách sạn, nhưng ông cho biết theo ông phải ở trong cơ quan. Tôi nói đùa:
- Thì lâu lâu ba phạm luật một lần cũng đâu có sao!
Ba tôi cười, rồi cho biết ông và “chú Nam” sẽ đến khách sạn ngay. Tôi hơi bực mình vì “chú Nam” chen vô cuộc gặp ba má tôi, làm mất hết ý nghĩa của phút giây đoàn tụ của hai vợ chồng.
Tôi xuống đón ba tôi và “chú Nam” để đưa lên gặp má. Tôi thấy chú Nam không có dáng của một nhà ngoại giao. Chú có dáng vẻ khắc khổ, chừng 55 hay 56 tuổi. Chú lùn, nhưng người vạm vỡ, da đen xạm, môi chì. Khi chú đưa tay ra bắt tay tôi, tôi thấy hai ngón tay chú vàng khè vì khói thuốc lá. Chú vui vẻ hỏi:
- A, cháu đây là người đã nói chuyện với chú trong điện thoại. Quite an operator.
Tôi hơi giựt mình vì tưởng bí mật của tôi đã bị… bật mí. Tôi cố giữ bình tĩnh, nhìn thẳng mắt chú như chờ đợi, thách thức. Chú Nam nói tiếp:
Chú rất ngạc nhiên khi cháu gọi chú lần đâu.
Tôi vui vẻ hỏi:
- Bộ từ hồi nào đến giờ không có ai gọi chú từ bên Mỹ sao?
Tôi cũng muốn nhân dịp này tìm hiểu chú, để có lợi cho công tác của tôi sau này. Chú đáp:
- Có, có người gọi chú từ Mỹ chớ, nhưng không phải…
Thấy chú ngần ngừ, tôi nói tiếp để trả lời:
- Một người Việt Nam không phải là Việt Cộng?
Chúng tôi cùng cười phá lên, làm cho bầu không khí bớt căng. Chú Nam sau đó giới thiệu anh Phạm Gia Thái, một sinh viên Hà Nội du học Pháp. Giọng Hà Nội của anh nghe thật êm tai. Anh cao hơn chú Nam, tất nhiên, người ốm yếu. Anh cận thị, mang kiếng dầy cộm như cái đít ve chai, nhưng tôi cũng nhận thấy đôi mắt lé của anh sau cặp kiếng. Anh mặc sơ mi trắng tay dài, bên ngoài khoác thêm một jacket kiểu Members Only mầu xanh dương, quần kaki xanh. Anh có dáng dấp của một thư sinh, con nhà gia giáo, lịch sự, dịu dàng, dễ thương. Nhưng tôi anh làm “nghề” sinh viên, vì đã trên dưới 40 tuổi. Anh sẽ lo cho chúng tôi trong thời gian chúng tôi lưu lại Paris. Sau tôi mới khám phá ra rằng tôi đã đánh giá anh quá thấp trong mọi hoạt động của Việt Cộng ở Paris.
Chú Nam đề nghị với ba tôi là chúng tôi nên dọn về sứ quán ngay đêm đó; hôm sau anh Thái sẽ đưa chúng tôi đến biệt thự của Chánh phủ cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam ở vùng Verrieres-la-Buisson. Đây là nơi mà cộng sản đã dùng nơi trú ngụ cho phái đoàn trong thời gian có hội đàm Paris. Tất nhiên là tôi muốn biết nơi đó lắm, nhưng lại không muốn mang ơn, và không thích ngủ dưới cùng một mái nhà với cộng sản. Tôi cần tự do đi lại để có thể liên lạc dễ dàng với CIA. Ngoài ra tôi cũng ngại đó là một cái bẫy? Tôi từ chối, nói rằng tôi sợ Bộ ngoại giao Hà Nội không muốn người có quốc tịch Mỹ ngủ trong biệt thự đó. Khi về Mỹ, tôi cũng có thể bị rắc rồi. Tôi hứa sẽ đi xe lửa tới thăm ba má tôi hàng ngày. Chú Nam nghe xong, tỏ vẻ bực mình, lạnh nhạt nói:
- Tuỳ Mỹ Dung, miễn sao tiện cho cháu. Những chú cần cho cháu biết, là sẽ không có xe đưa rước cháu hàng ngày đâu.
Tôi trấn an:
- Chú khỏi lo. Cháu sẽ đi metro, chớ không làm phiền ai hết.
Anh Thái thì ngạc nhiên, nhìn tôi đăm đăm mà không nói gì hết. Tôi thầm nghĩ, tôi cũng liều khi dám trả treo với Việt Cộng trên xứ lạ của thằng Tây. Hai mươi năm trước, tôi mới ra sống noi thị thành sau mười năm trong bưng biến, rừng rú. Nay mới 29 tuổi, lần đầu tiên tới thủ đô ánh sáng, chữ Tây đã trả tại thấy hết, may ra chỉ còn sót lại mấy chữ thông thường. Vậy mà dám tính di chuyển bằng xe điện ngầm. Hồi đó, ông ngoại thường nhắc nhở: “Đường đi ở cửa miệng”. Cứ hỏi những người chung quanh thì cũng có thể đi đến nơi về đến chốn.
Khi tôi đưa mọi người lên phòng, cửa vừa mở, ba má tôi nhìn nhau sững sờ. Rồi ba tôi ôm choàng lấy với má tôi, cả hai cũng khóc trước một chúng tôi. Nhưng hai cụ phải cố kìm xúc động để thăm hỏi nhau một cách trang trọng, vì có hai người lạ. Nếu không phải là người Việt, tôi có thể thẳng thắn mời chú Nam và anh Thái đi chỗ khác chơi, để ba má tôi được tự do bày tỏ tình cảm sau một thời gian dài xa cách, nhớ nhung. Trong phủ giây đầy cảm xúc này, mà có hai cán bộ cộng sản chứng kiến, quả thật bẽ băng quá chừng đi. Đáng lẽ chính họ phải tự ý rút lui để tỏ ra mình là người lịch sự hiểu biết chớ. Nhưng họ cứ trơ trẽn đứng ỳ tại đó một cách thô bỉ. Khoảng 15 phút sau, anh Thái cho biết phải về sứ quán vì có buổi họp, chú Năm cũng về theo việc hẹn. Đáng lẽ ba tôi có thể ở lại khách sạn với chúng tôi, nhưng theo luật của cộng sản, cán bộ cao cấp phải có người bảo vệ (rình rập, kiểm soát?), nên không thể ở lại một mình được, phải đi theo họ. Chú Nam mời má tôi cùng đi cho tiện. Má tôi từ chối hẹn ngày mai về thẳng biệt thự ở Verrieres-la-Buisson. Sau khi tiễn ba người lên xe về sứ quán, tôi phải gặp Rob Hall để báo cáo. Tôi nhớ lời dặn của ông, là khi đã gặp cán bộ cộng sản, tôi sẽ bị chính cộng sản và cơ quan phả gián Mỹ theo dõi. Tôi lại phải dùng cái mẹo vặt lần trước, là đi lên đi xuống, ra vào thang máy nhiều lần, rồi gọi cho Rob bằng điện thoại công cộng. Khi gặp Rob, tôi cho ông biết mọi chi tiết. Ông có vẻ tiếc, là tôi không đến ở biệt thự của Mặt trận giải phóng miền Nam, vì nơi đó là một kho báu chứa nhiều tài liệu bí mật về cuộc hoà đàm Paris.
Sáng hôm sau, ba tôi và anh Thái tại rước chúng tôi. Anh cho chúng tôi được đến vào thăm sứ quán của chính phù cách mạng lâm thời, vì các nhân viên ở đây nôn nóng muốn gặp má tôi và tôi. Trong phòng tắm, má tôi nói nhỏ với tôi, là má không muốn gặp “ông kẹ” nào hết, nhưng không thể từ chối, để ba tôi vui lòng.
Sứ quán là nhà số 44 Avenue de Madrid ở vùng Neuilly-sur-Seine. Trên đường đi, anh Thái cho biết chú Nam sáng nay bận gặp mấy người “bạn Mỹ” nên không thể đi cùng. Nhưng khi tới sứ quá,, tôi thấy chú ăn mặc xuề xoà, ngồi cạnh bàn viết đọc cuốn “Inside the Cơmpany CIA Diary” của một cựu trùm CIA Phillip Agee. Quyền sách này đã gây sóng gió ở Washington nửa tháng trước, nhưng tôi chưa có dịp đọc. Tôi bước nhẹ tới sau lưng chú, rồi chỉ quyển sách hỏi:
- Ôn bài, hả chú Nam?
Chũ bẽn lẽn như con nít bị bắt quả tang đang ăn vụng. Chủ ngượng ngùng đáp:
- Không, chủ thực hành Anh ngữ.
Chú vội vàng xếp quyền sách lại, cùng tôi đi ra phòng khách. Tại đây, tôi thấy ba má tôi đang nói chuyện với mấy nhân viên, trong đó có một người tên là Như Phi mà chú Nam giới thiệu “thơ ký” của sứ quán. Sau này, tôi mới biết bà là vợ của nhà vật lý Jean Kaplan, làm việc cho French National Scientific Research Center. Tôi sực nhớ hồi tháng 3, người gọi tôi từ Paris biểu tôi lo đưa má tôi và hai đứa em cũng là Jean Kaplan, không lẽ ông Jean Kaplan này? Mà thôi, cũng có thể trùng tên, cũng như Việt Nam mình có bao nhiêu ông Trần, ông Đặng. Tôi cũng được gặp ông Thanh, tài xế của toà đại sứ. Thật ra, chức vụ tài xế chỉ là bề ngoài; ông chính là một sĩ quan tình báo, cánh tay trái của Phan Thanh Nam.
Chúng tôi cũng được giới thiệu với một số nhân viên của ngoại giao đã làm việc dưới quyền của ba tôi. Một người hãnh diện khoe rằng ông đã chăm sóc ba tôi khi ba tôi bị bịnh vào mùa đông ở Moscow, và được đưa sang Paris dưỡng sức vào mùa xuân năm 1972.
Đứng giữa phòng khách nguy nga, tráng lệ của toà đại sứ, thảm đỏ dưới chân, với những bình bông đầy hoa tươi, với những bộ bàn ghế kiểu Tây phương quý giá, tôi chợt nhớ tới phòng làm việc của ba tôi ở một xứ hẻo lánh trong vùng giải phóng trước năm 1954. Tôi cảm thấy mình xa lạ với căn phòng lộng lẫy này, dù những người chung quanh đều tỏ vẻ thân mật với tôi.
Khi ba má tôi vào phòng riêng để nói chuyện vài phút. Thái đưa tôi đi thăm sứ quán của Mặt trận giải phóng miền Nam một vòng. Anh tặng tôi một lá cờ của Mặt trận và cho biết lá cờ này đã được treo trước toà đại sứ lâu ngày. Tôi thầm nghĩ tôi đang cầm trong tay một di tích lịch sử. Vậy má tôi không mảy may xúc động như khi tôi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ. Sau này tôi tặng lá cờ đó cho Rob Hall để kỷ niệm ngày tôi “vào đồn giặc”. Nhưng Rob cũng không muốn giữ nó, lại đem tặng ông chánh văn phòng của CIA tại Paris. Lá cờ được treo trên tường trong mấy ngày như một “chiến lợi phẩm” của mấy tay thợ săn.
Trước khi trở lại phòng khách, tôi vào nhà vệ sinh. Khi mở đèn sàng, tôi lạnh toát người vì thấy trên sàn nhà có mấy lá cờ của Việt Nam Cộng hoà chung quanh cầu tiêu. Tôi cúi xuống, định cuốn mấy lá cờ lại, những chúng nặng trĩu nước. Tôi bỗng nhớ đến lá cờ phủ trên quan tài của em Hải Vân và những bạn bè chết trận. Cũng là lá cờ vàng ba sọc đỏ. Tôi nghen ngào nuốt nước mắt. Sau đó, tôi không còn biết gì nữa.
Tôi xỉu đi không biết bao lâu, mấy người trong toà đại sứ không thấy tôi, phải chạy đi tìm. Họ gõ cửa ầm ấm phòng tắm làm tôi tỉnh lại. Tôi nghe tiếng ba tôi. Tôi vội nắm lấy áo ông, kéo vô phòng tắm, rồi đóng cửa lại ngay. Cũng chả có cần mọi người nghĩ gì lúc đó.
Tôi chỉ xuống sàn nhà tám. Tôi nói vừa nghiến răng:
- Ba coi nè, tụi này là do thú vật. Con sẽ trả mối thù này. Con thề với ba đó.
Nói xong, tôi đẩy ông ra ngoài và lại đóng của. Tôi có vắt cho ráo nước lá cờ bị ướt, rồi lấy lá cờ khô gói lại, cất hết vô trong bóp. Về khách sạn, sau mấy tiếng đồng hồ cân nhắc, không còn cách nào hơn là gói mấy lá cờ trong bọc nylon, rồi miễn cưỡng nhẹ nhàng để vào thùng rác, như một kẻ hèn nhát. Khi về Mỹ,, chị em tôi hỏi sao tôi không giữ làm kỷ niệm? Tôi cho biết cứ lần nhìn thấy nó, tôi lại căm hờn cái đám người trong toà đại sứ quán.
Nhưng chỉ hôm sau, tôi biết rõ hơn về “ý đồ” của CIA. Khi đọc bản báo cáo của tôi về chuyện viếng thăm sứ quán Mặt trận giải phóng miền Nam. Rob tỏ vẻ thất vọng, nhất là về mấy lá cờ Việt Nam Cộng hoà. CIA đâu cần đếm xía gì tới sự sống còn của Việt Nam Cộng hoà, kể cả nói đau khổ của người dân miền Nam sống dưới ách độc tài đảng trị của cộng sản. Họ chỉ cần tôi báo cáo những gì liên quan tới họ, những gì mà CIA muốn biết. Họ yêu cầu tôi vẽ lại sứ quán, rồi chỉ rõ cho ông biết một số chỗ như chõ nào là phòng khách, chỗ nào Phan Thanh Nam thường ngồi ăn uống, chuyện trò riêng tư, phòng làm việc cho nhân viên, chổ để điện thoại của phòng khách, v.v… May mà tôi mới vào sứ quán ngày hôm qua, nên còn nhớ rõ mọi thứ.