Phần II
Chương 18
CHIẾC BÈ NỮ CHÚA

    
ha trở lại căn phòng bên bờ sông của chàng. Những nhà bên cạnh ăn uống lu bù trước khi xuống tầu di cư vào Nam. Xương gà, xương vịt, xương lợn vứt xuống sông theo nước xuôi dòng, quanh nhà vẫn sạch mát. Khi nước triều rút, thấp thoáng bùn và mùi tanh, mùi tanh kích thích sự sống, kích thích lòng ham sống.
Chàng còn ở Hải Phòng thêm tới mười ngày nữa chứng kiến cảnh buôn bán “chuyến tầu vét”: những người di cư vào Nam tìm được nơi ăn chốn ở rồi bèn buôn từng chuyến tậu gạo, đường, đỗ, lạc... ra Hải Phòng bán cho những người Tàu ở lại. Chính phủ quốc gia nhân đạo sợ đồng bào miền Bắc đói, không cản trở việc tiếp tế lương thực như vậy, còn những người Tàu ở lại, họ ưng buôn hàng vào, vì giữ hàng còn hơn giữ tiền Đông để sau này phải đổi lấy tiền “Cụ” bằng giá chính thức.
Dân chúng nội địa vẫn tiếp tục tìm đủ mọi cách thoát khỏi nanh vuốt kiểm soát của cán bộ cộng sản, tới đất Cảng. Đồng bào di cư bằng đường thủy vẫn túc trực chờ từng chuyến, rồi “tầu há mồm” (L.C.T) cập bến dẩn các đồng bào lên chiếc tầu lớn nào đó của Hạm Đội Thứ Bảy Mỹ đậu ngoài khơi Hạ Long...
Kha vào Nam cũng bằng đường thủy. Chàng đến khu lều Thăng Long của Đoàn Sinh Viên Di Cư Hà Nội - khu lều này được dựng trên nền khám lớn cũ và sau đây là nơi xây cất Đại Học Văn Khoa. Chàng bắt tay vào điều khiển giúp tờ nguyệt san của Đoàn. Chàng cũng tìm ngay đến trụ sở mới của tòa soạn Văn Hóa, gặp Khiết, Khóa, Luận rồi Tân. Chưa kịp gặp Hiển, chưa kịp gặp Miên chàng đã nhận được lá thư đầu tiên của Vân gửi đến tòa soạn Văn Hóa, rồi lá thư khác... lá thư khác nữa...
Hải Phòng ngày...
Anh yêu dấu,
Em đã trở lại Hải Phòng, trở lại villa đường Lạch Tray cùng với nữ chủ nhân sau khi đã đưa me em về đồn điền Thanh Ba cải táng cho ba em. Me em nói với em ngay buổi tối công việc vừa xong: “Bây giờ thì me có thể chết được rồi!” Me em nói đúng, trận ốm thập tử nhất sinh vừa rồi sở dĩ người còn cố vùng vẫy luột khỏi bàn tay Tử Thần vì người cương quyết muốn vậy, người phải trở về đồn điền để cải táng cho ba em xong, rồi có sao hãy hay. Người đã mãn nguyện và giờ đây người sống cũng như chết, bởi với người bất cứ cặp danh từ đối lập nào, sống với chết, hạnh phúc với đau khổ v..v.. đều mất hết ý nghĩa. Đạt tới Nát Bàn trong cõi Phật phải chăng là đạt tới trạng thái tinh thần này? Vùng trời bình yên của me em rộng lớn đến nỗi người khiến em bình yên lây, người giúp em thấy trước bất cứ lúc nào người nằm xuống, ấy là người về cảnh Phật với ba em và tới lúc đó em không phải khóc, em chỉ việc giữ cho cõi lòng được thanh tịnh để chia vui với người. Em đưa người về Định Quyết, rồi em cùng người bạn gái chủ nhân chiếc villa cùng trở lại Hải Phòng. Vừa hai mươi ngày qua kể từ ngày em dời khỏi vòng tay anh... Em kê bàn ngay đầu giường viết cho anh những giòng này. Hình như bức thư để lại lần trước của em tận cùng bằng: “Con đường từ đây ra ga dài như có đại dương, có sa mạc...” Nhưng từ lúc đã lên ngồi gọn trong toa xe em hết buồn, em như một xác chết đã ướp kỹ lưỡng và giữ nguyên được sắc sống. Có phải vì vậy em càng thông cảm được miền bình yên rộng lớn của me em hiện giờ? Mà đúng thế, từ nay em có thể sống như một xác ướp vì em chẳng còn ân hận gì nữa, vì mọi sự xảy ra đúng như ý em sắp đặt: xuống Hải Phòng, gặp anh, hẹn anh, được anh chờ, đi ăn cơm cùng anh trước khi vào đêm... hợp cẩn. Bảy ngày trong vòng tay anh qua đi, ngắn đấy mà cũng dài đằng đẳng ân tình trong hồi hộp lo âu của em. Giờ đây em chỉ còn chờ.... Nếu điều chờ đó mà được thỏa nguyện thì em là một hóa công nhỏ muốn sao được vậy; nhược bằng điều chờ đợi đó không thành sự thực thì cũng chẳng sao. Điều gì đó? - Một điều rất tầm thường nhưng chẳng bao giờ đàn ông là anh ngờ tới vì chính em cũng mãi đến phút bừng sáng kia mới khám phá ra nguyện vọng ấy của mình. Nhưng thôi, hãy để em tuần tự thuật chuyện. Em có nhiều chuyện để nói, em muốn nói hết những chuyện đó, kể cả những chuyện thật bông lông giờ đây với em cũng đầy ý nghĩa, em sẽ viết dần từng ngày, gửi đến anh từng bức thư, mỗi bức thư mang một khuôn mặt vô tận khác nhau. Em không tự hẹn là sẽ ở lại đất Cảng mấy ngày, viết cho anh mấy lá thư, chỉ biết sau bức thư cuối cùng, em sẽ là người rẽ vĩnh viễn vào một khúc quành.
Ngày đó về đến ga Phú Thái, xe hỏa như thường lệ ngừng lại để đợi kiểm soát. Trước khi xe lại chuyển bánh, em đã ngắm khá lâu một căn nhà tranh cách đó không xa, ngay trước cửa có chiếc mộ xây. Không hiểu sao lại có chiếc mộ vô chủ ở đó, đây là tha ma cũ, những mộ đất đã được san bằng, chỉ còn sót lại chiếc mộ xây này được người sống kiêng nể? Ngôi mộ lúc trông như hình con rùa, lúc như hình con voi phục. Hình ảnh người sống người chết sát nách nhau thật ngồ ngộ. Còn gì đau khổ cho bằng sống trong tay nhau mà ngột ngạt, như trường hợp em với người chồng quá cố, mà với anh thì trước đây em luôn luôn thức tỉnh để lẩn tránh, thật vô lý, em chẳng hiểu vì sao, có lẽ vì em hiểu em đam mê anh như thiêu thân đam mê lửa và khi em đã quyết định tự để lọt vào tay anh, lập tức em tan hòa thành mây khói. Em chạy trốn hạnh phúc để có cảm tưởng rằng em mãi mãi còn hạnh phúc. Em biết rằng nếu đã không được sống mấy ngày thần tiên với anh ở đất Cảng trước ngày tiếp thu này, thì chưa chắc em đã để ý nhiều đến sự phối hợp kỳ lạ của chiếc mộ xây cùng căn nhà ở, chưa chắc em đã khám phá thấy vẻ ngộ nghĩnh của hình ảnh người sống cùng kẻ chết sát cánh bên nhau.
Em biết như thế lắm anh ạ. Năm ngày sống bên anh, ngọn thác lũ như êm đềm của Tình Yêu, đã gọt cho em - em tin rằng mãi mãi - những gì là ngờ vực, hờn giận vẫn từng vò nát tâm hồn thế nhân. Kể ra em còn có thể ở với anh ít ngày nữa, nhưng để làm gì, đằng nào cũng một lần chia tay; đau khổ đã dạy em biết khôn ngoan điều độ, em tự động rút lui khi vừa đạt tới tột đỉnh của niềm vui, như người leo núi nhũn nhặn chỉ tự cho phép mình đứng trên ngọn đỉnh trời vừa đủ thời gian cắm lá cờ danh dự rồi bình thản bước xuống. Phải không anh, không sự thành công nào kéo dài - nhất là kéo dài với niềm kiêu hãnh - mà lại không gây thêm những khó khăn mới. Em muốn được ôm trong lá cờ chiến thắng thể hiện. Ồ buồn cười thật, anh có hiểu ý em khi nói “muốn ôm trong lòng lá cờ chiến thắng thể hiện?” Rồi anh sẽ hiểu.
Khi con tàu bắt đầu chuyền bánh đi vào vùng tiếp thu, em còn nhìn ngôi mộ và căn nhà một lần cuối, thu hình ảnh đó vào tâm linh, rồi khi nhắm mắt lại, em nhớ vòng tay anh ôm và lời anh kể thủ thỉ bên tai đêm nào: “Anh đã trèo lên đỉnh ngọn Khau Loòng, ngọn núi cao bậc nhì của Lạng Sơn, mồ hôi vã ra, anh khát nước, anh thỏa thuê giải khát bằng những quả sim chín mọng tím đen to bằng ngón chân cái một và nhìn xuống bên dưới vai mái nhà sàn cùng cả khoảng dài con sông Kỳ Cùng nước đỏ vẽ những hình vòng cung - đôi chỗ suýt thành hình chữ O - trên nền mạ xanh của thung lũng, bờ ruộng là màu chỉ xanh thẫm hơn".
Tiếng đầu máy chuyển động xình xịch đều đều, em vẫn nhắm mắt để chuyển hình ảnh mái nhà tranh trước cổng có ngôi mộ xây lên một đỉnh non cao tựa như đỉnh Khau Loòng của anh, có lẽ cao hơn anh ạ, vì em cảm thấy vắng lặng lắm, nhìn xuống tít bên dưới có con sông nước trong hay đục, nhưng tuyệt nhiên không có một mái nhà, chốn đó xa lìa hẳn trần gian náo động, chốn đó hình như chim cũng không bay tới được, chỉ có mây xà xuống rồi vướng lại thôi. Anh còn nhớ đêm nào ờ đây, anh hôn lên vành tai em rồi nói: “Chiếc bè nữ chúa, hãy chở anh ra ngoài khơi không gian”. Giờ đây hình ảnh đỉnh non cao như đè lên em, và cả trái núi, cả mái tranh vắng lặng cùng chiếc mộ xây cô tịch cùng tiến ra khơi không gian.
Thư sau anh nhé.
Hôn anh,
Em
Hải Phòng ngày...
Anh yêu dấu,
Cuộc đời thì bất trắc mà tình yêu của chúng ta thì chân thành thế là đủ rồi, bởi tình yêu trùm lấy cuộc đời như bóng hoa lá ngoài vườn đêm nào theo ánh trăng tràn vào đu đưa theo gió trùm lên chiếc màn của chúng ta khiến em có cảm tưởng tình yêu của anh đương ủ em dưới bóng rừng lay động huyền ảo. Em yêu anh đến không còn tự chủ được nữa.
Dinh cơ của ba mẹ em ở làng Định Quyết giờ đây hoang tàn quá anh nhỉ. Bao nhiêu cây cối xưa đâu cả, một vài cây còn lại cũng cằn cỗi. Em còn nhớ những cây ổi găng ngày xưa quả lớn, ít hột, cùi trắng như lê, các bạn em ngày nghỉ về chơi giải chiếu nằm dưới gốc chỉ khẽ nghển lên cũng với được trái ăn, chúng nó mê tơi về cây cối hoa quả nhà em. Em còn nhớ cây roi sai quả, nhất là sau trận mưa, lá được rửa xanh mướt quả từng chùm chi chít trắng nõn. Em còn nhớ cây muỗm ở gần giếng, trên cây này ba em làm chuồng chim bồ câu, xung quanh giếng có mấy hàng dứa. Ồ, hai mươi cây na quanh vườn, hoa na vào mùa hè thơm mùi rượu nếp, trái lớn vào mùa thu; tháng bảy, tháng tám, có sáng chủ a cổ tu đến lần thứ hai thì chai bia đã vơi quá nửa, anh quả thực đương muốn phá " sầu thành "bằng rượu bia. Anh ngửa cổ tu gấp một lần nữa vì thoáng có tiếng động cơ nổ đằng sau. Trên con đường liên huyện bụi tung trắng xóa như vôi bột, một chiếc xe Dodge 4 phăng phăng tiến lại như con tuấn mã coi khinh quãng đường không chút hiểm trở.
- "Xếp" của tôi đã tới!" - người lính Bảo chính nói cùng lúc với tiếng phang rít bên ngoài, và một thanh niên sĩ quan to lớn có để ria mép thò đầu ra nói lớn, giọng thân mật:
- Ê, chú mày, công việc xong rồi chứ? Lên!
Người lính Bảo chính vừa "dạ dạ" vừa nhảy lên liền phía sau, chợt người sĩ quan nhíu lông mày, chăm chú nhìn Kha hơn nữa rồi quát, vẫn bằng giọng thân mật:
- Có phải thằng Kha đấy không?
  Từ lúc chiếc Dodge4 dừng lại, Kha vẫn không hề chú ý đến ai, nghe tiếng hỏi, chàng giật mình ngẩng lên, đôi mắt tròn xoe miệng há rồi lập tức chuyển thành nụ cười sáng ngời hân hoan:
- Luận! Trời, cậu đóng quan mấy rồi?
- Hà hà, suýt đóng quan sáu! Cách đây ba ngày, trong một chiến dịch càn quét, tao bị phục kích.
- Mình và mấy người bạn kia (Kha chỉ Hiển và Miên) vừa chân ướt chân ráo hồi cư đến đây chưa biết phải trình diện và xin giấy má tạm thời ở đâu.
- Giấy má mẹ gì, lên đây theo tao.
Luận nhảy xuống, bảo người lính lái xe ngồi xuống dưới, khẽ cúi chào Miên, Hiển (chào lấy lệ, chẳng lẽ lại không chào) rồi nói luôn với Kha:
- Xin cứ lên xe tất cả, rồi đâu có đó.
Nói dứt, Luận nhảy lên ngồi trước tay lái, Kha đã trả tiền bà quán và nói vắn tắt mấy lời về lý lịch của Luận cho Hiển, Miên hay:
- Cha này trước ở ban kịch Tháng tám (ban kịch thành lập sau ngày cách mạng 19 - 8) có tản cư ít lâu, rồi vào thành.
Kha lên xe, ngồi ngay bên tay mặt Luận, hỏi:
- Sao cậu lại vào nghề lính?
Luận đã vào số cho xe chạy lẹ, dáng rất thành thạo đáp:
- Chó nó thích vào lính cho Tây. tao lẩn, nhưng lần thứ ba nó tóm ngay tại nhà, lôi sềnh sệch xuống Nam Định theo học lớp sĩ quan chín tháng ở đó.
Ngưng một chút, Luận hỏi:
- Sao đương ở ngoài đó lại về?
- Cậu còn hỏi câu đó à?
Luận cười.
Phía sau xe có Hiển, Miên, người lính Bảo chính tài xế, người lính thất tình (ở quán), và hai bà cùng đứng tuổi vốn là hai bà chủ thầu các độ vật vãnh cho nhà binh. Thâm tâm hai bà cũng coi khinh vẻ ăn mặc tiều tụy của hai anh em Hiển, Miên, tuy nhiên để tỏ ra mình là hạng người lịch thiệp, hai bà cũng có dịu đôi mắt nhìn: khi hai anh em khom lưng bước vào và khi Hiển, Miên cúi chào thì hai bà cũng khẽ cúi đầu đáp lại, sau đó mới tiếp tục câu chuyện đương dở dang. Đây hẳn cũng là buổi đầu hai bà gặp nhau, hai bà đang khoe sự sung túc ở miền quê của riêng bà.
- Nhà tôi vườn ao trước; đán h cá, chúng tôi chỉ ăn cá chắm, cá chép thôi bà ạ, cá mè thì cho người làng (bà làm điệu nói vói người làng) lấy về mà ăn đi, nhà tôi không ăn cá này đâu, mang về mà ăn đi, nhà này không có bán!
- Nhà tôi bà ạ - bà kia tiếp - lò than lúc nào cũng hồng. Khách đến nhà, nhổ mấy củ xu hào, con gà chỉ kịp kêu đến "quéc" một cái là đã luộc ở trong nồi rồi. gạo tám thơm, gạo rự, gạo ré cánh... chẳng thiếu thứ gì.
Xe đến chỗ quành, Luận không hãm bớt tốc lực, mọi người mất thăng bằng, xô về một chiều. Lời đàm thoại của hai bà thích ứng ngay với hoàn cảnh:
- Gớm, như đi máy bay!
- Ấy thưa bà, trên máy bay được cái người ta còn có giây da buộc lấy mình như thế này này ạ. (bà làm điệu giây da quấn ngang bụng).
  Tiếng Kha reo vui hỏi Luận:
- Ồ kìa, loại xe gì mà kỳ lạ vậy?
- Mày thật là mán rừng, loại xe vespa của Ý đấy! - Luận đáp.
- Xe nhỏ mà chạy lẹ quá, trong thanh nhã chứ không hùng hồn như loại xe mô tô cũ.
- Vespa, tiếng ý là con ong, mày chú ý xem nhìn chiếc xe hao hao giống con ong.
- Ờ nhỉ.
- Loại xe này giờ đây phổ thông lắm, họ cho thuê sáu mươi đồng một giờ.
Luận bỗng phang "kít" cho xe đỗ trước một đồn binh rồi bảo Kha:
- Để tao vào gặp thằng trưởng đồn rồi bảo Kha:
- Để tao vào gặp thằng trưởng đồn lê dương ở đây một chút.
Hiển và Miên cũng thò đầu ra nhìn. Đây là một đồn binh ở ngoài tỉnh lỵ Vĩnh Yên. Những bao cát xếp cao quanh lỗ châu mai trước đồn, thấp thoáng có bóng người lính gác bên trong. Một toán tù binh khác, cứ hai người một, khiêng thùng phân đi đổ. Mấy tên lính Tây đội ca lô xanh (mũ lê dương) đương chỉ trỏ ra lệnh cho tù binh, một tên nói gì với thầy đội thông ngôn đứng gần đấy, thày cười cầu tài và gật đầu lia lịa. Cách đồn binh một đường hẻm nhỏ, bắt đầu có nhà thường dân. Ánh nắng đã chói chang, đống rác lớn gần tiệm ăn tỏa hơi nồng nặc hòa với mùi rãnh nước đen ngòm chảy ri rỉ từ cửa tiệm ăn ra cống lớn, một đứa trẻ trần truồng ngồi bĩnh gần đấy.
Luận đã trở ra và cho xe chạy rẻ theo đường vào tỉnh lỵ, xe cộ đủ loại xuất hiện : xe bò ; xích lô, xe đạp, vélo solex, vespa, ô tô hàng … và đã thấy thấp thoáng nhiều bóng áo màu, quần trắng của các thiếu nữ con nhà khá giả. Hai người lính được lệnh Luận cho xuống đồn trước (đồn này do Luận chỉ huy và đóng sát tòa tỉnh trưởng), hai bà chủ thầu xuống khoảng gần chợ ; khi chỉ còn bọn Hiển, Kha, Miên trên xe, Luân mới quay xuống nói với tất cả.
Tôi sẽ đưa các bác đến một gia đình người quen, sớm mai tôi sẽ đích thân đưa các bác ra bến xe về Hà Nội. Khi tới Gia Lâm các bác nhớ xuống trình diện với ty Công An, xin giấy thông hành tạm thời, rồi tìm người thân làm chứng bảo đảm để được cấp thẻ căn cước. Như vậy là «chu»  rồi, các bác khỏi phải đến trình diện tại ty Công An ở đây để rồi bị giữ lại qua đêm như tù.
Kha nói mấy lời cám ơn Luận, nhưng Luận hầu như bỏ ngoài tai mấy lời khách sáo đó, và tiếp tục câu chuyện vói riêng Kha :
Thằng cha Trưởng Ty trước làm ở bên Kiểm Tục, dùng thuốc cường dương như cơm bữa ; qua đêm ở đấy, em gái mày có thể bị nguy (Luận tưởng Miên là em gái Kha), mày nên nhớ ở tỉnh nhỏ thì Kiểm Tục, Công An, Hiến Binh là vua, đó là Dịch hạch, Dịch tả và Thương hàn, mấy hôm trước đây tao mới chửi cho chúng nó một trận.
Luận cho xe chạy dọc theo phố chợ, rồi rẽ vào một đường phố khác, hai bên là nhà ở chứ không phải là cửa hàng. Chiếc Dodge4 còn rẽ vào một đường phố hẹp nữa, không khí yên tĩnh như giữa miền quê dừng lại trước một căn nhà có hàng rào duối gai trước cửa, một chút sân rải đá cuội phía trước, vây xung quanh có cây ăn quả mới lớn, trông còn khẳng khiu lắm. Luận đưa Hiển, Kha, Miên vào giới thiệu với cụ chủ nhà trạc sáu mươi tuổi, xin cụ cho ở nhờ đến sớm mai sẽ ra xe hàng hồi cư về Hà Nội. Cụ vui vẻ nhận lời, giới thiệu Miên vói cô con dâu đứng gần đấy: người con trai vừa đi chơi quanh lối xóm về, cụ giới thiệu với Hiển, Kha. Những người đàn ông bắt tay nhau hỉ hả. Luận to béo bao nhiêu thì Đản (tên người con trai cụ chủ) gầy nhom bấy nhiêu, nhất là mái tóc anh lại cố tình để dài, nghệ sĩ. Thấy tay anh cầm quyển Tản Đà vận văn, Luận nói giỡn thân mật :
Thời đại nguyên tử rồi mà còn đọc kinh Thi ! (Ý Luận chỉ muốn nói là đọc thơ).
Lập tức Đản giơ tay lên vuốt mái tóc dài, nước da trắng trên khuôn mặt gầy càng xanh lướt thêm để phản đối và anh đáp :
Ô hay, chính bom nguyên tử được làm ra để bảo vệ Kinh Thi chứ.
Cụ chủ xếp cho bọn Hiển lên ở căn gác xép, phía sau. Dưới bếp gia nhân đương bận rộn làm gà, thái xu hào, cà rốt. Cụ chủ nói với Luận :
Chả hôm nay nhà tôi có kỵ, chiều mời trung úy bớt chút thì giờ đến sơi cơm với chúng tôi.
Dạ cám ơn cụ, nếu có thì giờ thế nào cháu cũng lại - Luận đáp.
Một năm trước đây, cô con gái mười chín xuân xanh của cụ lọt vào cặp mắt diều hâu cú vọ của tên trưởng ty Kiểm Tục (mà hiện là trưởng ty Công An). Ngày đó Luận cũng vừa được cử đến đóng đồn ở đây, ngẫu nhiên gặp ông cụ đứng trước cửa, đôi bên bắt chuyện, ông cụ kể lại sự tình, Luận nổi cơn anh hùng "giữa đường thấy sự bất bằng mà tha ", đến gặp phăng tên trưởng ty Kiểm Tục, báo cho hắn biết người con gái mười chín tuổi kia là em nuôi của Luận. Cô gái thoát, năm sau lấy chồng, Luận được gia đình này coi như ân nhân. Đản cũng mới lấy vợ được hai tháng nay.
Luận từ biệt mọi người trở về đồn và giao hẹn chiều sẽ lại. Kha, Hiển, Miên lần lượt vào buồng tắm. Họ định tắm xong thì thủng thẳng ra chợ ăn trưa, nhưng cụ chủ đã kêu dọn cơm và mời cả ba lên ngồi cùng bàn, từ chối làm sao cũng không được. Điều Miên còn nhớ trong bữa cơm đầu tiên miền quốc gia đó là mặc dầu đã cố giữ ý mà ba người vẫn ăn nhanh và ăn khoẻ nhất, đúng tác phong kháng chiến ! Tắm rửa xong thay bộ đồ mới sạch sẽ (tuy vẫn nâu sồng) trông họ không đến nỗi nào.
    Sau bữa ăn, Đản nói chuyện với Hiển, Kha, Uyển, vợ Đản, thủ thỉ nói chuyện với Miên ở góc hiên. ute;i với anh Khiết:
- “... Tớ ở lại chúng nó không giết tớ đâu, các cậu cứ vào Nam, ai làm được cái gì thì làm, nhưng tớ ở lại, giờ phút này mới là bắt đầu kháng chiến!”
Trở vào tòa báo anh Khiết cho em hay anh đã xuống Hải Phòng để chờ ngày cùng người bạn gái làm ở nhà thương cùng vào Nam bằng đường thủy. Có lẽ anh Khiết cho rằng dĩ nhiên em cũng sẽ đưa me em di cư vào Nam nên ghi cho em địa chỉ của anh, của cô Miên ở Hải Phòng và cả địa chỉ tòa báo Văn Hóa tại Sài Gòn mà anh Khóa vào trước đã thu xếp cho.
Cả ngày hôm đó me em kêu rức đầu, buổi chiều người sây sẩm mặt mũi ngã ngất. Em về đúng lúc để săn sóc người, hình như người đã cố gắng gượng chỉ để đợi em về. Anh Khiết lại thăm, em thú thực với anh là hoàn cảnh buộc em ở lại, me em cũng không vào Nam mặc dầu thư gởi sang Pháp em phải nói ngược lại cho anh Hãng yên lòng. Lần đó anh Khiết nói chuyện với em lâu bằng một giọng tâm sự. Để em thuật lại gần đúng như lời anh Khiết đã nói với em hôm đó.
“Theo ý tôi - lời anh Khiết - ngoài những trường hợp đặc biệt hoặc bất khả kháng như trường hợp của bác và của cô đây, ở lại còn bốn hạng người chính. Thoạt phải kể đám đa số quần chúng chưa biết gì về Cộng sản, họ mừng nhất. Tội nghiệp!
Ba hạng sau này, có ý thức mà ở lại, tôi đều có bạn điển hình:
Người bạn thứ nhất, anh Lâm theo Đảng, tin Đảng thuần bằng tình cảm, có công cướp chính quyền ở Hải Phòng năm 1945, được Đảng đặt vào làm nhân trong Dân Chủ Đảng, từng là ủy viên trong ủy Ban Hành Chính Hải Phòng. Kháng chiến, được ủy vào làm trong cơ quan văn hóa của công an Liên Khu III. Chứng kiến một người bạn thân trong Dân Chủ Đảng bị thủ tiêu giữa sông, kế tiếp đó còn được chứng kiến bao hành vi bạo tàn khác, vỡ mộng, chán chường, vì quá tin tưởng mà thành chán chường, cái chỗ mình tin là sán lạn nhất lại hóa ra tăm tối nhất. Con người tình cảm đó đã chót cho hết, cho hết tuổi hoa niên đẹp nhất, cho hết niềm tin tưởng nồng nhiệt nhất, cho đến khi nào thành chỉ còn là con người trống rỗng, ghê tởm chính giới, thây kệ những danh từ Tự Do Độc Lập giả trá, mình tự cho mình chút ít sinh thú nhỏ mọn: làm một chân thư ký quèn, ăn một miếng cơm, yêu một người bạn, ở độc thân, nuôi thằng cháu nhỏ mồ côi cho đi học, đầu tháng mà dư tiền thì mua chai vang nhắm với thịt lợn sữa quay, cuối tháng hụt tiền thì mua một cút rượu ngang với mấy đồng bạc tai heo. Không xét mình mà cũng chẳng xét người. Giờ đây Cộng sản sắp về thì về, biết rằng bão sắp đến thì ngồi chờ bão. Muốn tránh bão tất phải chạy - thiết gì chạy! Kẻ ra đi là để tiếp tục tìm kiếm, mà đổi mới, xây dựng, mình thì còn gì nữa đâu mà tìm kiếm, mà đổi mới, mà xây dựng? Và Lâm nói với tôi: “Nếu không sống được thì anh cứ tin rằng tôi tự tử, cái quyền đó chúng không lấy được của tôi!”.
Người bạn thứ hai: anh Mỹ, một nhà văn hóa, trước có giao thiệp nhiều với phe Đệ Tứ. Kháng chiến, có vào đoàn thể cứu quốc, nhưng để chống đối nhau với Cộng sản, đến khi không chịu được thì về thành. Nay đã trên bốn mươi tuổi, mới lấy vợ, vợ đương có mang, lại mới tậu được căn nhà nhỏ làm chút tư hữu. Tuổi bốn mươi trở ra bắt đầu có khuynh hướng an phận thủ thường níu giữ chút gì mình có, biết rằng ở lại thì... ngột ngạt hương hoa, nhưng ra đi bỏ lại thì không đành, rồi tìm cớ để tự an ủi: “Sài Gòn đất tốt thật nhưng cây cao mà rễ nông, nền văn minh căn bản của dân tộc rồi trước sau cũng phải về bắt rễ ở đất Thăng Long này”. Và Mỹ ở lại.
Người thứ ba là Hữu vừa ra khỏi đây, cô gặp đấy. Tôi quý Hữu vô cùng, Hữu tin là dân tộc mình không những có khả năng mà còn có thiền mệnh mang lại cho nhân loại một nền văn minh mới quân bình Tình với Lý, hòa hợp Người với Thiên Nhiên... Anh vẫn nói dân tộc mình đau khổ mấy ngàn năm rồi mà vẫn trường tồn tất phải có thiên mệnh nào chứ! Anh bị Cộng sản bắt giữ ngay từ đầu kháng chiến, di chuyển hết trại giam này sang trại giam khác, cứ trơ trơ như vậy. Nhốt chán họ thả anh ra, thì thấy trong tù hay ngoài tù anh cũng cứ “tỉnh bơ” như vậy, sau cùng họ không buồn kiểm soát nữa, liệt anh vào hạng cuồng chữ, học giỏi biết nhiều, mở miệng bàn toàn những Hà Đồ, Lạc Thư, Thiên Cơ, Bát Quái... Khi vào Thành gặp bạn nào anh cũng nói bằng tiếng Pháp: "Tao đã lăn lóc hết các nhà tù của chúng nó mà tao không chết!” Bây giờ thì Hữu cương quyết ở lại, tuyên bố thẳng với các bạn bè thân tình: "Tớ đã có nhiều kinh nghiệm với chúng nó, ngày nào chúng nó mang cái mất độc lập về, ai cũng đi cả thì ai ở lại kháng chiến? Tớ ở lại, chúng không giết đâu. Các cậu cứ vào Nam, ai làm được cái gì thì làm, nhưng tớ ở lại, giờ phút này mới là bắt đầu kháng chiến”.
Tôi lại còn một số bạn nữa là Cộng sản chính cộng - (lời anh Khiết đến phần kết thúc) - họ hay tin tôi cương quyết vào Nam bèn viết thư nói kháy: “Thông minh như mày mà cũng đi theo đế quốc xin cơm thừa canh cặn của chúng sao?!”
Nói chuyện với em đến đây anh Khiết cười lớn rồi ra về. Bệnh tình của me em thuyên chuyển dần. Em sưu tầm đọc thơ văn anh. Không còn được gặp anh nữa thì tìm lại hình ảnh anh trong tác phẩm vậy. Trước khi đưa tiển gia đình và Nam, anh Khiết còn tới chào me em lần cuối. Rồi Hà Nội tiếp thu, em gặp cô bạn cũ mới tậu rẻ được một chiếc villa ờ đường Lạch Tray Hải Phòng. Cô bạn lên Hà Nội chờ gặp cha, anh và chồng sắp vào tiếp thu... Anh biết đấy, em đã mượn chìa khóa villa của chị bạn xuống tìm anh ở đất Cảng.
“Tớ ở lại chúng không giết đâu, các cậu cứ vào Nam, ai làm được gì thì làm, nhưng tớ ở lại, giờ phút này mới là bắt đầu kháng chiến!”
Chính câu nói đó của anh Hữu đã ngấm ngầm tác động mạnh vào trí tường tượng của em là em nẩy ý kiến xuống Cảng tìm anh. Me em ở ngoài này, con em ở ngoài này, em phải ở lại chứ, vả em cũng quen với đời sống đó rồi. Nhưng em phải xuống Hải Phòng tìm anh, nhất là vào dịp đó, dịp em có thể... thụ thai. Em muốn giữ lại miền Bắc một kỷ vật của anh, em muốn nuôi nấng đứa con đó - nếu có - theo tinh thần phóng khoáng của anh ở ngay miền tỉnh cảm cằn cỗi này. Âu cũng là một cách kháng chiến đúng với tinh thần của anh Hữu, nhưng theo kiểu của em. Em nhớ anh Khiết hôm đầu có nói với em là anh xuống Hải Phòng để chờ ngày cùng cô bạn gái làm ở nhà thương cùng vào Nam bằng đường thủy. Em chỉ còn biết cầu trời anh chưa vào Nam, cầu trời cho em được gặp anh một lần cuối, cầu trời tránh cho em niềm tủi nhục vồ trượt hạnh phúc trong lần gặp mặt quyết định này, em lẩn trốn anh đã nhiều rồi, anh yêu dấu.
Trời đã cho em toại nguyện!
Giờ đây em còn cảm thấy những ngón tay anh như những con rắn nhỏ đam mê miết sát lấy da đầu em, bám chắc lấy chân tóc.
Em chẳng cần giữ ảnh của anh làm gì, bởi cái đẹp của người đàn ông là ờ nếp sống phóng khoáng hay phong trần, mà nếp sống thì người ta không thể chụp được. Anh ơi, có bao giờ người đàn ông quên người đàn bà đã sinh con cho mình? Hai mươi ngày qua rồi! Em cần xuống Hải Phòng nhìn lại lần cuối khung cảnh ân ái của chúng ta và để kịp viết cho anh ít trang thư như anh đã nhận, rồi em trở về Hà Nội trước khi triệu chứng - nếu có - bắt đầu. Em không muốn để anh phải bận tâm thắc mắc về việc này. Trong vòng tay anh, từng tế bào em rung động, nếu cứ tưởng tượng mỗi tế bào là một vì tinh tú thì thân thể em là một vũ trụ bao la - bao la mà có biên giới - hàng triệu triệu tinh tú run rẩy bối rối trong từng quỹ đạo riêng, nhưng nhìn tổng quát thì sự run rẩy đó - kể cả khi cuồng loạn nhất - vẫn theo một trật tự nhịp nhàng nào đó, bởi sự nở rãn của vật chất không sao đuổi kịp sự nở rãn của tinh thần, mà tinh thần thì nhẹ hơn thinh không, và sức sáng láng của tinh thần dù có chói lòa cùng không vì thế mà làm lật nhào khối lượng. Em đã nói hết, anh yêu dấu của em ờ bên kia vĩ tuyến! Với anh giờ đây em cũng là “người đàn bà bên kia vĩ tuyến". NGƯỜI ĐẢN BA BẾN KIA VĨ TUYẾN của anh đã chấm dứt hàng chữ cuối cùng của lá thư cuối cùng này ở đây.
Hôn anh một cái hôn làm nổ vỡ tinh cầu nhưng tình chúng ta thì chói rạng mãi mãi.
Vĩnh biệt anh,
Em.

Hết

Xem Tiếp: ----

Truyện Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến Đôi nét về tác giả Chương 1 Chương 2 ấy. Sáng nay tao gặp elle đi lễ chùa, ngực thế này (Luận phác một vòng trước ngực mình), mà bây giờ trong elle mặc áo cánh đứng trước cửa, ngực lép xẹp. Của giả rồi! Đau thế!
Xe chạy nhanh dần và giọng hát trầm buồn của Luận lại nổi lên, Kha nghe mà có cảm giác Luận đương đặt cả cuộc đời mình lên chiếu bạc ván chót và biết mình thua nên thả cho đời tan trước vào tiếng hát đó.
Từ lúc lên xe, Hiển vẫn cúi đầu suy tư, đôi khi chàng có mỉm cười, hoặc cười thành tiếng khẽ góp vào câu chuyện của Luận, nhưng rõ là chỉ có tính cách xã giao thôi.
Luận bỗng bẻ quặt tay lái. Hiển xô vào Kha và cả hai xô vào cánh tay “hải tặc” của Luận. Xe vút về phía trước, chồm lên, tiếng phang rít, tiếng Kha ngạc nhiên:
Ồ đã đến nhà này!
Thì ra trên đường về, Luận cho xe chạy quành ngả khác đi vào một đường hẹp nhưng vắng và khi xe nhô khỏi đường hẹp đó chỉ quặt ngoẹo sang tay trái một chút là tới nhà.
Khách đã lác đác đến, trong nhà đèn nến sáng choang, không khí tấp nập nhưng nghiêm nghỉnh. Ba người bạn trẻ lén thẳng lên gác xép để đứng ngồi thoải mái. Kha lục ba lô tìm cuốn sổ tay. Đã từ lâu chàng có thói quen ghi chép những cảm nghĩ.
Tiếng Luận:
Kha này!
Gì?
Mày còn nhớ dạo chúng mình đóng kịch?
Còn.
Dạo đó chúng mình trẻ quá nhỉ?
Ừ.
Thời đó tao theo riết em nào, em đó phải chết. Đủ mánh lới. Rồi khi đã “biết” em hai ba lần rồi, a lê hấp, đá! Giờ đây trong nét mặt mày còn đẹp, mày còn giữ được vẻ cao thon, thì thì “xí” trai quá rồi, bụng thấy một ngày một to, đít một ngày một xệ xuống.
Kha, Hiển cùng bật cười. Kha nói:
Cậu cứ nói vậy chứ trông costaud như cậu con gái nó mới dễ mê.
Luận vung tay ý muốn tìm lới phản đối, tay chàng quơ xuống chiếu đụng phải tập giấy có bìa ngoài mà Kha sắp xếp vào ba lô. Chiếc bìa tung ra, Luận nhìn vào và reo:
A, mày làm thơ đấy à ?
Kha chặc lưỡi :
Thôi đôi khi buồn, làm chút ít.
Luận đọc, chăm chú đọc, vỗ đùi đen đét:
Được, được lắm ! tao cũng làm thơ đấy nhé, viết cả truyện ngắn nữa, vẫn đăng đều ờ tờ Quân Đội, bán nguyệt san của Nha Chiến Tranh Tâm Lý.
Giỏi đấy !
Để tao giữ tập thơ này của mày rồi cho đăng dần vào bán nguyệt san Quân Đội và một vài tờ civil khác tao quen.
Cũng được, miễn là bố đừng đánh mất của con, và cũng chỉ nên lấy một số ít thôi, bao giờ đăng hết hãy lấy sau.
Cậu về Hà Nội đã biết sẽ ở địa chỉ nào chưa ?
Hiển đở lời Kha :
Chúng tôi sẽ ở nhà số 78 phố Chợ Hôm, anh ghi cho để nếu tiện dịp mời anh tới liên lạc với chúng tôi cho vui.
Luận giữ chừng chục bài thơ và ghi địa chỉ trên vào sổ tay, Kha cất tập thơ còn lại vào ba lô.
Hiển ra nằm khoèo trên chiếc chiếu giải ở góc nhà. Luận nói với Kha :
Tụi nhà văn trong báo Quân Đội già có, trẻ có. Tụi trẻ vào đấy để tránh ra trận chết cho thực dân, nếu tao gặp chúng trước thì giờ này cũng đã ở trong ban biên tập đó rồi . Tuy thế nhưng khi lâm trận mới thấy rằng mình chẳng bao giờ chết cho thực dân hết, mình hết để xây dựng một cái gì …. một cái gì tốt đẹp và bền vững cho đất nước. Có lẽ vì đã từng ra trận và trực tiếp linh cảm thấy cái gì tốt đẹp và bền vững ấy nên đôi khi nhàn rỗi tao đâm ra tí toáy muốn làm thơ, làm văn. Cũng không đến nỗi dở đâu, để rồi có dịp tao gửi đến cho mày những tờ báo đó.
Suy nghĩ một phút Luận tiếp :
Tao ưng tập thơ này của mày lắm, đó là tập thơ đầu tay chứ gì. Trong văn chương tao tin và yêu những tác phẩm đầu tay vì đây là tiếng nói tinh khiết nhất của tình cảm ban dầu, càng những tác phẩm về sau ngoài bút càng … điếm đi (Luận cất tiếng cười lớn). Đúng thế, người ta thì bảo là "già giặn hơn", tao thì cho là "điếm hơn", vẫn những tình cảm cũ nhưng nặng về kỹ thuật để dễ ngụy trang, làm ra vẻ mới lạ, nhiều khi tác phẩm chỉ thuần túy là vấn đề kỹ thuật ! Cho nên tự rút kinh nghiệm, với bất cứ tác giả nào quốc tế hay quốc nội tao cũng chỉ đọc ba bốn tác phẩm đầu, còn thì …(Luận làm điệu bằng tay) lướt, lướt !
Kha cười chậc lưỡi :
Cũng có lý !
Thế còn mày - Luận hỏi – Mày viết lách vào trường hợp nào, nhớ không ?
Kha mím chặt môi, cười mỉm, ngước nhìn. Hình ảnh Vân thoáng trong trí chàng. Suốt trong mấy tháng đầu, cuộc kháng chiến sục sôi trong bầu không khí căm hờn quân thực dân cướp nước, Kha hoàn toàn quên Vân. Nhưng khi trung đoàn Thủ Đô đã tản lên miền Trung du, cuộc kháng chiến mở rộng trong không gian và nhuốm màu sắc trường kỷ trong thời gian, thì lòng người kháng chiến cũng phải giữ cho nó chừng mực để mà trường kỷ chiến đấu, hình ảnh Vân lúc đó trở lại thân yêu hơn bao giờ hết.
Luận nhắc lại câu hỏi :
Sao, mày viết lách vào trường hợp nào, nhớ không ?
Kháng chiến được khoảng một năm thì ông Hồ có dịp làm một bài thơ khuyến khích nhân dân :
 
Ngành ngành thi đua
Người người thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua
Đọc xong bài thơ trên, mình chỉ hơi nhíu lông mày nghĩ thầm : "Thơ đếch gì thơ thế ! " Tuy nhiên dạo đó mình còn quý ông Hồ, nên chỉ phản ứng bằng cách làm một bài thơ trữ tình nói về tình người mẹ cày cấy ở cánh đồng nhà nhớ người con ra đi diệt giặc, cầu chúc cho giặc chóng tan và con được yên lành trở về, đó là bài thơ số một cậu giữ. Bài thơ viết xong mình cất vào đáy ba lô.
Nửa tháng sau, một nhà phê bình văn học của Đảng hết lời ca ngợi bài thơ trên của ông Hồ và đề cao ông là "đệ nhất thi sĩ của thời đại", làm mình phát bẳn lên : " Ừ, gọi là bài thơ để phổ thông trong nhân dân thì được, nhưng vì bài thơ đó mà nâng ông Hồ lên là đệ nhất thi sĩ bợ đỡ như vậy chó nó cũng không ngửi được". Uất ức, mình phản ứng bằng một bài thơ trữ tình thứ hai và khi chép xong cẩn thận mình lại cất xuống đáy ba lô. Sau đó ông Hồ thỉnh thoảng vẫn làm thơ và lần nào mình cũng phản ứng lại bằng một bài thơ trữ tình chép xong cất vào ba lô. Chẳng bao lâu đáy ba  lô trữ được một tập thơ khá dầy, vì qua mấy lần đầu phản ứng mà làm thơ, nhưng rồi nguồn thơ ở mình đã được nguồn thơ của  "đệ nhất thi sĩ" gián tiếp khai phá nên chỉ thỉnh thoảng hứng cảnh sinh tình mình tự động sáng tác lấy. Bề ngoài mình vẫn đi khai hội, kiểm thảo với các "đồng chí" nhưng bên trong là cả một thế giới trữ tình riêng.
Đôi mắt Kha càng dõi về phía xa qua khung cửa sổ, bên ngoài trời đã về chiều. Kha nhớ lại thứ hoa cúc dại có đầy rẫy ở quê nhà. Kha nhớ lại hình ảnh Vân đã có lần hiện lên trong một giấc mơ làm nhòa nhưng cụm hoa vàng. Kha tiếp trong khi Luận như bị thôi miên bởi dáng điệu kể chuyện của Kha :
Một lần có anh bạn "đồng chí" vỗ vào ba lô hỏi : "đựng những gì mà dầy cộm thế này ?" Mình đã đáp lại rất bâng quơ : "Ừ nhỉ, người trìu mến những gì xếp ở đáy ba lô ? Đáy ba lô cũng là đáy lòng !"
 

III 
 
Khách đến ăn giỗ đã đông đủ, nhưng thể theo lời yêu cầu của bọn Hiển (và của Luận nữa) cụ chủ nhà ưng để đám bạn trẻ đó quây quần ăn với nhau trên gác xép. Khi mọi người vừa ngồi xuống quanh mâm cỗ thì có tiếng radio vọng lên tự căn phòng vợ chồng Đản dưới nhà : nữ danh ca Thùy Trang đương cất giọng não nùng. Vợ Đản vùng đứng dậy như bị điện giật, tiến ra phía cửa sổ ngó xuống, nhận thấy đó là thằng cháu họ, chừng mười lăm tuổi, tự ý vào buồng vặn radio, nàng bước rầm rầm xuống thang, vút một cái tới phòng, tắt nghiến radio cho tiếng Thùy Trang câm bặt. Kha và Miên cùng chú ý thấy Đản hơi mỉm cười đượm chút kiêu hãnh, bàn tay gầy và trắng xanh của anh khẽ đưa lên vuốt mớ tóc dài, và mãi tời khi nghe tiếng bước chân vợ dồn dập trở lên, anh mới kín đáo nói khẽ với mọi người :
Bà đầm tôi nhất định không bao giờ cho tôi nghe Thùy Trang.
(Khi còn là người yêu của Đản, biết anh thích nghe Thùy Trang hát, Uyển mếch lòng nhưng chưa tiện nói ra. Là vợ Đản rồi, mỗi khi Đản mở radio đón nghe Thùy Trang, Uyển thoạt vùng vằng nện guốc ầm ĩ trong phòng để phá đám, rồi khóc, sau cùng nàng quyết liệt tắt radio).
Miên không rõ những chi tiết trên đây, nhưng thấy Uyển biểu lộ lòng nghen như thế nàntg tin rồi đêm nay đôi vợ chồng đó sẽ làm lành nhau và Miên thấy trong lòng vui vui.
Từ lúc đi vào miền quốc gia, nét mặt Hiển vẫn buồn buồn đôi mắt thường cúi xuống trầm lặng; trái lại Kha cũng như Miên lòng tràn đầy hân hoan, nghe ngắm hết điều này đến việc nọ, nhường như gặp cái hay thì họ vui, gặp cái dở thì họ cố tìm ra khía cạnh ngộ nghĩnh để tha thứ.
Tối hôm đó đã khuya lắm, Miên nằm trên giường còn nghe tiếng Hiển trằn trọc đằng góc phòng, rồi tiếng chàng thở dài, kế đó là tiếng Kha sực thức giấc hỏi :
Anh chưa ngủ a, Hiển?
Chưa - Hiển đáp.
Vừa lức trời đổ mưa, chỉ một phút sau tiếng mưa rơi dìu dịu rất dều trên mái ngói, Hiển phát biểu cảm tưởng:
Nghe mưa rơi nhớ Việt Bắc ghê. nếu chúng nó không phản bội kháng chiến, sau này đất nước hoàn toàn độc lập, những kỷ niệm đó với mình quý giá biết chừng nào.
Cảnh vùng quốc gia ngộ nghĩnh đấy chứ? – Kha hỏi lại.
Hiển ừ hử và tiếng Kha tiếp:
Đương ở thế giới ngoài kia con người giống như những đồng xu, nói theo kiểu Maxim Gorki, vào đến đây tôi có cảm tưởng mình vào một khu rừng già …
Miên mỉm cười trong bóng tối, nàng rất ưng và thông cảm với Kha ở hình ảnh “khu rừng già”, rồi nàng chợp ngủ.
Sớm hôm sau Miên thức dậy trước nhất ra giếng vục nước, rửa mặt đánh răng. Vợ chồng Đản còn dậy sớm hơn vì hôm nay đã tới phiên Đản tới quận làm việc. Quả như Miên tiên đoán, họ đã làm lành với nhau, và tuy họ chỉ thì thầm sợ kinh động giấc ngủ của người khác, nhưng dáng điệu họ thật là ríu rít; họ vừa bước xuống thềm thì gặp Miên từ giếng vào, đôi bên thân mật chào nhau và Uyển nói khẽ với Miên:
Em tiễn nhà em ra xe.
Vâng – Miên đáp – lát nữa chúng ta sẽ gặp nhau. Chúc anh Đản đi làm việc vui vẻ, thứ sáu lại về với chị.
Miên toan nói thêm vài lời cám ơn và từ biệt Đản vì lát nữa bọn nàng đã xuôi Hà Nội, nhưng nàng thấy rõ rằng lời nàng sẽ vô ích và nhạt nhẽo không để đâu cho hết đối với cặp uyên ương bịn rịn đó và nàng chỉ còn biết dừng lại ngắm họ ra cổng. Tuy sớm nay chẳng lấy gì làm lạnh, Uyển cũng khoác thêm chiếc áo len bên ngoài, chiếc áo len mầu nâu không hợp với nước da hơi xỉn của nàng, Uyển cố giữ vẻ khép nép để thu gọn hơn thân hình hơi xồ xề của nàng trong lần len. Người Uyển còn muốn chun lại hơn nữa khi nàng ngã đầu lên vai Đản. Đó cũng là cách “điệu” cho thêm phần quyến rũ - với trực giác của giới phụ nữ, Miên hiểu ngay thế. Nhưng nàng có hiểu đâu câu chuyện tình của hai người, nó thật lý thú, như chất hương của hoa nở, chất mật rừng man rợ vừa lên men, cứ thế mà tỏa ra, mà bốc lên, quyên lấy nhau, làm say lòng nhau.
Đản được bổ tới làm thư ký cho quận lỵ đó thì Uyển cũng vừa được nghỉ hè, từ trường tỉnh về trông nom giúp mẹ cửa hàng xén ngay sát nơi Đản trọ. Đây là lần đầu tiên Đản xa nhà, và cũng như hầu hết các chàng trai khác trong cùng trường hợp, anh cảm thấy tâm hồn vừa bâng khuâng vì tới chốn lạ, vừa ngây ngất vì hương vị tự do. Giá như Đản gặp Uyển ở ngay tỉnh lỵ Vĩnh Yên thì Uyển cũng đến bị lẫn ngay trong đám hương sắc trung bình của những cô gái tỉnh, nhưng Đản vốn thích ngâm thơ và thường cũng biết mình thuộc nòi đa tình. Các bạn công chức trẻ cùng trọ đều suy tôn Đản là thi sĩ. Uyển từ tỉnh về bất ngờ, nàng về quận lỵ sau Đản chừng ba hay bốn hôm là cùng vào một buổi chiều tà, giờ gà lên chuồng. Lúc đó Đản vừa bỏ kính trắng, từ căn gác trọ, đôi mắt hấp háy của chàng chợt nhìn xuống miếng sân vuông vắn bên nhà Uyển, khoảng giữa nhà trên và bếp, cháng bất chợt thấy bong một thiếu nữ - bong Uyển – đang vơ vội mấy chiếc quần áo trên giây. Khi chàng mang kính lên thì nàng đã vào nhà. Lòng bồi hồi chàng buột miệng ngâm bài “Cảm thu tiễn thu” của Tản Đà. Một anh bạn trẻ thấy thế bèn tưới dầu thêm vào lửa:
Nàng học đệ tứ trường tỉnh đấy, chiều nay mình vừa gặp, xinh lắm.
Sự thực anh bạn đó có gặp ghiếc gì đâu. Sớm hôm sau vào giờ đi làm, qua cửa hàng, Đản có đưa mắt nhìn vào thấy nàng cũng vừa từ quầy nhìn ra, dường như nàng đã hiểu chính chàng là người ngâm thơ chiều hôm qua. Thật ra chàng có thấy nước da nàng hơi xỉn và thân hình nàng hơi xồ xề, nhưng người con gái nào đến tuổi dậy thì mà chẳng tỏa ra một cái gì mê hoặc và thiết tha? Buổi trưa tan sở về, chàng tạt vào cửa hàng nàng mua một hộp Gibb đánh răng, các bạn trẻ đứng ngoài kẻ thì dặng hắng, kẻ thì khúc khích cười làm nàng cứ phải cúi gầm mặt, hai tay luống cuống mãi mới gói xong cho chàng hộp Gibb. Ôi, tiếng dặng hắng đó, tiếng cười khúc khích đó đã là những dây dợ vô hình nhưng vô cùng kiên cố buộc trói lấy chàng và nàng ngay từ buổi sơ ngộ. Trong buổi sơ ngộ này, chàng đặc biệt chú ý đến mái tóc nàng cố ý chải xõa xuống che một chút đuôi mắt lim dim bên trái. Khi chàng trả tiền, nàng ngước nhìn cám ơn, đôi mắt nàng một bên to, một bên hơi nhỏ và hơi lé một chút, chính vì vậy mà khi nhìn vào đôi mắt ấy, chàng như thấy mình bị thâu hút vào một thế giới kỳ ảo làm điên đảo tâm hồn. Rồi mỗi lần chàng vào cửa hàng mà có bạn theo, nàng thường ngượng ngập, nhưng nếu chỉ có mình chàng thì nàng lại có khoé nhìn vẫn ngượng ngập đấy mà vẫn thiết tha khiêu khích làm sao. Rồi nàng lại mượn sách của chàng, phần nhiều là những tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn, đôi khi nàng cho con bé người làm mang sách sang gửi giả trước giờ chàng đi làm về một vài phút, bên trong thế nào cũng có vài hàng cám ơn mà bên dưới trước khi ký nàng có ghi “Em gái anh”. Nàng rất thành khẩn chỉ xin làm “em gái anh” thôi. Cho đến một buổi sớm kia – đa cảm như chàng thì trọn đời chẳng thể quên được buổi sáng ấy – chàng vừa ra khỏi nhà trọ để đến văn phòng quận thì nàng cũng vừa từ trong cửa hàng dắt xe đạp tiến lên mấy bước cùng một chiều với hướng chàng đi, dáng nàng uyển chuyểnnhư rắn trườn trên cỏ xanh mà đồng thời cũng hiền như chim câu, rồi nàng ngồi lên yên xe bắt đầu đạp xe, hai dây xú chiêng nổi hằn vuông vắn từ hai bên vai xuống, chiếc áo dài nàng mặc hôm ấy màu hồng nhạt đến nỗi chàng có cảm tưởng đó chính là màu da thịt nàng hồng lên ánh qua làn vải. và đấy mới thật là màu da của nàng chứ! Nàng hơi đẫy ư? Không, nàng chỉ tràn đầy sức sống! Trông thấy thân hình nàng mà như ngửi thấy hương thơm, thứ hương thơm nồng ấm tỏa ra tự miền da thịt tràn trề sức sống của nàng. Chàng dừng lại đợi cho bong nàng cùng chiếc xe bon từ từ khuất hẳn sau lối rẽ. Chàng bâng khuâng tiến bước, tới trước một villa nọ chàng vô tình ngửng lên thấy một cô gái trạc đôi tám đương khoanh tay tựa cổng nhìn chàng nửa như tò mò quan sát nửa như chờ đợi bâng quơ. Thấy chàng ngửng lên cô quay vào dáng đi cũng uyển chuyển gót guốc bước mau trên lối đi phủ đất cát màu đỏ ẩm hơi sương, để lại những dấu hằn rất rõ khiên vô cớ người con gái bỗng đượm một vẻ đẹp huyền hoặc. Nhưng cái vẻ uyển chuyển kia, những bước hằn trêbn cát đỏ kia, vẻ kiều diễm chợt tăng lên bội phần của người con gái kia đều quy tụ cả về NÀNG - Uyển – như trăm ngàn con suối nhỏ đổ ra song lớn cho rộng đôi bờ. Trong trí CHÀNG thật ra chỉ còn có NÀNG! Ngay buổi trưa hôm đó chàng mang sang cho nàng mượn một quyển truyện khác, bên trong có bức thư tỏ tình của chàng khởi đầu bằng câu đượm tính chất quyết liệt: “Em yêu ngàn đời của anh …” Buổi chiều chàng sang cửa hàng và nhân lúc vắng người đó nhắc lại vắn tắt những điều đã viết trong thư. Nàng chịu. Tình yêu của chàng và nàng luôn luôn là một ước vọng hiến dâng, nhưng vì họ yêu nhau thật nên các góc cạnh sỗ sàng của dục vọng được xóa mờ đi.
Con cú vọ Thời Cuộc sắp dùng lưỡi hái Chiến Tranh để chia rẽ đôi chim khuyêncủa Ái Tình: có người bà con từ Hà Nội lên báo cho chàng hay là chàng sẽ nhận được giấy động viên vào Nam theo học lớp sĩ quan ở Thủ Đức. Chàng đâu chịu hy sinh tình yêu để xông pha tên đạn cho quyền lợi lũ thực dân cướp nước và lũ tay sai bù nhìn bán nước! Tình yêu đã giúp chàng đủ sức chịu đau đớn khi tự chặt một đốt của ngón tay trỏ, tình yêu đã giúp chàng mưu cơ, biết thản nhiên trả lời vị bác sĩ quân y ở phòng trưng binh là chàng đã chặt đốt ngón tay đó để thề không đánh bạc. Dĩ nhiên người ta không thể cho gia nhập đoàn thể quân nhân một người không thể bấm cò súng. Chàng trở về với chức vụ thư ký quận lỵ. Chàng trở về với nàng, vĩnh viễn với nàng, vĩnh viễn với tình yêu; Hôn lễ cử hành sau đó ít lâu. Chàng thiết tha yêu cầu nàng chọn áo cô dâu màu hồng nhạt, chiếc áo cũng bó sát lấy thân hình. Chàng bàng hoàng nhưng chững chạc đi vào đêm tân hôn; khi ôm thân thể tràn đầy sức sống của nàng, chàng thì thầm ngâm lại bài thơ “Cảm thu tiễn thu” của Tàn Đà, lời thơ có thêm chất men tình yêu nên ngưng đọng như bức ảnh mà linh động như một khúc phim. Rõ rang trong bong tối mà chàng thấy da thịt “người em yêu ngàn đời” đương dậy lên thành màu hồng của áo. Chàng và nàng say sưa trong mối tình bát ngát như cánh đồng lúa đương xuôi về miền Trung châu và cao vút như ngọn Tam Đảo chiều chiều in cắt trên vòm trời tím ngát. Rồi nàng ở lại với gia đình chàng ra đi quận ly làm việc bốn ngày, về với nàng ba ngày. Tình yêu tiết lộ vì hoàn cảnh ấy càng khoác màu vĩnh cửu, chàng chỉ mới mất có một điều tự do là không được nghe Thùy Trang hát, nhưng điều cấm đóan này là một vinh dự chứ đâu là một thiệt thòi? Hai tháng thần tiên trôi qua, cũng có những phút giằn giỗi nhỏ nhưng đó chính là gia vị của tình yêu. Mãi tới kỳ vừa qua sảy miệng, chàng nói một câu hơi nặng tình; vì bất chợt bị chạm lòng tự ái nàng cũng không kìm được tình cảm khi đáp lại. Rồi buổi tối hôm đó nàng nằm trên giường, chàng nằm ở divan đọc sách mãi tới khuya, khuya lắm, chàng mới tắt dèn vờ ngủ cho đến khi ngủ thật. Hai đêm qua như vậy, Sáng ngày thứ ba thì bọn Hiển, Kha, Miên tới do chiếc Dodge 4 của Luận.
Khi cặp vợ chồng trẻ đã ra khuất cổng, Miên toan quay vào thì Kha từ gác xép xuống. Miên thấy niềm vui của mình tinh khiết như ban mai, nàng cười tươi và đon đả nói:
Em tưởng anh còn ngủ.
Hiển thì còn ngủ thật – Kha đáp – hôm qua Hiển trằn trọc mãi.
Để em đưa anh ra giếng. Đi về phía này anh.
Hình như tới lúc đó Miên mới chú ý tới tiếng gà gáy xa, nàng né mình bước vào lối nhỏ, cũng tới lúc đó nàng mới kịp nhận thấy cỏ hai bên lề ướt đẫm sương đêm, và khi nàng cúi xuống vục nước cho Kha, nàng chằm chằm nhìn vào đôi chân Kha, đôi chân đi đôi dép kháng chiến bằng lốp ô tô.
Tám giờ Luận tới cùng chiếc Dodge 4 quen thuộc, lúc đó Hiển, Kha, Miên cũng vừa ăn sang với cụ chủ nhà xong, đương nghe cụ bàn chuyện thời sự và than phiền chẳng hiểu bao giờ chiến tranh mới chấm dứt, đất nước độc lập thật sự. Bộ ba vội vã đứng dậy từ biệt cụ, nhắc lại những lời cám ơn nồng nhiệt mà từ lúc ngồi xuống ăn sang ba người đã tiếp lời nhau nói.
Luận đưa ba người ra bến xe, chính chàng mua ba vé hạng trên. Luận căn dặn thêm một lần nữa khi ba người về đến Gia Lâm nhớ phải vào Ty Công An trình diện mà xin cấp giấy thông hành tạm thời. Đợi tới lúc xe hàng nổ máy hiển, Kha, Miên mới từ biệt Luận lên chỗ ngồi của mình trên xe. Xe hàng chuyển bánh, Luận còn đứng lại làm hiệu vẫy tay cho đến khi x era khỏi bến.
Thế là yên chí - Luận nghĩ thầm – không còn sự gì có thể xảy ra được nữa. Luận đã lầm, chàng có ngờ đâu chính sự chu đáo của chàng mà Kha bị giữ lại ở Gia Lâm rồi giải về đề lao trung ương Hà Nội. Giá như Kha bị khám bắt ở ngay Vĩnh yên, Luận còn can thiệp kịp.
--!!tach_noi_dung!!--

đánh máy, MS, Thanh Vân, thiensu05; fish, nguyenmodhl; sửa chính tả Ct.ly
Nguồn: vnthuquan-thuvienOnline
Được bạn: Mọt sách đưa lên
vào ngày: 4 tháng 12 năm 2011

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--