Chương 16

    
ai tuần đầu của tháng 11 năm 1963, sau cái chết mờ ám của anh em cố tổng thống Ngô Đình Diệm, đất nước trở thành cái sở thú, mà thú vật là những sĩ quan cấp cao vừa phản bội một lãnh tụ mà họ đã từng ca tụng là anh minh.
Những ai con trung thành với Tổng thống Diệm phải giấu nỗi tiếc thương ông trong tim của họ. Tôi đã từng nghe người bạn thân nói chuyện với một bà già mua than:
- Bà có biết người ta nói tổng thống tự sát khi bị quân đảo chánh bao vây.
- Láo! Ông là người của Thiên Chúa, không bao giờ lại tự sát như vậy.
Nói xong ông bán than cúi đầu gạt nước mắt. Tôi thấy ông đeo cây thánh giá ở cổ bằng sợi chỉ đên.
Nỗi buồn thảm bao phủ trên các gương mặt của nhiều người Bắc trong tỉnh Cần Thơ bé nhỏ này. Trong khi đó, các cán bộ Mặt trận giải phóng miền Nam lại huênh hoang khoe rằng họ đã nhúng tay vào việc hạ bệ anh em ông Diệm. Trong nhiều làng họ triệu tập các buổi họp do các cán bộ của Mặt trận giải phóng miền Nam vỗ ngực xưng tên, là phe họ đã “tiêu diệt anh em tổng thống Ngô”.
Ông hiệu trưởng trường Phan Thanh Giản ra lệnh cho học sinh các lớp gỡ bỏ hình tổng thống Ngô Đình Diệm. Khi leo lên gỡ hình Tổng thống Diệm trên tường, tôi nhìn vào cặp mắt hiền từ của ông, thầm nói với ông:
- Ai biểu ông để cho bà Nhu làm trời làm đất, mới ra nỗi này!
Cô Thu Hưpng muốn giữ hình của cố tổng thống, nên tôi lấy giấy nhật trình gói lại, rồi đưa cho cô. Trong khi đó, bên trường nam, đám học sinh liệng cả khung lẫn hình thành một đống kiếng bể, khung hình cũng bể luôn. Tự nhiên tôi cảm thấy nôn nao, tưởng như đất nước tôi cũng đang rạn nứt như khung hình đó.
Tôi thấy tôi cô đơn giữa những biến cố đột ngột của đất nước mình. Một quốc trưởng chết, hai ba phe bị nghi là thủ phạm, cho rằng mình cũng bị gán cho là thủ phạm làm sao mà tôi không thắc mắc, tôi nghiệp cho đất nước, và cho cả thân phận tôi!
Cuối tuần, chị em chúng tôi về vườn trong Bang Thạch để thăm bà ngoại và dì Bảy. Khi ra thăm mộ ông ngoại, tôi ước gì ông còn sóng, vì tôi tin rằng ông có thể biết kẻ nào đã giết anh em ông Diệm.
Ba tuần, sau khi ông Diệm bị ám sát, chúng tôi lại nghe tin tổng thống Mỹ John F. Kennedy bị ám sát ở Dallas, tiểu bang Texas. Cũng như nhiều người Việt Nam, chúng tôi tin rằng tổng thống Kennedy quyết liệt chống cộng để thể giữ được ổn định và gia đình tôi được đoàn tụ, và chúng tôi sẽ sống bình thường như những gia đình khác. Rồi chúng tôi sẽ liên lạc lại với họ nội. Ba tôi và cậu tôi, vì lòng yêu nước, đã làm mất truyền thống của hai gia đình.
Có những buổi chiều đi bộ về phía chùa Cây Bàng, ngồi một mình trong chùa hoang vắng, tôi bỗng sợ một ngày nào đó có thể làm mất thể diện của ba tôi, vì tôi không đi theo chí hướng của Người. Nhưng tôi lại tin rằng ba tôi không muốn chúng tôi đi theo cộng sản đâu, vì không bao giờ ba nói với chúng tôi về chủ nghĩa đó, mà trước khi ra đi, ba cũng không có dặn dò gia đình và tôi nói gót ba. Người chỉ là một nhà ái quốc muốn đuổi giặc Tây. Vào thời Tây đô hộ Việt Nam, chỉ có Việt Minh mới đủ sức đương đầu với bọn thực dân. Rồi “đam lâo phải theo lao, trong khi Việt Minh chưa lò đuôi là tay sai của cộng sản quốc tế. Ba tôi lo việc nước, má tôi lo việc nhà, để việc giáo dục phó mặc cho má tôi.
Một hôm, tôi hỏi ông ngoại:
- Ngoại à, nếu cháu không theo họ, mai mốt ba cháu có giận cháu không?
Ông toi trả lời:
- Đạo Thiên chúa họ tin là nếu một người đi tu thành ông cha, thì cả nhà họ được nhờ. Tụi cháu hy sinh ba cháu cho thằng cộng sản đó rồi, không còn nợ nần ai hết.
Tôi cúi đầu quệt nước mất vì câu trả lời này, nhưng tôi và Hải Vân lại thấy an lòng.
Đa số người Việt chúng ta thích tin theo lời đồn. Báo chỉ loan tin “nghe nói” là báo bán chạy như tôm tươi. Ít ai chịu tìm hiểu tận gốc. Khi tôi mới 15, 16, chính phù Ngô Đình Diệm tổ chức bầu cử. Suốt ngày tôi nghe đài phát thành truyền đi những câu hát cổ động cho cuộc bầu cử, như “rủ nhau đi bầu, rủ nhau đi bầu… tay cầm lá phiếu tự do v.v… Nhưng lại có nhiều người nói với nhau rằng: “Bầu làm chi, Chánh phủ nào cũng vậy”. Tôi không đồng ý với họ. Dù còn nhỏ tuổi, tôi cũng biết không thể “chánh phủ nào cũng vậy”, vì nếu cộng sản nắm được quyền, mọi sự sẽ thay đổi trong chớp nhoáng; đời sống của người dân sẽ không còn yên ổn như bây giờ. Tự do cá nhân sẽ bị tiêu diệt. Sở dĩ tôi biết được như vậy, là vì tôi đã chứng kiến những vụ cướp vườn, cướp đất, cướp vợ, cướp con của người dân, do một số người đi “giải phóng trong vùng giải phóng”.
Chuyện nước chuyện non còn nhiều lủng củng, lộn xộn, bà ngoại tôi qua đời vào mùa xuân năm 1964. Bà ngoại không còn được thấy bông bưởi, bông cam, bông quít ở vườn nữa. Bà cũng không còn hưởi tóc chúng tôi mà khen “thơm như bông bưởi” nữa. Cuộc đời của ba gắn bó với mảnh đất ông bà cóc để lại. Không một tấc đất nào trong miếng vườn, không có dấu chân của bà. Mỗi lần bà ra thăm vườn, ông tôi lại nhắc bà mang dép để khỏi đạp phải gai. Ba không bao giờ cãi lại ông, nhưng bà chỉ đi dép có một đỗi rồi lại bỏ ra cầm tay, bà máng nó trên một nhánh cây. Có lần tôi hỏi:
- Sao ngoại không mang dép mà đi chân không?.
Câu trả lời của bà làm tôi ngỡ ngàng, và cho tôi hiểu tâm can của người yêu xứ sở:
- Đất đai của ông bà để lại, đi chưn không nó mới thấm!
Từ đó, mỗi lần về vườn, tôi lột đôi giầy sandale đeo lên bắt chước bà tôi “đi chưn không cho nó thấm”. Nhờ vậy, tôi biết được “cái thấm của đất dưới chân mình” và tôi yêu mảnh vườn của ông bà ngoại hơn.
Ngày xưa buổi sáng, khi người làm vườn tới nhà ăn cơm trước khi ra đồng, bà ngoại tôi lại cầm cây cu liêm (một cái dao hình lưỡi liềm) đi từ bờ này đến luống kia, kiếm điểm từng cây từng bờ, rồi về cho dì Bảy Nhẫn biết cây nào cần tỉa, bờ nào cần đắp. Mấy người làm vườn sẽ theo chỉ dẫn của dì mà làm việc. Bà thường len lỏi đi trong vườn để tỉa mấy nhành cây, cắt mấy cây chuối khô. Nếu có con cháu đi Iheo, bà chỉ những cây quít trĩu quả mà hứa:
- Tới chừng bán quít bà cho con tiền của cây này.
Mấy chị bà con của tôi liền rủ nhau đi tìm những cây quít sai quả rồi buộc một sợi dây làm dấu:
- Tao xí cây này!
Nhưng khi biết được chuyện “xí” này, bà rầy:
- Đồ chết dẫm! Bỏ cái tính tham làm đó nhen!
Chị em chúng tôi mắc cỡ, mạnh ai nấy cắt bỏ dây làm dấu, chỉ co anh Quốc và Hải Vân không cần quần là áo lượt, không cần kẹp tóc, áo nịt ngực, nên không ham tiền bán quít. Nhưng cả thu đông, mùa nào họ cũng đủ ăn, đủ mặc, đủ tiền mua đồ chơi.
Hàng ngày, bà tôi làm việc không ngưng tay. Khi thì bà chẻ lạt cho thợ lợp nhà buộc lá dừa; khi thì vót đũa tre: khi chẻ củi phơi khê, hay xắt thuốc rê cho ông ngoại.
Ngày nay người ta mướn thầy phong thuỷ tới sửa đổi nhà, làm tôi nhớ lại phong thuỷ đã có trong đời sống ở nhà của bà chúng tôi rồi; nó là cách tạo cho lppsi sống thuận tiện.
Bà ngoại giữ cho không có đũa so le, không có chén mẻ; nếu áo rách thì vá, áo đứt nút thì đơm lại. Thúng rổ bị rách thì bà đem sợi dây luộc xải để cột thúng tát mương bị dính sình, mà phải rửa sạch sẽ, phơi kho. Bà nói, không chăm sóc những cái đấy là “cản trở không tốt” cho nhà.
Tôi hay theo bà ra vườn hai lá trầu. Bà dậy tôi lá nào vừa ăn, lá nào là lá non, là nào già cay nồng. Hồi mười hai tuổi, tôi xin bà cho ăn thử tép trầu. Lúc đầu bà không chịu; bà nói con gái ăn nó xấu lắm. Nhưng tôi theo nịnh bà suốt ngày, nào têm trầu cho bà, nào trở cái nia cau cho mau khô ngoài nắng… cuối cùng bà đành cho tôi ăn thử.
Trưa hôm đó say trầu, tôi ngủ li bì trên võng, bỏ buổi cơm. Mấy chị con cậu Tư, cậu Năm, cười tôi quá.
Theo tục lệ xưa, bà mua trước một “cái thọ” cho ông ngoại, cái thọ đó để dưới mái hiên cho khuất nắng, khuất mưa. Khi qua đời, ông được liệm trong cái hòm gỗ tốt. Đến phiền bà qua đời, con cháu họp nhau mua một cái hòm không được tốt bằng cái hòm của ông. Vài năm trước, lúc bà đau nhiều, thường phải đi bác sĩ, nên tôi đã lén may cho bà một bộ quần áo dưỡng già rồi.
Bà ngoại ra đi không kèn không trống, chỉ có nước mắt tiếc thương, kính trọng, và ăn năn hối hận. Tiền để dành lo hậu sự cho bà, dì Bảy đã xài hết cho “chiến dịch”.
Năm 1964, đất nhà không còn an ninh nữa. Ban đêm Việt Cộng làm chú, ban ngày lính quốc gia hành quân, phục kích, bắn sói, bỏ bom. Vì vậy, chỉ có hai ông em trai của bà cũng gia đình hai ông, và đám con cháu phía chúng tôi, với mấy người hàng xóm láng giềng ở Bang Thạch tới Xẻo Môn đưa bà ra tới nơi an nghỉ cuối cùng. Nhà cậu Hai Định quen lớn, nên lính quốc gia, tạm ngưng hành quân mấy tiếng đồng hồ. Mặt khác, dì Bảy xin Việt Cộng ở Xẻo Môn án binh bất động mấy ngày, để tang gia có thể hội họp đông đủ, lo chôn cất bà.
Có điều may mắn, là từ mấy năm trước, bà ngoại đã lo xa mướn người xây hai kim tĩnh cho cả ông lẫn bà. Nếu không, này nay gia đình chúng tôi có thể gặp khó khăn. Dì Bảy không cho tiền làm mộ bia, đừng nói tới chôn cất. Rồi chiến tranh, rồi bom phá sập nhà, dì phải dọn ra chợ Bang Thạch. Ban ngày dì trông coi vườn tược, chiều hội họp với tổ chức, rồi tối trở ra chợ Bang Thạch ngủ.
Từ sau ngày bà ngoại tôi qua đời, dì Bảy Nhãn không còn phải nợ nhà, mà dốc lòng trả nợ nước. Dì đã hy sinh nửa cuộc đời cho gia đình, này dành nửa cuộc đời còn lại trọn vẹn cho nước cho non, sống một cuộc đời trong sạch, gương mẫu. Dì đã thế ba tôi nuôi dậy chúng tôi, bay giờ đi làm mẹ chiến sĩ, nâng đỡ từ tinh thần đến vật chất cho những cán bộ Việt Cộng. Từ Cái Tắc đến Bang Thạch, từ Xẻo Môn đến Cái Chanh, Cái Muồng, khăp hang cùng ngõ hẻm, người nào cũng thương mến, kính trọng dì.
Con đám con nít chúng tôi, nếu dân trong vùng Việt Cộng kiểm soát biết chúng tôi là cháu dì, chúng tôi sẽ được mọi người quý mến. Có những nơi mà chúng tôi không dám tới, dân trong vùng đua nhau noi gương dì Bảy Nhãn.
Tôi nhớ hoài bàn tay chai cứng đầy yêu thương của bà ngoại. Bàn tay ấy thường nắm lấy tay tôi, chỉ lên ngọn cây vú sữa và cây khế sau nhà con mấy trái cuối mùa, rồi nói: “Để bà kêu thang hái cho má con”.
Cậu Khương là cháu kêu bà bằng cô. Nhưng cậu chưa kịp tới, thì tôi lén bà leo bẻ trước. Thấy tôi hay leo trèo, bà thường nói là tôi “có mụ đỡ”, nếu không tôi đã tẽ gẫy cổ chết từ lâu rồi. Tôi còn leo cả cây cau, cây dừa cao chót vót. Có lần tôi leo lên một cây cóc cao vút, chỉ vì mấy trái cóc chín vàng. Nhưng khi tôi hái trái cóc rồi, nhìn xuống đất mới hết hồn, vì đất xa quá. Tôi không dám leo xuống nữa, ôm cây mà khóc, kêu cứu. Cậu Khương phải leo lên, buộc bụng tôi vô cây cóc, ngồi lên vai cậu rồi từ từ leo xuống. Tứ đó tôi chỉ dám lượm cóc rụng, không dám leo cây cóc nữa.
Bà ra đi mà không được thấy mặt hai người con trai bà yêu thương. mong đợi mỏi mòn. Bà mất rồi, không còn ai theg hỏi tôi” “Chừng nào ba con về” hay: “Có nghe tin gì của ba con không.
Tôi tưh thầm hứa hứa với lòng, là lớn lên tôi sẽ có găng theo gương bà. Làm chị, làm mẹ, làm người như bà ngoại tôi. Xương máu của tôi là xương máu của bà. Bấy nhiêu cũng đủ là hành trang vào đời của tôi.
Năm ấy cũng là năm tôi học hết trung học. Huê lợi của nhà bà ngoại không còn đủ để cung cấp cho chúng tôi nữa, vì dì Bảy đã dâng hiến hết cho Việt Cộng. Má tôi không còn cha, không còn mẹ, không còn trông vào huê lợi của vườn tược, nên bà lo lắng làm việc ngày đêm. Tôi xin má cho tôi nghĩ học để đi làm giúp gia đình. Bà vừa khóc vừa nói:
- Con mới có 18 tuổi hà!
Tôi không cãi lại, nhưng bắt đầu từ đó âm thầm kiếm việc làm. Tôi tính toán coi ai có thể mướn tôi được, và tôi muốn làm cái gì, cho ai. Những năm tôi học trung học, má tôi cấm chơi với con trai, nên chị em chúng tôi chơi với “Bạn Bốn Phương”, chúng tôi cùng ra bưu điện gởi thơ, nên đứa nào cũng thích nhà bưu điện Cần Thơ. Khi đã lớn, chúng tôi vẫn còn thích nhà bưu điện. Một hôm, tôi đến đó thử thời vận, qua lời giới thiệu của của anh bạn học, quen với con trai ông trưởng ty Bưu điện. Chánh trị và xã giao nơi tỉnh nhỏ chúng tôi là vậy.
- Cô mấy tuổi?
Ông quản lý Bưu điện vừa hỏi vừa nhìn tôi qua cặp mắt kiếng dầy cộm, đã trở mầu như có dính mỡ của ông.
Tôi lễ phép đáp:
- Dạ, cháu đã 18 tuổi tây, 19 tuổi ta.
Sở dĩ tôi phải “kê khai” cả tuổi tây lẫn tuổi ta để ông già biết tôi là người lớn. Ông lại hỏi tiếp:
- Trước đây cô đã làm việc ở đâu chưa, cô bé?
Nghe giọng Bắc kỳ của ông thật để ghét!
Khi tôi cho biết tôi mới học xong trung học, ông đẩy lá đơn trả lại cho tôi, rồi dựa lung vào ghế nói một cách lạnh lùng không thèm nhìn tôi:
- Chúng tôi không có ai rảnh dậy việc cho người mới lúc này. Chúng tôi cần người có kinh nghiệm cả.
Tôi mắc cỡ cầm lá đơn bước ra khỏi nhà Bưu điện, vừa thất vọng vừa giận ông già quá. Tôi nghĩ thầm trong bụng cho tui vô, đập “chúng tôi” một trận là có kinh nghiệm ngay!
Dáng tôi thấp nhỏ, người ốm nhom ốm nhách, mà hễ giận là muốn đánh cho người đó một trận. Đó là đặc điểm của em anh Khôi. Nhiều lần Hải Vân khuyên tôi hãy đi học võ Judo trước khi muốn đánh ai.
Mộng làm bưu điện của tôi tan vỡ nhanh chóng. Tôi tìm một vài chỗ khác, như việc bán giấy cho rạp hát Casino Huỳnh Lạc. Bà chủ rạp Casino chịu nhận tôi vô làm, người nói phải ký quỹ trước 2.000 đồng. Lúc đó tài sản của tôi mỗi một chiếc xe đạp, giá 1.500 đồng khi mới mua bốn năm về trước. Bán chiếc xe đi để có tiền ký quỹ, tôi sẽ lấy “chân” đâu để đi làm?
Như ngọn lửa vừa nhen nhóm cháy lên, chưa đủ nóng đã bị tàn. Lòng tự tin của tôi như cái bánh xe bị xì hơi, xẹp lép. Nhưng chỉ vai ngày sau tôi thầm tự khuyến khích: “Thua keo này, ta bày keo khác, sợ gì”. Nếu không còn củi để nấu cho cái nồi hy vong đó sôi lên sùng sục, tôi cũng cô hâm cho nó nóng lại từ từ. Tôi nhớ lời bà ngoại dậy tôi kho thịt với nước dừa: “Nấu lửa nhỏ, càng chậm càng ngon”.
Hè năm này, Bang Thạch không còn là nơi yên ổn để đến chơi nữa. Chị Thuận và tôi vừa đi kiếm việc làm vừa tìm cách kiếmm ra tiền để ăn hàng và mua sách đọc. Có mấy cuốn ở nhà sách Văn Nhiều, chúng tôi chưa có tiền mua, dù đã đọc ké. Chúng tôi xin với má cho chúng tôi luông và kết nút áo. Nếu tôi chịu khó, một ngày cũng làm xong được hai cái. Tiền công hai cái áo không đủ mua nửa cuốn sách. Trong khi đó, chị Thuận khéo tay hơn, nên đồ chị luông đẹp hơn. Tôi lấy số tiền ít ỏi ấy ra tiệm sách Văn Nhiều mua một bản nhạc. Hải Vân đàn Mandoline; tôi và Mai Bắc Kỳ song ca.
Rồi một hôm, cái duyên văn nghệ, báo chí bỗng đến với tôi. Lúc đầu, tôi chỉ muốn giúp một ông nhà báo ở sát cạnh nhà tôi, cách nhau một cái hàng rào bằng đây kẽm gai. Tôi nghe nói ông là phóng viên cho tờ báo Sóng Thần trên Sài gòn. Chung quanh gọi ông là dượng Tư Quan. Dượng là một người kỳ lạ ốm yếu như người bị ho lao. Tóc dượng hình như không chải nổi vì có mỡT. Dượng ghét con nít, vì cho con nít là “lũ quỷ ồn ào”. Dượng ở nhà với bà mẹ và một người đàn bà bán bánh cổng nhà buổi trưa, đến chiều thì bán chuối chiên. Tất cả mọi người ở Cả Đại đều thương cho hoàn cảnh của “cô Tư bán chuối chiên”. Mỗi lần hai vợ chồng đánh lộn, dượng Tư Quan đánh vợ bầm mắt, chảy máu, quần áo rách tơi tả. Nhưng vợ cũng không vừa. Có nắm đầu, bứt tóc dượng, rồi vừa la lối, ôm theo đồ quần áo. Cô thường kể lể thật lớn:
- Từ đây tao với mấy đoạn tuyệt… Mầy hút cho hết tiền rồi về đánh tao… Tao luôn… Tao về với má tao.
Hàng xóm ai cũng thuộc lòng mấy câu trách móc.
Dượng Tư cũng chạy theo, níu kéo cô trở lại mà không được. Khi cô bỏ đi, chị em chúng tôi lại nhớ món chuối chiên, Nhưng trăm lần như một, cô chỉ vắng bóng khoảng vài hôm rồi lại thấy cô ngồi cũng một xe lôi với chồng, trở lại nụ cười tươi trên môi, trên mặt. Thế là hoà bình đã được lập lại. Riêng tôi, tôi vẫn thấy thương cô. Cô làm lụng vất vả để kiếm tiền, vậy mà dượng Tư lại đem đốt những đồng tiền mồ hôi, nước mắt của cô trong nhà hút ở Xóm Củi. Hễ cô giấu được đồng nào, chồng cô cũng khảo cho lòi những đồng tiền đó ra mới chịu.
Vậy mà hai người đã sống bên nhau hơn mười bốn năm trời. Sở dĩ hang xóm láng giềng biết như vậy, vì mỗi lần vợ chồng đánh lộn nhau, chính có lại kể lể như vậy.
Một buổi tối, người ta xôn xao vì có tin Việt Cộng vừa nó kho xăng giữa Đầu Sấu và Cái Răng. Kho xăng này chỉ cách nhà tôi độ tám cây số. Nghe được tin đó, tôi chạy qua cho ông nhà báo hay. Nhưng ông không có nhà, vì ông lại đi kiếm cô Tư. Tôi tiếc không gặp ông, vì tin Việt Cộng phá hoại kho xăng nóng hổi. Tôi biết dượng Tư theo phe Quốc gia, nên dượng quan tâm đến hoạt động phá hoại của Việt Cộng. Không cần phải nghĩ ngợi lâu, tôi phóng lên chiếc xe đạp, chạy đi săn tin này.
Khi đến gần kho xăng đang cháy ngùn ngụt, tôi bị sức nóng làm cay mắt. Tôi phải dùng xa xa trong khi cảnh sát không ngừng thổi tu huýt chặn những ai bén mảng đến gần hơn mấy chiếc Jeep đậu cản đường, kể cả những người ở tại phía Nam, bên kia cầu Rạch Ngỗng. Tôi phải năn nỉ mấy ông lính cho tôi sang bên kia bờ sông; nếu tôi không về đúng giờ, má tôi sẽ tưởng tui bị chết cháy. Một anh lính trẻ đành cho tôi đi.
Hai bên đường, người ta chen lấn nhau đứng chật ních chừng một cây số cách kho xăng đang cháy, tôi phải ngừng lai. Xa xa, ngọn lửa bốc lên cao vút, khói đen ngập trời. Bỗng trong đám những người bị sơ tán, có một ông ôm một bọc lớn, vừa đi vừa chạy từ bên kia cầu, miệng chửi Việt Cộng, chửi xe chưa lửa, chửi luôn cả đứa con gái nhỏ nắm áo chạy theo cha. Ông còn lớn tiếng hăm doạ:
- Nhà tao mà cháy, tao chém chết cha thằng chó đẻ nào chủ mưu.
Cây cầu Rạch Ngỗng là chỗ cao nhứt để có thể thấy được ngọn lửa đằng xa. Nhưng rồi lính quân cảnh, cảnh sát lại ra lệnh giải tán đám người đứng trên cầu. Họ bóp kèn xe hơi, thổi tu huýt, la hét ầm ĩ. Nhưng đám đông không chịu giải tán. Từ một chiếc xe GMC, lính nhảy xuống, dùng súng xô người khỏi cây cầu. Lúc đó tôi mới nhích đi được hơn nữa cây cầu về phía Nam. Một người lính bắn bổng một phát súng, làm mọi người hổt hoang bỏ chạy, kẻ đi về hưứng nam, người qua phía bắc. Tôi vội vàng dắt chiếc xe đạp chạy miết qua phía Nam, vì nơi đó có nhà của chị học trò của má tôi. Tôi tính trong bụng, nếu có gì nguy hiểm, tôi còn có người quen. Tôi nhứt định phải lấy được tin này đem về cho ông nhà báo bên hàng xóm.
Đến gần đám cháy, hơi nóng càng dữ dội. Tiếng lửa cháy hoà với tiếng xe chữa lửa, xe cứu thương, làm tôi bắt đầu thấy bồn chồn, nóng ruột. Bấy giờ tôi mới hiểu nghĩa câu người ta thường nói “Nóng ruột như ngồi trên đống lửa”. Tôi không sợ Việt Cộng, mà chỉ sợ má tôi lo, vì lúc đi tôi không cho má biết là tôi đi coi kho xăng cháy. Trời tối, khói mù mịt chỉ có ngọn lửa bốc lên từ kho xăng làm đỏ một góc trời. Vì nhìn không rõ, tôi đụng phải ột bà già ngồi dưới đất, tôi vội vàng xin lỗi và ngồi xuống cạnh bà. Thấy tôi, bà liền kể lại chuyện Việt Cộng pháo kích kho xăng:
- Tao thấy tận mắt nè! Pháo kích ngang qua nhà tao. Mới đầu họ bắn hụt, tới lần thứ ba, thứ tư mới trúng đích.
Bà cho biết, người con trai bà đã trở về nhà ở bờ sông để tìm cách đem mấy con heo, con gà đi tỵ nạn. Bà phải ngồi một mình vì bà bị bại liệt. Tôi liền đề nghị bồng bà đến một nơi an toàn. Bà phì cười, tiếng cười trong vắt, rồi bảo tôi:
- Bay nhỏ xíu, bồng tao đâu được.
Tôi chưa bao giờ nghĩ mình “nhỏ xíu”, vì vậy tôi luồn từ mặt xuống hai chân bà, tay trái đớ thân bà, và kêu bà ôm cổ tôi. Rồi nâng bổng bà lên, bắt đầu đứng dậy đi. Một vài người ngó nhìn chúng tôi, nhưng không ai tiếp tay. Tất cả mọi người đều coi đám cháy. Tôi bỗng bà già vô nhà một người quen của bà. Khi thấy bà đã được an toàn, tôi mới trở lại chỗ để xe đạp. Trời đã tối thui, nên tôi phải vội về nhà, vì “giờ giới nghiêm” của của má tôi dành cho chị Thuận và tôi là 9 giờ 30 tối. Sở dĩ má tôi bày đặt ra “giờ giới nghiêm”, vì một chị bạn cùng lớp bỗng hâm mộ thơ của bà Hồ Xuân Hương: “Duyên thiên chưa thấy cái đầu dọc, Phận liễu sao đã nẩy nét ngang”. Chuyện xảy ra từ mấy năm trước, con chị nay đã biết đi. Nhưng má tôi vẫn không chịu bãi bài bỏ “giờ giới nghiêm”. Có lần tôi làm gan đề nghị bà bỏ giờ giới nghiêm cho chúng tôi dễ thở, nhưng bà làm lơ.
Trên đường về, tôi hai buồn là không tới được gần kho xăng gần hơn, hoặc hỏi thêm được nhiều chi tiết về đám cháy, để thuật lại cho ông nhà báo biết. Đầu óc tôi nghĩ hoài tới bà già năm giữa đường. Hai tay tôi còn mỏi nhừ vì đã bồng bà đi một khoảng khá xa. Tôi thầm tự hỏi, tại sao bà già không khóc? Tại sao bà lại bình tĩnh như vậy? Biết được những điều đó, tôi sẽ cho ông nhà báo biết rằng Việt Cộng không làm nao núng một ai, kể cả một bà già bại xuội, trơ trọi có một mình, và chắc chắn tôi sẽ kể câu chuyện một người đàn ông đã nguyền rủa Việt Cộng, đòi tru di tam tộc thằng Việt Cộng nào mà ông ta tóm được.
Về tới nhà, tôi vội xé giấy trong một cuốn tập, rồi viết tin vụ nổ kho xăng, rồi nhờ bà Hai, má của dượng, chuyển cho dượng Tư Quan.
Chiều hôm sau, cô Tư qua nhà tôi và cho biết chồng cô muốn gặp tôi. Dượng Tư Quan là người quạu quọ, khó tánh, không bao giờ nhìn ai, hoặc chào hỏi ai, nên tôi cũng ngán gặp dượng. Nhưng tôi lại nghĩ rằng mình là con nít, không thể từ chối việc người lớn muốn nói chuyện với mình. Nếu tôi không sang gặp dượng Tư, dượng có thể nghĩ rằng má tôi không biết dậy con.
Dượng chỉ ghế kêu tôi ngồi, rồi dượng đọc bài tường thuật của tôi. Cuối cùng, dượng hỏi tôi:
- Sao cháu không viết kết luận của đám cháy?
Tôi đáp:
- Cảnh sát không cho ai lại gần đám cháy. Họ còn bắn bổng mấy lần để đuổi người ta, không cho ai đứng trên câu.
Dượng Tư cười - đây là lần đầu tiên tôi thấy dượng cười - rồi nói:
- Phóng viên phải xông xáo, gan dạ mới lấy được tin lạ, tin hay chớ.
Tôi làm gan chọc lại dượng:
- Phải luôn luôn có mặt đúng chỗ, đúng lúc nữa, dượng Tư. Tối hôm qua, bà Hai nói dượng đi săn tin khác.
Dượng gượng cười, lấy hai trăm đưa cho tôi. Tôi từ chối, nhưng dượng cho biết dượng phải trả tiền cho người đưa tin. Cầm hai trăm trong tay, mà cứ nhìn nó hoài. Nó làm tôi nảy ra một ý kiến táo bạo: hay là làm phóng viên săn tin Việt Cộng giết người.
Một hôm, tôi nói nhỏ cho Hải Vân nghe ý định táo bạo của tôi. Nó la cho một trận:
- Chị đừng có lộn xộn. Dì Bảy mà biết được, đi méc má, má lại buồn,, má treo chưn chị lên nóc nhà, như mà treo xe máy của chị mấy hôm trước đó.
Tối hôm đó, tôi lót 200 đồng dưới gối khi đi ngủ. Tôi không ngủ được mà nghĩ ngợi miên man đến công việc dự tính làm. Tôi mơ ước làm phóng viên của đài phát thanh, để các tin tôi viết được phát trên làn sóng điện. Lúc đó, tôi sẽ ngồi trước cái radio để được nghe tin của mình được phát thanh cho cả nước nghe.
Sáng hôm sau tôi dậy trễ, mệt mỏi vì sau một đêm không ngủ với mộng mị, ước mơ tràn ngập trong lòng. Tôi rủ chị Thuận ra bờ sông sau chùa Cây Bàng để hỏi ý chị. Thật ra không phải tôi muốn chia xẻ với chị giấc mơ của mình. Khi tôi còn đi học, nhiều lần cô Thu Hương hỏi cả lớp sau này muốn làm nghề gì? Tôi không dám trả lời thật, vì ý muốn của tôi táo bạo quá, nên m1 lần như một chỉ trả lời: “Em chưa biết!”. Tôi ôm giấc mộng được là một sĩ quan trọng quan lực Việt Nam Cộng hoà, rồi trở thành một nữ tướng mũ đỏ. Làm gì mà được nói gót các anh mũ đỏ. Thôi thì thôi, đi viết tin tức cũng hay lắm rồi.
Giấc mơ của chị Thuận giản dị dễ thương hơn nhiều. Ngày từ khi học tiểu học, chị đã mơ làm cô giáo, theo nghiệp ba của chị, rồi “một mái nhà tranh hai quả tim vàng”. Trong mái nhà tranh đó có một tủ, chứa đầy những sách chị đã đọc hay chưa đọc.
Từ bờ sông về nhà, chị Thuận hát nho nhỏ:
- Em ơi nếu mộng không thành thì sao?
Tôi bèn hát đáp lại:
- Em đi lấy chồng Tàu, cho nó mua cái đài radio cho em.
Hai chị em cười khúc khích bên nhau.
Từ đó, giấc mộng trở thành phóng viên, hay biên tập viên theo tôi từng bước. Tôi ăn, tôi ngủ, tôi mơ mộng, tôi tắm, tôi nấu ăn… đều nó bên cạnh. Thật ra, giấc mộng của tôi quá viển vông. Làm sao đứa con gái mới ra khỏi trường trung học, chưa đi làm một ngày nào, chưa biết việc gì ngoài việc học, việc làm con, làm chị mà đòi theo đuổi nghề cầm bút? Những tánh tôi lì hơn trâu, dai hơn con đỉa, cho nên tôi quyết tâm thực hiện được ước mơ này.
Nhiều lần, tôi xin phép má đi lính, nhưng má nhứt địinh không cho vì hai lý do. Một, tôi là con gái, không thể chịu đựng nổi đời sống quân ngũ. Hai, nếu tôi đi lính quốc gia, thể nào cũng bị dì Bảy Nhãn từ. Những nếu tôi chỉ viết tin tức cho quân đội thì chắc tội của tôi sẽ nhẹ hơn đối với dì.
Hoàn cảnh đất nước làm cho gia đình tôi gặp nhiều khó khăn nhưng bù lại, ông trời cũng ban cho tôi nhiều may mắn. Một ông trung uý người Bắc Kỳ ở trọ cạnh nhà tôi, mấy lần mon men đi qua nhà để làm quen với tôi. Những lần nào ông cũng bị má tôi “dàn chào”, nên không bao giờ ông được nói chuyện riêng với tôi, hay bất cứ một chị học trò nào của má. Má tôi cương quyết cấm chị em chúng tôi đi chơi với lính. Một hôm, Hải Vân nói nửa đùa nửa thật khi cả nhà đang ngồi ăn cơm:
- Thời chiến mà má không cho mấy chị quen với lính, thì chắc con gái nhà này thành gái già hết.
Lúc bấy giờ tôi chưa có bạn trai, nhưng tôi nghĩ trung uý Phước hấp dẫn, vì nơi ông làm việc là Phòng V của Vùng IV Chiến thuật, một văn phòng mới được thành lập. Tôi cũng mới nghe nói đến phòng này khi trung uý Phước tự giới thiệu ông. Một trong nhiều chương trình của Phòng V là quân đội thiết lập một đài phát thanh ở Sóc Trăng để loan đi những tin của quân đội. Tôi ngây thơ nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để thể thực hiện giấc mơ của mình.
Trung uý Phước cho biết ông đang đi tìm nhà cho ông giám đốc của Phòng V, đó là đại uý Nguyễn Đạt Thịnh. Lại thêm người mới, từ Sài gòn xuống Cần Thơ. Trung uý Phước cũng cho biết đại uý Thịnh là một nhà văn nổi tiếng ở Sài gòn. Ông đã xuất bản nhiều quyển tiểu thuyết và đã làm chủ bút những tờ báo của Nha chiến tranh tâm lý. Ông là một trong những nhà văn cộng tác với nhiều tờ báo trên Sài gòn, và đã viết nhiều bài phiên bản văn học có giá trị. Trung uý Phước ca tụng xếp của ông không tiếc lời. Người Sài gòn biết nhân tài Nguyễn Đạt Thịnh, nhưng dân miệt vườn của tôi chắc chưa mấy ai biết tới ông, ít nhứt là tuổi học trò có tôi. Tôi thầm tự hứa sẽ tìm đọc sách của Nguyễn Đạt Thịnh vào mùa hè của đời tôi. Những bây giờ đang là mùa xuân, tôi cần gieo mạ, trồng cấy, nghĩa là tôi cần làm quen với đại uý Thịnh trước đã. Một hôm, tôi nói với trung uý Phước là tôi muốn nhờ ông giới thiệu tôi với đại uý Nguyễn Đạt Thịnh. Trung uý Phước cho biết là họ sẽ có mở tiệc ăn mừng ngày khánh thành phòng V. Vì ông nói hơi lớn, tôi phải ra hiệu ông nói nhỏ lại, rồi bước ra cửa, thì thầm:
- Đừng nói lớn, mà em nghe thì khỏi có đi đâu hết!
Phước cười thông cảm, rồi mời tôi đi dự buổi tiệc ấy. Tất nhiên tôi nhận lời ngay.
Ngày mở tiệc, tôi hẹn gặp trung uý Phước tại câu lạc bộ sân quần vợt, rồi chúng tôi đi bộ qua trại Lê Lợi, trên đại lộ Hoà Bình, là con đường rất quan thuộc với tôi, vì suốt những năm học tiểu học rồi trung học, tôi đã đi qua đi lại đến mòn mấy chục đôi guốc, đôi sandale, mà tôi có thèm để ý gì cái trại lính ở cạnh cái bốt canh nhỏ, có lính đứng gác. Bây giờ tôi đi vô đây để khánh thành của một văn phòng lạ hoắc. Tôi cảm thấy như đi lạc vào một nơi xa lạ, rời bỏ cái tuổi học trò, làm cho tôi hồi hộp. Vừa đi trung uý Phước vừa nhắc tôi là đừng thất vọng nếu chưa xin được việc, vì có thể các nhân viên văn phòng của đại uý Thịnh sẽ từ Sài gòn chuyển xuống; họ toàn là sĩ quan và hạ sĩ quan. Không có nhân viên dân sự, không có đàn bà và đương nhiên là không có cả học trò mặt còn xanh. Trung uý nói thêm:
- Nếu đại uý Thịnh cho biết Phòng V không mướn biên tập viên dân sự, em có thể xin một chân thơ ký đánh máy.
Tôi đáp:
- Nhưng em không biết đánh máy!
- Em chỉ cần học một cua đánh máy là xong.
Trung uý Phước dỗ dành tôi bằng một giọng nói Bắc Kỳ quyến rũ, ngọt như mật rót vào tai.
- Em có thể làm một việc khó gấp mười lần, dại gì em phải đi học một cua để làm một việc dễ hơn hả anh?
Hôm ấy tôi không ngớt khen thầm những người dân Sài gòn xuống. Quần áo của họ đẹp hơn quần áo của tỉnh lỵ. Họ là bạn, là tình nhân, là vợ của các sĩ quan trong buổi tiệc. Riêng tôi, tôi cùng thầm hãnh diện là giữa đám ba quân ấy cũng có mặt một nữ sinh áo trắng của trường trung học Plian Thanh Giản. Tôi không có mặc cảm nhà quê hay kém cỏi. Tôi còn lên mặt chủ nhà, chào đón khách từ đường xuống Cần Thơ. Trung uý Phước không ngớt giới thiệu tôi đại tá này, trung uý kia, hay chánh văn phòng nọ. Tôi nói nhỏ với ông:
- Em chỉ muốn bắt tay đại uý Thịnh thỏi, rồi em về.
Tôi muốn trở lại ngày hôm sau để gặp đại uý Thịnh, như tôi lại sợ ông cho là tôi quá hăm hở, quá ngây thơ như một đứa con nít. Mà tôi cũng không muốn để lâu quá, rủi đại uý Thịnh không nhớ tôi là ai. Tôi tính toán, rồi quyết định tôi sẽ gặp sau hai ngày là vừa đủ. Phở nóng ăn nóng mới ngon.
Sáng ngày thứ nhi sau khi được giới thiệu với đại uý Thịnh tôi đến trại Lê Lợi xin gặp ông trưởng Phòng V. Đại uý Thịnh phải ra cổng ký tên, tôi mới được vô gặp ông, vì tôi chưa có căn cước, mà thẻ học sinh vừa hết hạn, ông lính gác cổng không cho tôi vô một mình. Tôi phải xin lỗi ông, vì đã làm phiền ông phải mất công ra tận cổng đón tôi. Nụ cười dễ dãi của ông làm tôi bình tĩnh lại ngay. Ông cho biết từ đó tới giờ không có ai thăm ông mà mang thẻ học sinh. Hai hôm trước, trong buổi tiệc ông nói toàn giọng Bắc, bấy giờ ông nói giọng Nam đặc sệt khiến tôi cảm thấy gần gũi ông hơn, và không còn hồi hộp nữa.
Hôm này quang cảnh Phòng V khác hơn ngày có tiệc, người trong văn phòng đều mặc đồng phục mầu xanh của lính, giầy đen bóng loáng. Ai cũng chăm chú làm việc, trong khi quạt trần quay kẽo kẹt trên trần nhà. Cả phòng im lặng, chỉ tiếng đánh máy và tiếng quạt mà thôi. Văn phòng của đại uý Thịnh ở trong cùng, thì khác hẳn bên ngoài. Phòng này quá phân biệt, có máy lạnh. Hình như ông đọc được ý nghĩ của tôi về khác biệt, nên đã cắt nghĩa cho tôi biết về sự khác biệt ấy. Phòng này phải kín để có thể thâu bằng. Ngoài ra, phòng này còn thêm một người nữa, đó là đại uý phóng viên người Mỹ. Ông Mỹ hiện ở ngoài chiến trường, thỉnh thoảng mới về.
Căn phòng của đại uý Thịnh có một khung kiếng để bên ngoài thể nhìn suốt quá, dù cửa đóng kín. Ông Thịnh không vô cửa ngay mà nhìn vô khung kiếng, rồi nói: “OK, boss cho phép mình vô. Mời cô bé”. “Boss” là một ông thiếu uý, ôm và cao như cây tre miễu, môi thâm đen. Tóc ông không húi ngắn nlur mấy ông nhà binh khác, có vài sợi xoã xuống chân mày, khiến ông phải lấy mấy ngón tay vuốt lên. Ông Thịnh trịnh trọng giới thiệu
- Đây là thiếu uý Nam, một nhà thơ kiêm nhà văn, ông là linh hồn của đài Tiếng nói của Quân Lực Việt Nam Cộng hoà.
Chúng tôi bắt tay nhau, rồi thiếu uý Nam một tay mở của một tay cầm gói thuốc lá Camel bước ra ngoài.
Tôi ngồi xuống cái ghế bên cạnh bàn viết của thiếu uý Nam, nhưng đại uý Thịnh bảo tôi sang ngồi cạnh bàn của ông. Sau đó ông mở hộp xì-gà hiệu King Edwards, lấy một điếu rồi cẩn thận đóng hộp lại cất vào hộc tủ. Cái cách ông hút điếu xì-gà làm tôi tưởng đó là một lễ nghi đặc biệt. Ông từ từ nắm một góc nhỏ của thân điếu xì-gà, kéo ngược lại, xé cái giấy bóng trong suốt bọc ngoài điếu thuốc. Rồi ông lấy hộp quẹt Zippo, bật lửa lên. Ông ghìm ngón cái bên tay mặt giữ cho ngọn lửa tiếp tục cháy, còn tay trái ông xoay tròn điếu thuốc cho đến khi nó đã cháy đều và ở đầu có một vòng tán thuốc; ông đóng hộp quẹt lại. Lúc đó, ông hít một hơi thuốc rồi nhả khói. Tôi nhìn ông Thịnh đốt cuốn lá khô, mà có cảm tưởng điếu xì-gà chắc là một thứ thuốc ất ngon. Đây là cuộc gặp gỡ đầu tiên của tôi với cái thế giới mà họ hàng Việt Cộng của tôi gọi là “Mỹ Ngụy”. Tôi hơi ngỡ ngàng vì trong văn phòng này không có một đồ vật nào do Cần Thơ của tôi sản xuất. Tôi ngồi trên một cái ghế sắt mầu xám, cái bàn viết cùng mầu với cái ghế. Cả cái ghế xoay tròn của đại uý Thịnh cùng cái hộp để giấy tờ trên bàn đều là do “made in USA”
Có lẽ ông Thịnh đọc được ý nghĩ của tôi, nên ông nói:
- Cái gì trong phòng này cũng là Mỹ, chỉ có tôi là không sao, cô bé tìm tôi có việc gì?
Tôi cũng biết trong quân đội người ta gọi nhau bằng cấp bậc, nhưng tôi vẫn còn là học trò, nên chưa quen cách xưng hô của lính. Thời gian đó, tôi chỉ biết có thầy, cô giáo, hoặc ông hiệu trưởng, bà hiệu trưởng mà thôi. Ngay đến ông xã trưởng Bang Thạch, tôi cũng kêu bằng cậu. Bây giờ, đối với đại uý Thịnh, tôi gọi bằng anh cho tiện và thân mật. Tôi đi thẳng vô và để cho xong chuyện:
- Anh Thịnh, em muốn làm việc cho đài phát thanh… anh cần biên tập viên, em có thể….
Nói xong, tôi thở phào nhẹ nhõm, vì chính tôi cũng không ngờ tôi có thể trình bày ý kiến một cách dễ dàng như vậy.
- Sao em muốn đi làm, mà không đi học nữa? - Ông Thịnh ân cần hỏi.
Tôi đáp:
- Em đang cần đi làm để giúp gia đình. Cả nhà em chỉ trông vô má em thôi, nên em thấy má vất vả quá… Em phải giúp má em.
Rồi tôi kể cho đại uý Thịnh nghe những nơi tôi đã đến hỏi việc. Bưu điện thì đòi phải có kinh nghiệm, rạp hát đòi hai ngàn đồng thể chưn. Ông gật đầu tỏ vẻ thông cảm rồi nói:
- Catch-22.
Nhìn mắt tôi, ông hiểu tôi có điều thắc mắc, nên vội giải thích:
- Làm biên tập viên ở đây là việc của lính tráng chúng tôi chớ không có các cô làm.
Tôi đáp ngay:
- Trung uý Phước cũng đã nói với em như vậy. Nhưng đó là luật lệ của Sài gòn, còn đây là vùng 4 Chiến thuật. Anh có quyền đặt ra luật lệ riêng cho văn phòng của anh, vì anh là trưởng phòng mà.
Đại uý Thịnh đặt điều xì-gà lên cái gạt tàn, rồi tựa lưng ghế, mỉm cười:
- Con gái Cần Thơ có tài thuyết phục giói như vậy a?
Tôi mắc cỡ nhưng nói:
- Nếu Việt Cộng để Phòng V sống lâu ở Cần Thơ thì anh hiểu con gái Cần Thơ hơn.
Đại uý Thịnh đã vui vẻ trả lời:
- Tôi tin là tương lai của Phòng V không lệ thuộc vô mấy chú Việt Cộng, cô bé ơi.
Tôi mừng vì thái độ hoà nhã của ông, nên nói ngay:
- Em cũng tin như vậy.
Ông hỏi tôi bao nhiêu tuổi. Tôi liền cho tôi già thêm một tuổi:
- Em mười chín.
- Ờ, nên tin con số 19 không?.
Ông vừa hỏi vừa nghiêng đầu nhìn tôi bằng đôi mắt dò xét, tôi phải cố thuyết phục ông rằng tuổi tác không quan trọng, làm việc đúng sở nguyện mới đáng để ý. Em khó mà hình dung ra em trở thành một người bán cả hay một chị bán nước đá nhận cho con nít ở trường tiểu học.
Tôi nói vừa cười, nhưng trong lòng cảm thấy buồn đến muốn khóc.
Đại uý Thịnh cười vang lên:
- Tôi hình dung cô bé ôm tập đi học, chớ không bán cá hay bán nước đán nhận ở trường học.
Ông nói bằng một giọng Nam Kỳ đặc sệt, làm tôi ngạc nhiên, nhưng trong lúc này này tôi không có thì giờ để khen cái tài ăn nói của ông và phải giải thích cho ông rõ tại sao tôi cần việc làm.
- Chưa bao giờ em phải nói thiệt hoàn cảnh gia đình của em cho người lạ biết. Dĩ nhiên là em rất muốn đi học, vì em mê học của em lắm. Nhưng bây giờ đã tới lúc em phải giúp gia đình không được quyền làm con nít nữa…
Nói đây, tôi bỗng nghẹn ngào khóc, rồi hấp tấp đứng lên bỏ ra về.
Trên đường về nhà, tôi nghĩ rằng cái mộng cầm bút của tôi đã chết yểu trong trứng nước. Nhưng chiều hôm đó, tôi hết sức ngạc nhiên khi trung uý Phước tới nhà tìm tôi. Ông cho biết đại uý Thịnh mời ông ấy và tôi ăn cơm tối. Nhưng tôi không tin, và cho trung uý Phước biết là hồi sáng tôi đã vụng về có thể làm đại uý Thịnh giận tôi khi tôi bỗng dưng bỏ ra về. Truug uý Phước trấn an tôi, và nói đại uý muốn gặp tôi.
Hồi còn đi học, mấy đứa bạn thân của tôi và tôi thường huênh hoang cho rằng chúng tôi làm chủ Cần Tlia. Thật ra chúng tôi là con nít, chưa bao giờ ngồi ăn trong nhà hàng với con nít, chớ đừng nói là đi ăn với mấy ông sĩ quan. Vậy mà tôi nhận lời trung uý Phước liền, phần vì muốn lòng khứ ông ra khỏi nhà càng nhanh càng tốt, để má tôi khỏi bắt gặp, phần vì tôi nghĩ rằng đã đi xin việc làm thì phải can đảm. Tôi nhớ tới lời nói của em Hải Vân, là “muốn ăn phải lăn vô bếp, muốn chết phải lết về hòm!”. Chưa biết việc này sẽ ăn hay sẽ chết, những nếu mà ăn, tôi hẹn gặp đàn ông ở nhà hàng, thì chết là cái chắc.
Chiều hôm đó, đại uý Thịnh đem theo chai cognac, rồi gọi soda và nước đá. Tôi uống nước chanh thôi. Trong lúc ngồi chờ bồi bàn đem soda và nước đá tới, đại uý Thịnh cho biết t ông cho tôi tập sự làm biên tập viên. Vì hoàn cảnh gia đình muốn bỏ học đi làm, nhưng mừng quá, tôi không hỏi đến lương bổng. Được việc trước cái đã. Đại uý Thịnh lớn hơn tôi ít nhứt 12 tuổi, nên ông sành tâm lý, đã đi giầy nhà binh trong bụng tôi khi khi ông cho biết ông sẽ xin cho tôi làm trong chương trình Mỹ viện trợ, tiền lương là bà ngàn đông mỗi tháng. Nhưng ông nói thêm, là nếu không được chấp thuận thêm một nhân viên nữa trong chương trình này, thì tôi sẽ phải đi học lại, vì làm thư ký lương chỉ có một ngàn rưỡi một tháng, không xứng để tôi phải bỏ học. Tôi đồng ý với ông điều này.
Tôi vô nhà cho má tôi hay là có thể tôi sẽ đi làm. Má tôi không tỏ vẻ vui mừng, chỉ giữ im lặng, nhưng tôi biết mà vừa muốn tôi đi học, vừa cần tôi tiếp má một tay. Căn nhà bỗng trở nên nặng nề khó thở. Tôi muốn làm một việc gì cho sự căng thẳng dịu xuống, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Nhà cửa bề bộn quá, má tôi không biết nên dọn dẹp chỗ nào trước chỗ nào sau. Căn nhà ngổn ngang như lòng tôi đêm đó. Tôi nằm cạnh Hoà Bình mà cả đêm trăn trở với cái quyết định đi làm, không sao ngủ được. Vài lúc, tận đáy lòng, tôi thầm mong má tôi lấy chồng, để chị em chúng tôi được đi học tới nơi tới chốn, để tôi vẫn được làm con nít, và tận hưởng cái tuổi dậy thì mới chớm nở. Nhưng đâu có ai xứng đáng làm chồng mà ngoài ba tôi, mà nghĩ tầm bậy như vậy! Tôi chưa kịp yêu ai, và cũng không có hoàn cảnh để người ta yêu mình, thì tôi đã xông vào thế giới của người lớn, còn thằng học trò nào dám để mắt xanh tới người con gái làm việc cho nhà binh nữa. Nhưng mối lo đó còn nhỏ lắm, chưa khiến mất ngủ. Thật ra, mối lo lớn nhất và được xếp hàng đầu, là cái lý lịch của tôi, phản ứng của dì Bảy và mấy chị bà con. Tôi không thể giấu được hết bà con giòng họ của tôi trong Bang Thạch, một khi tôi đi làm cho Phòng V. Ngoài ra, trước khi tôi đi làm, cảnh sát An ninh quân đội sẽ điều tra lý lịch của tôi. Rồi chuyện gì sẽ xảy ra cho đại uý Thịnh, khi họ biết ông mướn con gái của ông Đặng Văn Quang, một cán bộ tập kết? Hầu hết tất cả những người ngoại tôi là những đoàn viên nòng cốt của Mặt trận giải phóng miền Nam. Người thay bà tôi nuôi dưỡng chúng tôi là một chiến sĩ, một người yêu mến “cậu Hồ”?
Người ta thường cho rằng những người tuổi Tuất, cầm tinh con chó, là những người có tình chung thuỷ. Đối với riêng trường hợp của tôi, điều này rất đúng. Đại uý Thịnh đã phá lệ để cho tôi việc làm, thì tôi có bổn phận phải bảo vệ ông, chớ không thể giấu nhẹm lý lịch của mình được, tôi sẵn sàng nhận những hậu quả, vì tôi quan niệm sự thật là ánh sáng, là danh dự của cá nhân tôi.
Hôm sau, tôi hẹn gặp đại uý Thịnh ở câu lạc bộ sân quần vợt. Tôi đến sớm chừng 20 phút, ngồi chờ ông mà cứ ôn đi ôn lại những điều sẽ nói với ông. Tôi sẽ cho ông biết về cây cổ thụ cộng sản gia đình tôi. Tôi phải chỉ cho ông rõ tôi thuộc về nhánh nào trong thân cây đó. Tôi ngồi một mình bên một cái bàn sơn vàng mà lòng đầy băn khoăn, hồi hộp. Mỗi lần gặp những việc khó khăn, muốn bỏ cuộc, tôi hay nhớ lại lời khuyên của ông ngoại: “Làm người thì khó làm chó thì dễ!”. Nếu muốn làm người, ta tranh đấu, phải can đảm, phải siêng năng, phải có lòng tin ở mình.
Đại uý Thịnh tới, cũng mang theo một chai cognac. Lúc ông chậm rãi nhâm nhi ly rượu, tôi cứ ngập ngừng mà không nói những điều đã sắp đặt từ trước. Tôi bẻ hết gần nửa ly tăm xỉa răng để trên bàn. Rồi cuối cùng, tôi cũng phải lấy hết can đảm để trình bầy những điều cần cho đại uý biết:
- Em nghĩ em phải nói thật với anh về bà em. Ba em tập kết ra Bắc. Không phải chỉ một mình ba em, mà cả giòng họ bên ngoại em cũng tập kết. Bấy giờ ở đây chỉ có má em và tụi em không theo cộng sản hay Mặt trận thôi. Em nghĩ anh nên biết điều này để quyết định cho em làm việc trong sở của anh.
Đại uý Thịnh hit một hỏi xì-gà dài, nâng niu điếu thuốc và nói:
- Anh cũng như em thôi… Anh có hai người em đi bộ đội.
Ông đưa tay ra bắt tay tôi. Lúc ấy, tôi có cảm tưởng ông đã cho tôi một cái phao. Tôi thở dài nhẹ nhõm.
Ông hứa sẽ đối phó với các cơ quan an ninh. Trước khi chia tay, ông còn dặn dò:
- Không nên đưa lưng cho người ta coi thẹo.
Ông cho tôi bắt đầu làm việc ngày hôm sau, nhưng là ngày thu năm. Tôi xin hoãn lại đến thứ hai đâu tuần tới. Sở dĩ tôi xin hoãn lại, vì tôi muốn hưởng thêm mấy ngày cuối cùng của học trò với con Mai, con Tuyết, chị Thuận, con Lẽ Kim Lệ trước khi bước chân vào cuộc đời của kẻ đi làm mướn.
Đại uý Thịnh hỏi tôi sẽ làm gì cho hết mấy ngày đó. Tôi vui vẻ trả lời:
- Tụi em lội đua.
- Tôi tưởng con gái Cần Thơ e thẹn lắm, không chơi mấy cái trò đó chớ?
- Lớn lên ở đây mà không biết Iội là có tội với sông ngòi.
Lần đầu tiên tôi thấy thoải mái khi nói chuyện với một sĩ quan, một nhà văn nổi tiếng ở Sài gòn, ông nổi tiếng ở Sài gòn chớ không nổi tiếng ở Cần Thơ. Có thể tôi là người Cần Thơ đầu tiên mà ông quen biết. Tôi hy vọng ông sẽ không nghĩ tỉnh Cần Thơ đầy Việt Cộng.
- Em có nghĩ tới ba thường không?
- Thường như nhịp tim em đập.
- Cho anh hỏi em một câu rất riêng tư nhé!
Tôi gật đầu. Ông hỏi ngay:
- Em con thương ba không?
Tôi không trả lời đại uý Thịnh được, tôi nghẹn ngào không trả lời. Chúng tôi giữ im lặng không biết bao lâu, cuối cùng tôi lên tiếng trước:
- Hy vọng em không phải là một gánh nặng cho anh.
Ông an ủi:
- Cô bé ơi, cái gánh của cô nặng lắm rồi, để tôi gánh hộ cho.
Ông hứa sẽ tìm cách đối phó với phòng An ninh, khi cần.
Tôi về với tràn trề hy vọng. Chân tôi bước nhẹ như tôi có chắp cánh. Rồi tôi chợt nghĩ đến những người bà con của tôi trong Bang Thạch. Không biết ăn làm sao nói làm sao với dì Bảy đây, khi dì biết tôi đi làm cho Quốc gia. Thôi thì chò, có biết bước lên bao xa mà nhảy trước. Con nhà họ Đặng cha có sợ ai.