Chương 2

    
ặc dù quan hệ tốt với mọi người, không phải Goldmund kết thân ngay được với người bạn tâm đầu ý hợp. Trong số cùng học, không một ai cậu cảm thấy đặc biệt gần gũi hoặc có sức lôi cuốn với mình. Nhưng họ có thể lấy làm lạ: Với người võ sĩ gan dạ, họ có xu hướng coi đó là một tay đánh nhau dễ mến, dường như đúng hơn một người bạn rất hiền hoà đã sắp sẵn để được nổi tiếng là một học sinh gương mẫu.
Trong tu viện, có hai người; cậu cảm thấy mến mộ, yêu quí: tu viện trưởng Daniel và thầy phụ giáo Narcisse. Cậu sẵn sàng coi tu viện trưởng như một vị thánh. Tính giản dị, lòng nhân từ, con mắt nhìn trong sáng rất đỗi ân cần, tính khiêm nhường trong khi ông làm tròn chức phận chỉ huy và lãnh đạo, một công việc ông buộc phải làm, sự tốt bụng và kín đáo trong khi ông biểu thị thái độ, tất cả cuốn hút cậu hướng theo ông không sao cưỡng lại được. Ý thích tha thiết nhất của cậu là được gắn bo với vị tu viện trưởng mà cậu sùng kính, luôn luôn ở bên ong để vâng lời phụng sự. Không ngừng tỏ lòng khâm phục, cậu dâng hiến lên ông tất cả lòng nhiệt thành thơ trẻ sẵn sàng hy sinh của mình. Ở ông, cậu học được một phong cách sống thanh khiết, cao thượng, hướng về Đức chí tôn. Bởi vì Goldmund quyết không chỉ bằng lòng với việc hoàn thành nhiệm vụ học tập ở tu viện mà nếu có thể, còn hoàn toàn và mãi mãi ở lại tu viện, dành cuộc sống của mình cho Chúa. Không một ai có vẻ nghi ngờ điều đó, tuy nhiên ở cậu con trai thanh tú toả rạng sức sống này, đè nặng một tì vết, một tì vết nguyên lại khiến cậu phải lặng lẽ chịu hình phạt để chuộc tội và hy sinh. Bản thân tu viện trưởng không nhận ra điều đó mặc dù bố của Goldmund có nói xa nói gần, và trình rõ nguyện vọng để cho con trai mình được ở mãi trong tu viện. Một nhiệm vụ bí ẩn dường như đánh dấu sự ra đời của Goldmund, một điều gì đó người ta không nói tới, dường như đòi hỏi một sự hiến thân.
Vẻ quan trọng của bố Goldmund đã không được cảm tình của vị tu viện trưởng vốn giữ thái độ thận trọng lịch sự trong khi không coi trọng lắm các ảo tưởng của ông khách.
Người thứ hai trong số cùng ở tu viện cũng đánh thức dậy các tình cảm thân yêu của Goldmund thì lại có cái nhìn sắc sảo khiến cậu cảm thấy xa cách. Narcisse nhận biết có con chim đẹp lông vàng bay về phía mình. Trong sự cô độc hãm mình cách biệt, người phụ giáo trẻ cảm nhận thấy Goldmund  là bạn đồng trang đồng lứa với mình mặc dù về mọi mặt hai người rất khác nhau. Narcisse tóc nâu, người khô khan; Goldmund thì nước da sáng, vẻ rạng rỡ. Narcisse là một nhà tư tưởng say sưa phân tích, Goldmund là một chàng mơ mộng, một tâm hồn thơ trẻ. Nhưng có một điểm chung chi phối các điều khác biệt: cả hai đều là những con người ưu tú. Cả hai phân cách với những người khác bởi những khả năng thiên phú và những dấu hiệu rõ ràng, cả hai đều nhận từ định mệnh một chức phận đặc biệt.
Narcisse nhiệt thành quan tâm đến tâm hồn trẻ ấy mà thấy sớm nhận biết bản chất và số phận. Goldmund sốt sắng mến mộ vị giáo sư đẹp người mà trí huệ vượt trội mình rất nhiều. Nhưng Goldmund rụt rè, không biết cách nào để đến gần với Narcisse ngoài việc gắng sức học hành, trở nên một học sinh chăm chỉ và dễ bảo, và không phải chỉ có tính rụt rè ngăn cản cậu. Còn có một cảm nhận sâu xa rằng Narcisse đối với cậu là một mối nguy hiểm. Cậu không thể đồng thời tiếp nhận vị tu viện trưởng nhân hậu và khiêm tốn làm lý tưởng và hình mẫu, lại theo thầy Narcisse quá thông minh, thông thái, trí óc quá sáng suốt. Tuy vậy, từ các sức mạnh tâm hồn thơ trẻ của mình, cậu vẫn có khuynh hướng rập theo hai gương mặt không thể chung hợp ấy. Cậu thường dằn vặt về điều đó. Đôi khi, trong những tháng đầu ở trường, Goldmund cảm thấy tim mình xáo trộn, bị kéo theo những hướng quá dị biệt, cậu tìm cách tự giải thoát hoặc trút cho vơi nhẹ nỗi khốn khổ và tức tối trong người mình bằng cách giao tiếp với bạn bè. Đôi khi một chút đùa cợt hoặc thái độ xấc xược nào đó của các bạn đồng học bỗng nhiên khơi dậy ở cậu những cơn giận lôi đình, trong khi cậu vốn nhu nhược thường khó chịu, nhắm mắt quay mặt làm thinh, tái xám như thể một thây ma mỗi khi bị người khác gây tổn thương. Bấy giờ cậu đến chuồng ngựa thăm con Bless, tựa đầu lên cổ nó, hôn nó, khóc bên nó. Dan dần nỗi cô quạnh vật vã của cậu tăng lên, lộ ra dưới con mắt mọi người m&từ từ nghiêng người trên mình bạn, bấy giờ mới thổ lộ những gì mà trải qua bao nhiêu năm bè bạn anh chưa hề nói ra; Anh đưa hai làn môi mình rà trên trán và trên mái tóc Goldmund. Ban đầu, cậu ngạc nhiên, nhưng rồi hiểu ra, khi nhận biết được điều gì vừa xảy đến.
- Goldmund, - anh thì thầm bên tai, - xin hãy thứ lỗi cho mình đã không nó ra với bạn sớm hơn. Đáng lẽ mình bộc lộ hôm đến gặp bạn trong nhà tù ở tòa giám mục, hoặc khi mình nhìn thấy các pho tượng của bạn, hoặc bất cứ lúc nào khác. Hôm nay hãy để cho mình nói ra mình rất yêu mến bạn, bạn luôn luôn là thế nào với mình, bạn đã làm cho cuộc sống của mình phong phú bao nhiêu. Điều này theo bạn thấy sẽ rất vô nghĩa. Bạn đã quen với tình yêu, với bạn chẳng hiếm hoi gì! Bạn đã có bao nhiêu phụ nữ yêu thương và chiều chuộng, mình thì hoàn toàn khác. Cuộc sống của mình nghèo nàn về tình yêu, đó là điều tốt nhất thiếu đối với mình. Tu viện trưởng Daniel của chúng ta trước đây có phê phán mình kiêu căng. Chắc chắn ông cụ nói đúng. Mình không bất công với người ta, mình cố gắng cho được công bằng và kiên nhẫn với họ, nhưng mình không hề yêu họ. Trong hai người thông thái trong tu viện, chính người thông thái hơn cả là người thân yêu nhất với mình. Mình không hề yêu một đầu óc tầm thường dù nó yếu đuối. Nếu mình có biết tất cả những gì là tình yêu thì chính là nhờ bạn. Với bạn, mình có thể yêu bạn, chỉ một mình bạn giữa mọi người. Bạn không thể lường được điều ấy biểu hiện thế nào đâu. Đó là nguồn suối trong sa mạc, là cây nở hoa giữa các đám bụi bờ. Chỉ với bạn thôi, nhờ đó mà tim mình không khô khan, đã giữ được ở mình một chỗ cho tình nghĩa có đường vào.
Trong lúc tâm trí bảng lảng, Goldmund nở một nụ cười vui. Với giọng nói thận trọng và thanh thản vào những lúc tỉnh táo, cậu đáp:
- Trước đây khi bạn bứt mình ra khỏi chiếc giá treo cổ và chúng ta cùng đi trên mình ngựa, mình có hỏi bạn về con ngựa Bless của mình ra sao, bạn đã cho mình được biết tin. Bấy giờ mình thấy bạn vốn ít khi phân biệt một con ngựa này với một con ngựa khác, mà lại lưu ý đến con Bless của mình. Mình hiểu rằng bạn đã làm điều đó vì mình, và mình rất sung sướng. Nay mình thấy rất rõ chuyện ấy và bạn thực sự yêu mến mình. Mình cũng vậy, mình luôn yêu quí bạn. Narcisse à, nửa cuộc đời mình đã là một cố gắng để chinh phục bạn. Mình biết rõ là bạn cũng vậy, bạn yêu mến mình; nhưng mình không hề mong trong niềm tự tôn của bạn, có ngày bạn nói ra tình cảm ấy với mình. Vậy là bạn đã thổ lộ với mình, vào lúc mình chẳng còn có gì khác, vao lúc mà cuộc sống phiêu lãng và tự do, thiên hạ và giới phụ nữ đem trồng mình nơi đây. Mình nhận món quà tặng ấy và cảm ơn bạn đã cho mình.
Lydia, trong pho tượng Đức Mẹ Đồng Trinh đứng ở góc tường, đưa mắt nhìn ra.
- Bạn luôn nghĩ đến cái chết? - Narcisse hỏi.
- Ừ, mình tơ tưởng đến chuyện ấy trong khi cuộc sống cuốn hút mình. Hồi mới lớn lên, còn là học trò của bạn, mình ước vọng trở thành một người cũng thông hiểu như bạn. Bạn đã nêu cho mình thấy đó không phải là số mệnh của mình. Vậy là mình lao vào con đường đối nghịch lại, con đường của các xúc cảm nhục thể, và nhờ phụ nữ, đó chỉ là một trò chơi  đối với mình để tìm lấy thú vui chừng nào họ cũng đam mê, sẵn sàng đến với mình. Mình không muốn nói chuyện đó với thái độ khinh thị; không phải chỉ về nhục dục, mình thường rất hạnh phúc. Và mình cũng có được niềm sung sướng nhận biết thông qua sự từng trải của cá nhân là đời sống tâm hồn cũng có thể xâm nhập vào sự xúc cảm nhục thể. Và đó là điều sản sinh ra nghệ thuật. Cả hai ngọn lửa trong người mình nay đều đã tắt. Mình không còn cảm nhận nữa các niềm lạc thú nhục dục, và cho dù phụ nữ có chạy theo sau thì mình cũng chẳng xúc cảm. Mặt khác, việc sáng tạo các công trình nghệ thuật nay không đáp ứng nữa sự ham thích của mình. Mình đã làm khá nhiều tượng, không phải số lượng là điều trọng yếu. Thế đó, đối với mình đã đến lúc chết, mình bằng lòng với cái chết, và mình hiếu kỳ chờ đón nó.
- Tại sao có điều hiếu kỳ ấy?
- Ôi! Chắc hẳn với mình có chuyện hơi ngốc nghếch, nhưng đúng là có sư hiếu kỳ. Narcisse à, không phải vấn đề là cõi Địa ngục, mình không hề bận tâm, và muốn nói thành thật với bạn, mình không còn tin vào đó nữa. Không có cõi Địa ngục. Cây khô thì chết luôn, con chim bị giá rét thì không sống lại nữa, và con người đã chết cũng chẳng hơn gì. Có lẽ có người ít  nhiều còn nghĩ đến anh ta sau khi anh ta đã ra đi, nhưng sẽ không lâu, cả chuyện đó rồi cũng qua đi. Không, nếu mình có hiếu kỳ đón chờ cái chết thì bởi mình luôn luôn tin hoặc nằm mơ thấy mình đang trên đường đến với mẹ mình. Mình hy vọng cái chết sẽ là một niềm vui lớn, cũng lớn như lần đầu biết yêu. Mình không sao ngăn cản được đừng nghĩ đến nó, thay vì người cầm chiếc phồ là mẹ mình đang mở vòng tay đón nhận mình đi với bà để đưa mình đến cõi hư vô và không tội lỗi.
Một trong các cuộc viếng thăm cuối cùng, sau khi Goldmund nhiều ngày không nói năng, Narcisse đến, thấy bạn ở trạng thái tỉnh táo và muốn trò chuyện.
- Cha Antoine nghĩ là bạn hẳn đau đớn lắm. Làm sao bạn có thể chịu đựng bình tĩnh như vậy? Mình thấy dường nhu lúc này bạn được bình an?
- Bạn muốn nói sự bình an với Chúa? Không, mình không tìm được. Mình không muốn chút nào bình an với Chúa. Người đã sai lầm tạo ra thiên hạ; chúng ta không nên thờ Chúa. Nhưng với nỗi đau đớn trong ngực mình, đúng là mình đang được bình an; trước đây mình vật vã chịu đựng đau đớn, và dẫu đối với mình có những lúc dường như mình tin sẽ không vật vã trong khi chết, tuy vậy đó là một sai lầm. Đêm ở trong nhà tù của bá tước Heinrich, quả thực, mình đã thấy rõ: Mình không thể chết, chỉ thế thôi, mình còn quá khỏe và rất hung hãn. Họ đã buộc phải trói chặt các cánh tay mình. Nhưng bây giờ thi khác, rất khác.
Cậu mau mệt khi nói, giọng yếu lả đi, Narcisse yêu cầu bạn nên tránh phí sức.
- Không, mình phải kể nốt với bạn. Trước đây, mình xấu hổ, không nói ra điều ấy. Bạn sẽ cười cho. Lần vừa rồi, mình lên ngựa và ở đây ra đi, không phải là đi theo kiểu gặp chăng hay chớ. Có tin đồn lão bá tước Heinrich  lại đến xứ này cùng với người tình của hắn, Agnès đi theo hắn. Với bạn, điều ấy chẳng can hệ gì; mình lúc này thì cũng lạnh nhạt thôi. Nhưng bấy giờ, một tin tức như vậy đã dậy lửa bừng cháy trong mình. Mình chỉ nghĩ đến Agnès, người phụ nữ kiều diễm nhất mình đã biết và yêu, mình muốn gặp lại nàng, mình muốn một lần nữa được hạnh phúc với nàng. Sau một tuần lễ đi đó đây trên mình ngựa, mình tìm được nàng. Ở đó, vào lúc ấy, có điều  biến đổi đã diễn ra về phía mình. Vậy là mình gặp Agnès, nàng vẫn luôn tươi đẹp. Mình gặp và tìm cơ hội để ra mắt và chuyện trò với nàng. Narcisse bạn thử nghĩ một chút mà xem, nàng không thèm biết đến mình nữa! Mình đã quá già nua đối với nàng, mình không còn hào hao phong nhã, bắt mắt với nàng nữa; nàng chẳng còn mong đợi gì ở mình. Về thực tế, chuyến đi của mình thế là kết thúc. Nhưng mình vẫn cứ tiếp tục, mình không muốn trở về với bạn trong lúc đang thất vọng và trông đến buồn cười. Và bởi vì đi như vậy, mình tiêu tán hết sức lực, mất cả tuổi trẻ và cả tính thận trọng; bởi vì trên mình ngựa, mình cho lao qua một đường mương, người và ngựa ngã lăn, mình bị gãy mấy chiếc xương sườn và nằm mệp dưới nước. Bấy giờ, lần đầu tiên mình thực sự biết đau. Khi ngã xuống, mình cảm thấy có gì đó gãy trong người, gãy ở ngực, và vết gãy ấy khiến mình vui, mình nghe thấy và mình sung sướng. Mình nằm ngập dưới nước và mình biết rõ mình sắp chết, nhưng hoàn toàn không giống như lần bị cầm tù. Mình không chống trả, chết đi đối với mình không phải là điều tồi tệ nữa. Mình cảm thấy đau ghê gớm, từ đó mình luôn luôn bị nhói buốt, đồng thời mình trải qua một giấc mơ, hoặc nếu bạn muốn thì đó là một ảo giác. Mình nằm dài; trong ngực đau như xé, mình giãy giụa, la hét, nhưng gần đấy, mình nghe nói tiếng cười - một giọng mà từ bé mình chưa hề biết. Đó là giọng của thân mẫu mình, một giọng trầm của phụ nữ, đầy âu yếm và thích thú. Bấy giờ mình thấy mẹ, mẹ mình ở bên cạnh mình, đặt  mình ngồi trên hai đầu gối bà, và mẹ mở phanh ngực mình, chọc sâu các ngón tay giữa các xương sườn để lấy ra trái tim mình. Sau khi trông thấy và hiểu việc ấy, mình không thấy đau nữa. Còn lúc này, khi các cơn đau trở lại, đó không phải là những nỗi đau đớn, những kẻ thù, mà là các ngón tay của mẹ đang lấy ra trái  tim mình. Mẹ làm việc ấy rất chật vật. Đôi khi mẹ siết chặt và rền rĩ, như thể mẹ đang thụ hưởng. Đôi khi mẹ cười và thốt lên những lời âu yếm. Đôi khi mẹ rời xa mình; mẹ ở trên trời cao kia, giữa các đám mây dày đặc, mình trông thấy mặt mẹ, mênh mông như một làn mây; mẹ bay lượn, nở một nụ cười mỉm rầu rầu, và nụ cười mỉm rầu rầu của mẹ hút trái tim mình, kéo nó ra khỏi ngực mình.
- Bạn thân yêu, đừng nói quá nhiều, - Narcisse van lơn, - chờ ngày mai đã. Goldmund nhìn anh bạn với đôi mắt tươi cười, nụ cười mỉm cậu đã mang về từ chuyến đi vừa rồi, dường như già đi nhiều, run run, có những lúc hơi ngốc nghếch và đôi khi lan tỏa tấm lòng nhân ái trong trắng và sự thông tuệ.
-  Bạn thân mến, - cậu thầm thì, - mình không muốn chờ đến sáng mai. Mình cần phải chào từ biệt bạn, và vì để vĩnh biệt, mình còn phải nói cho hết với bạn. Xin hãy nghe mình nói, một chốc lát này nữa thôi. Mình muốn nói về thân mẫu mình, kể lại với bạn mẹ đã giữ các ngón tay siết chặt quanh trái tim mình. Từ bao nhiêu năm, đây là niềm ham thích tha thiết nhất của mình, là giấc mơ bí ẩn nhất của mình để có được bóng hình mẹ. Đó là gương mặt thiêng liêng hơn cả trong mọi gương mặt; lúc nào mình cũng mang theo trong người mình: Một ảo ảnh bí ẩn về tình yêu. Mới cách đây không lâu, mình hoàn toàn không sao nghĩ được là mình có thể chết mà không khắc họa các đường nét của mẹ, cả đời mình vậy hóa ra là vô ích. Giờ đây, bạn hãy nhìn xem bước ngoặt kỳ lạ đã đẩy đưa các sự vật: Thay vì các bàn tay mình chạm khắc và tạo hình mẹ, thì chính mẹ lại nhào trộn và gia công: Hình hài mình. Mẹ đưa các bàn tay của mẹ bọc quanh tim mình, và mẹ lấy nó ra, mẹ dốc mình trống rỗng; mẹ thu hút mình và đưa mình đến với cái chết; cùng với mình, giấc mơ của mình cũng chết theo, Pho tượng tuyệt vời của Bà Mẹ Êva. Mình còn thấy Mẹ đó, và nếu các bàn tay mình còn đủ sức, mình có thể trao cho Mẹ một hình hài. Nhưng mẹ không chịu, mẹ không muốn mình làm lộ điều bí mật của mẹ; mẹ muốn tốt hơn mình chết. và mình chết không luyến tiếc, dễ dàng thế này là nhờ có mẹ.
Narcisse nghe tâm can rối bời. Anh phải cúi xuống gần sát khuôn mặt của bạn để nhận cho ra từng lời nói. Lúc thì anh nghe rõ, có lúc không nhận ra, nhưng đối với anh ý nghĩa của cả câu chuyện ấy vẫn ẩn kín.
Người bệnh một lần nữa nhướng các hàng mi và nhìn anh bạn hồi lâu. Đôi mắt ấy tỏ ý chia tay với bạn. Và với một cử động dường như ra hiệu không chịu nhận, cậu thầm thì:
- Narcisse, một ngày nào đó làm sao bạn muốn chết được, bởi bạn có mẹ đâu. Không có mẹ, người ta không thể yêu thương. Không có mẹ, người ta không thể chết…
Điều cậu thầm thì vẫn không thể hiểu được. Narcisse túc trực ở đầu giường bạn cả ngày đêm hai hôm cuối cùng, nhìn bạn tắt lụi dần. Các lời sau cùng của Goldmund như một ngọn lửa đốt cháy con tim anh.

Hết

Xem Tiếp: ----

Truyện Narcisse và Goldmund Giới Thiệu Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 n và danh dự bằng hữu. Nhưng, ở đâu cũng vậy, các luật lệ không thành văn mạnh hơn các luật thành văn; và chừng nào còn là học sinh, cậu không bao giờ vi phạm các luật lệ về danh dư, vẫn theo như quan niệm của các bạn cùng học.
Trong khi nói nhỏ giọng lại, Adolphe kéo cậu đi về phía cổng chính dưới các bóng cây.
- Có ở đây, - hắn ta kể -, vài chàng trai vui tính và bạo gan (có hắn trong đó), đã tiếp nhận từ các thế hệ trước một truyền thống: Đừng bao giờ, tuyệt đối đừng bao giờ quên rằng ta đâu phải là thầy tu; vào một tối nào đó, dám nhảy tường tu viện đi vào làng. Đó là một trò chơi, một cuộc phiêu lưu mà một gã đáng mặt con trai không nên không biết. Đi chơi rồi trở về ngay trong đêm.
- Nhưng mà giờ này, cổng đóng. - Goldmund cãi lại.
- Đương nhiên, hẳn cổng đã đóng; nhưng chính đó là điều quyến rũ trong cuộc chơi. Người ta biết tìm ra những lối đi bí mật để trở về; đây đâu phải là lần đầu.
Goldmund nhớ lại các kỷ niệm của mình. Cậu đã nghe thuật ngữ “đi xuống làng”. Qua đó người ta nói về những cuộc trốn nhà trường đi chơi đâu của học sinh, đi tìm mọi loại lạc thú bí mật và các cuộc phiêu lưu bị qui tắc của tu viện ngăn cấm, trừng phạt nghiêm khắc nhất. Thật đáng lo. “Đi vào làng” là một tội lỗi, bị nghiêm cấm. Nhưng cậu biết quá rõ ràng chính vì thế mà “những gã đáng mặt con trai” đã mắc vào hiểm hoạ vi phạm qui tắc danh dự, và về một ý nghĩa nào đó đối với cậu thì việc mời tham gia cuộc phiêu lưu này lại là một sự biệt đãi.
Rất sẵn sàng, lẽ ra cậu đáp lại “không”, rồi mau trở vào đi ngủ. Cậu rất mệt, cảm thấy khốn khổ, cả buổi chiều luôn đau đầu. Nhưng cậu hơi xấu hổ với Adolphe. Nào ai biết? Có lẽ ở đấy, trong cuộc đi chơi, có cái gì đẹp đẽ và mới lạ, có cái gì đó làm quên đau đau xua tan trạng thái mụ mẫm và mọi nỗi khốn khổ. Đây là một lần bay bổng vào trần thế, tuy bị cấm và làm lén lút, không hiển hách lắm, nhưng dù sao cũng là một sự giải phóng, một điều từng trải ở đời. Cậu vẫn còn do dự, trong khi đó Adolphe thử tiếp tục thuyết phục… Rồi bỗng Goldmund cười và trả lời “ừ”.
Không hề có ai thấy, cậu mất hút cùng với Adolphe sau rặng cây đoạn qua chiếc sân vắng vẻ tối mờ mờ, và đến bên cửa ngoài vào giờ này đã đóng kín. Anh bạn đưa cậu đi qua phía xưởng cối xay của tu viện: trong bóng tranh tối tranh sáng và tiếng các bánh xe không ngớt kẽo kẹt, thật dễ dàng tuồn ra ngoài, chẳng bị ai nghe thấy. Nhảy qua một chiếc cửa sổ, hoàn toàn trong đêm tối, hai người bước qua một giàn giáo những cây đòn ẩm ướt và trơn trợt. Phải bê một cây đặt ngang trên con suối để vượt qua. Bấy giờ thì đã ra ngoài, gặp ngay con lộ lớn trong ánh mờ mờ xám chạy mất hút vào vùng rừng tối đen. Đối với cậu, qua cuộc hanh trình ấy, tất cả đều bí ẩn, đầy hấp dẫn và gây hưng phấn.
Ở bìa rừng, đã có Conrad, một đồng bạn đứng chờ; và một chặp sau thêm một bạn khác đến, vừa đi vừa nện gót giày. Eberhardt lênh khênh. Cả bốn người băng qua rừng, trên đầu lũ chim ăn đêm lạo xạo, và mấy ngôi sao lấp lánh một ánh sáng ẩm ướt giữa những đám mây lững lờ. Conrad tán gẫu, kể chuyện tầm phơ, từng lúc các bạn khác hùa theo cười vang. Tuy vậy, trên đầu họ, bóng đêm trùm kín với vẻ trang nghiêm của nó tạo nên ở mọi người cảm giác lo âu, làm cho tim ai nấy đều đập nhanh thình thịch.
Một tiếng đồng hồ sau, ra khỏi rừng, họ vào làng. Dường như mọi người đang chìm trong giấc ngủ. Các cây thông lọng thấp đỡ cái khung những cây xà ngang tối sẫm phản chiếu một thứ ánh sáng tai tái. Không một nhà nào có ánh đèn. Adolphe dẫn đầu. Lặng lẽ, cả bọn đi lén lút quanh mấy ngôi nhà, bước qua một hàng rào thấp, vào một ngôi vườn. Bước chân họ lún vào đất ẩm các bồn cây, lần lên một bậc cấp, rồi dừng lại trước bức tường một ngôi nhà. Adolphe gõ nhẹ tay lên một cánh cửa sổ, chờ giây lâu, rồi lại gõ. Trong nhà có người đã nghe tiếng, một ánh đèn liền bật sáng mờ mờ, và chiếc cửa ngách mở ra. Các cậu lần lượt vào một gian nhà bếp, dưới sàn là đất nện chặt, lò lửa tắt ngấm. Trên bệ, một cây đèn dầu để hé một ngọn lửa nhỏ chập chờn. Một cô con gái, một thôn nữ đứng đó, vóc dáng khô khốc. Nàng bắt tay các chàng trai mới đến. Đằng sau, một hình dáng khác nép trong bóng tối, một cô bé rất trẻ với đầu tóc tết các đuôi đài. Adolphe bày ra các quà mang đến cho các cô chủ nhà: nửa ổ bánh mì trắng của tu viện, và thứ gì đó bọc trong giấy. Goldmund cho đó là một ít hương lấy cắp hoặc nến thờ. Cô bé tết tóc bước ra, mở cửa đi sờ soạng trong đêm tối hồi lâu rồi trở vào, xách trên tay một chiếc hũ đất nung màu xám trên miệng cài một bông hoa màu xanh. Cô ta đưa cho Conrad, hắn uống rồi trao qua cho người khác. Mọi người đều uống. Đây là loại rượu táo nặng.
Dưới ánh sáng chiếc đèn con, họ ngồi, hai cô gái trên các chiếc ghế đẩu nhỏ thô kệch, mấy cậu học trò ngồi bệt vây quanh. Họ trò chuyện với nhau, chốc chốc uống rượu táo. Adolphe và Conrad dắt dẫn các câu chuyện. Đôi lúc, một cậu đứng lên, đưa tay vuốt ve mái tóc và sau gáy cô gái gầy, nói rỉ tai với cô gái điều gì đó. Với cô bé, không ai đụng tới. Chắc hẳn cô gái lớn là đầy tớ, còn cô bé xinh xinh là con chủ nhà. Vả chăng điều đó đối với Goldmund không quan trọng, không làm cho cậu quan tâm, vì cậu sẽ không bao giờ đến đây nữa. Cuộc trốn lén đi chơi đêm và hành trình băng qua rừng thật thú vị, là chuyện mới mẻ, bí ẩn, gây hưng phấn, cũng không nguy hiểm. Hiển nhiên là của cấm. Vi phạm điều cấm kỵ ấy, tuy vậy cậu không cảm thấy lương tâm bị đè nặng. Nhưng những gì diễn ra ở đây, cuộc đi thăm con gái ban đêm lại càng cấm kỵ, cậu cảm nhận điều đó, một tội lỗi. Đối với các bạn khác, có lẽ chuyện đó cũng chỉ là một lầm lạc nhỏ. Nhưng đối với cậu thì không; đối với cậu vốn đã tự mình dành cho cuộc sống tu hành, thì không được phép đi chơi la cà với con gái. Không, không bao giờ cậu trở lại nơi này. Nhưng trái tim lo âu của cậu đập mạnh dưới ánh sáng yếu ớt của ngọn đèn trong gian nhà bếp khốn khó.
Các bạn của cậu ra vẻ ta đây trước hai cô gái, tỏ ra lém lỉnh, xổ ra các công thức tiếng La tinh pha lẫn vào các câu chuyện. Cả ba dường như được cô đầy tớ gái ưu ái, thi thoảng họ xáp gần lại các cô, nhẹ tay vuốt ve cô đầy tớ gái với những cử chỉ vụng về, gởi một nụ hôn rụt rè ra điều âu yếm nhất. Dường như họ biết chính xác các giới hạn về những gì cho phép họ ở đây. Bởi các câu chuyện đều phải nói khe khẽ, quang cảnh thật ra có vẻ buồn cười; nhưng đó không phải là cảm nhận của Goldmund. Ngồi xổm trên nền đất, cậu chăm chăm nhìn ngọn đèn nhỏ, không nói một lời nào. Đôi khi cậu liếc nhìn với con mắt hơi thèm thuồng và bắt gặp thoáng qua một vài cử chỉ âu yếm trao đổi giữa những người khác. Mong muốn thiết tha nhất của cậu là chỉ nhìn độc cô bé có cái đuôi tóc tết, thế nhưng chính điều đó thì cậu lại tự cấm ngăn mình. Mỗi khi cậu cầm lòng không đậu và cái nhìn của cậu lạc trên khuôn mặt xinh đẹp lặng lẽ của cô bé, không lần nào cậu không gặp đôi mắt u buồn ấy dán chặt vào người cậu, như thể dưới ma lực của một sức quyến rũ, cả hai không rời mắt nhìn nhau.
Một tiếng đồng hồ trôi qua -  chưa bao giờ Goldmund thấy một giờ quá lâu đến thế -, mấy bạn kia đã cạn ráo bài bản tán gẫu và cũng khong tiện vuốt ve nữa, căn  nhà bếp nhỏ trở nên im ắng, mọi người cảm thấy hơi lúng túng. Eberhardt ngáp dài. Cô gái đầy tớ bấy giờ mời các bạn ra về. Mọi người đứng lên, các bạn trai bắt tay cô con gái, tiếp đó bắt tay cô bé. Goldmund là người sau cùng. Rồi Conrad là người đầu tiên bước qua cửa sổ. Eberhardt và Adolphe theo chân. Khi đến lượt Goldmund bước ra, cậu cảm thấy có một bàn tay giữ lại trên vai mình. Ở bên ngoài, cậu không thể dừng lại một khi đã chạm đất, nên ngập ngừng quay mặt lại. Cô bé có các tết tóc đứng nghiêng mình qua khung cửa sổ.
- Goldmund! - Cô thầm thì gọi; cậu dừng lại.
- Anh có còn trở lại không? - Cô hỏi?
Cậu ra hiệu “không”. Cô bé với hai tay ra ngoài, nắm lấy đầu Goldmund. Cậu cảm nhận hai bàn tay ấm nóng áp bên các thái dương mình. Cô trườn người xuống rất thấp bên ngoài khung cửa, cho đến khi đôi mắt âu sầu của cô áp sát đôi mắt Goldmund.
- Anh trở lại nhá! - Cô thì thầm, ấp môi mình vào môi anh bạn, hôn theo cách giữa trẻ con với nhau.
Nhanh chân, cậu chạy đuổi theo các bạn qua ngôi vườn, vấp vào một bồn cây, ngửi thấy mùi đất và phân, hai bàn tay bị một cây hoa hồng cào xước. Vượt qua mảng tường thấp, chạy lò cò sau các bạn, cậu rời ngôi làng và đi về phía rừng. Ý chí cậu bảo: “Đừng bao giờ nữa!” nhưng trong tim cậu như có tiếng van nài và thổn thức: “Mai, lại đến!”
Lũ chim đi ăn đêm không gặp một ai. Cả bọn về lại Mariabronn không phải lo lắng, lội qua con suối, băng qua xưởng cối xay, vào ngôi sân rộng có các hàng cây, đoạn leo qua các cửa sổ xen giữa các hàng cột, lẻn vào phòng ngủ.
Sáng hôm sau, phải lay mạnh mấy lần mới đánh thức được Eberhardt dậy, hắn ngủ quá say. Cả bọn đều đi lễ buổi sáng đúng giờ, sau đó ăn sáng và đến lớp học. Nhưng mặt mày Goldmund ủ rũ, cha Martin hỏi xem cậu có đau ốm gì không. Bằng một cái nhìn, Adolphe ra hiệu với cậu để cảnh báo; cậu thưa lại với cha sức khoẻ của mình vẫn tốt. Nhưng buổi trưa, vào giờ học tiếng Hy Lạp, Narcisse không rời mắt khỏi cậu. Thầy cũng thấy rõ Goldmund đang ốm nhưng chỉ quan sát không nói gì. Xong giờ học, thầy gọi cậu đến gặp. Để học trò đừng để ý, thầy giao cho cậu nhiệm vụ đến thư viện, và thầy đi theo sau.
- Goldmund, - thầy nói -, tôi có thể làm gì để giúp đỡ em? Tôi thấy em đang ủ rũ. Có lẽ em ốm? Vậy chúng ta đưa em về giường nghỉ và báo để em ăn cháo ốm, được thêm một cốc rượu vang. Giờ học tiếng Hy Lạp hôm nay, em không tập trung trí óc.
Thầy mải chờ đáp lại. Mặt tái xám, cậu giương cặp mắt thẩn thờ nhìn thầy, cúi đầu rồi ngẩng mặt lên, mấp máy môi muốn nói, nhưng không nói được. Bỗng nhiên cậu nghiêng người, cúi tựa trán trên ngăn bàn học đóng khung giữa hai chiếc đầu thiên thần bằng gỗ sồi, và nức nở khóc. Narcisse cảm thấy ngượng ngựu, quay mắt nhìn nơi khác trong giây lát, rồi nắm tay và đỡ dậy cậu học trò đang giàn giụa nước mắt.
- Tốt đó! - thầy bảo với giọng nói rất ôn tồn. Goldmund chưa bao giờ cảm nhận thái độ ấy như hôm nay.- Nên thế, bạn ạ, cứ khóc đi, rồi sẽ sớm thấy dễ chịu hơn. Nào, em ngồi, đừng nói, không cần thiết. Thầy thấy em đang kiệt sức: chắc hẳn cả buổi sáng em đã khó nhọc lắm để che đậy sự nhọc nhằn của em. Em đã không tự giải toả được! Bây giờ cứ khóc đi, đó là điều em có thể làm tốt hơn cả. Không ư? Hết khóc rồi sao? Vậy là em thấy dễ chịu hơn? Nào, bây giờ chúng ta xuống bệnh xá, em sẽ nằm nghỉ, rồi đêm nay sẽ đỡ hơn. Em lại đây.
Tránh đi qua các lớp học, thầy đưa Goldmund vào một phòng của bệnh nhân, chỉ cho cậu một trong hai chiếc giường còn trống. Khi cậu bắt đầu ngoan ngoãn thay áo quần, thầy đến báo với cha hiệu trưởng tin Goldmund bị ốm. Thầy cũng xuống bếp nhờ mang cháo người bệnh và một cốc rượu vang lên cho cậu như thầy đã hứa, hai điều lợi mà học trò mới ốm sơ thôi thường rất ưa thích.
Nằm trong giường ở bệnh xá, Goldmund thử tìm một lối ra cho các điều rối rắm mình đang lâm vào. Cách đây một tiếng đồng hồ, có lẽ cậu nhận ra được điều gì hôm nay đã đưa cậu vào tình trạng mệt nhọc không sao có thể tả được, một sự căng thẳng trong tâm hồn làm cho trí óc cậu trống rỗng và đôi mắt nẩy lửa. Cậu phải cố gắng ghê gớm, mỗi phút bị thất bại thì mỗi phút lại phải cố gắng, để quên đi đêm hôm trước - hay đúng hơn - không phải tối ấy, không phải cái tối điên loạn và dịu ngọt cùng nhau trốn khỏi tu viện đóng kín cổng, không phải cuộc dạo chơi trong rừng qua chiếc cầu chênh vênh trơn trợt trên con suối tối mờ mờ gần xưởng cối xay, cũng không phải các lần nhảy qua rào, vào ra qua cửa sổ và các hành lang, mà duy chỉ giây phút trải qua trước khung cửa sổ tối mờ mờ của gian nhà bếp, hơi thở của cô gái, các lời nói, các tiếp xúc của bàn tay, nụ hôn từ môi em.
Nhưng thêm vào tất cả những gì ấy, đối với Goldmund còn có điều nào đó, một nỗi sợ hãi chưa được biết đến, một sự kiện lớn mới mẻ: Narcisse quan tâm đến cậu thương yêu cậu. Narcisse ra sức nhọc nhằn vì cậu, vị phụ giáo trẻ tuổi hào hoa, vị bề trên, nhà minh triết với làn môi mỏng hơi kiêu căng. Còn bản thân cậu! Cậu quỵ xuống trước thầy, xấu hổ, ấp úng, và cuối cùng khóc nấc trước mặt thầy. Thay vì  cậy nhờ bộ óc cao quí  ấy với các vũ khí cao quí là tiếng Hy lạp, môn triết học, chủ nghĩa anh hùng về phương diện trí tuệ, chủ nghĩa khắc kỷ  đầy vinh dự, cậu đã để buông xuôi mình trước mặt thầy trong một trạng thái yếu hèn tồi tệ. Sẽ không bao giờ cậu tha thứ cho mình về điều đó; sẽ không bao giờ cậu có thể nhìn thầy vào mắt mà không đỏ mặt.
Nhưng cậu căng thẳng cực độ đã nhẹ vơi đi trong nước mắt, trạng thái cô tịch trong căn phòng và chiếc giường ấm áp đem lại cảm giác dễ chịu, nhưng nỗi thất vọng đã lấy mất của cậu hơn một nửa sức lực. Một tiếng đồng hồ sau, một thầy dòng vào, mang đen cho cậu bữa cháo, một mẩu bánh mì trắng với một cốc rượu vang đỏ mà người ta chỉ cho học trò dùng vào những ngày lễ. Goldmund ăn và uống, ăn phân nửa đĩa cháo thì để qua một bên, lại suy nghĩ, nhưng không được. Cậu kéo lại chiếc đĩa và ăn thêm mấy thìa, ít lâu sau đó, khi cánh cửa mở nhẹ nhàng, khi Narcisse bước vào thăm người ốm thì cậu đã ngủ, màu sắc đã hồi lại trên má. Một chặp lâu Narcisse nhìn cậu âu yếm, tính hiếu kỳ trong người thầy thức dậy, cũng có cả chút ham thích. Thầy thấy rõ điều đó Goldmund không ốm đau gì. Ngày mai không đem rượu vang cho cậu nữa. Nhưng thầy biết rõ đã chấm dứt sự quyến rũ, và họ trở thành đôi bạn thân với nhau. Hôm nay thì Goldmund cần đến thầy, và thầy giúp đỡ cậu. Một lần khác, có thể đến lượt thầy ốm đau, cần đến sự giúp đỡ và tình cảm thương mến. Từ cậu học sinh này, thầy sẽ có thể nhận các điều ấy, giá như các sự việc chỉ diễn ra đến đó.
--!!tach_noi_dung!!--

Viễn Nguyên dịch từ bản dịch tiếng Pháp của Fernand Delmas: Narcisset Goldmund. NXB Calmann – Levy. Paris, 1993. NXB Lao động, 2001
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 23 tháng 10 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--