CHƯƠNG 11

    
rong cuộc đời một con người liệu ai không có lúc sai sót? Ta, Nguyễn Trãi, ta cũng chỉ là một con ngưòi bình thường, vậy làm sao tránh khỏi sai lầm. Điều đó ta nghĩ là bình thường, chỉ tiếc rằng rồi ta đã phải trả giá qụá đắt cho những điều mà ta nghĩ là bình thường ấy.
Là một mưu thần được Bình Định Đại vương tin cậy. Ta tham gia khởi nghĩa ngay từ những ngày, đầu, là kẻ thân tín luôn luôn theo sát Đại vương cho nên ta tin rằng mình là người hiểu Đại vương nhất. Mọi cộng vịệc, từ hành động cử chỉ cho đến suy nghĩ của Đại vương, tạ đều lĩnh ý và thực hiện một cách trọn vẹn, chu đáo, luôn luôn làm Đại vương hài lòng. Trong hơn 10 năm kháng Minh, hầu như tất cả việc giao thiệp thư từ, ngoại giao với giặc Minh, với sĩ phu trong thiên hạ hay việc phát huy những kế sách của Đại vương đều do ta đứng ra. Chính vì vậy đôi lúc ta đã quá tự tin và cho rằng sau Đại vương, Nguyễn Trãi này xứng đáng ở vị trí số một. Cũng từ lòng tự tin ấy mà ta cứ mải miết làm việc, bởi trong đầu ta luôn chỉ có một ý nghĩ duy nhất đó là được cống hiến càng nhiều càng tốt sức lực trí tuệ của mình cho nghĩa quân Lam Sơn với một hoài mong mau chóng giải phóng đất nước khỏi ách quân thù. Ta không quan tâm đến những việc khác xảy ra xung quanh ta. Thế nhưng sự đời đâu hẳn như vậy có nghĩa là mọi điều đều tốt đẹp? Ta không hề biết rằng trong lòng một số tướng sĩ Lam Sơn đã nảy sinh lòng đố kỵ, ghen ghét, bất mãn. Bọn họ cho rằng Nguyễn Trãi này chẳng qua chỉ là một kẻ xu nịnh, không dám ra ngoài trận mạc chinh chiến, chỉ biết núp sau bức mành tre để né tránh cái chết và nịnh bợ Đại vương... Những sự thật ấy nhiều năm sau này ta mới biết, còn trong thời điểm đánh giặc ta cũng có nghe, có biết, nhưng đã không để t
Thế nhưng sau này ta bắt đầu có linh cảm rằng, không hẳn là các tướng sĩ, mà ngay bản thân Đại vương cũng có những lúc không hài lòng về ta. Biết làm sao được, nhân vô thập toàn, Nguyễn Trãi cũng chỉ là một con người thôi. Nhưng ta đâu ngờ những điều không hài lòng này đã tích tụ lại và trở thành những định kiến đánh giá chính con người ta về sau của Đại vương lẫn một số tướng sĩ. Đó là điều làm cho ta đau lòng. Nguyễn Trãi này một lòng thủy chung vì nước, vì dân, và vì vua. Ta không hề tham lam giành cho mình một chức vị hay bổng lộc, xu nịnh, bè phái theo bên này hay bên kia. Từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn đến nay, trong lòng ta chỉ có một mong ước duy nhất là giải phóng đất nước khỏi tay quân Minh, xây dựng một xã hội Nghiêu Thuấn, vua tôi đồng lòng trên dưới, người dân được sống no đủ, hạnh phúc. Còn ta ư? Ta chẳng cầu gì cho bản thân mình cả, chỉ mong được thả hồn theo gió trăng, vui thú đồng ruộng. Nhưng lắm kẻ không cho ta thật lòng như vậy, sự trong sạch của ta lại càng làm cho họ tức tối, lồng lộn, họ quyết định phải hại ta. Còn Đại vương thì, thật chua xót, Đại vương đã nghi kỵ ta. Một sự nghi kỵ mà sau này chính Đại vương cũng phải thừa nhận. Tại sao sau chiến thắng, giữa lúc mọi kẻ khác đều tranh giành cho mình chức tước, tiền bạc thì ngược lại ta vẫn thảnh thơi một mình. Ta có ý gì? Sự thẳng thắn ngay thật lẫn trong sạch của ta làm cho Đại vương cảm thấy lo lắng, và không tin tưởng. Đại vương cho rằng trong bầy tôi của mình, kẻ nào Đại vương cũng hiểu được, cũng nắm được điểm yếu và sử dụng chính những điểm yếu ấy khi cần. Còn ta, Đại vương vì rất hiểu ta và cũng chính vì hiểu ta mà Đại vương lại thấy e ngại, nếu không muốn nói là đố kỵ. Và vì vậy mà sau này, khi đất nước sạch bóng quân thù, Đại vương đã không muốn sử dụng ta nữa. Khi phải sử dụng thì Đại vương cũng chỉ ban cho ta những chức tước không tương xứng và lấy lý do là có người phản đốì. Ta cũng không ngạc nhiên, bởi ta hiểu Đại vương. Ước nguyện của ta là đất nước thanh bình, nhân dân thoát khỏi ách ngoại xâm. Nay uyện ấy đã đạt ta còn mong gì cho mình nữa.
Sau này suy nghĩ lại, nhiều lúc ta cũng tự trách mình chứ không hề trách người. Có chăng đó là lầm lỗi của, ta đã không suy xét thấu đáo trước sau để cho người khác nghĩ sai về mình. Là kẻ Nho học mà ta quên mất lời dạy của Thánh nhân rằng, lời nói phải trung tín, hành vi phải tôn kính. Thật ra ngày ngày ta vẫn thành tín trong công việc, trung thực trong lời nói, thế nhưng lại có người cho rằng ta chưa khiêm nhường trong hành động. Ta rất buồn nghe thấy điều ấy, tấm lòng của con người quả sâu hơn biển cả, khó dò. Ta căm ghét những kẻ khôn vặt chỉ dùng thủ đoạn tiểu nhân, giả giả thật thật để lấy lòng người. Chỉ vì ta không làm được như thế mà nhiều người đã không hài lòng và cho ta rằng không khiêm nhường. Không, ta tin rằng nếu mình sống thành thật, trung tín, cung kính thì đấy chính là sức mạnh có thể cảm động đến cả quỷ thần hay trời đất, và rồi mọi người cũng sẽ hiểu ta.
Đại vương ôi, Nguyễn Trãi này một lòng sống thành thật với ngài. Là một Nho gia, học chữ thánh hiền, Nguyễn Trãi mãi mãi giữ vẹn sự trung thành làm theo lời dạy của Đức Thánh Khổng và không bao giờ sống hai lòng với Đại vương cả. Chỉ tiếc rằng Đại vương đã quá đa nghi và lo sợ cho con cháu, ngai vàng của mình mà trở nên tàn nhẫn vô tình. Vào cuối đời bệnh tật nhiều, nịnh thần lắm, lời xiểm nịnh của chúng càng làm cho Đại vương mất
sáng suốt và có nhiều hành động hồ đồ. Nguyễn Trãi không bao giờ dám oán trách Đại vương, hãy để hậu thế và sử sách phán xét tấm lòng Nguyễn Trãi. Nay thần nói ra điều này chỉ mong được vơi tấm lòng, nhẹ nhõm, thanh thản trước khi ra đi vĩnh viễn mà thôi.

*

Sau lần gặp gỡ Đại vương tại Lam Sơn năm 1416, Đại vương đã chấp nhận kế sách tâm công của ta. Trong năm 1420, trước những chuyển biến của cuộc chiến, ta quyết định cho tiến hành một số kế hoạch tâm công dân chúng và trong chính bọn giặc Minh.
Một hôm ta, Đại vương và một số tướng đang ngồi bàn kế sách đánh địch. Đột nhiên một người lính đi vào quỳ xuống hai tay dâng một chiếc lá xanh. Bình Định Đại vương tỏ vẻ ngạc nhiên và cầm lá cây xem một lát, tủm tỉm cười, vuốt râu và chuyền lá cho các tưứng khác cùng xem.
- Thưa Đại vương - Người lính nói - Khắp vùng Lam này đâu đâu dân chúng cũng thấy có lá cây này. Mọi người rất vui mừng và cho đây là điềm trời ứng vào Đại vương, người sẽ là chúa nước Nam ta.
- Chưa hết đâu, - Tướng Nguyễn Thận nói tiếp - ngoài dân chúng còn loan truyền câu chuyện về việc một tên quân Minh ở Dương Xá xem thiên tượng phát hiện ngôi tướng tinh chúa nước Nam đã xuất hiện, chuyện này tại Giám Khẩu mọi người cũng có nghe. Họ cho rằng đây là điềm ứng vào Đại vương của chúng ta.
Bình Định Đại vương cười ha hả, quay sang nhìn ta.
- Nguyễn Tiên sinh, chính là kế sách tâm công của ông đấy phải không?
- Thưa Đại vương đúng vậy. - Ta chắp tay thưa.
Đại vương gật gù lẩm nhẩm: "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần", hay lắm, tiên sinh nghĩ ra kế này rất hay. Vậy câu chuyện sao tướng tinh của ta chắc cũng là đấy chứ?
Trong một giây phút bồng bột, ta vui vẻ trả lời.
- Thưa Đại vương chuyện này cũng chẳng khác gì chuyện tướng Nguyễn Thận dâng kiếm, chuyện xứ Phật Hoàng... đây chính là kế sách tâm công đánh vào lòng người mà thần nghĩ rằng Đại vương là người khởi xướng trước, Trãi này chỉ là kẻ đi theo sau thôi ạ.
Vẻ mặt các tướng ngồi đó ngỡ ngàng ngơ ngác nhìn nhau. Đôi mắt Đại vương chợt sáng rực, một tia mắt quắc lên dữ dội quét qua mặt ta. Ánh mắt sắc như dao tựa như muốn cắt thẳng vào thân xác làm cho ta rùng mình, và ngay trong giây phút đó ta chợt nhận ra những sơ suất vì sự quá miệng của mình. Đúng là có những sự huyền huyễn nhưng không nhất thiết phải nói ra. Đại vương đã xây dựng cho mình cả một huyền thoại để dựng cờ khởi nghĩa, để quy tụ lòng người và dường như đôi lúc chính Đại vương cũng tin đó là sự thật. Những sự mơ hồ linh ảnh về việc mình đã được Trời đất chọn làm chúa nước Nam, tất cả đã tạo cho Đại vương một sức mạnh tâm linh để ngài lãnh đạo mọi người vượt qua những lúc gian khó nhất của cuộc chiến đánh giặc Minh. Và cho đến một lúc nào đó thì chính Đại vương đã hóa thân vào những huyền thoại và thật sự tin tưởng ở sứ mệnh cao cả trời đất đã giao cho mình để trị vì nước Nam này.
Ta, trong một giây phút bồng bột đã phá bỏ mất cái hào quang rực rỡ đó của Đại vương. Thật dại dột.
Ta ấp úng muốn nói vớt vát vài lời, thì đột nhiên Bình Định Đại vương nhổm dậy bóp mạnh vai ta dau điếng và cười ha hả "Nguyễn Trãi, dường như hiểu Lợi này, chỉ có mình tiên sinh thôi đấy." Đại vương bỏ đi ra ngoài. Thú thật lúc đó ta thấy tê tái trong lòng và rất thẹn thùng. Các tướng lục tục đứng dậy bỏ đi hế có mình ta ngồi lại trong buồn bã và ân hận.
Có ai đó vỗ nhẹ vai và ta ngẩng đầu lên nhận ra đó là Khu mật viện Đại sứ Phạm Văn Xảo, người anh họ bên vợ của ta. Huynh Phạm Văn Xảo ngồi xổm xuống bên cạnh an ủi:
- Ta nghĩ Đại vương chắc không có ý gì đâu, đệ đừng quá buồn.
- Thú thật là đệ lỡ lời chứ không có ý gì khác.
Phạm huynh gật gù.
- Đệ vẫn hay nói với ta "bậc trí giả thường biết trước từ khi việc chưa thành hình" có phải không?
- Phạm huynh nói vậy là ý gì? - Ta ngơ ngác hỏi, tuy nhiên Phạm huynh đã không trả lời câu hỏi ấy mà chỉ nhìn ta nhiều ý nghĩa rồi nhún vai và bỏ đi ra ngọài. Phạm huynh là một người thâm trầm, có tính toán rất xa, hình như huynh ấy cỏ điều gì muốn nói với ta nhưng rồi lại thôi. Chỉ đến sau này, khi hoạn nạn ta mới hiểu ý của huynh.
Sau sự kiện ấy, ta trở nên giữ kẽ và ít nói chuyện với Đại vương hơn. Tuy vậy Đại vương vẫn đối xử bình thường với ta, nhưng có lẽ ly rượu đã tràn nước, mất ngon mất rồi.
Chuyện ấy chưa xong thì mấy ngày hôm sau tướng trẻ Đinh Liệt tìm ta. Thái độ của Liệt có vẻ áy náy và ưu tư.
Ta rất mến Đinh Liệt, đây là một viên võ tướng trẻ tuổi, quả cảm, anh dũng và thông minh. Đinh Liệt thua ta đến hai chục tuổi, nên nhiều lúc ta cứ tưởng Liệt như em trai út của ta. Ngược lại Đinh Liệt cũng rất quý ta, vì ít chữ nên Liệt rất ham học hỏi và thường đem sách đến nhờ ta giảng dạy thêm, cho nên Liệt vẫn coi ta như thầy của mình. Đinh Liệt là cháu gọi Đại vương bằng cậu và cũng là tướng tâm phúc của Đại vương.
- Quan Thừa chỉ...
Đang ngồi đọc sách nghe tiếng Đinh Liệt gọi từ cửa, ta giật mình bỏ sách xuống, và hơi ngạc nhiên về cách xưng hô ấy. Bình thường trong họp quân cơ và trước mặt mọi người ta và Liệt xưng hô với nhau theo quân cương, còn chốn nhà riêng là huynh đệ. Nay Đinh Liệt đột ngột tìm đến và xưng hô có vẻ khác lạ.
Tuy thế ta vẫn mỉm cười mời viên võ tướng trẻ ngồi xuống ghế.
- Đinh tướng quân, đâu phải chỗ quân cơ mà xưng hô khách sáo như vậy. Hãy ngồi xuống đây đã.
Đinh Liệt gật đầu và ngồi xuống ghế, cầm chén chè nóng của ta uống một ngụm rồi ngập ngừng.
- Có một chuyện mới xảy ra không hiểu huynh đã biết chưa?
Ta lắc đầu, Đinh Liệt thở dài.
- Hôm qua đệ đang ngồi trò chuyện với Đại vương thì đột nhiên có một số tướng tìm đến để nói chuyện về huynh.
Ta giật thót người, chuyện của ta, chuyện gì?
- Các tướng Lê Sát, Lê Thụ, Phạm Vấn, bọn họ xúc xiểm với Đại vương rằng huynh là kẻ kiêu ngạo, coi thường mọi người.
- Ta... huynh... - Ta kinh ngạc kêu lên àm sao có chuyện đó. Huynh đâu có làm gì để gọi là kiêu ngạo.
- Đệ biết, huynh không phải là người như vậy, nhưng đây lại là diều mà mấy tướng tâu lên Đại vương. Không những vậy, họ còn đi gặp các tướng khác để rêu rao chuyện này và sau đó gặp Đại vương để tấu cáo đòi phải xử huynh.
- Nhưng mà là chuyện gì? Huynh làm gì, đệ cứ nói rõ đi. - Ta sốt ruột kêu lên. Đinh Liệt lây trong túi ra một chiếc lá cây, đặt lên bàn trước mặt ta và chỉ tay nói.
- Nó là cái này... - Đinh Liệt lắc đầu - Các tướng cho rằng huynh là người kiêu ngạo và coi thường người khác vì cái lá cây có đề chữ "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần." Họ lý luận rằng, Đại vương là vua thì đúng rồi, nhưng vi thần đâu có phải chỉ riêng gì mình huynh mà những người khác đều vi thần cả. Huynh cho viết vậy chẳng khác nào coi thường mọi người, cho rằng chỉ có mình huynh mới xứng đáng là quân thần của Đại vương.
Ta chết điếng trong lòng, không ngờ chỉ là một câu chuyện nhỏ trong kế hoạch tâm công của mình mà gây nên bất hòa trong quân sĩ. Hôm trước, chuyện lỡ lời dã làm mất lòng Đại vương chưa giải tỏa được, nay lại chuyện này nữa thì Nguyễn Trãi biết làm sao đây.
Nhìn vẻ mặt nhợt nhạt của ta, Đinh Liệt lắc đầu.
- Bọn họ một hai đòi Đại vương phải đưa huynh ra xét xử theo quân pháp. Tuy nhiên Đại vương không đồng ý và phải phân xử mãi bọn họ mới nghe, riêng đệ thì có nói giúp cho huynh mấy lời. Cuối cùng đệ đề nghị sửa câu trên thành "Lê Lợi vi quân, bách tính vi thần", bọn họ chịu ra về nhưng thái độ còn hậm hực cay cú lắm.
- ời ơi... - Ta kêu lên.
- Sau câu chuyện này, đệ thấy Đại vương rất không vui với huynh. - Đinh Liệt nói thành thật - Huynh cần phải cẩn thận, từ đây về sau phải để ý đến lời ăn tiếng nói hơn nữa. Các võ tướng kia, đệ biết vì Đại vương mà bọn họ bỏ qua chuyên này, nhưng chắc rằng sẽ còn để ý kèn cựa với huynh nữa đấy.
Đinh Liệt về rồi mà ta vẫn ngồi im lặng, trong lòng tê tái. Đêm xuống lúc nào ta cũng không hay.
Tấm chăn quấn chặt quanh người mà ta vẫn thấy giá lạnh. Giá lạnh từ trong lòng, trong khi hôm ấy trời rất mát. Sự thù hằn nhỏ nhen của con người vốn là vậy. Con người sẵn sàng kèn cựa so đo với nhau từng tí một, tại sao phải vậy? Ta tự hỏi mình. Lần đầu tiên từ ngày tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với Bình Định Đại vương, trong đầu ta nảy sinh những ý nghĩ bi quan, chán nản. Lòng ta trong trắng, thành thật và ngay thẳng. Ta đem hết sức và trí của mình ra phục vụ cho Đại vương và mọi người, chỉ có một mong mỏi duy nhất là đánh đuổi quân Minh. Ta không hề mưu cầu gì cho bản thân, thế nhưng tiếc rằng chỉ một vài sơ suất nhỏ là mọi người sẵn sàng quy tội cho ta ngay. Cũng còn may Đại vương là người độ lượng là sáng suốt, nếu không Nguyễn Trãi này đã không còn ngồi đây nữa.
Cha ơi, ta thốt lên tiếng kêu cha và ứa nước mắt. Đã qua tuổi tứ lập thân rồi, những tháng ngày gian nan, trôi nổi, mái tóc ta đã sớm pha sương. Trong họ tộc, ta là người giống cha nhất, họ hàng ai cũng nói vậy. Càng về già ta càng giống cha, giống đến nỗi có người nói họ cứ tưởng như cha đang còn sống. Và ta cũng thành thực tin rằng ta giống cha, không những ở hình dáng bề ngoài mà còn là cả ở tâm hồn bên trong. Hai cha con ta đều tâm niệm sống sao cho đúng "'Nho phong", làm quan phải nghĩ đến tư cách "Nho thần", được ơn vua mừng cho "chiếu nhà Nho." Cũng vì vậy mà khi xưa cha con ta thường ngồi tâm sự thế cuộc và tìm thấy ở những sự đồng cảm. Nhân cách, suy nghĩ và những quan niệm của ta bắt nguồn từ tư tưởng của ông ngoại Đại tư đồ Trần Nguyên Đán và sau đó chính là cha ta. Cha như ngọn đèn soi sáng luôn luôn dẫn dắt ta ra khỏi những u mê tăm tối, cho ta biết thế nào là nhân cách của một bậc chính nhân quân tử, nhân cách của một kẻ sĩ nước Nam. Sau này khi cha quá già yếu, bệnh tật, Minh triều đã cho Phi Hùng, em trai ta đưa cha về nước. Thật đáng mừng, cha về nhà dược ít lâu mới qua đời, được chôn nắm xương tàn nơi quê hương. Từ khi cha đi xa, ta thấy trong lòng mình có những khoảng trống hụt hẫng to lớn. Cha vừa là cha, là người thầy và còn là một người bạn tri âm dẫn dắt ta. Và đêm nay, lần đầu tiên sau mấy năm cha qua đời, ta mới cảm thấy mình cần có cha bên cạnh. Ta tự hỏi nếu trong giờ phút này nếu là cha thì cha sẽ xử sự thế nào? Chính vì sự cay đắng hôm nay mà ta thấm thìa được nỗi đau ngày ấy của cha, khi thi đậu bảng vàng nhưng không được nhà Trần thừa nhận. Đem hết tâm huyết ra phục vụ nhà Hồ thì bị cả dòng họ Nguyễn phỉ nhổ, thậm chí là gạch tên ra khỏi họ tộc. Một con người tài hoa và tràn đầy kiêu hãnh như cha, chắc hẳn cha phải đau lòng lắm. Đêm nay, ta lại kêu tên cha khắc khoải và thầm mong nhận được ở cha một lời chỉ dạy.
Đừng bao giờ tự hỏi triều đình, đất nước hay nhân dân đã cho mình điều gì, đừng bao giờ đòi hỏi làm ơn để mong được sự trả ơn. Hãy gáy những tiếng gáy của Phụng hoàng kiêu hãnh. Hãy sống và bay cao như chim Hồng hộc "Hồng hộc cao phi, nhất cử thiên lý" như Hán Cao Tổ Lưu Bang đã từng nói. Và thiêu thân như loài chim lửa vào trong dòng vô tận của cuộc đời. Là một bậc chính nhân quân tử, con phải hiểu trách nhiệm của mình là bảo vệ đạo của Thánh Khổng, thầy Mạnh, sống nghèo nàn mà thanh bạch như thầy Tử Lộ, Nhan Hồi, trong sạch như Hứa Do, Sào Phủ, oan ức nhưng phải tràn đầy hào khí như Khuất Nguyên, chìm nổi nhưng tài hoa như Đỗ Phủ, Lý Bạch và hãy có tâm lòng trung quân của Bá Nhân, Tử Mỹ... Có thể cuộc đời chúng ta chẳng là gì cả so với dòng chảy vô tận của thế gian này. Và con hãy tự nhủ rằng trong biển đời người mênh mông ấy, ta chỉ một dấu chấm lặng của câu thơ dang dở, một miếng ngói vỡ rơi ven đường. Thế nhưng sống và phải sống làm sao để một mai ta có nằm xuống, ta không thẹn với lòng mình, không thẹn với tổ tiên, không thẹn với vua và không thẹn với tiền nhân lẫn hậu thế. Phải nhớ câu nói của Dương Hùng trong sách Pháp ngôn "Thấu hiểu mọi lẽ của trời đất và việc nguời, gọi là Nho." Đấy chính là thái độ của một kẻ sĩ, con hãy nhớ.
Những lời trăng trối ngày nào của cha bên tai ta bỗng vang lên rõ mồn một. Ta ngây ra, chợt choàng tỉnh, rời khỏi những ý nghĩ chán nản bi quan, trong đầu ta bừng sáng và chợt hiểu rằng dù cho cuộc đời mình sau này có chìm nổi bao nhiêu đi nữa, Nguyễn Trãi cũng không được ngã lòng.
Ta xốc áo đứng dậy bước ra ngoài ngắm nhìn bầu trời sao lấp lánh. Chắc ngày mai nắng to.