CHƯƠNG 4-6
Chú báo Sêta

    
rong mấy ngày tiếp theo, Tácdăng dành thời gian trau chuốt các loại vũ khí và đi dạo mấy vòng trong rừng sâu. Chàng đã thay sợi dây cung bằng một đoạn ruột hươu phơi khô. Thật ra dây cung tốt nhất là dây làm bằng ruột hổ. Nhưng hiện tại chàng chưa săn được con nào. Sẵn thời gian, chàng bện một cuộn dây thừng bằng một thứ cỏ khô rất dai. Ngoài ra, chàng còn nạo mỏng da hươu làm một chiếc quần ống lững và một sợi dây lưng rất đẹp. Xong xuôi công việc, chàng đi vòng xung quang, tìm hiểu địa thế khu rừng. Trông thấy sớm sớm mặt trời nhô lên từ mặt biển, nhưng chàng vẫn chưa tin rằng mình đang sống ở bờ tây của lục địa châu Phi. Còn nếu cho rằng nơi chàng sống là vùng Đông Phi thì cũng rất khó tin. Bởi vì con tài Kin xây chở chàng đến đây không thể bơi qua Địa Trung Hải, qua keeng đào Xuy ê và bờ biển Hồng Hải. Nó cũng không đủ khả năng bơi qua mũ Hảo Vọng.
Tácdăng hoàn toàn không biết mình đang ở nơi đâu. Càng lang thang trong rừng, chàng càng thấy lòng mình trống rỗng. Ước gì tìm được nơi đây một người bạn của thời thơ ấu! Nỗi khát khao tình bạn cồn daayj trong lòng làm cho cổ chàng tức nghẹn. Chàng biết rằng giữa chàng và những con vượn khôn ngoan nhất trong bộ lạc rất ít những điểm tương đồng. Nhưng dù sao có một con thú làm bạn thì vẫn còn hơn là cô độc, vò võ một mình giữa chốn rừng hoang.
Lang thang mãi cũng chán, chàng lại leo cây hái hoa quả và sục sạo quanh những gốc cây mục để tìm bắt những con bọ cánh cứng. Món thực phẩm tươi sống này đã bắt đầu hợp với khẩu vị của chàng. Đi khoảng một dặm, chàng chợt phát hiện ra mùi hôi của con báo Seeta. Rõ ràng là con báo này đang ở đầu chiều gió thổi. Thật may mắn! Chàng đang cần một sợi dây cung và một bộ da làm quần áo che sương che nắng.
Vọt qua một vài cây cổ thụ, Tácdăng đã trông thấy con mèo khổng lồ đó đang nấp trong một lùm cây rậm rập. Cùng lúc ấy chàng cũng ngửi thấy mùi hôi của một đàn vượn lớn. Có thể con báo Seeta đang rình bắt vượn. Khi chỉ còn cách Seeta mấy mét, chàng trông thấy bộ lạc vượn của Acút đang nằm nghỉ ngơi trên một khoảng rừng trống. Bên cạnh những con vượn cái nặng nề, lười nhác, lũ vượn con hiếu động vẫn chí chóe nô dỡn với nhau. Một vài con vượn đực đang tuổi lớn thì luẩn quẩn bên mấy gốc cây, bóc vỏ nhặt trứng kiến. Con vượn đứng gần Seeta lại chính là Acút.
Từ một gốc cây đổ nghiêng, báo Seeta rón rén bò dần xuống thấp. Chú vượn Acút hoàn toàn bình thản, không hề hay có con báo trên đầu mình. Tác dăng thận trọng luồn xuống thấp hơn, cho tới khi chỉ cách đầu con báo vài bước chân. Thoạt đầu chàng định sử dụng mũi giáo để phóng. Nhưng thấy cành lá quá rậm,chàng quyết định dùng dao.
Báo Seeta vừa hạ thấp hai chân sau lấy đà thì cũng là lúc Tácdăng thét lên một tiếng rồi nhảy bổ xuống lưng con báo. Nghe tiếng thết, Acút giật mình nhìn lên cao. Nó trông thấy đè lên luwogn con báo là con khỉ da trắng đã từng xiết cổ, khuất phục nó cách đây mấy ngày.
Hai hàm răng của Tác dăng cắn ngập sau vào ốt con báo, cánh tay trái ghì chặt cổ, còn cánh tay phải thì thọc dao tới tấp vào bụng địch thủ. TRông thấy cảnh tượng dữ dội đó, Acút vội nhảy sang bên.
Trong giây lát, cả hai địch thủ rơi phịch xuống đất. Báo Seeta rống lên, nghiến răng giận dữ. Nhưng nó vẫn bị con khỉ da trắng siết chặt cổ họng. Mũi dao bằng đá cứ mỗi lúc một ngập sâu vào vùng tim của nó. Không đầy nửa phút sau, con báo rống lên một tiếng cuối cùng rồi nằm nhũn ra mặt đất. Chàng trai cảu rừng già đạp chân lên cổ báo, ngửa mặt lên cao, dồn đầy hơi trong lồng ngực rồi thét vang tiếng thét chiến thắng. Acút và đàn vượn giương tròn mắt, hết nhìn cái xác con báo lại nhìn cơ thể tráng kiện của chàng trai.
Tác dăng quyết định phải nói. Bởi vì chàng thừa biết cái trí nhớ ngắn ngủi và khả năng suy nghĩ chậm chạp của loài vượn.Chàng phải nói để làm sáng tỏ mọi điều cho chúng hiểu. Nếu chàng im lặng bỏ đi, chàng sẽ bỏ mất cơ hội kết bạn với chúng.
- Ta là Tácdăng – con trai của loài vượn – chàng quý tộc tên tuổi của Luân Đôn lớn tiếng giải thích – Ta là một người thợ săn tài ba – một võ sĩ! Ở “vùng nước lớn” ta đã để cho Acúecirc;n mình,họ cảm thấy chẳng khác gì nghe Diêm Vương gọi về địa ngục. Với bước chân mệt mỏi và mái đầu ủ rủ,họ xếp hàng lục tục đi ra bờ sông,ôm chèo bước xuống thuyền độc mộc. Khi đạo quân của Tác dăng khuất dần khỏi bến sông,thủ lĩnh Kaviri thở phào nhẹ nhõm. Bao nhiêu năm cầm quyền thủ lĩnh,ông đã từng xông pha nhiều trận mạc,đã từng nếm trải đủ chuyện,thiên tai địch họa,nhưng chưa bao giờ ông thấy có một tuần lễ rủi ro,đen đủi như tuần lễ này!
Đạo quân của Tác dăng chèo thuyền đi ba ngày liên tục. Dòng sông Ugam dẫn họ ngược lên thượng nguồn,đi tới những miền rừng hoang vắng. Dọc đường,ba người da đen của làng Kaviri đã bỏ trốn. Tuy vậy một vài con vượn đã học được cách cầm chèo nên tổn thất đó không cản trở tốc độ hành quân.
Thật ra,nếu như đi bộ dọc bờ sông,cuộc hành trình tìm kiếm của Tác dăng có thể rút ngắn được thời gian. Nhưng nếu như dẫn cả một đàn thú trên can, Tác dăng thấy rất khó quản lý toàn vẹn. Chính vì vậy chàng mới chọn đường thủy làm phương án số một. Cứ mỗi ngày hai lần,chàng ra lệnh ghé thuyền vào bờ sông cho bạn bè của mình ăn uống,nghỉ ngơi lấy sức. Vào ban đêm tất cả lại lên bờ ngủ hoặc kéo thuyền lên những hòn đảo nhỏ rải rác nhô lên giữa dòng sông.
Con thuyền của Tác dăng đi tới đâu là thổ dân sinh sống ven bờ bỏ chạy đến đấy. Vì vậy Tác dăng chỉ gặp những ngôi làng trống rỗng, không một bóng người. Trong đầu chàng đã có kế hoạch làm quen với dân cư dọc đường để thu lượm tin tức về Rô cốp và số phận đứa con trai. Kết cục,ý định của chàng đã không thành công.
- Tôi phải tạm xa các bạn vài ngày – Tác dăng nói với các “thủy thủ” – Bây giờ tôi phải đi trước để dò là tung tích của gã đàn ông da trắng xấu bụng.
Vào chuyến ghé thuyền giải lao sau đó. Tác dăng nhảy lên bờ rồi biến mất vào rừng sâu. Lúc đi bộ,lúc chuyền cây,vài giờ sau Tác dăng đã gặp ngôi làng gần nhất. Nhưng thật đáng tiếc! Dân làng đã bỏ nhà đi hết,không sót một bà già hoặc một đứa trẻ. Hóa ra tin đồn về” đạo quân thủy chiến”của Tác dăng đã lan truyền khắp nơi,nhanh hơn tốc độ hành quân của con thuyền độc mộc.
Buổi tối,chàng lại gặp một ngôi làng với những túp lều lợp rạ,có rào gỗ quanh nhà. Rất may là trong làng vẫn còn người ở! Khi Tác dăng từ cành cây rậm,thò đầu xuống,nhìn xuyên qua hàng rào,chàng trông thấy có mấy người đàn bà,đang hí húi sửa soạn cơm nước. Chàng suy tính xem có cách nào để nói chuyện với họ mà không sợ hãi hoặc không gây ra chuyện xô xát. Chàng hoàn toàn không muốn dùng vũ lực. Chàng đang theo đuổi một công việc vô cùng hệ trọng. Vì vậy chàng không thể để xảy ra những chuyện đáng tiếc khi tiếp xúc với dân làng.
Tác dăng băn khoăn suy tính,cuối cùng chàng đã tìm ra một sáng kiến hết sức giản đơn. Khi biết chắc chắn là không ai trông thấy mình trên lùm cây,chàng lấy hơi rống lên một hồi,bắt chước tiếng báo gầm trong cơn đói. Ngay tức khắc dân làng để mắt lên lùm cây rậm rạp,chỗ chàng ngồi. Rõ ràng là bốn bề đầy bóng tối. Không ai trong làng nhận ra có người ngồi trên cành cây.
Sau khi thu hút sự chú ý của dân làng,Tác dăng lại rống lên một hồi nữa rồi nhảy xuống đất. Nhanh như một con sóc,chàng chạy dọc hàng rào,tiến tới cổng làng. Đến đó chàng lại khua động mấy cành cây bên cổng. Chàng bắt đầu cất tiếng nói – thứ tiếng của thổ dân mà chàng rất thành thạo. Chàng kêu to lên rằng,chàng đến làng như một người khách lương thiện,một người bạn tốt và chỉ có ý định xin ngủ lại một đêm thôi.
Tác dăng biết rõ tính khí của dân chúng vùng này. Chàng biết đối với họ,tiếng báo gầm là tiếng động đáng sợ nhất,chẳng khác gì tiếng hô của Thần Chết. Tiếng đập cổng làng càng làm tăng thêm nỗi kinh sợ của họ.Chính vì vậy chàng không ngạc nhiên khi thấy dân làng không ai lên tiếng đáp. Bất kỳ thứ tiếng động nào ban đêm ở ngoài hàng rào đều làm họ sợ. Họ đã coi chàng như một loài quỷ dữ hoặc là một người đã chết hiện về quấy nhiễu. Nhưng chàng lại cất tiếng gọi một lần nữa.
- Hãy mở cổng cho tôi vào! Hơi những người tốt bụng: Tôi là một người da trắng tử tế đang đi tìm một kẻ độc ác. Kẻ đó đã đi qua đây một vài ngày. Tôi phải trừng trị hắn vì hắn đã gây tội ác đối với tôi và các bạn nữa. Để chứng minh cho các bạn thấy tôi là người tốt,bây giờ tôi sẽ quay trở lại gốc cây,thả con báo vào rừng. Còn nếu như các bạn không mở cổng,không đối xử với tôi như một người bạn,tôi buộc phải thả con báo ra,tấn công vào làng các bạn.
Sau một lát im lặng căng thẳng,trong làng đã vang lên giọng trả lời của một người đứng tuổi.
- Nếu ông đúng là người da trắng tốt bụng,nếu là một người bạn của chúng tôi,chúng tôi sẽ mở cổng cho ông vào. Nhưng trước hết ông phải đuổi con báo đi đã.
- Được rồi,tôi sẽ làm ngay – Tác dăng đáp
Tác dăng vội quay trở lại gốc cây cũ,trèo lên rung động cành lá một hồi. Chàng vừa rung cây vừa bắt chước tiếng gầm gừ của loài báo. Sau đó chaog leo lên ngọn cây quát tháo một hồi bằng tiếng người rồi lại xen vào tiếng kêu của một con báo lên cơn giận dữ. Một lát sau,chàng chạy đến gần hàng rào,đạp chân vào mấy gốc cây nho nhỏ và kêu lên tiếng kêu của một con báo biết nghe lời chủ. Chàng làm như vậy để trong làng người nghe có cảm giác là con báo đã bỏ đi xa.
Quay lại cổng chàng cất tiếng gọi thật to:
- Tôi đã đuổi con báo đi rồi. Mở cỗng cho tôi vào như các bạn đã hứa!
Phía trong hàng rào vang lên những giọng nói cáu kỉnh. Người bên trong cãi nhau một lúc nhưng cuối cùng vẫn có mấy người đàn ông bước ra cổng. Họ dụi mắt,cố gắng nhìn rõ mặt vị khác lạ trong bóng tối. Vừa trông thấy người đàn ông da trắng cao lớn,che thân qua loa bằng mấy mảnh da thú,mấy người đàn ông giật mình lùi lại. Nhưng Tác dăng đã lên tiếng niềm nở lịch sự. Chàng vừa nói vừa giữ cánh cổng,không cho chủ sập cổng trở lại. Mấy người đàn ông buộc phải để cho chàng đẩy cổng bước vào.
Dọc đường đi đến nhà của vị thủ lĩnh,Tác dăng bị dân làng vây kính. Đàn bà,trẻ con cứ dẫm vào chân nhau, chen lên xem mặt Tác dăng,chẳng khác gì xem một con thú lạ mắt.Nghe qua lời kể của thủ lĩnh,Tác dăng biết rằng”người đàn ông râu xồm” đã đi qua làng này. Nhưng cứ như thủ lĩnh miêu tả,thì người da trắng đó lại có hai cái sừng mọc ở đầu và có một đàn quỷ hộ tống. Sau khi nghỉ ngơi một vài ngày trong làng,người da trắng râu xồm đó lại kéo quân đi..v.v..Mặc dù lời kể của thủ lĩnh chẳng ăn nhập mấy với lời kể của Kaviri nhưng Tác dăng vẫn không lấy làm ngạc nhiên. Chàng biết là trong chuyện tiếp xúc với người từ phương xa tới,những người thổ dân da đen thường hay phóng đại một cách hồn nhiên,biến những chuyện lạ có thật thành những chuyện hoang đường kỳ ảo.
Trò chuyện,hỏi han một lúc,Tác dăng còn biết thêm là,trước khi Rô cốp tới đây,còn có một nhóm người da trắng khác đi qua. Họ gồm một người đàn ông,một người đà bà và một đứa trẻ. Cùng đi với họ có một nhóm đầy tớ khuân vác người da đen.
Tác dăng báo trước cho thủ lĩnh biết răng,ngày hôm sau đoàn quân của chàng có thể hành quân vào làng,mong rằng thủ lĩnh thông báo cho dân làng khỏi sợ và hãy đón tiếp vui vẻ. Bởi vì có một người da đen cừ khôi tên là Mugambi trông nom,nhắc nhở đàn thú,không để chúng làm phiền dân làng.
- Còn bây giờ - Tác dăng nói tiếp- tôi xin phép ngài ra gốc cây ngoài kia nằm ngủ. Tôi rất mệt nên xin ngày đừng đẻ ai làm tôi thức giấc.
- Ấy chết,không thể được! – ông già làng kêu lên – Nếu để ngài ngủ dưới gốc cây thì còn ra thể thống gì nữa. Chúng tôi là những người mến khách. Xin mời ngài nghỉ đêm trong túp lều kia.
Từ lâu Tác dăng đã biết trong một túp lều thổ dân châu Phi bày biến như thế nào rồi. Vì vậy dù nó có sạch sẽ sang trọng đến mấy chàng cũng không thích nằm ngũ dưới bầu trời đầy sao. Hơn nữa,nếu ngủ trong lều,chàng sẽ không thực hiện được kế hoạch của mình. Chàng bèn xua tay từ chối:
- Xin cảm ơn thủ lĩnh! Cảm ơn nhiều! Xin thủ lĩnh chớ phiền lòng,tôi phải ngủ ngoài để còn canh chừng côn báo của tôi quay trở lại.
Nghe Tác dăng lấy cớ thoái thác như vậy,ông già làng ớn lạnh hết cả xương sống. Ông không khẩn khoản nài ép nữa. Lời mời của ông đã có vẻ chiếu lệ:
- Vậy thì đó tùy ngài.
Tác dăng biết dân chúng vùng này rất mê tín. Vì vậy chàng phải làm cho họ nghĩ rằng chàng là người của người thế giới thần linh thì tiện cho chàng nhiều việc. Chàng cần phải làm cho họ nhìn mình như một kẻ thoắt hiện thoắt biến,đi mây về gió. Nếu như chàng đi về thật bất ngờ,trong đầu họ,hình ảnh chàng sẽ hiện ra trong ánh hào quang thần thánh.
Đêm hôm đó,chàng chờ cho dân làng ngủ say rồi nhón chân nhảy qua hàng rào,biến mất trong rừng sâu. Chàng tìm một ngọn cây cao nhất trong khoảng rừng thưa,trèo lên nằm. Gió từ biển thổi lồng lộng. Chàng cảm thấy chưa khi nào mình gần với sao trời đến thế. Cơ thể chàng nhẹ nhàng đu đưa trên ngọn cây,lơ lững,giữa các vì tinh tú. Mộng mơ với các vì sao,lòng chàng vô cùng thư thái. Nhưng khi nhìn chòm sao Bắc ĐẨu,chòm sao lớn mọc lên từ phương Bắc,lòng chàng lại trở nên nặng nề. Ngôi sao phương Bắc là ngôi sao của Luân Đôn? Cả chàng,cả Gian và Giếch có thể cùng nhìn thấy một ngôi sao,nhưng mỗi ngượi lại ở một nơi cách biệt. Vào giờ này, Gian Potơrôva yêu dấu,em đang nghĩ gì? Và Giếch nữa,con có còn nhớ hơi ấm của cha? Tác dăng không thể nào ngủ nổi. Đêm của rừng già châu Phi hình như dài hơn đêm thành phố!
Trời hửng sáng,TÁc dăng cảm thấy đói bụng. Chàng nhảy xuống đất,lang thang đi kiếm thức ăn. Bắt được một con trăn chàng giải quyết xong luôn bữa sáng rồi leo lên cây ngủ bù. Buổi chiều,chàng vẫn lang thang trong rừng,chờ trời tối hẳn mới quay về làng. Dọc đường,chàng trông thấy mấy người trong làng đi săn. Chàng rất muốn nhảy xuống trò chuyện nhưng lại ngồi yên,chịu đựng nỗi cô đơn. Chàng tự khuyên mình phải biết kiềm chế. Việc tiếp xúc đột ngột với dân làng trong lúc đi săn có thể làm cho dân làng sợ hãi. Và biết đâu,vì một sơ suất nhỏ,có thể dẫn đến một vụ xung đột vô nghĩa lý. Hiện tai,chàng đang theo đuổi một mục đích duy nhất là tìm lại đứa con trai. Chàng đã bắt đầu lần ra dấu vế vủa Rô cốp. Điều đó chẳng còn nghi ngờ gì nữa.
Sau khi thu lượm hết tin tức trong làng, Tác dăng lại tiếp tục đi người lên phía thượng nguồn của dòng sông Ugam. Hai ngày sau,chàng đã gặp một khu làng thưa thớt. Đứng trước cổng làng là một thủ lĩnh còn rất trẻ. Nhưng tay thủ lĩnh này có một bồ răng mài bằng chằn chặn và đôi mắt vừa ngu ngốc vừa man rợ,chẳng khác gì mắt thú. Trông thấy cách đón tiếp niềm nỡ quá đáng của hắn, Tác dăng đoán rằng hắn có thể là một tên rất hay ăn thịt người.
Lúc này,sau hai ngày đường ròng rã, Tác dăng rất mệt. Chàng quyết định dừng lại nghỉ ngơi lấy sức. Rõ ràng là Rô cốp không còn xa nữa. Cuộc chiến đấu giành giật lại đứa con có thể đòi hỏi một sức lực dẻo dai,bền bỉ.
Gã thủ lĩnh báo cho Tác dăng biết rằng người đàn ông da trắng vừa ra khỏi làng ngày hôm trước và đang bị một người nào đó truy đuổi. Riêng về chuyện nhóm người có đứa trẻ thì gã thủ lĩnh nói rằng gã chẳng biết gì hết.
Tác dăng vừa đói vừa mệt,nên trong khi ngồi với tên thủ lĩnh nói chuyện,chàng chỉ muốn đi nằm. Chàng không biết rằng,khi chui vào một túp nhà nằm ngủ,chàng đã phạm một sai lầm nghiêm trọng. Vì quá tự tin vào bản thân mình,chàng đã bỏ qua thái độ lịch sự một cách đáng ngờ của tên thủ lĩnh. Bởi vì ngay từ phút tiếp xúc đầu tiên,gã thủ lĩnh nọ đã chẳng có một chút cảm tình nào với Tác dăng. Nhìn Tác dăng một người da trắng đóng khố,tóc tai bờm xờm,gã thủ lĩnh trong bụng rất khinh bỉ. Trong quan niệm của hắn,đã là người da trắng thì phải là người có bộ cánh tươm tất,phảng phất nước hoa. Không những thế,cái gã đàn ông da trắng nửa người nửa ngợm này vào làng lại không chịu cung kính đặt dưới chân thủ lĩnh một chút lex vật nào đem từ thành phố tới. Đó là điều không thể chấp nhận được.
Chờ cho Tác dăng ngủ say,gã thủ lĩnh nháy mặt cho hai chiến binh lại gần mình để nghe lời dặn dò. Nghe xong,hai chiến binh lập tức chạy ra khỏi làng, đi theo lối mòn,ngược dòng sông,theo hướng đông. Theo mệnh lệnh của thủ lĩnh,trong làng hoàn toàn yên tĩnh. Dân làng không một ai được đến gần vị thượng khách đang ngủ,không một ai được ca hát hoặc to tiếng làm ồn.
Một vài giờ sau,dọc bờ sông Ugam đã xuất hiện mấy chiếc thuyền độc mộc với những cánh tay chèo da đen rắn chắc. Mấy chiếc thuyền cập bến đã trông thấy gã thủ lĩnh đứng trên bờ,cầm mũi lao vẫy vẫy,ra hiệu gì đó. Nhìn mũi lao,các chiến binh hiểu rằng: Người lạ da trắng vẫn ngủ.
Trên mũi thuyền đi đầu,có hai người làng này. Đó là hai” Sứ giải”mà tên thủ lĩnh đã phái đi dẫn đường và chờ đợi các tính hiệu đã thỏa thuận từ trước. Một lát sau,đoàn thuyền độc mộc ghé sát vào bờ. Những chiến binh da đen nhảy lên trước. Nối ngay sau họ là mấy người đàn ông da trắng. Mặt mũi những người da trắng trông rất u tối,thù địch. ĐẶc biệt,trong số đó có một gã đàn ông râu đen đi đứng rất nghênh ngang. Xem qua cử chỉ,có thể thấy rõ vai trò chỉ huy của gã.
- Tên da trắng lạ mặt mà mày báo đang ở đâu?- gã đàn ông râu xồm hất hàm hỏi tên thủ lĩnh.
- Đang ở đây thưa ngài! – Tên thủ lĩnh sốt sắng trả lời. chngs tôi đã cố giữ yên tĩnh cho hắn ngủ say và chờ ngài tới. Tôi cũng chẳng biết hắn tìm ngài có việc gì mà hắn hỏi về ngài rất kỹ lưỡng. Hắn hỏi ngài có đông người không,ngài đến lúc nào,đi lúc nào. Hình dáng hắn rất giống cái người mà ngài kể là đã vứt lên đảo hoang. Nếu như ngài không mô tả kỹ thì tôi cũng không nghi ngờ là hắn. Còn bây giờ nếu như hắn là bạn của ng&at được sống. Ta đã có thể giết Acút và chiếm quyền thủ lĩnh. Nhưng ta đã không làm điều đó. Bây giờ ta đã giết Seeta để cứu Acút. Từ nay nếu Acút và bộ lạc Acút gặp nạn cứ gọi Tácdăng! Hãy gọi thế này! Chàng trai chụm môi hú lên một tiếng, đúng tiếng của loài vượn gọi nhau khi gặp nguy hiểm – Ngược lại, khi nào Tácdăng gọi như thế chúng mày cũng phải chạy đến giúp Tácdăng, được không?
- Hu hu hu! Acút gật đầu đồng tình. CẢ đàn vượn cũng đồng thanh kêu lên theo Acút.
Hiệp ước hòa bình và tình hữu nghị đã được ký kết quá ư đơn giản và chóng vánh. Ngay sau đó cả đàn vượn lại tản đi, tiếp tục công việc tìm kiếm thức ăn. Tácdăng cũng nhập luôn vào đàn, hí húi bới tìm côn trùng bên các gốc cây. Trong lúc kiếm ăn, Acút gần như không rời xa Tácdăng. Thỉnh thoảng, đôi mắt hõm sâu, nhỏ tí của nó lại đăm đăm nhìn chàng trai. Hình như nó đang suy ngẫm điều gì đó. Cuối cùng nó bước lại bên Tácdăng và làm một việc mà bao năm sống cùng loài vượn Tác dăng chưa hề chứng kiến: Nó cầm một trái cây chín đỏ, thơm phức đặt vào lòng bàn tay vị ân nhân da trắng của mình.
Suốt dọc con đường tìm kiếm thức ăn, cơ thể cân đối vạm vỡ của chàng huân tước nước Anh cứ thấp thoáng khi ẩn khi hiện giữa những chiếc lưng khom của loài vượn. Thỉnh thoảng chàng lại vấp phải một con vượn, nhưng tất cả đều nhường nhịn và tỏ ra đã quen với sự có mặt của chàng. Tất nhiên, mỗi khi chàng đứng gần những con vượn mẹ đang nuôi con nhỏ, chúng cũng nhe răng hăm dọa chàng. Một vài con vượn trẻ cũng gầm gừ khó chịu khi chàng làm chúng giật mình. Nhưng xét cho cùng tất cả mọi hành vi của chúng không có biểu hiện gì của sự thù địch.
Tácdăng cảm thấy dễ chịu trong sinh hoạt cộng đồng với bộ lạc vượn Acút. Chàng cố tự kiềm chế để không gây ra những xung khắc bất lợi. Trong những trường hợp cần thiết, để nhắc nhở những con vượn đực nóng nảy, dảng trí, chàng cũng nhe răng, cũng gầm gừ như chúng. Ngày mỗi ngày, chàng quen dần với cuộc sống bầy đàn, tưởng như xưa kia chưa bao giờ chàng biết tới cuộc sống của loài người văn minh. Từ sáng tới lúc mặt trời lặn, chàng lang thang bên những người bạn mới. Chàng biết rằng trí nhớ của loài vật rất ngắn ngủi, rất khó tạo ra được ở chúng một ấn tượng lâu bền. Chính vì vậy, ngoài nỗi nhớ Potơrôva và đứa con bé bỏng của mình chàng vẫn ước ao một ngày nào đó tìm ra dấu vết của loài người văn minh.
Có một buổi sáng chàng lên đường vào rừng cho tới tận xế chiều. Buổi sáng hôm sau khi tỉnh giấc, chàng thấy mặt trời mọc phía bên phải.Vì vậy chàng cho rằng bờ biển đang lượn dần ra hướng tây. Chàng lại vội vã lên đường, thoăn thoắt chuyền từ cành cây nọ sang cành cây kia như một con sóc. Ngay đêm hôm ấy mặt trời lại lặn xuống biển, đối lập với đất liền. Mỗi lúc Tácdăng một lo lắng hơn. Hình như bọn Rôcốp đã thả chàng xuống một hòn đảo hoang vắng! Rất tiếc là chàng đã biết điều đó hơi muộn! Thật khó mà chờ đợi được ở Rôcốp một điều gì tử tế. Bởi vì còn có gì tồi tệ hơn cuộc sống trên hoang đảo - một cuộc sống bị bao vây giữa bốn bề mây nước!
Chắc chắn là Rôcốp đã quay tàu đi một dải đất nào đó. Có thể hắn đã thả thằng Ghieecsh bé bỏng của Tácdăng vào một bộ tộc dã man đúng như hắn đã đe dọa trong thư. Tácdăng cảm thấy ớn lạnh cả thân thể, khi hình dung đứa con trai của mình đang nhảy nhót cuồng loạn giữa những người da đen mông muội. Biết rồi cái gì sẽ đến với nó? Bao nhiêu năm sống trong rừng già và chung đụng với những bộ tộc châu Phi, chàng thừa hiểu thế nào là cuộc sống bộ tộc. Bất kỳ cuộc sống nào cũng có những niềm vui, cũng có những giờ phút thảnh thơi, no đủ, đôi khi rất lãng mạn. Nhưng nếu nhìn nhận một cách toàn diện, cuộc sống của những bộ tộc châu Phi nơi đây vẫn chỉ là những chuỗi ngày cực nhọc, sợ hãi, đau khổ và tuyệt vọng.
Nếu như đứa con trai của chàng bị Rô cốp thả vào một bộ tộc dã man nào đó, có nghĩa là con đường trở về với loài người văn minh đã khép chặt trước mặt nó. Nó sẽ hoàn toàn không biết gốc tích của mình và lớn lên như một gã thổ dân man rợ. Còn có điều gì khủng khiếp hơn khi nó sống với những bộ tộc ăn thịt người. Chao ôi! Tácdăng thầm kêu lên khi nghĩ tới hàm răng nhọn lởm chởm dưới hai cánh mũi đục thủng, lủng liễng chiếng khong sắt nặng nề, bóng nhẫy và khuôn mặt loang lỗ những vết sơn xanh đỏ. Lẽ nào đứa con trai của chàng lại trở thành một người như thế?
Chàng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Ước gì giờ này chàng tóm được Rô cốp trong tay!
Và còn Gian nữa! Giờ này em ở nơi đâu? Chắc chắn là Gian đang vô cùng lo sợ và đau khỏ vì cùng một lúc mất cả chàng lẫn Giếch. Nỗi đau đớn của Giang chắc cũng chẳng kém những đau khổ mà chàng đang phải chịu đựacute;i chặt nằm chờ cái chết.

*

Tácdăng lên gân cốt, cố gắng làm đứt dây trói. Nhưng chàng bị trói tới mấy vòng và bị thắt nút rất chặt. Vì vậy, chàng thử cuộn mình, căng vòng dây tới bốn năm lần, vòng dây trói vẫn không hề Suy chuyển.
Tácdăng sẽ chết? Ôi cái chết! Chàng đã từng đối mặt với nó trăm lần,nhưng lần nào chàng cũng chỉ mỉm cười với nó. Còn lần nay, chàng có còn bình thản mỉm cười nhạo bang nó nữa không? Sẽ không bao giờ! Bởi vì Tácdăng của hôm nay đã không còn là một người đàn ông không địa chỉ. Chàng không còn là đứa trẻ vô tư, nghịch ngợm của rừng già. Chàng đã phải sống cho người khác. Danh hiệu quý tộc ư? Tài sản của dòng họ Huân tước Grâyxtâu ư? Những điều đó với chàng rất ít ý nghĩa? Điều quan trọng nhất, thiêng liêng nhất đối với chàng là hạnh phúc của những người thân – những người đã tạo ra chính cuộc đời chàng. Chính vì vậy, chàng không còn nghĩ tới số phận của mình, chỉ nghĩ tới những người mà chàng đã mất lâu nay.
Chàng cám ơn Chúa Trời. Chắc rằng Gian Potơrôva của chàng không hề biết những đau khổ của chàng. Nếu Gian biết, nàng sẽ vô cùng xót xa, dằn vặt. Gian của chàng đang sống bình an trong những lâu đài cổ kính của Luân đôn. Gian đang có bạn bè, người thân. Mọi người sẽ cố gắng an ủi nàng và làm tất cả những gì cần thiết cho nàng vơi bớt nỗi đau. Còn con trai của chàng? Cái thằng Giếch háu đói và nghịch ngợm! Những chuyện không lành nào sẽ đến với con? Giữa chốn rừng xanh nước độc và một châu lục mênh mông nắng gió, chỉ một mình cha là người duy nhất có khả năng bảo vệ cuộc sống cho con. Vậy mà bây giờ cha đang phải nằm bất lực trên nền đất lạnh. Chỉ vài giờ đồng hồ nữa, cái chết sẽ đến với cha. Và điều bất hạnh nhất là cái chết đó sẽ làm tiêu tan hy vọng tìm con.
Tácdăng thầm gọi tên con. Cổ họng chàng tắc nghẹn vì sự nhớ nhung, căm thù, uất hận. Chàng muốn khóc một tý cho lòng nhẹ nhõm. Nhưng chàng không thể nào khóc được. Những ý nghĩ chỉ làm hai hốc mắt của chàng sâu hõm xuống. Nước mắt chàng đã chảy vào trong.
Trong một ngày, Rôcốp bước vào lều gặp Tácdăng mấy lần. Hắn thích nhấm nháp cái hạnh phúc của kẻ chiến thắng và niềm vui trả thù. Mỗi lần bước vào lều, hắn chửi rủa Tácdăng từ bậc cửa và lần nào hắn cũng lấy sức đá vào mặt Tácdăng mấy cái. Trước những cú đá hèn hạ của Rôcốp, chàng trai của rừng già chỉ khẽ mím môi. Chàng không thèm nói một tiếng, cũng chẳng hề thở dài lộ vẻ đau đớn. thấy Tácdăng không phản ứng gì Rôcốp rất tức. Cuối cùng hắn nghĩ ra một cách để hành hạ Tácdăng. Đây là một đòn tra tấn cuối cùng mà hắn vẫn còn có ý để dành. Dừng chân đá, Rôcốp lui ra mấy bước, nghĩ lấy hơi rồi thông báo cho Tácdăng biết rằng Gian Potơrôva không còn ở Luân Đôn mà đang nằm trong tay hắn.
Vừa nghe cái tin sét đánh ấy, Tácdăng quay mặt nhìn thẳng vào Rôcốp. Ánh mắt Tácdăng lóe lên nhủ một tia chớp. Cái nhìn của chàng nửa như kinh ngạc, nủa như nghi ngờ. Từ khoảng ngực của chàng bật ra một tiếng động đánh “hộc”, nghe rất nặng nề. Nghe tiếng động ấy Rôcốp sung sướng nhoẻn cười.

*

Bóng tối vẫn chìm ngập khu làng. Tácdăng nghe rõ tiếng người trong làng dang sửa soạn cho lễ ăn mừng. Lại những tiếng reo hò, lại những vòng người điên cuồng múa hát. Tácdăng đã xem những vũ khúc tử thần rất nhiều lần, nhưng chưa lần nào chàng trở thành nạn nhân của nó. Chàng biết rằng nếu trở thành nạn nhân của lễ tế thần, cái chết của chàng không đến ngay tức khắc mà sẽ đến chậm chạp, dai dẳng sau một cuộc hành quyết đau đớn. Chòng đang nằm trong tay một bộ lạc da đen nghiện thịt người. Họ sẽ vui vẻ bóc da, bóc thịt chàng ra từng mảnh cho tới tận xương. Tuy vậy, chàng không hề sợ sệt. Lâu nay chàng đã quen với cảnh đổ máu. Hơn nữa, không hiểu vì sao trong lòng chàng vẫn lóe lên nhưng hi vọng mong manh. Nếu như chàng tháo được dây trói, chắc chắn chàng sẽ chiến đấu đến cùng để dành lại tự do và quyền báo thù.
Trong lúc Tácdăng đang tưởng tưởng ra cuộc báo thù của mình, chàng chợt nhận thấy có một thứ mùi mồ hôi rất quen mũi. Chàng cố lắng nghe ngóng. Chỉ vài giây sau, trong tiếng dộng náo nhiệt của vòng người múa hát, chàng nghe thấy một tiếng động yếu ớt phát ra từ túp lều bên cạnh. Tácdăng chum môi thổi nhẹ một hơi làm tín hiệu. Chàng biết cái tín hiệu mà chàng vừa phát ra rất khó đến được với đôi tai người thường nhưng chắc chắn là nó đến được với đôi tai mà chàng muốn gửi tới. Chàng biết rõ là ai đang đi tới. Bởi vì với cái mùi hôi quen thuộc ấy, khứu giác của chàng không thể nào nhầm được.
Quả nhiên, chỉ một lát sau, chàng đã nghe thấy tiếng di động của một cơ thể mềm mại, to lớn và tiếng bàn chân thông thả, nhẹ nhàng. Con mãnh thú đang bước quanh bức vách của mái lều. Tiếng cành cây gãy vang lên. Bức vách đã bị chọc thủng. Con mảnh thú chui qua bức vách, bước vào trong lều. Nó tới bên Tácdăng, chạm cái mũi ấm áp vào vai chàng. Tất nhiên, đó chẳng phải con thú nào xa lạ,mà chính là con báo Seta.
Seta ngửi Tácdăng rồi kêu lên gầm gừ. Thấy Seta bước tới Tácdăng nửa mừng nửa lo. Vì bị trói chặt chân tay, chàng không thể ra hiệu cho Seta làm theo lệnh mình. Seta trông thấy rõ những vòng dây thừng quấn quanh cơ thể ông chủ. Nhưng nó không hiểu điều dó có nghĩa là gì. Cái gì đã dẫn dắt Seta đến với Tácdăng? Nó đã tìm dấu vết của chàng như thế nào? Điều đó Tácdăng không biết. Chàng cố gắng ra hiệu cho Seta cởi dây trói cho chàng nhưng Seta chỉ dương mắt nhìn. Rõ rang là nó không đủ sức hiểu. Nó chỉ biết liếm vào cổ tay Tácdăng một cách âu yếm.
Bỗng có người bước tới ngôi liều làm Seta dật mình rồi nhẹ nhàng lẫn vào góc tối. Rõ ràng là người đi đến không biết có gì mới trong ngôi lều. Bởi vì người bước vào lều đi đứng rất thản nhiên. Đó là một gã đàn ông vóc dáng cao lớn. Gã bước tới bên Tácdăng, vung mũi lao định đâm vào lưng Tácdăng một nhát. Tácdăng vội huýt sáo. Từ trong bóng tối góc phòng, Seta nhảy vọt vào ngực gã da đen, quật ngã xuông đất. Chỉ trong chớp mắt bộ vuốt nhọn của hai chân trước con báo đã chặn lên ngực kẻ thù. Hàm răng Seta đã bập vào cổ họng địch thủ. Gã da đen chỉ kịp thét lên một tiếng rồi ngất lịm đi. Ngay lập tức trong ngôi lều vang lên tiếng xương gãy lạo xạo dưới sực nghiến của quai hàm con thú.
Nghe tiếng thét khiếp đảm vang lên trong lều nhốt tù binh, cả làng bắt đầu náo động. Những người đang ngủ thức giấc. Những vòng người nhảy múa quanh đống lửa vội cầm vũ khí chạy nháo nhác. Họ chưa biết chuyện gì xảy ra và xảy ra chính xác ở chỗ nào. Tên thủ lĩnh quát tháo ầm ĩ, cố gắng lấy lại sự yên tĩnh của ngôi làng. Chỉ một lát sau Tácdăng và Seta cùng nghe rõ tiếng chân người chạy rầm rập tới ngôi lều. Seta nhanh nhẹn luồn qua lỗ thủng của bức vách. Sau đó, Tácdăng nghe thấy tiếng bụng con báo của mình cọ nhẹ vào hàng rào phía xa. Ngôi làng trở lại yên tĩnh. Mấy người da đen bước vào lều để xác định nguyên nhân tiếng thét.
Tácdăng nghĩ rằng Seta sẽ quay trở lại giúp chàng. Nhưng chàng chợt nhớ là các loài ác thú đôi khi cũng rất nhút nhát. Chúng có thể nổi nóng vì một chuyện hết sức nhỏ nhặt, song cũng có thể hoảng loạn bỏ chạy trước một tiếng động yếu ớt, khả nghi. Seta của chàng cũng thế. Đôi khi nó hành động một cách nông nổi. Tuy vậy chàng không nghĩ rằng vì tiếng chân nguời rầm rập mà Seta sợ hãi tới múc đã cong duôi bỏ chạy, để mặc chàng trong tay kẻ thù
Bây giờ thì biết làm gì? Tácdăng khẽ lắc vai, chán nản. Xét cho cùng, Seta cũng không thể giúp gì cho chàng. Nếu nó quay lại, nó có giỏi cũng chỉ giết thêm chỉ vài chiến binh da đen rồi sớm muộn cũng bị hạ gục bởi một phát súng của đồng bọn Rôcốp. Nếu như Seta biết cởi trói cho chàng, tất nhiên mọi chuyện sẽ xảy ra theo hướng khác. Mà điều đó thì hoàn toàn vượt quá khả năng của Seta. Tácdăng khẽ thỏ dài, chàng không biết làm gì ngoài nằm chờ và hi vọng.
Đúng lúc ấy một người thổ dân bước vào lều. Hai người trong bọn tiến lên phía trước, một tay cầm ngọn đuốc, một tay nhăm nhăm mũi lao. Tất cả gần như nín thở. Điều mà chúng sợ nhất lúc là tiếng người thét và tiếng báo gầm. Vì quá sợ hãi, hai tên cảm tử tiên phong đó chỉ dám bước chầm chậm, mặt mũi nhớn nhác ngó các góc lều. Đang bước đi, chợt một tên dừng lại. Hắn nảy ra sang kiến là có thể xác định được nguyên nhân tiếng thét mà không cần dấn thân vào nơi nguy hiểm. Sau khi bàn bạc với đồng đội, hắn ném liên tục mấy bó đuốc gỗ thông vào giữa ngôi lều. Chỉ trong phút chốc, đống củi thông bốc cháy rần rật, soi sáng mọi góc lều. Cả bọn há mồm kinh ngạc. Trước mắt chúng, người tù binh da trắng vẫn bị trói chặt, nằm nghiêng trên nền nhà. Nhưng ngay bên cạnh người tù, một người đồng tộc của chúng nằm xoài với cái cổ họng rách nát. Một dòng máu tươi đang chầm chậm đổ ra cửa lều. Hình ảnh rung rợn đó khiến đám người sợ hãi còn hơn nhiều so với việc gặp hổ báo. Bởi vì đám người thồ dân không hiểu vì sao đồng hương của mình bị chết. Ngay lập tức tất cả đều nghĩ tới sự trừng phạt của các bậc quỷ thần trong cơn hoảng hốt, cả đám người chạy vọt ra cửa, đạp vào chân nhau ngã dúi dụi.
Suốt 1 tiếng đồng hồ sau đó, Tácdăng chỉ nghe thấy tiếng chân chạy rậm rịch và tiếng người í ới bàn tán khắp 4 phía trong làng. Sau đó những chiến binh da đen lấy lại can đảm chuẩn bị tiến vào chỗ tác dăng lần thứ hai. Xung quanh ngôi lều nhốt tác dăng bắt đầu vang lên tiếng hô hét xung trận. Không khí trong làng náo động như đang chuẩn bị 1 cuộc chiến tranh.
Cuối cùng, những người đầu tiên bước vào trong lều lại là 2 người da trắng. Trong 2 người không có Rôcốp. Điều đó ko làm Tácdăng ngạc nhiên. Từ xưa tới nay, gã râu xồm hèn nhát đó có khi nào thò chân vào những chỗ nguy hiểm. Khi thấy 2 người da trắng đi sâu vào trong lều mà ko có chuyện gì xảy ra, những người da đen lục kéo vào chất kín cả ngôi lều. Cả bọn dán mắt vào chiếc cổ rách nát của đồng đội rồi xì xào bàn tán, có vẻ rất tức tối. Hai tên da trắng đến bên Tácdăng tra hỏi. Đáp lại những câu hỏi dồn dập của chúng Tácdăng chỉ lắc đầu và mỉm cười.
Một lúc sau Rôcốp bước tới. Vừa trông thấy cái xác chết bên cạnh Tácdăng, Rôcốp tái mặt.
- Lại đây! – Rôcốp giơ tay vẫy gọi tên thủ lĩnh – Phải thanh toán ngay cái thằng đểu cáng này đi. Nếu ko sẽ còn sinh ra nhiều chuyện rắc rối. Để nó sống thì người làng mày còn bị giết.
Nghe theo lời Rôcốp, gã thủ lĩnh ra lệnh khênh Tácdăng ra ngoài sân làng. Lệnh của thủ lĩnh ban ra nhưng ko 1 gã thổ dân nào muốn đụng vào cơ thể tác dăng. Quát tháo 1 lúc, gã thủ lĩnh mới tìm được 2 chiến binh ít tuổi nhất đủ can đảm kéo Tácdăng ra ngoài. Lúc này, trời đã sang. Dưới ánh sáng ban ngày, đám người da đen hình như đã hết sợ những chuyện quỷ thần. Chúng kéo Tácdăng đi 1 vòng quanh hàng rào rồi dừng lại giữa sân làng, bên chiếc cọc gỗ bẩn thỉu. Chỉ 1 lát sau, người tử tù da trắng khổng lồ đã bị trói chặt vào chiếc cọc. Bên cạnh chiếc cọc, 1 đống lửa được nhóm lên cháy phần phật. Mấy chiếc nồi lớn đã được đổ đầy nước nhỏ từng giọt lèo xèo xuống bãi than hồng.
Trông thấy Tácdăng đã bị trói chặt vào cột gỗ, Rôcốp yên tầm bước tới. Hắn giật chiếc lao trong tay thổ dân đứng gần đó đâm 1 nhát vào ngực Tácdăng. Mũi dao vừa rút 1 dòng máu đỏ ứa ra, chan chứa cả khoang ngực. Rôcốp chờ Tácdăng rên rỉ nhưng Tácdăng chỉ mím môi câm lặng.
Tácdăng đã nhìn thẳng vào vết thương rồi lại nhìn thẳng vào mặt Rôcốp, nhếch mép cười. Nụ cười giễu cợt của Tácdăng làm Rôcốp nổi nóng. Hắn nhảy xổ vào Tácdăng vung chân đá túi bụi, đá 1 lúc mỏi chân hắn lại chộp lấy chiếc lao định đâm 1 nhát thật mạnh. Chợt hắn dừng tay lại bởi cái nhìn sắc lạnh phía trước đang chiếu vào mặt hắn. Chiếc lao sắt nặng nề rơi xuống đất vì có ai đó đánh vào tay Rôcốp. Tên thủ lĩnh trẻ tuổi nhảy xổ ra, kéo Rôcốp trở lại.
- Dừng tay, thằng da trắng kia! – Gã thủ lĩnh thét vào mặt Rôcốp – Mày đang làm hỏng thịt của chúng tao. Làm hỏng thịt là làm hỏng cả lễ tế thần. Mày cứ làm thế thì chúng tao sẽ thay bằng thịt mày.
Tiếng thét của tên thủ lĩnh làm Rôcốp ớn lạnh cả thân thế. Hắn từ bỏ ý định giật lùi vào đám đông. Tuy vậy, hắn vẫn ko ngớt mồm chửi rủa. Hắn còn thề rằng sẽ nếm đủ mọi món ăn trong bữa tiệc thịt người. Hắn sẽ giành lấy tim gan Tácdăng và sẽ coi đó là món ăn đặc sản của rừng già.
- Mày nghĩ là vợ mày chưa bị bắt, vẫn sống ỏ Luân Đôn à? – Rôcốp gằn giọng nói với Tácdăng – Thật là ngu xuẩn! Vợ mày đang nằm trong tay bạn tao. Trước đây tao không muốn cho mày biết sớm chuyện đó nhưng bây giờ thì phải cho mày biết sự thật vì đằng nào thì mãy cũng sắp chết rồi.
Rôcốp đang nói thì vũ điệu nổi lên. Đám người da đen rung rung chuyển động như 1 cơn sóng màu đen. Rôcốp lập tức bị chìm lẫn trong vòng người nhảy múa. Những cơ thể loang lổ nhễ nhại mồ hôi, lấp loáng trong ánh lửa. Vòng người cuồng loạn cứ mỗi lúc một quay tròn xung quanh cột trói Tácdăng. Tácdăng chọt nhớ ra rằng cảnh tượng này rất giống một chuyện mà chàng đã gặp ở đâu đó khi xưa. À, phải rồi, đó là lần chàng đi cứu trung úy Ácnốt! Chỉ có điều hơi khác là khi đó chàng quan sát vũ hội từ bụi cây. Lần ấy chàng đứng ngoài nhìn vào còn lần này thì chàng đứng ở giữa nhìn ra và trở thành nhân vật trung tâm của vũ hội. Chàng đã cứu sống trung úy Ácnốt. Thế còn bây giờ ai sẽ cứu chàng? Có lẽ trên thế giới này ngoài chàng ra, không ai có thể ngăn chặn được những loài thú và loài người ăn thịt đồng loại chùn tay trong việc hành hạ nạn nhân. Chỉ vài phút này, da thịt chàng sẽ bị xé nát. Những con quỷ hình người kia sẽ sung sướng thỏa thuê khi nuốt thịt chàng! Hình dung ra cảnh mình bị ăn thịt, nhưng Tácdăng ko hề hoảng hốt bởi vì cảnh tượng đó có gì xa lạ với chàng. Xưa kia con vượn không lông này đã từng xông vào tranh cướp phần thịt tù binh trong lễ hội dum dum. Xưa kia con vượn da trắng này đã không hề ghê tay, giết chết Túplát rồi vỗ ngực hả hê, bước lên nắm quyền cai quản bộ lạc.
Những người da đen ăn thịt người đã xiết chặt vòng nhảy múa sát chiếc cọc hành hình. Chúng kêu lên hơ hơ rồi đồng loạt chọc mũi giáo vào thân thể Tácdăng. Chỉ trong giây lát, làn da rám nắng của huân tước Grâyxtâu đỏ sẫm vì máu, chàng nghiến răng chịu đựng và biết rằng những nhát dao đó chỉ là nghi thức mở màn cho cuộc hành xác tiếp theo. Cũng giống như ăn thịt dê, muốn cho thịt bớt mùi hôi, người ta thường dùng roi đánh đập con dê rất lâu cho da dê ứa hết mùi hôi. Trong cơn đau đớn con dê há mốm kêu khóc, những thứ mùi vị khó chịu trong gan ruột nó sẽ theo cổ họng mà bay ra. Và cũng giống như kinh nghiệm ăn 1 số loài trái cây nhiều nhựa chát, người ta thường chọc cho trái cây ứa hết nhựa rồi mới lau sạnh cho lên miệng. Tácdăng đang nằm trong tay những kẻ có kinh nghiệm ăn thịt người. Chúng đang nuốt nước miếng và nhìn chàng như nhìn 1 trái hồng ngâm. Trong cơn đau đớn, chàng chỉ ước có 1 gã da đen nào đó lỡ tay đâm thật sâu cho chàng chết ngay để thoát khỏi sự hành hạ này.
Bỗng từ trong rừng sâu vang lên 1 tiếng gầm. Những chiến binh da đen đang say sưa nhảy múa giật mình đứng sững lại. Tất cả im lặng lắng nghe. Chợt Tácdăng hét lên 1 tiếng đáp lại tiếng gầm. Tiếng thét của chàng rất chói tai ghê rợn nhưng tất giống tiếng gầm trong rừng sâu. Những người da đen há mồm nhìn chàng, sữn sờ đứng im như lũ phỗng. Nhưng tên thủ lĩnh đá khoát tay ra lệnh đàn phỗng lại cựa quậy. Những tiếng lưng trần lại lắc lư và hang loạt cây lao lại rung lên theo nhịp gõ bỗng 1 tiếng thét hoảng loạn vang lên. Đấm người thổ dân giương tròn mắt. Như 1 ngọn đuốc vàng khổng lồ con báo Seta đã hiện ra, nhe răng gầm gừ bên hông ông chủ của nó.
Những người da đen và cả những tên da trắng cùng đứng lặng nhìn hàm răng nhọn của con báo khổng lồ. Chuyện gì sẽ xảy ra. Vì sao lại có chuyện này? Không 1 ai hiểu nổi, chỉ có kẻ bị trói ở chân cột là nhếch môi cười.

Người bồi bếp thụy điển
Trong buồng giam của con tàu, Gian Potơrôva trông thấy 1 tốp thủy thủ áp giải chồng mình lên 1 hòn đảo um tùm cây cối. Ngay sau đó tàu KinXây lại tiếp tục cuộc hành trình. Rồi suốt 1 tuần lễ liền Gian Potơrôva vẫn bị giam trong phòng kín. Người duy nhất mà cô được gặp gỡ là Anđécxen – 1 người đầu bếp phục vụ trên tàu. Cũng vẫn như buổi đầu gặp mặt Anđécxen sống lặng lẽ như 1 người câm.. “ Gió lớn sớm nổi gió” – Đó là câu duy nhất mà Anđécxen trả lời tất cả những câu hỏi của Gian Potơrôva. Hình như anh chàng người Thụy Điển này chỉ biết vài từ tiếng Anh thế thôi. Gian Potơrôva chán nản. Cô quyết định không hỏi gì anh ta nữa. Tất nhiên mỗi lần anh ta đem đồ ăn thức uống vào phòng, bao giờ cô cũng đón tiếp bằng nụ cười niềm nở và ko quên cảm ơn anh ta 1 cách chu đáo.
Sau khi Tácdăng bị ném lên bờ đảo 3 ngày, tàu KinXây đến thả neo ở 1 dòng sông lớn. Rôcốp bước vào phòng giam Gian Potơrôva.
- Chúng ta đã đến nơi rồi, cô bạn quý mến! - Rôcốp cất tiếng nói với nụ cười nịnh bợ - Tôi đến thăm cô và đem đến cho cô cuộc sống tự do, an toàn và tất cả những gì cần thiết. Sự đau khổ của cô làm trái tim tôi day dứt. Tôi cảm thông với cô tới từng chân tơ kẻ tóc và thực long muốn chia sẻ với cô. Chồng cô là một con thú hoang dại. Điều đó thì cô biết quá rõ. Bởi vì cô đã gặp hắn gần như trần truồng trong rừng sâu, trông thấy hắn nô giỡn với những con khỉ mà vốn là anh chị em với hắn. Còn tôi thì… cô cứ nghĩ mà xem! Dù sao tôi cũng là một người lịch sự, có văn hóa. Điều này không chỉ vì dòng giống mà còn vì học vấn, vì tất cả những gì tạo thành một người đàn ông thực thụ. Tôi xin… đặt dưới chân cô tình yêu của tôi – tình yêu của một người văn minh. Đấy là thứ tình yêu chân chính mà chắc chắn cô không thể tìm thấy trong cộng đồng loài khỉ. Tiếc rằng cô đã lấy chồng một cách vội vã. Âu cũng là một quyết định nông nổi của một thời thiếu nữ ngây thơ. Tôi yêu cô, Gian ạ! Cô hãy cho tôi một lời thôi, chỉ một cái gật đầu thôi, cô sẽ không phải lo lắng gì nữa và sẽ nhận trở lại đứa con trai của mình.
Lúc này bên ngoài cửa phòng Anđécxen vẫn đứng với chiếc khay đựng đồ ăn trưa mà anh ta phải mang vào theo giờ thường lệ. Anh ta nghển cái cổ cò, đầy gân xanh lên cao, lim dim mắt, dỏng tai lắng nghe tiếng thì thào vọng ra. Bộ ria vàng lâu nay không cạo của anh ta hình như đang mọc dài ra, bò hẳn xuống khóe mép.
Trong phòng, Rôcốp đã nói xong, đứng chờ Potơrôva trả lời. Vầng trán mịn màng, trong sáng của Potơrôva nhíu lại, sắc mặt cô chuyển động theo những lời có cánh của Rôcốp. Khuôn mặt ấy thoạt đầu biểu lộ sự ngac nhiên rồi chuyển sang khinh bỉ.
-Tôi không quá ngạc nhiên đâu ông Rôcốp ạ! – Potơrôva lên tiếng đáp – Ông dung bạo lực để buộc tôi phải hạ mình. Điều đó có gì là khó hiểu. Nhưng chả lẽ ông lại ngây thơ đến thế. Hãy nhớ rằng: Tôi – người vợ của Tácdăng Giôn Clâytơn sẽ không bao giờ vì sợ chết mà quỳ xuống trước bất cứ kẻ nào. Tôi đã biết ông khá rõ và coi ông không là một cái gì hết cả. Nếu có điều gì làm tôi ngạc nhiên là vì tôi không nghĩ rằng trong bất kỳ chuyện gì ông cũng hành động như một thằng ngu.
Nghe Potơrôva trả lời, Rôcốp đỏ bừng mặt. Đôi mắt hắn như lồi ra ngoài. Hắn bước sấn tới sát mặt cô gái.
- Được rồi, để xem ai ngốc hơn ai- Rôcốp nói như nhai từng tiếng một – lòng kiêu căng của cô sẽ phải trả giá. Cô phải trả và con cô cũng phải trả. Thề có thánh Pie chứng giám! Tôi sẽ đạt được tất cả những gì mà tôi muốn. Chuyện thằng nhóc của cô thì tôi đã có tính toán cả rồi. Tôi sẽ làm điều đó trước mắt cô. Khi đó, đừng có ân hận là đã trót xúc phạm Nicole Rôcốp!
Potơrôva quay lưng lại một cách khinh bỉ. Cô nói vọng về sau:
- Tôi không ngờ ông lại táng tận lương tâm đến thế. Đừng có đe dọa và gây tội ác để bắt tôi khuất phục! Về đứa con trai của tôi thì … tôi chưa biết có chuyện gì xảy ra với nó nhưng tôi tin rằng khi nó lớn lên, nó sẽ không hề do dự lấy tính mạng mình ra để bảo vệ người mẹ của mình. Mặc dù tôi yêu thương nó nhưng tôi không muốn đổi lấy sự sống của nó bằng sự nhượng bộ hèn hạ. Nếu như nó sống và biết điều đó nó có thể nguyền rủa tôi, tôi vẫn cứ làm.
Rôcốp tức đến nghẹn cổ. Hắn vẫn không làm chuyển lòng cô gái. Hắn căm thù cô, rất muốn giết cô. Nhưng hắn lại nghĩ rằng chỉ có bắt cô hạ gối bảo vệ sự sống của con mình thì lòng hắn mới hả hê. Ước mơ của hắn là tới một ngày nào đó Potơrôva sẽ trở thành vợ hắn hoặc ít nhất hắn có thể sánh vai cùng nữ huân tước Grâyxtâu trên các quảng trường Luân Đôn như một cặp tình nhân đắm đuối.
Hắn bước tới trước mặt Potơrôva. Khuôn mặt hắn đỏ lựng lên như 1 con gà chọi say máu. Đột nhiên hắn nhảy xổ vào cô, dùng tay bóp cổ, cố gắng vật cô lên giường. Đến lúc đó cửa phòng bật mở. Rôcốp nhìn thấy người đầu bếp bước vào như 1 kẻ vô tình, người đầu bếp lẳng lặng trải bàn ăn.
Gã người Nga tức rống lên:
- Thế nghĩa là thế nào? Bất lịch sự! Tại sao mày vào phòng mà ko gõ cửa xin phép? Mày cả gan đến thế à? Cút ra!
Người đầu bếp chớp chớp đôi mắt xanh nhưng trên môi vẫn chưa kịp tắt nụ cười – gió lớn sớm nổi gió – người Thụy Điển lẩm bẩm rồi lại tiếp tục sắp xếp các đĩa thức ăn.
- Mày khôn hồn thì cút ngay! Hay mày thích để tao tự tay ném mày ra khỏi phòng? – Rôcốp vung tay lên dọa giẫm.
Anđécxen vẫn ko chịu dập tắt nụ cười trên môi. Nhưng đáp lại lời hăm dọa của Rôcốp Anđécxen lẳng lặng rút 1 con dao nấu bếp rất nhọn ra khỏi bao rồi chùi chùi vào tạp dề. Rôcốp nhìn con dao rồi nín bặt. Lát sau, hắn quay sang Potơrôva:
- Tôi để cô có thời gian suy nghĩ đến ngày mai – Rôcốp nói – Cô hãy cân nhắc để trả lời lại với tôi lần cuối cùng. Tất cả thủy thủ lẫn hành khách rồi sẽ lên bờ. Trên tàu KinXây chỉ còn lại 4 người: Cô, con cô, Páplôvích và tôi. Số phận 2 mẹ con cô hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định ngày mai của chính cô.
Những câu đó Rôcốp nói bằng tiếng Pháp để người đầu bếp không hiểu được. Nói xong Rôcốp bước ra khỏi phòng. Vừa đi hắn vừa ngoái lại nhìn cầm chừng cái kẻ vừa phá đám hắn.
Chờ cho Rôcốp đi khỏi người Thụy Điển quay sang phía nữ huân tước. Cái bộ dạng thật thà, vô tư trên khuôn mặt người đầu bếp đã biến mất thay vào đó là nụ cười trông rất ranh mãnh.
- Mình điên mất rồi! – Người đầu bếp lẩm bẩm – Mình điên hay sao mà tự dưng đi bảo vệ 1 bà người Pháp?
Potơrôva nhìn người đầu bếp với đôi mắt kinh ngạc:
- Thế ra ông hiểu tất cả những gì hắn nói?
Người Thụy Điển cười xòa:
- Để nó khỏi….
- Ông đứng bên ngoài nghe và biết tất cả những gì đã xảy ra ở đây. Sau đó ông bước vào để giúp tôi…. Phải không?
- Bao giờ cô cũng đối tốt với tôi, - Người Thụy Điển giải thích – Còn chúng nó thì tất cả đều xử sự với tôi như lũ chó ấy. Tôi giúp cô madam huân tước! Nhưng bây giờ cô phải chờ đợi tới khi nào có cơ hội. Tôi mong đến bờ biển phía tây…
- Nhưng ông muốn giúp tôi như thế nào, thưa ngài công dân Thụy Điển? – Potơrôva hỏi – giúp làm sao được khi mà tất cả đều chống lại ông?
- Gió lớn sớm nổi gió, - người Thụy Điển trả lời rồi bước ra khỏi căn phòng
Nhìn theo Anđécxen Potơrôva rất phân vân. Mặc dù cô chưa tin được lời hứa của Anđécxen nhưng lòng cô vẫn dạt dào 1 tình cảm biết ơn. Chưa biết rồi người đầu bếp này có giúp cô được không, nhưng ít nhất anh ta cũng làm cho cô yên tâm rằng: Trên con tàu này sống giữa bọn người lòng lang dạ sói, cô vẫn còn có 1 người bạn. Điều đó là nỗi day dứt, đau đớn trong cô được xoa dịu, lòng cô vơi đi 1 chút đau buồn. Những ngày tháng đen tối vừa qua hình như đã bắt đầu kết thúc. Người đầu bếp to lớn và kì quặc nọ đã thắp lên trong cô chút ánh sáng của hy vọng.
Trong suốt ngày hôm đó Rôcốp không vác mặt tới phòng giam. Tới tối như thường lệ người đầu bếp lại mang thức ăn vào cho Potơrôva. Người mẹ trẻ xinh đẹp trong phòng lại khơi chuyện để tìm hiểu xem kế hoạch của anh ta cụ thể là thế nào. Nhưng cũng giống như những lần trước, câu trả lời duy nhất của anh ta vẫn là mấy lời dự báo thời tiết nghe rất ngô nghê. Trả lời xong anh ta lại trở về trạng thái câm lặng tuyệt đối. Mãi tới khi chuẩn bị ra cửa với đống bát đĩa thu dọn trên tay, anh ta mới ghé vào tai Potơrôva thì thầm mấy câu ngắn ngủi:
- Hãy ăn mặc, gói ghém cẩn thận. Tôi sẽ đến sớm. Nói xong anh ta thản nhiên bước ra khỏi phòng.
Potơrôva chạy theo, chộp lấy vai anh ta:
- Thế còn con tôi? – Cô gái hoảng hốt kêu lên – Tôi ko thể rời khỏi nơi này mà ko có con tôi trong tay.
- Cô làm y như tôi đã nói! – Anđécxencau mặt trả lời – tôi giúp cô. Đừng có hỏi thêm 1 câu ngốc nghếch nào nữa!
Anđécxen vừa đi khỏi, Potơrôva đập đầu vào chiếc gối thổn thức. Những câu nói của người đầu bếp Thụy Điển đã làm cô rối trí. Liệu có thể tin cậy được anh ta hay không? Khi phó thác hoàn toàn số phận của mình vào đôi tay người đầu bếp này tình thế của cô có tồi tệ hơn không? Có lẽ là không. Một khi còn nằm trong tay con quỷ mặt người Rôcốp thì bất kì người đàn bà chân yếu tay mềm nào cũng cảm thấy cuộc đời biến thành địa ngục. Ở trong tình thế ấy, người ta sẽ không còn thấy có điều bất hạnh nào khủng khiếp hơn thế nữa.
Trong thâm tâm, Potơrôva thề rằng sẽ không bao giờ ra khỏi tàu Kin Xây một khi chưa giành lại được đứa con. Nhưng vì hy vọng tới những điều may mắn, cô vẫn thu vén mấy thứ đồ dung cần thiết rồi ngồi hàng giờ liền, lắng tai nghe ngóng chờ đợi Anđécxen.
Khoảng nửa đêm, có 1 tiếng động nho nhỏ ở ổ khóa cửa. như một chiếc lò xo, Potơrôva bật dậy, lao ra cửa. Cửa phòng giam đã mở sẵn. Ngoài bậc cửa hiện ra thân hình to lớn của người đầu bếp Thụy Điển. Anh ta đứng, một tay ôm một cái bọc cuộn tròn, tay kia đưa lên miệng ra hiệu cho Potơrôva không được gây tiếng động. Khi cô gái tiến lại gần anh ta nói nho nhỏ:
- Cô ôm lấy nó. Đừng để nó khóc. Đó là con của cô
Potơrôva vội vàng đón lấy đứa bé từ tay người đầu bếp rồi xiết nhẹ vào ngực mình. Hai mắt cô nhòa đi vì nước mắt cứ ứa ra. Hơi ấm của đứa trẻ khiến cô rùng mình. Đứng không vững nữa.
- Thế là đi được rồi, - Anđécxen ra lệnh – không còn thời gian nữa.
Nói xong Anđécxen giành lấy bó chăn của Potơrôva rồi cả hai rời khỏi căn phòng. Anđécxen dẫn Potơrôva tới một chiếc thang dây. Trong lúc Potơrôva tụt xuống chiếc thuyền, anh ta giữ đứa bé trong tay. Sau khi chặt đứt sợi dây buộc thuyền, anh ta nhanh nhẹn ngồi vào giữa hai mái chèo rồi thận trọng vượt qua, không gây ra một tiếng róc rách. Chiếc thuyền tiến thẳng về hướng cửa sông Ugam. Anđécxen chèo rất kiên quyết, có vẻ như rất thuộc đường sông nước. Khi mặt trăng hé ra sau những lớp mây dày u ám, hai người đã thấy con thuyền của mình đang tiến gần một lạch sông ăn thông ra biển. Anđécxen lái thuyền vào thẳng một dòng chảy hẹp, không hề khó khăn, do dự.
Potơrôva lấy làm lạ, không hiểu vì sao Anđécxen lại thuộc đường đến thế. Thật ra, cô không biết là người đầu bếp Thụy Điển đã qua lại lối này nhiều lần để mua thực phẩm của người bản xứ. Và chính chuyến đi đó đã gợi cho anh ta ý định bỏ trốn.
Mặc dù lúc này trăng đã rất tròn, mặt nước sông vẫn tối sầm. Dọc bờ sông cây cối um tùm, đen đặc. Những thân cây ven bờ như những nhân vật khổng lồ trong cổ tích ngã cánh tay dài vạm vỡ xuống tận chiếc thuyền con. Thỉnh thoảng Potơrôva trông thấy mặt trăng tròn. Nhưng cô chưa kịp ngắm trăng, con thuyền đã lại luồn vào bóng cây. Mùi đất ẩm, mùi rêu phong, mùi gỗ mục xen lẫn với hương thơm phảng phất của loài hoa dây leo nhiệt đới – tất cả tạo thành thứ mùi hương nặng nề xa vắng, rất dễ làm người ta mệt mỏi. Con thuyền như trôi đi trong mê cung.
Đi sâu vào lạch sông chưa được bao xa, trên mặt nước đã bắt đầu xuất hiện những chiêc mũi cá sấu nhấp nhô. Mặc dù Anđécxen rất nhẹ tay chèo chống đám thợ lặn háu đói ấy vẫn tỉnh giấc, hào hứng bám theo lườn thuyền, thỉnh thoảng lại nổi cáu đớp mạnh vào mái chèo. Một đôi lần, Potơrôva còn trông thấy mấy cặp hà mã từ bờ cát ục ịch sánh vai nhau trở lại lòng sông.. Những cặp tình nhân khổng lồ này đi dạo đêm rất lặng lẽ, hình như chúng muốn nhường lời cho hổ báo và những loài chim ăn thịt đang than vãn, gầm gào trong lòng rừng sâu.
Giữa những âm thanh đầy đe dọa của rừng già, Potơrôva vẫn ngồi tựa mạn thuyền, ôm chặt đứa con vào ngực. Cô có cảm giác chưa bao giờ được hạnh phúc như lúc này. Không cần biết là mình đang đi đâu, cái gì sẽ xảy ra sắp tới, cô chỉ biết có một điều duy nhất là đang có con trong tay. Không thể kiên nhẫn chờ tới lúc mây tan, trăng sáng, thỉnh thoảng cô lại ghé sát mắt vào đứa con, cố gắng chọc thủng bóng tối để nhận ra những đường nét đáng yêu trên mặt con mình.
Trời đang ngả về sáng. Anđécxen ghé thuyền vào bờ. Ngay trên bờ đã xuất hiện một khoảng rừng thưa. Nhìn xa xa dưới ánh trăng mờ có thể thấy nhấp nhô những túp lều được vây bọc bằng hàng rào cây gai. Người đầu bếp Thụy Điển cất tiếng gọi. một lúc sau mặc dù phía trong làng vọng ra lời đáp lại nho nhỏ, Potơrôva vẫn không thấy có ai bước ra khỏi hàng rào. Hình như tất cả tiếng động trong đêm đều làm dân làng hoảng sợ. Sau khi giúp hai mẹ con lên bờ, Anđécxen buộc thuyền vào một bụi gai ven sông rồi ôm bọc chăn, dẫn Potơrôva tới gần hàng rào. Một người đàn bà bước ra đón hai người vào trong. Đó là người vợ của viên thủ lĩnh – người mà Anđécxen đã trả tiền để ông ta giúp chạy trốn. Người vợ viên thủ lĩnh giành chỗ cho hai người ngủ trong lều của mình, nhưng Anđécxen nói rằng anh ta thích ngủ ngoài lều. Người đàn bà không nài ép một lời lẳng lặng trở về giường ngủ.
Bằng một thứ tiếng Anh ấp úng, lắp bắp, Anđécxen giải thích cho Potơrôva biết rằng chỗ nằm của thổ dân nơi đây rất ẩm thấp và nhiều côn trùng, sau đó Anđécxen rải chăn đệm lên một khoảng đất khô ráo, ghé lưng xuống ngủ luôn. Loay hoay một lúc, Potơrôva cũng sửa soạn được một chỗ nằm tiện lợi. Cô ôm đứa con sát vào lòng rồi nhắm mắt. Chỉ một lát sau tiếng thở của cô vang lên đều đặn. Chẳng có thứ thuốc ngủ nào hiệu nghiệm bằng sự mệt mỏi và kiệt sức.
Khi Potơrôva thức dậy, trời đã sang từ lâu. Xung quanh chỗ cô nằm có mấy người thổ dân đang tụ tập, nhìn ngắm cô một cách tò mò. Phần lớn họ là đàn ông. Diều đó cũng dễ hiểu bởi vì các bộ lạc da đen, đàn bà ít tò mò hơn đàn ông. Nhất là khi trước mắt họ lúc này lại là một người đàn bà da trắng. Bằng một thứ bản năng làm mẹ, Potơrôva vội vã ôm xiết đứa con vào ngực. Nhưng chỉ vài giây sau cô hiểu rằng những người da đen hoàn toàn không có ý định làm hại đứa trẻ. Ngược lại, một người đàn bà gần đó còn bước lại, đưa cho cô một bình sữa. Chiếc bình sữa đó làm bằng vỏ quả bí khô. Xung quanh thành bình nham nhở những vệt dao và màu hun khói. Miệng chiếc bình rất bẩn, nhưng cử chỉ nhân hậu và mến khách của người đàn bà da đen làm cho Potơrôva rất cảm động. Khuôn mặt cô chợt bừng lên một nụ cười tươi tắn – cái nụ cười mà một thời đã làm cánh đàn ông vùng Bantimo mê hồn.
Potơrôva vội vã cầm lấy bình sữa để khỏi làm người đàn bà thổ dân phật ý. Cô nâng bình sữa lên môi nhưng thật rầy rà! Thứ đồ uống ấy có mùi rất khó chịu. Cô nhịn thở, cố gắng uống một ngụm nhưng cổ họng cô nhất định không chịu, cô bắt đầu nôn thốc nôn tháo. Rất may là ngay lập tức đã có Anđécxen kịp thời ứng phó. Anh ta chộp lấy bình trong tay Potơrôva, uống liên tục mấy ngụm sau khi chùi mép một cách ngon lành, anh ta trả chiếc bình cho người đàn bà, kèm theo một nhúm hạt cườm màu xanh long lánh.
Mặt trời đã lên cao. Đứa bé trong bọc vẫn còn ngủ say. Potơrôva vẫn kiềm chế hạnh phúc. Sợ con mình chói nắng và tỉnh giấc, cô không lật chiếc mạng ra để nhìn ngắm nó.
Theo lệnh đám người làng giải tán để viên thủ lĩnh bàn bạc với Anđécxen. Dân làng vừa bỏ đi, Anđécxen đã cất tiếng nói. Anh ta nói với thủ lĩnh bằng thứ tiếng của chính thổ dân nơi này.
Potơrôva lấy làm lạ. Thật không thể nào hiểu nổi người đàn ông Thụy Điển này nữa! Thoạt đầu cô vẫn nghĩ rằng Anđécxen là một người tốt bụng và ngốc nghếch. Nhưng chỉ sau một ngày cô đã phải thay đổi cách nhìn đối với anh ta. Anh ta sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc vùng bờ biển Tây Phi khá thành thục, lưu loát. Trước kia anh ta tỏ ralà một người dửng dưng, vô cảm trước mọi chuyện. Nhưng bây giờ thì hoàn toàn ngược lại. Vậy cô có thể tin rằng anh ta giúp cô thuần túy chỉ vì lòng tốt hay không?
Tới lúc này cô mới để ý kĩ khuôn mặt người đầu bếp này rất khó coi. Đôi mắt lại có vẽ lấm lét, gian xảo. Lòng Potơrôva rối lên vì nghi ngờ. Liệu phía sau tất cả những hành động giúp đỡ cô một cách táo bạo, nhiệt tình, còn có một duyên cớ nào khác? Trong cái cơ thể to lớn, thô kệch này liệu có thể ẩn chứa một trái tim cao thượng?
Potơrôva hết băn khoăn về người vệ sĩ đáng ngờ của mình rồi lại băn khoăn xem có nên mở chiếc mạng che mặt bé Giếch hay không. Vừa lúc đó, từ chiếc bọc vang lên một hơi thở yếu ớt. Đứa trẻ đã tỉnh giấc. Bây giờ Potơrôva có thể chơi đùa với nó. Cô vội vã lật chiếc mạng che mặt, và cũng ngay lúc đó cô cảm thấy người đàn ông Thụy Điển đang chăm chú theo dõi thái độ của cô. Vừa lật xong chiếc mạng, cô ngã khuỵu đầu gối xuống đất. Vẫn ôm gọn đứa trẻ trong tay, cô trợn tròn mắt nhìn gã đàn ông Thụy Điển rồi thét lên một tiếng, ngã lăn ra bất tỉnh.