Kiếp thứ nhất

    
ào năm 1430, con tàu buôn tơ lụa của một thương gia giàu thả neo ở cửa sông Tương đổ vào hồ Động Đình tnrớc lầu Vọng Nguyệt. Khi chủ nhân bận tiếp đãi đám khách thương trên thuyền thì Sùng Dương, cậu con trai một của thương gia này, cùng với vị gia sư và hai người hầu nữa trèo lên một chiếc thuyền con bơi thẳng vào thành Quế Dương.
Cậu trai mới lên sáu tuổi. Nhưng cậu thuộc vô vàn thơ cổ và thường đến ngẫm ngợi ở những nơi các nhà thơ xưa vẫn thường lui tới.
Nhiều người đang đi trên phố phải dừng lại để ngắm khuôn mặt đĩnh ngộ đáng yêu và bộ trang phục sang trọng của cậu. Dù biết có những ánh mắt đầy ngạc nhiên đổ dồn về phía mình, cậu trai vẫn giữ được phong thái tự nhiên, đĩnh đạc y như người lớn.
Ở dưới chân lầu Vọng Nguyệt, một đạo sĩ phái Lão gia, ăn mặc rách rưới, không ai đoán nổi tuồi, đứng chắn đường cậu bé. Sùng Dương bảo người hầu ra đưa tiền bố thí. Đạo sĩ đoán ngay cho cậu một quẻ đại cát với những cuộc hữu duyên kỳ ngộ, tiếng tăm lẫy lừng và phú quý vô song. “Nhưng, lão thầy tu nói thêm, đó chỉ là những thứ phù du”. Lão đạo sĩ không lấy tiền bố thí mà buông một tiếng thở dài, vừa lắc đầu vừa quay bước đi về phía hồ. Một thoáng sau, màu áo xám của lão đã nhoà lẫn với màu nước hồ lấp lánh rồi lão biến mất như thể đã bị những đợt sóng nuốt chửng.
Ngày hôm sau, người cha và cậu con trai được một vị quyền chức mời cơm. Vị quan này muốn tặng cậu con trai một món quà, nên sai lũ người hầu bê từng chiếc mâm phủ nhiễu điều diễu qua trước mặt cậu: nào vàng, nào sách hiếm, rồi các dụng cụ âm nhạc và cả những đồ chơi chạy máy của nước ngoài. Sùng Dương bấu chặt vào ghế cúi gằm mặt, không chịu chọn món nào. Ai cũng cố ép cậu. Cậu chỉ im lặng. Người cha vẫn làm bộ vui vẻ và buông lời cười cợt tính nhút nhát của con trai mình. Nhưng ông hạ giọng, mắng mỏ cách ứng xử vô cùng không thích hợp của cậu. Đôi má Sùng Dương thoắt đỏ bầm, cậu cất giọng lí nhí đáp lại rằng cậu dửng dưng với mọi thứ quà tặng đó. Vị quan coi câu trả lời của cậu con trai là một điều sỉ nhục đối với mình, và ông nổi giận. Cha của Sùng Dương không ngớt lời xin lỗi. Những người có mặt thầm thì bàn tán.
Đầu cúi xuống, cậu trai đứng dậy và bỏ ra ngoài. Người ta chạy đuổi theo cậu. Cậu đến bên bờ ao có cây thuỳ liễu đang giơ tán lá tuyệt đẹp ra vuốt ve mặt nước. Cậu bé nhón chân ngắt lấy hai cành dài và ôm chặt vào lòng.
“Đây là quà cho ta”, cậu nói nhỏ. Rồi nghe thấy có tiếng người cười, cậu xấu hổ bỏ chạy mất.
Người cha và cậu con trai trở về nhà theo dòng Lục Ngạn. Sùng Dương không thể rời mắt khỏi hai cành liễu. Cậu cắm hai cành liễu vào một chiếc lọ men sứ, chúng đung đưa theo nhịp sóng trên sông. Vừa về đến nhà là cậu đã vội vàng đi trồng chúng ngay dưới cửa sổ phòng mình. Cả nhà buồn cười vì việc làm của cậu. Ai cũng nói chúng không thể sống được đâu. Cậu bé như không nghe thấy gì cả. Ngày nào cậu cũng tưới và say mê ngắm nghía hai cành liễu. Chúng bén rễ, lá non bắt đầu chồi ra. Chỉ ít năm sau, hai cành liễu đã lớn thành hai cây liễu với bộ tóc dài mượt mà rủ xuống tận đất.
Trong một trận bão, các con thuyền chất đầy hàng hoá của người cha bị đắm trên dòng sông Lục Ngạn. Sau đó, một mùa hè lạnh lẽo và mưa gió đã làm sụt giá vải lanh, thứ vải mà thương gia này đã dồn hết vốn liếng vào. Gia đình khánh kiệt. Để trốn chủ nợ, họ phải phiêu dạt đến một tỉnh nhỏ hẻo lánh. Cậu bé, bấy giờ đã mười hai tuổi, phải dứt bỏ hai cây liễu. Cậu khóc.
Khi cha mẹ chết, cậu mười tám tuổi. Sùng Dương sống đơn côi trên một sườn núi hoang. Buổi tối, chàng dùi mài kinh sử chuấn bị cho khoa thi ở kinh kỳ. Đó là hy vọng duy nhất của chàng để thoát khỏi cảnh khốn khó. Ban ngày, chàng chép sổ sách thuê, chàng dạy học cho lũ trẻ trong một ngôi làng nhỏ và nhờ đó cũng kiếm được ít tiền.
Một hôm, sau khi xong việc, chàng lên núi, trở về nhà. Đã bắt đầu những ngày cuối xuân, hoa tàn phủ đầy con đường quanh co mong manh mất hút trong cánh rừng trúc. Mặt trời lặn chập chờn bay như hoá thành những chú bướm vàng. Tiếng chim hót hoà lẫn với tiếng suối róc rách. Lòng dạt dào trước cảnh đẹp. Sùng Dương cất tiếng than van cho cái đẹp mong manh và cuộc đời biến động. Chàng thở dài và ứng tác một bài thơ:
Độc bộ hành độc bộ hành,ta leo con đường độc đạo
Những tia nắng rớt hoàng hôn chạy trốn về trời tây mang theo màu đỏ bầm vũ trụ
Từng đôi chim hát trong tán lá âm u
Chúng vui quá làm trái tim mồ côi ta rỉ máu
Bỗng tiếng ngựa băm nước kiệu bứt Sùng Dương ra khỏi thế giới mộng mơ. Chàng quay lại. Một thiếu niên trong bộ áo dài xanh cưỡi trên chú ngựa Ba Tư nhảy xuống đất và kính cẩn cúi chào chàng.
“Đệ tên là Thanh Y, thiếu niên nói, từ tỉnh Triết Giang tới. Lúc nãy đi qua ngôi làng ở dưới kia, nghe người ta nói có đồng hương sống trên sườn núi này. Thế là đệ nhất định đi tìm bằng được. Đệ lo đến nghẹt thở sẽ không gặp được huynh. Đệ nhớ lại bài thơ của Giả Đảo(1) - “người ờ trong núi này, giữa tầng mây bao phủ, mà không ai thấy bóng” - nhưng mà huynh đây rồi!
Nghe giọng Triết Giang nhẹ nhàng mà Sùng Dương run rẩy. Chàng vội trả lời: “Lưu lạc mất quê hương từ độ mười hai tuổi, chưa lần nào tôi quay về lại được mảnh đất chôn rau cắt rốn. Nếu đệ có lòng hạ cố ghé thăm chỗ ở tồi tàn của tôi, thì tôi sẽ vô cùng cảm kích được nâng chén trà nhạt mời đệ và nghe chuyện quê hương”.
Thiếu niên từ phương xa tới vui vẻ nhận lời, cầm dây cương dắt ngựa đi theo Sùng Dương. Men theo dòng suối đi bộ hồi lâu, họ đến trước một mái nhà tranh. Sùng Dương vào nhà, nhóm lò nấu nước. Chàng mời khách uống chè xanh trong cốc sứ Cảnh Đức, loại sứ mỏng đến trong suốt, một trong những đồ vật quý hiếm còn giữ lại được khi gia đình chàng tan tác.
Sùng Dương tự rót trà cho mình vào bát đất nung, nhắc đôi chuyện về Triết Giang cùng những cảnh đẹp nổi tiếng ở đất này. Chàng gợi lại những con phố ồn ào, nơi những người bán cháo rong, thợ dao kéo, thợ cắt tóc, thợ gương kính đi lại như những kẻ mộng du như thể bị mùi hương hoa nhài mê hoặc.
Đôi mắt chàng đắm chìm trong xa xăm. Nhà chàng hồi đó có nhiều xe ngựa, cỗ xe của chàng đẹp nhất, kiêu hãnh lăn bánh như đang chở một vị đại cao niên. Mùa xuân, vào những đêm trăng tròn, cả gia đình chàng du ngoạn trên chiếc thuyền lớn sơn son thếp vàng và ăn bữa tối trên Tây hồ. Sơn hào hải vị lẫn các loại hoa quả lạ đựng đầy ắp những chiếc đĩa ngọc lớn. Một nhạc công đứng tuổi thổi sáo ở mũi tàu. Hoa lệ quyên đỏ rực khắp đôi bờ, không gian yên tĩnh, bóng trăng dưới nước vỡ oà theo mỗi nhịp thuyền rồi lặn sâu xuống lòng nước sẫm màu như một con rắn bạc.
Sùng Dương kín đáo lau dòng lệ trào ra và hỏi người thiếu niên phương xa có biết toà nhà ở mặt tiền con đường lớn nằm giữa phố không, vì đó là chỗ ở cũ của chàng.
“Hẳn nhiên rồi, thiếu niên đáp. Toà nhà ấy dần dần đổ nát chẳng ai buồn mua. Chỉ có hai cây liễu với tán lá rậm rạp là chứng cho cảnh thịnh vượng một thời.
Ôi Liễu! Sùng Dương thốt lên, chàng đã quên chúng bao lâu rồi. Chà, những trò nhõng nhẽo thời trẻ thơ của tôi!”
Chàng xúc động đứng lên lấy thêm một chai rượu gạo để nâng chén cùng khách.
Trò chuyện rôm rả, họ quên cả thời gian. Bóng những cây trúc dịch chuyển dần theo ánh trăng chậm rãi hắt bóng lên tường, giữa những đường nứt nẻ. Sùng Dương mời khách lưu lại qua đêm. Thanh Y ở lại hai ngày.
Vào sáng ngày thứ ba, vị khách bảo với vị chủ nhà: “Đệ đi đây. Đừng níu giữ. Đệ sẽ quay trở lại”.
Thiếu niên nhảy lên ngựa rồi mất hút trong rừng cây.
Sùng Dương nóng lòng đợi Thanh Y quay trở lại. Rút cục thì chàng cũng gặp được một người bạn để bàn luận về nghệ thuật, triết học và văn chương. Nhưng mãi vẫn chưa thấy Thanh Y, Sùng Dương bắt đầu mất hy vọng. Ba tháng sau, một tối, chàng đang nấu nước pha trà thì có người vừa đẩy cửa vào vừa cười vang: “Khát quá! Cho đệ xin một chén trà nhạt”.
Thanh Y ngồi vào bàn trò chuyện với Sùng Dương cứ như thể vừa mới từ biệt Sùng Dương ngày hôm qua. Khuôn mặt đầy bụi đường, gấu áo dài vấy bùn đất, dường như Thanh Y vừa mới đi ngang qua một xứ sở có dòng sông xói vào làm đất quặn đau.
Ba ngày sau, Thanh Y lại bỏ Sùng Dương ra đi, rồi trở lại một lần nữa để rồi lại bất ngờ ra đi. Thanh Y viếng thăm Sùng Dương như vậy không biết bao nhiêu lần. Sùng Dương có được tin tức từ bên ngoài nên chịu đựng dễ dàng hơn nỗi cô đon của mình.
Thanh Y có cái nhìn sâu như của người lớn, đôi khi cái nhìn ấy lại đượm màu u sầu kỳ lạ. Sùng Dương cho rằng đó là vì Thanh Y nuối tiếc địa vị được xã hội kính nế. Chàng khích lệ Thanh Y dự khoá thi đình để có dịp trả thù đời. Nhưng Thanh Y trả lời: “Trên đời này có hai loại kiếp người: loại thứ nhất làm chúng ta nghĩ đến dòng sông chảy ra biển, loại thứ hai bay theo làn mây lang thang vô định. Đừng nói với đệ về sự nghiệp lẫn địa vị xã hội. Đấy là những cái ách mà đệ không thể đeo được”.
Thế rồi chàng tự giễu mình: “Hạnh phúc của tôi có tên là nhàn tản:
Có cái gì trên núi?
Nơi đỉnh đèo trang mây...
Riêng mình ta tận hưởng
Biết tỏ cùng ai đây.
Một tối, Sùng Dương ngồi chơi đàn thập lục dưới bóng những rặng tre. Khi chàng chơi xong, Thanh Y hỏi có phải giai điệu tràn đầy nỗi u buồn và nặng niềm luyến tiếc này là lấy từ tứ thơ của Trương Hoa3: “Mỹ nhân không xuất hiện. Ta biết tặng cho ai dòng suối trong vắt này, và tặng ai đôi bờ xanh xen lẫn những đoá lan dại này?”
Thấy bạn tri âm đỏ mặt thẹn, thiếu niên mỉm cười: “Vào tuổi huynh, nghĩ đến hôn nhân là chuyện thường tình, phải có một người vợ đế chăm lo việc bếp núc”.
“Tôi là một nho sĩ nghèo, Sùng Dương trả lời. Nhà tôi trống trải gió tha hồ lùa vào. Tôi chẳng có gì ngoài những điều mình có trong đầu. Tôi có thể đem lại được gì cho một người vợ đây? Ai là người hạ cố chia sẻ với tôi mái nhà tranh với những bức vách trần trụi và những bữa ăn khốn khổ?”
“Đệ đã cho em gái sinh đôi với đệ xem thơ của huynh. Tài năng của huynh làm em gái đệ vô cùng cảm mến. Đệ sẽ nói với tiếu muội, rất có thể là...”
“Huynh thật lòng biết ơn đệ. Nhưng tình cảnh khốn khồ của huynh không cho phép huynh nhận lời với đệ được”.
“Em gái đệ không xấu xí. Rồi huynh sẽ thấy trí tuệ sắc bén và tính cách của tiếu muội còn mạnh mẽ hơn cả huynh và đệ cộng lại”.
Không kê cà thêm giây phút nào nữa, Thanh Y từ biệt Sùng Dương ra đi.
Ba ngày sau, khi Sùng Dương đang đốt nến đọc sách, thì bỗng nghe thấy từ xa vọng lại tiếng sáo, tiếng đàn tì bà, tiếng đàn thập lục lẫn với tiếng vó ngựa lộp cộp. Chàng đặt sách xuống, đi ra ngoài.
Có những bóng đen và những tia sáng đỏ hắt lên từ dưới thung lũng. Phút chốc ở phía cuối con đường, thấy xuất hiện chàng thiếu niên ngồi trên mình ngựa, áo quần sang trọng, theo sau là một tốp nữa ăn mặc theo kiểu những cô nhài, tay cầm đèn lồng đở sẫm. Tiếp theo đó là bốn người to lớn, vai khiêng kiệu phủ lụa. Cuối cùng là một tốp nhạc công, vừa đi vừa chơi những giai điệu vô cùng hoan lạc.
Thanh Y nhảy xuống ngựa, chào Sùng Dương:
“Hạnh phúc của huynh hối thúc đệ mang em gái đến cho huynh mà không kịp báo trước”.
Sùng Dương bị bất ngờ tới mức quên cà chào đáp lễ. Thiếu niên ra hiệu cho bốn lực sĩ đặt kiệu xuống đất. Mấy cô nhài vội vàng mở cửa kiệu.
Mùi xạ hương quyến rũ xộc vào hai lỗ mũi Sùng Dương.
Một cô gái trong bộ áo màu xanh ngọc cung kính quỳ gối chào Sùng Dương. Gương mặt nàng tròn vành vạnh, nước da trắng bóc như trong suốt. Đôi mắt nàng to và hơi xếch e lệ cúi xuống. Làn tóc nàng lượn sóng bồng bềnh xoà xuống kín lưng, ánh đèn giống như tán lá liễu rậm rạp.
Sùng Dương sững sờ bất động, không thốt ra nổi một lời. Thanh Y vỗ tay ba cái. Khoảng một chục người hầu xuất hiện. Khi những người này bắt đầu khiêng trên lưng những chiếc hòm nặng trịch vào trong nhà thì đúng lúc đó giọng nói trẻ trung nhưng kiên nghị của thiếu nữ cất lên: “Thưa đại huynh, muội đã thưa với huynh rằng đã là phu phụ thì vợ phải chia sẻ cuộc sống với chồng. Nếu chồng hành khất thì người vợ cũng phải đi ăn xin. Hãy cho người mang hết đồ hòm đi khỏi đây. Muội muốn lập nghiệp từ chính đôi bàn tay của mình”.
“Đừng tức giận, tiếu muội, Thanh Y lúng túng nói với em gái. Rõ ràng là chàng có thói quen nhường nhịn em mình. “Thứ lỗi cho ta, ta lại quên các nguyên tắc của muội. Nhưng xin muội hãy vui lòng nhận lấy chiếc bàn cẩm thạch này”.
Chàng khoát tay ra hiệu, lập tức những kẻ khuân vác liền kê một chiếc bàn và ba chiếc ghế ngay dưới rặng trúc rồi rút lui. Thiếu niên quay lại nói với Sùng Dương. “Huynh thấy đấy, trong hai anh em đệ thì tiểu muội của đệ là người ra lệnh! Còn bây giờ thì đến lượt huynh phải khuất phục nàng”.
Thiếu niên cười lớn rồi nhảy lên yên ngựa.
“Thôi, chàng và nàng ở lại. Hẹn ngày tái ngộ!”
Lũ người hầu đi theo sau chủ nhân của họ. Tiếng nhạc xa dần và những chiếc đèn lồng thấp thoáng trong cánh rừng trúc như những con đom đóm. Sau đó, là tịch mịch và bóng đêm.
Sùng Dương cứ ngỡ mình mơ ngủ nếu như không thấy Lục Y đứng bên bậu cửa.
Ngày hôm sau, thiếu phụ dậy từ lúc bình minh. Nàng lau nhà rồi nấu nướng. Nàng nói ít, nhưng tiếng lách cách của những chiếc vòng ngọc buộc ở thắt lưng bằng lụa của nàng va vào nhau theo mỗi bước nàng đi như những lời nói dịu dàng. Quần áo nàng làm bằng vải đẹp lại còn thêu thùa cầu kỳ tương phản hoàn toàn với quang cảnh trơ trọi xung quanh. Cử động vụng về của nàng cho thấy từ trước đến nay lúc nào nàng cũng là người được hầu hạ. Nhưng mỗi khi Sùng Dương tìm cách giúp nàng, thì nàng lại làm mặt giận và gạt đi.
Chàng loá mắt trước niềm hạnh phúc bất ngờ. Lục Y đến, giống như giọt mật ngọt ngào rơi vào cuộc đời của chàng là một chén trà đắng chát. Nàng làm rạng rỡ ngày tháng chàng đang sống. Nàng là cánh bướm vừa đến đậu trên tờ giấy vàng quyến sách chàng đang đọc.
Giờ đây, mỗi giây phút là một niềm vui êm đềm. Mùa thu đến trên núi. Tre trúc, đã lĩng bớt chút lá, hơi khô lại dưới bầu trời hanh. Ớ chỗ có nhiều nắng, rêu ngả sang màu nâu, suối hạ giọng thầm thì, và những mỏm đá ánh lên sắc hồng.
Các cụ thời xưa nói đúng, khốn khổ, cực nhọc, cô đon là những thử thách cho ai có mệnh lớn. Hoàn toàn phỉ nguyện về nàng Lục Y, món quà tặng của trời, Sùng Dương tin chắc mình sắp thoát khỏi cảnh nghèo túng và đầu óc thông tuệ sẽ giúp chàng lập nên sự nghiệp.
Kết thúc mỗi buổi dạy, chàng về nhà theo con đường mòn rọp bóng cây. Chàng sung sướng đến độ không tin nổi niềm hạnh phúc của mình là có thực. Rồi chàng chợt thấy lo lắng, chàng rảo bước chạy vội vào sân. Chàng dáo dác tìm Lục Y. Chàng thấy nàng đang khâu vá. Xúc động quá, chàng lau vội mấy giọt lệ lăn trên má. Chàng sợ nàng sẽ biến mất y như thể nàng đột nhiên đến với chàng!
Một lần, chàng thấy nhà trống không. Chàng vội vã chạy ra ngoài. Vầng dương đang lặn làm chàng loá mắt, những rặng trúc khóc than trong gió và từng chỏm mây đàn đàn lóp lớp lạc lõng sắp mất hút tận cuối chân trời.
Làm sao sống được mà không có nàng?
Thanh Y trở lại thăm em gái. Lần nào chàng cũng trêu chọc nàng. Nàng giận và chàng lại rối rít xin lỗi. Sùng Dương hiểu rằng những trò cãi nhau như vậy làm cho hai anh em họ rất vui. Khi có mặt anh trai, Lục Y có vẻ ít khép nép hơn, sự thay đổi này làm cho Sùng Dương cảm thấy phiền lòng. Tối đến, cả ba cùng ăn cơm bên chiếc bàn cẩm thạch. Họ uống thứ rượu mà Thanh Y mang từ quê lên. Lục Y chơi đàn thập lục đệm theo tiếng anh trai ngâm một bài thơ ứng tác. Sùng Dương không còn nhận ra nàng nữa. Đôi má nàng ửng đỏ, đôi mắt nàng sáng long lanh, tiếng cười lảnh lót của nàng trở thành tiếng cười của Thanh Y Một lần, nàng quyết định đi dạo một vòng. Thanh Y, người lúc nào cũng phục tùng tất cả những trò đỏng đảnh của nàng, giúp nàng trèo lên ngựa rồi cũng ngồi lên phía sau để giữ dây cương. Sùng Dương thấy họ đi khuất vào rừng trúc, đôi bóng hình sinh đôi.
Mặt trăng tròn vành vạnh, bầu trời không một gợn mây, chàng cảm thấy dường như họ đã tan biến vào vũ trụ riêng của họ. Thất vọng, chàng khóc nức nở bên bậu cửa.
Một hôm, chàng hỏi Thanh Y về gốc gác của anh ta. Chàng thiếu niên mỉm cười lảng tránh. Từ đó, vô vàn câu hỏi cứ ám ảnh Sùng Dương. Hai anh em sinh đôi kia thuộc tầng lớp xã hội nào? Quần áo, cung cách, cư xử văn hoá cho thấy họ là con nhà nòi. Nhưng họ là con nhà ai ở Triết Giang? Cha họ làm nghề gì? Tồ tông của họ là những ai? Thanh Y có vẻ có một cuộc sống khá giả. Anh ta kiếm tiền bằng cách nào? Anh ta làm nghề gì?
Đôi khi bị Sùng Dương căn vặn, bằng một giọng ngập ngừng gần như thầm thì, Lục Y phác hoạ ra một bức tranh lẫn lộn về thời thơ ấu của mình, câu chuyện còn huyền hoặc hơn cả một khung cảnh bị che giấu sau lớp sương mù. Chàng trai trẻ lại càng nằn nì muốn biết thêm. Nàng cúi mặt, im lặng nhất mực không chịu nói nữa. Tại sao nàng lại phản ứng như vậy? Lục Y nhẽ ra phải tin tưởng ở chàng và kể cho chàng nghe sự thật. Chàng sẵn sàng chia sẻ mọi tấn thảm kịch nàng đang phải gánh chịu một mình. Phải chăng nàng xuất thân từ một gia đình bị phá sản hay bị triều đình thất sủng? Cha mẹ nàng ờ đâu? Họ bị lưu đày hay bị kết tội? Tại sao khi chàng trai trẻ cố công tìm một câu trả lời hay một dấu hiệu nào đó, thì mắt nàng lại nhoà lệ, nàng câm lặng và vô cùng bối rối?
Tại sao nàng lại đến đây mà sống với một kẻ hàn sĩ?
Nàng có yêu chàng không? Chàng là gì đối với nàng, một nơi trú ngụ, một nguồn an ủi hay một tia hy vọng?
Bực bội, chàng cho rằng đối với chàng nàng mãi mãi là một câu đố không có lời giải đáp, một người phụ nữ cao kỳ đến mức chàng sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được. Chàng thấy xấu hổ vì kết luận này của mình. Chàng giữ khoảng cách với nàng và vùi đầu dùi mài kinh sử. Nhưng không hiểu được tham vọng của chàng, Lục Y cố gắng thuyết phục chàng từ bỏ ảo mộng vinh hoa phú quý mà hài lòng với cuộc đời bình dị. Chàng nổi giận đùng đùng. Nàng nhìn chàng buồn bã cứ như thế nàng thấy được trong con tức giận của chàng một điềm xấu.
Ngày hôm sau, nàng bắt đầu đan những chiếc giỏ tre. Nàng đem bán giỏ cho dân làng, và bảo Sùng Dương ngừng dạy học để hoàn toàn tập trung vào việc học của mình. Nàng trở nên ít nói.
“Hãy cho tôi biết sự thật: tại sao nàng lại can thiệp vào cuộc sống khốn khổ của tôi? Tại sao nàng lại hy sinh nhiều vì tôi như vậy?” Một hôm Sùng Dương hỏi nàng.
Lục Y cắn môi, không trả lời. Trước sự im lặng đó. Sùng Dương cảm thấy vô cùng đau đón, chàng ra khỏi nhà, sập mạnh cửa và đi vào rừng than thở một mình.
Chàng trở về nhà khi ráng đỏ của buổi hoàng hôn đã tắt hẳn ở phía chân trời. Màn đêm buông xuống. Qua khe cừa hé mở, chàng thấy Lục Y ngồi trước bếp lò. Từ chiếc nồi gang, hơi bốc lên nghi ngút mang theo mùi cơm thơm lùng. Lục Y ngồi trên ghế đan giỏ. Dù có ánh lửa hắt vào soi tỏ bóng dáng nàng nhưng nàng vẫn nhuốm vẻ thiểu não, u buồn. Tóc nàng dài chạm đất. Nàng nâng lên, cuộn thành búi và ghim lại bằng một que tre, sau rồi lại tiếp tục làm việc. Nhưng nàng có vẻ lơ đãng. Bỗng nhiên cánh tay nàng ran rấy. Một cật tre cứa vào ngón trỏ của nàng.
Năm 1444, Sùng Dương thi đỗ hai kỳ thi ở huyện nên được phép tiếp tục khoa thi hội. Chàng từ biệt nàng Lục Y và ngọn núi, cuốc bộ đến tận thủ phủ của tỉnh. Tường kiên cố bao bọc quanh văn miếu nằm đơn độc phía Tây Nam tỉnh lỵ. Giữa văn miếu có đài quan sát cao. Hàng trăm lều gỗ nhỏ nằm hàng dọc nối nhau; các sĩ tử được khám xét cẩn thận ở lối cửa chính rồi sẽ bị nhốt trong đó. Lát sau, tiếng cồng báo hiệu đóng cửa văn miếu. Lều của Sùng Dương cao hai mét, rộng một mét, sâu một mét rưỡi. Vào tháng Tám âm lịch, nắng thiêu đốt cái mái lều mỏng mảnh lợp ngói, biến cái lều thành cái lò nướng. Sùng Dương khua chiếc quạt tre mà Lục Y làm cho chàng song chẳng ăn thua gì. Chàng thường phải ngừng lại đế lau mồ hôi. Những người dự thi sẽ bị cách li ba ngày, hai đêm để làm một bài thi và có tất cả ba bài thi như thế. Buổi tối Sùng Dương nằm nghỉ ngay trên bàn làm bài thi. Tiếng muỗi vo ve và cái nóng hầm hập làm chàng không thể nào chợp được mắt. Chỉ duy nhất có chiếc chiếu nằm mà Lục Y dệt cho chàng là mang lại chút ít mát mẻ và dễ chịu. Nó mượt mà như làn da đàn bà.
Đến ngày thứ hai của bài thi thứ hai, trời nổi một cơn dông. Nước mưa tràn vào lều qua mái và cửa sổ. Cánh cửa oằn lại vì gió, Để bảo vệ tờ giấy bản mà chàng dùng để viết luận văn, Sùng Dương phải cởi quần áo ra mà gói nó lại. Bổng có tiếng la ó nổi lên. Đó là tiếng lính gác và tiếng quan giám thị mắng chửi lẫn nhau. Các hố xí ngập ngụa phân người chảy tràn cả ra ngoài.
Buồi tối, mưa ngớt hạt. Sùng Dương run cầm cập trên chiếc chiếu ướt sũng, mệt mỏi, thảm hại. Chàng nghĩ đến mái ấm gia đình và Lục Y làm việc bên bếp lửa. Chàng thấy gương mặt và đôi mắt nàng sáng long lanh dưới làn mi dày. Chàng thấy rõ đôi tay nàng thô ráp, những ngón tay xương xẩu. Tim Sùng Dương thắt lại. Lúc ấy trong người chàng lại tràn ngập một tham vọng điên cuồng được đăng khoa trong kỳ thi này.
Kết quả được loan bố vào tháng Chín âm lịch, khi những cánh nguyệt quế trổ hoa. Sùng Dương đỗ thứ năm, theo thông lệ những người thi đỗ đều được các quan chức địa phương thưởng bạc nén, và sẽ được bồ nhiệm làm quan cho triều đình. Sùng Dương tiêu hết số tài sản được ban thưởng vào việc mua cho Lục Y hai tấm lụa thượng hạng và một đôi khuyên tai bằng san hô. Đã lâu lắm rồi nàng chỉ mặc độc một loại váy bằng vải bông thô.
Nhưng khi về đến nhà, dù cho Sùng Dương nhất quyết tỏ ý không bằng lòng, Lục Y vẫn cứ đem nhuộm hai tấm lụa thành màu xanh lam rồi may cho chàng hai chiếc áo dài mới. Nàng còn khâu cho chàng hai đôi giày vải.
Cuối mùa thu, Sùng Dương rời nhà đi dự cuộc thi đình. Lục Y tiễn chàng đến tận chân núi.
“Sáu tháng nữa ta sẽ về, Sùng Dương vừa nói vừa lau nước mắt. Ta phải đỗ trong kỳ thi này. Nàng sẽ không còn phải làm những việc nặng nề và rồi cuộc đời đôi ta sẽ dễ chịu”.
Lục Y cúi đầu. Sau một hồi lâu im lặng, nàng nói: “Thiếp chỉ có một lời khuyên với chàng. Chàng sinh ra trong cảnh giàu sang rồi chàng lại mất nó. Đừng quên rằng cuộc đời trần thế chỉ là phù du. Không biết liệu sau này chúng ta có còn gặp lại nhau nữa hay không? Giàu sang hay nghèo khó không thể ngăn cản hạnh phúc đôi ta”.
“Nếu ta gặp chuyện bất hạnh trên đường đi..
Sùng Dương ngừng lời. Chàng nhìn xung quanh thấy một cây liễu già bên đường. Chàng kéo Lục Y đến bên gốc cây và ép nàng quỳ xuống như chàng.
“Cây liễu này làm chứng cho lời nguyền của đôi ta, chàng nói. Nếu ta gặp chuyện bất hạnh trên đường đi, nếu trong cuộc đời này chúng ta sẽ không gặp nhau nữa, chúng ta sẽ tái ngộ ngay từ đầu kiếp sau! Chúng ta sẽ là anh em sinh đôi, sinh ra cùng nhau và lớn lên bên nhau không bao giờ rời xa”.
Lục Y cau mày. Nàng không thích lời nguyền có điềm dữ như vậy. Nhưng Sùng Dương cố ép nàng. Nàng cũng thề. Họ cùng nhau cúi lạy trước cây liễu.
“Lục Y, nàng hãy giữ gìn...” Giọng nói của Sùng Dương nghẹn ngào. “Hãy đợi ta về. Ta sẽ trở về!”
Lục Y quay mặt giấu nỗi đau đớn.
“Chàng vẫn hỏi tại sao thiếp lại đến sống cùng chàng, nàng nói. Chàng cho việc thiếp im lặng không nói ra là vì lòng thiếp thờ ơ nên chàng đau khổ. Thiếp không trả lời chàng là vì thiếp không biết tại sao. Thiếp chỉ muốn nhìn thấy chàng, nghe giọng chàng nói, muốn dâng tặng cuộc đời cho chàng... Thiếp đã nói quá nhiều rồi... Bây giờ chàng hãy đi đi. Thiếp xin chàng, đi đi!”
Sùng Dương cứ đứng ngây ra đó, nên nàng Lục Y quay lưng rảo bước. Những chiếc vòng bạc của nàng kêu lách cách và gió thổi váy áo nàng sột soạt. Càng lúc nàng bước đi càng nhanh, cứ như thể nàng đang trôi đi. Thoáng sau, bóng nàng đã nhoà lẫn với rừng cây.
Đối với Sùng Dương, kể từ đó là bắt đầu những dằn vặt.
Không ngày nào chàng không nghĩ đến chuyện từ bỏ con đường dẫn đến vinh hoa phú quý đầy bấp bênh mà quay trở về với mái nhà tranh. Con đường dẫn đến kinh đô bụi bặm, quanh co uốn lượn qua những cánh đồng và những ngọn đồi. Nắng như thiêu như đốt làm cổ họng Sùng Dương bỏng rát. Trên đầu chàng, bầu trời mênh mông vô tận. Chàng thấy mình bé nhỏ, nực cười, và tự hỏi ta đã biết được cái tốt đẹp, sao ta lại một mực đi về phía cái tồi tệ; tại sao cứ mỗi giây phút được tình yêu và cuộc sống vẫy gọi, thì ta lại càng lạc sâu vào ảo vọng, để ta chết nghẹt trong đôi cánh tay ảo vọng.
Bước chân nặng nề vì do dự, hai tháng sau Sùng Dương đến kinh kỳ, mặt mũi bấn thỉu, hốc hác, giày thủng và quần áo rách bươm.
Nằm giữa hai lớp Trường Thành, Bắc Kinh uy nghi đường bệ vươn lên trời cao những lỗ châu mai và những lá cờ thêu rồng. Từng đàn én bay lượn xung quanh những toà tháp lúc nào cũng có lính vai đeo cung tên đi đi lại lại. Đám đông huyên náo đi qua chiếc cầu rút vào chính môn nom tựa một con mắt mờ thao láo.
Kỳ thi đình đầu tiên diễn ra vào tháng hai âm lịch, rồi đến mùa mận ra hoa thì kết quả mới được thông báo. Sùng Dương đỗ kỳ thứ nhất, được vào kỳ thi thứ hai, là giai đoạn cuối cùng để tiến sát tới chân hoàng đế.
Kỳ thi diễn ra trong Cấm Thành, dưới mái hiên của ngự điện và thí sinh ngồi làm bài ngay trên những bậc lên xuống bằng đá trắng. Thí sinh phải viết bài luận văn về một chủ đề được rút ra từ bộ Tứ Thứ. Ngày hôm đó là ngày thứ mười của tháng Tư âm lịch, thấy hứng khởi vì khí trời êm dịu, hoàng đế Anh Tông cho tổ chức lễ hội. Ngài uống rượu, cười đùa với các vị đại thần trong căn phòng lớn.
Một tháng sau, kết quả kỳ thi vẫn chưa được loan báo. Sùng Dương trọ ở phía Cửa Đông của cấm Thành, nhưng nay vì túi đã cạn nên chàng bỏ phòng trọ ra nằm chung ồ rơm ở nhà dưới với những người bán hàng rong và những người đi chợ phiên. Sáng nào chàng cũng rời quán trọ, đi dọc theo bức tường loang lổ của cung vua, đến tận Thiên An Môn, nơi có hai cái trụ khắc hình rồng, vật tổ của người Trung Hoa tự hào vươn thẳng lên trời. Thất vọng xen lẫn với nỗi bứt rứt sốt ruột, chàng đi ăn mì ở bờ thành rồi lang thang các ngóc ngách thành phố, vừa đi vừa mơ màng tự vân vê sô phận của mình, rôi lại ngập chìm trong mối lo âu giữa những tiếng ồn ào đô thị của thành Bắc Kinh.
Một chức quan có phẩm tước đàng hoàng, liên tục đỗ đạt qua những kỳ thi làm tan nát tham vọng của hàng vạn kẻ sĩ khác, còn có thể sẽ phụng mệnh triều đình quay về làm quan ờ ngay bản quán, những vinh dự không dám hy vọng này vẫn không thể thoả mãn Sùng Dương, vì từ khi đến Bắc Kinh, chàng chỉ chăm chăm nhắm một chức quan ờ ngay trong triều.
Có lúc thơ thẩn dạo bước một mình, chàng trai trẻ đi ngang cung điện của các hoàng thân quốc thích. Chàng thấy những cánh cồng son son có sư tử đá canh gác và những lính hầu ngồi trước bậc thềm. Một tháp chuông, một toà tháp hay mái nhọn của một toà lầu nhô lên khỏi bờ tường gợi lên một cuộc sống không bị dòm ngó bởi ánh mắt của người đời bình thường. Thỉnh thoảng cánh cồng hé mở ra, bọn người hầu và thị tì xuất hiện. Từng đoàn xe ngựa phủ lụa lấp lánh có các vương công trẻ tuổi hộ tống đi ra khỏi cổng. Gió thổi nâng rèm lên nên đôi khi từ xa Sùng Dương thoáng nhìn thấy một khuôn mặt, một tà áo hoặc một mái tóc cài đá quý lóng lánh.
Một buổi sáng kia, Sùng Dương tỉnh dậy sau một giấc mơ lạ. Chàng thấy mình mặc áo dài màu son thêu đủ công phượng, nhưng lại chỉ huy cả một đội quân dàn hàng dưới chân bức Trường Thành. Trước nhà trọ đang có chọi gà. Có tiếng chửi nhau, tiếng hò hét hoan hô. Có hai người xông vào đánh nhau và rồi là cà một sự hỗn loạn. Sùng Dương nhớ ra đêm qua chàng đã tiêu quan tiền cuối cùng và uống rượu đến tận sáng. Nằm trên nệm rơm bốc ra mùi nồng nồng đến buồn nôn, đầu nặng trịch, Sùng Dương nhìn trân trân lên trần nhà bám đầy cáu bẩn.
Không dám ngửa tay đi ăn xin, Sùng Dương đói. Chủ nhà trọ sắp tống cổ chàng ra đường. Tìm đâu ra một nơi trú ngụ, một việc làm để sống sót cho đến khi có kết quả thi?
Chàng lại ngủ thiếp đi, khi đó có người túm cồ chàng lôi thẳng ra khỏi giường. Mấy tên lính kéo cánh tay chàng, dù chàng quỳ sụp xuống trước một viên quan. Viên quan này rút từ ống tay áo dài rộng thùng thình một cuộn giấy và đọc to.
Đó là chiếu chỉ của nhà vua đòi gặp Sùng Dương. Chàng vô cùng sửng sốt, cúi gập người lạy vọng về cấm cung. Tên quan cất cuộn giấy vào ống tay áo. Có chiếc áo lụa dài trên rơm, người này nắm lấy ném cho Sùng Dương, bắt chàng mặc vào. Cả bọn từ quan đến lính chen lấn xô đẩy chủ quán trọ và những du khách. Sùng Dương vẫn còn say nên không cất bước nổi. Bọn chúng kéo chàng ra ngoài và khênh chàng đặt lên lưng ngựa. Mấy tên lính gõ phèng la dẹp đám đông để lấy đường mà đi. Cà đoàn hộ tống bắt đầu khởi hành.
Tại Chính cung, khoảng một chục văn quan đã tụ tập rải rác trước Ngọ Môn. Khi Sùng Dương đến, một viên quan bộ lễ tập họp tất cả bọn họ lại rồi hộ tống cả đoàn đến tận Cấm Thành. Viên quan ra lệnh cho cả đoàn đứng đợi trước thềm điện Thái Hoà, nơi sẽ diễn ra cuộc đón tiếp. Mặc dù vô cùng choáng ngợp đến mức ngây dại trước mọi thứ diễn ra trước mắt, nhưng Sùng Dương vẫn có ý thức mơ hồ về các việc đang diễn ra. Chàng cúi đầu nhìn chăm chú vào mũi giày, cố gắng kiềm chế để khỏi bị ói mửa.
Bất chợt âm nhạc nổi lên như sấm rền. Mọi người cầm roi quật xuống ba lần đúng theo nghi lễ. Bắt chước các sĩ phu khác Sùng Dương cũng cúi lạy.
Từ trong điện Thái Hoà, có người xướng tên trạng nguyên rồi lính hầu tiếp đến lính gác xướng lại sau như một tiếng vang bất tận. Sùng Dương cứ nghĩ sẽ nhận ra tên mình nhưng tai chàng ù đặc, đầu óc quay cuồng. Không thể phân định nổi giữa mơ và thực, chàng đành đứng im lặng không nhúc nhích.
Thấy Sùng Dương không tiến lên đế khấu đầu lạy tạ đức thánh thượng mà cứ đứng im như phỗng vừa câm vừa điếc giữa đám sĩ phu, viên quan bộ lễ tiến lại, xô mạnh Sùng Dương. Sùng Dương ngã khuỵu gối xuống, Chàng thấy đau và sự đau đớn bứt chàng ra khỏi cơn say rượu, Lúc đó chàng mới hiểu ra một cuộc đời mới vừa bắt đầu.
Khi buổi lễ kết thúc, quan bộ lễ điều khiển các phẩm quan của triều đình ra khỏi cung điện qua Tuyên Đức môn, Sùng Văn môn, Ngọ môn và Thiên An môn. Rồi họ vượt qua cầu Hoàng Hà. Trước cổng Tràng An phía đông cung điện, yến tiệc đã được bộ lễ sắp sẵn. Thảm đỏ trải rộng đón ba vị trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, họ còn được đội mũ có trang trí những bông hoa bằng vàng. Mọi người nâng cốc tung hô Hoàng đế trường thọ và tung hô đế chế vinh quang. Sau đó, các quan bộ lễ giúp các tân quan lên những con ngựa cắm lông dài trang trí vô cùng lộng lẫy, rồi cả đoàn tháp tùng họ về nhà trọ.
Sùng Dương thấy tên mình được niêm yết trên tất cả các đại lộ của kinh đô. Đám đông chen lấn nhau trên vỉa hè đế chiêm ngưỡng dung mạo chàng. Đôi khi trên chòi cao, cửa sổ mở ra, những nàng thiếu nữ cười cười lấp ló đằng sau rèm the, lấy quạt đập vào nhau và ném cho chàng những cái nhìn e lệ.
Tại nhà trọ, ông chủ rất đỗi bối rối, cầu cạnh mời mọc chàng đến ở hẳn trong nhà. Ông ta chuyển gia đình đi chỗ khác, nhường cả bọn gia nhân và người hầu cho chàng.
Sau đó, màn đêm buông xuống và im lặng bao trùm. Sùng Dương ngả lưng xuống giường. U buồn xâm chiếm chàng vào tận sâu thẳm tâm hồn. Đã bao lần chàng mơ ước một cuộc đời giàu có như thế này! Cuộc đời này mang lại hạnh phúc gì đây? Có gì khác so với cuộc đời của một sĩ phu bình thường không? Chắc chắn chàng sẽ không bao giờ còn bị đói và cũng chẳng bao giờ còn phải chịu cái rét buốt hoành hành trên núi. Nhưng cái giá phải trả là gì? Sùng Dương biết điều gì đang đợi chàng trong triều. Đạo Khổng giảng giải kẻ sĩ phải hy sinh quên mình, cống hiến cho triều đình và tuân lệnh nhà vua. Nhưng trong sách chép sử, chỉ toàn thấy những mưu toan, những cuộc đấu để nâng cao uy tín, những khát vọng tăng quyền lực vô bờ bến.
Một ước mơ khi đã được thực hiện là một ước mơ bị xoá bỏ. Chưa bao giờ Sùng Dương lại sáng suốt như lúc này. Nếu ngày hôm nay chàng chấp nhận trò chơi của số phận thì ngày mai vô vàn cơ hội vinh hiển sẽ đến nhử chàng. Tương lai ấy làm chàng thấy mặt mày xây xẩm.
Chàng nghĩ đến Lục Y. Điều này an ủi chàng. Chàng thấy nàng trong bộ váy xanh ngọc đang ngồi đan giỏ. Giản dị, khiêm nhường, nàng tuân theo những giá trị đối lập hoàn toàn với thế giới ở đây. Về nhà thôi, Lục Y sẽ quyết định cuộc đời chàng. Nếu nàng muốn, chàng sẽ trả lại mũ mão quan trường và sẽ rời bỏ kinh thành.
Ngày hôm sau, Sùng Dương nhận được quà của đức hoàng đế: một chiếc áo dài của triều đình kèm đồ trang sức, vàng thỏi và những súc gấm thêu. Mặc quần áo mới vào, Sùng Dương buộc phải vào cung cảm tạ ân đức tối cao của thánh thượng đã chú ý đến tài năng của chàng và giao trọng trách cho chàng. Khi Sùng Dương kính cẩn cúi lạy thật lâu và nhiều lần xong thì hoàng đế hỏi chàng có vợ chưa. Sùng Dương ngập ngừng. Sùng Dương chưa bao giờ làm lễ thành hôn với Lục Y. Đỏ mặt tía tai, chàng đáp “chưa”.
Những nghi thức dài chúc tụng và cảm tạ lại tiếp tục. Các quan trong triều lần lượt đến viếng thăm gia thất tân quan. Họ tìm cách gây thiện cảm với viên quan trẻ mà hoàng đế đã hạ cố ca ngợi. Họ tặng chàng cơ man nào là vàng. Với vẻ kiên nhẫn thân tình giả tạo, họ phác hoạ cho chàng thấy toàn cảnh triều đình, giải thích những xung đột và cảnh báo chàng. Sùng Dương lại viếng thăm đáp lễ các phẩm quan. Các hoàng thân và quốc thích mời chàng ăn tối. Họ bàn chuyện về cải cách điền địa, về những vụ lộn xộn ở biên cương, những cuộc điều chuyển quan trọng. Sánh vai với những nhà thơ có tên tuổi đã thành huyền thoại, với những ký nữ lừng danh, Sùng Dương say sưa thưởng thức tiếng nhạc do những nhạc công tài ba trình bày, vừa nghe vừa nhấm nháp những trái cây lạ được người và ngựa đã kiệt sức vận chuyến về.
Ngày thứ mười một, chàng nghênh tiếp vị học quan của nhà vua, một bậc cao niên tám mươi tuổi dè dặt và kiêu kỳ. ông ta đến trong vai sứ giả cho hoàng tử Dịch Ngọc, em út hoàng đế, để mối lái cho Sùng Dương tiến đến một cuộc hôn nhân, Ông ta nói, hoàng tử trẻ nhiều lần tận mắt thấy tân khoa, tin rằng cung cách tinh tế, hình dáng và nét mặt hài hoà của tân khoa ứng báo một tương lai không ai có được, Hoàng tử quyết định khuyên hoàng đế, anh trai mình, tất nhiên phải được Sùng Dương chấp nhận - gả em gái cho tân quan, Vị học quan biết công chúa từ mười lăm năm nay còn nói thêm rằng công chúa có trái tim cao quý và sắc đẹp hiếm có.
Những lời ông lão cao niên nói làm Sùng Dương vô cùng bối rối.
Sau mấy ngày vừa qua chàng quan sát mọi điều, chàng đã hiểu những mối quan hệ sống còn và cả những chuyện không ai nói ra trong triều đình. Mười năm trước đây, hoàng đế lên ngôi lúc chưa đầy chín tuổi. Hoàng thái hậu bà của hoàng đế tuân thủ các nguyên tắc tổ tông truyền nghiêm cấm phụ nữ tham gia vào việc triều chính và không cho nhiếp chính. Thế là quyền lực rơi vào tay các viên đại thần bạc nhược, những người vào thời họ đang thanh xuân đã gây dựng cơ đồ cho triều đại Dụ Tông, ông nội của đương kim hoàng đế. Khi ấy, Vương Chấn, hoạn quan của y càng ngày càng tăng, chẳng mấy chốc mà vị hoàng đế khi trở thành thiếu niên đã không thể qua mặt y trong mọi việc lớn nhỏ. Khi hoàng thái hậu và mấy vị đại thần nhiếp chính chết đi, được bọn lính cấm vệ 4 ủng hộ, Vương Chấn đã thủ tiêu hết phe đối lập và chiếm lấy quyền lực. Hoàng tử Dịch Ngọc, dù tuồi đời non trẻ nhưng trí tuệ nhạy bén và sáng láng. Các quan đại thần có cùng mối thù với hoạn quan Vương Chấn tập họp nhau lại ủng hộ và cố vấn cho hoàng tử Dịch Ngọc. Hoàng tử Dịch Ngọc muốn gả em gái cho Sùng Dương là vì muốn kéo Sùng Dương vào phe cánh của mình.
Sùng Dương vờ ốm, đóng cửa nằm nhà trong ba ngày.
Trước mặt hoàng đế, chàng đã trót khẳng định vẫn còn sống độc thân. Néu bây giờ lại nói đã có một người phụ nữ chia sẻ cuộc đời với chàng có nghĩa là mình phản lại chính lời mình. Che giấu sự thật với thiên tử là trọng tội, chàng sẽ bị chém đầu. Nếu vẫn còn độc thân mà từ chối kết hôn với công chúa thì là một kẻ hỗn láo, lố bịch và sẽ bị đi đày.
Đời bắt chàng chọn một trong hai cách sống: làm em rể hoàng đế, sống trong nhung lụa huy hoàng lộng lẫy, thăng quan tiến chức phơi phới, nhưng phải sống giữa bầy mãnh thú, hoặc là quay trở về với cảnh hạnh phúc vợ chồng ấm êm.
Ôi chao, Tình yêu và Tham vọng sao lại loại trừ nhau đến nhường ấy!
Hôn lễ kéo dài ba tháng. Cả kinh thành chè chén vui vẻ. Vị thành viên mới của hoàng gia khiến cho dân chúng chết mê chết mệt vì dáng uy nghi đĩnh đạc, vẻ đẹp và nét u sầu.
Sùng Dương dọn đến ở trong cung điện tráng lệ dành cho cặp vợ chồng trẻ. Một khu vườn cây có trang trí non bộ, có lầu vãn cảnh, trải rộng phía sau toà nhà, ngay phía trước gian buồng tân hôn.
Một tối, Sùng Dương tỉnh giấc, tưởng như nghe thấy Lục Y gọi tên mình. Chàng thức hẳn. Gió thổi lá cây xào xạc làm chàng có cảm tưởng nàng đang ở đâu đó trong bóng tối.
“Lục Y..” chàng thầm thì gọi.
Hoa đỗ quyên đung đưa trong gió thì thào những lời khiển trách.
Công chúa là một trang thiếu nữ thông minh biết đoán trước mọi ước muốn nho nhỏ của chồng. Để xoá tan nỗi buồn của chồng mà nàng không biết được rõ nguyên nhân, nàng cho đóng một chiếc thuyền to và vào những ngày hè, cặp uyên ương vương giả cùng đi xuống Đại Vận hà nếm sơn hào hải vị trong tiếng sáo dìu dặt. Nàng huấn luyện các thị nữ để họ nhảy múa dưới ánh trăng, nàng khuấy động các cuộc vui có sự tham gia của những đoàn ca kịch hạng nhất, nàng tổ chức thi thơ, nàng cho xây dựng cung điện trên vùng lãnh địa bao la của họ. Để làm chàng tin vào tình yêu hết mực của mình, với sự thận trọng tràn đầy tình trìu mến, nàng chọn cho chàng những tì thiếp cực kỳ đẹp, những ngón chơi của họ sẽ làm chàng quên đi niềm sầu muộn.
Còn ở trong triều đình, vị tân quan làm việc với vẻ lạnh lùng nghiêm trang và thông thái trong mọi việc, khiến cho mọi người ai cũng kính nể. Hoàng đế giao cho chàng việc cải cách điền địa, chàng đã hoàn thành chóng vánh và xuất sắc. Như thế, Sùng Dương nâng cao được uy tín của hoàng tử Dịch Ngọc. Nhưng xung quanh chàng có nhiều kẻ thù. Hoạn quan Vương Chấn thù địch với chàng. Những người khác ghen tị với vận may của chàng nhưng cũng thán phục sự sáng suốt, tính kiên nhẫn và thái độ làm hết mình của chàngễ. Bị lôi cuốn vào nhiều mưu kế nên chàng trở nên tàn nhẫn. Để bảo tồn địa vị của mình, chàng phải xu nịnh kẻ này, loại trừ kẻ kia; Chàng cứu được hàng nghìn nông dân thoát khỏi nạn đói nhưng cũng khiến cho nhiều kẻ thù bị tra tấn dã man và chết. Tính tình chàng thay đổi. Chàng thường hay nổi nóng. Đôi khi, chàng đắm mình trong nỗi cô đơn, có lúc lại bất chợt chìm vào vực thẳm cuộc đời chàng sống ngày xưa, sau khi bố mẹ chàng mất. Giữ yên lặng khiến chàng được an ủi nhưng cũng có khi yên lặng lại bóp nghẹt chàng.
Những lúc đó chàng rung chuông gọi đám người hầu: hãy chuẩn bị đại tiệc! Tướng tá, quan lại, kỹ nữ đều đến, cung điện của chàng tràn ngập trong nhung lụa, đồ trang trí và những khuôn mặt dễ thương. Những lời tán dương ngọt ngào làm chàng tạm quên ngọn núi, rặng tre và mái nhà tranh xưa.
Một đêm chàng mơ thấy Lục Y.
“Xin chúc mừng chàng”, nàng nghiêng người nói. Chàng nhìn như nuốt trửng lấy nàng. Nàng không thay đổi gì.
“Xin chúc mừng chàng, nàng nhắc lại, giọng buồn thê lương. Chàng đang ở tột đỉnh vinh quang”.
Xúc động làm Sùng Dương gần như điếc đặc. Chàng không nghe thấy nàng vừa mới nói gì. “Rút cục thì nàng cũng tới đây”, chàng thở dài.
Chàng đứng lên, tiến đến bên nàng định ôm nàng vào lòng. Nàng lùi lại một bước.
Sùng Dương đã hàng nghìn lần tưởng tượng những giây phút đầu tiên tái ngộ. Nhưng chưa bao giờ chàng tưởng tượng được rằng chỉ cần nhìn thấy Lục Y cũng đủ để chàng vui mừng tột độ như vậy. Chàng quên mất mình là người có lỗi. Chàng tưởng rằng họ mới chỉ rời xa nhau ngày hôm qua mà sao chàng thấy thiếu vắng Lục Y đến thế! Sung sướng vì gặp lại nàng, chàng mỉm cười.
Nụ cười làm Lục Y tổn thương, nàng biến mất.
“Đợi ta với, Lục Y ơi, đợi ta với! Đừng bỏ ta một thân một mình!”
Sùng Dương tỉnh dậy, tâm can vò xé. Chàng gỡ khỏi vòng tay của người thiếp đang quàng chặt người chàng. Trời vẫn còn chưa sáng. Chàng vùng dậy, ra khỏi phòng, giắt lấy mấy nén vàng và đem theo chiếc áo khoác hai lần lông. Lấy cớ được gọi vào chầu triều, chàng nhảy lên ngựa, không cho gia nhân đi theo. Chàng ước tính trong vòng mười ngày sẽ về đến ngọn núi xưa và sẽ ôm ghì lấy Lục Y trong vòng tay.
Ra đến ngoài phố, chàng quay đầu ngắm nhìn cung điện của mình. Những chiếc đèn lồng hoa rồng soi sáng bức tường son và mấy cánh cồng tua tủa đỉnh đồng. Chòi và tháp phía bên kia khu nhà ở vẽ lên trên bóng tối những chiếc bóng nhăn nhó. Đấy là hình ảnh cuối cùng cảnh vinh quang của chàng. Khi mặt trời lên tỏ, mộng mị tan biến, Sùng Dương cởi bỏ chiếc áo dài triều chính, thành một lữ khách bình thường, một mạch quay trở lại mái nhà xưa.
Chàng sắp sửa cho ngựa của mình phi nước đại thì bỗng có vô số kị mã xuất hiện và gọi đúng chức danh của chàng. Mấy viên hoạn quan truyền chiếu chỉ của nhà vua cho đòi chàng vào cung. Người Mông cổ đã tràn qua biên ải Trung Quốc, xâm chiếm thành phố Đại Đồng.
Vào giữa tuần trăng tháng Bảy ta, Hoàng đế vội vã lập ra một đội quân năm trăm nghìn binh lính rồi ra khỏi Trường Thành qua cửa Chu Dung. Trên đường đi, Vương Chấn là kẻ đã từ lâu buôn bán vũ khí với người Mông cổ, tìm mọi cách làm cho quân của nhà vua phải khốn khổ. Không đủ lương thực dự trữ, lính nhà vua chết vì đói và rét. Trước khi đại quân đến được Đại Đồng, hoạn quan Vương Chấn thuyết phục hoàng đế quay trở về Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc hỗn loạn, bị kị binh Mông Cổ đuổi kịp. Ba trăm nghìn binh sĩ bị tàn sát, khoảng năm mươi phẩm quan và cũng chừng ấy tướng tá bị chết. Hoàng đế bị bắt làm con tin.
Sùng Dương thu thập tàn quân, treo cổ Vương Chấn rồi bằng mọi giá phải quay trở về Bắc Kinh. Cả triều đình đang chao đảo bởi tin thất trận, người ta bàn chuyện dời đô về miền Nam. Sùng Dương phản đối. Được các tướng tá ủng hộ, chàng bèn lập Dịch Ngọc lên ngôi vua, vô hiệu hoá mối đe doạ của kẻ thù đang bắt giữ hoàng đế làm con tin.
Vào tháng Mười âm lịch, quân Mông cổ vây hãm Bắc Kinh. Bất ngờ trước sự kháng cự mạnh mẽ của kinh đô, đám man di, thực chất là bọn ăn cưóp hơn là những kẻ chinh phục, đã rút lui. Trở lại thảo nguyên, chúng thả các con tin. Anh Tông được thả, quay trở về Bắc Kinh thì bị em út của mình nhốt trong cấm thành vì muốn giữ lấy vương miện.
Chiến tranh làm tăng thêm uy tín của Sùng Dương. Được hoàng đế mới ban chức quan tư vấn đầu triều và phong đại nguyên soái, triều đình nằm trong bàn tay quyền lực của mình vững chắc đến mức chàng không biết sợ bất kỳ ai. Ngay cả thiên tử cũng không dám quyết định điều gì mà không hỏi ý kiến chàng. Dân chúng tôn sùng chàng, coi chàng là đấng cứu thế cho nhân dân Trung Hoa. Chàng đi đến đâu là ồn ào náo nhiệt đến đó: đội nhạc, đội cờ, đội hộ tống, đội tung hô quát to tên chàng để dẹp đường qua các phố. Số phận chàng ban đầu chỉ là con suối nhỏ, nay đã trở thành dòng sông cuồn cuộn sóng lúc nào nước cũng dâng đầy. Thiên hạ lũ lượt đến cầu khẩn sự độ lượng chở che của chàng. Các chỉ dụ chàng ban ra được tuân thủ nghiêm ngặt. Thiên hạ quan sát cử chỉ và ánh mắt chàng, người ta đoán ý muốn của chàng đế sẵn sàng hầu hạ chàng một cách tốt nhất. Những kẻ không đến gần được chàng thì đút lót cho gia nhân của chàng, sợ chúng như sợ các vị vương công.
Sùng Dương vừa tròn ba mươi tuổi. Chàng nhìn quyền uy phú quý của mình ngày càng thịnh vượng với tâm trạng vừa say sưa vừa âu sầu. Sự vĩ đại của chàng ve vuốt chàng nhưng cũng làm chàng lo lắng. Sợ bị ám sát, chàng phải tăng gấp đôi số lính hộ vệ và bao giờ cũng cho người nếm trước thức ăn. Chàng mê tín, làm đồ đệ của tất cả các loại tôn giáo. Để thu hút ân huệ của trời, chàng cho xây dựng gần Bắc Kinh một miếu thờ đạo Lão, một ngôi chùa kiếu Tây Tạng, một tu viện Phật giáo và ra lệnh cho những ai đến đó phải cầu nguyện cho tên tuổi chàng. Trước cuộc bao vây Bắc Kinh của quân Mông cổ, chàng còn nghĩ đến chuyện quay lưng lại với mọi vinh hạnh và trở về núi xưa, còn bây giờ khi đã trờ thành người chủ đế quốc thì chàng chăm lo cho vinh quang của mình như chăm lo cho chính gia đình mình, chàng không muốn lui về nghỉ ngơi nữa.
Tuy nhiên, hình ảnh nàng Lục Y vẫn đeo đuổi chàng. Đấy là niềm hối tiếc duy nhất của đấng nam nhi gần như đã toại nguyện mọi điều. Thừa mứa những món sơn hào hải vị, chàng vẫn thèm những bữa ăn thanh đạm do nàng nấu. Bao bọc xung quanh là những giai nhân sắc nước hương trời, chàng vẫn thấy tiếc không ai trong số họ đủ so sánh được với nàng. Chàng cần một người vợ như Lục Y, rất đỗi dịu dàng, trắng trong và vô tư. Đôi mắt nàng nhìn xuôi, nàng biết cách an ủi chàng. Những khi nàng cười khiến đời chàng rạng rỡ như tia nắng.
Sùng Dương hối hận đến mức chàng thấy trong nỗi ám ảnh của mình dường như có sự trừng phạt của trời. Hãi hùng, chàng ra lệnh cho công chúa, vợ của chàng phải cưới cho chàng một người thiếp mới và cử lên núi một toán lính cùng gia nhân, người hầu và nhạc công. Chàng viết thư cho Lục Y kể về cuộc sống của chàng kề từ khi chàng ra đi và giải thích cho nàng trách nhiệm của chàng ở triều đình. Chàng khẩn nài nàng tha lỗi cho sự im lặng của chàng bấy lâu và mời nàng về kinh thành.
Kiên nhẫn và hy vọng của Sùng Dương trải qua thử thách khốc liệt. Cuối cùng tốp người do chàng sai đi lên núi cũng quay trở lại. Người cầm đầu cuộc hành trình trả lại cho chủ nhân những súc gấm, những tráp ngọc và vàng bạc châu báu mà chàng gửi cho Lục Y. Ông ta cũng đưa cho chàng một bức thư. Sùng Dương nhận ra nét chữ của nàng.
Lục Y cảm tạ chàng vì những món quà tặng. Đã quen với cuộc sống thô mộc, nàng nói, nàng không cần đến những đồ xa xỉ đó. Năm tháng xa cách không hề làm suy giảm tình cảm của nàng. Nàng sống bằng kỷ niệm của hai người và cảm thấy hạnh phúc vì quanh nàng vẫn còn có những đồ vật của chàng. Anh trai nàng có đến và muốn đón nàng đi nhưng nàng không muốn đi theo. Đã dâng cả tâm hồn và thể xác cho chàng, nàng tự coi mình là chiếc bóng gắn liền với ánh sáng chàng. Tại triều đình, nàng sẽ trở thành nô lệ của chàng, thành đồ chơi của chàng. Chỉ có ở vùng núi non này, nàng mới có thể yêu chàng và được chàng yêu thực sự. Quyền lực và sự giàu có chỉ là phù du. Nàng sẽ chờ chàng quay trờ về dù cho có phải đợi đến ngày cuối cùng của cuộc đời nàng.
Bức thư của Lục Y làm Sùng Dương thất vọng. Như hoá điên hoá dại, chàng đầy viên trưởng phái đoàn đi biệt xứ rồi giục giã viên thư lại riêng cùng một tốp tuỳ tùng, lần này ít hơn và ăn mặc giản dị hơn lần trước, tiếp tục mang thông điệp của chàng đến cho Lục Y. Vì nàng, chàng sẽ cho đắp núi ở một vùng quê gần Bắc Kinh, sẽ cho trồng rừng trúc ở đó, cách biệt với mọi người, nàng sẽ có được cuộc sống yên tĩnh.
Viên thư lại lên đường. Sùng Dương lại bắt đầu bồn chồn chờ đợi và lo âu. Với niềm thích thú u ám, chàng miên man gửi ý nghĩ về ngọn núi xưa, một vũ trụ bao la này thành mờ nhạt và xa vời. Chàng còn nhớ mùi tre lẫn trong mùi bếp, nhớ tiếng gió rì rào, nhớ vị chè đắng và tiếng suối róc rách, một cuộc sống đã bị chôn vùi rồi.
Nhưng làm sao quay về được cuộc sống xưa kia?
Một tối, Lục Y lại hiện lên trong giấc mơ của chàng, nàng gầy đi nhiều. Đôi mắt nàng thầm quầng và tóc nàng xỉn màu.
Nàng trút tiếng thở dài. Sau khi ngắm Sùng Dương hồi lâu, nàng cất giọng yếu ớt cầu xin chàng hãy quay trở lại với nàng.
Nghe những lời như vậy, ruột gan chàng quặn đau. Chàng muốn kể nàng nghe nỗi buồn của chàng, nói cho nàng biết là chàng nhớ nàng biết mấy. Chàng sẵn sàng thú nhận với nàng cuộc sống phẩm tước đối với chàng đã trở thành cuộc đời tù ngục.
Nhưng tính kiêu ngạo chẹn ngang họng, chàng im lặng không nói gì - Lục Y nhìn chàng chăm chú, đôi mắt nàng còn đen hơn trước. Đột nhiên, hoảng hốt vì cái gì đó chỉ mình nàng nhìn thấy, nàng giơ hai tay che mặt, rồi lùi khuất vào bóng tối. Sùng Dương thấy nàng biến mất, kêu tên nàng để giữ lại. Nàng không trả lời. Chàng nghe thấy tiếng kiềng ngọc va vào nhau lách cách. Hoài niệm về niềm hạnh phúc đã có trong quá khứ xâm chiếm chàng. Chàng thức giấc giữa những tiếng nức nở.
Phái đoàn thứ hai quay trờ về, mang cho chàng một bức thư mới. Lục Y khuyên chàng hãy tỏ ra khôn ngoan. Nàng khuyên chàng mau chóng từ bỏ triều đình cứ như thể nàng biết trước được một mối nguy hiểm sắp xảy ra.
Sùng Dương nổi giận. Tại sao phải mất công chờ đợi, tại sao lại có chuyện bướng bỉnh như vậy? Chàng nghĩ mình đã biết được câu trả lời.
Nàng định thách thức sự thay lòng đổi dạ của chàng bằng sự chung thuỷ của nàng, thách thức tính phù hoa của chàng bằng sự ẩn nhẫn của nàng.
Ngoài nàng ra, không một ai dám chống lại chàng, Không một ai dám bất tuân theo lời chàng. Sau rồi, Sùng Dương cũng phải vùng lên chống lại người đàn bà cứ ám ảnh chàng, người đàn bà dám phán xét và khinh thị sự hùng mạnh của chàng. Chàng gọi viên thư lại riêng đến và lệnh cho hắn mang cho Lục Y một bức thư bên trong chẳng viết chữ nào, tượng trưng cho sự chia tay, cùng một ít đỉnh vàng.
Một đêm kia, khi chỉ có mình chàng ờ trên hàng hiên, một phụ nữ mặc váy xanh lục xuất hiện giữa khóm hoa mẫu đơn đậm màu. Chàng giật mình cứ ngỡ là mơ. Nhưng nàng cất giọng nói, giọng nàng trong sáng và rõ ràng dù hoa và gió vẫn đang xào xạc.
“Tại sao chàng không cho thiếp được chờ đợi? Lục Y hỏi. Tại sao chàng lấy đi niềm hy vọng của thiếp?”
Nàng dừng lại lấy hơi. Mặt nàng trắng bệch. Sùng Dương nhận thấy nàng ăn mặc như lần đầu khi nàng ngồi kiệu đến gặp chàng. Mái tóc nàng bây giờ lại óng ả, ánh lên trong đêm tối. Nàng trang điểm nhẹ nhàng, khuôn mặt nàng rạng rỡ. Áo nàng mặc có hai lớp, ở chỗ cổ áo lộ ra áo bên trong màu xanh dương. Trên áo cài trâm ngọc bích, thắt lưng tết bằng những sợi vàng. Năm chiếc vòng xâu vào với nhau bằng một dải lụa đeo vào thắt lưng. Chiếc vòng thứ nhất có màu lá mùa thu, chiếc thứ hai mang màu lửa cháy và chiếc cuối cùng đỏ sẫm như máu.
“Chàng ra lệnh cho thiếp phải đoạn tuyệt, nàng nói trong tuyệt vọng. Thiếp xin tuân lệnh chàng! Vĩnh biệt Sùng Dương. Chàng đã cho thiếp cuộc sống, chàng đã dịu dàng chăm sóc thiếp. Chàng đã hà hơi cho thiếp một tình yêu mạnh mẽ đến mức thiếp không biết dùng lời lẽ nào để nói ra. Chàng đã hiểu lầm thiếp. Thiếp không khinh bỉ chàng. Thiếp chỉ tìm cách nâng tầm lên ngang bằng chàng. Nhưng giờ đây, thiếp không thể theo chàng được nữa, xin trả lại đời thiếp cho chàng!”
Sùng Dương muốn nói, nhưng nàng quay mặt đi. Một cơn gió mạnh thổi ngang khu vườn làm tung bay áo nàng. Dưới ánh trăng, chàng thấy đôi chân nàng lún sâu vào đất; tóc nàng tung lên trong không khí và biến thành những cành cây mảnh mai. Mắt nàng, miệng nàng, mũi nàng nhoà ra thành vỏ cây đầy mắt, dần dần da nàng hoàn toàn biến thành vỏ cây.
Lục Y biến mất. Chỗ nàng đứng, một cây liễu vẫy cành, xào xạc như người thiếu phụ đang còn tiếp tục nói. Sùng Dương ngạc nhiên đến mức không thốt lên được lời nào. Lá liễu vàng đi, rút ra khỏi cành, xoay trong gió trước khi bay qua tường. Phút chốc, cành cây héo khô, chẳng còn lại gì ngoài một thân cây khô hết nhựa.
Thanh Y, đã lâu rồi Sùng Dương không gặp bỗng xuất hiện ở cổng vườn. Thanh Y tiến lại cây liễu, ghì nó trong vòng tay, lệ chàng thấm đẫm gốc cây.
Đoạn, Thanh Y quay lại phía Sùng Dương lúc đó đang sửng sốt trước cảnh tượng mới xày ra. Thanh Y nói: “Chúng tôi không phải là người, mà là hai cây liễu được chủ nhân trồng dưới cửa sồ. Khi chúng tôi còn bé, em gái tôi đã thề sẽ đền ơn sâu sinh thành. Bây giờ, số phận buộc chúng tôi phải rời bỏ chủ nhân”.
Chàng cúi mình trước Sùng Dương rồi biến mất trong bóng tối.
Sùng Dương tỉnh dậy, nhìn khắp vườn. Chàng không thấy có gì khác lạ so với bình thường. Những cành mẫu đơn vẫn đung đưa trong gió đêm, xì xào giống như ai đó đang khẽ thì thầm.
Viên thư lại được Sùng Dương phái đi gặp Lục Y về đến Bắc Kinh. Hắn trả lại cho chàng những đĩnh vàng.
Xung đột lại nổ ra ở biên ải. Sùng Dương mang ấn tín của hoàng đế rời Bắc Kinh. Người ta báo trước cho chàng biết điều rủi ro nếu chàng vắng mặt ở triều đình. Nhưng ở lại triều đình thì Sùng Dương buồn chán. Chàng tin rằng nỗi buồn chán của chàng chỉ có chinh chiến mới có thế giải toả.
Bên kia Trường Thành, ở xứ sở của bọn xâm lăng, gió thổi lăn lông lốc những hòn đá to như những bánh chiến xa. Tiếng ngựa hí tiếp theo sau bằng hàng loạt tiếng tù và khàn khàn, tiếng cờ bay phần phật, tiếng sắt thép lách cách. Tình trạng căng thẳng, lo âu, hứng khởi và cuồng nhiệt đến mức Sùng Dương tìm thấy trên chiến trận sự bình an mới.
Vào giữa tháng Sáu âm lịch, những bông tuyết dày giống như lông ngỗng rơi xuống. Sau một số trận chiến, nền đất tuyết trắng là thế mà nay chỉ còn thấy xác người xác ngựa, và cầy cờ thì nhuộm màu máu.
Sùng Dương nhận được tin báo của Hoàng đế. Ngài đang hấp hối. Chàng đi một mạch trờ lại kinh thành. Tại lối vào cung điện, chàng bị lính triều đình bắt giữ.
Bốn vị đại quan; lợi dụng lúc chàng vắng mặt và Dịch Ngọc hấp hối, đem quân đội bao vây cung điện.
Sau khi Dịch Ngọc chết, đảo chính nổ ra. Anh Tông được giải thoát, lấy lại vương miện và kết Sùng Dương án tử hình. Một năm sau, án tử hình của Sùng Dương được cải giảm nhờ việc chàng đã cưới một công chúa trong triều. Sùng Dương chịu lưu đầy tại một chốn chân mây cuối trời.
Đường dẫn đến nơi chàng chịu lưu đầy đi qua thành phố quê hương chàng. Đám áp giải chàng đi theo đường cái lớn. Tò mò vì tiếng cồng và tiếng xích sắt kéo lê dưới chân Sùng Dương, dân chúng túm tụm trên hè, vui thích xem cảnh tội phạm đi qua. Sùng Dương thoáng nhìn thấy ngôi nhà mình không có dịp thăm lại từ khi chàng mười hai tuổi. Chàng đút cho bọn lính gác mấy quan tiền mang theo người để được ghé thăm ngôi nhà cũ.
Cánh cửa rơi xuống cả, cỏ dại mọc đầy trên mái ngôi nhà trước kia rất bề thế. Người ta phá tường để lấy đi các bức khảm trên đá, hạ đồ các cột, gỡ các khung cửa bằng gỗ quý. Bọn cướp đã lấy đi hết, ăn trộm hết. Chẳng còn lại gì về thời thơ ấu của chàng.
Trước cửa sổ phòng chàng, đầy bụi và mạng nhện, có hai thân cây liễu mục.
Sùng Dương nhớ lại cảnh chia tay với nàng Lục Y: chàng dịu dàng kéo nàng đến bên một cây liễu cổ thụ: họ thề với nhau sẽ tái ngộ ngay từ đầu kiếp sau, liền kề bên nhau như anh với em,
Thế nhưng, trước mặt mình, Sùng Dương chỉ thấy có bóng tối.
Chú thích:
1- Giả Đảo (779 - 843) nhà thơ đời Đường (chú thích cúa tác giả. Tất cả các chú thích trong sách này đều là của tác giả, sẽ ghi chú riêng nếu là chú thích của người dịch). Giả Đảo nồi tiếng với giai thoại vừa đi đường vừa lẩm bẩm so sánh hai chữ “Thôi” hoặc chữ “Xao” đã thể hiện đúng nhất một ý thơ, sau này thường được nhắc đến như một nhà thơ “Thôi Xao” (Chú thích thêm của người dịch).
2 -Trương Hoa (232 - 300): Nhà thơ đời Tấn.
3 -Thơ của Đào Hồng Thanh (452 - 536), ẩn sĩ cống hiến cả cuộc đời cho thuật luyện đan và các khoa học huyền bí để đạt tới bất tử.
4- Bốn pho sách này gồm Khổng Tử, Mạnh Tử, Trung Dung, Luận Ngữ.
5- Dưới triều đại Minh, quan chức nhà nước chia thành chín loại. Váy màu đỏ son, thêu hình chim công và chim phượng dành cho quan phẩm từ loại thứ nhất cho đến loại thứ tư, trong khi đó những viên võ tướng thì mặc váy thêu ác thú.
6- cẩm y, “những lính mặc áo gấm”, là một bộ đặc biệt dưới triều Minh (1368 - 1644), trông giữ sự an toàn của hoàng đế và triều đình. Bộ này hoàn toàn độc lập với bộ Hộ và bộ Hình.