PHẦN BA
Hollywood tử thần
Chương 12

    
laudia quyết định rút lại lời hứa của mình với Eli Marrion về chuyện tình dục của lão. Cô sẽ làm cho hắn sợ quê mặt mà phải cho quyển tiểu thuyết của Vail đúng số điểm mà anh ta yêu cầu. Chơi vậy là hơi vòng vo tam quốc, nhưng cô đã quyết tâm. Đòi Bobby Bantz cho điểm cao thì hơi khó nhưng với Eli Marrion thì chưa thể nói trước, tuy nhiên hắn đối xử với cô cũng dễ chịu. Ngoài ra trong làng phim, vấn đề lăng nhăng tình dục dù chỉ là thoáng quan cũng phải tỏ ra phong nhã.
Buổi họp này diễn ra là do Vail bắn tin đe dọa tự tử. Nếu chuyện trót lọt, bản quyền anh ta sẽ được chuyển lại cho vợ cũ và lũ con. Molly Flanders thế nào cũng ra giá đắt. Chẳng có ma nào thèm tin và lời đe dọa đó, kể cả Claudia cũng thế. Bobbly Bantz và Eli Marrion, hai gã này biết muốn hái ra tiền thì phải làm gì nên lúc nào cũng sợ.
Khi Claudia, Ernest, và Molly đến hãng phim Lodd stone, chỉ có Bobby Bantz có mặt trong phòng giám đốc. Trông hắn không được thoải mái lắm dù hắn cố tình giấu đi bằng cách xun xoe chào đón mọi người, nhất là Vail. “Ôi, quốc bảo đấy nhé”, hắn kêu lên và thân ái, kính trọng ôm chặt lấy Vail.
Molly lập tức cảnh giác. Ả hỏi:
 Eli đâu? Lão là người duy nhất có thể quyết định chuyện này mà. Bantz đáp bằng cái giọng chắc nịch:
 Eli nằm viện rồi. Cedar Sinai ấy. Cũng không có gì nghiêm trọng lắm đâu. Khám định kỳ thôi. Nhưng chuyện này là phải mật. Hãng phim Lodd stone lên xe xuống chó là tùy thuộc vào sức khỏe lão cả.
Claudia nói khô khan:
 Lão ngoài tám chục rồi còn gì. Bệnh gì mà chẳng nguy hiểm.
Bantz đáp:
 Không đâu. Tụi tôi hàng ngày vẫn giải quyết công việc trong bệnh viện mà. Lão thậm chí còn ngon hơn hồi trước nữa. Thành ra có chuyện gì cứ bàn với tôi, rồi khi nào đi thăm lão, tôi sẽ nói lại cho.
Molly đáp cộc lốc:
 Không được.
Nhưng Ernest Vail lại bảo:
 Mình bàn chuyện với Bobby vậy.
Thế là họ trình bày cho Bobby Bantz. Gã tỏ vẻ khoái trá nhưng không cười ra mặt. Gã bảo:
 Tôi đã từng nghe qua mọi chuyện trong cái thành phố này rồi, nhưng chuyện này khá hay đấy. Tôi gặp luật sư rồi và họ bảo Vail mà có khuất bóng thì tụi tôi cũng chẳng can hệ. Chuyện này khó đấy.
Claudia đáp:
 Anh ra mà gặp công chúng ấy. Ernest mà làm chuyện đó và vỡ chuyện ra thì hãng Lodd stone sẽ thúi hoắc lên. Eli chẳng thích thế đâu. Lão còn biết thế nào là đạo đức hơn.
 Hơn tôi sao?
Bobby Bantz hỏi lịch sự nhưng hắn nổi xung lên rồi. Tại sao người ta không hiểu là hắn làm điều gì đều do sự chấp thuận của Marrion cẳ. Hắn quay qua hỏi Ernest:
-Anh định chơi theo kiểu nào? Súng, dao hay bay ra ngoài cửa sổ?
Vail nhăn răng cười:
 Chơi theo kiểu Hara-kiri ngay trên bàn của ông đó, Bobby.
Cả bọn phá lên cười.
Molly bảo:
 Chúng ta phải giải quyết bây giờ, sao không đến bệnh viện gặp Eli?
Vail bảo:
 Tôi không thể đến giường bệnh người ta mà đòi hỏi tiền bạc được đâu.
Cả bọn nhìn anh thông cảm. Đúng ra thì chuyện đó kỳ cục thật. Nhưng mà người ta nằm trên giường bệnh để bày mưu giết người, lừa đảo, lật đổ, phản bội hãng phim thì thiếu gì. Cái giường bệnh đâu phải là nơi tị nạn thật sự. Cả bọn đều biết Vail phản đối kiểu đó quả tình là lý thuyết quá.
Molly lạnh lùng:
 Ngậm cái miệng anh lại đi Ernest, nếu anh còn muốn là thân chủ của tôi. Eli từng nằm trên giường bệnh mà cướp không của hàng trăm người rồi. Bobby, hai bên thỏa thuận đàng hoàng một chút đi, hãng Lodd stone của mấy anh có cả một mỏ vàng khi dựa vào tiểu thuyết của người ta để dựng lên phim. Mấy anh có thể chi cho Ernest vài điểm kha khá để bảo hiểm được chứ.
Bantz đâm hoảng như gái ngồi phải cọc. Hắn bác bỏ bằng cách la toáng lên:
 Điểm kha khá hả? Không bao giờ!
Molly đáp:
 Được thôi. Vậy năm phần trăm tổng số lợi nhuận, không tính chi phí quảng cáo, không tính tỉ lệ phần trăm chia cho bọn minh tinh?
Bantz nói có vẻ khinh bỉ:
 Nhiều đó, quá nhiều rồi còn gì. Mà tụi tôi thừa biết Ernest cóc dám tự tử. Làm vậy thì ngu quá mà anh ta lại thừa thông minh.
Thực ra hắn muốn nói là Vail chỉ được cái già trái non hột mà thôi.
Molly bảo:
 Chơi ăn gian vậy cha? Tôi tính rồi. Anh dự định thêm ít nhất ba phim nữa. Tính tiền thuê phim trong nước lẫn ngoài nước, chưa kể lợi nhuận có được từ in sang băng video. Chả lẽ anh không cho được Ernest mấy điểm, hai mươi triệu xoàng xĩnh? Một minh tinh nửa mùa cũng lãnh được nhiêu đó mà.
Bantz cân nhắc. Đoạn hắn quay qua Ernest xuống nước nhỏ. Hắn bảo:
 Ernest, nhà vănnhw anh đúng là quốc bảo, không ai kính trọng anh hơn tôi đâu. Còn Eli, anh viết cuốn nào là lão đọc hết cuốn đó. Lão chuộng anh lắm. Thành ra tụi tôi cũng muốn bàn với anh
Claudia cảm thấy bối rối khi thấy cái kiểu của Ernest cứ nuốt lấy nuốt để cái giọng lưỡi đường mật đó, mặc dầu được cái là anh chàng nghe đến cái chữ “quốc bảo” còn biết rùng mình.
Ernest đáp:
 Nói rõ ra đi.
Đến đây thì Claudia hãnh diện vì anh.
Bantz nói với Molly:
 Hợp đồng năm năm, mỗi tuần một trăm ngàn để viết kịch bản gốc và chuyển thể những kịch bản mà tụi tôi chỉ xem qua có một lần. Và cứ mỗi kịch bản chuyển thể thì anhta có thêm năm trăm ngàn một tuần. Sau năm năm là anh ta có cả mười triệu rồi.
Molly bảo:
 Gấp đôi số tiền đó lên rồi muốn nói gì thì nói.
Đến nước này Vail có vẻ đã đánh mất cái tính kiên nhẫn thần thánh của mình. Anh chàng bảo:
 Chẳng ai coi tôi ra cái gì hết. Tôi biết làm toán đó nhe. Bobby, hợp đồng của anh chỉ đáng giá có hai triệu rưỡi, mà anh cũng sẽ chẳng mua một cái bản thảo nào của tôi, mà tôi cũng chẳng bao giờ viết. Anh cũng sẽ chẳng bao giờ chia kịch bản cho tôi để chuyển thể. Rồi nhỡ anh làm thêm tới sáu bộ phim rồi sao? Thế là anh có một tỉ.
Vail bắt đầu phá lên cười với cái vẻ khoái trá thực sự.
 Hai triệu rưỡi có thể làm gì được.
Bobby hỏi:
 Anh cười cái đếch gì thế?
Vail trở nên phấn khích quá mức:
 Một triệu thôi cũng chưa từng mơ thấy, bây giờ một triệu lại chẳng làm được gì.
Claudia hiểu ý Vail. Cô hỏi:
 Sao không là được gì?
Vail đáp:
 Bởi vì tôi còn sống. Gia đình tôi cần tiền, tin tưởng tôi thế mà tôi lại phản bội họ.
Cả bọn hẳn đã áy náy, kể cả Bantz cũng thế, ngoại trừ Vail có vẻ bị trục trặc, hài lòng quá cỡ.
Molly Flanders bảo:
 Chúng ta đi nói chuyện với Eli.
Vai hoàn toàn mất bình tĩnh và ào ra ngoài cửa la lớn:
 Tôi không thể thỏa thuận với mấy người. Tôi không thể xin xỏ một người trên giường bệnh được đâu.
Khi anh chàng đã bỏ đi. Bobby Bantz hỏi:
 Hai người vẫn muốn đeo lấy hắn hay sao?
Molly đáp:
 Sao không? Tôi đã từng đại diện cho một thằng đâm mẹ giết con. Ernest còn hơn hắn.
Bantz hỏi Claudia:
 Thế còn lý do của cô?
Cô đáp tếu:
 Nhà văn chúng em là phải kề vai sát cánh anh ạ.
Cả bọn phá lên cười.
Bobby bảo:
 Tôi cũng đoán là vậy. Tôi đã cố hết sức phải không?
Claudia bảo:
 Bobby, sao anh không cho hắn một hoặc hai điểm? Vậy là công bằng
rồi.
Molly bảo:
 Vì qua ngần ấy năm Bobby đã thuổng tiền của hàng ngàn nhà văn, minh tinh và đạo diễn rồi. Chuyện dễ hiểu mà.
Bantz đáp:
 Đúng thế. Và tụi nó mà có da có thịt là thó của tụi tôi. Kinh doanh là như vậy.
Molly giả vờ quan tâm:
 Eli không sao chứ? Không có gì nghiêm trọng chứ?
Bantz đáp:
 Lão khỏe. Cô khỏi phải bận tâm.
Molly chợp ngay cơ hội:
 Vậy là lão ta gặp tụi tôi được rồi.
Claudia bẳo:
 Dù gì đi nữa tôi cũng muốn gặp lão. Tôi thật sự quan tâm đến Eli. Lão đã giúp tôi ngay từ bước đầu tiên.
Bantz nhún vai từ chối. Molly bảo:
 Nếu mà Ernest tự sát thì anh tự chuốc lấy hậu quả. Mấy bộ phim của anh còn đáng giá hơn con số tôi đã nói ra. Tôi sẽ xoa dịu hắn cho anh.
Bantz đáp khinh bỉ:
 Cái thằng thối ấy, nó không dám chết đâu. Hắn chỉ được cái già trái non hột.
Claudia chọc:
 Từ “quốc bảo” trở thành “cái thằng thối”.
Molly bảo:
 Hắn đúng là hơi điên thật. Nhưng hắn có thể chết chỉ vì bất cẩn.
Bantz hỏi giọng lo âu:
 Hắn có chơi ma túy không?
Claudia đáp:
 Không. Nhưng con người Ernest lạ lùng lắm. Anh ta là cái thằng lập dị đến nỗi không biết mình lập dị nữa.
Bantz băn khoăn một lúc. Họ nói cũng có lý. Và hắn không muốn gây thêm nhiều kẻ thù không cần thiết.
Hắn chẳng dại gì mua thù chuốc oán với Molly Flanders, mụ này khiếp lắm, đâu phải tay vừa. Hắn bảo:
 Để tôi phôn cho Eli. Nếu ông đồng ý, tôi sẽ đưa mọi người đến đó
gặp-
Hắn tin chắc Eli Marrion sẽ từ chối, nhưng hắn ngạc nhiên khi nghe Marrion trả lời: “Bằng mọi giá kêu họ đến gặp tôi ngay”.
Tất cả đến bệnh viện bằng cái xe Limousine khổng lồ của Bantz. Một cái xe không cực kỳ xa hoa nhưng đầy đủ cả máy Fax, vi tính, điện thoại. Tay bảo vệ do an ninh Thái Bình Dương cung cấp ngồi kế bên tài xế. Theo sát phía sau là một xe bảo vệ và hai tên nữa.
Kính xe nhuộm màu nâu, thành phố hiện ra toàn một màu nâu vàng đơn điệu như mấy phim cao bồ cổ lỗ sĩ, khi họ tiến vào trong, những cao ốc trở nên cao hơn, dường như họ đang đi xuyên qua một vùng đá sâu thẳm. Claudia cảm thấy thú vị, vì chỉ trong khoảng mười phút ngắn ngủi cô đi từ một thì trấn êm đềm xanh tươi đến một trung tâm toàn kính và bê tông cốt sắt.
Trong Cedar Sinai, những hành lang bệnh viện mênh mông như những sảnh đường của phi trường, nhưng những vòm trần lại túm lại như cú bấm máy kì dị trong trường phái ấn tượng của điện ảnh Đức. Rồi họ được một
CÔ điều dưỡng ra đón, một phụ nữ đẹp, trong bộ đồ giản dị nhưng cắt may rất tuyệt. Cô ta làm Claudia chợt nhớ đến những chủ nhân tại các khách sạn ở Vegas.
Cô hướng dẫn họ vô một thang máy đặc biệt, lên thẳng tầng thượng.
Trên khu vực này, những cửa bằng gỗ sồi đen trạm trổ, cao đụng trần nhà, với các quả nắm bằng đồng sáng bóng, những cửa này mở rộng ra như những cái cổng lớn, dẫn đến một phòng ngủ, một căn phòng rộng với đầy đủ bàn ăn, ghế, trường kỷ và ghế dựa, một góc văn phòng với máy fax và vi tính có cả một khoảng bếp nhỏ, ngoài phòng tắm của bệnh nhân, còn có phòng dành cho khách, trần thật cao và không hề có một bức tường ngăn cách giữa bếp và buồng khác... Làm cả căn phòng rộng trông giống như một cảnh trí trong phim trường.
Eli Marrion đang nằm trên một chiếc giường bệnh viện màu trắng, dựa lưng vào những cái gối lớn. Lão đang đọc một kịch bản bìa màu cam. Trên mặt cái bàn đặt cạnh lão là những tập hồ sơ với những ngân sách của những cuốn phim đang sản xuất. Phía bên kia giường, một em thư ký rất xinh đang ngồi ghi chép. Lão Marrion lúc nào cũng muốn có người đẹp quanh quẩn bên mình.
Bobby Bantz hôn lên má lão, bảo: “Eli, trông anh khỏe, khỏe thật đấy”. Molly và Claudia cũng hôn lão. Claudia đặt bó hao lên giường lão. Tất cả những trò thân mật quá trờn này đều được bỏ qua vì ông lão Eli Marrion đang bịnh.
Claudia chăm chú nhìn từng chi tiết như đang rà lại một kịch bản.
Thật ra Eli Marrion trông chẳng “khỏe, thật khỏe” tí nào. Môi lão tái ngắt như tô mực, lão hớp từng ngụm không khí khi nói. Hai cái kẹp màu xanh nối từ lỗ múi lão với một ống nhựa nối tới chai nước sủi bọt gắn trên tường, tất cả nối với một bình đặt khuất ở một nơi nào đó.
Lão Marrion thấy sự chú ý của cô, lão giải thích: “Oxy đấy”.
Bobby Bantz vội bảo: “Chỉ tạm thời thôi, cho ông ấy dễ thở ấy mà”.
Molly Flanders phớt tỉnh, hỏi lão Marrion: “ông Eli này, tôi đã giải thích toàn bộ sự việc cho Bobby nhưng anh ấy cần sự đồng ý của ông”.
Lão Marrion hình như đang khoái giễu cợt, lão bảo: “Này Molly, lúc nào cô cũng là một luật sư khó chịu nhất trong thành phố này. Cô định hành hạ tôi trong cơn hấp hối đấy à?”
Claudia đau khổ nói: “ông Eli, Bobby nói với tụi này ông khỏe. Mà thật tình tụi tôi cũng muốn thăm ông”.
Cô cảm thấy xấu hổ khi lão huơ tay hiền từ lên tiếng:
 Tôi biết hết những chuyện tranh cãi mà.
Lão ra dấu và nhỏ thư ký ra khỏi phòng. Còn cô y tá tư trực nhật, trông rất khó chịu, đang ngồi đọc sách bên bàn ăn. Marrion cũng ra hiệu cho cô đi ra. Cô nhìn lão lắc đầu rồi tỉnh bơ đọc tiếp.
Lão Marrion cười khùng khục. Lão bảo: “Priscilla đấy, y tá số một ở Caliíornia, một chuyên viên hộ lý, bởi vậy cô khó chịu lắm. ông bác sĩ của tôi phải tuyển cô cho ca đặc biệt này, cô là xếp”.
Prisscilla gật đầu chào tất cả, rồi lại cúi xuống đọc.
Molly nói: “Tôi chỉ mong sao anh ta đạt được tối đa hai mươi triệu. Như vậy tránh được mạo hiểm và bất công.”
Bantz giận dữ nói: “Không có gì là bất công hết. Hắn ký hợp đồng đàng hoàng”.
Molly sửa lại: “Mẹ anh, Bobby”.
Marrion không thèm để ý tới hai người, lão hỏi Claudia: “Còn cô, cô nghĩ sao?”.
Claudia đang nghĩ đến nhiều điều. Rõ ràng Marrion bệnh tình nặng hơn mọi người tưởng. Thật quá tàn nhẫn khi gây áp lực với một người già, yếu tới mức ráng lắm mới thốt nên lời. Cô muốn tuyên bố rời khỏi nơi này ngay, nhưng rồi cô chợt nhớ lão Eli hẳn có mục đích gì, mới cho mọi người vô gặp. Cô nói:
 Ernest là một người thích làm chuyện bất ngờ. Anh ta đã quyết tâm chu cấp cho gia đình bằng mọi giá. Nhưng ông Eli, ông rất yêu quý mấy nhà văn, anh ấy cũng là một nhà văn. Hãy cứ nghĩ việc này như một sự đóng góp cho nghệ thuật. Trời đất, sao ông tặng cho Bảo tàng thủ đô hai mươi triệu được mà không làm điều này được cho Ernest.
Bantz mỉa mai: “Rồi cứ để cho tụi bầu bì leo lên mông tụi này mà cưỡi”.
Lão Eli Marrion hít một hơi thật sâu, mấy cái kẹp xanh như thụt sâu vô mặt lão hơn. Lão nói: “Này Molly, Claudia, chúng ta nên giữ chuyện này kín đáo một chút nhé. Tôi sẽ cho Vail tổng cộng hai mươi triệu. Trao nó trước một triệu. Hai cô hài lòng chưa?”
Molly thoáng qua tính toán. Cô chỉ mong được vậy là quá tốt. Không ngờ lão hào phóng đến thế. Nếu ả kỳ kèo trả giá, lão dám dẹp bỏ ý nghĩ đó lắm. Ả nghiêng mình hôn lên má lão, nói: “Tuyệt quá, Eli. Cám ơn ông nhiều. Ngày mai tôi sẽ gởi văn phòng ông bản ghi nhớ. Chúc ông mau khỏe”.
Claudia không ngăn được xúc động, cô nắm chặt tay lão. Cô nhận ra những nốt nâu lốm đốm trên da lão, bàn tay lão lạnh ngăn ngắt với cái chết cận kề. Cô nói: “ông đã cứu mạng Ernest”.
Ngay lúc đó con gái của Marion bước vô phòng cùng hai đứa con nhỏ. Cô y tá Priscilla đứng bật dậy như mèo đánh hơi chuột, đi về phía mấy mẹ con, đứng chặn giữa họ và giường người bệnh. Cô con gái lão đã hai lần li dị và luôn xung khắc với bố, nhưng cô ta cũng có một công ty sản xuất ngay trong đất của hãng Lodd stone, vì lão Eli rất thương mấy đứa cháu ngoại.
Claudia và Molly ra về. Họ lái xe tới văn phòng của Molly và phôn cho Ernest để báo cho anh biết. Anh nài hai người đi ăn mừng cùng anh.
Cô con gái của Marrion và hai đứa con chỉ ở lại với lão Marrion chút xíu đủ để lão hứa sẽ mua một kịch bản đáng đồng tiền bát gạo cho cô nàng làm phim tới.
Khi còn lại Marion và Bobby Bantz, Bantz bảo: “Hôm nay ông cư xử mềm mỏng quá”.
Marrion cảm thấy thân thể rã rời, không khí như hút vào thân lão. Còn một mình Bobby, lão có thể nghỉ ngơi, với Bobby, lão không cần đóng kịch. Họ đã từng sát cánh bên nhau, cùng thi hành quyền lực, cùng thắng trận, cùng du lịch và âm mưu khắp thế giới. Họ có thể đọc được tư tưởng của nhau. Marrion hỏi: “Cuốn sách tôi mua cho con gái nhắm làm phim được không?”
Bantz bảo: “Kinh phí thấp, cô ấy làm những phim tàm tạm, coi được”.
Marrion mệt mỏi nói: “Tại sao chúng ta cứ phải trả giá cho những ý đồ hay ho như thế của người khác nhỉ? Thôi thì cứ cho nó một thằng nhà văn kha khá, đừng giao cho nó những ngôi sao. Như vậy nó đủ hài lòng rồi, mà đỡ tốn tiền”.
Bantz hỏi: “ông định cho thằng Vail hưởng trên tổng số tiền làm phim từ sách nó thật à? Luật sư của ta cho hay, nếu nó chết thật, ta vẫn thắng kiện”.
Marrion cười: “Nếu tôi khỏe. Còn nếu không, việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào anh. Anh điều khiển màn này đó”.
“Không, Marrion, ông sẽ khỏe lại thôi. Chắc chắn vậy mà”.
Hắn nói rất thật lòng, hắn không có ước vọng kế vị Eli Marrion, thật tình hắn rất sợ cái ngày chắc chắn sẽ đến đó. Hắn có thể làm bất cứ điều gì khi còn Marrion đồng ý.
Marrion lại nói: “Mọi việc sẽ tùy thuộc vào anh, Bantz ạ. Sự thật là tôi không làm theo lời bác sĩ đâu. Các ông ấy bảo tôi thay tim, tôi đã quyết định là không. Tôi còn có thể sống được sáu tháng, có thể một năm có thể không tới vì con tim khốn kiếp này của tôi. Vả lại, tôi già quá rồi, không đủ sức chịu nổi ca thay tim đâu”.
Bantz choáng váng: “Họ không làm một quả tim phụ để ông chịu đựng trong thời gian mổ hay sao?” Thấy Marrion lắc đầu. Bantz tiếp: “Đừng vô lý vậy, chắc chắn là ông có thể thay tim được. Chính ông xây nửa cái bệnh viện này, chúng nó phải lo cho ông một quả tim chứ. ông còn sống ít ra là mười năm nữa”. Hắn ngưng lại một lát rồi nói tiếp: “ông mệt mỏi quá, Eli, ngày mai mình chuyện trò tiếp nhé”. Nhưng Marrion đã lơ mơ ngủ. Bantz đi gặp các bác sĩ, nói với họ bằng mọi cách phải kiếm cho ra một quả tim mới thay cho Marrion.
Ernest Vail, Molly Flanders và Claudia ăn mừng tại quán la Dolce Vita trên đường Santa Monica. Claudia rất thích tiệm ăn này. Cô có những kỷ niệm riêng với nó từ khi cô còn là một đứa con gái nhỏ, cô được bố đưa đến đây và đối xử như một nàng công chúa. Cô nhớ những chai vang trắng chồng chất cả đống trong hốc tường, trên quầy, la liệt trên tất cả những chỗ trống của quán. Khách hàng chỉ với tay lượm một chai như hái chùm nho.
Ernest Vail đang rất hưng phấn, và Claudia tự hỏi, ai mà tin được thằng cha này có ý tự tử chứ. Anh ta đang hí hửng vì anh ta hù vậy mà được việc. Rượu chát đỏ tuyệt ngon làm cả bọn trở nên khoái hoạt và bốc phét tưng bừng. Đứa nào cũng thấy tự hài lòng. Món ăn Ý đầy dinh dưỡng tăng thêm năng lượng cho cả bọn.
Vail bảo: “Nào, như vậy ta thử nghĩ xem đã đủ chưa hay cần đòi hỏi thêm đây?”.
Molly than phiền: “Thôi, đừng tham lam quá đi. Mọi việc ổn thỏa rồi”.
Vail hôn tay ả như một ngôi sao điện ảnh: “Molly, cô em là một thiên tài. Một thiên tài tàn nhẫn, thật đấy. Hai cô hăm dọa một lão già ốm yếu trên giường bệnh như thế nào vậy?”.
Molly chấm bánh mì sốt cà, nói: “Ernest, anh sẽ chẳng bao giờ hiểu thành phố này đâu. Không có lòng thương xót. Kể cả khi anh xỉn, si tình hay cháy túi, chẳng đứa chó nào thương anh đâu. Vậy thì hà cớ gì phải phá lệ cho một con bệnh chứ?”
Claudia hỏi: “Có lần Skippy Deere bảo tôi là khi mình mua thì dẫn kẻ bán đi ăn cơm Tàu, còn khi bán cái gì cho ai, thì dẫn họ đến tiệm ăn Ý. Vậy là sao?”
Molly bảo: “Nó là một thằng sản xuất, chắc cu cậu thuổng câu đó trong cuốn sách nào đó. Không đầu không đuôi chẳng có nghĩa mẹ gì”.
Vail ăn uống với sự khoái trá của một tên tội phạm được ân xá. Anh ta kêu riêng cho mình ba thứ pasta khác nhau, chia cho mỗi cô một chút ăn thử. Anh nói: “Món ăn Ý ngon nhất thế giới ở ngoài La Mã đấy. Còn cái câu của thằng cha Skippy ấy à, nó lộ rõ phần nào tính cách giới điện ảnh đó.
Cơm Tàu thì rẻ, cộng tiền bao bữa ăn với tiền mua, kinh phí sẽ thấp. Còn khi gạ ai để bán, đồ ăn Ỹ làm ta buồn ngủ híp mẹ nó mắt, lú lẫn rồi, giá cẳ thế nào mà chẳng ô kê. Tôi khoái cả đồ ăn Tàu lẫn Ý. Nhưng biết được cái mánh của Skippy cũng thú, chửng tỏ nó không làm gì mà chẳng có ý đồ, phải không?”
Vail luôn luôn gọi ba phần tráng miệng, anh ta không ăn hết ráo, nhưng chỉ muốn nếm nhiều món khác nhau trong một bữa ăn. Với anh chuyện đó chẳng có gì khác thường, kể cả lối ăn mặc của anh, cứ như quần áo chỉ để mà che mưa, nắng, kể cả việc cẩu thả khi cạo râu cạo mặt, kể cả việc hăm tự tử, cũng chẳng có vẻ gì là không hợp lý và lạ lùng cả. Cả cái tính hoàn toàn thẳng thắn rất trẻ con, làm mọi người đến khổ. Claudia chẳng lạ gì những trò quái đản. Hollywood là nơi bao bọc những trò quái gì, khác thường. Cô bảo:
 Này Ernest, anh đủ khác thường để đúng là dân Hollyvvood đấy.
Vail trả lời: “Tôi đâu phải là một thằng khác thường. Tôi đâu có giả tạo như tụi nó”.
 Anh không cho rằng cái trò định tự tử của anh trong vụ kiện cáo về tiền bạc là khác thường à?
Vail nói: “Đó là câu trả lời hoàn hảo cho nền văn hóa của chúng ta đó. Tôi mệt mỏi làm người quá rồi”.
Claudia nóng nảy: “Tại sao anh có thể nghĩ như vậy được chứ? Anh viết mười mấy cuốn sách, anh đã chiếm giải Pulitzer. Anh nổi danh khắp thế giới”.
Vail vét sạch mấy cái bánh pasta rồi anh nhìn món khai vị,ba lát thịt bê vắt chanh. Anh cầm dao và nĩa lên, nói: “Tất cả những cái đó chẳng đáng cứt gì. Năm mươi năm sống trên đời, tôi mới học được bài học là không có tiền thì mình chỉ là cục cứt”.
Molly bảo: “Anh không khác thường mà là khùng. Đừng ca cẩm chỉ vì anh không giàu. Anh đâu có nghèo. Nếu anh nghèo, chúng ta đâu ngồi đây được. Anh không gánh nổi nghệ thuật của anh thì có”.
Vail bỏ dao nĩa xuống. Anh vỗ tay Molly, nói: “Cô đúng. Tất cả những gì cô nói đều đúng, tôi hưởng thụ cuộc đời từng giây từng phút. Đó là vòng cung của cuộc đời nó kéo tôi xuống”. Anh uống ly rượu rồi nói thẳng: “Tôi sẽ không bao giờ viết lại nữa. Viết tiểu thuyết là mạt vận, như làm thợ rèn vậy. Bây giờ là điện ảnh và truyền hình.”
Claudia kêu lên: “Khùng quá đi. Thiên hạ vẫn đọc hà rầm đó thôi”.
Molly bảo: “Bất cứ lý do nào anh nêu ra để không viết là chỉ vì anh làm biếng. Đó là lý do thật sự anh muốn tự tử”. Mọi người đều bật cười. Vail lấy thịt bê và món tráng miệng tiếp cho hai cô. Giây phút độc nhất anh ta tỏ ra ân tình là khi ngồi vào bàn ăn, dường như anh cảm thấy thú vị được lo cho người khác. Anh nói:
 Tất cả đều đúng. Nhưng một nhà văn muốn có một đời sống khấm khá thì chỉ có cách viết ba cái truyện dễ hiểu, đơn giản, lá cải. Nhưng kể cả ba cái truyện đó cũng mạt luôn. Một cuốn tiểu thuyết không thể nào đơn giản, dễ hiểu hơn một cuốn phim được.
Claudia nổi giận: “Tại sao anh cứ hạ điện ảnh vậy? Tôi thấy anh khóc khi xem phim mà. Điện ảnh là một nghệ thuật”.
Vail đang vui, dù sao anh đã thắng trong cuộc đấu với hãng phim. Anh bảo Claudia: “Tôi đồng ý với cô. Điện ảnh là nghệ thuật. Tôi ca cẩm chỉ do lòng đố ky thôi. Điện ảnh làm tiều thuyết đâm ra lạc hậu. Cái gì là quan điểm để viết một đoạn văn trữ tình về sự thiêng liêng, để vẽ nên một thế giới hôi hổi hồng hào, một cảnh đẹp buổi hoàng hôn, một dãy núi mênh mông tuyết phủ, những con sóng dữ dội của đại dương”, anh vừa ngâm nga vừa vung vẩy hai tay diễn tả. “Làm sao cô có thể viết về nỗi đam mê và sắc đẹp của phụ nữ? Có ích gì khi người ta có thể nhìn tất cả những cái đó trên màn ảnh với màu sắc Technicolor? ô, những kỳ nữ môi dầy thắm đỏ, với đô mắt xa xôi dị kỳ, mà người ta còn có thể chiêm ngưỡng cả núi đồi dầy dầy sẵn đúc một tòa thiên nhiên của các nường, trông ngon lành như miếng thịt nhận từ VVellington. Còn “đã” hơn ngoài đời thật, cần gì tới văn chương. Rồi làm sao viết được những hành động hào sảng của những anh hùng, giết kẻ thù như ngóe, coi may rủi, cám dỗ nhẹ tựa lông hồng, và khi những bộ mặt bị tra tấn, quằn quại đầm đìa máu lù lù hiển hiện trên màn ảnh. Diễn viên và cái máy quay phim làm tất cả công việc này, không cần phải cầu viện tới bộ não. Thằng stallone láu cá như Achilles trong lliad. Chỉ có một điều hiện nay điện ảnh không thể làm được là đào sâu tính cách nhân vật, nó không thể lập lại quá trình tư tưởng, sự phức tạp của cuộc đời.” Anh ngừng một lát rồi trầm ngâm nói: “Nhưng các cô biết điều tệ nhất là gì không? Tôi là người theo chủ nghĩa toàn năng, tôi muốn thành một nghệ sĩ, một nghệ sĩ phải là một cái gì đó thật đặc biệt. Cái điều tôi ghét điện ảnh là nó là một nghệ thuật phổ thông. Ai cũng có thể làmmotoj cuốn phim. Cô nói đúng, Claudia, tôi đã xem những cuốn phim làm tôi khóc và tôi biết sự thực rằng tụi làm phim đó là một lũ đần, vô cảm, vô học, không một li đạo đức. Thằng viết kịch bản là một thằng vô văn hóa, đạo diễn là một tên tâm thần hoang tưởng, cha sản xuất là một đứa đồ tể của nền luân lý, còn lũ diễn viên thì đấm vô tường hay mặt kiếng để diễn tả cho khán giả thấy nỗi bực dọc, rối trí. Thế là điện ảnh thành công. Tại sao vậy? Vì một cuốn phim phải sử dụng từ nghệ thuật điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thân thể con người và kỹ thuật tạo ra nó, trong khi một cuốn tiểu thuyết là những hàng chữ, giấy trắng mực đen. Thật ra điện ảnh cũng chẳng là cái gì tệ quá đâu. Nó là sự tiến bộ đấy. Một nghệ thuật mới đấy. Một nghệ thuật phổ thông, một nghệ thuật không phải ráng sức. Chỉ cần mua một cái máy quay phim và rủ rê vài đứa bạn, là xong”.
Vail cười rạng rỡ: “Vậy không tuyệt vời à, một nghệ thuật không đòi hỏi tài ăng. Hãy chọn ra điều phổ thông nào, phương cách nào để tạo thành cuốn phim của riêng mình. Cái đó sẽ thay thế cho tình dục. Rồi cô đi xem phim của tôi, tôi đến xem phim của cô. Đó là thứ nghệ thuật sẽ đổi thay thế giới cho tốt đẹp hơn. Claudia, hãy vui sướng vì cô sẽ ở trong cái nghệ thuật được hình thành từ những cái đó trong tương lai.”
Molly bảo: “Claudia đã tranh đấu cho anh, bảo vệ anh. Và tôi kiên trì với anh cònhovvn lũ thân chủ giết người của tôi. Vậy mà anh mời tụi tôi ăn để hạ nhục tụi tôi đấy à? Anh thật là thằng tồi”.
Vail ngẩn ra: “Tôi đâu làm nhục ai đâu. Tôi chỉ phân tích mà. Tôi rất biết ơn và yêu quí cả hia cô” Rồi anh ta lúng búng: “Tôi đâu có nói tôi hay ho gì hơn hai cô đâu”.
Claudia phá lên cười: “Anh khắm thật đó, Ernest”.
Vail nói thật dễ thương: “Chỉ trong đời thật thôi, chúng ta nói chuyện công việc một chút, được không Molly? Nếu tôi chêt,s gia đình tôi sẽ thâu hết bản quyền, hãng Lodd stone phải chi ra năm điểm chứ?”
Molly đáp: “ít nhất cũng là năm. Bây giờ anh lại định tự tử để kiếm thêm à? Tôi thật hết ý kiến”.
Claudia bối rối nhìn anh. Cô không còn tin là thằng cha này sáng suốt nữa: “Ernest, anh cảm thấy chưa sung sướng à? Tụi tôi đã dành cho anh phần tuyệt nhất rồi. Tôi sợ anh thật đấy”.
Vail thích thú nói: “Claudia, cô chẳng có một tí khái niệm vì về cuộc đời hết. Những cái sẽ giúp cô toàn vẹn khi viết một kịch bản có khác mẹ gì nếu tôi sung sướng hạnh phúc chứ. Thằng nào sung sướng nhất đời mà chẳng có lúc khốn nạn, te tua, gặp những thảm kịch kinh khủng. Ngó tôi nè. Tôi mới thắng một cú lớn. Tôi không phải tự sát. Tôi đang thưởng thức một bữa xăn ngon, cùng hai cô bạn xinh đẹp, thông minh, hai phụ nữ đầy lòng nhân ái. Và tôi cũng thích vì vợ con tôi đã được bảo đảm về kinh tế.”
Molly hỏi: “Vậy thì anh còn rên rẩm phàn nàn mẹ gì? Sao anh cứ làm cho mất vui vậy?”
Vail bảo: “Vì tôi không viết được, điều đó cũng cóc là một thảm kịch, cũng cóc quan trọng nữa, nhưng khốn nỗi, nếu không viết thì tôi chẳng làm được gì khác”. Vừa nói anh vừa ăn hết ba phần tráng miệng, khoái trá như đó là một chứng cứ hiển nhiên làm hai người đàn bà đều cười. Vail toét miệng cười lại: “Lão già Eli bị tụi ta bịp há”.
Claudia bảo: “anh coi việc bế tắc trong sác tác của nhà văn quan trọng quá”.
Vail nói: “Những tay viết truyện phim không bị bế tắc vì họ đâu có viết. Tôi không thể viết được vì tôi không có gì để nói cả. Thôi, chuyện trò cái gì thú vị một chút đi. Molly này, tôi vẫn không hiểu tại sao tôi được hưởng mười phần trăm tính trên lợi nhuận của cuốn phim mà tổng số lãi lên cả trăm triệu, tôi lại chỉ được mười lăm triệu, ngoài ra không còn được thêm một cắc nào nữa. Trước khi chết tôi phải tìm ra cái bí mật này”.
Câu hỏi làm Molly tỉnh táo ra, ả rất thích giảng dạy về luật pháp. Lấy ra cuốn sổ trong bóp, chỉ vào những con số, ả nói: “Điều này hoàn toàn đúng luật. NÓ nằm ngay trong bản hợp đồng, cái bản hợp đồng mà đáng lẽ anh không nên ký ngay từ đầu. Đây nhé, cứ lấy thí dụ là tổng số một trăm triệu. Rạp, quảng cáo ngốn một nửa, vậy là hãng phim còn lại năm mươi gọi là tiền cho mướn phim, ô kê, phim trường cắt béng mười lăm triệu trên giá thành cuốn phim, còn lại ba mươi lăm triệu. Nhưng trên tinh thần bản hợp đồng anh đã ký cũng như hầu hết những bản hợp đồng của phim trường, sẽ hưởng ba mươi phần trăm tiền phân phối mướn phim. Vậy còn lai mười lăm triệu nữa chui vào túi tụi nhỏ. Và anh còn lại hai mươi triệu. Rồi chúng nó khấu trừ tiền tráng rửa, tiền quảng cáo, dễ ợt phù phép thêm năm triệu. Anh còn lại mười lăm. Đến cái khoản này nữa mới hết xảy. Theo hợp đồng, phim trường cắt lại hai mươi lăm phần trăm tiền điện thoại, tiền điện sử dụng trong phòng âm thanh v.v...
Bây giờ anh còn lại mười một. Anh cầm mười một triệu hả. Nhưng những ngôi sao hàng đầu được ít nhất năm phần trăm trên tiền cho mướn phim, đạo diễn, sản xuất năm triệu nữa. Anh còn sáu triệu. Nhưng đừng vội mừng, tụi nó sẽ đổ lên đầu anh phí phân phối, năm chục ngàn tiền chuyển phim qua thị trường Anh, năm mươi nữa qua Pháp hay Đức. Cuối cùng là thêm tiền lãi tính trên mười lăm triệu vay mượn để làm phim. Đến đây là hỏa mù rồi. Và sáu triệu, cuối cùng cũng đã tan như mây khói. Anh thấy tai hại vì anh không mướn tôi làm luật sư cho anh khi ký hợp đồng chưa. Tôi thảo một hợp đồng cho anh ngồi trên mỏ vàng luôn. Quyền lợi của nhà văn minh bạch rõ ràng. Bây giờ anh hiểu chưa?
Vail cười ha hả: “Lờ mờ thôi. Vậy còn TV, video thì sao?”
 Anh có thể có chút đỉnh tiền TV, còn video, chỉ trời mới biết tụi nó kiếm được bao nhiêu.
 Như vậy cái hợp đồng tôi mới ký với Marrion ngon lành rồi chứ? Tụi nó còn quay tôi được nữa hay không?
 Bản hợp đồng tôi thảo kỹ lắm. Không có gì sơ hở đâu.
Vail rầu rĩ như đưa đám: “Vậy là tôi đâu còn gì để than trách nữa, chẳng có cớ nào để bào chữa cho cái việc bỏ viết”.
Claudia bảo: “anh kỳ cục thật đấy”.
Vail cãi: “Không, không tôi chỉ cà chớn thôi. Tụi kỳ cục, khác thường là tụi bầy những chuyện rồ dại làm rối người khác. Tụi đó mới đáng xấu hổi. Đó là lý do tại sao giới điện ảnh là tụi khác thường”.
Ai có thể mơ được rằng cái chết là một niềm vui, rằng sẽ được hưởng niềm an nhiên tự tại, rũ sạch phiền lụy hãi hùng? Rằng cái điều tuyệt diệu nhất là cho tan luôn đi một truyền kỳ phàm tục nhất?
Với những giờ phút dài dằng dặc trong đêm, lão Eli Marrion hút từng ngum oxy từ cái ông nhựa gắn trên tường, ngẫm lại cuộc đời của lão. Cô ý ta tư trực suốt đêm ngày, ngồi đọc sách bên một ngọn đèn mờ phía cuối phòng. Lão thấy mắt chị ta đảo lên đảo xuống, như sau mỗi dòng chữ chị ta lại liếc lên kiểm tra lão.
Lão Marrion nghĩ cái cảnh này thật khác xa với cảnh trong phim. Trong phim, sẽ rất căng thẳng, bởi vì lão đang mấp mé giữa cái sống và cái chết. Cô y tá phải cúi mình xuống lão, bác sĩ tấp nập ra vào. Chắc chắn có vô khối tiếng động, căng thẳng tột độ. Nhưng nơi đây, trong căn phòng hoàn toàn tĩnh mịch này, ả y tá đọc sách, còn lão, Marrion, nhẹ nhàng hít thở qua cái ống nhựa.
Lão biết trên lầu thượng này là những căn phòng rộng mênh mông chỉ dành cho những con người tối quan trọng. Những chính khách đầy quyền uy, những tỉ phú bất động sản, những minh tinh mà huyền thoại đang nhạt dần trong thế giới giải trí. Tất cả các ông vua của tất cả ngành nghề, thì lúc này đây, trong đêm trường của cái bệnh viện này, cũng như lão, tất cả đều là thuộc hạ của tử thần. Tất cả đều nằm đó, vô dụng, cô đơn với những săn sóc, ủi an vì vụ lợi, quyền lực tiêu tan. ống nhựa lằng nhằng khắp người, kẹp móc hai cánh mũi, chờ đợi con dao của nhà giải phẫu luồn lách từng mảnh con tim tàn tạ của họ, hoặc như trường hợp lão, chờ đợi một trái tim hoàn chỉnh, thích hợp để ghép vào. lão tự hỏi không biết những kẻ kia có từ chối điều này như lão không?
Nhưng tịa sao lại từ chối nhỉ? Tại sao lão lại bảo các bác sĩ là không đồng ý thay tim, lão chỉ mong sống một thời gian ngăn ngắn mà con tim mệtmoir của lão cho phép. Lão đã nghĩ, lạy Chúa, lão vẫn còn đủ sáng suốt ra những quyết định không để tình cảm lấn vào.
Mọi chuyện đối với lão thật minh bạch, y như khi lão tính toán làm một cuốn phim: Giá cả, tiền lời thu về, giá trị phụ của bản quyền, những cái bẫy sẵn sàng dành cho tụi ngôi sao, đạo diễn và tụi quá đát về già.
Thứ nhất: Lão đã tám mươi và không phải là tám mươi mạnh khỏe gì. Việc thay tim sẽ làm lão kiệt sức một năm, đó là trường hợp khả quan nhất. Như vậy, chắc chắn lão không thể trở lại phim trường Lodd stone. Chắc hơn nữa là tan. Như vậy, uy quyền của lão trong cái thế giới của lão sẽ tiêu.
Thứ hai: Đời sống không quyền lực là không chịu được, là bỏ đi. Suy cho cùng thì một lão già như lão sẽ làm được gì với trái tim mới tươi roi rói kia? Lão không thể chơi thể thao, chạy theo ve vãn phụ nữ, thưởng thức món ngon rượu quí. Không, tài sản duy nhất của người già là uy quyền, mà như vậy thì có gì đáng trách chứ? Quyền uy cũng có thể làm được những việc tốt. Lão đã chẳng rủ lòng thương thằng văn sĩ Ernest Vail đó sao? Ngược lại tất cả nguyên tắc căn bản, ngược lại tất cả thành kiến suốt đời lão? Lão đã chẳng nói với các bác sĩ là lão không muốn cướp một trái tim của một đứa trẻ hay một chàng trai để được dịp sống một đời sống mới. Như vậy chẳng phải uy quyền đã làm được một việc thiện sao?
Nhưng lão đã sống quá lâu, suốt đời giao du với thói đạo đức giả, nên lão nhận ra cái thói đó trong chính lão. Lão từ chối thay tim là vì bất khả kháng, việc đó chẳng giúp gì cho lão. Lão ban ân cho Ernest Vail vì muốn lấy lòng Claudia, và sự kính nể của Molly Flanders, một chuyện thuần tình cảm. Liệu có khủng khiếp quá không, khi lão muốn lưu lại hình ảnh của lòng nhân ái?
Lão hài lòng với cuộc đời mình đã trải qua. Lão đã phải đấu tranh để đi lên từ một kẻ nghèo rớt mùng tơi thành một người giàu sụ. Lão đã chiến thắng đồng nghiệp lão. Lão đã hưởng thụ tất cả thú vui của con người, yêu biết bao nhiêu đàn bà đẹp, sống trong những ngôi nhà xa hoa, mặc lụa là gấm vóc. Và lão đã giúp đỡ trong việc sáng tạo nghệ thuật. Lão đã đạt được một quyền lực lớn rộng và một tài sản khổng lồ. Lão cũng đã cố gắng làm những điều tốt với đồng nghiệp bạn bè. Lão đóng góp nhiều chục triệu xây dựng bệnh viện này. Nhưng trên hết cả, lão thích thú nhất là những cuộc đấu tranh chống nhau với đồng nghiệp. Mà chuyện đó thì có gì là tệ hại ghê gớm đâu? Còn cách nào khác gom thâu quyền lực để có thể tri ân ban phước? Ngay lúc này, lão đã tiếc hành động cuối cùng là thương xót Ernest Vail. Người ta không thể nào đem cho đồng nghiệp chiến lợi phẩm, trừ khi bị hăm dọa. Nhưng rồi đây Bobby sẽ lo vụ này. Bobby lo tất cả, sẽ dựng nên câu chuyện cần thiết công khai, tô vẽ cho hành động từ chối thay tim của lão vì lão muốn dành trái tim đó cho một người trẻ trung hơn. Bobby sẽ khui ra tổng số tiền mà mọi người thật sự được hưởng. Bobby sẽ dẹp cái công ty sản xuất của con gái lão, cái công ty chỉ làm tổn hại cho Lodd stone. Bobby sẽ lãnh cái búa thay cho lão.
Lão nghe tiếng chuông nhỏ xíu từ xa vọng lại rồi tiếng rít như rắn kêu của máy fax đang chuyển những biên lai tiền bán vé ở New York. Tiếng động đều đều làm nghẹt con tim tàn tạ của lão.
Giờ phút này, sự thật hiển nhiên là lão đã ở tột đỉnh trong cuộc đời nhưng cuối cùng thân xác lão đã không phản bội lão, mà chính trí óc lão đã phản bội lão. Lão đã chứng kiến quá nhiều sự phản bội.
Và cũng giờ phút này đây, sự thật là lão thất vọng với con người quá nhiều sự yếu mềm thảm hại, quá nhiều tham lam khao khát tiền tài danh vọng, những giả dối giữa tình chồng vợ, cha con. Tạ ơn Chúa vì những phim lão đã tạo ra đã đem hi vọng cho con người, tạ ơn Chúa vì những đứa cháu ngoại của lão và tạ ơn Chúa đã không dề lão phải nhìn thấy chúng lớn lên trong thân phận con người.
Tiếng máy fax vẫn đều đều, và lão Marrion cảm thấy nhịp đập hỗn loạn của quả tim hư hỏng của lão. Ánh sáng ban mai rọi sáng căn phòng. Lão nhìn cô y tá tắt đèn, gấp lại cuốn sách. Cô đơn biết bao nhiêu khi phải lìa trần với con người xa lạ này, trong căn phòng này, khi lão hằng được bao nhiêu người quyền cao chức trọng thương yêu. Ả y tá vạch mí mắt lão lên nhìn chăm chú, đặt ống nghe trên ngực lão. Các hàng cửa to lớn của lầu thượng mở lớn như những cánh cổng khổng lồ của những ngôi đền cổ và lão nghe thấy cả tiếng lách cách của chén dĩa trên cái khay điểm tâm...
Rồi đèn bật lên sáng trưng căn phòng. Lão cảm thấy những cú điện giựt, những cái đấm, những đường rach và những bàn tay trần trụi xoa nắn con tim lão.
Cả Hollywood sẽ tang chế tiếc thương, nhưng không ai bằng người nữ y tá trực đêm nay. Chị ta lãnh trực thêm cả để đủ lo cho hai đứa con còn nhỏ, và khổ tâm vì lão Marrion chết ngay đúng ca chị trực. Chị vẫn hãnh diện là một y tá giỏi nhất Caliíornia. Chị rất ghét sự chết chóc. Nhưng cuốn sách chị đang đọc kia làm chị xúc động, chị đang tính toán cách nào để nói với Marrion dựng thành phim. Chị sẽ không bao giờ làm nghề y ta nữa, chị sẽ trở thành nhà văn viết kịch bản. Bây giờ chị vẫn còn nuôi hy vọng. Vì chị biết rằng khu lầu thượng của bệnh viện này tiếp nhận những nhân vật lớn nhất Hollyvvood và chị sẽ mãi đứng gác cho họ chống tử thần.
Nhưng tất cả những điều này đã đến với tâm trí Marrion trước khi chết, một tâm trí thấm đẫm hàng ngàn bộ phim mà lão đã xem.
Sự thật cô y tá chỉ tới giường lão gần mười lăm phút sau khi lão chết, lão chết êm ả vô cùng. Cô tự tranh luận với việc kêu cấp cứu để làm lão hồi sinh. Cô là người dạn dầy với cái chết và có đức nhân từ. Tại sao phải đổi lại sự sống bằng những kiểu tra tấn kia? Cô đi ra phía cửa sổ, ngắm mặt trời mọc và những con bồ câu đang ưỡn mình đầy thèm muốn trên những gờ đá. Priscilla là quyền lực cuối cùng quyết định số phận của Marrion.... và là sự phán xét nhân từ nhất dành cho lão.