Chương 24

    
ết năm nay là năm tuổi của chị Thuận. Chị cầm tinh con khỉ, tuổi thân. Tôi thường chọc chị là “Tuổi thân Con khỉ ở hiền, trèo qua trèo lại té ùm xuống sông”. Ước gì chị chưa có chồng để được tự do lên Sài gòn sắm Tết. Nhưng, cuộc đời chị đã đi vào một khúc quẹo buồn thương. Từ ngày lấy chồng, chị gặp những phản ứng của cả hai bên gia đình. Phía bên gia đình tôi, dì Bảy và mấy chị con cậu Tư không nhìn chị nữa, vì chồng chị sinh trưởng trong gia đình “cường hào ác bá”. Trong khi đó, bên chồng chị, người ta ghét chị, vì gia đình chị theo Việt Cộng. Chị không phải là người họ coi là “môn đăng hộ đối”. Vì vậy, vợ chồng chị và đứa con gái sống trong sự ghẻ lạnh của cả hai phía, rất nghèo, nghèo cả tình thương lẫn vật chất.
Tết năm nay gia đình tôi cũng có nhiều thay đổi. Mấy tháng trước, chị Cương theo chồng con đi Mỹ. Rồi đến lượt chị Kim cũng đi Mỹ luôn. Chị dậy tiếng Việt cho quân đội trong Bộ quốc phòng Mỹ. Gia đình tôi còn má, ba đứa em và tôi. Chúng tôi sống cheo leo trên đất Sài gòn, không một người bà con ruột thịt. Cho đỡ cô đơn, chị em chúng tôi tính ăn Tết thật lớn, như chưa bao giờ ăn Tết. Hải Vân mua pháo. Tôi đi chợ bông Nguyễn Huệ ở Sài gòn với má, không nhớ là mấy lần, bánh kèo đầy bàn từ dưới bếp đi lên nhà trên, ở đâu cũng có mặt của Tết. Tôi và má rinh về nhà hai cây mai để hai bên cửa, để được may mắn suốt năm. Hải Vân đòi dĩ Dẽ và con Vân, con Sang làm dưa củ kiệu và phải nhớ mua tôm khô cho nó. Hải Vân mua bia, nhưng giấu không cho má biết. Chờ mà ngủ, chị em tôi xuống bếp khoá của lại, uống bia, ăn củ kiệu và tôm khô.
Con Vân, con Sang ngồi cắt một thau củ kiệu, khiến tay nhăn nheo và đỏ rát vì nước phèn chua. Nhưng, làm cho anh Hải Vân ăn, thì có lở bàn tay, hai đứa “học trò” của Hải Vân cũng bằng lòng. Hải Vân bắt hai đứa giúp việc nhà phải biết đọc, tập viết, biết tính toán. Con Vân hiếu học, còn con Sáng thì thường viện cớ phải làm công chuyện để trốn học. Nào là “cô Tám kéo em”, nào là “em phải ủi quần áo cho mấy chị”, v.v… Con Vân rất giỏi toán; con Sang thì vươn cổ cọp bài của bạn. Có khi nó còn nhờ cô Tám làm bài giùm. Có lần, Hải Vân la con Sang: “Mù chữ thì con trai biết chữ không thèm ngó tới”. Con Sang cứng đầu nói ngay: “Vậy em lấy thằng mù chữ cũng được”. Hải Vân bèn doạ: “Má không gả máy cho mấy thằng mù chữ đâu”. Dì Dẻ không biết chữ, nhưng dì là em bà con có cậu ruột của má, nên Hải Vân kính nể, không dám bắt dì học.
Tết này, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cho dân chúng đốt pháo mấy ngày Tết. Hải Vân và tôi thích nhứt là không có giới nghiêm. Tết này, chúng tôi có nhiều bạn bè tới họp rất vui vẻ, cả John cũng tới nữa. Đây là lần đầu tiên anh ăn Tết Việt Nam. Từ ngày ba tôi đi tập kết, đây là cái Tết đầu tiên tôi không nhìn ra cửa với tia hy vọng, như tôi đã từng làm cả chục năm qua, nhắm mắt lại vài giây, mở ra sẽ thấy ba đứng ngoài cửa sổ. Nhưng tôi đâu có ngờ, ba tôi về trong một hình thức khác.
Mười một giờ khuya, John và tôi phải đưa Hạnh, một người bạn tôi, về Hoà Hưng để kịp có mặt ở nhà trước giờ giao thừa. Bạn của Hải Vân cũng từ từ ra về hết, chỉ còn một mình cậu bạ Ali uống hết nửa chai bia, say nằm trên divan. Vì Hạnh thích đi xe mui trần, John gỡ cái mui xe Jeep xuống. Trên đường đi, chúng tôi nói cười vui vẻ. Tôi nghe lòng rộn rã mỗi khi tiếng pháo nổ ran ở chung quanh. Tôi bỗng thấy yêu đời, vì được tự do đi trong đêm khuya, không có giới nghiêm. Tôi thầm tự hỏi, phải chăng đất nước từ đây sẽ thanh bình, và người dân sẽ được sống trong hạnh phúc, bình an.
Khi chúng tôi tới Hoà Hưng, Hạnh chỉ đường cho John chạy tới hẻm nhà Hạnh. Nhưng chúng tôi không vô hẻm được, vì ở ngay đầu hẻm, trước mũi xe có đám con nít và vài người lớn vây kín một toán lính mặc đồng phục kaki. Họ chặn đường hẻm và chặn đường trước mặt chúng tôi nữa. Lúc đầu, tôi tưởng đám đông là người trong xóm ra đường đốt pháo. Khi nhìn kỹ, tôi thấy mấy người lính đeo súng AK và đội nón cối. Hình ảnh người bộ đội của tiểu đoàn 307 hiện ra trước mắt tôi. Tôi rừng mình. Hạnh và tôi kêu trời, rồi nó nhảy vội xuống xe, cúi gầm mặt chạy biến vô hẻm. Trong khi đó, toán lính đeo AK chặn đầu xe, khiến John phải bấm kèn inh ỏi, rồi cho xe chạy từ từ. Toán lính và bọn con nít phải dạt sang hai bên, để nhường lối cho xe đi qua. Riêng tôi, lúc đó tôi nhắm mắt, vì tưởng sẽ bị lính Bắc Việt ria cho một tràng súng. Nhưng rồi tôi mở mắt, run quá, tôi đánh hò cạp hỏi John:
- Có phải hai đứa mình thấy…
- Đúng là tụi nó rồi cưng ơi!
Anh từ từ lái chiếc xe Jeep ra khỏi đám đông. Khi chúng tôi đã ra tới đường cái, anh cho xe chạy như bay trong bóng đêm.
Trên đường về nhà ở đường Nguyễn Văn Sâm, chúng tôi giữ im lặng. Tôi thì bối rối tựr hỏi làm sao bộ đội Bắc Việt đã vào trung tâm Sài gòn mà không có một tiếng súng nổ? John im lặng, vẻ mặt lo lắng, căng thẳng. Khi tới nhà, anh dắt tay tôi lên lầu, dặn tôi khoá cửa thật kỹ và đừng đốt pháo, đừng ra đường. Trước khi từ biệt, anh con chúc: “Happy Tet!”. Tôi ra balcon để nhìn hút theo anh khuất ở ngã tư Lê Công Kiều, mong cho anh trở về BOQ bình yên.
Bạn bè về nhà hết, đem theo cả tiếng nói tiếng cười. Nhà chỉ còn Ali nằm ngủ trên divan. Má ngồi với Hải Vân ở dưới bếp, nhìn nó ăn chè đậu xanh cho giã rượu. Tôi cũng cố đi cho thẳng thớm để mà không biết tôi cũng say như hai thằng nhỏ kia. Thói quen trong gia đình, là khi nói tới Việt Cộng, chúng tôi thấp giọng xuống. Tôi ngồi xuống cạnh má, rồi nói thật nhỏ, đủ để má và Hải Vân nghe thôi:
- Con không có nói xàm, nói bậy, nhen. Hồi nãy tụi con thấy lính Bắc Việt đứng trước hẻm vô nhà con Hạnh.
Má, Hải Vân cùng nhìn tôi bằng đôi mắt nghi ngờ. Trong khi má đưa cho tôi một chén chè đậu xanh, “mày cũng cần chén chè này nữa, con gái mà uống rượu, tao buồn hai đứa bay lắm!”
Hải Vân nói:
- Chị giầu tưởng tượng quá!
Tôi khoát tay, nói với má:
- Con không có say như mấy thằng này. Để dành chè cho tụi nó. Thiệt mà má, con thấy lính Bắc Việt bận đồ kaki rõ ràng; đồ lính này giống y như đồ của bộ đội hồi xưa vậy đó!
Hải Vân ngước đầu lên, mắt lim dim:
- Chị tưởng tượng rồi!
- Không tin, mai hỏi John đi. Anh cũng điếng hơn luôn. - Tôi trả lời.
Hải Vân ngẫm nghĩ giây lát rồi nói:
- Trời ơi, em nhớ rồi. Tháng trước chị Thảo lên đây, chị nói trước sẽ có một biến cố lớn trong dịp Tết này, nhớ chưa? Chị dặn tụi mình đừng đi đâu xa ba ngày Tết, về Cần Thơ cũng không được, ai ở nhà nấy, đừng ra ngoài đường. Chị dặn tích trữ đồ ăn để phòng hờ, nhớ chưa?
Bấy giờ má và tôi mới nhớ ra, hôm chị Thảo lên Sài gòn để đi bác sĩ khám mắt. Chị dặn dò nhiều lắm, nhưng bọn tôi nghe rồi bỏ qua, vì gia đình này cũng “không nghe những gì cộng sản nói”, mà còn nghĩ chị Thảo nghe lời Việt Cộng, gây lo sợ, hoang mang trong lòng người dân đang sống trong sự bình yên.
Bất thình lình, một tiếng nổ long trời ngay gần đâu đây, rồi sau đó là những tràng súng liên thanh, át cả những tiếng pháo đì đẹt. Như đã được huấn luyện trước, chúng tôi vội nằm xuống sàn nhà. Con Vân bò quýnh quáng tôi ôm má tôi, run sợ khóc:
- Dì Tám ơi, đừng để con chết không thấy mặt má con, dì Tám ơi.
Tôi nói lớn:
- Bây giờ tin tui thấy lính Bắc Việt chưa?
Hải Vân lên tiếng:
- Mà tại sao mấy thằng lính Bắc Việt nhìn chị mà không làm gì hết? Mà, sao nó không bắn anh John? Chắc tụi nó còn chờ chỉ thị. Thấy nó bắt chết là phải chết, cho sống mới được sống. Chị có nghe tụi nó bị xiềng vô trong xe thiết giáp, đánh tới hơi thở cuối cùng không? Biết đâu số mạng anh phi công của chị được sống lâu hơn một chút, là nhờ kỷ luật của ba mình. Chờ cho hết trận này, rồi chị coi xem, em đoán có đúng không nhen.
Vừa nói Hải Vân vừa lấy tô chè đạu xanh ăn tiếp tục.
Má tôi chạy lên nhà trên, vì hai đứa em đang ở nhà trên. Bà ra dấu cho tụi tôi giữ im lặng để nghe tiếng súng gần xa từ hướng nào bắn tới. Tiếng súng máy băn bên kia đường Lê Công Kiều.
Tiếng pháo kích rền trời, không một ai biết đâu là đâu mà có biết súng bắn từ đâu, cũng phải nằm sát đất, cũng phải chun dưới gầm ghế lánh nạn. Tôi thấy mình bât lực, thấy mình nhỏ nhoi như con kiến, khi nằm dưới sàn, giữa hòn tên mũi đạn.
- Rủi tao chết vì pháo kích, may phải bắy chị Thảo thường nhen. - Tôi nói nhỏ với Hải Vân.
Mà liền nạt tôi, khiến đám con nít cười khúc khích.
Dì Mận nói:
- Miệng ăn mắm ăn muối nói bậy, không nên Dung à.
Tôi vì sợ quá nên nói bậy nói bạ cho quên sợ. Tôi lại khêu Hải Vân: “Tụi mình đi thay quần lót mới đi, rủi có chết, vô nhà xác người ta không cười mình.
Dì Dẽ giận cái miệng mắm ăn muối của tôi lắm.
Các em tôi khóc thút thit, trong khi Hải Vân và tôi cứ nói lớn miệng cho đỡ sợ. Bỗng một tiếng nó dữ dội phát ra từ bên kia của khu phố nhà tôi, cạnh rạp hát Kim Châu. Hải Vân liền ra ban công để quan sát. Má nắm áo nó lôi lại, những không kịp. Khi chạy trở lại, nó nói lớn:
- Chưa sập hotel.
Cách nhà tôi chừng 400 thước có cái hotel đang xây cất. Hotel này cất để cho Mỹ mướn làm BEQ cho hạ sĩ quan Mỹ.
Người hàng xóm của chúng tôi, một ông thượng sĩ không quân, tới nhà, căn dặn chúng tôi đừng ra đường, vừa có lịnh giới nghiêm. Ali nóng lòng muốn về chùa Bà Lai. Nó nói rằng giới nghiêm hay không nó cũng phải về để ba má nó khỏi lo, người hàng xóm còn nói thêm, là không phải đảo chánh, mà Việt Cộng tấn công.
Hải Vân liền vọt miệng nói:
- Đảo chánh sướng hơn!
- Cái nào cũng chết dân hết, cháu ơi! - Ông hàng xóm than.
Hải Vân nói nhỏ đủ cho tôi nghe:
- Đảo chánh mình còn tự do, Việt Cộng mà thằng thì mình chết.
Tiếng súng thưa dần khi mặt trời ló dạng. Dưới đường, tiếng xe, tiếng người kêu réo nhau inh ỏi. Hàng xóm của chúng tôi phần đông là người Bắc, người Hong Kong, người Đài Loan, nhốn nháo nhưng không ai biết đi đâu, về đâu, hay lánh nạn gì?
Những người sống trên cái lầu này, đi làm ở các nhà ngân hàng trên đường Hàm Nghi. Chợ Cũ, bến Chương Dương. Họ là những người dống trên đất Sài gòn mà chiến tranh hay chánh trị không bao giờ bén mảng tới thềm nhà của họ. Họ sống trong hoa che chở của người lính Việt Nam Cộng hoà. Họ là những người có liền gởi con trai ở tuổi lính đi Hong Kong, đi Đài Loan, để trốn quân dịch. Họ là những người có tiền đi lính kiếng, và là những người đã một lần bỏ chạy vô Nam lánh nạn cộng sản.
Khi tiếng súng thưa dần, có mấy người ở lâu một lên, hỏi em tôi:
- Cậu Vân ơi, chuyện gì xảy ra vậy? Lại đảo chánh, phải không?
Hải Vân cho biết là Việt Cộng đã xâm nhập trung tâm thành. Ai nấy đều sợ hãi, chạy vội về nhà, đông kín cửa.
Má tôi sang nhà kế bên, nhà của bà Tơ và ông Tọong để hỏi tin tức. Hết nhà tôi tám người, kéo nhau đi theo má, vì không ai muốn ở nhà một mình. Má day lại nhìn cái đuôi dài, nở nụ cười khoan dung, rồi má cho theo má. Nhà bà Tơ chật cứng con nít. Có đứa sợ cắn vạt áo, có đứa ôm bình sữa khóc tức tưởi, lại có đứa cười khúc khích với Hải Vân.
Đến gần 7 giờ sáng, phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ lên đài phát thanh báo cho dân chúng biết cộng sản đã tấn công vô thành phố Sài gòn. Chúng tôi trở về nhà quây quần bên má. Chúng tôi dồn dập hỏi mà:
- Bây giờ mình phải làm cái gì?
- Rủi Việt Cộng chun vô nhà mình thì làm sao?
- Đóng kín cửa, khoá chặt lại, và cứ bình tĩnh. - Mã tôi dặn đi dặn lại.
Một lần có tiếng dài bác vọng tới, cái tủ kiếng rừng rinh. Con chim cúc-cu trong cái đồng hồ chun ra kêu cúc-cu, rồi lại chun trở về.
Thấy tình hình có mỏi quan trọng, má tôi thu dọn mấy thứ quý giá cất vô cái túi bằng nhung xanh. Hình cháu Christina, con chị Cương, hình ông bà ngoại tôi và cậu Năm Sắc trên bàn, hình má tôi chụp chung với anh Khôi, chị Kim, chị Cương gửi ra Côn Đảo cho ba tôi vào những năm 1940 đến 1945, đó là những kỷ vật quý báu của má tôi. Ai cũng lo, cũng sợ mà giữ hết những điều quan trọng cần thiết trong đời sống. Hải Vân nghĩ tới việc dự nước và đồ ăn, vì chúng tôi ở lầu ba, mỗi ngày người giữ máy bơm nước phải bơm mấy tiếng đồng hồ mới đủ cho mọi người trên lầu một và lầu hai có nước xài. Hải Vân vội đi tìm bà Hai bơm nước, nhưng bà không đi làm. Hải Vân phải lấy cưa để cưa ống khoá mới mở máy bơm được. Sau đó, nó chạy lên cả hai lầu, khuyên mọi nhà nên trữ nước. Mọi người mừng rỡ, cảm ơn “Chú Vân”.
Việt Cộng tưởng kế hoạch tấn công trong ba ngày Tết sẽ làm tê liệt Sài gòn, nhưng dân Sài gòn giỏi tháo vát, nên lướt qua được những khó khăn mà chúng gây nên vào mấy ngày đó. Riêng gia đình tôi, nhờ bọn chúng tôi đòi ăn Tết lớn, nên đồ ăn trong nhà còn nhiều. Nguyên món dưa hấu, chúng tôi có 10 trái. Ngoài ra, nào bánh ít, bánh tét, bánh chưng, thịt heo kho, thịt bò kho, ca thu kho… còn nguyên vẹn cả nồi. Bốn con gà cồ, còn nhốt trong lồng. Nếu Việt Cộng chun dưới ống cống của thành phố cả nửa tháng, dân Sài gòn vẫn chẳng có ai chết đói.
Chúng tôi ngồi quây quần bên nhau, bình tĩnh vui cẻ, Hải Vân trêu má tôi, hỏi:
- Việt Cộng làm tiêu cái Tết của mình, như vậy có phải suốt năm mình bị tiêu tùng hả má?
Má tôi cười buồn:
- Họ làm mình tiêu tùng 14 nắm nay, chớ đâu đợi mùng một Tết Mậu Thân, con.
Tôi sực nhớ là tôi phải đi làm ca chiều, từ một giờ rưỡi tới chín giờ rưỡi tối. Nhưng, vừa giới nghiêm vừa đạn bay súng nổ không biết cô có thâu ngân nào dám đến sở làm sáng nay không? Cả những người làm bếp, hầu bàn, quét dọn… chắc cũng kẹt ở nhà luôn. Tuy vậy, tôi vẫn nghĩ mình có trách nhiệm với sở, với chủ, với khách hàng. Tôi nhớ lại hồi khách sạn Brink bị Việt Cộng đặt mìn, có những dân sự người Mỹ không biết tuỳ cơ ứng biến, họ cứ tưởng rằng mặt trời mọc riêng cho họ. Dưới lầu của nhà bị mìn, người ta chưa quét dọn xong, mà khách đã bắt tôi phải cho họ gặp ông chủ, để trách là cầu thang máy chạy chậm, máy lạnh ở phòng ăn không đủ lạnh, nên họ vừa ăn vừa toát mồ hôi. Tôi không dám nói thẳng với họ, chỉ day qua người bạn làm cùng: “Biểu Mỹ đánh tan Việt Cộng đi, máy lạnh sẽ chạy lạnh hơn”. Không biết hôm nay mấy người Mỹ ấy sẽ nghĩ gì khi thấy cái chết gần kề?
Lúc này này muốn liên lạc với bên ngoài, chỉ có điện thoại. Má không cho chúng tôi có điện thoại, vì mà nói nhà mình không cần điện thoại, chỉ có con gái của má cần điện thoại để nói chuyện với con trai thôi. Rốt cuộc, nhà không có điện thoại khi có việc cần.
Trước cửa rạp hát Kim Châu có nhà hàng Hồng Mai. Tiệm này có điện thoại. Tôi ra balcon nhìn sang nhà hàng, chờ ông chủ người Tàu nhìn lên. Ông hay nhìn lên balcon nhà tôi, vì nhà tôi rõ đông con gái. Rồi khi ông vừa ngước nhìn lên, tôi liền hỏi to:
- Ông chủ ơi! Điện thoại của ông xài được hông? - Tôi vừa nói vừa ra dấu.
Ông gật đầu, vui vẻ đáp với giọng lơ lớ:
- Giới nghiêm cô Hai à. Đi qua lộ người ta cấm mà!
Tôi vội hay quần áo, rồi phóng qua bên kia đường. Tôi muốn hỏi xếp có cần tôi không? Nếu có, làm sao tôi có thể đến sở vào giờ giới nghiêm này? Đi khơi khơi giữa đường, quốc gia không bắn thì Việt Cộng cũng cho phơi thay. Nếu tôi bị Việt Cộng chấm dứt cuộc đời son trẻ, chị Thảo sẽ khóc và kể là tôi đã chết cho cách mạng. Trời ơi! Nếu tôi chết, thì tôi chỉ chết vì miếng cơm manh áo cho gia đình, vì tinh thần trách nhiệm đối với sở làm, mà đó là sở Mỹ, chớ tôi không phải đặc công hay gì ráo!
Tôi liện hệ được với ông Lugent, ông cho biết cả 150 nhân viên Việt Nam không có ai vô sở. Hiện ông và ba ông thượng sĩ Mỹ đang ở trong bếp để nấu cho tất cả các sĩ quan đang ở trong Splendid. Rồi sau đó họ sẽ làm đồ ăn gởi tới một vài nơi khác. Tôi liền đề nghị ông cho MP đến đón tôi, tôi sẵn sàng giúp một tay. Mới đầu ông tỏ vẻ ngần ngại, nhưng rồi ông đổi ý. Hoà Bình, em tôi, còn đi học, chỉ làm thâu ngân viên bán thờigian trong sở tôi. Tôi hỏi em có dám đi làm với chị không? Em đáp:
- Má cho thì em theo chị!
Hai chị em tôi cho má biết chúng tôi sẽ đi làm. Lúc đầu má không bằng lòng, nhưng chúng tôi đã thuyết phục được má. Chúng tôi nói rằng tất cả 150 nhân viên người Việt không đến làm việc. Má đã dậy chị em tôi cố tinh thần trách nhiệm. Chúng tôi đã học bài học ăn cây nào rào cây nấy. Chắc chắn người Mỹ đủ phương tiện đảm bảo an ninh bảo vệ cho mình. Má tuy không hài lòng mấy, nhưng cuối cùng má cho hai chị em tôi đi làm
Khi hai người lính quân cảnh Mỹ đậu xe Jeep trước rạp hát Kim Châu, người nào cũng mặc áo giáp và mang súng. Má tôi buồn lắm, miễn cưỡng xuống bếp lấy cho chị em tôi bánh ít, rồi dặn đến đó nếu thấy “không êm” phải xin quân cảnh đưa về liền. Tôi hứa sẽ về thăm nhà, nội trong ngày hôm đó. Hai quân cảnh đưa cho chúng tôi hai cái nón sắt, và bắt chúng tôi phải cúi thật thấp, dù xe đã kéo mui kín mít. Xe phòng như bay trên những con đường vắng như nghĩa địa. Khoảng 10 phút, chúng tôi đến sở làm. Trước cửa sở, những bao cát chất cao từ đất lên tới nóc nhà, bên ngoài lại có thêm mấy vòng giây kẽm gai giũ an ninh cho căn cứ. Cửa ra vào có hai quân cảnh đứng gác, ngoài súng M-16, họ đều đeo súng lục và giắt lựu đạn trên dây lưng. Trước khi vô trong, hai chị em tôi trả nón sắt cho quân cảnh.
Ông xếp giao việc giữ két cho em tôi, còn tôi phải lao vào bếp để lo việc nấu ăn. Khoảng 4 giờ chiều, ông Lugent nhớ đến việc mở cửa bar, vì có nhiều sĩ quan uống rượu trong giờ cơm. Ông đẩy tôi ra bàn rượu. Mà tôi có biết chai rượu nào với chai rượu nào đâu mà bán. Đi ngang qua chỗ Hoà Bình ngồi giữ cash, tôi vừa cười vừa nói với em tôi:
- Bấy giờ tao đi bán bar.
Hai chị em tôi cười rũ rượi.
Khi ông Lugent mở cửa bar, mấy chục sĩ quan mừng lắm, vỗ tay vang dội, rồi tràn vô. Nhưng tôi thì lúng túng, vì tôi đâu biết pha rượu. Ông Lugent phải chỉ dẫn giúp tôi chừng 15 phút đầu tiên. Sau đó, một mình tôi phải tự lo lấy. Để công việc trôi chạy nhanh chóng mà các sĩ quan không phải chờ đợi lâu, tôi cho biết tôi chỉ có thể bán bia, rượu rum pha với coke, Gin và Tonic, rượu Whisky và rượu chát. Tôi yêu cầu khách hãy thật thà tự động bỏ tiền vô một cái hộp cho tôi, vì tôi không có thì giờ thu tiền. Ngoài việc pha rượu tôi còn phải vô kho lấy thêm rượu, và lấy thêm chanh, muối, nước đá… Hai chị em tôi làm việc liên miên quên cả ăn trưa; đến chiều thì bắt đầu mệt mỏi rã rời, trong khi đó trong nhà bếp, chỉ có 4 người, mà làm công việc của 10 nhân viên.
Buổi tối, sau khi phòng ăn đóng cửa, đáng lẽ quân cảnh lại đưa tôi về nhà thăm má để má yên tâm, rồi sáng hôm sau đến đón chúng tôi, nhưng chúng tôi thấy việc đi về trong tình hình này rất nguy hiểm, như giỡn mặt với tử thần, nên chúng tôi xin phép má cho chúng tôi ở lại sở làm; khi tình hình bớt nguy hiểm, chúng tôi sẽ về thăm nhà. Nói vậy thì nói, chúng tôi cũng nhớ Hải Vân. Minh Tâm lắm, nhứt là trong lúc loạn lạc này. Vì thế mỗi khi có dịp, chúng tôi lại nhờ mấy ông quân cảnh đưa xe về thăm nhà. Họ cùng chiều chị em tôi, nên sẵn sàng chở đi. Khi về thăm nhà lần thứ ba, chúng tôi kêu quân cảnh chạy chậm để chúng tôi có thể quan sát hai bên đường. Thật là ghê sợ, không thể tưởng tượng được! Trên đường Công Lý, từ góc Lê Lợi tới Hàm Nghi, có nhiều nhà bị trúng đạn và người chết nằm rải rác trên lề đường. Hàng cây me cũng bị đạn, có cây đổ nghiêng, có cây gẫy nhiều cành. Nhưng chúng tôi chú ý nhất đến của hai cha con người dân An Lộc tỵ nạn lên Sài gòn từ mấy tuần trước. Sau cuộc chiến An Lộc, gia đình này gồm ba người, hai vợ chồng và đứa con gái, chạy lên Sài gòn. Cả ba đều bị thương nên phải vô bệnh viện Sài gòn, trước chợ Bến Thành, chữa trị. Người chồng và đứa con gái bị thương nhẹ nên được ra viện sớm. Hai cha con không có họ hàng thân thích gì ở Sài gòn phải dựng một túp lều bên hàng rào của một biệt thự dưới một cây bông giấy mầu tím trên đường Công Lý, giữa Hàm Nghi và Lê Lợi. Thấy họ quá nghèo khổ, mỗi khi đi làm, chúng tôi đều ghé thăm để giúp đỡ, lúc thì tiền bạc, lúc thì đồ ăn. Khi cuộc Tết Mậu Thân bùng nổ, họ không biết trốn đi đâu, nên đành ở đó chịu trận. Xác của hai cha con bị văng tứ tung trước cổng biệt thự. Cái chân đang bị bó bột bắn ra giữa đường. Xác đứa con gái nằm úp mặt trên vũng máu khô. Trong khi đó, Sài gòn vẫn ầm tiếng súng, lúc gần lúc xa; thần chết vẫn còn đang rình rậo nơi đây. Tôi bấm bàn tay để coi đây là mộng hay đây là thật.
Đây là thật. Tôi đi giữa đổ nát và chết chóc. Tôi trách ông trời sao không bảo vệ được người ta. Nhưng cũng không quên cám ơn ông trời, cho gia đình tôi được bình yên.
Chỉ mới có một đêm không về nhà, không được ăn cơm nhà, vừa nhớ nhà vừa thèm mấy món ăn của ngày Tết. Nào nước thịt dim nước dừa ăn với dưa cái; cả lóc kho tiêu kiểu của dì Dẻ vừa ngọt, có tiêu sọ nguyên hạt, dì kho đặc kẹo. Không ai kho cá lóc ngon bằng dì Dẻ… Tôi thầm tự hỏi, nếu sau này đi xa, không có nước mắm, không có những món ăn Việt Nam, làm gì tôi sống nổi đây?
Về nhà, hai chị em tôi không những ăn cho đã thèm, mà còn trấn an được má. Suốt từ lúc chúng tôi rời khỏi nhà, má đứng ngồi không yên. Má thuật lại, là trước đó một ngày, lúc 9 giờ sáng, không còn giới nghiêm nữa, Hải Vân liền chạy ra chùa Bà Lai gặp Ali, rồi hai đứa đi giúp đỡ người dân bị nạn. Hải Vân có vẻ căm thù cộng sản lắm. Nó tuyên bố nhứt định vào không qussn, để đi diệt Cộng. Nó cho biết, chưa bao giờ nó thấy Việt Cộng tàn ác như bây giờ. Nó thấy người chết dưới nhiều hình thức, chớ không phải chết vì súng đạn.
Vì giờ giới nghiêm đã giảm bớt, dân chúng bắt đầu đi lại, mặc đủ tiếng súng của hai bên vẫn còn át cả tiếng xe chạy trong thành nhỏ. Kể từ lúc Hải Vân quyết định vô không quân, má có vẻ buồn, nhưng không nói một lời. Tháy má buồn, chúng tôi cũng không vui, nên bàn nhau không ngủ lại sở làm nữa. Tết chưa kịp đón, mà mấy ngày đầu năm đã có nhiều lộn xộn, không một chút hứa hẹn một năm mới được “An khang thịnh vượng”.