Chương 16

    
ách đây cả tuần Hương Trang đã gọi điện rủ Yên Thảo đến “Quỳnh Hương” với mình, nàng cho biết là có một chuyên đề nhỏ muốn trao đổi với các chị em les ở đây và rất cần Yên Thảo dự, rồi cho ý kiến. Lúc này Yên Thảo đang bận bù đầu. Ngoài giờ dạy dày đặc, nàng phải vào thư viện, lên mạng internet lấy tài liệu để bổ sung thêm vào công trình nghiên cứu làm luận ánh tiến sỹ của mình bên Pháp. Nghe Hoài Hương Trang mời nàng lưỡng lự lần khất chưa nhận lời. Buông máy một lát thì chuông điện thoại lại réo vang. Yên Thảo tự giận mình vì đã không ngắt máy.
Tiếng Kiều Thu rổn rảng hẹn Yên Thảo đi dự buổi thuyết trình của Hương Trang về việc giới les nên chọn việc coming out khi nào thì thuận tiện nhất. Yên Thảo kêu bận có lẽ không đi. Đi đi, xem Trang nói sao. Kiều Thu giục và cho bíêt rất muốn gặp Yên Thảo vì cả tháng nay hai chị em chưa gặp mặt nhau. Nàng rên rỉ, nhớ quá, chắc “yêu” Yên Thảo mất thôi. Phì cười khi nghe Kiều Thu nói và Yên Thảo nhận lời. Hì … hì … Kiều Thu cười trong máy, “anh” Hương Trang chắc sẽ sướng điên khi biết em đi dự đấy và lại phát ghen lên là vì sao em chỉ nhận lời chị mà không nhận lời “anh” ấy?
Yên Thảo tủm tỉm cười, gác máy. Sau mấy lần gặp, Hương Trang có vẻ tâm đầu ý hợp với Yên Thảo, rất thích được gặp gỡ nói chuyện với Yên Thảo đến nỗi Kiều Thu phải cảnh giác. “Coi chừng Hương Trang mê em đấy”. Nghe, Yên Thảo thấy tức cười quá, thế giới les này xem ra cũng nhiều chuyện lạ thật. Cũng nói thật, đến bây giờ nàng vẫn chưa chuẩn bị tâm lý việc mình sẽ là một les huống hồ lại “yêu” một les nào đó thì đối với Yên Thảo quả là một chuyện không tưởng. Ngoài ra mẫu người Hương Trang, dù giả như Yên Thảo cólà một les thì nàng cũng không thể nào thấy hợp được, huống gì… Nghe nàng nói, Kiều Thu ngẹo cổ cười, hay chịu “anh” vậy nhe cưng?
Kiều Thu đang hợp hội đồng quản trị công ty nên cho tài xế thay mình đưa xe đón Yên Thảo đến “Quỳnh Hương”. Nàng họp xong thì sẽ đến thẳng đó luôn.
Không quá là sùng bái chạy theo mốt xài hàng hiệu cao cấp như mấy les trẻ và của một số phụ nữ có tiền vốn thích sự xa hoa lộng lẫy và trang sức đẹp, đắt tiền như để thể hiện sự quyế rũ của mình, quan điểm của bác sỹ thẩm mỹ Hương Trang về trang điểm và ăn mặc rất rõ ràng. Đàn bà là phải trang điểm, làm kỷ càng nhưng không được để lộ dấu vết, trang sức vừa đủ, không nên đeo đầy người gây ấn tược khoe của phàm tục, và thời trang ăn mặc sao cho tỏ ra lịch lãm, sang trọng. Một les có đẳng cấp như nàng thì phải tỏ rõ sự quý phái, đài cát qua bề ngoài, làm sao để tất cà phải toát lên sự sang trọng, khí chất của một người giàu có, có văn hóa.
Kiều Thu thì đơn giản hơn. Nàng không quá quan tâm, mặc dù thứ gì của nàng dùng cũng đều rất mắc tiền thế nhưng lại chẳng theo một mô đen nào cả mà xuất phát từ sự ngẫu hứng của nàng, thích thì mua thì mặc, không thích thì bỏ mà không quan tâm đến giá trị thật của món đồ mình đã mua, đã dùng. Nàng thuộc mẫu phụ nữ say việc, công việc đối với Kiều Thu là ưu tiên hàng đầu, số một, chiếm hết toàn bộ thời gian của nàng. Công việc đối với nàng là niềm vui lẽ sống, vì thế chuyện ăn mặc trang điểm đối với nàng càng đơn giản càng tốt, nhanh, gọn, tiện và đừng màu mè lòe loẹt quá nhiều lúc không hợp với một doanh nhân đi khắp nơi như nàng. Cho nên Hương Trang nhiều lúc hay mắng yêu người bạn les tâm gia tri kỷ của mình, sao mà lôi thôi, xô bồ quá. Nàng cố sức “cải tạo” bạn gái mình nhưng rồi đành chịu thua, Kiều Thu là vậy.
Yên Thảo thì lại khác. Nàng mê và theo trường phái thời trang phóng túng, có phần quậy như hồi ở Pháp. Sau khi về nước, trong hai năm được mẹ rèn giũathì nàng thay đổi hẳn. Cách ăn mặc, giản dị có phần đơn giảnvà bây giờ thì đúng như Hương Trang vẫn chê, giống nữ tu kín quá. Vừa là nhà giáo này, ăn mặc kín đáo cũ kỷ này, ăn nói mực thước này… và này, rồi nàng kết luận, nếu một mai Yên Thảo không đi dạy nữa thì có thể vào nhà tu sống cũng được vì cuộc sống bây giờ của nàng có khác một nữ tu là bao nhiêu đâu.
Hôm nay trong bộ đồ bằng lụa trắng ngà m&ocirg già suốt ngày nghiền ngẫm Gia huấn người xưa, kể cũng lạ mà cũng điên thật, đó là Hội đồng Mía.
- Con có biết trong mười điều huấn dụ của vua Minh Mạng trong điều tám, điều chín nói gì không Út.
- Dạ.
- Răn giữ không tà dâm, cẩn thủ giữ gìn pháp luật.
- Dạ.
Bao giờ cũng vậy, Út khoanh tay quỳ gối, cúi đầu nghe cha dạy. Lúc nào cũng là Tam tự kinh, 24 điều răn của vua Lê Thánh Tông, 10 điều của vua Minh Mạng và sáu bài “Gia huấn ca”.
Nhìn người cha già, bụng phệ trễ rốn, râu tóc bạc phơ đang ngồi khua chân múa tay răn dạy Gia huấn, nhiều lúc không muốn nghĩ hỗn nhưng Út cũng phải tự hỏi đây có phải là Hội đồng Cọp khét tiếng tàn ác của vùng Hàm Luông bắc Vàm Cống này hay không.
- Phụ nữ phải phục sức trang nhã, không chải chuốt, dung nhan bình dị.
- Dạ.
- Đi đứng đoan trang chỉnh tề, không bè bạn tụ năm tụ bảy.
- Dạ.
- Không nhiều chuyện, ngồi lê đôi mách…
Hôm nào hứng chí cha còn bắt luôn cả má Út lẫn đám người ở đến nghe cha giảng, kể cả các bà lớn cùng các con khi về thăm. Để cho cha vui lòng ai cũng vâng dạ rân ran rồi chuồn sạch, bỏ lại mấy người trong nhà là phải chịu trận.
Và cha vẫn sẵn sàng vun cây ba toong lên quất túi bụi những ai làm trái lời mình và trong nhà này chỉ có Út là đứa chịu đòn nhiều nhất, bướng bình, không phải, Út rất hiền, rất ngoan, chẳng qua đôi lúc cha đánh vô cớ vì thích đánh, thế thôi.
Út lớn dần và trở thành một cái bóng thầm lặng trong nhà của cha mình. Cũng giống má, ra vô lúc nào cũng khép nép, cúi đầu sợ hãi, luôn vâng dạ.
Học hết tú tài tại trường quận, cha bảo: Nghỉ học. Lần đầu tiên trong đời mình Út khóc trong tiếc nuối về sự học của mình bị dở dang nhưng với cha, con gái dưới quê mà học được như vậy là nhiều quá lắm rồi. Ừ mà quả thật, thử nhìn xung quanh xem có ai học được như Út đâu.
Nghỉ học ít lâu thì, chuẩn bị lấy chồng, cha ra lệnh.
Lấy chồng, tức là sẽ lấy một người đàn ông nào đó, Út khiếp đảm với ý nghĩ ấy. Gần năm năm đã trôi qua, nhưng không lúc nào trong đầu Út lại không bị ám ảnh về câu chuyện đau thương ngày ấy mà không dám hé răng với bất kỳ ai. Lâu lâu trong giấc mơ, Út vẫn chợt tỉnh thảng thốt sợ hãi vì cảm giác như chuyện mới vừa xảy ra ngàyhôm qua. Trong Út luôn lẫn lộn những cảm giác dằn vặt đau đớn lẫn thươn xót bởi Út vẫn còn nhớ cái chết thảm của người ba nuôi. Đôi mắt lồi tròng, nhìn trừng trừng ứa máu như một lời van xin tha lỗi trong thầm lặng và hình như đến giờ Út vẫn chưa tha thứ thì phải.
Thế mà nay ba Út nắt Út lấy chồng, lại một gã đàn ông và sẽ như thế.
- Con xin ba … con chưa muốn lấy chồng.
- Xin cái gì? Cha chống gậy, trừng mắt. – Thằng đó con trai thứ ông quận trưởng Hàm Luông, vai vế xứng đáng với gia đình mình. Tao đồng ý rồi.
- Con xin ba.
- Cộc. Cha gõ cây gậy ba toong lên nền nhà trừng mắt nhìn Út đe dọa, xưa nay mọi lời cha đã nói đâu có ai dám cãi lại. Má vội vàng nhào tới đỡ Út đứng dậy.
Đêm đó, nằm trong vòng tay má, Út khóc vùi.
Má cũng khóc và vuốt tóc con gái, má thì thầm
- Thôi con à, đằng nào con gái lớn là phải lấy chồng.
Má tưởng Út khóc vì sợ phải sống xa má, lấy phải người chồng không ra gì, Út tủi thân nên má khuyên. Đời đàn bà vốn là vậy con à, huống gì những người đàn bà trong gia đình Hội đồng Mía này thì xưa nay vốn chỉ là đồ chơi thôi. Lấy chồng cũng tốt, má an ủi, ít rakhi đikhỏi cái nhà này biết đâu con đổi đời thì sao. Má chưa gặp thằng ấy, nhưng hy vọng nó cũng không đến nỗi nào.
Có ai hiểu lòng Út không?
- Cô Út à…
Gã đàn ông ngồi xích lại gần Út, nhưng mỗi khi gã xích lại gần thì Út lại xích ra xa. Cha đã cho phép gã được tới nhà gặp Út, bởi sau lễ bỏ trầu và đám hỏi hôm qua thì đầu thánh tới là cưới rồi nên cha tỏ lòng từ bi muốn cho Út và gã gặp, biết trước nhau một chút.
Bây giờ là tân thời lắm, mới vậy. Cha giơ cây gậy, chỏ vào mặt Út nói. Khi xưa thì đừng hòng, cha mẹ đặt đâu là ngồi đấy, có mà ngồi đó mà phản đối.
Mấy hôm liền gã qua chơi nhưng lần nào ra tiếp thì Út cũng im lặng và né tránh nên gã đàn ông bắt đầu mất kiên nhẫn, cáu. Kể ra là con trai quận trưởng, đẹp trai lại giàu có và quyền thế thì đàn bà qua tay gã không phải ít, nhưng nhớ lần đầu tiên gã tình cờ gặp Út trên chợ huyện thì đã đờ người ra bởi vẻ đẹp dịu dàng thuần khiết của cô gái, thế nên mới về nhà hối gấp ông quận trưởng qua hỏi vợ cho mình. Thế nhưng sau lễ bỏ trầu, rồi đến đám hỏi mà không hiểu sao cô gái ấy vẫn né tránh mỗii khi gặp gã.
Hơi rượu, hại hơi rượu, cái mùi kinh tởm suốt đời Út không bao giờ quên lại ám lấy Út. Hôm nay trước khi đến đây gã ghé qua thăm con bồ nhí ở bar Lys thì được tin nó đã theo một thằng khác về Cần Thơ rồi. Quá quê độ, sẵn bực bội và có hơi men nên khi qua ngồi đây một lát, ngó quanh quất thấy không có ai, gã đàn ông bất ngờ chồm tới, vòng tay ôm lấy Út, ghé sát mặt cô gái.
Bất ngờ Út hét lên, cố giằng ra không được và cô đã thấy cây sao cắt trầu của má đang để trên bàn.
- Á…
- Mày … mày tính giết người hả …
Cha gầm lên và vung cây gậy ba toong quất túi bụi lên người Út.
Cô gái co rúm người ôm đầu né đòn.
Vết đâm chỉ sượt qua ngực làm đổ máu chít đỉnh nhưng cũng làm cho gã đàn ông kia kinh hoàng la hét kêu cứu ầm ĩ. Tý nữa là quận trưởng cho lính đến nhà bắt Út nếu như đây không hải là con gái Hội đồng Mía.
Cha phát điên lên khi biết chuyện và thế là đánh Út thừa sống thiếu chết bởi làm cho cha mất mặt quá, mặc má và người ở trong nhà xúm vào van xin mãi. Chỉ đến khi đánh hết sức thì cha mới chịu dừng tay, quát người ở còng tay Út lại nhốt vô chuồng heo để mai cha xử tiếp.
Ôm con gái trong lòng để xoa dầu lên vết đánh, má khóc rưng rức vì xót ruột vì thương con, thế nhưng đôi mắt Út ráo hoảnh vô cảm không phản ứng gì.
Đem đó cha bị cấm khẩu, cấp cứu chuyển lên bệnh viện tỉnh chạy thuốc, cũng kịp cho vợ, con, cháu các nơi lũ lượt kéo về thăm, nghe cha trăn trối chuyện này chuyện kia mà đa phần là chuyện lẩm cẩm, lãnh nhách và sau đó cha qua đời ở tuổi 75.
Một đám ma phải nói là to nhất vùng thời đó. Có đến cả đại đội lính Địa phương quân về bảo vệ cho các quan khách đến viếng. Kèn trống nhạc ta lẫn nhạc tây ì xèo mất mấy ngày, khách nhậy say quậy tưng, cười nói ha hả. Kẻ xấu mồm nói, thiên hạ mừng Hội đồng Mía chết và tự hỏi, tại sao một kẻ ác sống thất nhân đức như vậy mà ông trời cho chết hiền, kể cũng lạ.
Đám cưới phải tạm dừng lại, mà cũng phải dừng vì gã đàn ông kia không thể quên nổi ánh mắt căm thù của Út khi vung dao lên. Gã quá khiếp đảm, bây giờ có cho vàng mười gã cũng chẳng dám rướt Út về làm vợ.
Một năm sau miền Nam giải phóng, những người cách mạng trở về.
- Ơ … em là Út đó sao – Anh bộ đội ngỡ ngàng khi nhìn thấy một cô gái mảnh dẻ xanh xao với nụ cười héo hắt, đang lủi thủi ngồi dưới bếp pha nước để bưng lên nhà cho khách.
Đó là ba của Hoàng Yến.
Ngay cuối năm đó ba Yến đón cô em gái cùng cha khác mẹ với mình lên Sài Gòn cho ăn học và kiếm việc làm. Cuộc đời cô Út thay đổi từ đó.