Dịch giả: Vũ Cận
Chương XIV
Bước đầu của sự kết thúc

    
gay từ tháng giêng năm 1913, Ernest đã nhìn thấy hướng phát triển của tình hình, nhưng anh không sao làm cho các lãnh tụ khác của phong trào thấy rõ được viễn ảnh của cái Gót sắt đã thành hình trong tâm trí anh. Họ quá ư tin tưởng. Sự biến thì xảy ra quá dồn dập và tiến rất mau đến chỗ tuyệt đỉnh. Một cuộc khủng hoảng đã diễn ra trong phạm vi thế giới. Tập đoàn thiểu số thống trị Mỹ đã thực sự nắm được thị trường thế giới và hai chục nước đã bị quẳng ra khỏi thị trường đó với chỗ hàng ế thừa không tiêu thụ được cũng không bán được ở trong tay. Đối với những nước như thế, chỉ còn một cách là tổ chức lại. Họ không thể tiếp tục phương pháp sản xuất hàng ế thừa của họ được. Họ thấy chủ nghĩa tư bản đối với họ như vậy là sụp đổ, không còn hi vọng gì nữa.
Việc tổ chức lại những nước đó tiến hành dưới hình thức một cuộc cách mạng. Đó là một thời kì hỗn loạn, người ta phải dùng bạo lực. Những tổ chức xã hội và những chính phủ ở khắp mọi nơi đều sụp đổ. Trừ một vài nước, còn thì ở khắp mọi nơi, bọn chủ tư bản trước đây đều chống lại kịch liệt để bảo vệ tài sản của chúng. Nhưng giai cấp vô sản chiến đấu đã giành được chính phủ trong tay bọn chúng rồi. Rốt cùng, câu nói cổ điển của Marx đã được thực hiện: "Hồi chuông báo hiệu giờ chết của tư hữu tư bản chủ nghĩa đã điểm. Bọn người chuyên đi tước đoạt tài sản của người khác sẽ bị tước đoạt hết tài sản". Và những chính phủ tư bản sụp đổ đến đâu, thì lập tức có những hợp tác xã nổi lên thay thế. "Vì sao nước Hoa Kỳ lại đi lệt bệt đằng sau như vậy?"; "Anh em cách mạng Mỹ, hãy hoạt động lên!"; "Nước Mỹ làm sao thế này?"
Đó là những bức thư của những đồng chí chúng tôi đã thành công ở những nước khác gửi cho chúng tôi. Nhưng chúng tôi không tài nào ngóc dậy được. Tập đoàn thiểu số thống trị đã đứng sững trên đường đi. Cái khối lù lù của nó, giống như một con quái vật khổng lồ, đã bịt lối chúng tôi. Chúng tôi trả lời: "Các đồng chí hãy chờ đến sang xuân, lúc chúng tôi nắm chính quyền. Lúc ấy các đồng chí sẽ rõ".
Đằng sau câu trả lời của chúng tôi có một điều bí mật. Chúng tôi đã tranh thủ được các đảng viên Kho thóc, và sang xuân tất cả sẽ có mười hai bang do họ nắm, theo những kết quả bầu cử mùa thu vừa rồi. Tất cả sẽ có mười hai nước cộng hoà hợp tác xã được thành lập cùng một lúc. Sau đó, phần còn lại cũng dễ giải quyết thôi.
- Thế lỡ những đảng viên Kho thóc bị phá sản, không nắm được các ghế đó thì sao? - Ernest hỏi. Và các đồng chí của anh gọi anh là người động mở mồm là nói đến tai họa.
Song việc các đảng viên Kho thóc không nhậm chức vẫn chưa phải là nguy cơ chính mà Ernest lo ngại. Anh nhìn thấy trước rằng những công đoàn lớn sẽ bội phản và sẽ phân hoá thành đẳng cấp.
- Ghent đã dạy cho bọn thiểu số thống trị cách thức gây nên tình trạng đó rồi. - Ernest nói. - Tôi đánh cuộc rằng bọn thiểu số thống trị đã dùng cuốn "Chủ nghĩa phong kiến từ thiện" của lão ta làm sách giáo khoa 1.Tôi sẽ không bao giờ quên buổi đêm hôm đó. Sau một cuộc bàn cãi sôi nổi với sáu lãnh tụ công đảng. Ernest quay lại nói với tôi bằng một giọng bình tĩnh: - Thế này là hết. Cái Gót sắt đã thắng. Chúng ta sắp bị tiêu diệt đến nơi rồi.
Cuộc hội nghị nhỏ này nhóm họp ở nhà tôi. Nó không có tính chất chính thức. Nhưng Ernest cùng với các đồng chí của anh đều cố vận động những lãnh tụ công đảng để họ cam kết sẽ động viên quần chúng của họ tham gia cuộc tổng bãi công sắp tới. Trong số sáu lãnh tụ công đảng có mặt, O'Connor, chủ tịch Hội công nhân cơ khí, là người từ chối cương quyết hơn cả. Y nhất định không cam kết điều đó. - Ông đã thấy đấy, sách lược bãi công và tẩy chay cũ của các ông khiến cho các ông bị đánh tơi bời ra còn gì. - Ernest nói. O'Connor và những lãnh tụ công đảng khác gật đầu.
- Mà các ông cũng đã thấy, chỉ cần một cuộc tổng bãi công là đủ, - Ernest tiếp. - Chúng tôi đã ngăn chặn được chiến tranh với nước Đức. Chưa bao giờ tinh thần đoàn kết và sức mạnh của lao động lại được phô trương đẹp đẽ như thế. Lao động có thể và sẽ cai quản thế giới. Nếu các ông tiếp tục bắt tay với chúng tôi thì nhất định chúng ta sẽ chấm dứt được ách tư bản. Đó là mối hi vọng duy nhất của các ông. Còn hơn thế nữa kia, thì các ông đã biết đấy. Không có lối nào thoát đâu! Nếu các ông cứ theo những sách lược cũ thì bất kì làm cái gì các ông cũng sẽ thất bại. Chỉ riêng cái việc bọn chủ tư bản nắm trong tay các toà án cũng đủ làm cho các ông thất bại rồi 2.
- Ông kết luận vội vàng quá, - O'Connor đáp. - Ông không biết hết các lối thoát. Vẫn còn một lối thoát khác. Việc của chúng tôi thì chúng tôi phải biết hết chứ. Chúng tôi phát ốm người lên vì bãi công rồi. Chính vì bãi công mà chúng tôi bị đánh tơi bời. Nhưng từ nay về sau, thì chúng tôi không bao giờ cần phải tung quần chúng của chúng tôi ra nữa. - Thế lối thoát của ông là gì? - Ernest hỏi thẳng. O'Connor cười lắc đầu: - Tôi có thể nói để ông rõ điều này, là trước đây chưa bao giờ chúng tôi nằm ngủ cả, cho nên lúc này chúng tôi không mê ngủ đâu. - Chắc các ông cũng chẳng có gì phải sợ hãi hay phải xấu hổ chứ nhỉ? - Ernest nói kháy. - Tôi nghĩ việc của chúng tôi thì chúng tôi phải biết rõ hơn ai hết, - y đáp. - Cứ xem cái lối các ông giấu như mèo giấu cứt ấy thì cũng biết đó là một việc mờ ám, - Ernest nổi giận nói.
- Bài học kinh nghiệm của chúng tôi đã phải trả bằng mồ hôi, bằng máu. Cho nên sau này nếu chúng tôi có được hưởng cái gì thì cũng đều do chúng tôi khổ công mà có. Phải biết làm phúc cho mình trước, rồi mới đi làm phúc cho người... Máu Ernest sôi lên:
- Nếu các ông sợ không dám nói cho tôi nghe lối thoát của các ông thì để tôi nói toạc nó ra cho các ông nghe. Các ông định theo voi hít bã mía. Các ông đã bắt tay với kẻ thù. Đó, việc các ông đã làm là như thế. Các ông đã bán rẻ sự nghiệp của lao động, của tất cả những người lao động. Các ông đang bỏ trận địa như một lũ hèn nhát.
- Tôi không nói lôi thôi, - O'Connor cáu gắt. - Tôi nghĩ rằng làm thế nào có lợi nhất cho chúng tôi, điều đó tất chúng tôi phải biết hơn các ông.
- Nhưng còn làm thế nào có lợi nhất cho tất cả số người lao động còn lại thì các ông không thèm quan tâm lấy một xu. Các ông giơ chân ra đá họ lăn xuống huyệt.
- Tôi không nói lôi thôi, - O'Connor đáp. - Ông chỉ cần biết tôi là chủ tịch Hội công nhân cơ khí, và việc của tôi là phải trông nom đến quyền lợi của những người mà tôi đại diện, có thế thôi.
Sau đó các lãnh tụ công đảng bỏ về. Với một vẻ trầm tĩnh anh thường có khi gặp thất bại, anh phác qua cho tôi thấy trình tự những biến cố sẽ xảy ra. Anh bảo:
- Những người xã hội chủ nghĩa vẫn thường vui mừng báo trước cái ngày nhân dân lao động có tổ chức bị đánh bại trên lĩnh vực công nghiệp, sẽ bước sang lĩnh vực chính trị. Bây giờ thì cái Gót sắt đã đánh bại các công đoàn trên lĩnh vực công nghiệp và đẩy họ sang lĩnh vực chính trị; nhưng đáng lẽ việc đó là một điều đáng mừng cho chúng ta thì trái lại nó sẽ là một nguồn phiền luỵ. Cái Gót sắt đã có kinh nghiệm rồi. Chúng ta đã vạch cho nó thấy sức mạnh của chúng ta trong cuộc tổng bãi công. Nó đã tìm biện pháp để ngăn ngừa một cuộc tổng bãi công khác. - Nhưng bằng cách nào cơ? - tôi hỏi.
- Có gì đâu, nó sẽ trợ cấp cho các công đoàn lớn. Các công đoàn này sẽ không tham gia cuộc tổng bãi công sắp tới. Thành thử sẽ không có tổng bãi công. - Nhưng cái Gót sắt không thể duy trì một chương trình tốn kém như thế mãi được, - tôi phản đối.
- Ồ, nó có trợ cấp cho tất cả các công đoàn đâu! Cái đó không cần thiết. Tình hình rồi sẽ diễn biến như thế này: nó sẽ tăng lương và giảm giờ làm trong các công đoàn đường sắt, công đoàn luyện kim, công đoàn kĩ sư và công đoàn cơ khí. Ở những công đoàn đó sẽ tiếp tục có những điều kiện ưu tiên hơn. Có chân trong những công đoàn này sẽ không khác gì kiếm được một ghế ngồi trên thiên đường.
- Em vẫn chưa nhìn thấy thế, - tôi phản đối. - Thế còn những công đoàn khác thì sẽ sao? Những công đoàn ở ngoài vẫn nhiều hơn những công đoàn đứng trong cái tổ hợp đó kia mà?
- Những công đoàn khác sẽ bị tiêu diệt, sẽ bị hết. Bởi vì công nhân đường sắt, công nhân cơ khí và kĩ sư, công nhân đúc sắt và đúc thép, họ làm công việc chủ yếu, có tính chất sinh tử, của nền văn minh cơ khí chúng ta. Em có thấy thế không nài nói xa xôi về bệnh tình của Người. và chúng tôi nói chuyện nhát gừng về Nhà thờ, về việc chữa cái dương cầm và những việc từ thiện nhỏ nhặt; và Người nhìn tôi ra về, vẻ nhẹ nhõm hiện rõ trên nét mặt. Trước thái độ đó, tôi những muốn bật cười, giá như tim tôi không ứ đầy nước mắt.
Ôi, người anh hùng bé nhỏ đáng thương! Giá tôi biết rõ như thế nhỉ! Người đang chiến đấu như một người khổng lồ, thế mà tôi không ngờ đến. Đơn thương độc mã giữa hàng triệu đồng loại. Người đang tiến hành cuộc chiến đấu của Người. Người rất ghê sợ không khí của nhà điên, nhưng Người vẫn muốn trung thành với chân lí và lẽ công bằng. Bị hai cái đó giằng xé, Người đã quyết tâm bám chặt lấy chân lí và lẽ công bằng, nhưng Người đơn độc đến nỗi ngay tôi Người cũng không dám tin. Người đã học bài học kinh nghiệm của Người quá kĩ. Nhưng chỉ ít lâu sau, tôi biết rõ thái độ của Người. Một hôm đức Giám mục biến mất. Người không báo trước cho ai biết về việc Người ra đi. Ít ngày sau vẫn thấy Người không trở về, người ta bắt đầu xì xào rằng Người đã tự tử trong một cơn loạn óc. Nhưng ý nghĩ đó đã tiêu tan khi người ta biết.
Người đã bán hết của cải - dinh thự của Người trong thành phố, biệt thự của Người ở Menlo Park, tranh và những sưu tập nghệ thuật của Người và cả cái tủ sách mà Người rất quý nữa. Rõ ràng là Người đã tẩu tán hết tài sản trước khi bỏ đi.
Việc đó xảy ra giữa lúc bản thân chúng tôi cũng đang bị lao đao, và mãi đến khi dọn về nhà mới, chúng tôi mới có thì giờ để thắc mắc về những việc mà đức Giám mục đã làm. Rồi mọi việc bỗng nhiên sáng tỏ. Một hôm, vào lúc sâm sẩm tối, tôi chạy qua phố để đến hiệu thịt mua sườn về làm cơm chiều cho Ernest. Trong hoàn cảnh mới của chúng tôi, chúng tôi gọi bữa ăn cuối cùng trong ngày là "bữa cơm chiều".
Vừa lúc tôi ở hiệu thịt ra, một người ở cửa hàng thực phẩm đằng góc phố cũng đi ra. Một cảm giác quen thuộc rất kỳ lạ khiến tôi nhìn lại một lượt nữa, nhưng người đó đã rẽ sang phố khác và đi rất gấp. Tôi thoáng thấy trên đôi vai xuôi và mớ tóc bạc giữa khoảng vành mũ và cổ áo của người đó một cái gì đó gợi lại cho tôi những kí ức mơ hồ. Tôi rảo bước, cố dẹp những ý nghĩ đang thành hình trong óc tôi. Không, không có lí nào. Đức Giám mục đời nào lại mặc quần áo lao động bạc phếch, dài lê thê và bợt cả đũng ra như thế!
Tôi đứng lại, mình lại cười mình, và định thôi không đuổi theo nữa. Nhưng tôi bị đôi vai và mớ tóc bạc quen quen kia ám ảnh. Tôi lại đi rảo bước. Vừa lúc đi vượt lên trên, tôi liếc nhìn rất nhanh vào mặt người đó; rồi tôi quay ngoắt lại: thì ra đức Giám mục thật.
Người cũng đứng sững lại, miệng há hốc. Cái túi giấy to Người cầm bên tay phải rơi xuống vỉa hè, bục ra và một đống khoai tây rơi tung toé, nảy cả lên chân Người và lên chân tôi. Người nhìn tôi vừa ngạc nhiên vừa sợ hãi, rồi Người như xẹp xuống cất tiếng thở dài. Tôi đưa tay ra. Người bắt tay tôi và tôi thấy tay Người nhớp nhớp. Người cứ đằng hắng hoài ra vẻ rất bối rối và Người vã cả mồ hôi trán. Trông cũng biết là Người đang khiếp sợ lắm.
- Khoai tây! - Người thì thầm yếu ớt. - Quý lắm!
Cả hai chúng tôi cúi xuống nhặt và lại cho khoai vào cái túi rách. Lần này thì Người ôm khư khư cái túi trên tay. Tôi cố nói để Người hiểu là tôi rất sung sướng được gặp lại Người, và vì vậy Người phải đi ngay về nhà với tôi.
- Ba con mà được gặp cha thì ba con sướng lắm, - tôi nói. - Nhà con ở cách đây có vài bước đường thôi.
- Cha không đến được, - Người nói. - Cha vội phải đi. Thôi con về nhé.
Người lấm lét nhìn bốn chung quanh như sợ bị lộ và nhất định bỏ đi. Người thấy tôi lẽo đẽo đi theo và kiên quyết không chịu rời Người. Người bảo: - Cho cha biết nhà ta ở đâu, cha sẽ đến thăm sau. - Không, - tôi cương quyết trả lời. - Mời cha đến ngay bây giờ. Người nhìn những củ khoai tây vãi tung trên tay Người và mấy gói đồ nhỏ Người ôm ở tay bên kia.
- Quả tình cha không thể đến được, - Người nói. - Như thế này thật là khiếm nhã, nhưng thôi con bỏ quá cho cha. Giá mà con cũng biết chuyện đó nhỉ! Trông vẻ mặt người như muốn rời rã ra, nhưng Người tự chủ được ngay.
- Vả lại còn chỗ thức ăn này, - Người nói tiếp. - Đây là một trường hợp rất đáng thương. Thật là kinh khủng. Bà lão đã già rồi. Cha phải mang đến ngay cho bà ta. Bà ta đói. Cha phải đi ngay tức khắc. Con hiểu chứ? Rồi cha sẽ đến đằng nhà. Cha hứa với con thế. - Để con cùng đi với cha, - tôi tự nguyện nói. - Có xa không, thưa cha? Người thở dài và đành chịu. - Cách đây có hai dãy nhà thôi, - Người nói. - Ta đi mau lên.
Dưới sự hướng dẫn của đức Giám mục, tôi đã được biết rõ hơn về khu phố tôi đang sống. Tôi không ngờ có thể có những cảnh khổ cực thê thảm đến như thế. Dĩ nhiên, như vậy là do tôi không chú ý đến việc từ thiện. Tôi càng thấy rõ Ernest có lí khi anh ví những việc từ thiện như một lá thuốc cao dán trên một cái ung thư. Phương thuốc của anh tức là cắt bỏ cái ung thư đi; trả lại cho người thợ chỗ sản phẩm người đó đã làm ra; trợ cấp cho những người già cả đã từng lao động một cách vẻ vang cho xã hội. Như vậy sẽ không cần đến những việc từ thiện. Tin chắc như thế, tôi cùng với anh đem hết sức ra làm việc cho cách mạng, chứ không hao phí năng lực của mình để tìm cách xoa dịu những vết thương xã hội luôn luôn đẻ ra từ sự bất công của chế độ.
Tôi theo đức Giám mục vào một gian phòng nhỏ, dài chừng mười ba bộ 1, rộng chừng mười bộ, ở mãi tít nhà trong. Chúng tôi thấy một bà cụ già bé nhỏ người Đức - sáu mươi tư tuổi, theo lời đức Giám mục. Bà cụ tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi vào, nhưng bà cụ gật đầu chào rất nhã nhặn và tiếp tục khâu một chiếc quần đàn ông đặt trên đầu gối bên cạnh bà cụ, ở dưới sàn, là một đống quần như thế. Đức Giám mục thấy trong nhà hết củi, hết than, bỏ ra ngoài đi mua.
Tôi cầm một chiếc quần lên và xem xét công việc của bà cụ.
- Thưa bà, có sáu xu đấy thôi, - bà cụ vừa nói vừa khẽ lắc đầu và vẫn khâu tiếp. Bà cụ khâu chậm, nhưng khâu luôn tay. Hình như bà cụ đã bị cái động từ "khâu" hoàn toàn chế ngự. - Công phu như thế này mà họ chỉ trả có bấy nhiêu thôi à? - Tôi ngạc nhiên hỏi. - Cụ làm mất bao nhiêu thì giờ?
- Vâng, họ chỉ trả có thế, - bà cụ trả lời. - Làm xong thì được sáu xu: mỗi cái khâu mất hai tiếng đồng hồ. Nhưng mà nhà chủ không biết đến chuyện ấy, - bà cụ vội vàng nói thêm, sợ bị chủ rầy rà sau này. - Tôi làm chăm lắm. Tôi bị thấp ở cánh tay. Chị em còn con gái họ làm nhanh hơn nhiều. Họ khâu xong một chiếc chỉ bằng nửa thời giờ của tôi thôi. Ông chủ ấy rất tử tế. Ông ấy cho tôi mang việc về nhà làm, vì bây giờ tôi già rồi và tiếng máy chạy ầm ầm làm cho tôi chóng mặt. Ông ấy mà không tử tế thì tôi cũng đến chết đói...
"Vâng, những người làm ở xưởng, họ được tám xu. Nhưng bà bảo làm thế nào? Công việc đến người trẻ làm còn chẳng đủ, huống hồ người già... Thường tôi chỉ nhận được có một chiếc là hết. Thỉnh thoảng mới được như hôm nay, họ trao cho tám chiếc, phải làm xong trước khi đêm. Tôi hỏi bà cụ làm việc bao nhiêu giờ, bà cụ trả lời cái đó tuỳ theo từng mùa.
- Mùa nực: đơn đặt hàng ùn đến, tôi làm từ năm giờ sáng đến chín giờ tối. Nhưng mùa đông trời rét quá. Chưa làm tay đã cóng lại. Thành thử phải làm khuya hơn, nhiều khi đến tận nửa đêm.
"Vâng, mùa nực năm nay thật là xúi quá. Thời buổi khó khăn. Chắc là Chúa giận. Một tuần nay ông chủ mới trao cho tôi việc này là một đấy. Kể ra, không có việc làm thì cũng chẳng dám ăn nhiều. Tôi cũng đã quen thế rồi. Suốt đời tôi đi khâu thuê, ở bên nước tôi ngày trước, rồi ở cái đất San Francisco này nữa; tất cả ba mươi ba năm rồi.
"Nếu được trả tiền nhà thì mọi việc đều ổn thoả cả. Ông chủ nhà ông ấy tử tế lắm, nhưng ông ấy phải thu tiền nhà. Thế là phải, chứ còn gì nữa. Cái buồng này ông ấy chỉ lấy có ba đô-la. Như vậy là rẻ lắm rồi. Nhưng mỗi tháng xoay được ba đô-la có phải là chuyện dễ đâu?
Bà cụ lại không nói nữa và vừa gật gù vừa tiếp tục ngồi khâu. - Như vậy, cụ chi tiêu chắc là phải dè xẻn lắm nhỉ, - tôi hỏi. Bà cụ gật đầu.
- Sau khi trả tiền nhà rồi, thì cũng không đến nỗi lắm. Dĩ nhiên, mua thịt về ăn thì không được. Cũng không có sữa để pha cà-phê. Nhưng ngày nào cũng được một bữa, và thỉnh thoảng lại được hai bữa.
Bà cụ nói câu sau cùng đó một cách tự hào. Giọng bà cụ đượm một vẻ đắc thắng. Nhưng trong khi bà cụ im lặng ngồi khâu, tôi nhận thấy đôi mắt vui vui của bà cụ giấu một nỗi buồn ghê gớm và hai bên mép của bà cụ rũ xuống. Mắt bà cụ nhìn tận đâu đâu. Bà cụ vội vã đưa tay lên dụi mắt cho khỏi mờ để tiếp tục khâu cho tốt.
- Không, không phải cái đói nó làm cho người ta đau lòng đâu, - bà cụ giải thích. - Đói mãi nó cũng quen đi. Tôi khóc chính là vì đứa con gái tôi. Nó đã bị máy nghiến chết. Nó làm việc đó vất vả thật, nhưng tôi không hiểu sao được. Nó rất khoẻ. Nó còn trẻ, mới có bốn mươi, và nó mới làm được ba mươi năm. Kể ra, nó bắt đầu có sớm quá thật, nhưng mà nhà tôi mất. Nồi hơi trong xưởng nhà tôi l&agr ai hết, anh đã tạo điều kiện cho cuộc khởi nghĩa mà chúng tôi đang chờ hiệu lệnh để cho nổ ra 4. Chiều hôm đó, tôi hỏi Ernest. - Nhưng nếu bọn thiểu số thống trị vẫn còn, thì những số hàng ế thừa khổng lồ hàng năm chúng thu về được sẽ ra thế nào?
- Những số hàng ế thừa, chúng sẽ phải tiêu thụ bằng cách này hay cách khác. Em cứ tin chắc là bọn thiểu số thống trị sẽ tìm được cách tiêu thụ. Chúng sẽ cho xây những con đường tráng lệ. Khoa học và nghệ thuật, sẽ đạt được những thành tựu lớn. Khi bọn thiểu số thống trị đã nô dịch được nhân dân, chúng sẽ có thì giờ dành cho những việc khác.
Chúng sẽ trở thành những người tôn thờ cái đẹp. Chúng sẽ thành những người yêu nghệ thuật. Các nghệ sĩ sẽ lao động dưới sự lãnh đạo của chúng và sẽ được thưởng công rất hậu. Kết quả là nền đại nghệ thuật sẽ ra đời, bởi vì các nghệ sĩ sẽ không phải đánh đĩ với cái thị hiếu tư sản của giai cấp trung lưu như từ trước đến nay nữa. Sẽ có một nền đại nghệ thuật, anh nói thật đấy. Những thành phố kì công sẽ mọc lên, khiến cho những thành phố thời xưa trở thành vô vị, rẻ tiền. Và trong những thành phố đó, bọn thiểu số thống trị sẽ ngự trị để tôn thờ cái đẹp 5.
"Như thế đấy, số hàng ế thừa sẽ bị phí phạm thường xuyên, trong khi lao động phải nai lưng ra làm. Việc xây dựng những công trình và những thành phố vĩ đại đó sẽ đem lại cho hàng triệu người lao động bình thường một khẩu phần chết đói. Bởi vì cái khối lượng khổng lồ những hàng ế thừa bắt buộc phải phí phạm trên một quy mô khổng lồ ngang như thế, và bọn thiểu số thống trị sẽ xây dựng như thế trong hàng nghìn năm, à quên, hàng vạn năm. Chúng sẽ xây những công trình mà người Ai Cập và người Babylon ngày xưa chưa bao giờ mơ ước tới: và khi bọn thiểu số thống trị đã hết đời rồi thì những con đường vĩ đại và những thành phố kì công của chúng sẽ còn lại: tinh thần tương thân tương ái của nhân dân lao động sẽ bước những bước rộn ràng trên những con đường đó và sẽ toả ánh sáng chói ngời trong những thành phố đó 6.
Những thứ đó, bọn thiểu số thống trị sẽ xây dựng lên, bởi vì chúng không thể đừng xây dựng được. Những công trình vĩ đại đó sẽ là một hình thức tiêu xài chỗ của cải thừa, cũng giống như các giai cấp thống trị ở Ai Cập thời xưa đã từng tiêu xài chỗ của cải thừa chúng cướp bóc được của nhân dân bằng cách xây dựng đền đài và kim tự tháp. Dưới ách bọn thiểu số thống trị, sẽ có một giai cấp phát đạt: không phải giai cấp thầy tu đâu, mà là giai cấp nghệ sĩ. Và thay thế cho tầng lớp thương nhân của giai cấp tư sản sẽ là những đẳng cấp lao động. Và bên dưới sẽ là một cái vực thẳm trong đó lớp dân đen, tức là tuyệt đại đa số nhân dân, sẽ đau đớn ê chề, sẽ chết đói, sẽ rữa xác ra, nhưng bao giờ cũng vẫn sinh sôi nảy nở. Và cuối cùng cũng chưa ai biết là một ngày nào họ sẽ đứng lên khỏi vực thẳm; các đẳng cấp lao động và tập đoàn thiểu số thống trị sẽ sụp đổ tan tành; và rồi cuối cùng, sau một quá trình của nhiều thế kỉ, sẽ là thời đại của con người bình thường. Trước đây anh vẫn mơ ước được thấy cái ngày đó; nhưng bây giờ thì anh biết rằng anh sẽ không bao giờ thấy được. Anh ngừng một lát, nhìn tôi và nói tiếp.
- Xã hội tiến hoá chậm ghê cơ, chậm đến phát sợ lên, có phải không, em yêu quý của anh? Tôi vòng tay ôm chặt lấy anh, và anh nép đầu vào ngực tôi: - Em hát đi cho anh nghe, - anh thì thầm, nũng nịu. - Anh đã nhìn thấy một ảo ảnh và bây giờ anh muốn quên đi.
Chú thích:
 "Chủ nghĩa phong kiến từ thiện của chúng ta" là một cuốn sách của Ghent xuất bản năm 1902. Mọingười đều quả quyết rằng Ghent đã đem tư tưởng thiểu số thống trị đến đặt vào đầu óc bọn đại tư bản. Việc mọi người tin như thế thể hiện trong nền văn học của suốt ba thế kỉ bị cáiGót sắt thống trị và ngay trong nền văn học của thế kỉ đầu tiên của thế giới đại đồng. Ngày nay chúng ta đã biết rõ hơn. Những dù rõ đến đâu, hiểu biết của chúng ta cũng không rửa được tiếng cho Ghent là một người vô tội đã từng bị chửi rủa nhiều nhất trong lịch sử.
 Dưới đây là mấy ví dụ về những quyết định đầy tính chất thù địch đối với lao động của các toà án. Việc dùng trẻ con làm việc trong các vùng mỏ than thì ai ai cũng biết. Năm 1905, lao động ở Pennsylvania đã thành công trong việc đòi thông qua đạo luật bắt buộc ràng những lời tuyên thệ của cha mẹ về tuổi già về học vấn của trẻ em phải có chứng cớ kèm theo. Liền sau đó, đạo luật này bị Toà án Luzerne tuyên bố là trái hiến pháp, với lí do là nó vi phạm điều tu chính thứ 14 ở chỗ nó đã phân biệt đối xử với những cá nhân cùng một giai cấp, nghĩa là giữa trẻ con trên mười bốn tuổi và trẻ con dưới mười bốn tuổi. Toà án Quốc gia đã ủng hộ quyết định này. Toave;m bị nổ. Bà bảo lúc ấy chúng tôi còn biết xoay xở ra sao nữa? Nó lên mười nhưng nó khoẻ lắm. Khốn nạn, cái máy may đã giết mất con tôi. Đúng như thế. Nó giết chết con bé, mặc dầu con bé làm nhanh nhất xưởng. Tôi cứ nghĩ đến chuyện đó luôn, thành ra tôi biết. Vì thế tôi không thể làm việc ở xưởng được. Cái máy may làm cho đầu óc tôi quay cuồng lên. Lúc nào tôi cũng nghe thấy nó bảo: "Tao giết nó, tao giết nó!" Và cái máy cứ kêu lên như thế suốt ngày. Tôi nghĩ đến con tôi, không tài nào làm việc được nữa.
Đôi mắt già nua của bà cụ lại nhoà đi một lần nữa, và bà cụ phải lau nước mắt trước khi tiếp tục khâu. Tôi nghe thấy đức Giám mục lật đật bước lên cầu thang, liền mở cửa. Trông Người mới ngộ làm sao chứ? Người cõng trên lưng một nửa túi than, bên trên có một tí củi thanh để nhóm lửa. Mặt Người bám đầy những bụi than xuống góc phòng bên cạnh lò sưởi và lau mồ hôi bằng một chiếc mùi-soa bằng vải thô. Tôi hầu như không tin vào những giác quan của mình nữa. Đức Giám mục đen chùi chũi như một anh phu than, bận một chiếc áo sơ-mi bằng vải bông rẻ tiền đứt cả khuy cổ và một chiếc quần mặc ngoài của anh em lao công! Nghịch mắt nhất là chiếc quần đã bợt cả đũng, dài lượt thượt xuống tận gót chân và giữ ở háng bằng một chiếc thắt lưng da hẹp bản, y hệt những người lao công vẫn mặc.
Mặc dầu đức Giám mục có vẻ nóng bức, hai bàn tay sưng húp đáng thương của bà cụ già đã cóng đi vì lạnh. Trước khi từ biệt bà cụ, đức Giám mục đã nhóm xong lửa và tôi cũng đã gọt xong khoai tây cho vào luộc. Dần dần về sau, tôi được biết thêm có nhiều trường hợp tương tự trường hợp của bà cụ, và nhiều trường hợp còn thê thảm hơn, chìm trong những chỗ sâu thẳm khủng khiếp của những dãy nhà bên láng giềng.
Chúng tôi về nhà thấy Ernest đang hốt hoảng vì sự vắng mặt của tôi. Sau khi cái ngạc nhiên ban đầu của cuộc gặp mặt đã hết, đức Giám mục ngồi ngả lưng trên ghế, duỗi thẳng hai chân mặc quần vải thô và thở dài khoan khoái. Chúng tôi là những bạn cũ đầu tiên Người gặp lại từ khi Người bỏ đi, Người bảo chúng tôi thế; và trong những tuần gần đây, chắc Người khổ tâm vì nỗi cô độc của mình lắm. Người nói với chúng tôi kể cũng đã nhiều, mặc dầu Người nói nhiều hơn về niềm vui mà Người cảm thấy trong khi thực hiện những lời răn của Chúa.
- Bởi vì bây giờ, tôi đang nuôi những con chiên của Chúa, - đức Giám mục nói. - Tôi đã học được một bài học lớn. Dạ dày có yên thì phần hồn mới yên được. Đàn chiên của Người phải được nuôi bằng bánh mì, với bơ, với khoai tây, với thịt; sau đó, và chỉ có sau đó, tâm trí họ mới sẵn sàng nhận những thức ăn tinh khiết hơn.
Đức Giám mục ăn bữa ăn tôi nấu một cách ngon lành. Ngày trước, đến nhà tôi, Người không bao giờ ăn ngon miệng như thế. Chúng tôi nói chuyện về những ngày đó, và Người bảo rằng trong đời chưa bao giờ Người thấy khoẻ như bây giờ.
- Bây giờ tôi toàn đi bộ, - Người nói. Và Người hơi đỏ mặt khi nhớ tới thời kì còn lên xe xuống ngựa, coi đó như một tội lỗi khó lòng chuộc lại được. - Sức khoẻ của tôi vì thế càng tăng lên, - Người nhanh nhảu nói thêm. - Và tôi rất sung sướng, hết sức sung sướng, đúng như thế. Mãi đến bây giờ tôi mới thật là người của Chúa.
Tuy thế nhưng trên mặt Người vẫn hiện lên một nỗi đau khổ thường xuyên, nỗi khổ đau của nhân loại mà Người lấy làm nỗi đau khổ của chính mình. Người nhìn thẳng vào cuộc đời, và cuộc đời lột trần truồng ra thật là khác hẳn những điều Người đã đọc trong những cuốn sách in Người xếp trong thư viện. - Và chính ông phải chịu trách nhiệm về tất cả những cái đó, ông
bạn trẻ tuổi ạ, - Người nói thẳng với Ernest. Anh đâm luống cuống, ngượng nghịu. - Tôi... tôi đã báo trước để cụ rõ rồi kia mà, - Ernest lắp bắp.
- Không, ông hiểu sai rồi, - đức Giám mục đáp, - tôi nói đây không phải để trách móc, mà để cảm ơn. Tôi phải cảm ơn ông đã chỉ đường cho tôi đi. Ông đã dẫn tôi đi từ những lí thuyết về cuộc sống đến cuộc sống thật. Ông đã vén những tấm màn giả dối đậy lên bộ mặt thật của xã hội. Trong lúc tôi còn tối tăm thì ông là ánh sáng, nhưng bây giờ thì tôi cũng đã nhìn thấy ánh sáng rồi. Và tôi rất sung sướng. Duy có một điều... - Đức Giám mục ngập ngừng một cách đau khổ và mắt Người ngơ ngác vì sợ hãi. - Duy có một điều là người ta hành tôi. Tôi không làm gì hại ai. Tại sao họ không muốn để cho tôi yên? Nhưng cũng chưa phải thế. Chính là cái cách họ hành ấy kia. Giá họ lấy roi đánh nát thịt tôi ra, hoặc họ đem tôi đi thiêu sống, hoặc họ đóng đinh tôi lên câu rút, đầu dốc ngược xuống dưới đất, giá như thế tôi lại không sk="noidung1('tuaid=13475&chuongid=10')">Chương X
  • Chương XI
  • Chương XII
  • Chương XIII
  • Chương XIV
  • Chương XV
  • Chương XVI
  • Chương XVII
  • Chương XVIII
  • Chương XIX
  • Chương XX
  • Chương XXI
  • Chương XXII
  • Chương XXIII
  • Chương XXIV
  • Chương XXV
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---