Dịch giả : Trần Xuân Thủy
Chương 28
Chuyến tàu siêu tốc Hikari (Tia nắng) tới Kyoto

     uay trở lại trung tâm Tokyo, ở thềm chờ số 18, khoảng một trăm người đàn ông Nhật trong những bộ com lê màu xám đang đứng đợi tàu. Nỗi u sầu phảng phất trên gương mặt họ. Họ không mang hành lý; họ không phải người đi du lịch. Đứng tụ tập theo hình bán nguyệt quanh một toa tàu, họ nhìn không chớp mắt, mắt dán chặt vào một cửa sổ. Bên trong chuyến tàu, tại cửa sổ đó, một người đàn ông và đàn bà đứng cạnh ghế của mình, chỉ có phần cằm của họ hiện ra dưới khung cửa số. Hồi còi rúc lên; tàu bắt đầu di chuyển, nhưng trước khi nó động đậy dù chỉ một xăng ti mét, người đàn ông và đàn bà bắt đầu cúi gập người chào tại cửa sổ, lặp đi lặp lại, bên ngoài sân ga, cả trăm người đàn ông kia cũng cúi chào tương tự, rất nhanh chóng, vì đoàn tàu đang tăng tốc. Rồi việc cúi chào ngừng lại: trăm người đàn ông kia vỗ tay. Người đàn ông và đàn bà tiếp tục đứng cho tới khi chúng tôi ra khỏi nhà ga, sau đó họ ngồi xuống đọc báo.
Tôi hỏi một người Nhật ngồi kế bên xem họ là ai.
Anh ta lúc lắc cái đầu. Trong chốc lát, tôi nghĩ anh ta sẽ nói, "Không biết tiếng Anh" - nhưng anh ta đang nghĩ. Anh ta nói, "Không cần nghĩ, tôi cho đó là một giám đốc công ty. Hoặc có thể là một chính trị gia. Tôi không biết ông ta."
"Quả là một buổi tiễn đặc biệt."
"Chuyện này không lạ ở Nhật. Tay đàn ông là người quan trọng. Người làm thuê cho ông ta phải thể hiện sự tôn trọng nào đó, cho dù - anh ta cười - cho dù trong lòng họ không cảm thấy như vậy."
Tôi muốn bám lấy câu chuyện, nhưng khi tôi đang nghĩ câu hỏi, người đàn ông bên cạnh đã với cái cặp và lấy ra một quyển sách sờn mép có tên The golden bowl (Chiếc bát vàng) của Nhà xuất bản Penguin. Anh ta mở ra giữa quyển, gập cái gáy sách tã và bắt đầu đọc. Tôi cũng làm thế với quyển Silence (Im lặng) của Shusaku Endo viết, cảm thấy may mắn vì tin rằng Endo làm cho tôi vui, chứ không phải Henry James. Người đàn ông bấm cái bút bi, viết nguệch ngoạc ba ký tự vào một bên lề đã có chữ viết và giở sang trang. Xem một ai đọc tác phẩm của James có thể rất buồn chán. Tôi đọc cho đến khi người soát vé tới, khi kết thúc việc đục lỗ vé cho hành khách, anh ta đi ngược lại lối đi giữa các hàng ghế, cúi chào và nói, "Cảm ơn! Cảm ơn! Cảm ơn!" đến tận lúc ra tới cửa. Người Nhật cư xử tốt đến hoàn hảo và khiến tính cách này không thể phân biệt được với sự khiếm nhã.
Tôi nhìn ra ngoài cửa số, ngắm vùng ngoại ô Tokyo lần chót, nhưng chúng tiếp tục hiện ra, trải dài hút tầm mắt tôi trên đồng bằng màu nâu phẳng như cái bánh quy. Tàu siêu tốc Hikari, chuyến tàu khách nhanh nhất thế giới, vượt qua quãng đường gần năm trăm cây số từ Tokyo đến Kyotol trong chưa đầy ba giờ, thật sự chưa bao giờ khơi lên nỗi sợ thuần túy trong người dân về việc nối hai thành phố lại với nhau bằng chuỗi đô thị. Dưới một khoảng trời, chỗ làn khói đen phun lên như len dệt, là cột điện cao thế dây nhợ chằng chịt, các tòa nhà cao tầng giống như những hộp số khổng lồ, và các ngôi nhà lộn xộn không được phân khu, không ngôi nào hơn hai tầng, những khung cửa số như tranh vẽ đối diện với các nhà máy. Bên trong các ngôi nhà - tôi biết điều này từ buổi tối đi tham quan ở Tokyo - đều ảm đạm, giản dị, không chê vào đâu được và không thể định tuổi chính xác; bên ngoài, lớp gỗ đã phai màu dính đầy bồ hóng từ ống khói nhà máy bên cạnh, và không nhà nào cách nhà nào quá một bàn chân. Hiểu mật độ dân số ở đây là để đi đến kết luận rằng việc quá đông đúc cần có lối cư xử tốt; bất kỳ sự làm phiền nào, bất cứ thứ gì không ở trong trạng thái hoàn hảo, sẽ khiến nó lộn xộn.
Lướt qua một trang trại rộng chừng tám nghìn mét vuông, tôi hy vọng sẽ nhìn thấy nhiều cánh đồng hơn, nhưng trang trại đó là điều khác biệt duy nhất, không còn gì đáng chú ý hơn nữa: cái cày bé tí, luống cày chật hẹp, cây vụ đông được gieo hạt cách nhau vài chục phân, cỏ khô không được đóng bánh mà thu lại trong các vải bọc nhỏ - bức tranh thu nhỏ về một trang trại. Xa xa, mô hình này được lập lại trên vài ngọn đồi, nhưng những luống cày phủ đầy tuyết, biến cảnh vật thành một tấm vải nhăn nhúm. Đó là hình ảnh hiện ra trước mắt tôi, nhưng ngay khi tôi nghĩ tới chúng thì tàu đã đi xa hàng ki lô mét. Con tàu đi nhanh hơn tôi nghĩ – quá nhanh, mọi người đều ngồi nguyên trên ghế.
Quả là khó để đi dạo trên tàu khi nó di chuyển ở tốc độ đó - một lần rung lắc cũng có thể hạ đo ván bạn - chỉ có những người đẩy xe bán trà và bánh di chuyển dọc các hàng ghế. Không có các đặc trưng truyền thống của tàu chợ, tàu hỏa của Nhật dựa vào các tiện nghi của máy bay: sự tĩnh lặng, chỗ để chân, đèn đọc sách - phải trả thêm mười đô la để ngồi hai người (thay vì ba) một hàng ghế và ngăn hành khách không đứng lên bám vào cửa ra vào. Tốc độ khiến nhiều người buồn ngủ; cũng khiến những người khác không thở được. Nó cản trở việc nói chuyện. Tôi nhớ những chuyến tàu chậm với các toa xe có ghế tựa và những bánh xe ầm ĩ. Đi tàu ở Nhật là sự di chuyển đơn thuần từ thành phố này sang thành phố khác, chẳng có gì thích thú: chỉ có giờ đến là đáng quan tâm. Những chuyến tàu của châu Á đã ở sau tôi. Tôi vẫn tiếp tục đi.
"Tôi thấy anh đang đọc Henry James."
Người đàn ông cười.
"Tôi thấy James về sau này sa vào lảng tránh," tôi nói.
"Khó hiểu?"
"Không, không khó hiểu - chỉ lảng tránh."
"Anh có thể tới lớp của tôi!"
"Anh lên lớp về James à?"
"Ồ, tôi gọi lớp học đó đơn giản là Chiếc bát vàng."
"Nghe có vẻ tham vọng," tôi nói. "Một sinh viên bình thường của anh mất bao lâu để đọc Chiếc bát vàng?"
"Khóa học kéo dài hai năm."
"Họ có đọc quyển sách nào khác không?"
"Chỉ quyển đó thôi."
"Lạy Chúa lòng lành. Anh dạy bao nhiêu bài?"
Anh ta làm một phép đếm đơn giản, sử dụng các đầu ngón tay của mình, sau đó nói, "khoảng hai mươi bài giảng một năm. Tổng cộng bốn mươi bài tất cả."
"Tôi đang đọc Shusaku Endo."
"Tôi biết. Ông ta một trong những người Thiên Chúa giáo ở Nhật."
"Anh dạy văn học Nhật Bản à?"
"Ồ vâng. Nhưng sinh viên vẫn nói chúng tôi không đủ hiện đại. Chúng muốn đọc các sách viết sau chiến tranh."
"Cuộc chiến nào?"
"Thế chiến I - các tác phẩm viết ra sau cải cách Minh Trị."
"Vậy là anh chuyên sâu về các tác phẩm cổ điển?"
"Vâng, thế kỷ 8, 9, cả thế kỷ 11 nữa."
Anh ta liệt kê các tác phẩm và bỏ qua James. Anh ta bảo mình là giáo sư đại học. Tên anh ta là Toyama và là giáo sư dạy tại một trong các trường đại học ở Kyoto. Anh ta nói tôi sẽ thích Kyoto. Faulkner đã rất thích nó và Saul Bellow - ồ, ông ấy cũng thích nó. "Saul Bellow không vui vẻ. Thế là chúng tôi đưa ông ta đến một buổi biểu diễn thoát y. Ông ta thích lắm."
"Tôi cá là thế đấy."
"Anh có thích biểu diễn thoát y không?"
"Chỉ một điểm," tôi đáp. "Nhưng cái mà tôi thấy không phải là biểu diễn thoát y. Những kẻ ác dâm làm tình với bọn bạo dâm, trần truồng tự sát - tôi chưa bao giờ xem những thứ máu me thế! Tôi chả có bụng dạ nào xem chúng. Anh đã đến nhà hát Nichigeki chưa?"
"Rồi," giáo sư Toyama nói. "Chả có gì cả."
"Ôi, tôi không khoái mấy trò truyền máu dâm dục. Tôi rất tiếc. Tôi muốn xem người Nhật ‘quan hệ’ bên ngoài khu vực cấp cứu cơ."
"Ở Kyoto," ông nói, "chúng tôi có một buổi trình diễn thoát y rất đặc biệt - dài ba tiếng. Buổi trình diễn này nổi tiếng lắm. Saul Bellow thích nó nhất. Hầu hết là trình diễn đồng tính nữ. Ví dụ, một cô gái sẽ mang mặt nạ - mặt nạ đặc biệt dùng trong nhà hát kabuki. Mặt nạ đó rất dữ dằn với cái mũi dài. Rõ ràng đây là vật biểu tượng cho dương vật. Cô gái không đeo mặt nạ trên mặt - cô ta đeo nó ở dưới, ngay dưới eo. Bạn diễn của cô ta ngả người xuống và cô ta đút cái mũi vào, giả vờ đang giao hợp. Cao trào của buổi tối là, xin lỗi, là màn trình diễn âm vật. Khi màn này kết thúc, mọi người vỗ tay. Nhưng đó là một vở diễn hay. Tôi nghĩ lúc đó anh nên xem nó."
"Anh có tới đó thường xuyên không?"
"Khi còn trẻ thì tôi hay tới đó, gần đây tôi chỉ tới cùng các khách viếng thăm. Nhưng chúng tôi có rất nhiều khách."
Anh ta nói chính xác, tay siết chặt; anh ta rụt rè, nhưng anh ta có thể nhận thấy tôi thích thú, tôi nói với anh mình cũng là một giảng viên đại học. Anh ta biết nơi ở tại Kyoto: anh nói có thể tới dự giờ giảng của tôi ở đó. Anh ta hỏi về chuyến đi của tôi và hỏi rất kỹ về chặng đi bằng tàu qua Thố Nhĩ Kỳ và Iran.
"Đây là một chuyến đi dài từ London tới Nhật bằng tàu hỏa. Chuyến đi có các khoảnh khắc của nó," tôi nói. Tôi kể cho anh ta về quyển Following the Equator (Theo đường xích đạo) của Mark Twain, về kẻ lang thang hài hước Harry De Windt, người đã viết quyển From Paris to New York by Land (Đi từ Paris tới New York bằng đường bộ), và From Pekin to Calais by Land (Đi từ Bắc Kinh tới Calais bằng đường bộ) tại thời điểm chuyển giao thế kỷ. Giáo sư Toyama cười khi tôi trích lời khuyên của De Windt trong quyển sách cuối:
Tôi chỉ có thể tin quyển sách này may chăng sẽ ngăn cản người khác đi theo tấm gương của tôi, sẽ cảm thấy viên mãn khi biết rằng các trang sách này không phải được viết trong vô vọng. M. Victor Meignan kết luận tác phẩm hài của ông Từ Paris tới Bắc Kinh bằng đường bộ thế này: "Đừng đến đó! Đó là tinh thần của quyển sách này!" Hãy để người đọc hưởng lợi từ kinh nghiệm của chúng ta.
"Một lần," giáo sư Toyama nói, "tôi đi tàu thủy từ London tới Yokohama. Hành trình dài bốn mươi ngày. Đó là một con tàu hàng - không có nhiều hành khách. Chỉ có một người phụ nữ duy nhất trên tàu. Cô ấy là bạn gái của một kiến trúc sư. Nhưng họ như thể là vợ chồng. Đó là thời gian thiếu đàn bà lâu nhất mà tôi chịu đựng. Tất nhiên, khi tới Hồng Kông, chúng tôi lên bờ và xem vài phim khiêu dâm, nhưng chẳng phim nào hay. Phòng chiếu thì ngột ngạt, máy chiếu hỏng liên tục. Phim của Đức, tôi cho là vậy. Âm bản rất chán. Sau đó chúng tôi về Nhật."
"Hồng Kông là chặng dừng chân duy nhất à"
"Ở Penang nữa." Đoàn tàu đã đến một ga xép, điểm dừng duy nhất của tàu Ánh Nắng, bốn mươi lăm giây ở Nagoya, sau đó chúng tôi lại đi tiếp.
"Có rất nhiều gái ở Penang!" tôi nói.
"Đúng thế. Chúng tôi đến quán rượu để tìm người dắt mối. Chúng tôi uống chút bia và gã tú ông bảo, ‘Có gái ở trên tầng.’ Chúng tôi có năm người - tất cả đều là sinh viên Nhật đi từ Anh quốc. Chúng tôi hỏi hắn liệu có thể lên, nhưng trước khi hắn dẫn chúng tôi lên, hắn nhất định thống nhất giá cả. Chúng tôi cũng gặp khó khăn về ngôn ngữ. Hắn có giấy và bút chì. Hắn viết, 'Một lần giao hợp' - quá đắt; ‘hai lần’ - vẫn quá nhiều. Các tiết mục khác nữa - ồ, anh biết thể loại đó mà. Hắn bảo chúng tôi chọn. Nhục thế không biết. Chúng tôi thậm chí phải khai giao hợp bao nhiêu lần trước khi lên tầng. Chúng tôi thôi luôn.
"Tôi hỏi hắn liệu có buổi trình diễn đồng tính nữ nào không. Nhưng hắn là một gã tú ông khôn ngoan. Hắn giả vờ không hiểu! Chúng tôi giải thích - sau đó hắn hiểu. Hắn nói, ‘Người Trung Quốc ở Penang không làm những việc đó. Chúng tao không có buổi trình diễn đồng tính nữ nào.’ Chúng tôi quyết định quay trở về tàu. Hắn rất muốn chúng tôi ở lại. Hắn nó thang cọt kẹt. Duffill rên lần cuối trước khi tôi chìm vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau, Duffill đã đi đâu mất. Tôi nằm trên giường, dùng bàn chân kéo rèm cửa sổ, được vài xăng ti mét thì cái rèm tự cuộn lên, mở ra một không gian đồi núi ngập trong ánh nắng, dãy Alps lấp lóa trong ánh nắng đang lướt qua cửa sổ. Lần đầu tiên sau nhiều ngày, tôi mới thấy mặt trời, buổi sáng đầu tiên trên tàu và tôi bắt đầu nghĩ rằng từ giờ trong hai tháng tới, trời sẽ luôn tiếp tục hừng nắng như thế. Tôi đã đi cả chặng đường qua miền Nam Ấn Độ, trời trong vắt và hai tháng sau, tôi mới thấy mưa, đợt gió mùa đến muộn ở Madras.
Ở Vevey, tôi nhớ tới Daisy và tự hồi phục sức khỏe bằng một cốc hoa quả dầm muối. Ở Montreux, tôi đã thấy khá hơn và cạo râu. Duffill quay lại đúng lúc, tỏ ra rất thích thú với máy cạo râu sạc điện của tôi. Ông ta nói khi dùng dao cạo râu trên tàu, ông ta thường bị rách mặt. Ông ta chỉ cho tôi thấy một vết sẹo ở cổ họng và giới thiệu tên mình. Ông ta đã sống hai tháng ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nói ở đó làm gì. Dưới ánh sáng ban ngày rực rỡ, ông ta trông già hơn so với lúc trời âm u ở Victoria. Tôi đoán ông ta khoảng bảy mươi tuổi. Ông trông cũng không nhanh nhẹn lắm và tôi không thể hiểu nổi tại sao người ta lại sống tới hai tháng ở Thổ Nhĩ Kỳ, trừ khi đó là một kẻ thụt quỹ bỏ trốn.
Ông ta nhìn ra dãy Alps rồi bảo: "Người ta nói nếu người Thụy Sĩ thiết kế ra những dãy núi này, hẳn là họ sẽ phổng mũi lắm."
Tôi quyết định ăn sáng, nhưng khi đi tới cả hai toa đầu - cuối của tàu Phương Đông trực tuyến, tôi vẫn không thấy toa ăn, chỉ có toa ngủ và mọi người đang gà gật trên những ghế ngồi hạng hai. Trên đường về toa 99, có ba cậu bé Thụy Sĩ bám theo tôi, ở cửa mỗi khoang, chúng đều chạm vào tay cầm; nếu mở được, chúng sẽ mở hé và nhòm vào trong, chắc là để nhìn người bên trong mặc đồ hay nằm ườn trên giường. Một thằng bé nói to: "Xin lỗi bà!" hoặc "Xin lỗi ông!" khi những người trong khoang đang bối rối che mình lại. Khi đến toa của tôi, lũ tọc mạch láu lỉnh đó có vẻ rất phấn khích, huýt sáo và ré lên, nhưng với một thái độ lịch sự, bọn chúng lại nói: "Xin lỗi bà!" mỗi khi mở một cánh cửa. Bọn chúng kêu lên lần cuối rồi biến mất.
Cửa khoang của cặp người Mỹ mở ra. Người đàn ông bước ra trước, chỉnh lại nút thắt cà vạt, rồi một phụ nữ đang phải giữ thăng bằng nhờ một chiếc gậy, lập cập bước ra theo sau, rồi va phải cửa sổ. Dãy Alps hiện lên cao dần, ở những nơi sáng rõ nhất, mọc lên những ngôi nhà gỗ mái rộng, là là mặt đất tựa những cây nấm mọc thành cụm, hoặc xa hoặc gần những mái nhà thờ đứng chênh vênh trên núi. Nhiều thung lũng chìm trong bóng tối, ánh mặt trời chỉ chiếu tới những mặt vách núi và ở trên đỉnh. Dưới mặt đất, đoàn tàu đi qua những trang trại hoa quả và những ngôi làng sạch sẽ, người Thụy Sĩ cổ quàng khăn đang đạp xe, một hình ảnh mà người ta thấy ấn tượng trong phút chốc trước khi có cảm giác thôi thúc bước sang một tháng mới.
Cặp người Mỹ quay lại. Người đàn ông nhìn theo hướng của tôi và nói: "Tôi không tìm thấy."
Người phụ nữ nói: "Em không nghĩ là ta đã hết."
"Đừng có ngốc thế, đó đúng là cái đầu máy rồi." Ông ta nhìn tôi. "Anh có thấy không?"
"Cái gì cơ?"
"Toa ăn."
"Chẳng có đâu," tôi nói. "Tôi vừa tìm rồi."
"Thế thì tại sao," người đàn ông nói, giờ đã tỏ ra rất tức giận, "tại sao bọn họ lại gọi chúng tôi đi ăn sáng?"
"Họ gọi hai người à?"
"Đúng thế. ‘Lần gọi cuối cùng.’ Anh không nghe thấy à? ‘Xin thông báo lần gọi ăn sáng cuối cùng,’ bọn họ nói thế. Nên chúng tôi mới vội vã."
Những thằng nhóc Thụy Sĩ hét lên khi mở cửa khoang và chạy trước khi ông người Mỹ này ngó ra. Tiếng tụi nó hét bị lầm tưởng thành tiếng gọi đi ăn sáng, khi bụng đói thì cái tai không còn chính xác nữa.
"Anh ghét nước Pháp," người đàn ông nói.
Vợ ông ta nhìn ra ngoài cửa sổ. "Em nghĩ ta đã ra khỏi đó rồi. Đây đâu phải nước Pháp."
"Là gì cũng được," người đàn ông nói. Ông ta nói mình không thấy vui vẻ gì, nhưng cũng không muốn mình là kẻ than vãn nhiều, ông ta đã phải trả hai mươi đô la để đi taxi từ "Lazarus tới Lions." Sau đó, một người khuân hành lý đã mang hai cái va li của họ từ taxi vào ga và đòi mười đô la. Anh ta không muốn lấy tiền Pháp, anh ta đòi đô la Mỹ.
Tôi bảo vậy là hơi đắt và hỏi thêm: "Anh có trả tiền không?"
"Dĩ nhiên tôi trả," ông ta trả lời.
"Tôi không muốn anh ấy làm ầm lên," bà vợ giải thích.
"Tôi chẳng bao giờ cãi nhau với người khác khi ở nước ngoài," ông ta nói.
"Chúng tôi nghĩ mình sẽ lỡ tàu mất," người phụ nữ nói. Bà ta nói thêm: "Tôi suýt bị xuất huyết."
Cái dạ dày đang trống rỗng nên tôi chẳng mấy quan tâm đến chuyện này. Tôi thấy nhẹ người khi người đàn ông nói: "Đi thôi mẹ nó, nếu ta không có bữa sáng, thì cũng phải quay lại thôi," rồi dẫn người phụ nữ đi.
Duffill đang ăn nốt miếng salami cuối cùng của mình. Ông ta có mời nhưng tôi nói sẽ mua bữa sáng ở sân ga Ý. Duffill đưa miếng salami lên cho vào miệng, ngay khi ông ta cắn miếng thịt, chúng tôi đi vào hầm, không gian tối đen.
"Bật đèn lên đi," ông ta nói. "Tôi không thể ăn trong bóng tối. Tôi không cảm nhận được mùi gì cả."
Tôi lần mò được công tắc đèn rồi bật lên, nhưng chúng tôi vẫn ngồi trong bóng tối.
Duffill nói: "Có lẽ bọn họ tiết kiệm điện."
Trong bóng tối, giọng ông ta có vẻ như rất gần mặt tôi. Tôi di chuyển đến gần cửa sổ, cố nhìn những vách hầm, nhưng chỉ thấy toàn một màu đen. Tiếng đập của bánh xe nghe có vẻ như to hơn trong bóng tối, tàu có vẻ đi nhanh hơn, bóng tối hòa cùng nhịp chuyển động khiến tôi có cảm giác nghẹt thở như đang bị giam cầm, và khiến tôi phân biệt rõ được từng thứ mùi, mùi nồng nặc của khoang tàu, mùi salami, mùi áo len của Duffill và mùi vụn bánh mì. Vài phút trôi qua, chúng tôi vẫn ở trong hầm, cứ như đang rơi xuống một cái giếng, cái lỗ thoát nước của bồn rửa Alps mà cuối cùng sẽ tống chúng tôi vào bên trong bộ máy đồng hồ của nước Thụy Sĩ, những bánh răng lạnh buốt và những con chim cúc cu bị bỏng lạnh.
Duffill nói: "Chắc đây là Simplon."
Tôi bảo: "Ước gì họ bật đèn lên."
Tôi nghe thấy tiếng Duffill đang gói lại phần salami chưa ăn rồi ném cái gói và một góc.
"Ông định làm gì ở Thổ Nhĩ Kỳ?" tôi hỏi.
"Tôi ư?" Duffill nói, cứ như thể trong khoang này có nhiều ông già đang định tới Thổ Nhĩ Kỳ và mỗi người đang đợi đến lượt mình để trình bày lý do. Ông ta ngừng lại một lát và nói: "Tôi sẽ ở Istanbul một thời gian. Sau đó sẽ đi khắp đất nước."
"Công chuyện hay chỉ là đi chơi?" tôi rất háo hức muốn biết và trong bóng tối thế này, tôi thấy không áy náy lắm khi tra hỏi ông ta. Duffill không thấy được sự háo hức trên gương mặt tôi. Mặt khác, tôi cũng nghe thấy được sự chần chừ rõ rệt trong câu trả lời của ông ta.
"Có lẽ cả hai," ông ta trả lời.
Chẳng biết thêm được gì mấy. Tôi đợi thêm ông ta có nói thêm gì nữa không, nhưng chẳng thấy gì, tôi nói: "Thế chính xác thì ông làm gì ở đó, ông Duffill?"
"Tôi ư?" ông ta lại nói câu này, nhưng trước khi tôi có thể đưa ra một câu trả lời mỉa mai, tàu qua khỏi hầm, cả khoang ngập tràn ánh sáng còn Duffill nói: "Chắc đây là nước Ý rồi."
Duffill đội cái mũ vải tuýt lên. Ông ta thấy tôi nhìn chằm chằm vào cái mũ nên giải thích, "Tôi đã đội chiếc mũ này nhiều năm rồi - mười một năm. Phải giặt khô. Tôi mua ở Barrow on Humber." Rồi ông ta mở gói salami tiếp tục bữa ăn vừa bị hầm Simplon làm gián đoạn.
Đúng 9 giờ 35, chúng tôi dừng lại ở ga Domodos-sola, nước Ý, tại đây có một người đàn ông rót cà phê và bán đồ ăn trên một cái xe đẩy khá nặng. Anh ta bán hoa quả, bánh mì miếng, bánh mì ổ, và loại salami, những túi đồ ăn trưa mà anh ta nói là "rất nhiều đồ ngon". Anh ta cũng bán cả rượu vang, Molesworth mua một chai Bardolino và ba chai Chianti để phòng xa, tôi mua một chai Orvieto và một chai Chianti, Duffill cầm một chai vang đỏ.
Molesworth nói: "Tôi sẽ mang cái này về khoang. Lấy giúp tôi một túi đồ ăn trưa nhé?"
Tôi mua hai túi đồ ăn trưa và vài quả táo.
Duffill nói: "Tiền của Anh quốc, tôi chỉ có tiền Anh quốc thôi."
Anh chàng người Ý cầm lấy một bảng của ông già rồi trả lại bằng đồng lira.
Molesworth quay lại bảo: "Cần phải rửa táo đấy. Ở đây có bệnh tiêu chảy." Gã lại nhìn chiếc xe đẩy và nói: "Tôi nghĩ sẽ lấy hai túi đồ ăn trưa cho yên tâm."
Trong khi Molesworth mua thêm đồ ăn và một chai Bardolino nữa, Duffill nói: "Tôi đã đi chuyến tàu này năm 1929."
"Đi lúc đó rất đáng đấy," Molesworth nói. "Con tàu này trước đây cực kỳ tuyệt."
"Chúng ta sẽ ở đây bao lâu?" tôi hỏi.
Chẳng ai biết. Molesworth gọi anh bảo vệ tàu: "Này, George, chúng ta sẽ dừng ở đây bao lâu?"
Anh ta nhún vai và cũng làm như thế khi tàu bắt đầu chuyển bánh.
"Các ông nghĩ chúng ta sắp đi chưa?" tôi hỏi.
"Nó đang đi giật lùi," Molesworth nói. "Tôi nghĩ là họ đang rẽ."
Người bảo vệ tàu nói: "Andiamo." 3
"Người Ý thích mặc đồng phục," Molesworth nói. "Nhìn anh ta mà xem. Mà bộ đồng phục trông rõ rẻ tiền. Bọn họ cứ như những học sinh lớn quá khổ. Có phải anh đang nói với chúng tôi không đấy George?"
"Tôi nghĩ anh ta muốn ta lên tàu," tôi đáp. Tàu ngừng đi giật lùi. Tôi nhảy lên tàu rồi nhìn xuống. Molesworth và Duffill đang ở bậc thang dưới.
"Anh cầm túi," Duffill bảo, "anh lên trước đi."
"Tôi ổn mà," Molesworth nói. "Ông lên đi."
"Nhưng anh có mang túi đồ mà," Duffill nói. Ông ta lấy một cái tẩu từ trong túi áo khoác ra và bắt đầu ngậm tẩu. "Lên đi." Ông ta lùi lại nhường chỗ cho Molesworth.
Molesworth hỏi: "Ông chắc chứ?"
Duffill nói: "Tôi không đi đường dài, cho đến năm 1929. Rồi tôi cũng không đi nữa, cho đến tận sau Thế chiến II." Ông ta lại cho tẩu vào miệng và mỉm cười.
Molesworth trèo lên tàu - chậm chạp vì gã còn mang một chai rượu vang và túi đồ ăn trưa thứ hai. Duffill túm lấy thanh tay vịn cạnh cửa ra vào, đúng lúc đó tàu bắt đầu rời đi và ông ta buông tay ra. Hai bảo vệ tàu lao đến sau lưng ông ta, giữ tay rồi xô ông già đang chạy trên thềm ga và cố vươn tới bậc thang của toa 99. Duffill cảm nhận thấy bàn tay của những người Ý, cố gạt ra và chạy lảo đảo, rồi lùi lại; ông ta liếc nhìn và cười nhạt khi thấy cái cửa vụt qua. Trông ông như già đến một trăm tuổi. Tàu lướt nhanh qua trước mặt ông.
"George!" Molesworth gào ầm lên. "Dừng tàu lại!"
Tôi nghiêng người ra cửa: "Ông ấy vẫn đang trên thềm ga."
Có hai người Ý đứng cạnh chúng tôi, một người soát vé và một người dọn giường. Họ cứ như sắp nhún vai.
"Kéo phanh khẩn cấp đi!" Molesworth nói.
"Không, không, không được," người soát vé nói. "Nếu kéo phanh khẩn cấp, chúng tôi sẽ phải trả năm nghìn lira. Đừng chạm vào đó!"
"Liệu có tàu khác không?" tôi hỏi.
"Có," người dọn giường nói với giọng khó chịu. "Ông ấy có thể bắt kịp chúng ta ở Milan."
"Mấy giờ thì có chuyến tàu kế tiếp đi Milan?" tôi hỏi.
"2 giờ."
"Khi nào chúng ta tới Milan?"
"1 giờ," người soát vé nói. "Chúng ta sẽ rời đó lúc 2 giờ."
"Bố khỉ -"
"Ông già ấy có thể đi xe ô tô," người dọn giường giải thích. "Đừng lo. Ông ấy có thể đi taxi ở Domodossola, taxi đi vi, ‘Bọn tao có thế tổ chức buổi trình diễn. Tao có thể tìm một cô, một trong số chúng mày diễn phần của người nam và những thằng còn lại có thể xem.’ Nhưng dĩ nhiên điều này không cần phải hỏi."
Để đáp lại, tôi kể cho anh ta nghe về nhà thổ trẻ con ở Madras, các tú bà ở Lahore, các mánh khóe tình dục ở Viêng Chăn và Băng Cốc. Với hành trình đã đi, vốn liếng giai thoại của tôi về những chuyện thế này cả đống, giáo sư Toyama rất trân trọng tôi, anh ta đưa tôi danh thiếp. Phần còn lại của chuyến đi, anh ta đọc James, tôi đọc Endo và vị giám đốc công ty đang xử lý cái có vẻ là bài diễn thuyết hoặc báo cáo đang đặt trên cặp, nó được in trên một tờ giấy khổ lớn với các cột chữ đối xứng. Sau đó loa tàu vang lên, chúng tôi được thông báo bằng tiếng Nhật và tiếng Anh về sự nhanh gọn khi tàu tới ga ở Kyoto.
"Không phải vội đâu," giáo sư Toyama nói. "Tàu sẽ đỗ ở đây đủ một phút."
Việc đi một quãng đường dài, sau ba tháng, trở nên giống như thử rượu hoặc dự một bữa tiệc đứng toàn cầu. Đến một địa điểm, thăm thú nó và đánh dấu. Một cuộc thăm viếng, sự tạm nghỉ trước khi chuyến tàu kế tiếp lăn bánh ngăn cản tính phàm ăn, nhưng có thể quay lại. Do đó từ tất cả những ghi chép dài dòng của tôi, có một kết luận đơn giản hơn nổi lên, trong đó Iran được ghi nhớ, Afghanistan bị xóa đi, Pershawar đáng chú ý, Simla tạm được, vân vân. Và điều đó xảy ra ngay sau khi cái mùi nồng nặc của một địa điểm hoặc cảnh tượng ngửi thấy từ một góc ghế trong Toa Xanh cũng đủ xui khiến khách du lịch bỏ qua và đi tiếp. Đến Singapore, tôi biết sẽ không bao giờ quay lại; Nagoya thì tôi đã bỏ qua tại sân ga trong chưa đầy bốn mươi lăm giây; nhưng tôi ghi nhớ Kyoto cho một chuyến quay lại. Kyoto giống như một chai rượu mà bạn nhớ nhãn mác để đảm bảo hạnh phúc trong tương lai.
Kyoto có đền Heian, một ngôi đền màu đỏ rực rỡ, trong khu vườn cây cối mùa đông trụi lá của đền có một chiếc xe điện cổ đỗ giữa các cây thấp, trên con đường rộng chục mét, được nâng niu như vật thiêng. Thời tiết dễ chịu, các phòng trà bằng gỗ, những ngọn núi bao quanh, các phương tiện chở khách công cộng trên phố, bầu không khí thân thiện của những người có học thức uống rượu trong quán nhỏ trên các con hẻm của thành phố. Không có cảnh tiền trao tay ở các quán rượu đó, không phải ký hóa đơn. Người ta uống rượu tại những chỗ này còn hơn cả khách hàng thân thuộc - họ như là thành viên. Nữ chủ quán ghi lại những gì họ ăn còn đồ uống thì dễ đếm. Mọi đàn ông đều có riêng trong tủ rượu của quán này chai whisky Suntory lâu năm, tên người hoặc số được in màu trắng trên cái chai đó.
Vào lúc hai giờ sáng, tại một trong những quán rượu Kyoto, chúng tôi có một cơ số cuộc tán gẫu từ chuyện hài hước của người Nhật cho tới tính dâm dục phảng phất trong Women Beware Women (Đàn bà coi chừng đàn bà) của Middleton. Tôi chộp lấy chủ đề Yukio Mishima tự sát làm người đọc phương Tây sợ hãi nhưng hình như đấy là điều an ủi người Nhật, những người nhìn ra xu hướng đế quốc ngu hiểm của ông ta. Họ dường như coi ông ta theo cách người Mỹ nói về Mary McCarthy rằng cô ta là một đứa con của Cách mạng Mỹ. Tôi nói mình nghĩ Mishima dường như viết các tiểu thuyết của ông dựa trên những phép tắc của đạo Phật.
"Đạo Phật của ông ta sai - rất hời hợt," giáo sư Kishi nói.
"Hắn chỉ học đòi."
Ông Shigahara bảo, "Điều đó không quan trọng. Người Nhật không biết gì về đạo Phật và Mishima cũng không cảm thấy nó. Chúng tôi không cảm thấy nó sâu sắc như người Công giáo các anh cảm thấy về Công giáo. Đó là cách chúng tôi sống, nhưng không dâng hiến hay cầu nguyện. Người Công giáo các anh có giác quan tâm linh."
"Điều này thật mới mẻ với tôi," tôi đáp. Nhưng tôi có thể hiểu làm thế nào người Nhật đi tới kết luận này sau khi đọc quyển Im lặng của Endo, nói về sự ngược đãi tôn giáo và mức độ trung thành. Tôi nói tôi đã đọc các tiểu thuyết Sea of Fertility (Biển màu mỡ) của Mishima. Tôi từng rất thích Spring Snow (Tuyết mùa xuân); quyển Runaway Horses (Những con ngựa chạy đi) khó đọc hơn; đến quyển The Temple of Dawn (Ngôi đền bình minh) thì tôi thấy hoàn toàn lúng túng trước chủ đề tái sinh.
"Ồ, đó là cái mà nó muốn nói," giáo sư Kishi giải
thích.
"Xem ra khó hiểu với tôi," tôi nói.
"Khó hiểu với cả tôi nữa," ông Iwayama lên tiếng.
"Vâng," ông Shigahara thêm vào. "Nhưng khi anh đọc những quyển tiểu thuyết cuối cùng đó, anh hiểu tại sao ông ta lại tự sát."
"Tôi có nhận thấy," tôi nói. "Ông ta tin vào sự tái sinh, có lẽ ông ta mong đợi sẽ sớm quay trở lại."
"Tôi không hy vọng thế đâu!" giáo sư Kishi nói.
"Thật à?"
"Phải, tôi thực sự không hy vọng thế. Tôi hy vọng ông ta ở nguyên nơi ông ta đang ở."
"Một ví dụ về tính hài hước của Nhật!" ông Iwayaina nói.
"Hài hước đen!" giáo sư Miyake góp lời.
Một thứ màu trắng bốc khói, có hình bánh xà phòng, được đặt trước mặt tôi trên quầy rượu.
"Củ cải đấy. Kyoto nổi tiếng vì nó. Ăn đi - anh sẽ thấy nó ngon tuyệt," giáo sư Kishi, người trong vai trò chủ nhà nói.
Tôi nếm thử: nó hơi xơ nhưng thơm. Cô phục vụ nói gì đó bằng tiếng Nhật với giáo sư Kishi.
"Cô ta nói anh trông giống Engelbert Humerdinck. "
"Nói với cô ta," tôi nói, "tôi thấy cô ta có cái đầu gối thật đẹp."
Giáo sư thuật lại. Cô cười và lại nói.
"Cô ấy thích cái mũi của anh!"
Ngày tiếp theo tôi mang dư vị rượu lên đỉnh núi Hiei. Tôi được giáo sư Varley, trước đây từng là thầy giáo của tôi dẫn đi. Giáo sư tìm ra ở Kyoto một nơi ẩn náu tạm thời trước sự ngu xuẩn cao độ mà ông thấy ở Amherst. Gần đến tuổi về hưu, ông rút lui vì chán ghét nơi đó và trốn tới Kyoto. Chúng tôi ngồi trên ghế nhung của chuyến tàu điện Keifuku tới công viên Yase, nơi những cây phong vẫn còn lưa thưa lá, những ngôi sao màu cam nhỏ lấp lánh; sau đó chúng tôi ngồi cáp đến nơi rồi, mẹ nó ơi." Ông chồng người Mỹ đang giúp vợ bước xuống bậc thang, một người khuân vác cũng đỡ bà xuống thềm ga. Thật trùng hợp, cặp vợ chồng này từng đến Venice vào thời điểm thành phố này còn chưa bị tàn phá: giờ đây cả thành phố và hai vị khách này đều đã tàn úa vì căn bệnh tuổi tác. Nhưng bà Ketchum (đó là tên bà ta, đây cũng là điều cuối cùng bà ấy nói với tôi) trông rất ốm yếu; bà ta bước đi, vịn vào chiếc gậy, đau đớn vì những khớp gối gần như hóa đá. Vợ chồng Ketchum có thể sẽ tới Istanbul sau vài hôm nữa, tôi thấy rõ là điên rồ khi họ đi đến một đất nước khỉ ho cò gáy trong tình trạng tập tễnh như vậy.
Tôi đưa hành lý của Duffill cho người soát vé ở Veneto 7 và bảo anh ta liên hệ với Milan để biết về Duffill. Anh ta nói mình sẽ làm, nhưng nói với kiểu vô tâm của người Ý như thế thì khó mà tin được. Tôi xin hóa đơn. Anh ta nhượng bộ, liệt kê các gói đồ của Duffill vào giấy biên nhận với vẻ bực dọc và chậm chạp. Ngay khi chúng tôi rời Venice, tôi xé tờ biên nhận vứt ra ngoài cửa sổ. Tôi yêu cầu làm thế chỉ để làm khó anh ta.
Ở Trieste, Molesworth phát hiện ra rằng tay soát vé người Ý đã xé nhầm tất cả vé trong cái ví hiệu Cook của gã. Tay soát vé người Ý ở Venice đã khiến Molesworth không có vé đi Istanbul và cả Nam Tư. Nhưng Molesworth vẫn bình tĩnh. Gã nói kế sách của mình lúc này là nói không có tiền và chỉ biết tiếng Anh: "Như vậy là đã đẩy bóng sang sân của bọn chúng."
Nhưng tay soát vé mới này rất kiên quyết. Hắn cứ đứng ở cửa khoang của Molesworth. Hắn nói: "Ông không có vé." Molesworth không trả lời. Gã tự rót cho mình một ly rượu vang và nhấp một chút. "Ông không có vé."
"Lỗi của anh, George."
"Ông," người soát vé bảo. Hắn vẫy một chiếc vé trước mặt Molesworth. "Ông không có vé."
"Xin lỗi, George," Molesworth nói, vẫn tiếp tục uống. "Anh phải gọi điện cho Cook thôi."
"Ông không có vé. Ông phải trả tiền."
"Tôi không trả. Không có tiền." Molesworth cau mày đoạn nói với tôi: "Ước gì hắn biến đi."
"Ông không thể đi được."
"Tôi cứ đi."
"Không có vé! Không đi được."
"Trời đất ơi," Molesworth thốt lên. Cuộc tranh luận còn kéo dài thêm một lúc nữa. Molesworth đã bị thuyết phục phải xuống ở ga Trieste. Tay soát vé toát mồ hôi. Hắn giải thích tình hình với người quản lý nhà ga, ông này đứng lên đi khỏi văn phòng nhưng rồi không quay lại. Một gã nhân viên khác xuất hiện. "Nhìn bộ đồng phục kìa," Molesworth nói, "Rõ là cũ rích!" Gã nhân viên này cố gọi điện đi Venice. Hắn quay số bằng ngón tay mũm mĩm. "A lô! A lô!" Nhưng máy điện thoại không hoạt động.
Cuối cùng Molesworth cũng nói: "Tôi bỏ cuộc. Tiền đây này." Gã lấy ra một nắm tiền tờ mười nghìn lira. "Tôi mua vé mới."
Tay soát vé cầm lấy tiền. Molesworth rút lại khi gã soát vé định chộp lấy.
"Nhìn này George," Molesworth nói. "Anh đưa vé cho tôi, nhưng trước khi làm như vậy, anh hãy ngồi xuống viết giấy đảm bảo để tôi có thể lấy lại tiền. Rõ chứ?"
Nhưng tất cả những gì Molesworth nói khi chúng tôi tiếp tục lên đường là: "Tôi nghĩ bọn chúng rất láu cá."
Ở Sezana, biên giới Nam Tư, người ta cũng rất láu cá. Những viên cảnh sát Nam Tư mặt tròn căng, đeo đai đen chéo qua ngực, tràn lên hành lang tàu kiểm tra hộ chiếu. Tôi đưa hộ chiếu của mình ra. Viên cảnh sát vày vò cuốn hộ chiếu, liếm ngón tay cái lật giở từng trang, để lại những vết bẩn trên đó, cho đến khi tìm thấy visa của tôi. Hắn trả lại cho tôi. Tôi bước đi cùng hắn để lấy lại cốc rượu vang bên khoang của Molesworth. Viên cảnh sát đặt bàn tay xòe rộng lên ngực tôi rồi ấn mạnh; tôi ngã dúi dụi về phía sau, hắn mỉm cười, nhếch mép, để lộ ra hàm răng kinh khủng.
"Anh có thể tưởng tượng ra mấy tên cảnh sát Nam Tư này cư xử thế nào đối với khách hạng ba," Molesworth nói, hiếm khi gã bộc lộ lòng trắc ẩn với xã hội như vậy.
"Nàng vẫn khóc và trái đất vẫn quay," tôi nói. "Đàn gảy tai trâu." 8 "Ai nói bài thơ ‘The waste land’ (Miền đất hoang) là vô lý?"
Từ "Jug" 9 này chưa thực sự chính xác, ở bên ngoài tàu, những đứa bé Nam Tư đang đùa nghịch trên đường ray, bố mẹ chúng khép nép đứng xếp hàng, tay giữ va li cho cân, những viên cảnh sát đeo túi da để tiền xu và cầm dùi cui đi tuần, miệng phì phèo thuốc lá, hơi một chút là hô: "Dừng lại!"
Có thêm hành khách lên toa 99 ở Venice: một phụ nữ người Armenia đến từ Thổ Nhĩ Kỳ (cùng một cô em gái ở Watertown, Massachusetts), bà này đi du lịch cùng con trai - mỗi lần tôi nói chuyện với người phụ nữ xinh đẹp, cậu bé lại khóc ré lên, cho đến khi tôi tự hiểu và biến đi chỗ khác; một bà sơ người Ý có gương mặt như một hoàng đế La Mã với hàng ria mép lờ mờ; Enrico, em trai bà sơ, giờ đang nằm trên giường của Duffill; ba người Thổ, bọn họ cố xoay xở để ngủ trên hai chiếc giường; và một bác sĩ đến từ Verona.
Ông bác sĩ là một chuyên gia về ung thư, đang trên đường đi dự hội nghị về ung thư ở Belgrade, ông này đang tán tỉnh Monique, cô cũng đáp trả và dẫn ông ta tới khoang của Molesworth để uống rượu. Ông này có hơi sưng sỉa mặt mày cho đến khi cuộc nói chuyện chuyển sang chủ đề ung thư; giống như bác sĩ Benway của William Burroughs ("Ung thư! Tình yêu đầu đời của tôi!"), ông ta trở nên nồng nhiệt và hào hứng như thể đang tóm tắt lại bài thuyết trình sẽ nói ở hội nghị.Tất cả chúng tôi đều cố gắng ra vẻ hiểu biết về ung thư, nhưng tôi để ý thấy ông bác sĩ đang véo vào tay Monique, cảm giác hình như ông ta đã tìm thấy một triệu chứng nào đó ở cô và đang định khám kỹ hơn, tôi nói chúc ngủ ngon rồi lên giường đọc cuốn Little Dorrit (Dorrit bé nhỏ). Tôi tìm thấy nguồn cảm hứng trong câu nói của Meagles: "Người ta thường tha thứ cho một nơi chốn ngay khi đi qua nơi đó," nó cứ liên tục hiện hữu trong đầu tôi, cho đến khi tôi chìm vào giấc ngủ, giống như những hành khách đang say ngủ trong toa tàu, giống như những đứa trẻ sơ sinh đang nằm trong chiếc nôi đu đưa.
Sáng hôm sau, tôi cạo râu; Enrico ngạc nhiên với máy cạo râu điện cầm tay của tôi, cũng như Duffill lúc trước. Lúc ấy tàu chúng tôi bắt kịp đoàn tàu bên thành gắn tấm biển bằng sứ tráng men khắc hàng chữ Moskva – Beograd. Tàu Phương Đông trực tuyến dừng lại, những chỗ nối các toa kêu ken két, Enrico lao ra ngoài cửa. Đã đến Belgrade, ở đây có điểm đáng chú ý là nhiều từ viết tắt như Centrocoop, Ateks, Rad và từ mà tôi rất thích: Transjug. Tại nhà ga Belgrade này, tôi nghĩ phải dùng máy ảnh mới được. Tôi thấy một nhóm nông dân Nam Tư, bà mẹ, ông bố, bà cụ già cùng một đám trẻ con; người đàn ông có bộ râu kiểu Halloween còn người phụ nữ mặc váy xa tanh màu xanh lá cây trùm lên cái quần nam giới; bà già quấn khăn choàng che kín mặt, chỉ hở mỗi cái lỗ mũi to tướng, xách một chiếc túi Gladstone cũ rích. Phần hành lý còn lại của bọn họ là một đống thùng các tông phân loại lộn xộn và những bó hàng đóng gói gọn ghẽ, hành lý đang được chuyển qua đường ray từ thềm ga bên này sang bên kia. Bất cứ một thùng hàng nào cũng có thể làm trật đường ray. Những người di cư ở Belgrade: một bức chân dung chua chát về sự phù phiếm. Tôi ngắm và chuẩn bị chụp ảnh, nhưng nhìn qua ống kính, tôi thấy bà già thì thầm với người đàn ông, anh này quay ra, ra dấu đe dọa tôi.
Ở xa xa phía dưới thềm ga, tôi lại có cơ hội tuyệt vời khác. Một người đàn ông trong trang phục giám sát đường sắt, với một chiếc mũ nhọn, áo có cầu vai và quần là phẳng phiu đang tiến về phía tôi. Nhưng điều thú vị để đưa lên ảnh là anh ta hai tay cầm hai chiếc giày và đi chân trần. Đôi bàn chân anh ta to bẹt, trông bè ra và trắng giống củ cải. Tôi đợi anh ta đi qua, rồi bấm máy. Anh ta nghe thấy tiếng tách nên đã quay lại văng ra những lời chửi bới khiếm nhã. Sau sự việc đó, tôi chụp ảnh lén lút hơn.
Molesworth nhìn thấy tôi đang thẫn thờ trên thềm ga nên nói: "Tôi lên tàu đây. Tôi chẳng thể tin con tàu này được nữa."
Nhưng mọi người đều đang đứng ở thềm ga; thực ra là tất cả các thềm ở sân ga đều chật ních khách đi tàu, khiến tôi không thể quên được hình ảnh này của Belgrade, như thể ta đứng ở bến cuối và mọi người đang đợi một con tàu không bao giờ xuất hiện, quan sát những đầu tàu không ngừng chuyển hướng. Tôi nói điều đó với Molesworth.
Gã bảo: "Giờ tôi cũng nghĩ về điều đó, khi có cảm giác mình bị ‘duffill’. Tôi không muốn bị như thế. Gã leo lên toa 99 rồi nói to: "Đừng để bị ‘duffill’ đấy!"
Chúng tôi bỏ gã soát vé người Ý ở Venice; tại Belgrade, người soát vé Nam Tư được thay bằng anh soát vé người Bulgaria.
"Người Mỹ à?" anh chàng Bulgaria hỏi tôi khi thu hộ chiếu.
Tôi nói đúng vậy.
"Agnew," anh ta nói và gật đầu.
"Anh biết Agnew?"
Anh ta cười toét. "Ông ta đang khốn khổ đấy."
Molesworth hỏi: "Anh là soát vé hả?"
Anh chàng Bulgaria nhún chân, hơi cúi người xuống.
"Tuyệt quá!" Molesworth nói. "Giờ thì tôi muốn anh dọn mấy cái chai này đi." Gã chỉ xuống sàn khoang của gã, có cả đống chai vang trên sàn.
"Chai rỗng hả?" anh chàng Bulgaria cười nhếch mép.
"Đúng rồi. Hay lắm. Làm đi nhé," Molesworth nói, rồi ra ngồi với tôi cạnh cửa sổ.
Chúng tôi rời nhà ga vào khoảng giữa trưa, ngoại ô Belgrade rợp bóng cây và khá thú vị, khi chúng tôi đi qua, những người lao động đã tạm rời đồ nghề, ngồi vắt chân trong bóng râm, vừa ăn trưa, vừa ngắm đoàn tàu. Tàu đi rất chậm, ta có thể nhìn thấy những đĩa bắp cải hầm và thậm chí đếm được có bao nhiêu quả ô liu đen trong những chiếc bát sứt. Mấy nhóm người đang ăn chuyền tay nhau những ổ bánh mì to bằng quả bóng đá, bẻ thành nhiều miếng lớn, rồi quệt vào đĩa từng mẩu nhỏ.
Mãi lâu sau trong chuyến đi này, tại một quán bar cho tàu thủy Nga ở biển Nhật Bản, trên hành trình xe lửa từ Nhật đi Liên Xô bắt đầu từ vịnh Nakhodka, tôi gặp một anh chàng người Nam Tư vui tính tên là Nikola, anh ta nói với tôi: "Ở Nam Tư, chúng tôi có ba thứ hay: tự do, đàn bà và bia rượu." "Nhưng không phải cả ba trong cùng một lúc, đúng không?" Tôi nói với hy vọng anh ta sẽ không tự ái. Lúc đó tôi bị say sóng nên quên mất nước Nam Tư cũ.
Buổi chiều tháng Chín thật dài, tôi ngồi suốt trên tàu từ Belgrade đi Dimitrovgrad, trong một góc, cạnh chai rượu vang đầy và khoan khoái hút tẩu.
Bên ngoài cửa sổ tàu xuất hiện những người đàn bà, đa phần nhiều tuổi, họ choàng khăn chống nắng và buộc vào người những can nước tưới màu xanh. Bình nguyên thấp lại không bằng phẳng, lớp bụi đất mỏng chỉ đủ nuôi sống vài ba động vật. Khoảng năm con bò đứng bất động, một người chăn gia súc chống gậy trông lũ bò, chúng cũng còm cõi như những hình nhân bù nhìn – hai túi ni lông bọc ngoài hai thanh ngang làm khung xương – trông nom những cánh đồng bắp cải và hồ tiêu xơ xác. Xa xa bên kia những bắp cải xanh, một con lợn hồng hào đâm sầm vào bức rào vỡ nham nhở quanh chuồng, một con bò cái nằm dưới khung thành một sân bóng đá bỏ hoang. Bên ngoài những nếp nhà thôn quê, hồ tiêu đang trổ ra đỏ tía, tua tủa như những cụm hoa trạng nguyên, khô cằn dưới ánh mặt trời. Vùng này công việc đồng áng chủ yếu cày bừa và thu cỏ, những người đàn ông loạng choạng đi sau lũ bò đực kéo cày và bừa gỗ, đôi lúc họ lại lắc lư trên xe đạp chở ngất cỏ khô. Những người chăn thả gia súc không đơn giản làm công việc chăn thả, bọn họ còn là người canh gác để đàn gia súc không bị ăn cướp; một phụ nữ trông bốn con bò, một người đàn ông dùng gậy chăn dắt ba con lợn xám, còn những con gà gầy nhẳng do bọn trẻ con gầy nhẳng phụ trách. Tự do, đàn bà và bia rượu là định nghĩa của Nikola; còn kia một phụ nữ đang dừng lại giữa đồng để uống ngụm nước, cô ta uống xong, nghiêng gập người xuống để buộc đám thân ngô. Những ụ đất rộng vàng xốp trên những vườn nho héo úa; người ta bơm nước, múc nước lên từ nhiều lỗ giếng sâu; hàng loạt đống cỏ khô chất cao và những cánh đồng hồ tiêu đang chín không đều, ban đầu tôi cứ tưởng là vườn hoa. Cảm giác cực kỳ yên tĩnh, như đoàn tàu vút qua một vùng nông thôn xa xôi hoang dã. Cứ thế, trong suốt vài giờ, cảnh không thay đổi, một buổi chiều ở Nam Tư, và rồi mọi người biến mất, cứ như hiện tượng siêu nhiên: đường không có ô tô hay xe đạp, những ngôi nhà với cửa sổ trống trơn nằm bên rìa ruộng đồng hoang vắng, những cây táo trĩu quả không ai buồn hái. Có lẽ, giờ chưa phải lúc – ba rưỡi chiều; có lẽ trời quá nóng. Nhưng những người phơi hồ tiêu và chất những đống cỏ khô kia ở đâu? Đoàn tàu đi qua – đó chính là điều tuyệt vời của một đoàn tàu, ta không có cảm giác đang di chuyển – nhưng thực ra đang di chuyển nhanh hơn bình thường. Sáu thùng nuôi ong gọn gàng, một đầu máy hơi nước bỏ hoang có những bông hoa dại màu trắng đang quấn quanh ống xả khói, một con bò bị buộc ngay chỗ giao nhau của đường dân sinh và đường tàu. Trong cái nóng buổi chiều, khoang của tôi bắt đầu bị bụi phủ, phía đầu tàu, những người Thổ đang nằm ngủ ngon lành trên ghế, miệng há ra, lũ trẻ con còn thức ngồi trên bụng họ. Tại mỗi con sông, mỗi cây cầu mà tàu đi qua, đều có những chốt quân sự xây bằng gạch vuông vắn, giống như những phiên bản mô phỏng tháp Martello của Croatia, chúng đều nham nhở vì trúng bom. Rồi tôi thấy một người đàn ông, không đầu, chúi người trong cánh đồng ngô, bị những thân cây ngô cao hơn anh ta che phủ; tôi tự hỏi không biết mình có bỏ qua nhiều người khác không, vì họ có vẻ lọt thỏm giữa những cánh đồng này.
Một câu chuyện buồn xảy ra ở bên ngoài thành phố Nis. Trên con đường gần đường ray, một đám đông đang chen nhau để nhìn một con ngựa, nó vẫn đang bị buộc chặt vào một xe hàng quá tải, chiếc xe mắc kẹt trong vũng bùn, và con ngựa đã chết ngay đó. Tôi có thể hình dung ra nó bị vỡ tim khi cố thoát khỏi cái xe hàng. Và chuyện đó vừa mới xảy ra: bọn trẻ con gọi lũ bạn, một người đàn ông vội bỏ lại xe đạp chạy đến xem, ở xa hơn, một người đang đứng đái vào hàng rào cũng sốt sắng ra xem con ngựa. Cảnh tượng trông giống trong bức tranh của dân Flemish, trong đó hình ảnh người đái bậy là chi tiết sinh động. Người đàn ông đứng bên bờ rào, lắc lắc những giọt nước tiểu cuối cùng trước khi nhét cái đó vào trong quần rồi lao ra chỗ con ngựa; bức tranh hoàn tất.
"Tôi ghét ngắm cảnh," Molesworth nói. Chúng tôi đang đứng ở cửa sổ hành lang thì tôi bị một viên cảnh sát người Nam Tư cảnh cáo vì chụp ảnh một cái đầu máy hơi nước, trong buổi chiều muộn, bụi cuộn lên theo bước chân của hàng nghìn người lao động đang sắp bước qua đường ray về nhà, họ đứng trong đám bụi hơi nước màu xanh pha trộn với đám mây những con ruồi vàng. Giờ chúng tôi đang ở bên hẻm núi đá bên ngoài Nis, trên đường tới Dimitrovgrad, khi chúng tôi đi qua đây, những vách núi nhô lên, đôi lúc khá cân xứng, trông giống tàn tích của những bức tường gạch kiên cố trong pháo đài của các lâu đài đổ nát. Cảnh này làm Molesworth thấy mệt và tôi nghĩ gã sắp giải thích cho cái sự uể oải của mình. "Tất cả những chuyến đi dài cùng với sách hướng dẫn," nghỉ một lúc rồi gã nói tiếp: "Đám khách du lịch cá sấu cứ đi vào rồi đi ra các nhà thờ, viện bảo tàng, thánh đường. Không, không, không. Tôi chỉ muốn được tĩnh lặng, tìm một cái ghế êm ái. Anh hiểu ý tôi chứ? Tôi muốn đắm mình vào một đất nước."
Gã uống rượu. Cả hai chúng tôi cùng uống, nhưng rượu làm gã trầm ngâm còn tôi thấy đói. Suốt cả ngày, tôi mới ăn một cái bánh pho mát ở Belgrade, một gói bánh quy xoắn và một quả táo chua loét. Quang cảnh nước Bungari với những ngôi nhà cũ nát và những con dê gầy còm, khiến tôi chẳng mấy hy vọng có một bữa ăn ngon ở nhà ga Sofia; và ở thành phố có cái tên đáng sợ Dragoman, có rất nhiều người bao gồm cả những người tràn xuống từ toa 99, sẽ cùng lên tàu vì tất cả chưa bị dính bệnh tả. Những người Bulgaria cho biết căn bệnh này đã tràn vào nước Ý.
Tôi tìm thấy anh soát vé người Bulgaria để hỏi xem một bữa ăn kiểu Bungari thì như thế nào. Rồi tôi viết ra vài từ Bungari ghi lại những món ăn ngon mà anh ta nói: pho mát, khoai tây, bánh mì, xúc xích, xa lát đậu, vân vân... Anh ta đảm bảo với tôi sẽ có đồ ăn ở Sofia.
"Con tàu này chậm kinh khủng," Molesworth nói tàu Phương Đông trực tuyến cót két đi qua bóng tối. Đây đó có những chiếc đèn treo màu vàng, phía xa xa le lói ánh đèn trong một trạm dừng nhỏ, ta có thể thấy người trưởng trạm đứng cách trạm khoảng năm bước chân, đang vẫy cờ ra hiệu cho con tàu chậm chạp này.
Tôi đưa cho Molesworth danh sách những món ăn Bungari và bảo mình định mua những thứ có thể mang đi được ở Sofia; đây có thể là đêm cuối cùng của ta với con tàu Phương Đông trực tuyến – chúng ta xứng đáng có một bữa thịnh soạn.
"Nghe hợp lý đấy," Molesworth nói. "Giờ anh định tiêu tiền thế nào?"
"Tôi vẫn chưa có ý tưởng gì cả," tôi nói.
"Ở đây người ta dùng đồng lev, anh biết đấy. Nhưng vấn đề là tôi không tìm được nơi đổi tiền. Tay quản lý ngân hàng của tôi nói đây là một trong những đồng tiền vớ vẩn nhất – tôi đoán có khi nó chẳng phải tiền, chỉ là giấy lộn." Theo như cách gã nói, tôi có thể thấy rằng gã chẳng đói. Gã tiếp tục, "Tôi luôn dùng thẻ nhựa. Cực kỳ tiện dụng."
"Thẻ nhựa?"
"Mấy cái này này." Gã bỏ chai rượu xuống rồi lấy ra một nắm thẻ tín dụng, xào xáo cả mớ và đọc tên.
"Anh nghĩ thẻ Barclay đã tới được Bungari chưa?"
"Cứ hy vọng là rồi," gã nói. "Còn nếu chưa, thì tôi vẫn còn ít tiền lira."
Khi chúng tôi tới được Sofia đã là mười một giờ đêm, Molesworth và tôi nhảy xuống tàu, người soát vé bảo chúng tôi phải nhanh lên: "Chỉ có mười lăm phút, có khi mười phút thôi."
"Anh nói chúng tôi có nửa giờ mà."
"Nhưng chúng tôi đi chậm. Đừng nói nữa – nhanh lên!"
Chúng tôi bước nhanh trên thềm ga tìm đồ ăn. Có một quán ăn đông nghẹt người vây quanh quầy bán hàng, chẳng có gì khác nữa ngoại trừ một người đàn ông với một cái xe đẩy bốc khói ở phía cuối ga. Ông ta bị hói. Tay này ông ta cầm một túi giấy nhỏ, tay kia mở thùng xe lấy ra vài chiếc bánh, rạch ra và cho miếng xúc xích to bằng quả chuối vào trong, có thể thấy mấy mẩu thịt lợn lòi ra ở quanh đường viền xúc xích. Ba khách hàng đang đứng trước chúng tôi. Ông bán hàng đang phục vụ họ, rất từ tốn, dùng nĩa cho bánh và xúc xích vào trong túi. Đến lượt mình, tôi giơ hai ngón tay lên, rồi đổi ý, giơ ba ngón. Ông ta gói ba cái riêng.
"Cũng thế," Molesworth nói và đưa cho ông ta một tờ một nghìn lira.
"Không, không," ông ta chối, đẩy tờ đô la của tôi ra đồng thời lấy lại túi bánh, cho vào trong xe.
"Ông ta không nhận tiền của chúng ta," Molesworth bảo.
"Banka, banka," ông ta nói.
"Ông ta muốn ta đi đổi tiền."
"Đây là đô la," tôi nói. "Tiền này mua được mọi thứ."
"Ông ta không lấy đâu," Molesworth khuyên. "Banka ở đâu?"
Ông đầu hói chỉ về phía nhà ga. Chúng tôi chạy theo hướng chỉ tay và tìm thấy một quầy đổi tiền, có cả dãy người đang đứng xếp hàng, tay cầm những tờ tiền và đá hành lý nhích lên từng tí một.
"Tôi nghĩ chúng ta phải bỏ cuộc rồi," Molesworth thốt lên.
"Tôi thèm xúc xích đến chết đi được."
"Trừ phi anh muốn bị ‘duffill’," Molesworth nói, "Chúng ta nên quay lại tàu đi."
Chúng tôi lên tàu, chỉ vài phút sau còi tàu rít lên và bóng tối của Bungari nuốt chửng ga Sofia. Enrico thấy chúng tôi trắng tay, đã lấy ít bánh xốp Ý của bà sơ chị gái anh ta cho chúng tôi; người phụ nữ Armenia mời chúng tôi một miếng pho mát, cô ta ngồi cạnh cùng uống với chúng tôi, cho đến khi cậu con trai mặc bộ pyjama đi qua. Thằng bé thấy mẹ đang cười, nó khóc ré lên. "Được rồi, mẹ đi đây," cô ta nói và rời đi. Monique đã đi ngủ, cả Enrico cũng thế. Mọi người trên toa 99 đều ngủ cả, nhưng tàu lại đi nhanh hơn. "Chúng ta vẫn chưa đi xa lắm," Molesworth nói và cắt miếng pho mát. "Còn hai chai vang nữa - mỗi chai một tí - với lại còn chút vang Orvieto để uống nốt. Pho mát, bánh quy. Chúng ta có thể gọi đây là bữa ăn khuya." Chúng tôi tiếp tục uống, Molesworth nói về Ấn Độ, về chuyện gã đã đi tuyến tàu thủy P&O lần đầu tiên như thế nào, cùng với hàng nghìn lính nghĩa vụ và những công nhân thợ mỏ từ mỏ than Durham ra sao. Molesworth cùng những tay sĩ quan đã uống rất nhiều, nhưng mấy tay hạ sĩ quan gục hết. Sau một tháng, bọn họ hết bia. Đánh lộn xảy ra, mấy gã đàn ông nổi loạn, "và khi chúng tôi tới Bombay, đa số bọn họ đều bị giam. Còn tôi lại có thêm sao và quân hàm trên vai vì đã cư xử tốt."
"Chuyện đại loại là như vậy đấy," Molesworth kể. Tàu vẫn đang lướt đi khi gã mở chai rượu vang cuối cùng. "Có một quy tắc hay là hãy uống rượu vang ở mỗi đất nước ta đi qua." Gã liếc ra cửa sổ nhìn bóng đêm. "Tôi nghĩ là ta vẫn đang ở Bulgaria. Tiếc thật!"
Một đàn bảy con chó lông xám, có lẽ là chó hoang, đang chạy đuổi trên đồng cỏ cằn cỗi miền Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, sủa vang khi đoàn tàu đi qua. Lũ chó, ở Thrace, làm tôi tỉnh giấc, Nagel cho rằng "điều này chẳng hấp dẫn gì." Rồi khi lũ chó hoang giảm nhịp chạy và bị tụt lại phía sau đoàn tàu vẫn chuyển bánh, chẳng còn gì để nhìn ngắm ngoại trừ không gian đơn điệu và ảm đạm của những ngọn đồi vô vị. Thỉnh thoảng lướt qua những doanh trại quân đội có những chàng lính đang xúc cây củ cải đường nhuốm bụi vào trong những chiếc xe goòng bằng thép, và vì thiếu vắng bóng cây xanh nên sự đơn điệu của cảnh vật càng rõ rệt. Tôi không thể chịu nổi những dãy đồi trọc. Edirne (Adrianople) nằm ở phía Bắc, còn bốn giờ nữa mới đến Istanbul; chúng tôi đi qua những đồng cỏ, chỉ dừng lại ở những nhà ga nhỏ xíu, một chặng đi qua vùng đất cằn cỗi chẳng có gì để nhớ; đặc điểm của những đồng cỏ nơi đây là trống trơn, chẳng có gì để nói ngoài một màu nâu sẫm.
Tôi vẫn ở bên cửa sổ, hy vọng sẽ gặp được một điều ngạc nhiên nào đó. Chúng tôi đi qua một nhà ga nữa. Tôi cố gắng tìm kiếm một chi tiết nào đó; nhưng mọi sự tiếp tục lặp lại như năm mươi nhà ga trước khiến tôi không để tâm nữa. Nhưng rồi khi đi qua một mảnh vườn, bên cạnh có ba con gà tây đang chạy tung tăng đúng như đặc tính của lũ gà.
"Nhìn kìa!" Molesworth nhìn thấy chúng.
Tôi gật đầu.
"Gà tây. Ở Thổ Nhĩ Kỳ, 10 " gã thốt lên. "Tôi tự hỏi, đó có phải là lý do tại sao họ gọi nó như thế -"
Nhưng không phải vậy. Tên gọi của lũ gà bắt nguồn từ một loại gà sao châu Phi, chúng được nhập khẩu qua Istanbul và ở đây người ta gọi là gà tây. Chúng tôi nói về chuyện này suốt một hai giờ trong lúc uống rượu buổi sáng. Điều này khiến tôi chột dạ, là người đàn ông đã có vợ con mà tôi lại lao vào một cuộc hành trình vô nghĩa, thỏa mãn thú vui du lịch lười biếng của mình.
Đoàn tàu tốc hành dễ chịu từ Paris đã biến thành tàu địa phương Thổ Nhĩ Kỳ rất khó chịu và bực mình. Khi tới ngoại ô Istanbul, đoàn tàu dừng lại ở mọi sân ga, chỉ để cho những người soát vé có cơ hội nghịch mấy cuốn sổ ghi chép ở ga đầu mối Clapham và Scarsdale, Thổ Nhĩ Kỳ.
Ở phía bên tay phải của đoàn tàu là bờ biển Marmara, nơi có những con tàu chở hàng hai bên sườn hoen gỉ cùng những thuyền câu cá có đường viền hình lưỡi dao, vây xung quanh là những chiếc thuyền dài có bơi chèo kiểu Thổ đang bập bềnh trên mặt nước lấp lánh. Phía bên tay trái chúng tôi là vùng ngoại ô đang lướt qua, cứ khoảng năm mươi mét lại có thay đổi: những căn lều rải rác và làng chài nhường chỗ cho các khu chung cư cao tầng, với những căn nhà lán tạm ở phía dưới; rồi khu ổ chuột trồi lên từ một mô đá, những căn nhà gỗ thấp là là mặt đất, gác mái gỗ của những ngôi nhà nhấp nhô nằm chênh vênh trên vách núi – một kiểu xây nhà (kiểu nhà sắp đổ, không sơn, có ba gian) khá được ưa chuộng ở Somerville, Massachusetts, cũng như ở Istanbul. Phải mất một lúc mới nhận ra rằng kiểu nhà xây khác biệt ở đây không phải do tầng lớp xã hội, mà là do thời gian hàng thế kỷ, mỗi kiểu nhà biểu trưng cho một thời kỳ khác nhau – Istanbul là một thành phố đã trải qua hai mươi bảy thế kỷ và đang lão hóa; càng đi gần tới Seraglio nhà cửa trông càng vững chãi hơn (từ ván ốp đến gỗ, từ gỗ đến gạch, từ gạch đến đá).
Istanbul bắt đầu lộ ra khi đoàn tàu đi qua tường thành ở Cổng Vàng, Khải Hoàn Môn của Hoàng đế Theodosius – được xây dựng từ năm 380 nhưng trông tàn tạ không hơn gì những sợi dây phơi quần áo của người Thổ Nhĩ Kỳ. Tại đây, không rõ vì lý do gì, đoàn tàu lại đi nhanh về phía cực Đông của Istanbul, qua Thánh đường Xanh và Topkapi Sarayi, rồi vòng qua cảng Còi Vàng. Nhà ga Sirkeci chẳng thể sánh được với nhà ga đàn chị của nó, Haydarpasa, ở ngay bên kia sông Bosporus, nó lại gần khu đông dân cư Eminonu và gần một trong những thánh đường đẹp nhất thành phố, Yeni Valide Camii. Đó là còn chưa kể đến cầu Galata (nơi tập trung những người bán hàng, quầy bán cá, cửa hàng, nhà hàng, cả những kẻ móc túi ngụy trang như những người bán rong và cũng chào hàng) khiến cho ai mới đến Istanbul bằng tàu tốc hành Phương Đông trực tuyến vừa bị sốc vừa thấy thích thú khi được lao thẳng vào khu chợ phương Đông.
"Trông gớm ghiếc quá," Molesworth nói. Nhưng gã đang mỉm cười. "Tôi nghĩ, tôi sắp thích nơi này rồi." Gã đi tới làng chài đắt đỏ Tarabya. Gã cho tôi số điện thoại và dặn hãy gọi khi nào tôi thấy chán. Chúng tôi vẫn đang ở thềm ga Sirkeci. Molesworth quay về phía con tàu: "Tôi không thấy buồn khi chia tay đoàn tàu này, anh thấy đúng không?" Nhưng gã nói thế với một giọng khó chịu mà trìu mến, kiểu như một người tự bảo mình là ngốc nhưng lại ám chỉ ngược lại.
Thoáng nhìn qua chính mình trong chiếc gương mạ vàng cao ba mét tại khách sạn Pera Palas ở Istanbul ta sẽ cảm nhận được hào quang trong phút chốc, cảm giác sung sướng khi thấy gương mặt mình trong chân dung một hoàng tử. Cách bài trí không gian đượm vẻ xa xỉ nhưng đã xuống cấp, một khoảng rộng trải thảm êm ái, lót ván đen, tường và trần nhà chạm khắc kiểu Rococo 11 thế kỷ 18, trên đó những vị thần tình yêu đang mỉm cười nhẫn nại. Ở trên cao quá đầu là những chiếc đèn chùm cầu kỳ, giống như những cái chuông gió pha lê, qua những cột bằng đá cẩm thạch ở phòng khiêu vũ và những cây cọ ở khu quầy rượu màu gụ, trên đó treo rất nhiều bản sao các bức tranh tầm thường kiểu Pháp. Nhìn từ bên ngoài, khách sạn này chẳng đồ sộ gì hơn ngân hàng Charlestown ở Boston, hiện có hai người điều hành khách sạn, đều da màu, nhỏ thó và trông cứ như là họ hàng khác khác nhau vài thế hệ, mỗi người đều có nụ cười tự mãn ở dưới lớp ria mép khi dùng tiếng Pháp trả lời những câu hỏi tiếng Anh. Một điều hay là, theo ước nguyện của người chủ quá cố - một nhà từ thiện người Thổ Nhĩ Kỳ - khách sạn này là một quỹ từ thiện: lợi nhuận từ mức chi phí hạng sang hay mọi khoản thu thêm, đều góp phần cải thiện tình trạng nghèo đói của người Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày đầu tiên ở thành phố này, tôi đã đi bộ liên miên, giống như một người được giải thoát khỏi trận tù túng dài ngày. Án phạt duy nhất khi đi tàu đối với người ham hoạt động như tôi là bị tước đoạt quyền đi lại. Nhiều ngày trôi qua, tôi đi chậm lại, và với cuốn sách về Thổ Nhĩ Kỳ của Nagel trong tay, tôi bắt đầu đi ngắm cảnh, một hoạt động thư thái thật sự vì cũng giống như việc nghiên cứu, phải chăm chú quan sát, lắng nghe mọi chuyện xa xưa, tự ca ngợi bản thân với ý thức rằng ta đang khám phá quá khứ, trong khi lại đang tự nghĩ ra quá khứ, sử dụng một cuốn sách hướng dẫn với những chú thích ngắn gọn. Tuy nhiên, nên quan sát Istanbul như thế nào? Trong cuốn sách Turkey, a traveller’s guide and history (Thổ Nhĩ Kỳ, lịch sử và hướng dẫn cho khách du lịch), Gwyn Williams khuyên rằng:
"Dành một ngày cho các bức tường thành và pháo đài, vài ngày thăm thú hệ thống ống nước và bể chứa trong và ngoài thành phố, một tuần đi thăm các cung điện, một tuần nữa thăm viện bảo tàng, một ngày cho các cột và tháp, vài tuần cho các nhà thờ và thánh đường… Dành vài ngày cho các khu mộ, nghĩa trang và cách trang điểm cho người chết có khi hay hơn ta vẫn tưởng."
Sau khi mệt nhoài vì xem xác chết, chẳng bận tâm đến cách trang điểm, có khi lại hay. Trong trường hợp nào tôi cũng phải bắt tàu; nên tôi lượn qua vài góc đường và tự thuyết phục rằng đây là thành phố mà mình sẽ rất vui được trở lại. Ở khu đạo Hồi Topkapi, tôi đã được thấy những nhóm thái giám da màu. Bên ngoài mỗi xà lim là các loại dụng cụ tra tấn khác nhau, vặn ngón cái, roi và nhiều thứ khác. Theo người hướng dẫn, những hình thức trừng phạt không phải lúc nào cũng phức tạp. Tôi bảo cô ta cho ví dụ.
"Họ treo người lên rồi đánh vào bàn chân," cô ta nói.
Một người Pháp quay sang tôi và hỏi: "Cô ấy nói tiếng Anh đấy à?"
Quả đúng vậy, cô ta còn nói cả tiếng Đức, nhưng với cả hai thứ tiếng, cô ta đều nói với âm điệu của tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Chẳng ai bận tâm đến điều này, hầu hết mọi người chỉ hỏi đi hỏi lại: "không biết thử mấy cái này thì thế nào?" Điểm nhấn trong căn phòng đá quý gây sự tò mò mỉa mai, vì hầu hết đá quý gắn trên dao găm và gươm đều là giả, đồ thật đã bị ăn trộm từ nhiều năm trước. Không nghi ngờ gì về việc giá vé máy bay trung bình đi Istanbul có thể mua được cả kho báu ở Topkapi, mặc dù người Thổ Nhĩ Kỳ, có thể vì lý do yêu nước, khẳng định rằng những viên ngọc to bằng quả trứng là đồ thật, cũng như họ khăng khăng cho rằng vết chân của đấng Toàn năng Mohammed trong bảo tàng thần thánh ở bên kia sân là vết chân thực sự của Người. Nếu quả như vậy, có lẽ ông ta là người Ả rập duy nhất trong lịch sử đi xăng đan cỡ EEE-14.
Một câu chuyện lạ lùng hơn chuyện này, nhưng hiển nhiên có thật, là câu chuyện đằng sau bức tranh khảm ở phòng trưng bày phía trên của nhà thờ Thánh Sofia. Bức tranh mô tả Nữ hoàng Zoe (980-1050) và người chồng thứ ba của bà – ông Constantine Monomachus. Khuôn mặt của Constantine bị che lấp bởi một cái mặt nạ giống như trong bức chân dung nổi tiếng Gertrude Stein của Picasso. Quả thực, khuôn mặt của Constantine được đưa vào trong bức họa này sau khi người chồng thứ nhất của bà Zoe, ông Romanus III, qua đời hoặc bị lưu đày. Tuy nhiên, những bức tranh khảm đẹp nhất không nằm trong những nhà thờ và giáo đường lớn ở trung tâm Istanbul, mà nằm trong tòa nhà đổ nát, nhem nhuốc mang tên Kariye Camii ở ngoại ô thành phố. Tại đây, những bức tranh khảm cực kỳ mềm mại và giàu tính nhân văn. Hàng triệu viên đá nhỏ đã tạo nên hiệu ứng của những nét cọ: Chúa Jesus dường như đang sống và Đức Mẹ Đồng Trinh trong một bức tranh trên tường trông giống hệt như Virginia Woolf 12.
Chiều hôm đó, nóng lòng được chiêm ngưỡng bộ mặt Á Đông của Istanbul đồng thời chuẩn bị mua vé đến Teheran, tôi đi chuyến phà qua Bosporus đến Haydar-pasa. Biển lặng đến bất ngờ. Vì đã từng đọc tiểu thuyết Don Juan, nên tôi nghĩ sẽ có một chuyến đi bão tố y như trong truyện:
Không có một vùng biển động khiến người ta nôn mửa,
Những xoáy nước nguy hiểm với những cơn sóng lớn hơn cả ở Biển Đen. 13
Nhưng đó là Bosporus nhìn từ xa. Ở đây biển lặng như gương, phản chiếu hình ảnh ga Haydarpasa, một tòa nhà kiểu châu Âu tối tăm, nặng nề với cái đồng hồ lớn và hai tòa tháp chóp cùng. Nhà ga này là một cửa ngõ không phù hợp để đến châu Á. Ga được xây từ năm 1909 theo thiết kế của một kiến trúc sư người Đức, người hình như cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ sớm trở thành một phần của đế chế Đức, và tại một nhà ga như thế này, những người dân bị trị sẽ ngồi nhai xúc xích một cách trung thành. Có vẻ như người ta định xây dựng một tòa nhà để treo chân dung của Hoàng đế Đức, và nó chẳng ăn nhập gì với nơi này.
"Teheran gitmek ichin bir bilet istiyorum," 14 tôi nói với cô gái ở quầy vé, mắt nhìn vào sách để lấy tự tin.
"Chúng tôi không bán vé vào Chủ nhật," cô gái trả lời bằng tiếng Anh. "Xin quay lại vào ngày mai."
Vì đang ở phía bên phải của Bosporus, tôi bước đi từ nhà ga đến Selimiye Barracks, nơi Florence Nightingale 15 đã chăm sóc các binh sĩ bị thương nặng trong chiến tranh Krym. Tôi hỏi lính gác liệu tôi có thể được vào trong không. Anh ta hỏi lại: "Nightingale?" Tôi gật đầu. Anh ta nói phòng của bà đóng cửa vào Chủ nhật và chỉ hướng cho tôi đến nghĩa trang Uskudar, nghĩa trang lớn nhất Istanbul.
Trên đường đến Uskudar, tôi nhìn nhận thấu đáo hơn điều luôn làm tôi trăn trở về đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Người cha của nhân dân nước này là Mustafa Kemal Ataturk nên đi khắp mọi nơi ở Thổ Nhĩ Kỳ, ta đều thấy ảnh, chân dung và tượng của ông; ông xuất hiện trên các biển quảng cáo, tem, tiền xu. Các con đường, quảng trường được đặt theo tên ông và ông cũng là chủ đề thường thấy trong các cuộc nói chuyện ở nước này. Gương mặt ông đã trở thành biểu tượng, mang hình một ngôi sao gần gũi, với một chiếc mũi, cái cằm và rất phổ biến như một kiểu nhân vật mà người Trung Quốc hay dùng để đuổi tà ma. Ataturk lên nắm quyền năm 1923, tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ là nước cộng hòa và theo đường lối hiện đại hóa, ông cho đóng cửa các trường tôn giáo, giải phóng các quy định tu sĩ khổ hạnh, giới thiệu chữ cái Latin ABC và bộ luật dân sự Thụy Sĩ. Ông mất năm 1938, đây chính là suy ngẫm của tôi: công cuộc hiện đại hòa chấm dứt ở Thổ Nhĩ Kỳ cùng với cái chết của Ataturk vào lúc 9 giờ 5 phút ngày mười tháng Mười một năm 1938. Để ghi nhớ ngày này, căn phòng nơi ông nhắm mắt được giữ nguyên, các đồng hồ trong lâu đài cũng luôn để ở lúc 9 giờ 5 phút.
Điều này giải thích tại sao người Thổ Nhĩ Kỳ ăn mặc y như thời năm 1938, áo len lông màu nâu, tất có hoa văn, quần thụng kẻ sọc, áo vải xẹc màu xanh có cầu vai bay phấp phới như có cánh và một chiếc khăn tay nhô ra ở túi áo ngực. Tóc họ hơi gợn sóng, có vuốt sáp, ria mép thì được nhổ sạch. Đường viền gấu trên những chiếc váy nâu bằng vải garbadine của phụ nữ thường dài quá gối khoảng năm xăng ti mét. Đấy là sự hiện đại thời trước chiến tranh và bạn không phải nhìn đâu xa để biết các mẫu xe năm 1938 của hãng Packard, Dodge hay Pontiac lượn trên phố ra sao, đường phố đã được mở rộng ra sau khi các mẫu xe này ra đời. Những cửa hàng đồ gỗ ở Istanbul trưng bày thiết kế mới nhất bên cửa sổ - ghế được bọc quá kín trong hộp và sofa có chân đế cong. Tất cả những thứ này đều dẫn đến một kết luận rằng, nếu đỉnh cao sự tinh tế của đế chế Ottoman rơi vào giai đoạn thế kỷ 16 dưới triều đại Suleiman Vĩ đại, thì đỉnh điềm của quá trình hiện đại rơi vào năm 1938 khi Ataturk đang hiện đại hóa phong cách Thổ Nhĩ Kỳ một cách dè dặt theo kiểu phương Tây.
"Sao thế? Khôn quá đấy ông bạn ạ," Molesworth nói khi tôi gọi gã dậy để giải thích. Rồi gã đổi chủ đề. Gã rất thích Tarabya; thời tiết thật tuyệt. "Đi ăn trưa nào. Đi taxi đắt lắm, nhưng tôi hứa với anh rằng sẽ có rượu vang ngon. Nó gọi là Cankia hay Ankia gì đó. Là loại nguyên chất, trắng, có hơi ánh hồng nhẹ - không phải màu như hoa hồng đâu, vì tôi ghét hoa hồng. Thứ này quả thực uống rất được."
Tôi không thể ăn trưa cùng Molesworth. Tôi đã có hẹn trước đó, nhiệm vụ duy nhất của tôi ở Istanbul là một bài giảng tiệc trưa do mấy nhân viên đại sứ quán Mỹ thu xếp. Tôi không thể hủy được: tôi có một tờ hóa đơn khách sạn phải trả. Vì thế tôi đi đến phòng hội nghị, ở đó có khoảng hai mươi người Thổ Nhĩ Kỳ đang uống rượu trước bài giảng; người ta nói với tôi bọn họ là các nhà thơ, biên kịch, nhà văn và các học giả. Người đầu tiên tôi nói chuyện là ngài Ercumena Behzat Lav, chủ tịch Hội Văn học Thổ Nhĩ Kỳ, một tay khoa mẽ hạng nhất, cái tên ông ta rất khó phát âm. Ông ta có một vẻ đạo mạo giả tạo – tóc trắng, bàn chân nhỏ xíu, cái nhìn miễn cưỡng trông cứ khinh khỉnh. Ông ta hút thuốc, nheo mắt coi thường những ai đang định bỏ thuốc lá. Tôi hỏi ông ta hiện giờ làm gì.
"Ông ấy nói không biết tiếng Anh," bà Nur nói - nữ phiên dịch xinh đẹp của tôi. Ngài chủ tịch nói rồi nhìn sang hướng khác. "Ông ấy thích nói bằng tiếng Thổ hơn, mặc dù ông ấy sẽ nói chuyện với ông bằng tiếng Đức hoặc Ý."
"Va bene," 16 tôi nói. "Allora, parliamo in Italiano. Ma dove imparava questa lingua?" 17
Ông chủ tịch quay sang hỏi bà Nur bằng tiếng Thổ.
"Ông ấy hỏi: ‘Ông có nói được tiếng Đức không?’" bà phiên dịch nói.
"Không tốt lắm."
Ông chủ tịch nói thêm gì đó.
"Ông ấy sẽ nói tiếng Thổ."
"Hỏi xem ông ấy làm nghề gì? Nhà văn à?"
"Cái này," ông ta nói qua bà Nur, "thực sự là một câu hỏi vô nghĩa. Người ta không chỉ trả lời mình làm gì trong một vài từ. Phải mất cả vài tháng, có khi vài năm. Tôi có thể nó tên mình. Ngoài ra thì ông phải tự tìm hiểu thêm."
"Nói với ông ấy rằng lắm chuyện quá," tôi nói rồi bỏ đi. Tôi bắt chuyện với trưởng khoa Tiếng Anh của trường Đại học Istanbul, ông này cũng giới thiệu tôi với đồng nghiệp của mình. Cả hai đều đội mũ vải tuýt và đang có vẻ hào hứng, mấy học giả chuyên ngành tiếng Anh này đang đánh giá các thành viên trong phòng.
"Ông ta là cựu sinh viên Cambridge," ông trưởng khoa nói khi vỗ vào vai đồng nghiệp. "Cùng trường với tôi. Fitzbill."
"Trường Fitzwilliam?"
"Đúng thế, mặc dù đã lâu lắm rồi tôi không còn quay lại đó."
"Ông dạy môn gì?" tôi hỏi.
"Mọi thứ, từ Beowulf cho tới Virginia Woolf!"
Có vẻ mọi người đều lẩm nhẩm lại lời ông ta nói trừ tôi. Khi tôi đang nghĩ phải đáp lời thế nào, có một cánh tay kéo tôi đi rất mạnh. Người đàn ông kéo tôi đi có dáng vẻ cao lớn, rắn chắc, cổ to và hàm rộng. Cặp kính hơi lấp lánh của anh ta không che được đôi mắt trông như quả nho khô. Anh ta nói nhanh bằng tiếng Thổ khi kéo tôi ra một góc phòng.
"Ông ấy nói," bà Nur dịch, khi cố bám theo chúng tôi, "ông ấy muốn có được những cô gái xinh và những nhà văn giỏi. Ông ấy muốn nói chuyện với ông."
Đó là Yashar Kemal, tác giả cuốn Mehmet My Hawk (Mehmet – con diều hâu của tôi), cuốn tiểu thuyết Thổ Nhĩ Kỳ duy nhất mà tôi nhớ mình từng đọc. Trước đó rất lâu, người ta đã nghĩ rằng ông ta sẽ được trao giải Nobel Văn học. Ông ta nói vừa trở về sau chuyến đi đến Liên bang Xô Viết để giảng bài cùng ông bạn Aziz Nesin. Ông ta đã gặp gỡ khán giả ở Moscow, Leningrad, Baku và Alma-Ara.
"Trong các buổi giảng, tôi nói nhiều thứ khủng khiếp lắm! Người ta ghét tôi và bọn họ cũng rất bực mình. Ví dụ, tôi nói chủ nghĩa xã hội hiện thực là chống lại Mác xít. Tôi tin như vậy. Tôi là một người Mác xít: tôi biết. Tất cả các nhà văn ở Liên bang Xô Viết đều như tôi, ngoại trừ Sholokhov. Bọn họ không thích nghe điều đáng ghét đó. Tôi nói với bọn họ: ‘Các vị có muốn biết ai là nhà văn Mát xít vĩ đại nhất không?’ Và tôi nói: ‘William Faulkner!’ Bọn họ bực lắm. Phải, Sholokhov là một nhà văn tài năng, nhưng Faulkner là nhà văn Mát xít vĩ đại hơn."
Tôi nói rằng tôi không nghĩ Faulkner có thể đồng ý với ông ta. Ông ta lờ tôi đi và tiếp tục.
"Còn nhà văn viết truyện hài hay nhất, dĩ nhiên chúng ta đều biết là Mark Twain. Nhưng người kế sau ông là Aziz Nesin. Đừng nghĩ tôi nói vậy vì chúng tôi cùng là người Thổ Nhĩ Kỳ hay bởi vì ông ấy là bạn thân nhất của tôi."
Aziz Nesin, đang đứng ở bên kia căn phòng, uể oải nhâm nhi một chiếc bánh nhân thịt đại sứ quán Mỹ làm, ông đã viết năm mươi tám cuốn sách. Hầu hết là tuyển tập truyện ngắn. Các câu chuyện đều rất vui vẻ nhưng chưa truyện nào được dịch sang tiếng Anh.
"Tôi không nghi ngờ gì về điều đó," Yashar nói. "Aziz Nesin là nhà văn trào phúng hay hơn cả Anton Chekhov!"
Aziz Nesin, nghe thấy tên mình, nhìn lên rồi mỉm cười buồn rầu.
"Đến nhà tôi nhé," Yashar đề nghị. "Ta cùng đi bơi nhé? Ăn chút cá? Tôi sẽ kể cho ông cả câu chuyện."
"Làm sao để tôi tìm được nhà ông?" từ hôm trước tôi đã hỏi Yashar câu này. Ông ta đáp: "Hỏi bất cứ đứa bé nào. Người già không biết tôi, nhưng bọn trẻ nhỏ biết hết. Tôi làm diều cho chúng."
Tôi làm theo lời ông ta và khi tôi đến một khu chung cư trên con dốc của một làng chài tại Marmara có tên gọi Menakse, tôi hỏi một đứa bé đường đến nhà Yashar. Thằng bé chỉ lên tầng trên cùng.
Căn hộ của Yashar lộn xộn vô cùng, đầy rác và những đống giấy tờ lung tung - chỉ có nhà văn mới nhìn ra được trật tự ở đây – có cảm giác như giấy tờ và sách vở bao quanh ông ta tạo thành một cái tổ kiên cố và ấm áp. Trên mấy giá sách của Yashar có những phiên bản cuốn sách của ông được in bằng ba mươi ngôn ngữ khác nhau; quyển bằng tiếng Anh do vợ ông dịch, bà Thilda có một chiếc bàn nhỏ xíu trên đó quyển từ điển tiếng Anh Shorter Oxford đang để mở.
Một tờ tạp chí Thụy Điển vừa phỏng vấn Yashar. Ông cho tôi xem bài báo và mặc dù không đọc được, nhưng dòng chữ Nobelpreiskandidate 18 cũng làm tôi chú ý. Tôi hỏi về điều đó.
"Phải," bà Thilda nói, bà là người phiên dịch câu hỏi của tôi và câu trả lời của Yashar, "cũng có thể. Nhưng người ta cảm thấy rằng lần này nên đến lượt Graham Greene."
"Bạn của tôi," Yashar nói, khi nghe đến tên của Greene. Ông ta đặt bàn tay lông lá của mình lên trái tim khi nói câu đó.
Có vẻ như Graham Greene có rất nhiều bạn bè trên hành trình của mình. Nhưng Yashar biết nhiều nhà văn khác và ông ta đập tay vào tim mình khi liệt kê danh sách bạn bè, trong đó có Ershkine, Caldwell, Angus Wilson, Robert Graves và James Baldwin, người được ông ta gọi thân mật là Jimmy – ông ta nhắc tôi nhớ rằng cuốn Another Country (Một đất nước khác) được viết trong một căn biệt thự sang trọng ở Istanbul.
"Tôi không thể đi bơi được," Thilda bảo. Bà là một phụ nữ thông minh, nhẫn nại, nói tiếng Anh rất tốt, tôi không dám khen trước mặt vì bà có thể nói giống như Thurber đã nói trong một hoàn cảnh tương tự: "Tôi phải như vậy mà – tôi đã dành bốn mươi năm ở Columbus, Ohio, làm việc như một con chó." Thilda sắp xếp mọi công việc bên lề của chồng, đàm phán hợp đồng, trả lời thư, giải thích bài diễn thuyết của Yashar về thiên đường xã hội chủ nghĩa mà ông ta hình dung, rằng bức họa đồng quê Xô Viết nơi những người công nhân sở hữu tư liệu sản xuất đều có trong tác phẩm của Faulkner.
Thật không may, Thilda không đi bơi với chúng tôi, nghĩa là suốt ba giờ đồng hồ chúng tôi phải nói thứ tiếng Anh bồi, một việc khiến cả tôi và Yashar đều thấy mệt mỏi. Mang theo đồ bơi, chúng tôi bước xuống ngọn đồi bụi bặm để ra biển. Yashar chỉ về phía làng chài nói rằng ông ta đang có kế hoạch sáng tác một loạt truyện về cuộc sống ở đó. Trên đường đi, chúng tôi gặp một người đàn ông đầu cạo trọc, mặc bộ đồ truyền thống nhàu nhĩ đang đứng run rẩy. Yashar gọi to chào anh ta. Anh ta hơi gập người bắt tay Yashar, thậm chí định hôn tay, nhưng Yashar đã giữ chặt tay, để chỉ dừng ở mức bắt tay. Họ nói chuyện với nhau một lúc rồi Yashar vỗ vào lưng anh ta chào tạm biệt.
"Anh ta tên là Ahmer," Yashar nói. Ông ta đặt ngón tay cái lên miệng và nghiêng bàn tay. "Anh ta say rượu."
Chúng tôi thay đồ ở một câu lạc bộ bơi, ở đây đàn ông đều có làn da rám nắng. Khi xuống nước, tôi thích bơi đua. Yashar thắng dễ dàng, té nước vào tôi khi tôi đang cố rượt theo. Ngày hôm trước trông ông ta như một con bò mộng, nhưng bây giờ, chính tầm vóc đó khiến nước sủi bọt quanh cánh tay ông, cách bơi trông thật giống như một con quái vật biển, với tấm lưng đầy lông, cái cổ dày và gầm lên mỗi khi nhô đầu hít hơi. Ông ta khoe rằng mọi nhà vô địch bơi lội đều đến từ Adana, ông ta tự nhận mình là một trong số họ, quê hương ông ta ở phía Nam Anatolia.
"Tôi yêu quê tôi," ông ta nói, ám chỉ Anatolia. "Tôi yêu nơi đó. Núi Taurus. Những bình nguyên, làng cổ. Cây bông. Lạc đà. Cam. Những con ngựa tốt nhất - rất dài mình." Ông ta đặt tay lên trái tim: "Tôi yêu nơi đó."
Chúng tôi nói về các nhà văn. Ông ấy thích Chekhov; Whitman là một nhà văn giỏi; Poe cũng rất hay. Metville cũng được: hằng năm Yashar đều đọc cuốn Moby Dick và Don Kihote, "và Homer." Chúng tôi bước lên bờ, dưới ánh mặt trời nóng rực, Yashar tạo một cái bóng khổng lồ cho tôi, để tôi không bị bỏng nắng. Ông ta không thích Joyce, ông nói: "Ulysses – quá đơn giản. Joyce là một người đơn giản, không giống Faulkner. Nghe này. Tôi luôn hứng thú với các dạng thức mới. Tôi ghét kiểu truyền thống. Nhà văn nào sử dụng kiểu truyền thống đều" – ông ta lẩm bẩm tìm từ - "bẩn thỉu."
"Tôi không nói tiếng Anh," ông ta cất tiếng sau một lúc ngừng lại. "Tôi nói tiếng Kurd, tiếng Thổ và tiếng Digan. Nhưng không nói các thứ tiếng mọi."
"Các thứ tiếng mọi?"
"Tiếng Anh! Đức! Pháp! Đều mọi cả -" Khi ông nói đến đó thì vang lên tiếng gọi lớn. Một người đàn ông tắm nắng trên ghế gọi Yashar và chỉ cho ông ta thứ gì đó trên báo.
Quay lại, ông ta nói: "Pablo Neruda chết rồi."
Yashar kiên quyết dừng lại ở làng chài trên đường đi về. Khoảng mười lăm người đàn ông ngồi bên ngoài một quán cà phê. Thấy Yashar, bọn họ đều đứng bật dậy, Yashar ôm và chào từng người một. Một ông già khoảng tám mươi tuổi, mặc sơ mi rách, quần buộc nhiều mẩu dây thừng, làn da ông ta sẫm nắng, đi chân đất và răng đã rụng hết. Yashar bảo ông ta không có nhà. Suốt bốn năm qua ông ta ngủ đêm trên thuyền, dù thời tiết có như thế nào. "Ông ta ngủ trên thuyền của ông ta." Trong số những người này, có một người chúng tôi gặp lại trên đường về (Yashar hôn anh ta hai bên má trước khi giới thiệu anh ta với tôi), anh này nhìn Yashar đầy ngưỡng mộ và chào ông ta với thái độ tôn kính.
"Họ là bạn tôi," Yashar nói. "Tôi ghét mấy tay nhà văn, tôi yêu dân chài." Tuy vậy, vẫn có một khoảng cách giữa ông ta và họ. Yashar cố vượt qua khoảng cách bằng những câu chuyện đùa thân mật, nhưng khoảng cách vẫn tồn tại. Trong quán cà phê này, không ai có thể nghĩ Yashar – to gấp đôi những người khác và ăn mặc như một vận động viên chơi golf chuyên nghiệp – là một dân chài hay một ông nhà văn đang đi rong chơi lang thang. Trông ông giống một người dân địa phương, nửa hòa hợp với khung cảnh nơi đây, nửa có phần khác biệt hẳn.
Theo tôi, có vẻ như tính hào phóng của Yashar chính là nguồn gốc của sự khác biệt. Nhưng kết luận này không khiến tôi thấy dễ hiểu hơn. Trong bữa ăn trưa với cá đối đỏ và rượu vang trắng, Yashar nói về nhà tù, Thổ Nhĩ Kỳ, sách và các kế hoạch của mình. Ông đã từng bị đi tù; Thilda còn bị án tù dài hơn; con dâu của họ cũng từng vào tù. Theo như Thilda nói, tội của con bé là đã nấu xúp cho một người từng bị triệu tập đến hỏi cung về vấn đề liên quan tới chống đối chính trị. Bộc lộ hồ nghi của mình trong khi tình hình lộn xộn là không nên chút nào. Người Thổ vẫn nói nước Thổ Nhĩ Kỳ không giống các nơi khác, sau khi mô tả cách tra tấn tàn khốc, kinh khủng nhất theo kiểu Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng người dân vẫn mời bạn đến đây sống một năm và đảm bảo rằng trong suốt thời gian này, bạn sẽ thấy yêu mến nơi đây.
Các nét tính cách của Yashar còn lạ lùng hơn. Là một người Kurd, ông ta hết mình vì nước Thổ Nhĩ Kỳ và không bao giờ chấp nhận chuyện ly khai, đồng thời ủng hộ nồng nhiệt cả chính quyền Xô Viết và Solzhenitsyn, cũng giống như tích cực ủng hộ cả ác quỷ lẫn Daniel Webster; ông ta là một người Mác xít theo đạo Hồi, vợ ông ta là người Do Thái và quốc gia duy nhất ông ta thích hơn nước Nga là Israel, "khu vườn của tôi." Với thân hình như bò mộng và tính tình thân ái như một đứa trẻ, ông vẫn giữ được hơi thở như vinh quang bất diệt của quận Yoknapatawpha và tầm nhìn thiên sứ của các ủy viên điện Kremlin. Những nhận thức của ông bất chấp lý do, có nhiều lúc chúng kỳ lạ như thấy một mái tóc vàng và những đốm tàn nhang khi nhìn vào tấm gương châu Á. Nhưng sự phức tạp của Yashar chính là tính cách của người Thổ nói chung.
Tôi nói với Molesworth đây là bữa trưa chia tay của chúng tôi. Gã thấy nghi ngờ. "Tôi dám chắc ông ta là một người vĩ đại," gã nói. "Nhưng anh phải cẩn thận với những Thổ. Bọn họ luôn chung chiêng trong các cuộc chiến, anh biết đấy, nếu họ có xương sống thì họ hẳn đã về phe chúng ta."
Chú thích:
1Blue Mosque, nhà thờ Hồi giáo nổi tiếng ở Istanbul, được xây dựng từ năm 1616.
2Nguyên văn tiếng Pháp: Tres sale.
3Nguyên văn tiếng Ý: Ta đi nào!
4Nguyên văn tiếng Ý: Lotta Comunista.
5Nguyên văn tiếng Ý: Noi siamo tutti assassini.
6Nguyên văn tiếng Ý: Unita.
7Một trong hai mươi vùng địa lý của Ý, có thủ phủ là thành phố Venice.
8Nguyên văn: Jug Jug in dirty ears.
9Jug - từ viết tắt nói về người Jugoslavia hay còn gọi là Yugoslavia (Nam Tư cũ).
10Gà tây và nước Thổ Nhĩ Kỳ trong tiếng Anh đều là Turkey.
11Phong cách nghệ thuật và thiết kế nội thất của Pháp được sử dụng phổ biến thời của hoàng hậu Marie Antoinette.
12Tiểu thuyết gia hiện đại lừng danh của Anh (1882-1941).
13Đoạn 5, chương 5 trong tiểu thuyết Don Juan.
14Tôi muốn mua một vé đến Teheran. Tiếng thổ Nhĩ Kỳ.
15Người Ý (1820-1910), được coi là người sáng lập của ngành y tá hiện đại.
16Được rồi. Tiếng Ý.
17Ta sẽ nói bằng tiếng Ý. Ông học thứ tiếng này ở đâu vậy? Tiếng Ý.
18Ứng cử viên giải Nobel. Tiếng Thụy Điển.