ĐẾ CHẾ CÁC NGÓN TAY
- 5 -
215. TÁI SINH

    
ọ quyết định đi. Họ rất đáng kính. Họ không hấp hối cũng chẳng bệnh tật. Họ chỉ yếu. Rất yếu thôi.
- Ít ra họ cũng có thể cảm ơn chúng ta, Cahuzacq nói thầm.
Alain Bilsheim, đồng nghiệp của ông nghe thấy:
- Mới năm ngoái chúng tôi còn phải nịnh nọt ông mà. Giờ thì là quá sớm hoặc quá muộn rồi.
- Nhưng dù sao chúng tôi cũng cứu sống các anh!
- Cứu sống khỏi cái gì cơ?
Cahuzacq tức giận.
- Trong đời mình, tôi chưa từng chứng kiến thái độ nào vô ơn thế này! Rồi cũng đến lúc anh phải kinh tởm khi đi giúp đồng loại mình...
Ông nhổ nước bọt lên đất nền ngôi đền ngầm.
Từng người một trong số mười bảy người bị giam cầm đi lên bằng chiếc thang dây. Mặt trời khiến họ lóa mắt. Họ hỏi xin băng đô để bảo vệ mắt. Họ ngồi bệt xuống đất.
- Mọi người hãy kể đi! Laetitia reo lên. Hãy nói cho em biết, Jonathan! Em là Laetitia Wells, em họ của anh, con gái Edmond. Hãy nói cho em biết mọi người cầm cự lâu như vậy dưới lòng đất bằng cách nào.
Jonathan Wells trở thành phát ngôn viên của cộng đồng:
- Bọn anh chỉ đơn giản là quyết định sống và chung sống cùng nhau, vậy thôi. Bọn anh không muốn nói về chuyện đó quá nhiều, xin lỗi em.
Bà cụ Augusta Wells đứng chênh vênh trên một phiến đá. Bà đang ra hiệu từ chối đám cảnh sát.
- Không nước, không thức ăn. Hãy mang cho chúng tôi chăn thôi vì ra ngoài chúng tôi rất lạnh, bà khẽ bật cười và nói thêm, chúng tôi gần như chẳng còn tí mỡ nào để tránh rét.
Laetitia Wells, Jacques Méliès và Juliette Ramirez cứ ngỡ họ sẽ phải cứu những kẻ đang hấp hối. Nên giờ họ cũng chẳng biết rõ phải cư xử với những bộ xương điềm tĩnh kia thế nào, những bộ xương tỏ ra rất bề trên với họ.
Họ đưa mười bảy người ấy lên ô tô, lái xe đến bệnh viện để khám tổng quát và biết được là tình trạng sức khỏe của những người này còn tốt hơn điều họ e ngại. Dĩ nhiên mười bảy người ấy đều thiếu đủ thứ vitamin và protein nhưng họ không bị chấn thương, dù bên ngoài hay bên trong cũng chẳng bị tổn hại tế bào.
Như một bức thông điệp thần giao cách cảm, một câu nói lướt qua đầu Juliette Ramirez:
Họ trồi lên từ lòng đất giàu dinh dưỡng như những đứa trẻ sơ sinh kỳ lạ mang trong mình nhân loại mới.
Vài giờ sau, Laetitia Wells nói chuyện với bác sĩ tâm lý khám cho những người vừa thoát nạn này.
- Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, ông nói. Họ hầu như không nói. Tất cả bọn họ đều mỉm cười với tôi như thể họ coi tôi là thằng ngốc, điều này thường hay khiến người ta khó chịu, tôi phải thừa nhận thế. Nhưng đáng ngạc nhiên nhất là hiện tượng kỳ quặc này lại khiến tôi dễ chịu. Ta cứ chạm vào một người là những người còn lại cảm nhận được cử chỉ của ta, như thể họ thuộc về cùng một tổ chức vậy. Và chưa hết đâu nhé!
- Còn gì nữa?
- Họ còn hát nữa.
- Họ hát ư? Méliès hốt hoảng. Chắc ông nghe không rõ rồi, có lẽ đó là bởi họ khó lòng quen lại được với ngôn từ hoặc...
- Không. Họ hát, nghĩa là họ phát ra những âm thanh khác nhau để rồi tất cả cùng hội tụ lại ở một nốt nhạc và giữ nốt nhạc ấy rất lâu. Nốt nhạc duy nhất ấy khiến cả bệnh viện rung lên và rõ ràng mang lại cho họ sự tự tin.
- Họ hóa điên mất rồi! viên đội trưởng thốt lên.
- Nốt nhạc ấy có lẽ là một âm thanh tập hợp, như những bài lễ ca vậy, Laetitia gợi ý. Bố em từng quan tâm rất nhiều đến chuyện này.
- Âm thanh tập hợp dành cho con người, giống như mùi là tín hiệu tập hợp dành cho tổ kiến ấy, Juliette Ramirez nói thêm.
Đội trưởng Jacques Méliès có vẻ lo lắng.
- Nhớ là đừng nói ai nghe những chuyện này nhé và hãy để tôi cách ly thế giới xinh đẹp này ra riêng đã cho đến khi có lệnh mới.
216. NHỮNG VẬT TỔ ĐƯỢC THIẾT LẬP
Một ngày kia, đang đi dạo trong rừng Fontainebleau, một người đi câu được chứng kiến một cảnh tượng gây bối rối. Trên một hòn đảo nhỏ nằm giữa hai nhánh một con suối, ông thấy những bức tượng nhỏ xíu bằng đất sét. Chắc chắn chúng được tạc bằng các dụng cụ li ti vì trên mình chúng chi chít những vết dao phết siêu nhỏ.
Những bức tượng ấy lên tới con số hàng trăm, tất cả đều tuyệt đối giống nhau. Có thể nói nom chúng gần giống những cái lọ đựng muối tinh xảo.
Ngoài đi câu ra, người dạo chơi kia còn có đam mê khác: khảo cổ học.
Các vật tổ quay theo mọi hướng này khiến ông nghĩ đến những bức tượng trên đảo Phục sinh.
Ông nghĩ lẽ nào mình đang đứng trên đảo Phục sinh của một dân tộc tí hon xưa kia từng sống trong khu rừng này? Lẽ nào ông đang chứng kiến những vết dấu cuối cùng của một nền văn minh cổ đại, nền văn minh mà ở đó người dân không lớn hơn một con chim ruồi là bao? Những người lùn dị dạng ư? Hay những con yêu tinh?
Người đi câu kiêm nhà khảo cổ học không khám phá hòn đảo đủ kỹ. Nếu không, hẳn ông đã nhận ra hàng đống côn trùng đủ loại đang hối hả chạm râu vào nhau để kể lể đủ các kiểu chuyện.
Và như vậy, hẳn ông sẽ hiểu đâu là tác giả thực sự của những bức tượng đất sét kia.
217. BỆNH UNG THƯ
103 đã thực hiện lời hứa thứ nhất: những người sống dưới đô thị của nó đã được cứu. Juliette Ramirez xin nó hãy thực hiện lời hứa thứ hai: tiết lộ bí mật về bệnh ung thư.
Con kiến lại quay về chỗ cái chuông của cỗ máy “Đá Hoa thị” và phát ra một bức thông điệp dài tỏa mùi.
Pheromon sinh học do các Ngón Tay sử dụng
Kiến tiết dãi: 103
Chủ đề: “Thứ mà các bạn gọi là ‘ung thư’ ”
Nếu các bạn, những con người, các bạn không loại trừ được bệnh ung thư, đó là vì khoa học của các bạn đã quá lạc hậu. Cách phân tích của các bạn về những gì liên quan đến bệnh ung thư đã khiến các bạn mù quáng. Các bạn chỉ nhìn thế giới theo một cách duy nhất: cách của các bạn. Bởi các bạn là tù nhân của chính quá khứ các bạn. Sau nhiều thử nghiệm, các bạn đã chữa khỏi một số căn bệnh. Vì thế, các bạn kết luận rằng chỉ thử nghiệm mới có thể chữa được mọi căn bệnh. Tôi thấy điều này qua các bộ phim tài liệu khoa học của các bạn chiếu trên ti vi. Để hiểu một hiện tượng, các bạn đo đạc hiện tượng ấy, các bạn xếp nó vào một ngăn hồ sơ, các bạn ghi nó vào danh mục và các bạn cắt xén nó thành những mẩu càng lúc càng nhỏ đi. Các bạn có cảm giác rằng càng chặt nhỏ ra, các bạn càng gần hơn với sự thật.
Thế nhưng không phải cứ cắt một con ve sầu thành những mẩu nhỏ là các bạn hiểu tại sao nó lại hát được. Không phải cứ dùng kính lúp kiểm tra các tế bào của một cánh hoa cúc là các bạn hiểu tại sao bông hoa ấy lại đẹp đến thế.
Để hiểu các yếu tố bao quanh chúng ta, cần phải biết đặt mình vào vị trí, vào tính tổng thể của các yếu tố ấy. Và đặc biệt là lúc chúng còn sống động. Nếu muốn hiểu con ve sầu, bạn hãy cố gắng cảm nhận trong vòng mười phút những gì một con ve sầu có thể thấy và trải nghiệm.
Nếu muốn hiểu bông hoa cúc, bạn hãy cố gắng cảm giác mình cũng là một bông hoa. Hãy đặt mình vào vị trí của những thứ khác thay vì cắt chúng thành nhiều mẩu và quan sát chúng từ cái tháp ngà kiến thức của bạn.
Không phát minh nào trong số những phát minh vĩ đại của các bạn lại được tìm ra bởi các nhà khoa học bình thường vận áo blu trắng. Tôi đã xem một bộ phim về những phát minh vĩ đại của các bạn trên ti vi. Đó chỉ là những tai nạn khi thao tác, chẳng hạn như nồi niêu bị hơi làm tung nắp đậy, trẻ con bị chó cắn, táo rơi xuống từ một cái cây, các sản phẩm vô tình bị trộn lẫn.
Để giải quyết vấn đề ung thư, lẽ ra các bạn phải hỏi ý kiến nhà thơ, triết gia, nhà văn, họa sĩ mới đúng. Nói tóm lại là những con người có trực giác và cảm hứng. Chứ không phải những con người chỉ biết học thuộc lòng kinh nghiệm của các bậc tiền bối.
Khoa học cổ điển của các bạn đã lạc hậu rồi.
Quá khứ ngăn cản các bạn hiểu ra hiện tại. Thành công xưa cũ ngăn cản các bạn thành công vào lúc này. Vinh quang xa xưa là đối thủ tệ hại nhất của các bạn. Tôi đã thấy các nhà bác học của các bạn trên ti vi. Họ chỉ làm mỗi việc là nhắc đi nhắc lại những giáo điều và trường học của các bạn chỉ làm mỗi việc là kìm chế trí tưởng tượng bằng những cuốn sách thực nghiệm vĩnh viễn không thay đổi. Hơn nữa, các bạn còn bắt sinh viên của mình trải qua hàng loạt kỳ thi để các bạn được yên tâm là họ không liều lĩnh sửa đổi những cuốn sách ấy.
Đây là lý do tại sao các bạn không chữa khỏi căn bệnh ung thư. Đối với các bạn, mọi thứ đều giống nhau. Khi chữa được tiêu chảy bằng một cách nào đó, người ta cũng sẽ chữa được ung thư bằng cá thở của chúng quá nhẹ để chúng ta có thể nhận ra dù chỉ chút dấu vết nhỏ nhất.
Họ chăm chú nhìn con vật xương cốt rã rời, trong lòng thầm nổi giận.
- Nó chết rồi. Nó chết hoàn toàn rồi!
- 103 là con kiến duy nhất hy vọng vào sự thống nhất liên loài của chúng ta. Nó đã mất nhiều thời gian cho việc đó, và nó đã tưởng tượng ra sự xâm nhập lẫn nhau giữa hai nền văn minh. Nó đã mở ra một cánh cửa, đã tìm thấy những mẫu số chung. Không con kiến nào có thể làm được chuyện tương tự. Nó đang bắt đầu trở nên hơi... con người. Nó yêu thích khiếu hài hước và nghệ thuật của chúng ta. Tất cả những điều hoàn toàn phù phiếm, nhưng như nó nói... lại hết sức hấp dẫn ấy.
- Chúng ta sẽ đào tạo một con khác vậy.
Jacques Méliès ôm Laetitia vào lòng và an ủi cô.
- Chúng ta sẽ bắt một con khác và sẽ dạy nó hài hước và nghệ thuật của các... Ngón Tay là gì.
- Chẳng có con nào khác giống như nó đâu. Đó là lỗi của em... lỗi của em..., Laetitia nhắc lại.
Mắt họ vẫn nhìn 103 chăm chăm. Lại một hồi lâu im lặng.
- Chúng ta sẽ tổ chức một lễ tang xứng đáng với nó, Juliette Ramirez nói.
- Chúng ta sẽ chôn nó ở nghĩa trang Montparnasse bên cạnh những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ. Đó sẽ là một ngôi mộ rất nhỏ và phía trên có viết: “Đây là kẻ tiên phong.” Chỉ chúng ta mới biết ý nghĩa câu này mà thôi.
- Chúng ta sẽ không xây chữ thập.
- Không hoa cũng không vòng hoa.
- Chỉ có một cành cây nhỏ cắm vào xi măng. Bởi lúc nào nó cũng trực diện đương đầu với mọi chuyện ngay cả khi nó sợ hãi.
- Mà nó lúc nào cũng sợ hãi.
- Mỗi năm chúng ta sẽ đến thăm mộ nó một lần.
- Cá nhân mà nói, tôi không thích nhắc đi nhắc lại các thất bại của mình.
Juliette Ramirez thở dài:
- Thật đáng tiếc vô cùng!
Bà dùng đầu móng tay vỗ nhẹ vào râu 103.
- Nào! Giờ thì dậy đi! Cô thắng chúng tôi rồi, chúng tôi cứ ngỡ cô đã chết, hãy cho chúng tôi thấy là cô đang đùa. Cô cũng đùa như loài người chúng tôi. Cô thấy đấy, vậy là xong, cô đã phát minh ra khiếu hài hước của kiến!
Bà đặt cái xác xuống chỗ ngọn đèn halogen.
- Có lẽ ấm lên một chút...
Tất cả cùng nhìn xác 103. Méliès không ngăn nổi mình lẩm bẩm lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin Người hãy làm sao...”
Nhưng vẫn chẳng có gì xảy ra.
Laetitia Wells quẹt một giọt nước mắt vừa chảy lăn trên sống mũi, đi vòng qua má, dừng một lúc dưới cằm rồi rơi xuống cạnh con kiến.
Giọt nước mặn bắn lên chạm vào râu nó.
Thế là có điều gì đó xảy ra. Họ mở to mắt, nghiêng mình nhìn xuống.
- Nó cử động kìa!
Lần này, ai cũng thấy râu nó rung rung.
- Nó đã cử động, nó vẫn còn sống!
Râu nó lại rung rung lần nữa.
Lại một giọt nước mắt nữa chảy ra nơi khóe mắt Laetitia và rơi xuống làm ướt râu con kiến.
Thế là nó lại có cử động lùi rất khẽ.
- Nó còn sống. Nó còn sống. 103 còn sống!
Juliette Ramirez xoa xoa miệng bằng một Ngón Tay đầy hoài nghi.
- Chưa phải thế là ổn đâu.
- Nó bị thương nghiêm trọng lắm, nhưng chúng ta có thể cứu nó.
- Chúng ta cần một bác sĩ thú y.
- Bác sĩ thú y cho kiến ư, chẳng có đâu! Jacques Méliès nhận xét.
- Vậy ai sẽ chữa cho 103 bây giờ? Nó sẽ chết mất nếu không được giúp!
- Làm gì đây? Làm gì đây?
- Mang nó ra khỏi chỗ này, đi nhanh nào.
Họ đang trong trạng thái hưng phấn tột độ, và càng bối rối hơn nữa khi vừa nãy hết lòng mong mỏi được thấy nó cử động và giờ nó cử động rồi thì không biết phải làm thế nào để chữa cho nó. Laetitia Wells những muốn được vuốt ve nó, trấn an nó, xin lỗi nó. Nhưng cô cảm thấy mình vụng về, lúng túng trước không gian-thời gian loài kiến tới nỗi chỉ làm tình hình trầm trọng thêm mà thôi. Giây phút ấy, cô ước được làm kiến biết bao, để liếm láp 103, trao đổi dinh dưỡng với nó...
Cô thốt lên:
- Chỉ một con kiến mới cứu được nó thôi, cần phải đưa nó về với đồng loại của nó.
- Không, cơ thể nó phủ đầy mùi ký sinh. Một con kiến cùng tổ với nó sẽ không nhận ra nó đâu. Con kiến ấy s;ch sử dụng các phương pháp tương tự.
Thế nhưng, bệnh ung thư đáng được ta quan tâm hơn nữa. Đó là một thực thể trọn vẹn.
Tôi sẽ cho các bạn giải pháp. Tôi sẽ cho các bạn biết loài kiến chúng tôi, cái loài mà các bạn dễ nghiền nát vô cùng ấy, làm thế nào để giải quyết bệnh ung thư.
Chúng tôi đã nhận ra được rằng trong số các bạn có một vài cá nhân hiếm hoi bị mắc bệnh ung thư mà không chết vì bệnh đó. Thế nên thay vì nghiên cứu vô số người chết vì bệnh đó, chúng tôi đã bắt đầu bằng việc nghiên cứu những người kia, những người hiếm hoi mắc bệnh nhưng đột nhiên lại khỏi bệnh mà không rõ nguyên do. Chúng tôi đã tìm hiểu mẫu số chung nhỏ nhất giữa những người ấy là gì. Chúng tôi đã tìm hiểu suốt một thời gian dài, rất dài. Và chúng tôi khám phá ra đâu là điểm chung của phần lớn những “người kỳ diệu” này: khả năng giao tiếp với xung quanh của họ mạnh hơn nhiều khả năng giao tiếp với xung quanh của loài kiến.
Từ đó nảy sinh một trực giác: thế lỡ ung thư là vấn đề về giao tiếp thì sao? Và nếu là giao tiếp thì giao tiếp với ai? Dĩ nhiên là giao tiếp với những thực thể khác.
Chúng tôi đã tìm hiểu bên trong cơ thể các bệnh nhân: không có bất kỳ thực thể nào sờ vào được. Không phải bào tử, không phải vi trùng, không phải sâu giòi. Thế là một con kiến nảy ra ý tưởng thiên tài: phân tích nhịp truyền bệnh. Và chúng tôi nhận thấy nhịp ấy là một loại ngôn ngữ! Căn bệnh tiến triển theo một thứ sóng mà ta có thể phân tích như một dạng ngôn ngữ.
Vậy là chúng tôi có được ngôn ngữ nhưng lại không có bộ phận phát ngôn ngữ ấy. Nhưng không quan trọng. Chúng tôi đã giải mã ngôn ngữ. Tóm lại nó có nghĩa là: “Bạn là ai, tôi đang ở đâu?”
Chúng tôi đã hiểu. Các cá nhân bị mắc ung thư thực tế là những người vô tình tập hợp lại trong mình các thực thể ngoài Trái đất không sờ vào được. Các thực thể ngoài Trái đất ấy hẳn chỉ là một thứ sóng giao tiếp... Khi đến Trái đất, thứ sóng này hẳn chỉ là một ý tưởng nhằm nói rằng: sao chép lại mọi thứ quanh đây. Và vì hạ cánh trong những cơ thể sống nên thứ sóng ngoài Trái đất mới sao chép lại các tế bào quanh nó để phát đi những thông điệp kiểu như “Xin chào, bạn là ai, chúng tôi không có ý thù địch, hành tinh của bạn tên là gì?”.
Chính điều này lại giết chết chúng tôi: những câu chào đón, những thắc mắc từ phía các du khách lạc đường.
Và cũng chính điều này đã giết chết các bạn.
Để cứu Arthur Ramirez, các bạn phải làm ra một cỗ máy “Đá Hoa thị” giống cái máy đang giúp các bạn giao tiếp với loài kiến nhưng lần này lại được dành để dịch ngôn ngữ ung thư. Hãy nghiên cứu nhịp điệu của nó, sóng của nó, hãy sao chép lại chúng, điều khiển chúng để đến lượt các bạn phát đi được một câu trả lời. Dĩ nhiên các bạn không buộc phải tin điều tôi nói. Nhưng các bạn chẳng mất gì khi thử phương pháp này.
Jacques Méliès, Laetitia Wells và vợ chồng Ramirez rất bối rối trước lời đề xuất kỳ cục ấy. Đối thoại với bệnh ung thư ư?... Thế nhưng Arthur, thầy của bầy yêu tinh, lại chỉ còn sống được vài ngày nữa và trong những điều kiện hết sức tệ hại. Dĩ nhiên mọi thứ trong họ đều cho rằng đề xuất của con kiến thật phi lý. Con kiến này chẳng có lý do gì để dạy họ về y học cả. Lập luận của nó dù sao cũng thật điên rồ. Nhưng Arthur sắp chết. Thế tại sao lại không thử khai thác con đường thoạt tiên có vẻ phi lý tột cùng kia? Họ sẽ thấy con đường đó dẫn họ tới đâu!
218. NHỮNG CUỘC TIẾP XÚC
Thứ Ba, 14h30. Theo lời mời gặp gỡ được ấn định rất lâu trước đó, đội trưởng Jacques Méliès được ngài Raphal Hisaud, Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu Khoa học đón tiếp. Anh giới thiệu với ông ta bà Juliette Ramirez, cô Laetitia Wells và một cái chai bên trong có một con kiến đang di chuyển. Cuộc tiếp xúc dự kiến kéo dài hai mươi phút nhưng cuối cùng lại kéo dài tám tiếng rưỡi. Và thêm tám tiếng nữa vào ngày hôm sau.
Thứ Năm, 19h23. Tổng thống Cộng hòa Pháp, ngài Régis Malrout, tiếp đón ngài Raphal Hisaud, Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu Khoa học, trong phòng khách của mình. Thực đơn có nước cam vắt, bánh sừng bò, trứng rán và cuộc trò chuyện về một bức thông điệp mà ngài Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu Khoa học đánh giá là quan trọng hàng đầu.
Ngài tổng thống nghiêng người cúi xuống mấy chiếc bánh sừng bò:
- Ông yêu cầu tôi gì cơ? Tranh luận với một con kiến á? Không, không, nghìn lần không! Ngay cả khi nó đã cứu sống mười bảy mạng người bị nhốt dưới một tổ kiến như lời ông khẳng định. Ông có hiểu rõ lời mình nói ra không? Vụ họ Wells này khiến ông lú đầu mất rồi! Được rồi, tôi chấp nhận quên đi nội dung cuộc trò chuyện này còn ông, đừng bao giờ nhắc đến con kiến ấy với tôi nữa, đừng bao giờ nữa!
- Nhưng đó không phải một con kiến bình thường! Đó là 103. Một con kiến từng nói chuyện với con người. Đó cũng là con kiến đại diện cho liên bang kiến lớn nhất vùng. Một liên bang hùng mạnh gồm một trăm tám mươi triệu cá thể!
- Một trăm tám mươi triệu cái gì cơ? Thề là ông điên mất rồi! Kiến à! Côn trùng à! Lũ vật mà ta có thể dùng các Ngón Tay nghiền nát ấy à... Đừng bị mấy cái trò ảo thuật của những kẻ cà chớn lừa phỉnh chứ Hisaud. Sẽ chẳng có ai tin chuyện của ông đâu. Cử tri sẽ nghĩ rằng chúng ta đang tìm cách ru ngủ họ bằng mấy câu chuyện chán chết để bắt họ phải đóng thêm các loại thuế mới. Đó là chưa kể phản ứng của đảng đối lập... Tôi đã nghe thấy những lời cười nhạo rồi!
- Ta còn biết rất ít về loài kiến! ngài Bộ trưởng Hisaud phản đối. Nếu nói chuyện với chúng như với những cá thể thông minh, chắc chắn chúng ta sẽ nhận thấy rằng chúng có rất nhiều điều để dạy chúng ta.
- Ông muốn nói đến mấy cái lý thuyết gàn dở về bệnh ung thư ấy à? Tôi đã đọc nó trên mấy tờ báo lá cải. Ông không định thuyết phục tôi tin rằng ông coi đó là chuyện nghiêm túc đấy chứ, Hisaud?
- Kiến là loài động vật phổ biến nhất Trái đất, chắc chắn chúng có mặt trong số những loài phát triển và lâu đời nhất. Trong suốt một trăm triệu năm, chúng đã kịp học được nhiều điều mà chúng ta không biết. Chúng ta, những con người, chúng ta mới hiện diện trên Trái đất từ ba triệu năm nay. Và nền văn minh hiện đại của chúng ta tính ra cũng mới chỉ tồn tại được có năm nghìn năm. Chắc chắn chúng ta phải học hỏi ở cái xã hội giàu kinh nghiệm kia. Nó cho phép chúng ta tưởng tượng ra xã hội mình một trăm triệu năm tới.
- Tôi có nghe nói đến rồi nhưng điều đó thật ngu ngốc. Đó là những... con kiến! Lẽ ra ông nên nói với tôi về những con chó, tôi còn có thể hiểu được. Một phần ba cử tri của chúng ta nuôi chó chứ không nuôi kiến!
- Chúng ta chỉ phải...
- Đủ rồi đấy. Ông bạn già ơi hãy tỉnh táo lại đi! Tôi sẽ không làm tổng thống đầu tiên trên thế giới nói chuyện với kiến đâu. Tôi không thích những gì mà cả hành tinh vẫn thích bàn tán về tôi. Cả nội các của tôi lẫn bản thân tôi đều không muốn trở thành trò cười vì lũ vật này. Tôi không muốn nghe nói đến kiến nữa.
Ngài tổng thống xúc mạnh một nĩa trứng rán và cho vào miệng.
Ngài Bộ trưởng Bộ Nghiên cứu vẫn không chịu thôi.
- Không, tôi sẽ còn tiếp tục nói với ông về chúng. Cho tới khi ông chịu thay đổi ý kiến. Những người ấy đã đến gặp tôi. Họ đã giải thích mọi chuyện bằng những ngôn từ giản đơn và tôi hiểu tất cả. Hiện chúng ta có được cơ hội bỏ qua hàng thế kỷ để nhảy vọt về tương lai. Tôi sẽ không để tuột khỏi tay cơ hội đó đâu.
- Đúng là chuyện tầm phào!
- Ngài nghe này, một ngày nào đó tôi sẽ chết, cả ngài cũng thế. Và vì cả hai chúng ta cùng thừa nhận là rồi mình cũng sẽ biến mất, vậy tại sao chúng ta lại không để lại một dấu vết độc đáo, khác biệt, dấu vết về sự hiện diện của chúng ta trên Trái đất này? Tại sao chúng ta lại không ký kết những thỏa thuận kinh tế, văn hóa và thậm chí là... quân sự với loài kiến? Suy cho cùng đó là loài vật thứ hai hùng mạnh nhất trên Trái đất.
Tổng thống Malrout nuốt một lát bánh mì nướng và ho sù sụ.
- Thế tại sao chúng ta lại không khánh thành luôn một đại sứ quán Pháp ở một tổ kiến nào đó ấy và ông sẽ làm luôn đại sứ!
Ngài Bộ trưởng không cười.
- Phải, tôi cũng có nghĩ đến chuyện này.
- Thật không thể tin nổi, ông thật không thể tin nổi! ngài tổng thống giơ hai tay lên trời và thốt lên.
- Ngài đừng quên đó là loài kiến. Hãy nghĩ đến chúng như nghĩ đến những sinh vật ngoài Trái đất. Chúng không phải sinh vật ngoài Trái đất mà là sinh vật trên Trái đất. Khuyết điểm duy nhất của chúng là quá nhỏ bé và lúc nào cũng chiếm chỗ trên hành tinh này. Thế nên chúng ta không còn nhận ra chúng có gì kỳ diệu nữa.
Tổng thống Malrout nhìn chằm chằm vào mắt ông:
- Ông định đề nghị tôi gì đây?
- Chính thức gặp mặt 103, Hisaud trả lời không chút ngại ngần.
- Đó là ai?
- Là một con kiến rất hiểu chúng ta và có thể được dùng như một thông dịch viên trong t nó.
Để thực hiện các ca truyền máu siêu nhỏ này, Arthur phải mài một cái kim siêu nhỏ rồi cắm nó vào chỗ mềm trên khớp chân sau bên trái của con kiến.
Nhà phẫu thuật ngẫu hứng không biết liệu con kiến có đau không nhưng cứ nhìn tình trạng yếu ớt của nó, ông thà không dùng thuốc gây mê còn hơn.
Arthur bắt đầu bằng việc lắp lại chân giữa vào khớp giống như một vị thầy lang chuyên nắn khớp vậy. Đối với chân trước bên trái, mọi chuyện cũng dễ dàng tương tự. Vì ông làm việc nhiều trên lũ kiến robot nên giờ tay ông trở nên khéo léo vô cùng.
Lồng ngực phẳng lì. Bằng một cái kẹp mảnh, ông trả lại cho nó hình dạng như người ta hẳn sẽ làm với một chiếc cánh ô tô bị bẹp, rồi ông dùng keo dính chỗ kitin thủng vào. Thứ keo này cũng được dùng để hàn bụng dưới bị đâm xuyên, sau đó được ưu tiên bơm máu vào trước bằng một ống bơm siêu nhỏ.
- May là đầu và râu nó vẫn còn nguyên! ông thốt lên. Gót giày của cô bé tới nỗi chỉ đè bẹp được lồng ngực và bụng dưới nó.
Dưới ánh sáng chiếc đèn siêu nhỏ, 103 dần hồi sức. Nó khẽ nghển đầu lên và chậm rãi nếm náp giọt mật mà một Ngón Tay chìa ra trước hàm trên nó.
Arthur đứng dậy, lau mồ hôi lấm tấm trên trán và thở dài:
- Tôi nghĩ nó thoát nạn rồi. Nhưng nó vẫn phải nghỉ ngơi thêm vài ngày nữa để lại sức. Hãy đặt nó vào một chỗ tối, nóng và ẩm ướt.
210. BÁCH KHOA TOÀN THƯ
NÊN ĐI ĐƯỜNG NÀO? Cần phải nghĩ đến con người ở năm 100 triệu. (Con người ấy hẳn có nhiều trải nghiệm ngang bằng loài kiến hiện nay.)
Con người ấy hẳn phải có ý thức phát triển gấp ý thức của chúng ta cả trăm nghìn lần. Cần phải giúp đỡ anh ta, anh ta - đứa trẻ bé nhỏ bé nhỏ bé nhỏ bé nhỏ của chúng ta. Để làm điều đó, cần phải vạch ra một đường mòn vàng. Con đường giúp mất ít thời gian vào những chuyện hình thức vô nghĩa nhất. Con đường ngăn mọi nẻo trở về bằng cách dụng đến sức ép của tất cả những kẻ phản động, những kẻ man di, những tên bạo chúa. Chúng ta phải tìm ra Đạo, con đường dẫn tới ý thức cao nhất. Con đường này sẽ được vạch ra từ vô số trải nghiệm của chúng ta. Để định vị đường mòn ấy tốt hơn, cần phải thay đổi quan điểm của chúng ta, không nên cứng nhắc với một lối suy nghĩ. Dù lối suy nghĩ ấy là gì đi nữa. Kể cả khi lối suy nghĩ ấy là tốt. Loài kiến dạy chúng ta một bài luyện tập tinh thần. Ở đúng vị trí của mình. Nhưng cũng hãy ở cả vào vị trí của cây cỏ, chim cá, sóng nước, mây trời và đá núi nữa.
Con người ở năm 100 triệu hẳn sẽ biết cách nói chuyện với những dãy núi để khai thác ký ức của chúng. Nếu không mọi thứ chẳng để làm gì cả.
Edmond Wells,
Bách khoa toàn thư kiến thức tương đối và tuyệt đối, quyển II.
211. LỖ HỔNG
Sau ba ngày an dưỡng, giờ 103 đã hoàn toàn bình phục. Nó đã ăn được gần như bình thường trở lại (thậm chí còn ăn được cả mấy mẩu thịt châu chấu và ít ngũ cốc luộc nữa). Hai râu nó cử động bình thường. Nó thường xuyên liếm láp các vết thương của mình để xóa bỏ lớp keo cũng như tẩy trùng các vết thương ấy bằng nước bọt.
Arthur Ramirez đã cho chuyển bệnh nhân của mình vào một cái hộp bìa đệm đầy bông thấm nước để tránh va chạm xóc nảy. Ngày nào ông cũng ghi lại những tiến bộ trông thấy. Cái chân bị gãy không hoạt động tốt lắm nhưng 103 vẫn đứng được hết sức cân bằng.
- Nó cần luyện tập để tăng sức cho năm chân kia, Jacques Méliès nhận xét.
Anh có lý. Arthur đặt 103 lên một chiếc thảm lăn nhỏ và lần lượt từng người cho nó chạy bộ trên đó để nó luyện thêm cơ đùi.
Giờ đây con kiến lính đã phục hồi đủ để tiếp tục các cuộc tranh luận.
Thế nên mười ngày sau tai nạn, họ quyết định đã đến lúc tổ chức một chuyến đi nhằm cứu Jonathan Wells và các bạn đồng hành của anh.
Jacques Méliès triệu tập Emile Cahuzacq và ba cảnh sát dưới quyền mình. Laetitia Wells và Juliette Ramirez cũng cùng đi. Arthur vì quá yếu lại thêm lo lắng nhiều mấy ngày qua nên chọn cách an tọa trong ghế bành đợi họ trở về.
Họ mang theo nào cuốc nào xẻng. 103 ở đó dẫn đường họ. Rừng Fontainebleau thẳng tiến!
Các Ngón Tay của Laetitia đặt con kiến xuống cỏ. Để chắc chắn là không bị lạc nó, cô đã buộc một sợi nylon quanh khớp bụng dưới của nó. Nói cách khác thì là một sợi xích.
103 hít ngửi hơi khói xung quanh và chĩa râu về hướng cần đến.
Bel-o-kan đi đường này.
Để đi nhanh hơn, các Ngón Tay nhấc nó lên và mang nó đến chỗ xa hơn. Nó chỉ cần vẫy vẫy các bộ phận phụ cảm ứng là đủ để mọi người hiểu nó cần những điểm mốc mới. Thế là họ lại đặt nó xuống đất còn nó lại chỉ đường.
Sau một giờ đi bộ, họ băng qua một con suối rồi dấn bước vào một nơi đầy bụi rậm. Họ buộc phải đi rất chậm để 103 có thể theo kịp những đường ray tỏa mùi phù hợp.
Thêm ba tiếng nữa và họ nhìn thấy xa xa trước mặt là một hòn đất to chất đầy cành cây.
Con kiến thông báo họ đã tới nơi.
- Vậy đó là Bel-o-kan ư? Méliès ngạc nhiên hỏi, trong tình huống khác, chắc anh chẳng thể nhận ra nổi cái gò này.
Họ rảo bước.
- Giờ thì sao thưa sếp? một cảnh sát hỏi.
- Giờ thì ta đào thôi.
- Nhưng đừng làm hỏng thành phố, đặc biệt đừng làm hỏng thành phố nhé, Laetitia vừa nhấn mạnh vừa giơ một Ngón Tay đầy đe dọa lên. Đừng quên là chúng ta đã hứa với 103 sẽ không làm hại đô thị của nó.
Thanh tra Cahuzacq suy ngẫm vấn đề.
- Được thôi, vậy hãy đào ngay bên cạnh. Nếu chỗ này rộng, ta sẽ đào đúng phải đường ngầm và nếu vẫn chưa được, ta sẽ lại tiếp tục đào xiên xuống để vòng qua tổ kiến.
- Đồng ý! Laetitia nói.
Họ đào như những tên cướp biển đang truy tìm một kho báu được chôn trên một hòn đảo. Người mấy viên cảnh sát nhanh chóng phủ đầy đất và bùn, nhưng xẻng của họ vẫn chưa chạm phải đá.
Đội trưởng động viên họ tiếp tục.
Mười mét, mười hai mét mà vẫn không thấy gì. Lũ kiến, chắc chắn là kiến lính Bel-o-kan, chạy đến ngó ngàng tin tức, rất lo lắng vì không hiểu điều gì gây ra những cơn rung lắc kinh khủng như vậy xung quanh Cấm Thành, đến mức các hành lang bao quanh cũng trở nên lung lay.
Emile Cahuzacq tặng chúng mật ong để trấn an chúng.
Các cảnh sát bắt đầu thấy mệt khi phải sử dụng cuốc xẻng. Để rồi rốt cuộc họ cảm giác như đang đào huyệt mộ của chính mình, nhưng sếp của họ có vẻ rất quyết tâm đi đến cùng nên họ chẳng còn lựa chọn nào khác.
Cư dân Bel-o-kan càng lúc càng đổ ra đông hơn quan sát họ.
Đó là các Ngón Tay, một con kiến thợ phát ra, nó vừa từ chối mật ong vì nghĩ mật ong có độc.
Các Ngón Tay đến trả thù cuộc thập tự chinh của chúng ta!
Juliette Ramirez hiểu điều gì khiến những sinh vật bé bỏng ấy xáo loạn như vậy.
- Nhanh lên! Phải bắt tất cả chúng lại trước khi chúng kịp phát tín hiệu báo động.
Cùng Laetitia và Méliès, bà ném chúng kèm nào đất nào cỏ vào những cái hộp giam trên đó bà đã kịp xịt pheromon Các bạn hãy bình tĩnh, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Rõ ràng cách đó tỏ ra hiệu quả. Không còn thấy bất kỳ động cựa nào trong các hộp nữa.
- Dù sao chúng ta cũng phải đào nhanh lên, nếu không chúng ta sẽ bị toàn bộ các đội quân trong Liên bang bâu khắp lưng đấy, nữ vô địch “Bẫy suy tưởng” nói. Khi ấy, tất cả các bình xịt pheromon trên thế giới đều không đủ để ngăn cản được chúng.
- Bà đừng lo lắng nữa, một trong số các cảnh sát lên tiếng. Xong rồi. Thấy có vẻ đến chỗ trũng rồi. Hẳn chúng ta đang đứng phía trên cái hang.
Anh ta hú lên:
- Hú, có ai dưới đó không?
Không có tiếng trả lời. Họ dùng đèn pin chiếu xuống.
- Cứ như một nhà thờ ấy, Cahuzacq nhận xét. Tôi chẳng thấy ai cả.
Một viên cảnh sát mang theo dây rồi buộc vào một thân cây và mang đèn pin trèo xuống. Cahuzacq đi theo anh ta. Từng người một, họ đi qua các phòng rồi kêu vọng lên chỗ những người còn lại:
- Xong rồi. Tôi tìm thấy họ rồi. Họ hoàn toàn có vẻ còn sống nhưng họ đang ngủ.
- Ồn ào như vậy mà họ vẫn ngủ thì thật khó tin. Nếu ồn thế mà họ không thức có nghĩa là họ chết rồi.
Jacques Méliès đích thân mình trèo xuống. Anh soi sáng căn phòng và ở đó, anh ngạc nhiên phát hiện ra một đài phun nước, thiết bị tin học và những cỗ máy chạy điện đang kêu ro ro. Anh bước về phía phòng ngủ, định lay một trong mấy người đang nằm đó nhưng chợt lùi lại vì cảm giác như mình vừa lướt chạm qua một bộ xương hơn là một cánh tay.
- Họ chết rồi, anh nhắc lại.
- Không phải đâu...
Méliès giật nảy mình.
- Ai nói vậy?
- Tôi, một giọng yếu ớt thì thầm.
Anh quay lại. Phía sau anh, một cơ thể mảnh mai đứng lên, dựa vào tường.
- Không, chúng tôi chưa chết, Jonathan Wells chống tay làm điểm tựa và nói rành rọt. Ch&ua
  • - 3 -
  • - 4 -
  • - 5 -
  • Bí quyết thứ ba
    BẰNG LƯỠI KIẾM VÀ BẰNG HÀM DƯỚI
    - 1 -
  • - 2 -
  • - 3 -
  • - 4 -
  • Bí quyết thứ tư
    THỜI KỲ ĐỐI ĐẦU
    - 1 -
  • - 2 -
  • - 3 -
  • - 4 -
  • - 5 -
  • - 6 -
  • Bí quyết thứ năm
    CHỦ NHÂN CỦA LOÀI KIẾN
    - 1 -
  • - 2 -
  • - 3 -
  • - 4 -
  • - 5 -
  • Bí quyết thứ sáu
    ĐẾ CHẾ CÁC NGÓN TAY
    - 1 -
  • - 2 -
  • - 3 -
  • - 4 -
  • - 5 -
  • TỪ ĐIỂN CHÚ GIẢI
  • LỜI CẢM ƠN
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---