CHƯƠNG 12

    
rước sự nguy khốn của thành Đông Quan, vào tháng 10 năm 1426, tướng Vương Thông nhận lệnh Minh triều đã kéo mấy vạn quân ào ạt tiến vào nước ta. Vương Thông chính thức thay Trần Trí làm Tổng binh, Mã Anh giữ chức Tham tướng và Bộ binh Thượng thư, Trần Hiệp giữ chức Tham tán quân sự.
Ta đã nghiên cứu rất kỹ để tìm hiểu về con người của Vương Thông. Hắn vốn được hưởng tập ấm của cha là Vương Chân, nguyên Đô đốc thiêm sự, chết trận nên được phong tước Sơn thành hầu, sau đó là Thái tử Thái bảo. Khi được vua Minh cử sang tiếp viện cho giặc Minh ở nước Nam vào năm 1426, Vương Thông là Chinh di tướng quân, Thái tử Thái bảo Sơn thành hầu. Khi vào thành Đông Quan, Vương Thông còn là Tổng binh thống lĩnh toàn bộ quân đội Minh ở nước ta. Xuất thân là một võ tướng binh biền, nhưng ít am hiểu trận mạc vì chưa từng qua chinh chiến, thế nhưng y lại là con người rất kiêu ngạo. Vào nước ta một cách dễ dàng, sau một thời gian ngắn nghiên cứu tình hình, lập tức Vương Thông cho tiến hành phản công ngay. Hắn mộng tưởng rằng sẽ quét sạch nghĩa quân Lam Sơn bằng mấy cánh quân tiến đánh vào Thanh Hóa và Lam Sơn. Tuy nhiên tại trận Cổ Lãm, các tướng Lam Sơn Phạm Văn xảo, Lý Triện đã đánh bại các cánh quân của Lý An, Phương Chính. Thất bại này đã làm cho Vương Thông giật mình kinh sợ. Tại bến đò Cổ Sở, sau đó là căn cứ Ninh Kiều, Tốt Động, đã diễn ra những trận đánh ác liệt khác giữa quân ta và quân Minh. Kết quả quân ta đã chém chết tướng Minh Trần Hiệp, Lý Lượng, giết hơn năm vạn tên giặc, bắt sống hơn vạn tên.
Tên võ tướng huênh hoang kiêu ngạo kia giờ đây co đuôi khiếp đảm, thu thập tàn binh chạy về thành Đông Quan cố thủ. Bao nhiêu nhuệ khí, lời tuyên bố huênh hoang ngày nào của hắn đã theo gió bay mất. Tên tướng này lộ rõ sự hèn hạ của một kẻ bại trận.
Trong thời gian này, Đại vương và ta đã dời điểm đóng quân từ Lỗi Giang về sát Đông Quan, chúng ta liên tục tổ chức công phá thành. Ngoài ra là tiếp tục tiến quân giải phóng gần như tất cả các châu, phủ. Đây là thời gian ta bận bịu nhất vì chính trong lúc này kế sách tâm công của ta phát huy tác dụng tối đa. Trước đó Đại vương cho vời ta đến và nói: "Nguyễn Trãi, Bình Ngô sách của ông chủ yếu là kế sách về tâm công. Nay ta nhận thấy thời cơ để phát huy kế sách này đã đến. Ông phải vận dụng nó tối đa." Đại vương thở dài: "Mọi con dân nước Nam này đều là con cái của ta. Làm sao tránh được tổn thất, thương vong cho từng người một là tốt nhất. Do vậy chiêu được kẻ địch đầu hàng càng nhiều càng tốt. Ông hãy hiểu ý ta." Ta nghe những lời nói ấy mà trong lòng xiết bao cảm động. Tấm lòng của Đại vương thật bao la rộng lớn.
Đại vương thống nhất với ta về các kế sách chiêu dụ quân địch. Các thành Khâu Ôn, Điêu Diêu... lần lượt đầu hàng. Những điều này làm cho Đại vương rất hài lòng và khen ngợi ta giữa ba quân.
Thành Đông Quan giờ đây như một ốc đảo chơ vơ giữa bốn bề biển nước nghìn trùng.
Trong tình thế hấp hối, tuy nhiên Vương Thông vẫn ngoan cố chưa chịu đầu hàng. Vương Thông đã cho bắn tin ra rằng chỉ chịu giao tiếp giảng hòa với nhà Trần, không chấp nhận Đại vương. Đây là một âm mưu thâm độc, chúng muốn phủ nhận thế đứng dựng cờ khởi nghĩa của Bình Định Đại vương và vẫn muốn tiếp tục sử dụng con bài Trần Thiêm Bình cũng như các con cháu nhà Trần khác. Tuy nhiên việc này ta đã lường trước, và chuẩn bị sẵn kế sách đối phó.
Hôm đó ta đang ngồi thảo chiếu hịch cho Đại vương thì nhận lệnh triệu vào gặp Đại vương gấp. Vẻ mặt của người lính gặp ta có vẻ hớt hải làm ta lo lắng vì không rõ chuyện gì. Kiệu lập tức đưa ta đến hành dinh của Đại vương. Từ xa, ta đã thấy các võ tướng đang đứng túm tụm, xì xào, thái độ mọi người nhớn nhác. Và tất cả reo lên khi thấy ta đến.
Đại tướng Lam Sơn Nguyễn Xí, tướng trẻ hầu cận của Đại vương chạy ra đón ta trước. Nguyễn Xí gạt mọi người ra và kéo ta vào một góc rồi thì thầm.
- Nguyễn tiên sinh, Đại vương đang nổi giận lôi đình.
- Đại vương nổi giận vì chn gì? - Ta kinh ngạc hỏi.
- Tôi không biết, quan Thừa chỉ vào trong đó xem sao. Nghe nói Vương Thông có cho người đem đến cho Đại vương một phong thư. Không rõ hắn nói gì trong đó mà Đại vương xem xong thì nổi giận, quát tháo ầm ĩ.
Ta gật đầu và e dè bước vào phòng của Đại vương. Quả thật đúng là Đại vương đang nổi giận, cứ nhìn mấy cây đèn và giá đao bị gạt đổ là biết. Đại vương đang đứng chống nạnh, mắt nhìn ra cửa sổ, trong phòng lặng ngắt.
Ta ngập ngừng đánh tiếng. Đại vương quay lại nhìn, không nói gì và cầm một tờ giấy đưa cho ta. Ta đón lấy và đọc lướt qua. Đây là một lá thư của Vương Thông viết cho Đại vương, lời lẽ khá xấc xược và hắn tiếp tục cho biết rằng sẽ đồng ý giảng hòa, nhưng chỉ với nhà Trần mà thôi.
Dường như có người để thổ lộ tâm sự, Đại vương nói ngay:
- Lê Lợi này mất gần hai mươi năm dựng cờ khởi nghĩa để cứu cả giang san ra khỏi tay quân Minh. Há ta không đáng làm chúa thiên hạ hay sao? - Đại vương cười gằn - Tại sao cứ phải là con cháu nhà Trần mà không phải là nhà Lê?
- Thưa Đại vương, - Ta thận trọng lên tiếng - thần nghĩ đây chẳng qua là kế khích tướng của Vương Thông mà thôi.
- Vậy thì khanh hãy thảo một lá thư trả lời hắn đi, cho tên Vương Thông kia biết, nếu nó cứ tiếp tục như vậy thì thì ta sẽ cho quân làm cỏ thành Đông Quan ngay lập tức.
- Thưa Đại vương, thần nghĩ lúc này làm như vậy chưa có lợi.
- Tại sao? - Đại vương gần như quát lên làm cho ta giật thót người nhưng vẫn trấn tĩnh để nói.
- Đại vương cũng biết, tuy ta đã vây Đông Quan, nhưng vẫn còn một số thành khác chưa chiếm được. Thế giặc Minh thực ra vẫn còn mạnh, chưa kể theo tin báo về cho biết hình như Minh triều đang tính đưa viện binh. Đông Quan là thành lớn, được xây dựng vững chắc. Nếu công thành lúc này chắc cả tháng cũng hẳn chưa xong mà thương vong sẽ rất nhiều, trong khi chúng ta cần dưỡng binh để chuẩn bị đón bọn giặc Minh sắp kéo qua. Chuyện Vương Thông muốn giảng hòa với nhà Trần theo thần nghĩ chỉ là chuyện nhỏ.
- Hừ... m...
- Nhà Trần dù sao cũng đã có mấy trăm năm cai trị thiên hạ, ơn đức rải đầy trong muôn phương. Nay thời thế suy vong, họ không còn nữa và Đại vương lên thay thế là đúng ý trời và lòng người. Tuy nhiên thần nghĩ người dân nước Nam này hẳn cũng chưa quên những công lao to lớn của nhà Trần, dù họ hiểu rằng bây giờ Đại vương mới là chúa nước Nam. Việc Vương Thông làm vậy chẳng qua là khích tướng Đại vương và muốn kéo dài thời gian để chờ viện binh mà thôi. Thực tế từ năm 1406, Hồ Quý Ly đã giết chết Trần Thiêm Bình rồi. Như vậy rõ ràng con bài Trần Thiêm Bình mà chúng dựng lên đã thối ngay từ ngày đầu. Thế nhưng bọn chúng vẫn rêu rao với thiên hạ là sang đây để phò Trần diệt Hồ, và nay dường cùng lại muốn giở lại trò cũ. Thần nghĩ tại sao ta không tương kế tựu kế để vạch mặt bọn chúng?
Bình Đinh Đại vương dường như đã bình lĩnh và bỏ lại ghế ngồi. Đại vương nhìn ta lim dim.
- Vậy theo khanh ta phải làm sao?
-eo thần chúng ta hãy cứ dựng lên một "vua" Trần để đáp trả yêu cầu của Vương Thông. Và nhân đây vạch mặt luôn trò bịp bợm về tên "vua" bán nước Trần Thiêm Bình trước kia của quân Minh.
Đại vương im lặng.
- Thiên hạ này trong tay Đại vương, tất cả mọi người đều đồng lòng đi theo Đại vương. Chuyện này chỉ là chuyện thời cuộc, chỉ cần Đại vương chịu nhún mình một chút. Sau này đuổi hết quân giặc thì Đại vương đăng quang là điều đương nhiên, con cháu nào của nhà Trần dám đứng ra để tranh giành hay đòi hỏi điều gì.
- Khanh nói hợp ý ta lắm. - Đại vương gật gù và hỏi - Phải chăng đây cũng là lao tâm khổ tứ bấy lâu nay của khanh khi cho người về châu Ngọc Ma?
Ta giật mình khi nghe Đại vương hỏi vậy, quả thật không việc gì qua khỏi mắt Đại vương.
Ta vội vã quỳ xuống.
- Thần xin nhận trách phạt vì chưa thưa báo với Đại vương, cũng vì việc chưa xong. Thực ra chuyên này thần đã nghĩ đến từ năm 1425, sau khi Minh Nhân Tông chết và Minh Tuyên Tông lên ngôi. Thần đã nghe bọn khách phương Bắc nói là Tuyên Tông có cho mời hai đại thần Dương Sĩ Kỳ và Dương Vinh đến điện Văn Hoa để bàn chuyện. Minh Tuyên Tông lúc đó đã bàn với hai đại thần của mình về một kế hoạch rút lui quân ra khỏi nước Nam ta và để khỏi mất thể diện, chúng dưa ra kế sách tìm và lập con cháu nhà Trần làm "phiên thần". Minh Tuyên Tông có cho biết, về cuối đời, Minh Nhân Tông cũng đã cảm thấy sự thất bại của quân Minh ở nước Nam ta là điều không tránh khỏi nên đã nói điều này với Tuyên
Tông. Thần đã dự cảm thấy điều nàyảy ra, nên từ đó luôn cho người âm thầm tìm con cháu nhà Trần để chuẩn bị sẵn, nếu lúc Minh triều yêu cầu là lập tức đưa ra ngay.
Bình Định Đại vương nhìn ta dò xét khá lâu và hỏi tiếp.
- Thế nay khanh đã tìm thấy chưa?
- Con cháu nhà Trần ở rải rác còn khá nhiều nơi, nhưng nhánh chính thất thì lại không còn. Đến tận cách dây mấy ngày thần mới nhận được tin báo là đã tìm thấy họ, ở châu Ngọc Ma.
- Ai?
- Thưa, một kẻ có tên là Trần Cảo vẫn thường tự xưng là cháu ba đời của vua Trần Nghệ Tông. Bấy lâu nay hắn ta trốn tránh ở nhà người quen tên là Cầm Quý ở Ngọc Ma. Tuy nhiên xét kỹ thần hơi lưỡng lự.
-...
- Thần đã suy tính kỹ, hắn ta xưng danh là Trần Cảo nhưng hình như tên thật vốn là Hồ Ông, con cháu nhà Hồ. Việc xưng họ Trần chẳng qua là mạo danh để có được sự cung phụng của Cầm Quý mà thôi.
- Được! - Đại vương đột ngột gật đầu, quyết định -Khanh hãy cho người đón hắn về đây, chúng ta sẵn sàng cho Trần Cảo lên ngôi vua để đáp ứng các yêu cầu của Minh triều.
- Nhưng nếu hắn không phải là con cháu nhà Trần thật thì sao ạ?
- Ta cần gì thật hay giả. - Đại vương quắc mắt - Mà giả thì càng tốt chứ sao. Nguyễn Trãi, tại sao ông cứ thích phải tìm cho được con cháu nhà Trần thật sự
Ánh mắt của Đại vương làm cho ta sợ và ta cúi đầu im lặng. Hình như nhận thấy mình xử sự hơi quá, Bình Đinh Đại vương bước lại vỗ vai ta thân mật.
- Quan Thừa chỉ, khanh đừng có tâm tư. Trong chuyện này ta phải cảm ơn khanh mới phải. Nếu không có khanh lo chu toàn từ trước, nay Vương Thông bất ngờ đòi như vậy thì ta biết làm sao.
- Dạ.
Vẫy tay ra hiệu cho phép các tướng vào nhà, Bình Định Đại vương cười ha hả.
- Hiểu ta, có lẽ chỉ có Thừa chỉ Nguyễn Trãi mà thôi.
Các tướng ồ lên vui vẻ khi thây Đại vương hết giận. Phía bên kia, tướng Phạm Văn Xảo nhìn ta cười nửa miệng. Ta chợt nhớ cách đây mấy hôm, huynh ấy có đến thăm ta và nói chuyện tâm tình. Ta vẫn nhớ mãi một câu của huynh ấy "Dường như Đại vương rất quý đệ, vì đệ là người hiểu Đại vương nhất, ai cũng thấy rõ điều ấy. Tuy nhiên trong cuộc đời này, hiểu nhau quá, chưa hẳn là điều hay đâu."
Phạm huynh ôi, nhớ lại, không phải một lần mà đã rất nhiều lần huynh nhắc nhở gần xa. Làm gì Nguyễn Trãi này không hiểu ý của Phạm huynh. Nhưng thú thật, nhiều lúc ta đã cố tình quên nó đi huynh ạ, nghĩ thì bận lòng lắm. Trong cuộc đời này biết nhiều quá, nói nhiều quá, vấn đề gì cũng cứ phải rạch ròi cụ thể, đâu có hẳn là hay đâu, đôi lúc ta đành phải giả ngu ngơ vậy, huynh có biết chăng?

*

Tháng 12 năm 1426, Trần Cảo lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thiên Khánh, đóng đô tại núi Không Lộ. Bình Định Đại vương Lê Lợi tạm xưng là Vệ Quốc công, phụ tá cho Trần Cảo. Đại vương sai văn thần Bùi Quốc Hưng làm người giúp việc cho vua, nhưng thực chất là giám sát các hoạt động của vua. Trước đó ta có xin cho ta được làm việc ấy nhưng Đại vương từ chối.
Con bài Trần Cảo phát huy tác dụng ngay, Vương Thông không còn lý do gì để lật lọng nữa. Tháng 1 năm 1427, Vương Thông sai sứ giả Nguyễn Nhậm mang thư sang xin giảng hòa với nghĩa quân. Bình Định Đại vương đọc thư rất hài lòng và nói với ta "Lời ấy thật hợp ý ta. vả lại binh pháp nói rằng: không đánh mà khuất phục được người, đấy là mưu kế hay nhất." Ta là người đại diện thay mặt Đại vương để làm công việc đấu tranh gay go này vớí Vương Thông cho đến khi hắn quy hàng thật sự. Chúng ta tạm thời nới rộng vòng vây và làm biểu xin cầu phong cho Trần Cảo, dồn nhà Minh vào thế bí và đánh bạt ý đồ sử dụng con cháu nhà Trần của Minh triều. Trong thời gian này ta liên tục thảo những bức thư gửi cho Vương Thông và Sơn Thọ để phân tích phải, trái và đánh mạnh vào tâm ý của bọn chúng.
Một con thú bị dồn đến dường cùng nhưng vẫn xảo trá và lật lọng, đó chính là Vương Thông.
Lợi dụng việc quân ta cử người sang nhà Minh dâng biểu cầu phong, Vương Thông đã cho người đi theo, bên ngoài nói là để giúp việc cầu phong thuận lợi, nhưng bên trong thực chất là cầu cứu viện binh của Minh triều. Âm mưu bại lộ và bị chúng ta vạch trần.
Dinh Bồ Đề của Đại vương được đặt ở Phúc Hựu. Dinh cao ngang tháp Báo Thiên, nằm ngay bên cạnh thành Đông Quan, bên kia sông Cái, cạnh hồ Tả Vọng. Ở đ Đại vương thường ngồi tầng trên để quan sát tình hình và tầng dưới ta ngồi để lĩnh chỉ truyền ra ngoài cho quân tướng đánh giặc. Nơi đây chúng ta cũng thường hội họp để bàn việc quân cơ.
Bình Định Đại vương đã chính thức làm công việc của một vị vua, tạm chia đất nước thành bốn đạo gồm: Tây Đạo, Đông Đạo, Bắc Đạo, Nam Đạo và dưới có trấn, lộ. Đứng dầu mỗi đạo có Tổng tri cai quản, đứng đầu các í trấn hay lộ có các Quan sát sứ, Phòng ngự sứ, Tuyên úy sứ, An phủ sứ... Các đạo, trấn, lộ thường được giao cho các tướng Lam Sơn nắm giữ. Một số tướng Lam Sơn được gia phong như Trần Lựu làm Tổng tri Lạng Sơn và An Bang, Lê Văn An làm Tổng tri Quốc Oai, Tam Đài, Quảng Oai. Nguyễn Chích làm Tổng tri Hồng Châu và Tân Hưng, Bùi Ư Đài làm Lễ bộ Thượng thư kiêm Tổng tri Đông Quan..., và ta chính thức là Hàn lâm viện Thừa chỉ tước Triều liệt Đại phu, chức Nhập nội Hành khiển, kiêm Khu mật viện sự và Lại bộ Thượng thư. Công việc của ta từ đối ngoại với quân thù nay đã dần dần được chuyển sang lo nội vụ trong triều đình. Tuy nhiên từ đây ta lại bắt đầu gặp những vất vả trở ngại. Tính ta thẳng thắn, không uy khuất và vì thế trong một số việc đã va chạm với các tướng. Cũng may mắn Đại vương hiểu ta cho nên ngài chấp nhận những ý kiến của ta.
Để thu hút anh hùng hào kiệt các nơi, thừa lệnh Đại vương, ta đã thảo Chiếu khuyên dụ hào kiệt, thống thiết kêu gọi mọi người cùng góp sức người, sức của vào công cuộc đánh giặc Minh cứu nước. Sau khi chiếu ban ra, anh hùng khắp nơi tìm về rất nhiều. Và dù cho còn đang trong chiến tranh nhưng Đại vương vẫn cho tổ chức khoa thi đầu tiên với đầu đề "Hiệu dụ thành Đông Quan" ở dinh Bồ Đề. Mọi người dân hoan hô nồng nhiệt khóa thi này và riêng ta thì rất cảm phục Đại vương. Dù tình thế đang còn trong khó khăn, nhưng Đại vương đã biết chăm lo đến sự nghiệp phát triển của dất nước, của dân mình. Chỉ những con người có hùng tâm, tài trí nhìn xa trông như Đại vương mới có thể nghĩ và làm được những điều ấy. Ngoài ra Đại vương còn tiếp tục cho củng cố và xây dựng bộ máy chính quyền từ trên xuống dưới một cách hoàn chỉnh.

*

Cũng trong thời gian này ta có một chuyện vui.
Mùa xuân năm ấy, trong khi quân ta đang siết vòng vây quanh thành Đông Quan. Ta ở tầng dưới của dinh Bồ Đề, tích cực soạn thảo các văn thư, chiếu lệnh của Đại vương. Thỉnh thoảng những lúc công việc rảnh rang, ta thường hay ăn mặc như một thường dân, lang thang đi dạo dể ngắm người, ngắm cảnh ở trấn Điêu Diêu.
Hôm đó, đang đi dạo, ngang qua chợ, chợt có tiếng rao lảnh lót của một cô gái bán chiếu làm cho ta chú ý. Cô ta có một tiếng rao ngân nga và nghe thật thánh thót như một khúc nhạc vậy. Quả giữa chôn đồng quê lại có một cô gái có giọng nói trong trẻo, thật hiếm hoi.
Ta lững thững đi lại và khi ngang qua thầm liếc nhìn. Khi ánh mắt ta vừa chạm lướt qua nàng, ta sững sờ đến ngây người. Một khuôn mặt bầu bĩnh với đôi mắt bồ câu đen óng, một cái miệng xinh xắn, tươi giòn của tuổi đôi mươi. Thế nhưng không phải vì nàng đẹp mà làm cho ta ngây ngất, bởi vì nhìn thoảng qua, nàng có một nét gì đó giống mẹ của ta quá. Ta và mẹ có ít kỷ niệm, đơn giản vì mẹ qua đời khi ta mới tròn năm tuổi. Vì vậy ký ức về mẹ trong ta chỉ là những hình ảnh nhat nhòa mà thôi. Dù bao năm qua đi, tóc đã hoa râm nhưng trong trái tim ta, mẹ vẫn đẹp long lanh tựa một khôi ngọc, và ta vẫn không ngớt tìm kiếm hình ảnh mẹ. Thú thật, mặc dù giờ đây tuổi đã tứ tuần thế mà lòng ta vẫn khát khao có được một tiếng thưa mẹ êm đề
Thấy ta đứng ngây, cô bán chiếu che miệng cười khúc khích và mời:
- Chiếu tốt đây, mời thầy mua cho em một đôi.
Thốt nhiên ta thấy lòng mình trẻ hẳn lại, và cười, đọc một câu phong dao cổ, trêu:
- "Hồ la hồ lảy, con gái bảy nghề, ngồi lê là một, dựa cột là hai, theo trai là ba, ăn quà là bốn, ngồi rốn là năm, hay nằm là sáu, láu táu là bảy." Thế nàng thuộc loại nào?
- Em không thuộc loại nào cả. - Nàng ngẩng dầu nhìn ta và chu miệng trả lời - Em chỉ biết có tứ đức mà thôi.
- Nguyên, Hạnh, Lợi, Trinh? Ta lại đọc đùa một câu trong Kinh Dịch.
- Phụ đức, Phụ ngôn, Phụ công, Phụ dung, thưa thầy.
- Vậy ư? - Ta gật đầu và cảm thấy cô gái có điều gì đó rất thú vị.
Sau đó ta chào cô ấy ra về mà trong lòng thấy bồi hồi. Mấy hôm sau nữa, như một sự tình cờ, ta lại đi dạo và gặp nàng. Đến bây giờ ta mới rõ thân phụ của nàng làm nghề dạy học ở làng Hới và là bạn thân với thân phụ của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ. Nàng có học chữ, nhưng vì nhà nghèo nên làm thêm nghề dệt và bán chiếu. Gia đình nàng cũng kết thân với gia đình Thái bảo Ngô Từ ở Lâm Hạ.
Cứ thế ta và nàng quen nhau. Tuy nhiên ta chỉ coi nàng như một cô học trò nhỏ của mình, thậm chí coi như là con gái mình, bởi năm đó ta củng đã gần năm mươi tuổi rồi, hơn nàng đến hai lăm tuổi. Quen nàng, ta như thấy mình trẻ lại và làm việc thêường, minh mẫn.
Cho đến một hôm Đại vương cho vời ta đến tư dinh riêng của mình.
- Nguyễn khanh, phu nhân của khanh ở Côn Sơn dạo này thế nào?
Ta rất ngạc nhiên khi thấy Đại vương hỏi chuyện gia đình mình, và thưa:
- Thưa Đại vương, gia đình thì vẫn thường, tuy nhiên phu nhân của thần nghe nói dạo này không được khỏe.
- Ta nghĩ ông nên kiếm cho mình một người thiếp để sớm khuya bầu bạn. Công việc thì nhiều mà nhìn ông lủi thủi một mình, ta ái ngại quá.
- Thưa, thần nay cũng đã gần năm mươi, và cũng đã có hai người thiếp rồi, tất cả đều đang ở quê nhà, nay cưới thêm thiếp nữa... - Ta lắc đầu - Chuyện đó thần nghĩ cũng không cần lắm.
- Thế ư? - Đại vương vuốt râu cười - Ta nghe Tuyên Vương nước Tề từng nói "Ta có thói xấu đó là ham thích nữ sắc". Phải chăng ông coi đây là chuyện xấu nên xa lánh?
- Dạ thưa, thầy Mạnh Tử cũng có câu trả lời rằng "Nhà vua có ham thích nữ sắc, nhưng nếu dân chúng ai nấy đều được hưởng hạnh phúc lứa đôi thì ham thích nữ sắc cũng chẳng hại gì đến vương nghiệp."
Đại vương gật gù.
- Thế nếu nay ta muốn gả cho ông thêm một người thiếp nữa, ông có chịu không?
-, thần xin cảm ơn hảo ý của Đại vương. Tuy nhiên thần nghĩ không nên.
- Tại sao?
- Thưa thần già rồi, thê thiếp dều có, đèo bòng thêm nữa e miệng lưỡi thế gian lại dị nghị.
- Sao... ông từ chối ý tốt của ta à?
- Thưa, thần... - Ta ấp úng vì bất ngờ.
- Ông đừng lo, người này ông từng quen biết. Ta đã sai tướng Đinh Liệt thay mặt ta đi hỏi cho ông rồi.
Sau cái vẫy tay của Đại vương, từ bên trong một người con gái bẽn lẽn bước ra cúi đầu chào, ta thấy mình hoa mắt, tim đập mạnh. Đó chính là nàng, Nguyễn Thị Lộ.

*

Chúng ta vẫn siết chặt vòng vây thành Đông Quan và ta vẫn liên tiếp thảo thư chiêu hàng đối với Vương Thông và Sơn Thọ. Bọn chúng thỉnh thoảng vẫn liều lĩnh lại đem quân ra để phá vây, nhưng lần nào cũng bị đánh thảm hại, phải rút chạy vào thành Đông Quan.
Các thành Tây Đô, Chí Linh, Cổ Lộng, Diễn Châu, Nghệ An lần lượt bị quân ta bao vây chặt. Tháng 2 năm 1247, Đô đốc Thái Phúc, trấn thủ thành Nghệ An đã xin hàng, trong tháng đó, Tiết Tụ, trấn thủ thành Diễn Châu cũng xin hàng. Đây là những thắng lợi lớn lao, khích lệ tinh thần quân dân ta rất mạnh. Tướng Minh triều, Đô đốc Thái Phúc là một người mà ta và Đại vương trân trọng nhất. Sau khi hàng, ông ta đã giúp Đại vương đi thuyết phục các của quân Minh quy hàng. Ngoài ra còn giúp chúng ta chế tạo công cụ đánh thành Đông Quan, báo trước nhiều âm mưu của giặc Minh. Thật đáng tiếc, sau đó dù Đại vương cố ý muốn lưu lại nước Nam để phong chức tước nhưng Thái Phúc vẫn đòi về quê và kết quả bị Minh triều giết chết. Thật đau lòng. Đại vương sau này đã truy tặng Thái Phúc tước Tuyên nghĩa hầu và cho lập đền thờ ở chân núi Lam Thành.
Cuối cùng vào tháng 1 năm 1247, Minh triều quyết định điều viên binh sang cứu Vương Thông. Hai đạo quân Minh tiến vào nước ta. Đạo thứ nhất do Thái tử Thái phó An viễn hầu Liễu Thăng với chức Tổng binh mang ấn Chinh lỗ phó tướng quân chỉ huy. Đạo quân này được điều động từ các vệ quân Nam Kinh, Bắc Kinh, ty Lưu thủ Trung Đô, hộ vệ Vũ Xương... Đạo quân thứ hai của Thái phó Kiềm quốc công Mộc Thạnh chỉ huy với chức Tổng binh, mang ấn Chinh nam tướng quân. Đạo quân này được diều từ các hộ vệ Thành Đô, các đô ty Tứ Xuyên, Vân Nam... Thái tử Thiếu bảo Binh bộ Thượng thư Lý Khánh được Minh Tuyên Tông ca ngợi là "lão thành và lịch luyện" đã đặc biệt được phái đi theo làm Tham tán quân vụ. Gã Công bộ Thượng thư Hoàng Phúc, kẻ đã sống lâu năm ở nước ta và tên bán nước Hữu bố Chính sứ Nguyễn Đức Huân, cũng được cử đi. Quân Minh tiến sang nước ta khí thế rất rầm rộ, có vẻ như Minh triều muốn nhân dịp này phô trương thanh thế, chúng nghĩ rằng sẽ đánh bại được nghĩa quân Lam Sơn, như đã đánh bại các cuộc khởi nghĩa trước kia.
Trước tinh hình này nhiều tướng Lam Sơn đã yêu cầu Bình Định Đại vương cho hạ gấp thành Đông Quan, bởi không thể để trong nội ứng ngoài ngoại viện. Ý kiến này được sự tán đồng của đa số các tướng. Tuy nhiên Đại vương đã bình tĩnh nhận định: "Đánh thành là hạ sách. Ta đánh vào thành vững, hàng tháng, hàng năm không hạ nổi, quân ta sức mệt khí nản. Nếu viện binh của giặc lại đến thì trước mặt sau lưng đều bị giặc đánh, đó là con đường nguy! Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng. Làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế sách vẹn toàn vậy." Lý lẽ của Bình Định Đại vương rất sắc bén và đầy thuyết phục. Ta nhìn Đại vương mà lòng tràn đầy ngưỡng mộ, Đại vương đã tỏ rõ bản lĩnh của một người cầm quân, chu đáo, biết nhìn trước trông sau và tính toán rất vẹn toàn.
Đại vương ra lệnh các tướng hạ gấp những thành nhỏ như Xương Giang, Khâu Ôn..., tu bổ các cửa ải Lê Hoa, Pha Lũy để chuẩn bị đón đánh giặc.
Một điều làm đau đầu cho ta và Đại vương là, giữa hai đạo quân cùng tiến vào nước ta thì nên chọn đạo quân nào để đón đánh trước. Sau nhiều ngày trao đổi bàn bạc, Đại vương và ta cũng như các tướng lĩnh khác thông nhất là sẽ chọn đánh đạo quân của Liễu Thăng, mặc dù đạo quân này quân số đông gấp đôi đạo quân của Mộc Thạnh. Tại sao phải làm vậy? Bởi nếu đánh đạo quân của Mộc Thạnh thì dù cho có đánh thắng, với mười vạn binh của mình, Liễu Thăng vẫn có thể tràn được vào Đông Quan. Còn nếu đánh bại được đạo quân của Liễu Thăng thì Mộc Thạnh tự nhiên sẽ rút chạy. Mộc Thạnh là một viên tướng già, rất xảo quyệt và dầy kinh nghiêm, đó còn chính là kinh nghiệm hút chết ở trận Bô Cô năm 1408 trước kia. Tuy tước hàm cao hơn Liễu Thăng, nhưng Mộc Thạnh lại chỉ cầm một đạo quân mang danh nghĩa là phối hợp với Liễu Thăng mà thôi. Đã quá hiểu sức mạnh của quân ta cho nên hiện Mộc Thạnh sẽ rất dè dặt tiến quân vào nước ta và chỉ chờ, nếu đạo quân của Liễu Thăng vào
được thành Đông Quan thì hắn mới xua quân tiến thẳng sang. Bình Định Đại vương đã phân tích cho các tướng rõ "Mộc Thạnh tuổi già, trải việc đã nhiều, vốn đã nghe tiếng ta, tất sẽ ngồi xem Liễu Thăng thành bại chứ không dám kinh động". Và sau này những xét đoán như thần của Đại vương đã được chứng thự
Nhận định về Liễu Thăng, Đại vương nói: "Giặc vốn khinh ta, cho người nước ta nhút nhát. Từ lâu vẫn sợ oai giặc, nay nghe đại quân đến, tất sẽ sợ hãi. Huống chi lấy mạnh đánh yếu, lấy nhiều thắng ít, đó là lẽ thường. Giặc không thể biết được hình thế thắng thua của người, của mình, không biết then máy qua lại của thời vận. Và quân cấp cứu cần phải mau chóng, giặc tất hết sức đi gấp đường. Binh pháp nói: đi 50 dặm dể tranh lợi thì thượng tướng phải què. Nay Liễu Thăng đến, đường sá xa xôi, người ngựa mệt mỏi, lẽ nào không thắng."
Từ những ý kiến đấy của Đại vương mà chúng ta đã vạch ra kế sách đối phó với đại quân Minh triều.
Và chúng ta đã quyết định chọn cửa ải Chi Lăng để làm nơi tiêu diệt địch. Nơi này địa thế núi rừng hiểm trở, nhiều đời kẻ xâm chiếm nước ta đã truyền nhau kinh nghiệm "Pha Lũy, Khâu Ôn, Ai Lưu là nơi cổ họng của Giao Chỉ."
Các tướng Lam Sơn dày dạn kinh nghiệm như Lê Sát, Lê Linh, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt... đem hơn một vạn quân tinh nhuệ cùng ngựa, voi chiến mai phục sẵn ở Chi Lăng. Các tướng Trần Lựu, Lê Bôi đem quân lên trấn ở ải Pha Lũy với nhiệm vụ đánh nhử giặc.
Còn ta, ta đã nghiên cứu kỹ bọn giặc để tâm công đánh vào lòng địch, từng việc, lúc thì kích động để cho bọn chúng thêm kiêu căng, liều lĩnh. Lúc thì vận động cho bọn chúng thêm hoang mang, rã rời.
Sau hàng loạt trận đánh nhử, quân ta "thua" chạy và Liẻu Thăng đã chiếm được lại thành Khâu Ôn và vượt qua ải Pha Lũy một cách rất dễ dàng. Nhận lệnh Đại vương, ta lập tức thảo thư gửi cho Liễu Thărig với lời lẽ hết sức nhún nhường, xin hắn hãy "rút quân". Ta còn nhớ, sau khi nhận thư của Đại vương, Liễu Thăng đã triệu tập tất cả bộ tướng lại để đọc cho mọi người cùng nghe, sau đó hắn đốt luôn lá thư và cười diễu cợt nói: "Bọn Giao Chỉ này là vậy. Chỉ là những nhóm nhỏ mà dám đứng lên chống lại thiên triều. Nay gặp đại quân ta qua, chưa đánh mấy trận mà đã vỡ mật sợ hãi. Chuyến này ta sẽ quét sạch bọn chúng, dẹp yên luôn một lần."
Quân ta tiếp tục rút sau trận chạm trán ở Ai Lưu, nơi này cũng là cổ họng của Lạng Sơn, khi xưa quân Minh đã cho xây dựng nhiều thiên hộ sở ở đây để bảo vệ. Chính tướng cáo già Hoàng Phúc dù rất thận trọng, thế nhưng khi thấy đạo quân của Liễu Thăng chiếm dược Ai Lưu, cũng phải vui mừng thốt lên "trời giúp nhà Minh!".
Ta lập tức viết thêm cho Liễu Thăng một lá thư nữa để "khuyên" hắn nên rút quân, điều này càng kích thêm lòng kiêu ngạo của viên tướng và hắn hùng hổ xua quân tiến thẳng vào ải Chi Lăng.
Ôi thương thay cho Liễu Thăng, ta tin rằng hồn ma của mi sẽ mãi mãi ôm hận nơi chín suối. Đấy cũng chính là cái giá phải trả cho biết bao nhiêu kẻ đã từng xâm chiếm nước Nam này, há mi không biết hay sao? Trong đạo cầm quân, binh pháp đã nói, chủ quan, khinh địch là điều nguy hiểm nhất, thế mà mi lại mắc phải, thật đáng tiếc. Là một viên tướng, mi đã tham gia nhiều trận chiến và lập nhiều chiến công dưới thời Minh Thành Tổ. Do vậy, từ một viên Bách bộ chỉ huy vài trăm quân, mi đã nhanh chóng được thăng làm Đô chỉ huy Thiêm sự, tham gia đạo quân của Trương Phụ đánh nước Nam thời nhà Hồ. Sau đó mi được phong là An bá viễn, rồi Bắc chinh ba lần và được phong tước hầu, hàm Thái tử Thái bảo. Già đời sống trong trận mạc chinh chiến, kinh nghiệm cầm quân có thừa và đây cũng chính là yếu điểm của mi. Quan sát mi và ta hiểu rằng, chính những kẻ có quá nhiều chiến công thì thường hay sa vào sự tự phụ chủ quan, khinh địch và kiêu ngạo. Đó chính là mi, Liễu Thăng. Và mi phải trả giá, ải Chi Lăng, ngàn năm sẽ còn ghi nhớ sự kiện này.
Ta cũng biết lúc đó có rất nhiều tướng trong đạo quân của Liễu Thăng đã khuyên can hắn nên cẩn thận. Lang trung bộ Lại Sử An, Chủ sự Trần Dung, Đô đốc Phan Nhân cho đến Tham tán Lý Khánh đang ốm cũng phải mò dậy can ngăn Liệu Thăng. Thế nhưng chức cao, quyền lớn, lại nắm trong tay hơn 10 vạn tinh binh, tiến vào nước Nam quá dễ và chưa gặp một sự kháng cự nào, chưa kể Bình Định Đại vương lại liên tục cho người viết thư năn nỉ. Điều này làm cho Liễu Thăng càng chủ quan và không thèm nghe theo bất kỳ lời khuyên nào, hắn tưởng như đã nắm được nước Nam trong tay.
Ẳi Chi Lăng là một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, hai đầu nam bắc thu hẹp gần như khép kín. Phía tây là vách núi lởm chởm gần như dựng đứng. Phía đông là núi Quỷ Môn, núi Phượng Hoàng. Trong ải Chi Lăng có năm hòn núi nhỏ gồm Hàm Môn, Nà Nông, Ma Sẳn, Kỳ Lân và Mã Yên. Các hòn núi này nằm gọn trong ải và đây cũng là con đường độc đạo duy nhất. Bản thân Minh triều cũng rất coi trọng ải Chi Lăng, chúng xác định đây là "cổ họng Giao Chỉ" cho nên khi mới chiếm được nước ta chúng lập tức cho xây dựng nhiều thành, lũy, đặt vệ sở và lấy làm trụ sở huyện Trấn Di, phủ Lạng Sơn. Chúng dùng Chi Lăng để khống chế con đường nối giữa Đông Quan và Quảng Tây.
Chính nơi này Bình Định Đại vương và ta, cùng các tướng lĩnh Lam Sơn đã quyết định chọn làm cửa tử cho Liễu Thăng và đạo quân của hắn.
Ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi 1427, Liễu Thăng tiến quân vào Chi Lăng. Sau trận đánh đầu mở màn mang tính nhử mồi, tướng Lam Sơn Trần Lựu đã dẫn quân bỏ chạy. Liễu Thăng thúc quân đuổi theo và đến núi Mã Yên thì bất ngờ phục binh của ta từ bốn phía đổ ra chiến đấu, quân của Trần Lựu cũng quay ngược trở lại. Bốn bề quân sĩ của ta reo vang trời, trống trận thúc ầm ầm, tên tẩm thuốc độc, đạn đá, mũi lao phóng ra tới tấp, voi và ngựa cùng chiến Lam Sơn xông trận, cắt quân Minh ra thành những mảng nhỏ và dồn chúng vào vùng ruộng lầy. Tất cả bọn chúng đều kinh hồn táng đởm. Than ôi, Tổng binh Liễu Thăng khi nhận ra sai lầm thì đã quá muộn. Hắn thúc ngựa chiến dẫn tàn quân quay đầu bỏ chạy, nhưng chạy đâu cho thoát. Một mũi lao của quân ta đã lấy đi mạng sống của tên Thái tử Thái bảo An viễn hầu Liễu Thăng. Khá thương thay cho một kẻ dày dạn kinh nghiêm trận mạc, chinh chiến bao nhiêu năm cuối cùng chết thảm thương trong đám loạn quân, đến nỗi sau này dưới chân núi Mã Yên vẫn còn một tảng đá hình người nằm co quắp, và dân chúng nói rằng đó là Liễu Thăng.
Nghe tin thắng trận. Đại vương nắm tay ta rưng rưng lệ "Chỉ cần dân nước Nam thoát khỏi ách giặc Minh, đất nước được bình yên, dù cho sau này Lê Lợi ta chẳng là cái gì cả, ta cũng thấy yên lòng."
Tổng binh Liễu Thăng chết. Phó tổng binh Bảo định bá Lương Minh lên nắm quyền và tiếp tục thúc quân tiến về Cầu Trạm. Ta vâng mệnh Đại vương đã viết thư cảnh cáo bọn chúng, nhưng giặc Minh vẫn ngoan cố tiến quân. Kết quả ngày 25 tháng 9 năm Đinh Mùi 1427, quân của các tướng Lam Sơn như Lê Sát, Lưu Nhân, Lê Lý, Lê Văn An đã đánh tan đạo quân của Lương Minh. Dường như đạo quân chinh Nam lần này khi xuất quân không chọn ngày và không tế sông núi tổ tiên của chúng. Tổng binh mới chết ở trận trước, quàng xác đưa về nước chưa kịp thì chỉ mấy ngày sau, Phó tổng binh Bảo định bá Lương Minh lại tiếp tục bị lao đâm chết trong hoàn cảnh y như của Liễu Thăng. Phải chăng Liễu Thăng về nơi chín suối quá buồn nên muốn rủ tên Phó tổng binh cùng đi cho có bạn? Khốn khổ cho tướng già Lý Khánh, vị Thái tử Thiếu bảo Binh bộ Thượng thư, người được Minh Tuyên Tông hết lời khen ngợi và đặt nhiều kỳ vọng, đã đặc phái đi theo đạo quân của Liễu Thăng với một trách nhiệm bảo ban, chỉ dẫn, nhưng lại chẳng làm nên trò trống gì. Mới sang nước ta mấy ngày, gặp lam sơn khí chướng, ốm lay lắt, đã thế hai kẻ mà mình được vua giao nhiệm vụ theo giúp đỡ đều đã về nơi chín suối hết rồi. Nghĩhẹn với vua, nhục với quân sĩ, một đêm kia, buồn tình thắt cổ tự tử chết luôn.
Đô đốc Thôi Tự và Hoàng Phúc nhắm mắt thúc quân tháo chạy về thành Xương Giang, nhưng sau đó biết tin Xương Giang đã thất thủ từ lâu, chúng đành dừng quân giữa đồng để đào hào, đắp lũy cố thủ và cho người báo tin về Đông Quan cầu cứu Vương Thông. Khá nực cười thay, kẻ đi viện binh lại cầu cứu kẻ đang mong viện binh.
Lấy lòng nhân, ta đã viết thư khuyên nhủ bọn chúng nên đầu hàng là hơn. Tuy nhiên bọn chúng vẫn liều chết làm ngơ. Bình Định Đại vương quyết định, "ta có nhân từ muốn tha chúng, nhưng chúng vẫn liều lĩnh như con thú vào đường cùng không thấy dạ nhân từ của chủ. Nếu không giải quyết nhanh, nó lại cắn càn không hay." Ngày 3 tháng 10 năm 1427, quân ta tổng tiến công tiêu diệt năm vạn binh của Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Hàng loạt tướng Minh bị bắt. Chỉ duy nhất một tên tướng chức nhỏ, đó là chủ sự Phạm Hậu trốn thoát trong đám bại quân Minh.
Trong khi đó đạo quân của tướng già Mộc Thạnh đang dè dặt tiến vào nước ta, vừa đi vừa nghe ngóng. Bình Định Đại vương lệnh cho các tướng Lam Sơn trấn ở ải Lê Hoa không đánh vội, mai phục và chờ đợi. Đại vương cũng lệnh cho ta viết ngay cho Mộc Thạnh một lá thư vạch rõ tình hình của bọn chúng và khuyên Mộc Thạnh nên lui binh là vừa. Cũng là lúc Mộc Thạnh nhận được tin đạo quân của Liễu Thăng đã bị đánh tan tác, bản thân Tổng binh và Phó tổng binh bị giết, một loạt tướng đi theo đều bị bắt. Ngay trong đêm, quá kinh hoảng, Mộc Thạnh đã ra lệnh rút quân và các tướng Lam Sơn Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích, Lê Trung, Nguyễn Khuyển đã chuẩn bị từ trước lập tức tung quân truy kích và thắng lớn ở Lãnh Câu và Đan Xá, giết rất nhiều giặc. Cũng còn may cho Mộc Thạnh nhờ già dặn kinh nghiệm và lại nhát gan, chạy trước nên thoát chết, nếu không chắc cũng đã được sum vầy cùng Liêu Thăng, Lương Minh
Giờ đây Vương Thông ở trong thành Đông Quan như một con cá vùng vẫy mà xung quanh bốn bề là lưới. Hắn quẫy trong tuyệt vọng. Ta được biết dường như chẳng có đêm nào Vương Thông ngủ được quá tiếng trống cầm canh ba. Suy tư, lo lắng, sợ sệt, nhiều lúc Vương Thông như hóa cuồng. Đã có mấy tên lính gác bị hắn chém bị thương, vì trong giấc ngủ chập chờn lúc nào Vương Thông cũng nghe tiếng hò reo của nghĩa quân Lam Sơn, nghe tiếng hú gọi hồn của Liễu Thông, Lương Minh và thế là hắn vùng dậy chém sảng. Đêm đêm, Vương Thông mặc nguyên đồ võ tướng, gươm để sát bên tay đi ngủ và chẳng tên lính nào dám lại gần vì sợ chết.
Cứ thế, Vương Thông lắc lư trong sóng gió và kiệt quệ tính thần lẫn thể xác vì sợ hãi.