- 3 -
Chỉ thị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương

    
gay sau cuộc chính biến đêm 9 tháng 3, ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã nhanh chóng bố cáo trong toàn quốc một bản chỉ thị lịch sử quan trọng dưới nhan đề: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
Bản chỉ thị gồm có 6 mục như sau:
I. Nhận xét tình hình
II. Điều kiện mới do tình thế mới gây ra
III. Chiến thuật của Đảng thay đổi
IV. Thái độ ta đối với cuộc kháng chiến của Pháp và việc lập Mặt trận Dân chủ chống Nhật ở Đông Dương
V. Công việc cần kíp
VI. Sẵn sàng hưởng ứng quân Đồng Minh
Sau đây là toàn văn mục I của bản chỉ thị lịch sử quan trọng này
I. Nhận xét tình hình
a) Cuộc chính biến nổ ra: Tám giờ 25 tối hôm 9-3-1945, Nhật nổ súng bắn Pháp chiếm các thành phố lớn và địa điểm quân sự quan trọng. Sức kháng chiến của Pháp yếu, Pháp sẽ bại vì ba lẽ:
1. Không có tinh thần chiến đấu
2. Thiếu vũ khí tinh xảo
3. Không thống nhất hành động với lực lượng chống Nhật của nhân dân Đông Dương
b) Tính chất và mục đích của cuộc chính biến: chính biến ngày 9-3-1945 là một cuộc đảo chính mục đích là truất quyền Pháp, tước khí giới của Pháp, chiếm hẳn lấy Đông Dương làm thuộc địa riêng của chủ nghĩa đế quốc Nhật.
c) Nguyên nhân cuộc chính biến: cuộc chính biến ngày 9-3-1945 có ba nguyên nhân dưới đây
1. Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo như Đông Dương.
2. Tàu, Mỹ sắp đánh vào Đông Dương, Nhật phải hạ Pháp để trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng Minh đổ bộ.
3. Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường bộ nối liền các thuộc địa miền nam Đông Dương với Nhật, vì sau khi Phi Luật Tân bị Mỹ chiếm, đường thủy của Nhật đã bị cắt đứt.
d) Cuộc khủng hoảng chính trị do cuộc đảo chính của Nhật gây ra:
Ngay bây giờ chúng ta đã nhận rõ mấy hiện tượng sau này, biểu hiện một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc
1. Hai quân cướp nước bắn xé nhau chí tử
2. Chính quyền Pháp tan rã
3. Chính quyền Nhật chưa ổn định
4. Các tầng lớp đứng giữa hoang mang
5. Quần chúng cách mạng muốn hành động
(Lưu tại Kho lưu trữ Trung ương Đảng)
Tài liệu tham khảo
. Andre Goudel - L’Indochine Francaise en face du Japon ­ Đông Pháp đối mặt với Nhật Bản - NXB J.Susse 1947.
. Philippe Héduy - L’Histoire de l’Indochine. La perle de d’Empire 1624 - 1954. Lịch sử Đông Dương. Hòn ngọc của đế quốc 1624 - 1954, NXB Albin Michel Paris 1998.
. Georges Gautier - La fin de l’Indochine francaise. Sự cáo chung của xứ Đông Pháp.
. Jean Decoux - A la barre de l’Indochine. Cầm lái xứ Đông Dương.
. René Charbonneau - Rafales sui l’Indochine. Những tràng đạn bắn vào Đông Dương.
. Paul Mus - Occupation Japonaise et resistance civile. Cuộc chiếm đóng của Nhật Bản và sự kháng cự dân sự.
. Henri Lapierre - La defense de la Caserne Bouet à Haiphong. Cuộc bảo vệ doanh trại Bouet ở Hải Phòng.
. Tướng Mordant - Défense de la résistance. Bảo vệ cuộc kháng cự.
. Henri Lapierre - L’exemple du General Lemonier. Gương sáng của tướng Lemonier.
. André Fraisse - La repression Japonaise au Laos. Cuộc đàn áp của Nhật ở Lào.
. J. P. Pissardy - Les parachutages au Laos. Những cuộc thả dù xuống đất Lào.
. Jean J. Bernardini - Le “camp de la mort lente” à Hoa Binh. Trại tập trung “chết từ từ” ở Hòa Bình.
. Vô danh - Les Martyrs de la Kampétai. Những người hy sinh ở Sở Hiến binh Nhật.
Và nhiều báo cáo của các sĩ quan trong quân đội Pháp, cùng nhiều bài báo và tư liệu khác.