QUYỂN HẠ
GIÓ THU THỔI QUA GÒ NGŨ TRƯỢNG
THIÊN THỨ SÁU
THÁNG NĂM VƯỢT LÔ GIANG
Chương XIX
NGƯỜI NAM LÀM PHẢN

Xứ Vân Nam có dòng Lô

Mùa hoa tiêu khói trắng mờ mặt sông

Nước sông nóng bỏng lạ lùng

Ba người qua đấy phỏng chừng còn hai

Ngõ ngoài não nuột tiếng ai

Bồng con đứng đợi qua thời trẻ trung

Chinh Man dằng dặc dặm trường

Vạn người ra lính mà không thấy về.

(Thơ viết cho ông già ở Tân Phong - Thơ Bạch Cư Dị)
ối với sự phản loạn ở Nam Trung, về nguyên tắc, sách lược mà Gia Cát Lượng chủ trương là “chiêu phủ mà không trừng phạt”.
Song sách lược này chứng tỏ cũng tùy thuộc vào tình hình chung ỏ Nam Trung, cần được xem xét một cách kỹ lưỡng.
 
1. Giáo huấn của lịch sử.
Vùng Di tộc tây nam còn gọi là vùng Nam Trung, thời Tam Quốc do Thục Hán cai quản. Các dân tộc thiểu số sống ở đây phần lớn gồm người Tẩu, Thanh Khương, Liêu, Bộc. Từ triều Hán đến giờ đã có bốn quận là Ích Châu, Vĩnh Xương, Tang Ca,Việt Huề. Đó là vùng Tứ Xuyên, Quý Châu và Vân Nam ngày nay, xưa kia gọi là đất Di Việt.
Thời Tần Thủy Hoàng từ Cức Đạo (nay là vùng Nghi Tân - Tứ Xuyên) đã mở rộng năm thước dẫn vào Nam Trung, để điều hành địa phương này, không lâu lại bố trí quan lại ở Nam Trung làm tượng trưng cho việc cai quản hành chính trực tiếp ở đấy. Song sau khi Vương triều Tần bị diệt vong, Nam Trung khôi phục độc lập, tạm thời cắt đứt liên hệ về kinh tế, văn hoá với Trung Nguyên.
Thời Hán Vũ đế uy quyền toả rộng, các hào tộc Nam Trung có ý thuận theo, Hán Vũ đế đặc biệt phái hai đại thần có tầm mắt quy hoạch lớn là nhà văn học Tư Mã Tương Như và nhà sử học Tư Mã Thiên đến đó xem xét.
Tư Mã Tương Như sau khi về triều, đề nghị Hán Vũ đế bố trí quận huyện ở đấy, để tăng cường điều hành ở Nam Trung. Tư Mã Thiên thì báo cáo cặn kẽ với Hán Vũ đế về sông núi sản vật và tập tục ở đấy, thiên “tây nam di truyện” viết trong “Sử ký” cho chúng ta khá nhiều hiểu biết về địa phương này.
Hán Vũ đế đặt ra quận Tang Ca ở Quý Châu, quận Việt Huề ở Tứ Xuyên, quận Ích Châu ở Vân Nam, triển khai kế hoạch điều hành ở đấy. Hơn nữa lại di dân tới đó, sửa sang đường sá, mang kỹ thuật sản xuất và văn hoá của dân tộc Hán đến đó, khiến Nam Trung dần dần phồn vinh.
Sự hỗn loạn cuối đời Tây Hán, khiến việc điều hành ở vùng này bị đứt đoạt. Đến đời Quang Vũ đế, Uy vũ tướng quan Lưu Thượng mấy lần thảo phạt Nam Trung mới sát nhập lại vào bản đồ nhà Hán. Hán Minh đế lại chú ý điều hành, các thủ lĩnh bộ lạc lại rối rít yêu cầu quy phục, mới đặt thêm quận Vĩnh Xương ở vùng Bảo Sơn ngày nay, hoàn thành việc quy hoạch hành chính 4 quận Nam Trung. Trước sự tranh giành quyền lợi của các ngoại thích, hoạn quan cuối đời Đông Hán, vùng Nam Trung trở thành miếng mồi của họ. Những kẻ quyền thế ấy thường phái công thần đến Nam Trung, ra sức vơ vét, cậy thế áp bức những dân tộc thiểu số ở đấy.
Sách “Hoa Dương quốc chí” có chép, quận Ích Châu vốn có “Cá, muối, ruộng đất, ao hồ giàu có, vàng bạc sản vật rất nhiều”, quận Vĩnh Xương cũng có mỏ vàng bạc. Bởi thế nếu có cơ hội làm quan ở đấy, không thể không giàu đến 10 đời. Họ còn thậm chí câu kết với kẻ quyền quý trong triều, dùng vàng bạc hối lộ, để có thể lâu dài tham ô và vơ vét của cải, ví như Thái thú Vĩnh Xương là Lưu Quân ở thời An đế đã đúc một con rắn bằng vàng hối lộ mà có được chức Hỗ bạt tướng quân, khiến triều đình cho rằng vùng Nam Trung là nơi sẵn báu vật, lại càng tăng cường vơ vét.
Năm Vĩnh An thứ 6, triều đình hạ chiếu chỉ đặt ra ở quận Việt Huề ba khu vườn nội uyển là Trường lợi, Cao vọng và Thủy xương, lại đặt ra ở quận Ích Châu vườn nội uyên “Vạn tuế”, làm khu vườn cấm để nhà vua nuôi các chim thú quý hiếm. Đến những người thống trị vào thời Đông Hán, đều muốn vơ vét bóc lột, trách chi các dân tộc thiểu số ở Nam Trung, đối với Trung Quốc hoàn toàn tuyệt vọng, bắt đầu những hành động phản kháng liên tiếp.
Song những người thống trị Đông Hán theo “chủ nghĩa Trung Hoa lớn”, trước những hành động phản kháng đòi quyền sinh tồn của những dân tộc thiêu số ở đấy, lại xem là những hành động không thể tha thứ, bởi thế lại càng trấn áp tàn khốc, mang danh nghĩa quân đội thiên triều để bắt Man Di đầu hàng. Chẳng ngờ lại dẫn đến những hành động chống đối mạnh mẽ.
Năm An đế thứ 5, Phong Ly ở Việt Huề chính thức làm phản.
Năm thứ 2, Di tộc ở Vĩnh Xương, Ích Châu rối rít hưởng ứng, quân làm phản tập hợp được 10 vạn người.
Họ đánh các nhiệm sở hành chính của nhà Hán, những quan lại chỉ biết tham ô, khinh rẻ trăm họ, đối với sự nổi dậy ấy, lại chỉ biết bó tay, không ít quan lại bị giết, công sở bị phá hủy.
Trương Kiều là Thứ sử Ích Châu, phụng mệnh thảo phạt Nam Trung. Ông ta phái Dương Tủng vốn làm việc ở Ích Châu, có tài cán dẫn quân đến đó.
Đối mặt với quân phản loạn thiếu tổ chức, Dương Tủng cho tập kích mau chóng, quả nhiên chỉ một trận đánh tan đại bản doanh quân phản loạn, sử sách chép ông ta chém hơn 3 vạn thủ cấp, bắt sống hơn 1.500 người, thu được nhiều của cải.
Để cổ vũ tinh thần binh lính, Dương Tung mang toàn bộ của cải thưởng cho binh sĩ, để tăng thêm sức tác chiến, triệt để bẻ gãy tàn dư của quân phản loạn. Dương Tùng tuy phát động cuộc trấn áp võ trang tàn khốc, song đến Nam Trung không lâu, ông ta phát hiện người dân phản loạn mới là người bị hại thực sự, bởi thế lập tức đổi dùng chính sách phủ dụ, lại ly gián quan hệ giữa các thủ lĩnh, khiến lực lượng của họ suy yếu đi, cứ thế thuyết phục dần dần, không lâu bức được Phong Ly phải đầu hàng. Cuộc biến loạn lớn đầu tiên ở Nam Trung, cuối cùng đã chấm dứt. Sau khi kết thúc hành động quân sự, Dương Tủng viết báo cáo lên triều đình kể tội 90 quan lại ở Nam Trung, lại cấp bổng lộc cho các quan lại nhỏ trung thành. Song những viên quan xấu vốn cấu kết mối lợi với các đại thần triều đình, thậm chí đến trụ cột triều đình và nhà vua cũng có phần. Bởi thế sớ kể tội của Dương Tủng về căn bản không tác dụng, những viên quan đáng tội chết đều được giảm tội. Trái lại, xét Dương Tủng giết người quá nhiều, quân đội của mình bị thương vong lớn, tuy có công cùng không ban thưởng gì cả. Sự thối nát của triều Hán đã đến bước không có cách gì chữa khỏi.
Song việc xử trí và kể tội của Dương Tủng, đã phát huy được tác dụng cảnh báo, những hành vi bóc lột dân thiểu số phải tạm thời lắng xuống. Lại kể đến thời Hoàn đế và Linh đế, tình hình triều chính ngày mỗi xấu đi, những hành vi chiếm đoạt trắng trợn xảy ra không cùng. Quả nhiên năm Hy Bình thứ 2 đời Linh đế, Di tộc ở Nam Trung lại làm phản, mau chóng đánh chiếm quận Ích Châu, đến cả Thái thú Ích Châu Ung Trắc cũng thua trận mà bị bắt.
Do thanh thế của quân làm phản rất lớn, triều đình phái Ngự sử trung thừa Chu Qui dẫn quân thảo phạt. Quân làm phản lần này ghi nhớ kinh nghiệm bị Dương Tủng tập kích, chú ý tổ chức tốt hơn, lại chủ động triển khai nghênh chiến. Quân triều đình của Chu Qui, địa hình không thuộc, mấy lần bị mai phục, cuối cùng dẫn đến toàn quân bị tiêu diệt.
Các văn vũ bá quan của Linh đế tất thảy đều lo sợ, có người đã nêu chủ trương “Các quận huyện Nam Trung, ở rất xa xôi, người Man Di phản loạn bất thường, quân viễn chinh vất vả dẫu được không bằng mất, chẳng bằng quên đi”.
Chỉ có Thái úy Lý Ngung xuất thân ở Ba Quận là có ý dùng binh, lại đưa ra sách lược trấn áp và phủ dụ Nam Trung. Hán Linh đế bèn phong Lý Ngung làm Thái thú quận Ích Châu, lại hạ lệnh cho Thứ sử Ích Châu là Bàng Đình phụ giúp, do binh lực không đủ, Bàng Đình bàn với Lý Ngung, tổ chức huấn luyện những người thiểu số trung thành ở Ba Quận thành một đội quân theo Lý Ngung xuống phía nam. Lý Ngung vận dụng sách lược vừa ân vừa uy, bỏ ra không ít sức lực, mới vỗ về được quân phản loạn, cứu được Ung Trắc. Song hai bên chỉ có thể xem là thủ hoà với nhau. Nam Trung nghiễm nhiên trở thành trạng thái nửa độc lập. Không lâu nổ ra khởi nghĩa Hoàng Cân, triều đình bị tiêu hao không ít lực lượng ở Nam Trung.
Năm Trung Bình thứ 5, Mã Tương và Triệu Chi người Ích Châu khởi nghĩa ở Miên Trúc, cũng tự xưng là quân Hoàng Cân. Họ chiêu tập Di tộc bị người Hán khinh rẻ, trong vòng một hai ngày đã có mấy nghìn người hưởng ứng, thanh thế rất lớn, không lâu Lý Thăng là Huyện lệnh Miên Trúc bị chết tại trận, quân phản loạn đánh phá khắp các huyện, đến như Thứ sử Ích Châu là Khước Kiệm cũng bị đánh bại, Khước Kiệm bởi thế mà bị chết tại trận. Tiếp đến Thục Quận, Kiện Vi cũng rơi vào chiến loạn, không đến 10 ngày, Ích Châu nói chung đã hình thành trạng thái độc lập, Mã Tương tự xưng là Thiên tứ có số quân phát triển đến mấy vạn người. Bởi thế triều đình mới phái Lưu Yên làm Ích Châu mục, giao cho quyền hành quân sự rất lớn, để chỉnh đốn Ích Châu. Đến khi cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân ở Ích Châu đã bình phục, vùng Nam Trung tựa hồ không chịu sự cai quản của Ích Châu. Trong thời kỳ Lưu Chương cai trị, đặc biệt phái Đổng Hoà là một viên quan thanh liêm, ra làm Thái thú quận Ích Châu, chủ động tiến hành việc chiêu phủ dân thiểu số ở Nam Trung. Sử sách có chép thành tích của ông được người Nam yêu mà tin, song thực ra chỉ là tạm thời, ảnh hưởng của Đổng Hoà vẫn rất hạn hẹp. Thủ lĩnh của người thiểu số sắp xếp lực lượng mạnh hơn, họ đối với quan lại nhà Hán và những cường hào bóc lột ở đấy, xung đột ngày mỗi lớn, có một số vùng nghiễm nhiên đã là trạng thái cát cứ độc lập.
2. Sách lược vỗ về Di Việt của Gia Cát Lượng.
Đối với thực tế lịch sử ở đấy Gia Cát Lượng đã biết khá cặn kẽ.
Bởi thế trong kế hoạch chiếm Ích Châu của Long Trung Sách đã nói đến phương châm: tây hoà với Khương Nhung, nam vỗ về Di Việt.
Về mặt hoà với người Nhung đã có kết quả lớn, chìa khoá chính là sự quy phục của Mã Siêu lãnh tụ quân Quan Trung. Mã Siêu đã có một thời gian dài theo người cha là Mã Đằng, Thứ sử Lương Châu đã điều hành ở vùng Tây Lương, bởi thế với các dân tộc Khương Nhung có quan hệ rất tốt. Sau khi Hán Trung bình định, Lưu Bị phong Mã Siêu làm Bình tây tướng quân, kiêm Lương Châu mục (về đanh nghĩa mà thôi), tiến hành việc hoà với người Nhung.
Về việc này, Mã Siêu làm khá thành công, cho đến sau khi ông ta mất, quan hệ giữa Khương Nhung với triều đình Thục Hán, cũng tốt hơn so với Tào Ngụy. Có một lần xung đột duy nhất, xảy ra vào năm Kiến Hưng thứ 10, người Khương ở vùng Vấn Sơn làm phản. Gia Cát Lượng lệnh cho tòng sự Mã Trung và tướng quân Trương Nghi đến vỗ yên. Tuy quân Thục Hán có ưu thế tuyệt đối, song Mã Trung và Trương Nghi vẫn trung thực chấp hành nguvên tắc hoà bình của Gia Cát Lượng, rất mau chóng, đã bình định được sự phản loạn của người Khương.
Về mặt hoà bình với người Nhung vẫn được xem là khá thành công, song về mặt phủ dụ Di Việt, lại phong ba bão táp không ngừng.
Thực ra, Lưu Bị lúc mới bắt đầu, đã rất xem trọng việc cai trị ở Nam Trung. Sau khi bình định Ích Châu, ông ta sớm đã bổ nhiệm Đặng Phương người Nam Quận làm Thái thú ở Chu Đề, sau này lại đề bạt làm An viễn tướng quân, Trù hàng đô đốc, đóng quân ở huyện Nam Xương, phụ trách mọi việc điều hành chung về quân sự hành chính ở Nam Trung.
Đặng Phương là người cương trực, làm quan liêm khiết, có tính quyết đoán, ông ta chủ động điều hoà tranh chấp giữa người Nam và người Hán, hơn nữa giữ phép công bằng, tuyệt không thiên vị, người Di khá tin phục.
Chẳng may khi Lưu Bị xưng đế được một năm, Đặng Phương ngã bệnh từ trần. Lại thêm Lưu Bị vội vàng phát động cuộc viễn chinh sang Đông Ngô, về căn bản không để tâm đến phía nam, khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, vẫn nhắc nhở Lưu Bị lựa chọn người thay thế Đặng Phương. Lưu Bị sau khi suy nghĩ kỹ, cũng thấy được sự yên ổn của Nam Trung là rất quan trọng, sau khi trao đổi với Gia Cát Lượng, lập tức cho vời Biệt giá tòng sự Lý Khôi.
Lý Khôi tên chữ là Đức Ngang, người Kiện Ninh, từng theo Đổng Hoà cai trị ở Nam Trung. Ông rất bất mãn trước sự u mê của Lưu Chương, bởi thế khi biết Lưu Bị ở Hà Minh khởi binh tấn công Lưu Chương, đã theo về với Lưu Bị ở Miên Trúc. Không lâu được phụng mệnh đến Hán Trung bắt mối với Mã Siêu, đã thuyết phục Mã Siêu từ phía tây bắc cùng giáp kích, tạo thành nhân tố bức Lưu Chương chưa đánh đã hàng, lập được công lớn. Trong những quan chức của Thục Hán, đáng được gọi là người có tài cán ngoại giao.
Lưu Bị cố ý hỏi Lý Khôi, ai là người kế tục Đặng Phương tốt nhất, Lý Khôi tự nhiên thấy được ý tứ của Lưu Bi, bèn dẫn câu chuyện ngày xưa Triệu Sung Quốc tự tiến cử với Hán Tuyên đế để chinh phạt rợ Khương, hăng hái tiếp nhiệm công việc Đặng Phương bỏ dở ở Nam Trung.
Lưu Bị tự nhiên rất vui mừng, lập tức phong Lý Khôi làm Trù hàng đô đốc, kiêm Thứ sử Giao Châu, Lý Khôi thấy tình hình Nam Trung ngày mỗi xấu đi, bèn dời phủ đô đốc từ huyện Nam Xương đến huyện Bình Di ổn định hơn, chuẩn bị đối phó với khả năng biến động xảy ra.
Quả nhiên sau khi Lưu Bị đông chinh không lâu, “Tẩu soái” Cao Định ở Việt Huề sớm đã dấy quân làm phản, mau chóng tấn công huyện Tân Đạo, Kiện Vi, Thái thú Lý Nghiêm tự mình dẫn quân trừng phạt Cao Định, song Cao Định không đánh, lại rút về ẩn náu ở quận Việt Huề.
Sau khi Lưu Bị mất, tình hình chính trị Thục Hán rất căng thẳng, tạm thời chẳng thể động binh ở Nam Trung, Cao Định lại lộng hành cử binh xâm chiếm, ông ta chẳng những đánh phá Đô Thành Việt Huề còn giết hại quân tướng Tiên Hoàng, lại chính thức xưng vương ở Việt Huề, hiệu triệu các cường hào Nam Trung cùng khởi nghĩa chống lại vương triều Thục Hán.
Không lâu cường hào ở quận Ích Châu, Ung Khải là hậu duệ của Hợp hương hầu Ung Sỉ, dấy binh ở huyện Kiến Ninh, giết hại Thái thú Chánh Ngang. Gia Cát Lượng phái Trương Duệ, kế nhiệm Thái thú quận Ích Châu, song sau đó không lâu, lại bị Ung Khải bắt, rồi đưa sang Đông Ngô, để biểu thị có ý vẫn thân thiện với Tôn Quyền, giáp kích lại Thục Hán.
Tôn Quyền lập tức có phản ứng, ông ta thông qua Thái thú Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp, phong Ung Khải làm Thái thú quận Vĩnh Xương, lại để Lưu Xiển là con Lưu Chương lĩnh chức Thứ sử Ích Châu, đóng quân ở vùng biên giới Giao Châu và Ích Châu. Hiển nhiên Tôn Quyền sau khi giao hảo với Ung Khải, đã tích cực nhúng tay vào những việc phản loạn ở Nam Trung, khiến Gia Cát Lượng mới tiếp thu chức phụ quốc đại thần rất đau đầu.
3. Thất sách ở việc bình thường, dẫn đến biến loạn toàn diện.
Đối mặt với áp lực rất lớn, Gia Cát Lượng vẫn cho rằng không nên vội vàng ra tay, ông ta trước tiên phái Đặng Chi, nối lại quan hệ với Tôn Quyền, cắt đứt sự ngoại viện cho Ung Khải.
Đối với quân phản loạn Nam Trung, về nguyên tắc ông chủ trương sách lược chiêu phủ mà không trừng phạt, lại phái Cung Lộc làm Thái thú Việt Huề, nhiệm sở đóng ở huyện An Thượng, cách quận Việt Huề 800 dặm, chỉ đạo từ xa, nắm lấy những việc nội chính, có ý mưu toan khôi phục lại quyền cai trị ở Nam Trung.
Ngoài ra ông lại phái Thường Phòng giỏi ngoại giao giữ chức tuần hành, ngầm điều tra tình hình các quận Nam Trung.
Thường Phòng khi mới đến quận Tang Ca, thông qua quan hệ với các thủ lĩnh bộ lạc, được biết Thái thú Tang Ca là Chu Bao có ý hưởng ứng hành động phản loạn của Ung Khải, không khỏi kinh hãi, chưa bẩm báo với Gia Cát Lượng, đã hạ lệnh bắt quan chủ bạ ở quận, nghiêm khắc tra khảo, sau khi nhận định rõ ràng, cuối cùng công khai giết hại viên chủ bạ đó, lại chính thức nói rõ âm mưu phản loạn của Chu Bao.
Chu Bao nghe tin cả giận, lập tức dẫn quân giết Thường Phòng, song lại sợ Gia Cát Lượng xử tội gia quyến ở Thành Đô, đành vu cáo Thường Phòng mưu phản.
Gia Cát Lượng sau khi tiếp được báo cáo, rất hối hận đã phái Thường Phòng thiếu năng lực xử lý nhạy bén, lại biểu hiện vội vàng, không thận trọng xử lý vấn đề xảy ra, bức bách Chu Bao vốn cậy quyền ở đấy công khai tạo phản, lại có thể khiến phương nam rơi vào đại loạn; để vỗ yên tâm lý bất bình của quan lại ở quận Tang Ca, Gia Cát Lượng hạ lệnh xử chém gia quyến của Thường Phòng, lại lưu đầy 4 người anh em đến Việt Huề. Song Chu Bao sau khi tuyên bố toàn quân theo về với Ung Khải, lại công khai chống cự triều đình Thục Hán, khiến nước cò thí tốt của Gia Cát Lượng hiển nhiên chưa thu được hiệu quả gì.
Sự kiện này được ghi chép trong “Ngụy thị xuân thu”, bởi thế Bùi Tùng Chi khi chú giải, đã rất nghi ngờ. Ông ta cho rằng, dựa vào cá tính thận trọng mà Gia Cát Lượng sẽ chẳng đến nỗi tùy tiện thi hành án tử hình, “sao lại giết người vô tội để vui lòng kẻ gian? Thực hồ nghi vậy!”.
Thái độ của Thường Phòng thực ra không đúng, bởi thế bị xử phạt cũng có khả năng, phải nỗi về sự kiện quan trọng này, “Thục chí” phải có ghi chép mới đúng, sao lại hoàn toàn không thấy, trái lại trong Ngụy thị xuân thu quan hệ không lớn với sự kiện Nam Trung lại có ghi chép, rõ ràng khiến người ta nghi ngờ về tính trung thực, có thể nói Gia Cát Lượng xử phạt gia quyến Thường Phòng chỉ là trò chơi chính trị, như thế cũng không ổn. Song bất luận thế nào, sách lược này hiển nhiên là không thành công.
Từ những hành động quân sự sau này trong cuộc nam chinh mà xem, cuộc phản loạn Tang Ca ít nhiều là bị bức bách mà nổ ra, quân dân Tang Ca hiển nhiên chẳng có định kiên, bởi thế trước hành động nam chinh của Gia Cát Lượng, sự đề kháng của Tang Ca rất ít, cơ hồ khi quân Mã Trung vừa đến, các bộ lạc lớn nhỏ ở Tang Ca đều theo về với quân đội Thục Hán. Song vấn để Tang Ca gia nhập trận tuyến phản loạn, cho thấy công việc vỗ yên lúc đầu của Gia Cát Lượng đã thất bại hoàn toàn.
4. Đánh ngoài ắt trong phải ổn, Gia Cát Lượng quyết nam chinh
Sách lược chiêu phủ mà không trừng phạt, trước sự phản loạn toàn diện ở Nam Trung, đã đến lúc cần phải xem xét triệt để hơn.
Lúc mới bắt đầu, Gia Cát Lượng đã phái Đô hộ Lý Nghiêm thay mặt cho triều đình để đàm phán với Ung Khải, Lý Nghiêm đã viết nhiều bức thư nói rõ lợi hại để Ung Khải hiểu ra. Tuy sách lược tựa hồ vẫn thiếu một cách nghĩ có tính đột phá, song Lý Nghiêm là đại thần gần kề với Gia Cát Lượng đã xem trọng việc chiêu hồi Ung Khải. Ung Khải chẳng tiếp thu chút nào, ông ta viết thư trả lời rằng: “Trên bầu trời không có hai mặt trời, một đất nước chẳng thể có hai vua, nay thiên hạ chia ba theo thế chân vạc, khiến cho người xa nghi ngờ, chẳng biết theo về đâu”.
Vương triều nhà Hán đã mất, mọi người đều có thể xưng đế xưng vương, như vậy quyền độc lập chẳng phải là tội ác gì. Khá thấy Ung Khải chẳng phải muốn theo Đông Ngô, mục đích thực sự của ông ta là độc lập tự chủ, cát cứ xưng vương.
Song biểu hiện bề ngoài, Ung Khải vẫn tự nhận mình là Thái thú Vĩnh Xương được Tôn Quyền ủy nhiệm, thậm chí có ý đánh chiếm Ích Châu. Đến lúc Chu Bao giết Thường Phòng, dân quận Tang Ca hưởng ứng theo, Ung Khải lập tức liên hệ với Cao Định đang xưng vương ở Việt Huề cùng phối hợp ở phía đông và phía bắc để giáp kích quận Vĩnh Xương.
Công tào Lã Khởi và Phủ thừa Vương Kháng, cậy hiểm cố thủ, thề chết không đầu hàng. Ung Khải và Cao Định đành phát động đại quân bao vây quận Vĩnh Xương trùng trùng điệp điệp. Vĩnh Xương ở phía tây Ích Châu, trải qua sự phong toả chặt chẽ, hoàn toàn bị cắt đứt liên hệ với triều đình Thục Hán.
Song Lã Khởi và Vương Kháng vẫn chưa có đủ lực lượng động viên, đóng cửa để kháng cự lại quân làm phản. Lúc này Ung Khải lại đưa thư tấn công, có đến mấy tờ hịch liền, hy vọng Lã Khởi có thể theo về với quân phản loạn. Lã Khởi cũng không chịu lép, trái lại trong tờ hịch trả lòi, lại lấy lý mà biện bác, ra sức khuyên Ung Khải quay về hàng phục Thục Hán, tin rằng vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thái thú Vĩnh Xương.
Lã Khởi lại tiến một bước nữa, thay mặt cho Gia Cát Lượng mà giảng giải: “Thừa tướng Gia Cát ở triều đình, có anh tài tột bậc, tuy mới nắm đại quyền mà đã thấy rõ năng lực, chịu ủy thác phụ tá của tiên đế, nỗ lực phục hưng quốc gia, đối với ai cũng vô tư, vì việc công quên nghỉ ngơi, một tể tướng đúng mực như vậy, mọi việc quốc gia liên quan, chẳng có gì không xem xét kỹ. Bởi thế nếu như tướng quân thay đổi ý định, thay đổi lập trường của mình ắt sẽ có được công lao như cổ nhân từng an bang, lập quốc; còn như một huyện nhỏ như huyện tôi đây, có gì mà phải xem xét là nơi đáng tranh chiến”.
Ung Khải tuy thanh thế rất lớn, lại chẳng thể suốt ngày được Nam Trung, Lã Khởi và Vương Kháng hăng hái chống đỡ, đáng được xem là công đầu. Sau này Gia Cát Lượng đã tự mình ban thưởng bọn Lã Khởi từ lúc lâm nguy chẳng sợ, trung thành giữ đất, tinh thần cao cả, lại có phong cách của kẻ quốc sĩ.
Từ đấy về sau lực lượng của Ung Khải ngày một suy yếu, Tam quốc chí có chép, Di tộc ở Ích Châu không ngả theo Ung Khải nữa. Ung Khải thấy quân lính tan rã dần, bèn phái người thân tín liên hệ với Đầu mục Mạnh Hoạch ở quận Ích Châu, hy vọng sẽ có được sự tham gia ít nhiều của dân tộc thiểu số.
Mạch Hoạch là người có hùng tài thao lược, rất được lòng dân. Ông ta đề nghị với Ung Khải công khai bầy tỏ với người Di rằng: “Triều đình Thục Hán yêu cầu mọi người phải nộp 300 con chó đen tuyền, ngọc mã não 3 đấu, chặt 3 nghìn cây gỗ dài 3 trượng, mọi người có kiếm được không?”
Đấy đều là những việc khó thực hiện. Gia Cát Lượng vẫn là người sáng suốt chẳng thể có yêu cầu như thế. Chó đen toàn thân đều đen, có thể nói rằng đã hiếm lại càng hiếm, mà gỗ chặt được cao không quá hai trượng, kiếm đâu được 3 nghìn cây gỗ 3 trượng, đối với người Di Tẩu mà nói, đấy là việc không thể làm được.
Bởi nhân dân ở vùng Nam Trung, vẫn bị quan lại triều đình hoành hành ngang ngược, tự nhiên tin rằng triều đình lại đến làm phiền họ, tác động của Mạch Hoạch thu được thành công lớn. Sử liệu chép: “Người Di tin là thực, đều đi theo Ung Khải. Thanh thế của phản quân lại được khôi phục, cuốn chiếu khắp cả vùng Nam Trung, chỉ có quận Vĩnh Xương là cô đảo trong vùng lửa khói.
Sau khi Lưu Bị từ trần, trải qua hai năm đóng cửa nuôi dân, quốc lực của Thục Hán đã dần dần khôi phục, vẫn đem toàn lực chuẩn bị cho kế hoạch bắc phạt, để hoàn thành sự nghiệp phục hưng nhà Hán mà Long Trung Sách đề ra. Song Gia Cát Lượng thấy rất rõ ràng, nếu không bình định được phản loạn ở Nam Trung, sẽ kéo theo sự bố trí quân lực của Thục Hán, hơn nữa việc cung ứng quân nhu sẽ thành ra vấn đề bức xúc. Bởi thế quyết định trước khi tiến hành bắc phạt, đánh ngoài ắt trước phải lo bên trong, nguy cơ Nam Trung cần phải dốc toàn lực để đối phó, chiến dịch khó khăn tháng 5 vượt Lô Giang nam chinh, bởi thế đã được triển khai.

Lời bình của Trần Văn
Trong lịch sử Nhật Bản có một cuốn binh thư rất sớm, đấy là cuốn “Chiến đấu kinhdo Đại Giang Khuông Phòng viết ra.
Đại Giang Khuông Phòng là người quản lý sách quý của Thiên Hoàng, đối với binh pháp học, đặc biệt là Tôn Tử rất có hứng thú, song ông ta cũng cho rằng các nhà binh pháp học Nhật Bản đã quá mê tín sách lược học của Tôn Tử, mà ít chú ý binh pháp “đại sự sinh tử” về tâm lý nếu chưa dự liệu hết mức không khẳng định phải đổ máu, không chấp nhận nguy hiểm chết người, thì sẽ là “hoa quyền tú cước” mà thôi (sự bày vẽ). Bởi thế ông ta lấy nhãn quang thực dụng, nghiêm khắc phê bình mục tiêu chiến đấu không đánh mà thắng của Tôn Tử, tập hợp những kinh nghiệm quân sự từ thời Nhật Bản Thần Vũ đến lúc đó, hoàn thành cuốn “chiến đấu kinh” có sắc thái văn hoá bản thổ của Nhật Bản.
“Chiến đấu kinh” về tinh thần chủ yếu khác biệt với Tôn Tử binh pháp, ở đó ông ta cố ý nhấn mạnh ý niệm chớ đam mê sách lược, chớ dấu diếm vất vả. Ông ta chỉ ra rõ ràng “Đường lối dùng binh chỉ là ra sức chiến đấu, việc binh phải chính đáng, không nên nặng về kỳ binh”. Ông ta xem trọng vấn đề chính binh trong binh pháp Tôn Tử, dốc toàn lực đường đường chính chính mà quyết chiến, mà không tán thành xem trọng chiến thuật xảo trá. Chiến tranh ắt phải dựa vào lực lượng và chuẩn bị, chẳng thể chỉ đầu cơ kỹ xảo. Bởi thế “chiến đâu kinh” cố nhiên đã phê phán Tôn Tử, song cũng giải thích rõ nhất tinh thần chính binh của Tôn Tử.
Có câu nói nổi tiếng trong “chiến đâu kinhlà: “Nội thần bởi vàng bạc mà không làm việc, ngoại thần bởi do dự mà không nên công”. Một điều tối kỵ về quân sự là tham hối lộ và do dự.
Người tham hôi lộ ắt không làm việc, hai lòng hai ý, đối với sự việc thì thiếu quyết đoán, đấy là nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự do sự không được việc.
Bởi tâm lý theo chủ nghĩa Đại Hán nước lớn, chính sách biên cương của Trung Quốc, đặc biệt là khi xử lý vấn đề dân tộc thiểu số, thường rơi vào vết xe cũ. Khi bình thường thu nhận hối lộ hoặc hoành hành ngang ngược, vấp phải chiến loạn nổ ra, sẽ mất khả năng chấp hành công chính, do dự không quyết khiến tình hình xấu đi nghiêm trọng.
Để giải quyết khó khăn trước mắt, Đại Giang Khuông Phòng đưa ra một câu danh ngôn có tính gợi mở: “Rồng lên lưng trời ấy là thế vậy, cá vượt Vũ môn ấy là lực vậy”.
Rồng được xem là động vật vĩ đại nhất, song khi nó bay ở lưng trời, tựa hồ được dựa vào mây gió, ắt phải đợi cơ hội, nếu không rất dễ bị thất bại. Song cá chép thì không giống như vậy, là một sinh vật sống trong nước, cũng chẳng vĩ đại gì, song nó lại có thể ở giữa nơi nước cuốn, rướn mình nhảy qua Vũ môn, rõ ràng đã nỗ lực không ngừng. Nếu dựa vào sách lược sai lầm, đợi cơ hội cố nhiên là quan trọng, song nếu chẳng có quyết tâm thực tiên vượt bậc rất khó tạo ra được cơ hội có lợi. Về mặt này Đại Giang Khuôn Phòng tựa hồ thích sự cố gắng tột bậc của cá chép, mà không tán đồng với con rồng chỉ biết hư trương thanh thế mà thôi.
Chẳng có nỗ lực vượt bậc, lực lượng vĩ đại gì cũng rất khó thành công.
Trung Quốc 3000 năm lại đây, sách lược biên cương vẫn thất bại, thích bày ra gián cách, xem trọng hư danh, không có những cố gắng thực sự, đích xác là những nguyên nhân rất chủ yếu vậy.
Gia Cát Lượng tháng 5 vượt Lô Giang, viễn chinh vào Nam Trung với tinh thần lâm trận ở tuyến đầu để giải quyết vấn đề, đích xác đáng được chúng ta suy nghĩ và bắt chước.