Chương 8

Nơi tôi chọn đầu tiên khi trở lại phố G là cửa hiệu bán đồ lót Hơn cả sự gợi cảm. Tôi muốn thử tìm vận may một lần nữa. Vẫn cô chủ quán hôm nọ nhưng rõ ràng cô không nhận ra tôi. Thấy tôi nhìn một cách lơ đễnh, cô mỉm cười đưa đón:
- Anh xem hàng đi. Chắc là anh mua tặng bà chị em.
Mặc dù biết cô chủ quán không để tâm đến vụ thằng bé đánh giầy, tôi vẫn cứ hỏi lại câu hỏi cách đây mấy hôm.
- Trong thời gian độ một tuần trở lại đây cô có biết vụ thằng bé đánh giầy bị đâm chết ở chỗ kia không?
Cô chủ quán đang giới thiệu hàng, ngừng ngay lại:
- Ồ, cách đây mấy tháng cũng có một người hỏi em đúng cái câu anh hỏi.
- Cách... những mấy tháng?
- Có thể là mấy tuần thì đúng hơn.
- Cô cố nhớ lại xem.
- Hoặc là tuần trước gì đó, đại loại em cảm thấy lâu rồi.
Tôi vừa thấy buồn cười vừa ngao ngán nhưng vẫn hỏi thêm:
- Cô nhớ chính xác có một gã chứ?
- Sao lại không? Hôm đó hình như vào buổi chiều, anh ta trông... khả nghi lắm.
- Hắn có nói hắn làm nghề gì không?
- Em đoán hắn là đồng bọn với kẻ giết thằng bé đánh giầy.
- Sao cô lại đoán thế?
- Trông mặt hắn ghê chết đi được. Nó gian giảo, tăm tối lắm. Cái cách hắn nói năng, nhìn ngó... cứ khuất tất thế nào ấy.
Lại vẫn tiếng e hèm của gã đàn ông ngồi ở buồng phía trong. Nhớ lời cô chủ quán nước hôm nọ, tôi hỏi:
- Ðức ông chồng đấy à?
- Anh đừng lo. Chồng em không quan tâm đến bất cứ cái gì ngoài công việc của anh ấy đâu. à, hôm đó chồng em cũng có mặt, để em hỏi anh ấy xem - cô gọi với vào trong - Mình này, mình có nhớ cái gã mặt chó lài cách đây lâu lâu rồi vào cửa hàng của mình hỏi về cái chết của thằng bé đánh giầy không?
- E hèm...
- Anh thấy chưa. Anh em mình muốn làm gì, lão ấy cũng mặc. À, thế chị em gầy hay béo, cao hay thấp?
Tôi vờ ngó qua mấy sấp hàng cô chủ quán lôi ở trong tủ ra.
- Thế cái hắn hôm đó, về sau thế nào?
- Hắn ta cứ quanh quẩn không chịu mua hàng mà cũng không chịu đi. Em bảo hắn ra chỗ khác mà hỏi, hắn tảng lờ không nghe thấy. Cuối cùng em phải nói bốp vào mặt hắn rằng: "Ðây là nơi làm ăn, không liên quan gì đến chuyện giầy dép" hắn mới biến. Bán hàng mà gặp loại như hắn thì còn hơn gặp con hủi.
- Nhưng mà cô có biết hoặc nghe gì về chuyện "giầy dép" ấy không?
- E hèm... E hèm.
- Ngày nào chúng nó chẳng kéo đàn kéo lũ qua đây. Giả dụ có đứa nào bị đâm chết cũng khó mà biết được. Nhưng mà anh hỏi để làm gì?
- Tôi đang đi tìm hung thủ!
Nét mặt cô chủ quán hơi tái đi, giọng nói trở nên xun xoe:
- Chết chửa, đại nhân vào nhà mà tụi em cứ như mù ấy. Vậy thì em cam đoan hung thủ là cái gã hôm nọ rồi. Gã đi nghe động tĩnh đấy mà. Trời ơi, tiếc là hôm ấy em chưa biết anh. Em nhìn nó đậm đậm người, mắt ti hí, mặt bóng nhẫy lên. Anh cứ thấy thằng nào như vậy thì phôn cho em đến nhận mặt - Chợt cô hướng ra cửa, tôi nhìn theo và thấy hai bố con ông ăn mày đang chìa mũ ra - Mới sáng ngày ra - giọng cô the thé - cút ngay đi chỗ khác.
- Làm ơn nhón tay, bố con cháu...
- Tôi nói ông có nghe không? Hả...
Tiếng e hèm vang lên, sau đó là một giọng trầm trầm, thản nhiên đến lạnh xương sống:
- Thả con Bốp ra! Thả con Bốp ra...
Trong khi cô chủ quán quay vào, tôi cầm tờ bạc lẻ đặt vào mũ lão già rồi đẩy lão cùng đi ra đường.
- Hắn đấy! - Tôi tự bảo mình.
°
Tôi vào quán nước trà của một bà cụ, mặt mũi phúc hậu, thật thà ngồi trên vỉa hè. Tôi tự kéo ghế ngồi xuống. Bà cụ đưa nước cho tôi.
- Chú ở phố nào? - Bà cụ bắt chuyện.
- Cháu ở cách đây xa lắm, vùng giáp ranh ngoại thành.
- Thế thì chú phải cẩn thận. Ở đây bọn lừa đảo nhiều lắm đấy.
- Vâng, cảm ơn cụ, cháu sẽ lưu ý nhưng cũng còn tùy người mà chúng để ý.
- Mới tháng trước có một thằng cha, nom mặt rõ tử tế, cứ lân la khắp nơi hỏi cái thằng bé đánh giầy nào đó. Thật đến thánh cũng bị lừa chứ đừng nói người.
- Chuyện thế nào hả cụ?
- À, vì chú ở nơi khác, không biết là phải, chứ chuyện ấy ầm cả lên khắp khu phố này. Tôi bảo con cháu tôi, phải cảnh giác bất cứ thằng nào nom trắng trẻo, thư sinh, lân la muốn làm quen. Ðể tôi kể tiếp cho chú nghe. Là tôi đang nói cái thằng hôm nọ. Trông người ra dáng lắm chú ạ. Mặt mũi, mồm miệng, tai mắt... đều đường đường chính chính. Thế mà hóa ra là thằng lừa đảo.
- Hắn lừa gì ạ? - Tôi thấy tim đập mạnh.
- Cả dẫy phố bị nó lừa hết. Ðầu tiên là con mẹ bán đồ lót đàn bà ở ngã tư kia kìa. Vợ chồng đều ở quán mà để nó xách mất hòm tiền hàng lúc nào không biết. Ðến khi phát hiện ra thì chỉ còn tơ hơ nhìn nhau, cắn cảu như chó với mèo, suýt nữa thì thằng chồng nó giã cho con vợ một mẻ. Rồi đến ông lão bán đồ điện tử cao cấp. Ông cụ mắt kém, thấy nó vào hỏi về thằng bé đánh giầy nào đó bị đâm chết thì cứ tưởng công an đi điều tra, bám lấy kể lể. Thôi, nó cho bốc hơi ngay hai cái máy gì đó, nhỏ bằng bao thuốc mà bảo những mấy triệu đồng một cái. Sau đó đến con mẹ bán hàng nướcc; thích bóng tối, nhất là bóng tối ở những khu đền miếu. Cũng chính người đó kể, tự tay hắn giết chết hàng trăm con chó đực vào mùa phối giống. Ða phần bọn cẩu đực chết khi khoái cảm với bạn tình đang lên cao độ: Con thì vỡ đầu, con thì đứt cổ, con thì cháy hết dương vật... Chính do bị tình nghi về việc trên mà hắn bỏ nhà ra phố học. Hắn học vào loại chăm và thông minh. Hắn đọc nhiều sách, đủ loại và càng đọc, càng nung nấu ý nghĩ phải trở thành nổi tiếng. Nhưng sự nghiệp của hắn bị đứt đoạn do một sự cố nhỏ: Hắn bố trí cho hai thằng bạn cưỡng dâm một cô bạn gái để đứng ngoài quan sát "biểu hiện thú vật của con người" - Như sau này hắn khai trước tòa. Hắn bị kết án 4 năm tù. Trong tù hắn giúp nhà chức trách khá nhiều trong việc quản lý tù nhân nên chỉ sau hai năm hắn được tha. Ra tù hắn tìm mọi cách học tiếp, bảo vệ thành công ở hạng xuất sắc bản luận án tốt nghiệp, nên được giữ lại làm trợ giảng cho một vị giáo sư tâm lý kiêm nhà tướng số. Hắn không biết vị giáo sư nọ dùng hắn để trắc nghiệm công trình của ông: Những căn nguyên của tội ác. Theo ông, có những tâm hồn vĩnh viễn bị dìm trong bóng tối, có những tâm hồn thích bóng tối. Ông liên hệ tới những kẻ coi phạm tội ác là nhu cầu thể hiện mình, những tên khùng ở các cấp độ mà Hitler là cấp độ đỉnh cao... thấy chúng giống nhau ở chỗ đều thù ghét đồng loại, muốn dùng đồng loại làm thí nghiệm. Ông dẫn ra ba mươi tên bạo chúa trong lịch sử, mỗi tên có một căn bệnh về tâm thần và chúng có một điểm chung là không chịu nổi sự thật lịch sử. Ðây là một công trình cho vị giáo sư sự nổi tiếng. Trong một bài trả lời phỏng vấn ông nói về người trợ giảng như một "trợ thủ" quan trọng và "tôi phải tạ ơn Chúa vì đã đưa ông ta đến cho tôi". Chính câu nói đầy hàm ý bí ẩn này khiến Mặt Ðen được chú ý theo hướng có lợi cho hắn. Hắn không những xóa được vết nhơ trong quá khứ mà còn tạo lập được một chút vị thế. Không ít người tìm đến hắn như tìm đến một bậc đại gia ẩn danh. Vốn thông minh, hắn có một khả năng hiếm có: Tổng hợp ý kiến của người khác và biến nó thành của mình rất nhanh. Hắn mê Nietzche, Ðoxtoiepxki, Mao Trạch Ðông, Tần Thủy Hoàng, Caesar, Hitler, Stalin... ở phần kỳ dị của họ. Hắn có thể ba hoa về những biểu hiện đối nghịch trong tính cách Trung Hoa, đặc biệt thích thú những xảo thuật như phù thủy trong chuyện chăn gối của người Tầu.
Sau nhiều trôi giạt, người ta dần dần nhận chân ra Mặt Ðen như một kẻ chuyên đi hãm hại người khác, một gã mắc bệnh thị dâm và hám lợi. Cuối cùng hắn về cuốn tổ ở cơ quan tôi do có ơn riêng với sếp. Tôi chỉ không hiểu vì sao hắn ghét tôi đến thế. Và đây là cơ hội hiếm hoi để hắn vờn tôi trước khi chụp nanh vuốt xuống.
Hắn là ai nhỉ? - Tôi tự hỏi mình khi đã bình tĩnh trở lại để có thể suy xét một vài việc. Cứ để cho hắn hí hửng bởi vì bản nhạc hay nhất của hắn là tiếng rên la của ai đó khi biết mình cùng đường. Tôi đã có lý do để làm theo đề nghị của ông Bân và chúng tôi rũ lại tất cả, lên đường ngay vào sáng sớm hôm sau. Với tôi đây là cuộc trở về sau nhiều năm chạy trốn.
°
Từ thành phố về phố huyện chúng tôi đi ô tô. Còn từ huyện về làng chúng tôi thuê xe ngựa. Bác xà ích có lẽ già lắm, già hơn cả quá khứ của tôi. Người ta bảo bất cứ một bác xà ích nào về già cũng là một nhà hiền triết. Ðiều đó như hiện ra trước mắt tôi. Từ cặp mắt, vẻ mặt với những đường nhăn thành nếp, đến bộ râu lòa xòa... toát ra từ bác ta một nỗi trầm mặc của người thấu gần hết cõi người. Bác không vồn vã, không lạnh lùng, chỉ làm những gì thấy cần và có vẻ chú ý đến tôi. "Ði được chưa nào? Huých! Huých!".
Tiếng xe bánh gỗ bắt đầu gõ xuống mặt đường. Từ phút ấy trở đi tôi trở thành một thứ quả lắc, đều đều điểm nhịp còn ông Bân thì biến thành một chú bé lần đầu được độc lập quan sát thế giới. Trong khi đó bác xà ích già - như bất cứ nhà hiền triết nào - vẻ mặt in tạc vào không gian, mắt lim dim.
Tôi bắt đầu để mặc cho cảm xúc bung ra, không tập trung nổi vào bất cứ ý nghĩ nào. Tôi không còn một chút ý niệm nào về thời gian, về hiện tại hay quá khứ. Tất cả nó bỗng trở nên một khối trong suốt. Tôi nhìn được tôi cả từ ba chiều, vừa xa hun hút, vừa cận hình như đập vào mắt. Thỉnh thoảng tôi bị hẫng hụt như người rơi thẳng đứng trong mơ bỗng tỉnh giấc. ấy là khi ông Bân thốt lên khe khẽ:
- Quê cậu đẹp quá! Làm gì cậu chả có một ký ức như cổ tích ấy.
Mỗi lần như thế, không hiểu sao tôi lại nhìn vào mặt bác xà ích, vẫn như in tạc vào không gian nhưng khi nghe tiếng ông Bân, cặp mắt bác bớt lim dim hơn và tôi hiểu rằng tâm hồn bác đang mở về phía chúng tôi.
Lát sau ông Bân bắt đầu chuyển sang nói về văn chương, nghệ thuật. Tôi nghe lõm bõm còn hơn cả tiếng vó ngựa chạy vào con đường lổn nhổn đá sỏi. Ông nêu ra một loạt tên tuổi bị rêu mốc bám cả khi họ còn sống phây phây và hỏi tôi có đọc không? Một ông T nào đó cả một đời bước cúm rúm, lưng phải khom xuống đến nỗi về già thành tật; một ông K. nào đó chế tác ra một thể loại thơ mới chỉ có thể gọi là thơ nói leo, trước khi chết mới bừng tỉnh rằng mình cầm vàng đổ xuống sông Ngô, đổi lấy toàn cát sỏi. Một ông H nào đó mặt như mặt chúa đất, coi thơ là một thứ đạn dược... và ông Bân đưa ra nhận xét rằng: Nếu phải bán mình thì đàn bà bán hồi trẻ còn đàn ông lại thường bán khi về già? Ông Bân như tìm được nơi để trút ra những suy nghĩ ứ đọng mấy chục năm. Ðáp lại ông, tôi chỉ mỉm cười. Khi bị gặng hỏi thì tôi đáp cho qua. Bởi vì còn có bài thơ nào mà tôi từng đọc trong sách giáo khoa, trên báo, nghe ai đó gào thét giữa quảng trường... hay hơn được tiếng vó ngựa, lẫn tiếng bánh gỗ vang lên trong một không gian nhuốm màu hoài niệm? Nếu bạn chưa trải qua tâm trạng như tôi, đang trên đường trở về nơi chôn nhau cắt rốn đồng thời cũng là nơi chôn giấu mọi khát vọng thời thơ ấu, bạn sẽ khó mà cảm nhận hết vẻ đẹp của từng tiếng gõ móng với tiếng huýt, hầy đều đều của bác xà ích. Nó gõ vang không gian, thời gian và ký ức.
Xe vào con đường lát bằng những phiến đá to như mặt bàn. Tôi bắt đầu thấy nhói lên trong ký ức những gì trước đây ít phút còn bị vùi lấp bởi tầng tầng sự kiện. Giống như khi tôi nhìn vào bức tranh cổ, làng quê tôi hiện ra vừa quen, vừa lạ, lên nước thời gian thành ra xa vắng, heo hút. Tôi nhìn thấy quá khứ qua một lăng kính ẩm ướt, trong đó mọi thứ đều mốc meo và bất động. Ðây là con đường mẹ tôi vẫn đưa tôi qua mỗi khi phố huyện vào hội. Nó chạy qua một khu đền miếu cổ mà một lần tôi nhìn thấy hai con rắn mào phơi mình trên lớp rêu. Sau đó con đường lượn sát vào khu nghĩa địa. Hồi bé tôi vẫn thường bất ngờ chạy vụt xuống, xoa tay vào tấm bảng gỗ để đánh vần tên ai đó. Có lẽ chỉ những phiến đá câm lặng và bị mài bóng kia là còn lưu giữ vết chân bé xíu của tôi. Giờ đây cảnh vật hiện ra như là hình ảnh còn đọng lại của quá khứ. Vẫn những nấm mộ thấp tè, cỏ mọc xanh rì, nằm phía bên trong lớp hàng rào sơ sài. Một vài con bò đang mài răng xuống gặm cỏ, thỉnh thoảng lại ngửa mặt lên ngơ ngác nhìn trời xanh. Vẫn những bóng người ẩn hiện sau mỗi nếp nhà. Họ hướng về phía chúng tôi nhưng không biểu lộ sự soi mói hoặc lạ lẫm. Liệu có ai trong số họ nhớ đến cậu bé con là tôi mấy chục năm trước từng chạy chân trần qua con đường này? Không còn một tí gì thuộc về tôi in dấu nơi đây, cả trên đất và trong ký ức mọi người nữa ư? Và ngay tức khắc tôi phát hiện ra bộ nhớ mốc meo của làng đã không còn hoạt động từ lâu, có thể từ sau cái ngày người Pháp lấy cớ một lính của họ bị giết chết đã xua quân làm cỏ làng để sau đó Việt Minh làm cỏ làng lần thứ hai, lần này họ làm cỏ những kẻ đến làm cỏ làng lần trước. Thế là suốt nhiều năm làng trở thành nơi tắm máu các loại người, đến nỗi dân làng đâm ra nói ngọng (do phải kiêng quá nhiều tên tuổi, sự kiện) và nhớ lẫn lộn các năm tháng, nhân vật. Có những sự kiện bị nhớ lầm sang ngày hội thi trâu đầu tiên, còn cuộc đấu tố nổi tiếng năm 1956 thì trở thành ngày hội làng, rước Thành Hoàng.
Nhưng tất cả những điều đó chỉ còn lại mơ hồ trong tôi qua lời kể của ai đó. Ký ức tôi như một chiếc ngăn kéo bày lộn xộn và vớ được gì tôi rút bừa ra.
Hết con đường lát đá là đến khúc ngoặt rẽ về làng tôi. Lần cuối cùng rời làng theo mẹ, tôi đứng lại ở lối rẽ này. Nhưng hồi đó nó chỉ là một lối nhỏ ngập lút trong cỏ lác. Giờ đây nó được mở rộng sang hai bên, trải sỏi. Tiếng bánh xe lăn lạo xạo một cách mệt mỏi và nó tạo ra một thứ nhịp đời sống tù hãm. Tôi có cảm giác mình đang vào một thế giới bị tách ra khỏi đời sống văn minh.
Bọn trẻ con trần truồng chạy tớn tác, báo tin theo kiểu của chúng.
- A a... ầm oà... u u... ơ ơ ba ba ba...
Mọi người lấm lét, sợ hãi, cảnh giác, khinh miệt nhìn chúng tôi. Khi sắp xuống xe, bác xà ích mới hỏi:
- Bao giờ thì nhị vị quay ra?
- Nếu chúng cháu đến để ở lại thì sao?
- Hồi đó cũng có những người đến, ở lại và gây tai họa cho chúng tôi. Họ bức tử ông giáo làng của chúng tôi khiến làng nước cứ tối om om.
Tôi thấy nổi gai ốc:
- Cụ nói hồi đó là hồi nào ạ?
- Ồ, trí nhớ của tôi kém lắm, cậu ạ. Chúng tôi lại rất sợ nhớ những tai họa.
- Gia đình ông giáo làng có còn ai không? - Tôi thấy giọng mình âm u.
- Phiêu bạt đi cả. Từ bấy đến nay chẳng thấy tăm hơi gì. Mà này, sao cậu có vẻ quan tâm đến chuyện đó thế - Bác xà ích liếc nhìn tôi một cách dò xét rồi lại trở về với tư thế lim dim. Có cảm giác thời gian đứng im trong ký ức bác.
- Hồi đó... bác có biết gì về những người đến và ở lại không?
- Ta không muốn nhớ, mặc dù làm sao ta quên được những bộ mặt quỷ dữ của họ. Họ xét xử ông giáo căn cứ theo một lá đơn vu cáo của người có thù với ông. Nhưng ta thì ta cho rằng, đó là sự ngu đần dồn đuổi kẻ có học vấn. Còn chuyện thù oán cá nhân thì ta chỉ biết láng máng.
- Cụ ơi, tôi sẽ nói cho cụ biết tôi là ai. Nhưng ngay bây giờ tôi muốn cụ hãy nói về những kẻ báo thù nhau ấy đi.
- Về họ ấy à? Hồi bé ta có nghe kể một truyền thuyết, về người đàn ông bị cắt cụt hạ bộ. Ðúng ra nó bị chó đớp mất khi ông ta bị bắt cởi truồng đứng đội đèn cho một cụ lớn. Thế là xảy ra cuộc báo thù triền miên giữa con cháu họ. Ta nghe nói có một bản di chúc nào đó ghi rằng, nhân một sự kiện nào đó có thể tạo thời cơ, thì tìm cách giết kẻ thừa tự nhà nó. Tất cả đều chỉ nghe nói vì chưa có ai ở làng này trông thấy những điều ta vừa kể.
- Nhưng... tại sao lại phải nhân một sự kiện nào đó?
- Con ạ, ta đâu có biết. Nhưng ta đoán rằng những kẻ báo thù vẫn muốn giấu tay. Hồi ông giáo làng bị bức tử, để ta nhớ xem có sự kiện gì? à, chính là sự kiện đám người lạ mặt ở đâu kéo đến và ở lại...
- Họ ở lại làm gì hả cụ?
- Ta nói rồi, họ ở lại để gây tai họa. Sau khi họ rút đi và sau khi ông giáo làng qua đời, bọn ta lại nói ngọng, nhớ lẫn lộn tên tuổi, họ mạc, chẳng còn biết thứ bậc gì nữa. Nhưng thôi, hơn 30 năm nay ta câm như hến, nay ta nói ra tức là ta xong việc rồi. Nếu nhị vị đến để gây tai họa thì sẽ có người khác nhớ. Nhưng nhìn mặt nhị vị ta biết nhị vị không phải loại người đó. - Con quỷ già dừng lại! Ðến rồi đó.
Tôi định nán lại hỏi thêm bác xà ích già nhưng bác đã lại bí ẩn như một nhà hiền triết. Bác lắc đầu nói là không nhớ được gì nữa. Vòng trở ra tôi không được đi xe của bác vì chỉ vài hôm sau, khi chúng tôi còn đang ở trong làng, bác qua đời.
Sau khi chia tay bác xà ích, tôi và ông Bân cứ im lặng bước, trong sự tò mò của dân làng. Gần tối, khi tin chắc là mình không lầm, tôi vào xin ở nhờ một gia đình của đôi vợ chồng trẻ, chưa có con. Chị vợ làm nghề thêu ren, mặt mũi phúc hậu, cơ thể nở nang sạch sẽ. Anh chồng làm một chân gì đó ở thôn, chạy loong toong cả ngày, về nhà lại chúi mũi vào sổ sách. Họ là những người tốt bụng và nhẹ dạ. Khi đêm ập xuống, tôi có cảm giác mình vừa chui vào một cái động nào đó. Tất cả như bị đóng đinh vào một thời gian biểu tồn tại từ cả ngàn năm nay. Sau bữa cơm tối, chúng tôi ngồi tán gẫu bên ngọn đèn tù mù. Tôi cố gắng nhớ lại thời thơ ấu để xác định lại khu vườn mà khi bỏ đi mẹ tôi bán rẻ cho người bà con xa. Nhưng tất cả cố gắng của tôi cuối cùng chỉ giúp tôi hỏi ông chủ trẻ:
- Buổi chiều tôi thấy một con nghê đá cụt đầu bị vứt ở sân đình, nó vốn dĩ của ai thế?
- Chính của khu vườn này. Khi tôi mua lại từ một người khác, bà ấy dặn: Ðem con nghê ra đình cung tiến bởi nó là Thạch Thần, thiêng lắm.
Tôi lén thở trút ra. Theo mẹ tôi kể lại, con nghê đá đó do cụ bảy đời của tôi tự tay tạc, bằng một tảng đá cụ đào được ở chỗ bị sét đánh. Như vậy là tôi đã xác định đúng. Cũng trong cuộc chuyện, khi tôi hỏi vài chuyện về làng, gã trai trẻ bảo rằng: "xưa kia còn ông giáo - là tôi nghe các cụ bảo thế - mọi chuyện kim cổ cứ đến hỏi ông giáo là ra hết. Từ khi ông mất, chỉ còn bác xà ích là nhớ được đôi chút nhưng mấy chục năm nay bác ấy không mở miệng. Bác ấy bảo bác sẽ nói cho bất kỳ ai mà bác ấy thấy có quý tướng".
Ông Bân bấm tôi. Tôi ngồi im nhưng ý nghĩ xáo trộn. Tôi có cảm giác càng tìm càng lạc vào một đường hầm nhiều ngách. Nếu nhân chứng cuối cùng im lặng, thì mọi chuyện sẽ trở thành huyền thoại. Ðiều đó có nguy cơ đẩy tôi ra ngoài vĩnh viễn trước một sự kiện mà tôi có tham dự.
Chúng tôi quyết định đi ngủ để đôi vợ chồng trẻ khỏi phá nếp sinh hoạt của họ. Cả ông Bân và tôi đều trằn trọc trong đêm tối. Quãng nửa đêm, từ buồng bên vọng sang tiếng thở, thoạt đầu khoan thai sau dồn dập, sau nữa chỉ còn lại như một hòa điệu. Chị vợ chỉ dám rên khe khẽ trong khi chiếc giường nấc lên một cách khốn khổ. Chỉ có thể hình dung họ bện chặt vào nhau, tan biến vào nhau trong sự trào dâng của một sức sống mãnh liệt. Tiếng thở của họ trở thành niềm hy vọng nhói lên trong đêm đen. Nó đẩy tất cả ra rìa: Quyền lực, lịch sử, nỗi sợ hãi... Nó còn lại là duy nhất và chỉ nhờ nó con người mới thoát khỏi nỗi ám ảnh bị bỏ rơi giữa trùng trùng tai họa.
- Thằng cha này khỏe thật! - Ông Bân thì thào.
Sau đó từng đợt sóng lại trào lên, cuốn phăng đi những vướng bận vụn vặt. Nó cuốn ta đi như khi nghe bản giao hưởng anh hùng.
- Thằng cha khỏe thế nhỉ? Vấn đề là họ lấy đâu ra cảm hứng để có thể duy trì lâu đến thế.
- Sự thanh sạch... - tôi lẩm bẩm, không thành một ý kiến.
Vũ điệu của đồng quê lên đến cao trào. Tất cả đều mới mẻ, chan chứa một chất thơ dịu ngọt, căng đầy. Cái chết trở thành thảm hại, vô nghĩa lý. Có một khoảnh khắc phi thời gian, hay đúng hơn thời gian dừng lại khi vũ khúc sinh nở chói lên âm thanh cao vút rồi tắt đột ngột.
- Ðáng vỗ tay quá cậu ạ! - Ông Bân thì thào. Không ai nghĩ đó là xác thịt cả. Mình sẽ phải xét lại rất nhiều điều...
Chúng tôi ở lại thêm vài hôm nữa nhưng không có diễm phúc được chứng kiến "Sự vĩ đại của cuộc sống" như lời ông Bân - một người bi quan - phải thốt lên. Một hôm, khi tôi đang bần thần nhìn ngắm khu vườn thì anh chồng trẻ lặng lẽ đến đứng bên cạnh. Tôi mỉm cười với anh ta trong khi anh ta có vẻ xúc động lắm.
- Tôi... tôi có điều không phải muốn hỏi ông - anh ta ngập ngừng.
- Ồ, anh cứ tự nhiên.
- Ông có điều gì... rất liên quan đến khu vườn?
- Tôi có lỗi gì chăng?
- Ấy chết, không dám nghĩ xấu. Tôi có cảm giác ông chính là anh ta?
- Sao? - Tôi xoay người lại - Sao tôi lại là anh ta và anh ta là ai?
- Có đúng là ông đang tìm lại cái gì đó ở khu vườn này không? Tôi đã nghe được câu ông nói với con nghê cụt đầu.
Tôi kinh hãi nhìn gã nhà quê:
- Vậy anh là ai?
- Nhưng có đúng anh là con ông giáo không? Trời ơi, chả lẽ đây lại chính là người mà tôi chờ suốt mấy năm nay.
- Tôi chả hiểu ra làm sao nữa...
- Anh vào đây - gã cầm tay tôi kéo vào trong nhà - Ðây - gã lôi ra một bọc nhỏ, gói buộc cẩn thận - ông ta bảo tôi trao cho anh. Ông ta bảo thêm: "Thể nào hắn cũng trở về" - ông ta khẩn khoản nhờ tôi trao tận tay đứa con tha phương của ông giáo làng.
- Ông ta là ai?
- Một người đàn ông ở xóm trên. Sau khi trao gói nhỏ này cho tôi, ông ta bị điên, tự tay đốt nhà và thiêu luôn cả mình.
- Ông ta đưa cho anh vào lúc nào?
- Vào một buổi tối. Lúc ấy trông ông ta tôi tưởng ma vì mặt ông ta bị phù, mắt sụp xuống do nghiện rượu.
Tôi cầm bọc nhỏ lên xem xét. Có một tờ giấy gấp lại cài ở bên ngoài lớp giấy bọc. Tôi cảm ơn gã nhà quê, đem về buồng và tò mò giở tờ giấy ra. Ðó là mấy dòng do hắn viết, nét chữ dị dạng, đề gửi cho "con trai của giáo Tri".
Ta nguyền rủa sự mềm yếu của ta. Vì tình yêu với mẹ anh mà ta đành phản bội lại di huấn của tổ tiên ta, để cho anh được sống.

Truyện Đi tìm nhân vật Chương I , cũng cúng nó mấy trăm ngàn đồng. Nhưng mà đau nhất là con mẹ Quỳnh, chủ tiệm vàng. Nó nói dối nó là nhà báo, thế là tồng tộc lôi hết giấy tờ, văn tự ngôi nhà đang kiện tụng tranh chấp với thằng em chồng ra đưa cho nó. Nó mới nhét vào cặp bảo mang về nghiên cứu. Mất biến luôn. Thấy bảo nó bán lại cho thằng em chồng, lấy mấy cây vàng.
- Chuyện lâu chưa hả cụ?
- Cũng chưa lâu lắm. Chú uống nước đi. Bây giờ ở đây, chỉ cần nghe thấy thằng nào hỏi về vụ giết thằng bé đánh giầy là hô hoán lên tóm ngay. Loại đó đem tùng xẻo cũng còn là nhẹ.
- Nhưng mà chuyện thằng bé đánh giầy bị giết chết có thật không?
- Chú này cũng chả hơn gì chúng tôi. Ðáng lẽ phải đoán ngay nó là thằng lừa đảo, bởi vì hỏi thế thì có khác gì hỏi nhà thổ có đĩ không? Ngày nào chả có chuyện giết chóc. Vả lại vụ đó xảy ra từ đời tám hoánh nào rồi.
- Nghĩa là cụ cũng có biết...?
- Cứ loáng thoáng, chứ đầu óc đâu hả chú! Nghe mọi người phì pheo, nhưng mà chưa hết chuyện này đã lại có chuyện khác. Chẳng hạn như chuyện tôi vừa kể đang xôn xao ở khu phố này. Ngày mai chú đến lại có chuyện khác. Nhớ làm sao xuể được.
- Có ai trông thấy mặt thằng cha lừa cả phố ấykhông hả cụ?
- Thì khi nó tếch rồi mới biết mình bị lừa, chỉ cố nhớ lại, đại loại trắng trẻo, trông trí thức, cao ráo lắm. Cho nên ở đời chả thể tin vào mắt mình được.
Tôi xoay xoay chén trà, đầu óc trở nên mông lung. Hay là có một kẻ nào đó như vậy thật? Và nếu hắn ta không phải là tôi - Tuy nhiên đến giờ thì tôi không chắc chắn mình không phải là hắn, thì là một kẻ mặt mũi ra sao?
- Có thể hỏi ai ở dãy phố này về hắn hả cụ?
- Chú định làm gì nó?
- Cháu cũng chưa biết.
- Tôi khuyên chú thây kệ người ta. Chú có gia đình chưa?
Tôi nói là tôi vẫn ở một mình. Bà cụ "à" lên một tiếng:
- Thảo nào chú mới thích mua việc. Chú cứ có vợ con đi, nó bíu vào thì quay như chong chóng ấy, thời gian đâu mà quan tâm đến chuyện thiên hạ.
- Thế nếu một lúc nào đó cái thằng lừa đảo ấy nó quay lại?
- Nó tha cho thì được chứ làm sao mà biết nó là ai, ai là nó.
Tôi thở dài. Bà cụ an ủi:
- Cứ cẩn thận chú ạ. Tôi trông chú hiền lành, tử tế tôi phải bảo để chú biết mà phòng thân.
- Cảm ơn cụ - Tôi mỉm cười, mặc dù vô cùng buồn nản, chào bà cụ phúc hậu rồi đến thẳng quán giải khát hôm trước. Cô chủ quán đang ngồi đọc sách và chỉ liếc qua tôi cũng biết ngay cô cầm làm dáng là chính. Cô kéo lại váy nhưng chính là cách tốt nhất bắt tôi nhìn vào cặp chân trắng nõn của cô.
- Mời anh ngồi ạ!
- Cảm ơn cô.
- Anh dùng gì ạ?
- Cô cho một chai khoáng mặn.
- Vâng, có ngay.
Sau khi rót nước ra cốc, cô chủ quán ngồi trở về chỗ cũ nhưng không đọc sách nữa. Cô có vẻ đang rất thèm nói chuyện.
- Cô có cái quán đẹp quá.
- Chắc là anh vào lần đầu. Hy vọng mỗi khi qua đây anh đừng quên có một chỗ "đẹp quá" như anh vừa nói.
- Tôi sẽ nhớ. Chỉ phải cái, nghe nói ở đây nhiều bọn lừa đảo đến làm ăn lắm hả cô?
- Em đang định dặn anh đây. Anh phải cẩn thận khi tiếp xúc với người lạ. Càng những thằng nom như trí thức càng phải cảnh giác.
- Vậy thì biết ai là ngay ai là gian bây giờ?
- Ðúng là khó thật. Tháng trước cả phố này bị một thằng cha, nom sạch sẽ lắm, nó lừa cho một mẻ.
- Thằng cha nào mà to gan thế?
- Nếu biết nó là đứa nào thì ngay em chân yếu tay mềm em cũng dám băm cho nó một nhát.
- Có bị mất nhiều không?
- Ðể xem nào? Con bạn em có quầy hàng bán đồ lót mất hòm tiền hàng, ít cũng hai chục triệu. Ông chủ bán đồ điện tử bị nó thôi miên, có mấy ngàn đô cứ tồng tộc đưa cho nó. Bà chủ tiệm vàng thì nó lừa lấy hết giấy tờ văn bằng chứng chỉ... coi như nướng mấy chục vé. Thế rồi một con bé chuyên đi lừa người khác ở quán chị Cúc cũng bị nó lừa... Còn vài người nữa ngại không dám khai báo.
- May mà nó chưa sờ đến nhà mình - Tôi chia sẻ niềm may mắn với cô chủ quán.
- Ðúng là còn hơn cả sự may mắn - Cô hào hứng nói, cảm nhận chút hạnh phúc của người thoát nạn - Bởi vì nó đã vào đây rồi, cũng ngồi đúng chỗ anh đang ngồi, gọi một cốc sinh tố. Em mải mê làm nên không kịp để ý kỹ hắn. Chỉ nhớ mang máng hắn cũng khá trắng trẻo, không có tí gì bợn lên để nghĩ hắn là kẻ lừa đảo, thậm chí nếu gặp hắn còn dễ có thiện cảm là khác. Em còn nói chuyện với hắn cơ mà, y như em với anh bây giờ.
- Cô có nhớ hắn nói gì không?
- Thoạt đầu hắn bảo hắn đi mua tặng vợ vài món đồ của phụ nữ. Sau đó hắn hỏi về một thằng bé đánh giầy nào đó bị giết chết. Tất nhiên như sau này mới biết là hắn bịa ra để kiếm cớ. Rồi hắn hỏi toàn những chuyện không đâu. Bây giờ nghĩ lại mới thấy mình ngu, cũng cứ trả lời hắn. Phàm những thằng tốt mã mà cứ hỏi linh tinh thế là đích thị đi lừa đảo.
- Cô vừa nói hắn hỏi về vụ thằng bé đánh giầy bị đâm chết, hắn quan tâm đến chuyện đó làm gì nhỉ?
- Ðã bảo là hắn bịa chuyện mà lại.
- Nhưng nếu tôi không lầm thì hình như có chuyện đó đấy chứ?
- Chuyện gì ạ?
- Chuyện thằng bé đánh giầy bị đâm chết ấy.
- Thì nó biết thừa những chuyện như thế ở đâu mà chả có. Có khác gì nó hỏi có phải ở đây vừa xảy ra chuyện cướp giật không.
- Thế cô có biết chuyện ấy không?
- Chuyện gì ạ?
- Chuyện thằng cha lừa đảo ấy hỏi đi hỏi lại, đại loại, không xét đến hắn, có thằng bé nào bị đâm chết làm nghề đánh giầy không?
- Có. Ðã bảo chuyện như vậy sẵn lắm.
- Tức là hắn cũng có biết?
- Ồ, nó đi lừa đảo, nó cũng phải tìm hiểu chứ anh.
- Hắn đến đây, tức là ngồi ở chỗ tôi đang ngồi đây, lâu chưa?
- Khá lâu rồi.
- Thế chuyện thằng bé nào đó... hắn hỏi để kiếm cớ?
- Chuyện đó nếu không tháng trước, thì cũng tuần trước nữa.
Tôi cúi xuống, cố giấu một tiếng thở dài. Ngày mai tôi trở lại đây, rất có thể nghe mọi người kể: "Cách đây... có một thằng cha đi tìm thằng cha điều tra về cái chết của thằng bé đánh giầy nào đó chết từ năm ngoái. Thằng cha hỏi về chuyện thằng bé đánh giầy thì lừa cả phố, còn thằng cha hỏi về thằng cha kia... thì chính là x, y, z... vừa trốn tù, đội mồ sống lại hoặc là một tên sát nhân chuyên nghiệp v.v..." Và cứ thế tôi sẽ không còn biết chính tôi là ai và đang sống ở thời nào nữa.
Nhưng mà tôi là ai nhỉ? Hay tôi chính là cái thằng cha đi hỏi về cái chết của thằng bé đánh giầy? Tự dưng tôi rất muốn đi tìm hắn để xem hắn có phải là tôi không? Hay tôi là hắn từ lúc nào mà tôi không biết? Hay tôi đã không còn là tôi từ đời tám hoánh nào rồi? Vậy thì tôi là ai? Là hắn hay là một tôi khác? Câu hỏi này thoạt đầu khiến tôi cười phá lên bởi tính ngớ ngẩn của nó. Nhưng nó cứ dần dần trở nên là một câu hỏi nghiêm túc! Tôi là ai? Tôi phải bằng mọi cách biết tôi là ai. Khi đó vấn đề thằng bé đánh giầy cũng sẽ được sáng tỏ. Bởi vì biết đâu chính nó, chuyện nó bị đâm chết chỉ là do hắn phịa ra để kiếm cớ.
Tôi trở nên không kiểm soát nổi ý nghĩ của chính mình, trong đó mối nghi ngờ tôi không phải là tôi cứ ngày một tăng lên. Có lúc nó làm tôi quay cuồng, muốn hét lên thật to câu hỏi: Tôi là ai? Là tôi? Là hắn? Hay không phải là tôi?
°
Mệt mỏi, hoang mang, lo âu, chán nản... ngần ấy thứ bao vây lấy tôi. Tôi cảm thấy mỗi cá nhân giống như một mã số, một ký hiệu... luôn luôn có nguy cơ bị biến dạng, bị nhiễu, bị sai lạc về tín hiệu hoặc mất hút mà không ai cần biết lý do.
Gần trưa tôi tạt vào một quán ăn, định bụng tìm một chỗ nào đó ngồi uống tiêu sầu. Gần như bàn nào cũng chật kín và tôi nhận ra những bộ mặt quen thuộc. Họ quen thuộc không phải do tôi biết rõ về họ, mà ngược lại, với tôi họ là những ẩn số vĩnh cửu. Chẳng qua là do tôi phải thấy họ quá nhiều: Qua tivi, báo chí, những cuộc gặp mặt, hội thảo, mít tinh... Tóm lại do tôi thấy họ ở khắp nơi. Hình như toàn bộ guồng máy khổng lồ bao gồm: quyền lực, mafia, giá cả... được vận hành bởi những con người này. Bàn số một là bàn của mấy ông vua ô tô bãi rác; bàn số ba thâu tóm toàn bộ những xác chết đưa ra từ các bệnh viện; bàn số bốn đang thảo luận giảm giá khách sạn. Ngài X ngồi ở bàn số hai, ngài Y ngồi ở bàn số bốn, ngài S bữa nay có vẻ không được khỏe...
Tìm mãi cuối cùng tôi tìm được một chỗ ngồi gần lối toa-lét. Mấy gã bồi, tự cho mình cái giá được và chỉ quen hầu các nhân vật quan trọng, khó chịu nhìn tôi.
Tất cả cùng đang ra sức gào lên một điều gì đó, mặc dù không ai nghe trọn vẹn nội dung. Tôi ngồi cạnh bàn của các ông chủ thầu xây dựng và sau đây là câu chuyện của họ.
- Chuyến này tôi sẽ bóp cho thằng Hùng lòi mắt ra.
- Món sò ở đây được lắm.
- Toa-lét ở phía nào?
- Hầy! Huých! Bồi... tặc tặc tặc.
- Bọn chó, ăn cả nước lẫn cái.
- Tôi sẽ nhường cho ông ba hợp đồng nếu... à không, anh cả hiểu sai ý tôi. Ðể tôi nói cho có trình tự...
- Bồi đâu, bia lạnh!
- Thêm cho ngọc dương...
Chỉ thấy tiếng sôi réo như một chiếc đài mất sóng. Tôi thầm nghĩ, nếu ghi âm những cuộc đối thoại này gửi cho những người ngoài hành tinh, như một tín hiệu thông báo ở trái đất có sự sống, thì họ tha hồ mà phỏng đoán: Một bọn thú đang tranh nhau ăn? Một phiên chợ? Một cuộc tự sát tập thể? Một cuộc cưỡng hiếp hoặc đơn giản hơn là những kẻ đui mù bị nhốt chung trong căn hầm nào đó? Họ sẽ đi đến kết luận: Sự sống ở trái đất đang ở vào giai đoạn quần hôn, hang hốc, ăn thịt sống, chưa có tiếng nói như một ngôn ngữ xã hội; một bầy giun dế; một lũ chuột v.v...
Một tốp khách mới xuất hiện và chỉ cần xem cung cách gã chủ lụt cụt chạy ra, khum người xuống bắt tay một ngài nhỏ thó, đủ thấy họ quan trọng như thế nào. Tim tôi tưởng đứng lại khi tôi nhận ra người bên cạnh ngài, một phụ nữ xinh đẹp, chính là Thảo Miên, người mà tôi đang định sau đây sẽ đi tìm. Trông nàng lạc lõng như một con bồ câu giữa bầy diều hâu. Ngài nhỏ thó đặt tay lên vai nàng và họ đi lên lầu trên. Không kịp định thần có lẽ tôi đã lao bổ theo gọi tên nàng. Thay cho việc đó, tôi gọi thanh toán và lảo đảo bước ra ngoài. Tôi nghe có tiếng thì thào từ phía sau:
- Hắn là ai nhỉ?
Về nhà tôi đóng cửa viết một bài báo có tựa đề: Chuyện ở phố G. Tôi mô tả lại nỗi hoang mang của những người dân ở khu phố G trước sự xuất hiện của một kẻ lừa đảo. Thủ đoạn quen thuộc của hắn là giả danh người đi điều tra về cái chết của một thằng bé đánh giầy nào đó. Lợi dụng những sơ hở của người nhẹ dạ, cho đến nay hắn đã lừa hầu hết những người có cửa hiệu bán đồ đắt giá ở phố G. Chẳng hạn như chị... chủ cửa hiệu Hơn cả sự gợi cảm, cô... chủ quán giải khát, ông... chủ cửa hiệu đồ điện tử, đặc biệt là bà Q - chủ tiệm vàng, người bị lừa nhiều nhất. Hắn xuất hiện vào buổi sáng. Một vài người nhận dạng hắn như sau: Cao khoảng 1 m 70, da trắng, mũi to và cao, trán vuông, mắt dài, mồm cười khá tươi, có một nốt ruồi ở dái tai... Tóm lại hắn có hình thức khá hấp dẫn, trong tay luôn luôn cầm một cuốn sổ.
Tôi kết luận: Ðây là một vụ việc không lạ nhưng có nhiều tình tiết bí ẩn bởi đi kèm với nó là cái chết của một thằng bé đánh giầy nào đó.
Tôi viết say sưa, một mạch, hầu như không cần phải sửa chữa. Xong tôi đọc lại và hơi bực tức bởi cái thằng cha lừa đảo nào đó có những đặc điểm y hệt tôi, các chỉ số kích thước trùng khít với của tôi.
Tôi ghi một cái tên ngẫu nhiên nghĩ ra ở cuối bài.
Sau khi đưa thẳng đến tòa soạn và được tổng biên tập ghi vào lề: dùng ngay, tôi sống trong tâm trạng phấn khích của người vừa làm xong một công việc đáng kể. Tôi ngâm nga hai câu thơ bật ra từ hôm tôi gặp nàng:
Nàng ở cuối phố G, nơi ta mệt mỏi dừng chân
Sau khi đi xuyên qua cả thiên đường địa ngục.
Hoàn toàn tin chắc tôi và hắn chỉ là hai kẻ có nét giống nhau, tôi gọi điện thông báo cho nàng và nói "đó là một phát hiện quan trọng". Tôi quên khuấy nàng vừa đi với ngài nhỏ thó, nói rằng tôi rất nhớ nàng, muốn gặp riêng nàng ở một chỗ nào đó.
Nàng hẹn tôi 8 giờ tối, trước cửa hiệu Bướm Xanh. Tôi không lạ chỗ đó.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: sad-river
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--